Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Các giải pháp mạng làm tăng doanh thu viễn thông của ECI Telecom

(ICTPress) - Các giải pháp mạng sáng tạo của ECI Telecom, nhà cung cấp giải pháp mạng của Israel, tập trung cho từng đối tượng, nhu cầu cụ thể và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp viễn thông giúp doanh nghiệp viễn thông tăng doanh thu là khẳng định của các chuyên gia kỹ thuật ECI Telecom trình bày giải pháp tại Hà Nội hôm nay 11/9.

Gói giải pháp mạng mà ECI Telecom giới thiệu lần này tại Việt Nam chính là 1Net, gói giải pháp tạo điều kiện tối ưu cho quá trình chuyển đổi mạng thế hệ sau  bao gồm: giải pháp truyền tải đa lớp tối ưu (Optimized Multi-Layer Transport - OMLT) - Apollo, Giải pháp truyền tải gói NG (Native package transport - NPT) và sản phẩm GPON.

Giải pháp mạng 1Net giúp doanh nghiệp viễn thông hướng đi tối ưu cho hệ thống trong quá trình chuyển đổi sang mạng thế hệ sau 3G, 4G/LTE.

Hệ thống Truyền tải Đa lớp tối ưu (OMLT) - Apollo có khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dịch vụ và giải quyết những thách thức mà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đang phải đối mặt trong quá trình tối ưu hệ thống: tăng băng thông với chi phí thấp hơn trên mỗi bit cho các dịch vụ mới, duy trì doanh thu từ các dịch vụ truyền thống; Đảm bảo cho các dịch vụ và công suất trong tương lai, Duy trì hiệu suất và quản lý “kiểu SDH” là tin cậy và đơn giản trong quản lý.

Tóm tắt lại ưu điểm của giải pháp này, theo ông Rafi Laiman, giải pháp hỗ trợ mạng truyền tải quang Appolo hỗ trợ đa lớp từ lớp 0 đến lớp 3, có tính năng hỗ trợ các loại dịch vụ theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Giải pháp NPT là sản phẩm nằm trong giải pháp truyền tải gói thế hệ mới OMLT của ECI Telecom, được xây dựng theo hướng hỗ trợ đồng thời các dịch vụ, TDM và đòi hỏi băng thông lớn qua Ethernet trong một thiết bị truyền tải quang duy nhất.

Danh mục sản phẩm NPT

ECI Telecom là nhà cung cấp giải pháp mạng đưa ra khái niệm “native” để giải quyết được cả TDM và Ethernet - tình hình pha trộn còn trong nhiều năm nữa.

Theo ông Erwin Filmer, công nghệ TDM sẽ vẫn tồn tại. Theo một thăm dò nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu về các chiến lược triển khai LTE ngày 15/7/2011 có đến 53% nhà cung cấp dịch vụ trả lời họ không có ngày cụ thể cho việc đóng cửa các mạng 2G. Chính vì vậy, giải pháp NPT sẽ giúp các nhà cung cấp viễn thông tận dụng TDM.

Với All Native Transport của NPT sẽ giúp giảm doanh nghiệp viễn thông chi phí đầu tư, sở hữu và giảm đến 30% giá thành so với các giải pháp khác.

Giải pháp thứ ba được ECI giới thiệu lần này là sản phẩm truy cập quang GPON tích hợp đa dịch vụ (i-OLT) mang đến cho nhà cung cấp dịch vụ một lộ trình tối ưu để triển khai các dịch vụ truy nhập băng rộng, cho phép lựa chọn bất kỳ công nghệ nào, tổ hợp dịch vụ nào (nhà riêng/doanh nghiệp), cấu hình nào (FTTC, FTTH, FTTB).

Một ví dụ điển hình là Viễn thông Anh (Bristish Telecom - BT) đã lựa chọn ECI Telecom để thực hiện dự án truy nhập mở thế hệ mới nâng cấp hệ thống băng rộng ở Anh. Mạng này đã thể hiện kiến trúc đầu tiên của hình thức mạng này dựa trên GPON FTTP hiện đại và các công nghệ VDSL 2 FTTC. BT đã thử nghiệm FTTC và FTTP hơn một năm. Giải pháp đã này đã giúp BT đáp ứng chương trình triển khai của khách hàng và đáp ứng các cam kết. Tủ cáp trên đường phố của ECI cũng đáp ứng các mục tiêu khác nhau của dự án. Dự án đã làm giảm rủi ro lựa chọn đầu tư vốn, tăng quy mô đáp ứng nhu cầu băng thông tăng lên và giúp tăng trưởng doanh thu nhờ một loạt mô hình kinh doanh.

Theo ông Erwin Filmer, một ưu điểm của giải pháp này là mạng duy nhất hỗ trợ cả cáp đồng và quang, theo đó, mạng trở thành mạng mở để khách hàng tùy chọn.

Mạng duy nhất gồm cả cáp đồng và cáp quang

Với kinh nghiệm hơn 51 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm (thiết bị truyền dẫn và truy nhâp), giải pháp, các dịch vụ cho các nhà khai thác lớn trên thế giới như Vodafone, Dutch Telecom, British Telecom,… gia nhập thị trường Viễn thông Việt Nam từ năm 1995, ECI Telecom cho biết hiểu rõ và đáp ứng các nhu cầu cũng như những xu hướng của thị trường Viễn thông.

Phó Tổng giám đốc VNPT Nghiêm Phú Hoàn cho biết ECI Telecom là công ty viễn thông hàng đầu ở Israel cung cấp dịch vụ cho nhiều công ty trong đó có VNPT. Thị trường Viễn thông Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt, nên việc tận dụng thế mạnh của các nhà cung cấp giải pháp như ECI Telecom cần được quan tâm.

QM

“Bảo mật và công nghệ thế kỷ 21 - cuộc hôn nhân khó khăn”

(ICTPress) - “Viễn cảnh Bảo mật Không gian mạng: bảo mật và công nghệ thế kỷ 21 - một cuộc hôn nhân khó khăn" là tên gọi của Sách trắng (White Paper) về bảo mật không gian mạng của tác giả John Suffolk, Giám đốc Bảo mật Toàn cầu của công ty Huawei được công bố ngày 4/9 tại Thâm Quyến, Trung Quốc.

Sách Trắng của John Suffolk đề cập những tác động của bảo mật mạng đối với công nghệ, với kênh phân phối toàn cầu, và với xã hội. Sự phát triển của các hệ thống mạng giúp mọi người từ các khu vực khác nhau có thêm các cơ hội bình đẳng để phát triển, cho phép các nền văn hóa khác biệt giao lưu, trao đổi trên một nền tảng chung, và thúc đẩy sự phát triển của quá trình dân chủ hóa của con người. Đồng thời khi chúng ta tận hưởng những lợi ích và sự thuận tiện mà các hệ thống mạng đem lại, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức về bảo mật mạng, điều đó đòi hỏi các chính phủ và ngành công nghiệp công nghệ phải tìm ra những giải pháp hợp tác và toàn diện hơn.

Không gian mạng từ một miền không gian mới và xa lạ đã dần dần trở thành một hệ thần kinh xuyên suốt các hoạt động xã hội. Trong thế giới mà 87% dân số sử dụng di động, nơi cửa hàng ứng dụng Apple đã có hơn 25 tỷ lần tải và nơi cửa hàng ứng dụng của Google cũng đã vượt 20 tỷ lần tải, thực tế khắc nghiệt này là an ninh mạng là một thách thức toàn cầu đang ngày càng tăng đòi hỏi các giải pháp ICT được thiết kế, phát triển, lập trình thực tiễn và phổ cập.

Công nghệ không còn chỉ được thiết kế, phát triển và triển khai chỉ ở một nước; không có nước nào hay công ty lớn nào hiện nay tuyên bố phụ thuộc vào một mô hình nguồn lực duy nhất, và không có khả năng hệ sinh thái công nghệ phức tạp và kiến trúc hiện nay có thể chấm dứt được các mối đe dọa từ tất cả những người có thể tạo ra đe dọa.

Các chính phủ, doanh nghiệp và khách hàng đang ngày càng phụ thuộc nhiều vào các giải pháp ICT tích hợp các đầu vào được thiết kế, xay dựng, mã hóa và sản xuất của nhiều nhà cung cấp trên thế giới, quy mô của thách thức an ninh mạng đang tăng cấp số mũ.

An ninh mạng không còn là vấn đề của riêng một nước hay một công ty cụ thể. Tất cả - các bên tham gia - các chính phủ và ngành - cần công nhận an ninh mạng là vấn đề chung của toàn cầu cần các mục tiêu được dựa trên sự rủi ro, các thực tiễn chuẩn và hợp tác quốc tế để giải quyết thách thức.

Với những công bố về các mối đe dọa gần đây như Stuxnet và Flame, thế giới đang hướng tới điểm quyết định: có nên tiếp tục con đường hiện tại của mình, mà theo đó bất cứ người hành động sai nào, không quan tâm tới động cơ, có thể hoạt động một cách tự do trong một thế giới không được quản lý và phát triển phần mềm độc hại vì bất cứ lý do gì? Nếu chúng ta chấp nhận con đường này, sau đó chúng ta phải ngừng phàn nàn và chấp nhận các hậu quả của sự ganh đua mạng lao xuống đáy và trở lại thời kỳ hoang dã. Hoặc chúng ta phải quay trở lại vấn đề, như chúng ta đã làm trong các hình thức cuộc chiến tranh, và thiết lập các điều luật, quy tắc, chuẩn và các nghi thức - chấp nhận thực tế là phải đạt được và thường xuyên phải được phê chuẩn và chấp nhận thiếu vắng sự thật của một số bên tham gia khi tham gia vào không gian mạng. Trong bối cảnh này chúng ta phải thực tế và quyết đoán.

Sách trắng này ủng hộ và hỗ trợ sự hợp tác, cởi mở và sự tin cậy có thẩm tra làm nền tảng cho một thế giới nơi công nghệ có thể thúc đẩy và thúc đẩy xã hội 7 tỷ công dân trên hành tinh.

Sách Trắng của Huawei khẳng định rằng bảo mật mạng là một cuộc đua đường trường (marathon) chứ không phải là một cuộc đua nước rút. Tất cả các bên liên quan - như các cơ quan chính phủ và ngành công nghiệp - cần nhận thức rằng bảo mật mạng là một vấn đề chung của toàn cầu, cần có sự nỗ lực cao nhất, cách tiếp cận dựa trên chính nguy cơ rủi ro và sự hợp tác quốc tế để giải quyết thách thức.

Dưới đây là 7 quy tắc hướng dẫn giải quyết các thách thức bảo mật không gian mạng toàn cầu mà sách trắng Huawei đề xuất:

1. TOÀN CẦU: Các nỗ lực tăng cường an ninh mạng phải phản ánh xác đáng bản chất không biên giới, kết nối và toàn cầu của môi trường an ninh về mặt quản lý, luật, chuẩn và các phê chuẩn.

2. LUẬT: Các nỗ lực để đồng bộ các luật, chuẩn, định nghĩa và các thể chế quốc tế cần phải được thực hiện, chấp nhận sự khác biệt văn hóa.

3. CỘNG TÁC: Các nỗ lực tăng cường an ninh mạng phải thúc đẩy sự hợp tác công ty để tối đa hóa các cơ hội tăng cường khả năng thu thập để ngăn chặn các cuộc tấn công.

4. DỰA TRÊN CHUẨN: Các nỗ lực thiết kế, thống nhất và triển khai các chuẩn quốc tế và các thương hiệu của các công ty ICT nên thiết lập chuẩn dựa trên cấp độ rủi ro nhận được - có một sự cân bằng giữa an ninh và rủi ro.

5. DỰA TRÊN XÁC THỰC: Các nỗ lực thiết kế, phát triển và triển khai các phương thức thẩm định độc lập đảm bảo các sản phẩm tuân thủ các chuẩn thỏa thuận và các thương hiệu nên được thống nhất và thông qua.

6. DỰA TRÊN CHỨNG CỨ: Các nỗ lực tăng cường an ninh mạng phải được dựa trên dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu của kẻ tấn công và tổn thất hoặc tác động - chúng ta nên tập trung vào thực tế, chứ không viễn tưởng.

7. THỰC HIỆN NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN. Các nỗ lực tăng cường “vệ sinh” an ninh mạng phổ thông phải được ưu tiên chung để đẩy cuộc tấn công thâm nhập lên cấp độ cao hơn nhiều.

Bạn đọc quan tâm có thể tải Sách trắng Bảo mật Không gian mạng của Huawei tại đây.

 X.T

Nhìn lại ICT Việt Nam 2011

(ICTPress) - Ngày 4/9, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố các số liệu thống kê ngành CNTT-TT năm 2011.

Theo đó, công nghiệp phần mềm, viễn thông, chi tiêu trong lĩnh vực phần cứng đã sụt giảm về mức độ trong năm 2011. Cụ thể, ngành công nghiệp phần mềm doanh thu năm 2011 đạt 1,17 tỷ USD nhưng tốc độ trung bình chỉ còn 10%. Các năm trước đó, tăng trưởng công nghiệp phần mềm trung bình là 25 - 35%. Trong khi đó, doanh thu viễn thông chỉ đạt 7 tỷ USD, xuống còn 5,4 tỷ USD.

Doanh thu ở hai lĩnh vực phần cứng và bưu chính là hai điểm sáng. Năm 2011, công nghiệp phần cứng điện tử đạt doanh thu 11,3 tỷ USD, tăng 101% so với năm 2010, chiếm 82% tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT. Doanh thu dịch vụ bưu chính năm 2011 đạt trên 246,2 triệu USD tăng 16% so với năm 2010.  

Một dấu hiệu cũng đáng quan tâm cho nguồn nhân lực CNTT-TT chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 tăng song chỉ 55.197 sinh viên thực tế được tuyển, đạt 85%. Vụ CNTT, Bộ TT&TT cho biết qua các số liệu tuyển sinh của ngành này trong năm qua cho thấy ngành này không còn hấp dẫn nhiều sinh viên theo học vì bị chi phối bởi các ngành khác như tài chính, ngân hàng với mức lương hấp dẫn khi tốt nghiệp.

Dưới đây là tóm tắt các số liệu của các lĩnh vực ngành CNTT-TT:

Hạ tầng CNTT-TT

Năm 2011, số thuê bao di động vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy có chững lại với trên 127 triệu thuê bao  tăng 14%,  trong khi số thuê bao cố định vẫn tiếp tục giảm mạnh chỉ còn trên 10 triệu thuê bao giảm 29%. Số thuê bao mạng thông tin duyên hải là 24.000 thuê bao.

Đến cuối năm 2011, cả nước đạt số thuê bao di động/100 dân là 144,2 trong khi số thuê bao cố định/100 dân chỉ đạt 11,52 và mật độ người sử dụng Internet đạt 35,7% (với 30,5 triệu người); Tỷ lệ số hộ gia đình có máy tính đạt khoảng 16% và cả nước có gần 22 triệu hộ sử dụng máy thu hình (đạt 92,6%).

Đặc biệt số thuê bao băng rộng 3G đã đạt con số 16 triệu thuê bao, chiếm khoảng 12% tổng số thuê bao di động. Số thuê bao Internet băng rộng cố định có tăng nhưng không đáng kể.

Số thuê bao 2G, 3G

Mạng lưới bưu chính công cộng tiếp tục phát triển rộng khắp với số lượng điểm phục vụ bưu chính đạt 14.911 điểm, số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính đạt 5.922 người.

Công nghiệp CNTT

Mặc dù, trong năm 2011 kinh tế Việt Nam bị suy thoái song ngành công nghiệp CNTT vẫn giữa được tốc độ tăng trưởng cao. Tổng doanh thu toàn ngành năm 2011 đạt 13,7 tỷ USD gấp 2,6 lần so với năm 2008 và tăng ngoạn mục 79% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trưởng cao của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với doanh thu chiếm tới 82% tổng doanh thu ngành. Cụ thể: Doanh thu công nghiệp phần cứng đạt 11,3 tỷ USD  tăng trưởng ngoạn mục 101%; Doanh thu công nghiệp phần mềm đạt 1,17 tỷ USD  tăng trưởng khiêm tốn 10% và Doanh thu công nghiệp nội dung số đạt 1,16 tỷ USD  tăng trưởng 25%.

Doanh thu Công nghiệp CNTT năm 2011

Viễn thông

Do tác động của suy giảm kinh tế và chênh lệch tỷ giá USD/VND, tổng doanh thu viễn thông năm 2011 chỉ đạt gần 7 tỷ USD giảm gần 26% so với năm 2010. Một điều đáng quan tâm là doanh thu dịch vụ di động giảm từ 5,7 tỷ xuống còn 5,4 tỷ USD song vẫn áp đảo trong cơ cấu doanh thu với 77,5%. Trong khi đó, doanh thu dịch vụ cố định và Internet đều tăng với số liệu lần lượt là 361,8 triệu USD (tăng 70%) và 468,12 triệu USD (tăng 20%).

Trong giai đoạn 2011-2012, thị trường viễn thông không có sự biến động về số lượng nhà cung cấp dịch vụ với số lượng nhà cung cấp thực tế là: 06 (đối với dịch vụ cố định), 07 ( đối với dịch vụ di động) và 50 (đối với dịch vụ Internet).  Ngoại trừ 2 thay đổi: EVN sáp nhập vào Viettel và Gtel mua lại thương hiệu Beeline.

Bưu chính

Năm 2011, doanh thu dịch vụ bưu chính đạt trên 246,2 triệu USD tăng 16% so với năm 2010.  Tính đến tháng 12/2011, cả nước có 38 doanh nghiệp (DN) chính thức được cấp giấy phép (tăng 7 doanh nghiệp) và 40 DN xác nhận thông báo hoạt động (tăng 11 DN).

Về thị phần cung cấp dịch vụ bưu chính: Tổng công ty bưu chính Việt Nam (VNPost) là nhà cung cấp chiếm thị phần lớn nhất với 36,26% tiếp theo là liên doanh DHL-VNPT với 15,43%. Hai nhà cung cấp này tiếp tục bị sụt giảm thị phần doanh thu so với năm 2010.

Phát thanh Truyền hình

Hệ thống phát thanh, truyền hình (PT-TH) đã phát triển mạnh, phủ sóng khắp lãnh thổ và cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú đến người dân trên khắp đất nước với 67 đài PT-TH.

Dịch vụ truyền hình trả tiền cũng đang phát triển khá nhanh. Truyền hình cáp vẫn là dịch vụ có số lượng nhà cung cấp đông nhất (47) và số thuê bao nhiều nhất (2,5 triệu). Truyền hình số mặt đất với 5 nhà cung cấp và 2 triệu thuê bao trong khi truyền hình số vệ tinh mới chỉ có 3 nhà cung cấp với 500.000 thuê bao. VSTV vẫn chiếm áp đảo thị phần thuê bao với 2 loại hình truyền hình số vệ tinh (60%) và truyền hình cáp (48%).

Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

Các số liệu công bố về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước bao gồm: 94% máy tính trong cơ quan Bộ và 88% máy tính trong cơ quan tỉnh/thành phố được kết nối Internet; 29/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 63/63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trang/cổng thông tin điện tử; 100% cơ quan nhà nước có mạng nội bộ (LAN, INTRANET, EXTRANET); 100% cơ quan nhà nước có đơn vị chuyên trách về CNTT.

Dịch vụ công tăng trưởng về cả số lượng và số địa phương triển khai với dịch vụ công mức độ 1,2 chiếm đa số với hơn 94.000 dịch vụ. Số lượng dịch vụ công mức độ 3 năm 2011 là 860 (tăng gần 100 so với 2010) và số lượng dịch vụ công mức độ 4 năm 2011 là 11 (tăng 7 so với 2010).

Trong danh sách xếp hạng về ứng dụng CNTT mới được bổ sung vào Sách trắng 2012:  Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu khối Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Đà Nẵng, An Giang và Thừa Thiên Huế dẫn dầu khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

An toàn thông tin

Việc đảm bảo an toàn thông tin vẫn còn là vấn đề lo ngại lớn của nhiều cơ quan nhà nước khi đẩy mạnh ứng dụng CNTT và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt trong bối cảnh tình hình đảm bảo an toàn thông tin có nhiều diễn biến phức tạp.

Tỷ lệ trung bình các đơn vị nhận biết có tấn công mạng xét theo một số loại tấn công cơ bản mới chỉ đạt 16,8%, 36,2% đơn vị nhận biết được mã độc, 14,4% đơn vị nhận biết được tấn công làm suy giảm hiệu năng, tấn công từ chối dịch vụ trong năm 2011.

Trong năm 2011, tỷ lệ trung bình áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin là 25,3%. Quản lý an toàn thông tin đã được tăng cường song tỷ lệ các đơn vị đã áp dụng quy chế về an toàn thông tin và có cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin còn chưa nhiều.

Trong khi đó, các biện pháp kỹ thuật được các cơ quan nhà nước áp dụng để ngăn chặn các cuộc tấn công chủ yếu là các nhóm thiết bị, phần mềm, giải pháp bảo vệ hệ thống đơn giản.

Nguồn nhân lực CNTT

Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT tiếp tục mở rộng về quy mô và hình thức đào tạo với 290 trường đại học và cao đẳng có đào tạo về CNTT-TT (tăng 13 đơn vị so với năm 2010),

Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh CNTT-TT là 64.796 sinh viên (tăng trên 4.000 chỉ tiêu so với năm 2010) chiếm 11,93% tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Điều đáng quan tâm là mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh tăng song chỉ 55.197 sinh viên thực tế được tuyển, đạt 85%. Trong năm 2011, đã có 41.908 sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp, 173.107 sinh viên đang tiếp tục theo học.

HM

10 ứng dụng di động để có sức khỏe tốt hơn

(ICTPress) - Nếu bạn là một trong những người đang sử dụng điện thoại thông minh mọi nơi, tại sao lại không tận dụng các ứng dụng di động giúp bạn ăn uống, tập luyện và có giấc ngủ hợp lý?

Điện thoại thông minh đang được sử dụng mọi nơi và thúc đẩy thị trường lớn cho các ứng dụng di động, trong đó có số lượng lớn các ứng dụng để giúp mọi người thay đổi hành vi hoặc quản lý tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số ứng dụng di động có thể giúp bạn chuyển đổi phong cách sống một cách mạnh khỏe và tích cực của TS. Joseph Kim.

TS.  là Joseph Kim Chủ tịch MCM Education, một công ty xuất bản thực hiện đào tạo liên tục cho các bác sỹ điều trị, y tá và dược sỹ và là người lập các trang MedicineandTechnology.com, MedicalSmartphones.com và MobileHealthComputing.com.

Ứng dụng đo bước đi miễn phí - Pedometer

Phần lớn chúng ta để điện thoại thông minh trong túi hay đeo ở dây thắt lưng. Tại sao chúng ta lại không sử dụng ứng dụng gia tốc hoặc GPS để chuyển đổi điện thoại của bạn thành máy đo bước đi theo dõi bạn có thể đi bộ bao xa? Mục tiêu của bạn là đi bộ 10.000 bước/ngày - tập luyện hàng ngày có thể làm giảm cân, giảm áp suất máu, tăng cholesterol và các thay đổi sức khỏe tích cực khác. Bắt đầu xác định mức độ hoạt động bằng cách sử dụng điện thoại thông minh của bạn. Viaden Gaming mang lại rất nhiều ứng dụng chăm sóc sự khỏe dựa trên nhiều đo bước và GPS, nhưng Pedometer miễn phí là ứng dụng đơn giản nhất.

Tương thích: Android, iOS

Endomondo Sports Tracker

Endomondo Sports Tracker sử dụng GPS trong máy điện thoại thông minh và tích hợp hoạt động vật lý của bạn với Google Map. Bạn có thể chia sẻ tiến trình của bạn trực tuyến và thậm chí giúp thi đua với nhiều người cùng môn tập luyện của bạn. Ứng dụng này cũng hoạt động với nhiều hệ thống đo nhịp tim và các bộ cảm biến nhịp đạp xe nhất định. Phiên bản Pro (3,99 USD) cho phép bạn thiết lập các mục tiêu dựa trên thời gian trôi qua, calorie được đốt hoặc các kết quả thời kỳ tập luyện cường độ cao trước đó; nó cũng cho phép bạn lập các giai đoạn tập luyện khác nhau.

Giá: Miễn phí; phiên bản trả tiền 3,99 USD

Tương thích: Android, BlackBerry, iOS, Windows Phone

Fitness Buddy

Bạn quan tâm tới việc tập luyện mới? Điều quan trọng là sử dụng mẫu (form) hợp lý do đó bạn có thể tối thiệu hóa rủi ro chấn thương khi bạn thử tập luyện một môn mới. Đa dạng hóa thời kỳ tập luyện bằng cách học bài mới mỗi tuần và khám phát ra sức lực mới của bạn trong thân thể. Fitness Buddy từ oneAppOneCause phiên bản miễn phí có hơn 300 bài tập và một phiên bản trả tiền với hơn 1700 bài tập cũng như tạp chí tập luyện cường độ cao để duy trì tiến bộ của bạn.

Giá: miễn phí;phiên bản trả tiền là 99 cent

Tương thích: iOS

White Noise Lite

Đôi khi, bạn đơn giản cần một vài white noise (tiếng ồn màu trắng) để làm giảm những âm thanh làm bạn rối bời và có thể nghỉ ngơi. Dù bạn đang du lịch hơn đơn giản cần một cái white noise ở nhà, ứng dụng White Noise Lite từ TMSOFT sẽ mang đến các âm thanh đó. Sử dụng các loa của máy di động để chia sẻ white noise với người khác, hay đặt tai nghe để có sự riêng tư và dành thời gian nghỉ ngơi. Ứng dụng này có thể giúp bạn không bị làm phiền khi buồn ngủ hoặc thức giấc thường xuyên do những phiền toái của âm thanh. Phiên bản trả tiền này, White Noise, mang đến các âm thanh bổ sung.

Giá: Miễn phí; phiên bản trả tiền 1,99 USD

Tương thích: Android, BlackBerry, iOS, Nokia, Palm, Windows Phone

Calorie Counter

Nhiều ứng dụng di động có thể giúp bạn đo lường bao nhiêu calorie bạn ăn mỗi ngày. Tất cả các ứng dụng đều yêu cầu một số loại dữ liệu nhập tay, do đó bạn cần sử dụng các ứng dụng này một cách cẩn thận để theo dõi thông tin một cách chính xác.

Các ứng dụng phổ biến gồm có:

Calorie Counter của FatSecret. Price: Free. Tương thích: Android, BlackBerry, iOS.
• Calorie Counter & Diet Tracker của MyFitnessPal. Giá: Miễn phí. Compatibility: Android, BlackBerry, iOS, Windows Phone.
Lose It! của FitNow. Giá: Miễn phí. Tương thích: Android và iOS.
MyPlate của LIVESTRONG.COM. Giá: 2,99 USD. Tương thích: BlackBerry, iOS, Windows Phone.
Tap & Track Calorie Counter của Nanobit Software. Giá: 3,99 USD. Tương thích: iOS.

Meal Snap

Nếu bạn có thể chụp một tấm ảnh về bữa ăn của bạn và muốn biết bao nhiêu calorie thực phẩm trong đĩa thức ăn của bạn? Ứng dụng di động Meal Snap làm được điều này, giúp bạn theo dõi thực thực phẩm dễ dàng hơn. Với ứng dụng này, bạn có thể chia sẻ những gì bạn đang ăn để xây dựng một mạng lưới trách nhiệm xã hội - có thể là ai đó có thể gọi cho bạn lần sau khi xem chụp bức ảnh ăn kem khổng lồ.

Giá: 2,99 USD

Tương thích: iOS

WebMD

Bạn bị đau dạ dày? Hoặc bị đau tai? Ứng dụng WebMD mobile app là một ứng dụng sức khỏe toàn diện có các tính năng như Symptom Checker (kiểm tra triệu chứng), có thể cung cấp thông tin chi tiết về các triệu chứng, hoặc thông tin về sự trợ giúp đầu tiên hữu ích nếu bạn bị đau trong khi tập luyện.

Giá: Free

Tương thích: Android, iOS

iTriage

Bạn phải tới một thành phố mới, bạn có thể sử dụng ứng dụng iTriage mobile app miễn phí của Healthagen để tìm ra bệnh viện gần nhất hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe khẩn cấp nhất. Hơn thế, ứng dụng này có thể cho bạn biết các thời gian đợi ở các phòng cấp cứu khác nhau do đó bạn không phải xếp hàng ở những bệnh viện đông đúc. Tham gia vào các ER của bệnh viện cũng sẽ giúp bạn đăng ký trước lần thăm khám ER nhờ ứng dụng này.

Giá: miễn phí

Tương thích: Android, iOS, Palm; sắp tới là BlackBerry

Ứng dụng nhắc uống thuốc - Pill Reminder

Bạn có hay quên uống thuốc? Bạn phải uống nhiều vitamin hay thuốc khác để chữa trị các bệnh kinh niên, ứng dụng nhắc uống thuốc có thể giúp bạn trong việc ghi nhớ. Hai ứng dụng nhắc uống thuốc mà bạn có thể sử dụng là Pill Reminder của Drugs.com và RxmindMe Prescription / Medicine Reminder and Pill Tracker của RxmindMe.

Giá: Pill Reminder là 0,99 USD; RXmindMe miễn phí

Tương thích: iOS, sắp tới là Android Android

My Medical

Làm thế nào để bạn quản lý tình trạng sức khỏe của bạn? Bạn có hồ sơ về các vấn đề sức khỏe, những lần đến bác sỹ gần đây, phòng lab và X-ray của bạn hay các thủ tục chăm sóc sức khỏe? Để duy trì sức khỏe, bạn phải tự tổ chức. Ứng dụng My Medical của Hyrax là một công cụ mạnh có thể giúp bạn quản lý thông tin theo trình tự. Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng này để theo dõi các thành viên trong gia đình và những người mà bạn yêu quý, rất hữu ích cho bố mẹ bạn và những người chăm sóc.

Giá: 2,99 USD

Tương thích: iOS

Quang Minh

Theo Computerworld

ID hóa khách hàng - Giải pháp quản lý và CSKH hiệu quả

(ICTPress) - Công tác chăm sóc khách hàng (CSKH) thời gian qua đã được các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông - CNTT hết sức chú trọng và có nhiều tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt, với hệ thống CSKH tập trung và ứng dụng CNTT để tiếp nhận yêu cầu, thu thập thông tin, xử lý và phản hồi cho khách hàng đã nâng cao chất lượng phục vụ, đưa công tác CSKH đi vào chiều sâu.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn phàn nàn về chất lượng phục vụ không chỉ ở thái độ giao tiếp, thao tác hỗ trợ mà ở cả những rắc rối của khâu thủ tục. Chẳng hạn, khi đăng ký sử dụng dịch vụ, khách hàng còn phải khai báo nhiều thông tin trong Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ. Sau đó, nếu có chương trình khuyến mãi hay cam kết thời hạn sử dụng tối thiểu thì khách hàng lại phải điền lại tất cả các thông tin trên. Những mẫu biểu trên chưa thực gọn nhẹ, còn phụ thuộc nhiều về thông tin nhân thân kiểu quản lý hộ khẩu nên phần nào đó gây cản trở cho quyền sử dụng dịch vụ của người dùng.

Trong quá trình sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cần sử dụng thêm dịch vụ khác hay thay đổi hình thức sử dụng hoặc gói cước thì lại phải đến điểm giao dịch để điền lại một lô thông tin nữa. Điều đó gây bất tiện cho khách hàng. Hiện nay, nhiều đơn vị đã áp dụng đăng ký dịch vụ qua mạng nhưng thực tế cũng có rất nhiều rắc rối nên khách hàng đến với nhà cung cấp qua kênh này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Điều đáng nói hơn là khi một khách hàng đã dùng dịch vụ của đơn vị này sau đó dùng thêm dịch vụ của đơn vị khác tuy cùng thuộc một nhà cung cấp nhưng lại phải khai báo lại tất cả thông tin trong hồ sơ. Trường hợp này thường gặp ở các khách hàng là đơn vị, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh trên các tỉnh, thành. Điều đó rất bất tiện cho khách hàng và thể hiện sự chưa chuyên nghiệp của nhà cung cấp dịch vụ.

Về mặt quản lý hồ sơ khách hàng thì mỗi đơn vị cũng cần phải có đầy đủ thông tin khách hàng mới đảm bảo tính pháp lý để đề phòng trong những trường hợp khách hàng không thực hiện đúng các nguyên tắc thỏa thuận của Hợp đồng cung cấp dịch vụ mà mục đích cuối cùng là thu được cước. Tuy nhiên, làm thế nào để thủ tục vừa chặt chẽ nhưng vừa đơn giản cho khách hàng là bài toán mà các nhà cung cấp dịch vụ cần có lời giải.

Xuất phát từ nhu cầu đó thì ID hóa khách hàng là một giải pháp hữu hiệu. Đây là một khái niệm không phải mới trên thế giới nhưng việc áp dụng một cách hiệu quả ở Việt Nam xem như còn quá xa vời.

ID hóa có nghĩa là mỗi khách hàng sẽ được cấp một mã nhận dạng (ID - Identified) đơn giản nhất và duy nhất  ngay từ lần đầu tiên tham gia sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp (trong phạm vi có thể toàn quốc hay có thể toàn thế giới). Sau đó, nếu khách hàng cần thực hiện bất cứ dịch vụ hay thao tác nào ở bất cứ nơi đâu thì KH không cần phải khai báo lại tất cả thông tin mà chỉ cần cung cấp số ID cho giao dịch viên là đủ. Từ số ID, thông qua cơ sở dữ liệu chung, giao dịch viên sẽ có tất cả thông tin của KH, kể cả lịch sử sử dụng dịch vụ và những đặc tính cần lưu ý. Và cũng nhờ có ID mà nhà cung cấp quản lý hồ sơ khách hàng một cách thống nhất và vĩnh viễn trên toàn quốc (hoặc có thể toàn thế giới). Đôi khi số điện thoại hay mã khách hàng hiện tại chưa phản ánh đầy đủ thông tin khách hàng nhưng với những qui luật ký hiệu của ID, khi nhìn số ID ta cũng có thể nhận biết ngay một cách tương đối địa chỉ, tuổi đời dịch vụ và một số thông tin khác của khách hàng. Và hơn nữa, ID khách hàng có thể được bảo tồn ngay cả khi khách hàng sử dụng dịch vụ một cách gián đoạn.

Ngoài ra, ID của khách hàng cũng phải được quyền thừa kế tương tự như một tài sản theo qui định của Pháp luật sẽ là cách đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Đồng thời, nhờ ID nhà cung cấp có được lịch sử sử dụng dịch vụ của khách hàng nên dễ dàng tự động phân lớp khách hàng để có chính sách chăm sóc hợp lý. Việc chăm sóc như vậy sẽ đúng trọng tâm và tránh chồng chéo giữa các đơn vị thành viên của cùng nhà cung cấp. Từ cơ sở dữ liệu khách hàng, nhà cung cấp cũng có thể thực hiện cấp thẻ xanh, thẻ vàng, thẻ đỏ… cho khách hàng để ấn định mức chăm sóc mà khách hàng được hưởng. Điều đó sẽ khích lệ khách hàng rất lớn, góp phần không nhỏ lôi kéo khách hàng gắn bó với nhà cung cấp bền chặt, liên tục.

Cách Tân

Nhà mạng làm gì khi người sử dụng điện thoại thông minh tăng

(ICTPress) - Trong khoảng thời gian 2013 - 2015, điện thoại thông minh (smartphone) sẽ chi phối so với điện thoại truyền thống, 42% người sử dụng Việt Nam muốn thay đổi sang smartphone là những tìm hiểu và nghiên cứu về xu hướng về người dùng smartphone ở Việt Nam của Ericsson.

Theo nghiên cứu của Ericsson ConsumerLab, tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam dự tính sẽ tăng từ mức hiện tại là 16% (dự báo trước đây là 11%) lên 21% và tỷ lệ sử dụng máy tính bảng dự kiến tăng từ mức 2% hiện tại lên 5% trong vòng 6 tháng tới.

Rõ ràng smartphone đóng một vai trò chi phối rất lớn đối với sự tăng trưởng dữ liệu di động. Sự thay đổi này mang lại lợi ích cho cả nhà mạng cũng như xã hội và người sử dụng.

Xu hướng này sẽ thúc đẩy việc thay đổi phương thức kinh doanh gói cước truyền thống sang phương thức kinh doanh xây dựng gói cước mới.

Phó Tổng giám đốc Ericsson tại Việt Nam, Lào, Campuchia Dennis Brunetti cho biết cách kinh doanh này giống như phương thức kinh doanh của ngành hàng không đó là phân khúc khách hàng rất chi tiết để không bỏ lỡ một cơ hội phục vụ nào để thu được doanh thu. Nhà mạng cần biết khách hàng cần gì và phân loại để bán sản phẩm cho khách hàng để thu được doanh thu từ đó.

Aircell, một nhà mạng Ấn Độ đã thực hiện chia gói cước thành 5 mức lợi ích khác nhau, mỗi mức có lợi ích khác nhau người sử dụng lựa chọn loại cước phí khác nhau.

Aircell, một nhà mạng Ấn Độ đã thực hiện chia gói cước thành 5 mức lợi ích khác nhau, mỗi mức có lợi ích khác nhau người sử dụng lựa chọn loại cước phí khác nhau.

Giá thẻ (USD)

Trình duyệt
lên tới

Các lợi ích miễn phí kèm theo

Ngày
sử dụng

0,09

50MB

Chưa có

1

0,25

Không giới hạn

Chưa có

3

0,50

Không giới hạn

5 bài hát khu vực và 5 bài hát quốc tế

Thành viên của BLYK suốt đời

7

1,7

Không giới hạn

30 bài hát khu vực và 10 bài hát quốc tế

30

4,5

Không giới hạn

150 phút gọi nội mạng

90

Để phân khúc khách hàng, nhà mạng có thể quan tâm tới mô hình kinh doanh mới ở hình sau:

Mô hình best-effort bên trái tạo 2 khoảng trống. Nếu nhà mạng cung cấp gói cước theo mô hình này thì nhà mạng bỏ lỡ phân khúc khách hàng ở 2 khoảng trống màu trắng. Bởi có những khách hàng muốn chi trả nhiều hơn để hưởng dịch vụ chất lượng hơn nhưng nhà mạng chưa đáp ứng đối tượng đó, vì vậy nhà mạng có thể mất doanh thu từ phân khúc khách hàng này.

Kinh doanh theo mô hình 2 bên phải (service-based broadband) khoảng bỏ lỡ khách hàng được giảm đi. Nếu nhà mạng xây dựng được các gói cước đa dạng hơn thì sẽ chinh phục được nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Ericsson cho biết giải pháp của Ericsson có thể nghiên cứu được những thông tin chi tiết về khách hàng, ví dụ nội dung khách hàng ưa thích, loại điện thoại đang được sử dụng để qua đó đáp ứng phân khúc thị trường tương xứng. Ví dụ có những khách hàng chỉ cần sử dụng những gói cước chuyên biệt như Facebook, Skype hoặc YouTube.

Để ứng phó với xu thế tăng trưởng dữ liệu do sự phổ biến của điện thông minh và máy tính bảng, Ericsson cho biết hệ thống mạng cần phải được xây dựng hiệu quả.

Phó Tổng giám đốc Dennis Bunetti cho biết một trong số những giải pháp liên quan đến lĩnh vực này là năm 2012, Ericsson cung cấp Hệ thống quản lý mạng tích hợp cho Mobifone. Đây là hệ thống tiên tiến ở Việt Nam cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có khả năng quản lý thiết bị của các hãng khác nhau trên toàn mạng, bao gồm: quản lý cơ chế báo lỗi - xác định nguyên nhân các lỗi của mạng; quản lý chất lượng mạng - đo lường sự hoạt động của các thành phần cơ bản của mạng; thông báo các lỗi kỹ thuật - quản lý các lỗi hoặc các vấn đề trục trặc cùng với nguồn lực của mạng; quản lý cấu hình mạng - quản lý lắp đặt các thiết bị trên mạng. Nhờ đó, Mobifone đảm bảo cơ chế vận hành hiệu quả và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao trong việc cung cấp các dịch vụ mới tới khách hàng.

Ngoài ra, một trong những phương pháp để hiệu quả hóa hệ thống vận hành mạng là kiểm soát việc thất thoát doanh thu. Tháng 1/2012, Ericsson mua công ty Telcordia của Mỹ nhằm nâng cao vị thế hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ vận hành kỹ thuật và kinh doanh (cung cấp giải pháp OSS/BSS).

Theo thống kê hàng năm của ngành công nghiệp viễn thông, doanh thu của các nhà mạng thất thoát khoảng 2 - 4%, đặc biệt đối với các nhà mạng sử dụng hệ thống thiết bị của nhiều đối tác khác nhau. Kiểm soát doanh thu bao gồm 3 khía cạnh cơ bản: đánh giá và ưu tiên mọi hoạt động liên quan đến đảm bảo doanh thu dựa trên tiêu chí về tài chính; sử dụng các phương pháp để kiểm soát chi phí và cung cấp các thông tin mang tính đo lường hữu hình; các nhà mạng hợp tác với đối tác bên ngoài để thực hiện việc kiểm soát thông tin thất thoát và kiểm soát tính chính xác của các giải pháp đo lường.

Theo Phó Tổng giám đốc Dennis Brunetti, điện thoại thông minh cần sự cung cấp thông minh, điều đó được đảm bảo bởi 2 yếu tố là các gói cước sáng tạo và hệ thống mạng thông minh. Theo đó sự phân khúc khách hàng và hợp tác nội dung sẽ thúc đẩy phát triển các gói cước sáng tạo.

HM

Cách nào để bảo vệ dữ liệu đám mây của bạn không bị tấn công

(ICTPress) - Đám mây nghe thú vị.

Lưu dữ liệu trên mây đang trở nên phổ biến hơn, nhưng không phải không có rủi ro.

Sắp xếp cuộc sống số toàn diện của bạn đồng bộ tự động với một server do một công ty công nghệ (có vẻ trách nhiệm) lớn vận hành, và bạn không bao giờ phải lo lắng về việc mất dữ liệu nữa?

Tất nhiên là sai. Khi một vụ việc gần đây với các tin tặc của một người viết trên trang công nghệ Wired cho thấy, có rất nhiều cách mà các tài khoản đám mây của bạn - Amazon, Apple, Google - bị tấn công. Và trong khi cả Amazon và Apple đã phản ứng với câu chuyện của của Mat Honan (Honan bị mất toàn bộ các bức ảnh về con gái bé bỏng của mình trong một vụ tin tặc) bằng cách thấp nhất là thạm thời thay đổi các chính sách với hy vọng bảo vệ các khách hàng tốt hơn, vẫn có nhiều đề phòng trước liên quan đến đám mây mà các chuyên gia an ninh cho biết bạn nên thực hiện.

Dưới đây là 5 cách để bảo vệ dữ liệu đám mây của bạn không bị tấn công:

1. Sao lưu mọi thứ - cả trên mây và trên mặt đất

Trong tài khoản trên Wired, Honan viết rằng thực sự không đổ lỗi cho tin tặc đã làm Honan mất hết tất cả dữ liệu trên máy tính. “Tôi như phát điên. Tôi thấy như địa ngục vì không sao dữ liệu của tôi. Tôi buồn và sốc, và tôi thấy trách nhiệm của mình với những mất mát đó”, Honan viết.

Robert Siciliano, một chuyên gia an ninh trực tuyến của McAfee, cho biết mọi người nên sao lưu dữ liệu không chỉ nhờ một dịch vụ đám mây như iCloud, Mozy hay gì khác nhưng “ít nhất phải 2, 3 hay 4” ổ đĩa cứng tốt. Để bảo vệ tối đa, bạn hãy để các sao lưu này ở nhiều chỗ.

 “Có phải bạn không muốn tất cả trứng trong một rổ”, Robert nói.

2. Sử dụng một nhóm (có thể là hàng trăm?) các mật khẩu khác nhau.

Đây là một bí quyết nữa từ Siciliano: Thiết lập các mật khẩu khác nhau cho từng tài khoản trực tuyến. “Tôi có 700 tài khoản và một số mật khẩu”, Siciliano cho biết.

Bạn có thể sử dụng một dịch vụ quản lý mật khẩu như RoboForm hay LastPass để tạo các mật khẩu từ khó tới dễ đoán và để lưu chúng trên các thiết bị mà bạn thường hay sử dụng. Các chuyên gia an ninh khác khuyến nghị viết các mật khẩu vào một chỗ và lưu tờ giấy đó trong ví - mặc dù nó có thể hơi rủi ro nếu ví của bạn bị mất.

3. Không kết nối tất cả các tài khoản lại với nhau.

Đây là điều đôi khi gọi là “kết nối ngang hàng”, và Honan viết đó là một trong những thứ mà đã làm anh tham gia. Nếu bạn sử dụng Facebook, Twitter hay Google để đăng nhập các mạng xã hội hay các trang web khác, bạn có thể gặp rủi ro của tất cả các tài khoản đó tức thời. Siciliano cho biết đôi khi kết nối tất cả các tài khoản thì tuyệt vời, nhưng bạn nên nghĩ như một tin tặc khi bạn đang làm việc đó.

“Kết nối tất cả các tài khoản nhưng bản phải đảo kỹ thuật trong quá trình. Một người có ý định xấu sẽ làm gì nếu có thể truy cập tài khoản?” Nếu ai đó lấy được thông tin tài khoản, hãy xem xét lại.

4. Sử dụng xác thực hai yếu tố trên Google và Facebook.

Đây là “bí kíp” quan trọng. Cả Facebook và Google cung cấp cái gọi là “xác thực hai yếu tố” hay đăng nhập. Matt Cutts của Google giải thích chi tiết điều này trong một đăng tải blog gần đây được gọi là “Hãy khởi động xác thực hai yếu tố ("Please turn on two-factor authentication."). Matt Cutts viết: Xác thực hai yếu tố có nghĩa là “một cái gì đó bạn biết” (giống như một mật khẩu) và “cái gì đó bạn có”, có thể là một vật thể như chiếc điện thoại”.

Ví dụ, Google sẽ gửi cho bạn một mã bằng thông điệp văn bản hay thoại khi bạn đăng nhập. Bạn sau đó sẽ cần mật khẩu của bạn và mã hóa để đăng nhập tài khoản Google từ một máy tính lạ nếu bạn đã có xác thực hai yêu tố đã được khởi động. “Bạn có thể cho Google biết biết để tin máy tính của bạn (hay của người khác) trong 30 ngày và đôi khi lâu hơn”, Cutts cho biết.

Trong khi đó, Facebook, có một đặc điểm tương tự, gọi là "Login Approvals." (Chấp thuận đăng nhập). Nó khả phổ biến khi bạn đăng nhập từ một máy tính lạ. Bạn phải bật cả hai tính năng này. Và theo Kim Zetter viết trên Wired, một số dịch vụ khác, trong đó có Amazon, Rackspace và WordPress (với một đăng nhập) có xác thực hai yếu tố, sử dụng một số trong số các công cụ của Google.

Không phải mọi dịch vụ trực tuyến có những lựa chọn này. Nhưng “khi một trang đã cho bạn thêm các lựa chọn an ninh (như xác thực hai yếu tố của Gmail gửi đến cho bạn một SMS khi bạn nỗ lực đăng nhập vào tài khoản của bạn - HÃY SỬ DỤNG CHÚNG, một tư vấn viên công nghệ  tại Sotphos đã viết trong một thư điện tử.

5. Không sử dụng 'Find My Mac' trên các máy tính Apple.

Đây là một cách khác của Honan. Nếu bạn sử dụng "Find My Mac” được thiết kế để giúp bạn phân bộ máy tính xách tay của bạn trong trường hợp một kẻ trộm, bạn sẽ gặp phải rủi ro là tên trộm đó hay một tin tặc, có thể xóa sạch, đây là những gì đã xảy ra với Honan.

Khi bạn thực hiện xóa sạch ổ cứng từ xa trên Find my Mac, hệ thống sẽ hỏi bạn việc lập PIN (Số nhận thực cá nhân) 4 số do đó quá trình được lưu giữ. Nhưng ở đây có một điều: Nếu ai đó khác thực hiện xóa - ai đó có thể tiếp cận tải khoản iClound của bạn thông qua các phương tiện có ý định xấu - thì không có cách nào khác cho bạn để nhập PIN đó, Honan viết.

Quang Minh

Theo Wired/CNN

5 dấu hiệu “nghiện” game

(ICTPress) - Hàn Quốc có lẽ là quốc gia đi đầu thế giới về việc xác định và “chữa” nghiện chơi game và Internet. Sau khi kết nối toàn bộ quốc gia bằng hạ tầng băng rộng nhanh nhất thế giới, chính phủ Hàn Quốc đã chi nhiều triệu mỗi năm để xác định và chữa trị bệnh nghiện game và Internet.

Khoảng 8% dân số nước này ở độ tuổi từ 9 đến 39 nghiện Internet hoặc chơi game, theo một nghiên cứu chính phủ vào năm 2010.

Một số người xem Hàn Quốc như là một cửa sổ vào tương lai: Có lẽ các nước khác, trong đó có Mỹ, sẽ chứng kiến một làn sóng nghiện Internet và chơi game khi hạ tầng cơ sở công nghệ của chúng ta theo kịp. Một số người cho rằng quá sớm để biết liệu nghiện game có thực sự là một bệnh rối loạn riêng.

Ở Mỹ, nghiện Internet và game chưa được liệt kê chính thức vào danh sách chẩn đoán và thống kê các bệnh về tâm thần. Trong một sửa đổi tiếp theo của danh sách này, tuy nhiên, Hiệp hội bệnh tâm thần Mỹ đã đề xuất “Rối loạn do sử dụng Internet” sẽ được liệt kê vào danh sách để thực hiện nghiên cứu tiếp tục.

Tuy nhiên, một số nhóm đã hướng tới việc chữa trị nghiện Internet và chơi game.

Một trong số những người đi đầu trong lĩnh vực này là TS. Han Doug-hyun, bệnh viện đại học Chung-Ang ở Seoul, Hàn Quốc. Phòng nghiên cứu của TS. Han chữa những người nghiện game sử dụng các kỹ thuật tương tự như những kỹ thuật được sử dụng để chữa người nghiện rượu, trong đó có hướng dẫn và liệu pháp thực tế ảo (virtual-reality).

TS. Han đã chia sẻ danh sách 5 cảnh báo hàng đầu để tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp cho người nghiện Internet và game.

Dưới đây là 5 dấu hiệu hàng đầu về nghiện Internet và chơi game:

1. Cuộc sống hàng ngày xáo trộn. Nếu một người chơi game suốt cả đêm và ngủ ngày, sẽ rất cần phải cảnh báo họ nên tìm sự trợ giúp của chuyên gia.

2. Người nghiện game hay Internet có khả năng mất việc, hoặc không đến trường để lên mạng hay chơi game số.

3. Cần sự ổn định lớn hơn. Người chơi game thường chơi trong một giai đoạn dài để đạt được sự thích thú từ trò chơi?

4. Cần cai nghiện. Một số người nghiện Internet và game trở nên dễ cáu kỉnh hay lo âu khi họ không thể kết nối, hoặc khi họ buộc phải làm việc.

5. Cảm giác thèm muốn. Một số người nghiện Internet hay game thường thèm muốn, cần chơi game hoặc mong muốn được trực tuyến khi họ bị tách khỏi thế giới số.

QM

Khám phá 5 tính năng mới của Mountain Lion

(ICTPress) - Khi các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng đều đều bổ sung thêm nhiều tính năng, và các hệ điều hành máy tính để bàn và xách tay tiếp tục nỗ lực để đơn giản hóa mọi việc, đó là 2 con đường phải đi.

Hệ điều hành Mountain Lion - hệ điều hành mới nhất của Mac OS X, hiện đã hiện diện trên cửa hàng ứng dụng Mac. Có 5 tính năng mới của Mountain Lion đang di chuyển Mac thành một gã khổng lồ, thậm chí iPhone đắt hơn.

Trung tâm thông báo

Khi iPhone cập nhật hệ điều hành iOS 5, nó đã chấm dứt các cảnh báo tự động hiện lên và đối với tất cả. Hiện nay, tất cả những gì diễn ra trên điện thoại của bạn - gồm nhắn tin văn bản, các thư điện tử, và các cập nhật mạng xã hội - xuất hiện trên một menu kéo trượt. Với Mountain Lion, máy Mac của bạn cũng diễn ra tương tự.

Bạn có thể tùy biến trung tâm thông báo (notification center) của bạn để trình diễn các cập nhật cho các ứng dụng khác nhau gồm Facetime và Trung tâm Game, cũng như các lời nhắc lịch trình và các thông báo thư điện tử. Bạn có thể thậm chí đăng tải lên các trang xã hội như Twitter hay Facebook ngay từ cửa sổ thông báo. Tính năng mới này hoàn toàn thuận tiện, nhưng nó cũng phủ nhân việc cần thiết phải trình duyệt web theo cách bạn đã sử dụng cho tới nay đó là Mac của bạn luôn có hướng di động.

Chính tả

Thư ký ảo Siri trên iPhone 4S cực kỳ hữu ích cho việc tìm kiếm thông tin và sáng tạo tin nhắn mà không cần phải chạm tay tới điện thoại thông minh của bạn, và trong khi trải nghiệm Siri toàn diện không có trong Mountain Lion, tính năng chính tả thoại này là một bước đột phá đối với Mac của bạn.

Sử dụng tính năng chính tả cho phép bản viết các ghi chú, viết thư, và trả lời các trao đổi chat đơn giản bằng cách nói rat hay cho việc bạn phải ngồi gõ chữ. Các lợi ích của việc sử dụng tính năng này trên một thiết bị di động là khá rõ ràng - bạn có thể nói nhanh hơn bạn có thể gõ những phím ảo nhỏ bé - nhưng không thể dự báo bao nhiêu người sẽ thực sự sử dụng tính năng này trên Mac của họ, khi bạn có bàn phím đặt trước mặt bạn.

Tích hợp mạng xã hội

Theo cách tương tự thì iOS 5 đã đưa mọi thứ lên iPhone tức thời có thể chia sẻ được qua Facebook và Twitter, Mountain Lion cho phép bạn đẩy mọi thứ thực tế trên màn hình của bạn sang mạng xã hội bạn lựa chọn. Tìm một trang web mà bạn bè Twitter của bạn thích hoặc một tấm ảnh mà bạn muốn dán lên hồ sơ Facebook của bạn? Sẽ có các nút bấm có sẵn để làm được việc này.

Bạn có thể cập nhật nhanh chóng các tài khoản xã hội mà không thực sự phải vào viếng thăm trang hồ sơ riêng của bạn, điều này có thể gây ra ngắt kết nối chốc lát đối với người sử dụng thường xuyên cập nhật, nhưng ít khi kiểm tra các trả lời. Chức năng Twitter có sẵn hiện đã sẵn sàng, trong khi người người hâm mộ Facebook sẽ phải đợi vài tháng trước khi mạng xã hội ưa thích được bổ sung cho Mountain Lion.

iCloud

Việc giới thiệu iCloud là một tin tức tuyệt vời đối với những người sử dụng iPhone muốn đồng bộ mọi thứ như là những lời nhắc (reminder), và các văn bản qua nhiều thiết bị khác nhau. Với Mountain Lion, việc đồng bộ không phải nỗ lực như nhau có thể đến với Mac. Với iCloud, thông tin của bạn sẽ còn mãi mãi trên tất cả các thiết bị của bạn, có nghĩa là bạn có thể làm nhiều thứ như cập nhật lịch iPhone của bạn, các thông báo và các liên hệ ngay từ máy để bàn của bạn hoặc MacBook.

iMessage

Trong thời đại gõ chữ, nhắn tin di động là một tính năng được hàng triệu người sử dụng hàng ngày, và với việc giới thiệu iMessage cho Mac, Mountain Lion cho phép bạn chat với các bạn bè có iPhone mà không cần phải chạm đến máy di động của bạn.

Một khi bạn đăng nhập vào iMessage trên máy Mac của bạn, bạn có thể gửi các tin nhắn chat đến bất cứ ai có iPhone hay iPad. Và không hề phải chạm đến các phím màn hình cảm biến nhỏ bé, thay vào đó bạn có thể để tay bạn lên bàn phím Mac. Tất nhiên, trong khi khả năng để gõ chữ từ máy tính xách tay của bạn hay máy tính để bàn rất thuận tiện, tính năng này chỉ cho phép bạn liên lạc với người khác khi họ đang sử dụng thiết bị iMessage tương thích, mà hiện mới mới chỉ có trên iPhone, iPad và iPod Touch chạy hệ điều hành iOS 5.

Do đó tương lai sẽ nắm giữ điều gì, hiện nay các hệ điều hành di động và máy tính có vẻ sẽ xung đột? Khó có thể nói trước. Nếu xu hướng hiện nay của Apple là giới thiệu các tính năng mới trên iOS trước khi di chuyển chúng tới OS X tiếp tục, chúng ta chỉ cần xem iOS 6 để biết phiên bản kế tiếp của phần mềm Mac sẽ cung cấp điều gì.

Quang Minh

10 công nghệ thú vị nhất tại Olympic London 2012

(ICTPress) - Chúng ta hãy cùng xem Lễ khai mạc Olympic được diễn ra hôm nay tại London và sẽ thấy thú vị hơn nhiều khi bạn biết những câu chuyện công nghệ.

Biết được các công nghệ được ứng dụng tại Thế vận hội có lẽ cũng là một sự lôi cuốn của Thế vận hội. Dưới đây là 10 câu chuyện thú vị về các công nghệ ứng dụ tại Olympic London:

Các máy ảnh kiểu người máy: Getty Images lắp đặt các máy ảnh như người máy tại một vài địa điểm ở Thế vận hội. Các máy ảnh này có thể được kiểm soát từ xa và quay 360o. “Sự trợ giúp lớn nhất sẽ đến từ các máy ảnh được dấu trong các đèn pha, nóc nhà và các giằng trong và xung quanh các địa điểm Olympic để cung cấp các hình ảnh từ các nơi mà những người nhiếp ảnh không thể tiếp cận vì các lý do không gian và an ninh, Trong một video YouTube về công nghệ ảnh mới, Getty cho biết máy ảnh này sẽ chụp một số hình ảnh 3D Olympic.

Âm thanh được cải tiến: Nếu bạn thích tin vào phim Tooth Fairy (Chàng tiên răng), không nên đọc câu tiếp theo: nhiều âm thanh bạn nghe trên tivi trong Olympic không thật - ít nhất cảm giác đó là một số âm thanh đã không được ghi trong khi sự kiện diễn ra. Một số âm thanh đã được ghi trước, trong các điều kiện tối ưu, và sau đó được thêm vào khi phát, trang web Atlantic viết. Trang web này đưa ra ví dụ về môn bắn cung, mà một kỹ sư âm thanh Olympic cho biết được dựa trên âm thanh anh này nghe khi xem "Robin Hood." Anh đã lấy âm thanh nằm bằng cách đặt một mic đặc biệt lên mặt đất giữa người bắn cung và mục tiêu, mà như Alexis Madrigal chỉ ra, tạo nên một âm thanh mà không ai thực tế đã nghe thấy tại chỗ.

Đường rãnh hai bên giày chạy: Hãy xem Ma, không đi giày có đinh! Một bề mặt mới trên sân Olympic ở London có nghĩa là người chạy không phải đi giày có đinh. “Không giống như các thiết kế có rãnh khác kết hợp khả năng bám đất và thẩm thấu ở lớp trên của các hột cao su nhỏ, rãnh Mondo tách biệt hai chức năng này, với một lớp lót chống va chạm và một lớp trên cứng tối ưu chống trượt, kéo và dai. Thiết kế này không cần đến đinh trên giày chạy của vận động viên để tập trung vào bề mặt chạy”, BBC cho biết.

Chân giả: được gọi là "Blade Runner" và “những người chạy nhanh nhất mà không có chân”, Oscar Pistorius người Nam Phi sẽ là người đầu tiên cạnh tranh ở Olympic sung sức sử dụng chân giả. Sau khi có một số tranh cãi về liệu lắp đặt các bộ phận cơ thể giả có nên được cho phép thi đấu ở Olympic, Pistorius sẽ chạy 400m và tiếp sức 4x400m nhờ chân lắp giá được làm bằng sợi carbon đặc biệt.

Trí óc dữ liệu của vận động viên: Một số người đang gọi Thế vận hội này là “thế vận hội của Twitter”. Một số khác nói kỳ thế vận hội này là “Olympic dữ liệu”. Nhiều vận động viên đang sử dụng các thiết bị theo dõi giấc ngủ và các hệ thống nắm bắt chuyển động để hiểu, với một mức độ chính xác mới, về cơ thể họ đang hoạt động ra sao. Theo  Financial Times, một số công ty thiết bị sinh trắc học đang trao đổi với các vận động viên sự tham gia của họ để lấy dữ liệu mà họ có thể sử dụng để nâng cao các thiết bị theo dõi cơ thể.

Đạp xe ảo: Các vận động viên đua xe đạp đang tập luyện trong một khóa đạp xe của London thậm chí nghĩ rằng đi được hàng ngàn dặm nhờ sử dụng công nghệ ảo. Hãng thông tấn Australia ABC cho biết trong một tin video về công nghệ, những vận động viên đua xe xem một màn hình giống như một trò chơi video nhưng sự thực là một “sự nghỉ ngơi dặm này nối tiếp dặm kia, đồi nối tiếp đồi của khóa học đạp xem đường trường Olympic London”.

Máy chạy bộ của NASA: Vận động viên chạy của Mỹ Shannon Rowbury, trong khi đó đã tập với một máy chạy bộ mô phỏng không trọng lượng. AlterG sử dụng công nghệ chống trọng lực được NASA xây dựng để cho người chạy cảm giác chỉ thấy 20% cân nặng thực sự. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của công ty, Rowbury cho biết chiếc máy này giúp cỗ bắt đầu chạy nhanh hơn sau một chấn thương.

Các bộ đồ bơi công nghệ thấp: Chúng tôi có xu hướng nghĩ Olympic đang trở nên công nghệ cao hơn bao giờ, nhưng các công nghệ mới dĩ nhiên mang lại những tranh cãi và các vấn đề về liệu bao nhiều thì giúp vận động viên nhận được từ các tài liệu khoảng cách tuổi tác và thiết bị. Các bộ đồ bơi Speedo công nghệ cao, được gọi là LZR Racer, được tin cậy là giúp các vận động viên bơi lội phá vỡ các kỷ lục thế giới trong năm 2008. Nhưng các bộ đồ bơi này sẽ bị cấm tại Olympic London, giấy lên các câu hỏi các vận động viên bơi lội sẽ bơi nhanh như thế nào nếu không có sự trợ giúp của công nghệ. Tại một hội nghị tin tức, Michael Phelps, người dành 8 huy chương bạc ở Bắc Kinh cho biết các kỷ lục sẽ giảm ở London vì không có công nghệ. Nếu ai đó muốn có kỷ lục thì điều này sẽ khó thực hiện.

Các vật chặn điện tử: Omega, đồng hồ bấm giờ chính thức của Thế vận hội, lần đầu tiên giới thiệu thiết bị báo xuất phát mới cho các môn bơi lội và và điền kinh ở London. Các vật chặn theo dõi sự xuất phát được điện tử hóa lần đầu tiên. Trước đây, các công nghệ những năm 1970 yêu cầu các vận động viên lùi các khối lại 5 mm để đăng ký khởi động. Các khối xuất phát dành cho bơi lội hiện nay sẽ phát sáng để thông báo ai về vị trí đầu tiên, thứ hai và thứ ba.

Các bộ cảm biến nhảy đá (jump-kick): Taekwondo đã từng gặp phải vấn đề là sẽ bị loại khỏi Olympic nhưng công nghệ đăng ký sức nặng và sự chính xác của các cú ra đòn sẽ giữ môn này ở lại với Olympic. “Tôi nghĩ rằng Taekwondo sẽ thực sự hưởng lợi nhờ công nghệ bởi vì nó đảm bảo các huy chương được trao cho các vận động viên xuất sắc nhất, mà không phải ai khác do lỗi từ trọng tài. Đây là một cơ hội tuyệt vời cho Taekwondo tiếp tục có mặt ở Olympic. Không có nhiều môn thể thao có được công nghệ này. Công nghệ này sẽ chấm dứt lỗi của con người trong Taekwondo”, Chủ tịch liên đoàn Taekwondo Choue Chung-won cho Reuters biết.

Quang Minh