Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Top 5 xu hướng bảo mật quan trọng năm 2013

(ICPress) - Hãng bảo mật Symantec vừa đưa ra những dự báo của mình về top 5 xu hướng bảo mật mạng sẽ tác động đến khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2013.

Xung đột mạng trở thành hiện tượng phổ biến

Năm 2013 và cả những năm tiếp sau, xung đột mạng giữa các quốc gia, các tổ chức và cá nhân sẽ trở thành tâm điểm trong thế giới mạng.

Gián điệp công nghệ có thể thành công và dễ dàng bị chối bỏ khi công việc này được thực hiện trên mạng. Mỗi một quốc gia không hiểu biết về vấn đề này đều đã được cảnh báo bằng nhiều ví dụ thực tiễn trong vòng 2 năm trở lại đây.

Các quốc gia, các nhóm có tổ chức hoặc các cá nhân vẫn sẽ tiếp tục sử dụng những chiến thuật trên mạng nhằm gây tổn hại hay phá hủy thông tin được bảo mật hoặc những nguồn tài trợ của những mục tiêu đó. Trong năm 2013, chúng ta sẽ thấy môi trường mạng trở thành một chiến trường khi mà các quốc gia, các tổ chức, thậm chí các nhóm và các cá nhân sử dụng những cuộc tấn công mạng để thể hiện sức mạnh của họ hay đơn thuần chỉ là “gửi đi thông điệp”.

Bên cạnh đó, Symantec cũng dự đoán sẽ có nhiều cuộc tấn công mạng nhắm tới các cá nhân và các tổ chức phi chính phủ, chẳng hạn như những người, nhóm người ủng hộ các vấn đề về chính trị và thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số xung đột với nhau. Loại hình tấn công có chủ đích này đã xuất hiện khi các nhóm hacker được hỗ trợ bởi một cá nhân hoặc một công ty đứng đằng sau.

Phần mềm tống tiền (ransomeware) trở thành một nỗi ám ảnh mới

Khi phần mềm diệt virus giả mạo tạm lắng xuống thì một mô hình doanh nghiệp (DN) tội phạm mới và cao cấp hơn sẽ lại nổi lên. Symantec dự báo phần mềm tống tiền (ransomeware) sẽ phát triển mạnh do chúng không chỉ lừa phỉnh nạn nhân mà còn đe dọa và bắt nạt họ.

Mặc dù “mô hình kinh doanh” này đã từng được thử nghiệm trước đó nhưng nó cũng có những mặt hạn chế tương tự như kiểu “bắt cóc tống tiền” trong đời sống thực: không có một cách thức nào là hoàn hảo để thu tiền cả. Tuy vậy, tội phạm mạng ngày nay đã tìm ra một giải pháp cho vấn đề này, đó là sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến. Chúng có thể dùng áp lực thay vì phải bịa chuyện để lấy tiền từ những mục tiêu. Vì không nhất thiết phải lừa bịp để con người giao tiền của họ, Symantec dự báo các phương pháp tống tiền sẽ trở nên gay gắt hơn và mang tính phá hoại hơn. 

Một trong những dự báo quan trọng của Symantec đó là phần mềm tống tiền sẽ vượt mặt các phần mềm diệt virus giả mạo, trở thành một con át chủ bài của tội phạm mạng trong năm tới.  Năm 2013, tội phạm mạng sẽ sử dụng nhiều hình thức tống tiền chuyên nghiệp, thêm phần cảm xúc nhằm lôi kéo các nạn nhân và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau khiến cho việc khắc phục hậu quả trở nên khó khăn hơn.

Phần mềm quảng cáo di động tăng mạnh

Phần mềm quảng cáo trên di động (mobile adware hay madware) là những phần mềm khá phiền toái và làm gián đoạn trải nghiệm người dùng. Không chỉ vậy, những phần mềm này còn tiềm ẩn rủi ro như làm lộ chi tiết về địa điểm, thông tin liên lạc cũng như nhận dạng thiết bị cho tội phạm  mạng.

Madware sẽ lẻn vào thiết bị của người dùng khi họ tải về một ứng dụng và thường xuyên gửi các pop-up cảnh báo trên thanh thông báo thêm biểu tượng, thay đổi cài đặt trình duyệt và thu thập thông tin cá nhân.    

Chỉ trong vòng 9 tháng vừa qua, số lượng các ứng dụng, bao gồm cả những biến thể phần mềm quảng cáo di động táo tợn nhất, đã tăng lên tới 210%. Vì thông tin về vị trí và thông tin về thiết  bị có thể được thu thập một cách hợp pháp qua các mạng quảng cáo, cách phân loại này sẽ giúp các mạng này nhắm tới các đối tượng người dùng với những quảng cáo phù hợp.

Symantec dự đoán việc sử dụng phần mềm quảng cáo di động sẽ tăng mạnh do ngày càng có nhiều công ty mong muốn tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng thông qua quảng cáo di động, trong đó bao gồm một hướng tiếp cận táo bạo và tiềm ẩn những rủi ro về việc kiếm tiền từ các ứng dụng di động miễn phí.

Những kẽ hở nguy hiểm trên các mạng xã hội

Là người dùng, chúng ta đặt một niềm tin khá lớn vào mạng xã hội - từ việc chia sẻ những thông tin cá nhân tới việc chi tiền cho các trò chơi, tặng quà cho bạn bè. Khi những mạng xã hội này bắt đầu hình thành các phương thức kiếm tiền trên các nền tảng của họ bằng cách cho phép người dùng mua và gửi những món quà thật, thì xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng trên các mạng xã hội cũng gợi ý cho tội phạm mạng những phương pháp mới để tạo tiền để cho các cuộc tấn công của chúng. 

Symantec dự đoán số lượng các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại nhằm ăn cắp thông tin thanh toán của người dùng trên các mạng xã hội hoặc lừa phỉnh họ cung cấp các chi tiết thanh toán hoặc những thông tin cá nhân/thông tin có giá trị tới các mạng xã hội giả mạo sẽ tăng mạnh. Cụ thể, người dùng có thể nhận được thông báo về một món quà giả mạo và những thông điệp gửi qua email, yêu cầu họ cho biết địa chỉ nhà và những thông tin cá nhân khác.

Mặc dù cung cấp thông tin phi tài chính có vẻ là vô thưởng vô phạt, nhưng tội phạm mạng có thể bán và giao dịch những thông tin này với nhau để kết hợp với thông tin mà chúng đã có sẵn về bạn. Điều này có thể giúp chúng tạo ra một hồ sơ cá nhân riêng về bạn và sau đó sử dụng để tìm cách truy nhập vào các tài khoản khác của bạn.

Môi trường di động và điện toán đám mây là đích nhắm của tội phạm mạng

Tội phạm mạng sẽ theo đuổi người dùng tới những nơi họ tới, và điều này cũng hoàn toàn đúng khi người dùng chuyển qua di động và đám mây. Sẽ không có gì là ngạc nhiên khi nền tảng di động và các dịch vụ đám mây sẽ trở thành mục tiêu của tội phạm mạng và những “sự cố” trong năm 2013. Sự phát triển nhanh chóng của số lượng phần mềm độc hại trên Android trong năm 2012 là một minh chứng thấy rõ. 

Bên cạnh đó, những thiết bị di động không được quản lý liên tục vào và ra khỏi mạng DN, nhận dữ liệu mà sau này có thể sẽ được lưu trữ trong những đám mây khác - điều này khiến rủi ro vi phạm hoặc bị tấn công trở nên cao hơn, đặc biệt nhắm tới dữ liệu trong các thiết bị di động. Khi người dùng thêm các ứng dụng vào điện thoại của họ, có thể họ sẽ gặp phải phần mềm độc hại.   

Một số những phần mềm độc hại trên di động sao chép từ những mối đe dọa bảo mật cũ, chẳng hạn như ăn cắp thông tin từ thiết bị, nhưng chúng cũng sẽ tạo ra những điểm nhấn mới về tính năng.

Trong năm 2013, công nghệ di động chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển, đồng thời tạo ra những cơ hội mới cho tội phạm mạng. Thiết bị di động sẽ trở nên ngày càng có giá trị hơn khi các hãng điện thoại di động và các cửa hàng bán lẻ chuyển đổi sang phương thức thanh toán di động, đồng thời tiếp tục đưa ra những lĩnh vực kinh doanh di động mới. Chúng ta sẽ chứng kiến tội phạm mạng sử dụng phần mềm độc hại để lấy những thông tin thanh toán từ người dùng trong các môi trường bán lẻ. Một số hệ thống thanh toán được sử dụng rộng rãi bởi những người ít hiểu biết về kỹ thuật, điều này có thể tạo ra những lỗ hổng khiến thông tin bị ăn cắp dễ dàng hơn. 

Năm 2013 cũng sẽ làm lộ những hạn chế của hạ tầng di động SSL (lớp bảo mật gói). Sự gia tăng của điện toán di động sẽ khiến cho hạ tầng di động SSL quá tải trong năm 2013, bộc lộ một vấn đề cốt lõi: chứng chỉ SSL sẽ không còn phù hợp để xử lý các hoạt động Internet trên các trình duyệt di động. Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều hoạt động sử dụng Internet trên di động đang được xử lý bởi những ứng dụng di động không bảo mật - điều này làm gia tăng thêm những rủi ro phát sinh, chẳng hạn như tấn công kiểu “man-in-the-middle” (một dạng nghe lén, kẻ tấn công chèn vào giữa liên lạc của người dùng). 

“Những dự báo của Symantec dựa trên những gì mà hãng quan sát được hiện tại. Chúng cũng phản ánh những điều mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ xảy ra trong tương lai dựa trên kiến thức chuyên sâu, những hiểu biết về sự phát triển của các mối đe dọa bảo mật và dựa trên kinh nghiệm nhiều năm của hãng về những xu hướng bảo mật trước đó”, ông Alex Ong, Giám đốc Symantec Việt Nam cho biết.

 Mạnh Vỹ

Internet tốc độ cao thực tế hoạt động như thế nào?

(ICTPress) - Khi kết nối Internet tại gia đình, đa số các bạn sử dụng băng rộng. Băng rộng được định nghĩa bằng nhiều chuẩn khác nhau để có khả năng truyền tải dữ liệu ở 1,5 hay 2 Megabits (Mbits)/s. Đây là các tốc độ này cần thiết để có thể tải video độ phân giải cao, chơi game trực tuyến và gửi và nhận khối lượng lớn các dữ liệu.

Theo đó bạn kết nối Internet tại gia đình bằng phương thức nào? Dưới đây các công nghệ Internet băng rộng cho gia đình phổ biến nhất.

Đường cáp

Ở Mỹ, Internet cáp là một trong những phương thức truy nhập Internet phổ biến nhất. Giống như cáp sợi quang và DSL (sẽ được đề cập dưới đây), cáp vận hành bằng cách cung cấp cái gọi là “truy nhập dặm cuối” (last mile access) từ ISP đến người sử dụng cuối.

Dặm cuối liên quan đến chặng cuối của mạng viễn thông. Nó là một phần thực tế vươn tới người sử dụng.

Internet cáp cần có một modem cáp ở phía người sử dụng và một hệ thống kết cuối modem cáp ở phía tại hạ tầng của nhà khai thác cáp. Hai hệ thống này được kết nối nhờ sử dụng cáp đồng trục, tương tự cáp bạn sử dụng để xem truyền hình cáp. Khoảng cách giữa modem và phía hạ tầng nhà khai thác có thể lên tới 100 dặm (hơn 160km) cho các thành phố lớn hơn và phần lớn các nhà cung cấp cáp quốc gia hoạt động vươn ra ngoài nhiều hub khác.

Các tốc độ cáp được chia sẻ cho mọi người sử dụng và cáp được thiết kế để phân phối truy nhập đều nhau. Nếu quá nhiều người sử dụng sử dụng quá nhiều dữ liệu, thì tốc độ sẽ chậm lại.

Để giúp hạn chế số người sử dụng chiếm hết băng thông hiện có, các modem được lập trình với các giới hạn tốc độ. Các gói cáp cao hơn thường cung cấp các tốc độ cao hơn. Trong những năm gần đây, một số nhà cung cấp băng rộng lớn cũng đã di chuyển sang cung cấp các tốc độ được đo lường, có nghĩa là người sử dụng sử dụng nhiều dữ liệu hơn thì phải trả nhiều hơn người sử dụng dữ liệu ít hơn.

Các tốc độ trên cáp về mặt lý thuyết có thể tới 100 Megabit/giây cho hộ gia đình tải xuống và nhanh tới 20 Mbit/s tải lên.

DSL

Cạnh tranh chính với cáp là DSL, được biết đến là đường dây thuê bao số (digital subscriber line).

Chỉ khi Internet cáp sử dụng hệ thống truyền hình cáp cho hạ tầng của mình, DSL sử dụng mạng điện thoại hiện tại. DSL được cung cấp đồng thời qua một đường dây điện thoại hữu tuyến thông thường.

Phần lớn DSL hộ dân là DSL bất đối xứng (hay ADSL). Điều này có nghĩa là các tốc độ tải xuống có thể nhanh hơn các tốc độ tải lên. Với DSL đối xứng ít phổ biến hơn (SDSL), các tốc độ tải lên và tải xuống là như nhau.

Giống như cáp, DSL hoạt động bằng cách kết nối một ISP tới dặm cuối cho người sử dụng. Trong trường hợp này, có nghĩa là kết nối tới đường dây điện thoại cáp đồng của người sử dụng và một tổng đài điện thoại. Kết nối giữa một đường dây điện thoại người sử dụng và tổng đài điện thoại bị giới hạn trong khoảng 2 dặm (3,6km). Càng cách xa tổng đài điện thoại thì tốc độ càng chậm. Do vậy, DSL được sử dụng tối ưu ở các khu vực nằm gần với một tổng đài điện thoại.

Các tốc độ tải xuống cho DSL ở nhà dân thường giới hạn đến 40 Mbit/s - mặc dù trung bình có xu hướng ít hơn nhiều.

Cáp sợi quang

Trong những năm gần đây, cáp và DSL đã chứng kiến sự cạnh tranh gia tăng từ các hệ thống cáp sợi quang (fiber). Lợi ích của cáp sợi quang nhờ các đường dây điện thoại đồng trục hay cáp đồng là có thể cung cấp các tốc độ dữ liệu cao hơn nhiều qua các khoảng cách dài hơn.

Trên thực tế, phần lớn Internet và các đường trục cáp đã sử dụng sợi quang cho hạ tầng quan trọng. Các hệ thống nay sau đó chuyển sang các công nghệ khác để thực hiện truyền dẫn cuối cùng.

Các tốc độ 100 Mbit/s ở cả hai hướng không được biết đến cho tới khi có cáp sợi quang. Trên thực tế Google Fiber hy vọng mang đến các kết nối 1000 Mbit trên cả hai hướng trực tiếp tới nhà của người sử dụng.

Hiện nay, cản trở lớn nhất với cáp sợi quang là sự triển khai. Các gia đình và tòa nhà cần được kết nối nhờ sợi cáp và trang bị thêm các vị trí hộ dân phải mất thêm nhiều thời gian nữa.

LTE

Vượt ra khỏi các kết nối Internet hữu tuyến, công nghệ vô tuyến đang dần thay thế băng rộng di động tại gia đình.

LTE (Long-Term Evolution) là một thế hệ các công nghệ vô tuyến tiếp theo. Ở Mỹ, các nhà mạng Verizon, AT&T và Sprint đã có mạng LTE (Verizon có mạng lớn nhất nhưng AT&T đang triển khai nhanh chóng) và cung cấp cho người sử dụng các tốc độ băng rộng thực sự từ các thiết bị di động và modem không dây.

Không giống như cáp, cáp quang và DSL, LTE không cần kết nối hữu tuyến để truy cập. Thay vào đó, người sử dụng có thể sử dụng điện thoại hay máy tính bảng LTE hay một USB hoặc dongle chạy pin để truy cập.

Các tốc độ có thể lên tới 50 Mbit/s tải xuống và hơn 30 Mbit/s tải lên. Bước phát triển tiếp theo của LTE là LTE Advanced, hứa hẹn các tốc độ thậm chí nhanh hơn.

Khía cạnh hứa hẹn nhất của LTE là hỗ trợ đáng kể vấn đề “dặm cuối”. Dù cáp và cáp quang có thể vận hành tốt ở các khoảng cách trung bình, các hệ thống vẫn không thể vươn tới các cộng đồng nông thôn ở các nước đang phát triển nếu không có hạ tầng chôn ngầm.

Ngược lại, LTE có thể hoạt động vươn tới những khoảng cách xa hơn và mở rộng hỗ trợ cần dựng các BTS di động mới.

Ưu điểm khác của LTE là truy cập của LTE có thể đi cùng với người sử dụng. Không giống cáp, cáp quang và DSL, LTE có thể được truy cập mọi nơi. Bạn có thể sử dụng kết nối LTE của iPad từ bất cứ nơi nào hỗ trợ LTE. Nếu không có LTE ở khu vực đó, tín hiệu sẽ mặc định trở lại 3G.

 Quang Minh

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng tiếp thị trực tuyến chưa?

(ICTPress) - Nhiều người dân Việt Nam, trong đó có cả nông dân Việt Nam đã có máy tính và điện thoại để liên lạc. Họ thường giao tiếp theo cách nào? Họ tìm kiếm nhiều như thế nào?

Cứ 1 trong 3 người Việt Nam sử dụng Internet, 1 trong  người Việt đã hiện diện trên Facebook và 1 trong 6 người đã có điện thoại thông minh (smartphone). Việt Nam là 1 trong những nước hàng đầu tìm kiếm trên di động. Xu hướng mọi người tìm kiếm sẽ ngày càng tăng”, ông Lukasz Roszczyc, Giám đốc điều hành công ty Leo Burnett Việt Nam, công ty chuyên về nội dung số cốt lõi cho biết.

Internet cũng đã làm thay đổi hành vi mua sắm của mọi người từ cách thức liên lạc, chia sẻ, tìm kiếm, giải trí và rồi họ mua. Vậy, doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ đã đóng góp một phần đáng kể cho GDP của nền kinh tế Việt Nam, đã đã đón đầu xu thế này để hưởng lợi chưa?.

Sự tiếp cận tiếp thị trên Internet (Internet marketing) của khu vực DN vừa và còn dè dặt. Các DN vẫn còn quen giao dịch truyền thống. Internet marketing đối với DN là một nội dung quan trọng và không thể thiếu được trong đời sống DN hiện nay. Hoạt động thương mại điện tử trong lĩnh vực này còn rất rộng lớn và đầy tiềm năng vì ưu điểm nổi bật của CNTT. Hoạt động của DN nhờ Internet đã rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khu vực DN vừa và nhỏ chưa được tiếp cận thực sự với Internet”, Ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam cho biết.

Việc chuyển hướng sang triển khai nhiều việc trên Internet, trong đó có tiếp thị Internet là điều không thể tránh khỏi để thu được nhiều lợi ích, giảm chi phí đối với các DN cũng như đối với các tổ chức. Vậy tổ chức của bạn đã sẵn sàng trên Internet chưa?

Để xem xét mức độ sẵn sàng, giám đốc công ty Leo Burnett, Lukasz Roszczyc cho biết DN và các tổ chức hãy cùng trả lời các câu hỏi dưới đây.

Bạn đã sẵn sàng để tạo sự sức hút trên Internet?

Hãy xem một ví dụ điển hình của việc này là một cuộc điều tra dân số của Úc được tiến hành theo cách thức mới - điều tra trên mạng vào năm 2011. Người dân lúc đó không muốn tham gia vào cuộc điều tra này trong khi những dữ liệu dân số rất quan trọng đối với các nước trên thế giới và cũng như ở Úc để có những hoạch định chiến lược. Vậy nước Úc đã làm gì?

Để thu hút người dân, thay cho việc điều tra theo kiểu truyền thống thì tại cuộc điều tra này mỗi người dân tham gia điều tra trên mạng sẽ tự tạo ra các biểu đồ của riêng mình. Trong vài tuần tiến hành, cuộc điều tra trên mạng đã thu hút hơn 250 triệu người dân tham gia điều tra. Mỗi người dành khoảng 4,42 phút để tạo biểu đồ và điều này thu hút 37.000 biểu đồ thông tin cá nhân về độ tuổi, nơi cư trú, đến từ nước nào… nhờ đóng góp của trang tìm kiếm spotlight.abs.gov.au.

Bạn đã sẵn sàng kiếm tiền từ cộng đồng số?

Hãng hàng không Malaysia Malaysia Airlines đã xây dựng quầy bán vé trên Facebook. Nếu bạn mua được đến mức vé nào đó thì có thể chia sẻ cho bạn bè, đó là có thể tặng 20% giá trị vé cho người mua vé.

Bạn đã sẵn sàng đổi mới mô hình kinh doanh chưa?

Năm 2010,  công ty cung cấp du lịch và dịch vụ tài chính dẫn đầu thế giới American Express đã tạo ra ngày Thứ 7 mua hàng cho cộng đồng DN vừa và nhỏ (small business Saturday), sau đó năm sau sự kiện này được tổ chức lặp lại và cung cấp các bộ công cụ gồm mọi thứ từ áp phích quảng cáo (poster), biểu ngữ, công cụ marketing qua mạng xã hội. Đã có 500.000 DN đã tham gia và sự kiện này đã kêu gọi được các thượng nghị sỹ Mỹ đồng ý tham gia vào ngày hội này.

Trong những ngày của sự kiện này, mỗi người mua một món đồ gì đó cho DN vừa và nhỏ và cam kết mua đã làm tăng 20%, 30%  và tới 160% lượng hàng hóa. Ngày thứ 7 mua hàng cho DN nhỏ và vừa đã trở thành 1 trong 10 chủ đề thu hút trên Twitter, 102 triệu người Mỹ đã đến mua hàng. Sự kiện không chính thức lúc ban đầu này cuối cùng đã ngày chính thức dành riêng. Vậy, thách thức lớn cho DN nhỏ và vừa để marketing là gì. Bạn hãy xem clip dưới đây:

Thêm một ví dụ nữa là bạn hãy xem một sáng tạo marketing qua cộng đồng Facebook. Một công ty nước uống phải mất nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm rồi mới ra thị trường. Nhưng nay họ đã truyền cảm hứng trên cộng đồng Facebook gọi là flavor creator (sáng tạo hương vị), để cộng đồng đóng góp ý kiến từ thiết kế bao bì, chọn lựa hương vị và đặt tên sản phẩm. Công việc thực hiện trên Facebook đã đạt thành công lớn trên thị trường trong thời gian rất ngắn. Người nghĩ ra  nước uống hương vị chanh và anh đào đen có tên gọi “Connect” là Sarah, từ bang Illinois, Mỹ, một fan Facebook đã nhận thưởng 5000 USD trong vai trò phát triển sản phẩm mới này. Các DN Việt Nam cũng nên nghĩ tới.

Bạn đã nghĩ tới mobile để tiếp thị hay chưa?

Coca Cola nhân dịp kỷ niệm 125 năm sinh nhật, đã tạo ra trò game trên mạng để người sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) chụp chai Cocacola rồi trang trí cho vỏ của chai. Ứng dụng này được kết nối với chuỗi cửa hàng 7/11 của Mỹ. Nhiều người thanh niên đã trang trí vỏ chai Coca Cola theo nhiều cách khác nhau với việc rất đơn giản là chỉ cần lắc điện thoại là những chiếc chai được “mặc các áo” khác nhau. Nếu chiến thắng thì người chơi game này nhận được phiếu coupon và cầm phiếu này đến chuỗi cửa hàng 7/11 đổi chai Coca Cola thực và tận hưởng cảm giác sảng khoái mà Coca mang lại. Đây được gọi là sáng kiến cộng tác với khách hàng.

Chiến dịch này đã thu hút tới 700.000 người. Điều này cho thấy một thông điệp ngay cả một DN lớn như Coca Cola cũng đã thay đổi cách marketing.

http://www.globalsignin.com.sg/2/events/819/files/coke_collector.mov

Bạn đã tiếp cận marketing theo vị trí chưa?

DN của bạn đã xây dựng cơ sở dữ liệu và gửi thông tin về chương trình khuyến mãi để ai ai đến đến 1 địa điểm nhất định đều nhận các thông tin đi cùng.

Bạn đã sẵn sàng tiếp thị Internet chưa? Bạn đã sẵn sàng cam kết khác biệt, thu được lợi nhuận, nguồn lực từ số đông, sáng tạo trong kinh doanh và di động, đó là bạn đã sẵn sàng.

HM

Công nghệ màn hình “cảm biến” có từ bao giờ

(ICTPress) - Công nghệ màn hình "cảm biến" hay “chạm” không còn là điều mới mẻ của tương lai - nó gần như là một tính năng không thể thiếu của các thiết bị di động.

Cuối những năm 2000 mọi người cho rằng Apple có trách nhiệm về màn hình cảm biến, sau khi làm rung chuyển ngành di động với iPhone. Công ty này đã không phát minh ra màn hình cảm biến mà sáng tạo ra nó. Công nghệ này trở nên hữu ích nhiều hơn và có thể thương mại rộng rãi.

Màn hình cảm biến, một màn hình nhạy cảm khi con người “chạm” tới hay là nhờ một cái bút trâm, đã có gần nửa thế kỷ. Công nghệ này được sử dụng trong các máy ATM, các hệ thống GPS, các quầy rút tiền, các máy giám sát y tế, các bàn phím trò chơi, máy tính, điện thoại và tiếp tục xuất hiện trong các công nghệ mới hơn.

E.A. Johnson được cho là người đầu tiên phát triển màn hình cảm biến vào năm 1965. Nhưng máy tính bảng được cấp phép vào năm 1969, có thể đọc khi “chạm” vào, và được sử dụng để điều khiển điều hòa nhiệt độ vào khoảng năm 1995.

Bent Stumpe và Frank Beck, hai kỹ sư ở tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN), đã phát triển một màn hình cảm biến trong suốt, điện dung đầu những năm 1970. Loại màn hình này phụ thuộc có một vật thể nhấn mạnh vào bề mặt, và sẽ chỉ phản ứng với các vật thể nhất định như bút kim trâm. Màn hình này được CERN sản xuất và sử dụng vào năm 1973.

Samuel G. Hurst đã làm nên màn hình cảm biến có điện trở vào năm 1971. Bộ cảm biến của Hurst, được gọi là “Elograph” được đặt tên sau khi khi công ty Elographics của ông ra đời, nhưng không được sản sản xuất và bán xuất đại cho tới đầu những năm 1980.

Không giống một màn hình điện dung, thiết kế điện trở phải được làm từ nhiều lớp, và phản hồi để “chạm” nhờ ngón tay hay bút kim trâm. Lớp ngoài sẽ rung động dưới bất kỳ cái “chạm” nào, và được đẩy trở lại lớp đằng sau nó. Điều này hoàn tất một vòng cho thiết bị để phần nào của màn hình được “chạm”.

Công nghệ đa chạm bắt đầu vào năm 1982, khi Đại học Toronto đã phát triển một máy tính bảng có thể đọc nhiều điểm tương tác. Bell Labs đã phát triển một màn hình chạm có thể thay đổi các hình ảnh nhờ chạm tay hơn một lần vào năm 1984. Cùng lúc, Myron Krueger đã phát triển một hệ thống qua theo dõi sự các cử động của tay. Đây là sự khởi đầu cho những động tác chúng ta đã thích nghi dễ dàng như ngày nay.

Một năm sau, Đại học Toronto và Bill Buxton, một nhà khoa học máy tính và tiên phong trong tương tác con người - máy tính, đã sáng tạo ra máy tính bảng đa chạm sử dụng công nghệ điện dung.

Vào những năm 1990, nhà khoa học máy tính Andrew Sears đã tiến hành một nghiên cứu học thuật về tương tác con người - máy tính. Báo cáo này mô tả các động tác chạm một lần như quay các nút bấm, đánh mạnh để kích hoạt - và nhiều động tác đa chạm như kết nối các đồ vật và bấm để chọn.

Trong vài thập kỷ qua, công nghệ màn hình chạm tiếp tục chứng minh sự sáng tạo. Các màn hình trở nên dễ lĩnh hội “nhạy cảm” hơn, và nhiều công cụ chạm sáng tạo đã được dành cho các thiết bị.

HP-150 là một trong những máy tính màn hình “chạm” được thương mại hóa sớm nhất, được sản xuất vào năm 1983. Tính năng này bao gồm một loạt các chùm ánh sáng hồng ngoại đã lướt qua trước màn hình. Bạn có thể “chạm” màn hình để phá vỡ tia hồng ngoại và di con chuột đến chỗ nào thích. Máy tính này ban đầu được bán với giá 2.795 USD.

Atari 520ST là hệ POS đầu tiên được thương mại, được các nhà hàng sử dụng cho tới ngày nay. Năm 1986, phần mềm máy tính màu 16 bit này được Gene Mosher sáng tạo ra theo đăng ký bản quyền của ViewTouch.

Apple đã sáng tạo vào năm 1987 chiếc ADP hay là bus máy tính để bàn, phiên bản đầu tiên của cáp USB. Lần đầu tiên, nhiều thiết bị - như chuột hay bàn phím - có thể được lắp vào đồng thời. Công nghệ nhiều sau đó được sử dụng trên các máy smartphone và máy tính bảng.

Simon của IBM là điện thoại đầu tiên với một màn cảm biến vào năm 1992 - cũng được xem như là “smartphone” đầu tiên, dù thuật ngữ này chưa được nghĩ ra. Một vài đối thủ cạnh tranh cũng manh nha đầu những năm 1990 nhưng phần lớn các thiết bị với màn hình cảm biến giống với các máy hỗ trợ số cá nhân (PDA) nhiều hơn.

FingerWorks, một công ty nhận dạng động tác, đã sản xuất ra một dòng sản phẩm đa chạm vào năm 1998, trong đó có iGesture Pad và bàn phím TouchStream. Công ty này đã được Apple mua vào năm 2005.

Năm 2007, Apple đã tung ra công nghệ màn hình “chạm” được sáng tạo nhất mà từng được chứng kiến. Giao diện iPhone hoàn toàn “chạm”, gồm bàn phím ảo nổi tiếng. Dòng iPhone của Apple đã dẫn tới các thiết bị khác như iPod Touch và iPad.

Thậm chí vào thời kỳ đầu của iPhone, các đối thủ nghi ngờ ý tưởng Apple là đầu tiên. Một năm trước khi iPhone được tung ra, PRADA của LG đã tung ra màn hình có khả năng cảm biến đầu tiên. Samsung và Nokia cũng có các máy điện thoại di động dựa trên cảm biến trong công việc nhưng chưa tung ra. Nokia không lựa chọn việc tung ra do rủi ro chi phí. Samsung cho tới nay vẫn “chiến đấu” với Apple ai là người đầu tiên tung ra màn hình “chạm”.

Sự bùng nổ thị trường màn hình chạm đã vượt ra khỏi điện thoại di động sang các thiết bị khác như bàn điều khiển trò chơi hay máy tính bảng.

Cuối những năm 2000 chứng kiến một cuộc đua giữa các đối thủ công nghệ để sản xuất ra máy tính bảng chất lượng nhất. Apple, Microsoft, Amazon, Samsung, Google và các hãng khổng lồ khác đã sản xuất nhiều thiết bị với công nghệ màn hình “chạm”. Hiện có một số màn hình “chạm” thậm chí còn linh hoạt hơn.

Ngày nay, gần như bất cứ thứ gì đều có thể được chuyển lên bề mặt tương tác từ các loại máy điện thoại “chạm”, máy tính, tivi, bàn phím game - thậm chí cả bàn làm việc và nhiều sản phẩm khác. Trẻ em rất thích công nghệ màn hình “chạm” và đang nhanh chóng thích nghi và rồi nhanh chóng có thể phát triển những hành vi trong cuộc sống thực.

Quang Minh

Theo Mashable

Tiếp thị trực tuyến không hề phức tạp

(ICTPress) - Đây là thông điệp mà các đại biểu tham gia Hội thảo “Internet Marketing - Đường tới thành công”, Hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm Internet có mặt tại Việt Nam được tổ chức sáng nay 28/11 tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết trải qua 15 năm, Internet Việt Nam đã phát triển to lớn và vũ bão. 1/3 dân số Việt Nam coi Internet là không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, là công cụ của mọi giới.

Hạ tầng Internet sẵn sàng cho ngành tiếp thị trực tuyến

Ông Lukasz Roszczyc, Giám đốc điều hành công ty KLeo Burnett, công ty agency về nội dung số co biết hạ tầng Internet Việt Nam khá ấn tượng, vùng phủ 3G và Internet, số lượng người dùng smartphone.

Bên cạnh đó, mạng xã hội Việt Nam khá phổ biến, đã có 10 triệu người sử dụng Facebook, cộng đồng mua sắm trên mạng là 500.000 người. Giờ công việc chỉ còn là nhận thức, các doanh nghiệp Việt nên nắm bắt cơ hội số mà Internet mang lại để tăng con số doanh thu từ quảng cáo trực tuyến hiện mới đạt 0,5%.

Hỗ trợ quảng bá trực tuyến nhờ công cụ tìm kiếm, quảng bá thuần Việt

Giám đốc công ty Cổ phần mạng tầm nhìn mới, đơn vị vừa tung ra công cụ tìm kiếm Wada, bà Aigerim Zhangozina cho biết, cho biết GDP của Việt Nam phần lớn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giống như Mỹ nhưng quảng cáo ở hai nước khác nhau.

Với công cụ tìm kiếm Wada, bạn có thể đưa ra nội dung quảng cáo tương ứng với từ khóa người dùng tìm kiếm hoặc hành vi. Ví dụ, khi tìm “du lịch Nha Trang”, Wada hiểu được điều đó, có thể đưa ra gợi ý cách mua vé, các địa điểm du lịch, các thông tin của Nha Trang sẽ hiển thị nhanh chóng…

Lý do chủ yếu mà doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa bị hấp dẫn để thực hiện quảng cáo trực tuyến là thiếu các công cụ quảng cáo trên mạng… Wada là một công cụ. Nếu một doanh muốn bán điều hòa tại Hà Nội có thể tự hiển thị ngay trên đầu trang tìm kiếm của Wada. Bạn muốn một chiến dịch quảng bá Wada sẽ giúp hiển thị trong một vài phút và cũng có thể thay đổi nhanh chóng. Nhờ tính năng tối ưu hóa mà bạn có thể chỉ mất 50 USD đã có chiến dịch quảng bá hiển thị ngay trên mạng.

Bà Aigerim Zhangozina tự hào cho biết Wada được phát triển nhờ đội ngũ chuyên gia của Nga đã có kinh nghiệm 20 năm với công cụ tìm kiếm Yandex, sở hữu nhiều khả năng như ngôn ngữ khác như Ả rập, Trung Quốc…, công nghệ trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tìm kiếm, quảng bá rất lớn. Trong thời gian ngắn nữa, doanh nghiệp và người dùng sẽ được trải nghiệm các tính năng đáng ngạc nhiên khác của Wada.

Chi phí cho tiếp thị trực tuyến giảm không ngờ

Ông Tuấn Hà, Công ty Vinalink Media cho biết các doanh nghiệp nên thay đổi mô hình kinh doanh đó là từ chính việc quảng cáo tiếp thị từ truyền thống sang trực tuyến vì người mua hiện nay thích thì mua ngay, họ bộc lộ cảm xúc, rồi chia sẻ để bạn bè biết tốt hay không tốt. Các doanh nghiệp phải nghiên cứu hành vi đó để từ đó quyết định cách thức quảng cáo gì.

Theo ông Hà có 3 cách marketing mà doanh nghiệp có thể áp dụng ngay: Push marketing - gây sự chú ý, Pull marketing - Kéo khách hàng và Community Relation Marketing - Tiếp thị quan hệ cộng đồng. Ba cách này phải cùng kết hợp.

Một thông tin cho cách khách hàng khi quyết quảng cáo trực tuyến là giai đoạn thu hút sự chú ý khách hàng thì cả cách tiếp thị truyền thống và trực tuyến đều không giảm chi phí nhưng khi khách hàng biết sản phẩm đó rồi thì lôi kéo khách hàng, tạo cộng đồng khách hàng sử dụng thì công cụ trực tuyến giúp giảm tới 90% chi phí.

Minh Anh

Tương lai di động tại Việt Nam

(ICTPress) - Thời điểm chuẩn bị kết thúc năm, mỗi ngành, lĩnh vực thường có những tổng kết và đề ra những chiến lược phát triển cho một năm mới sẽ tới gần. Với mục tiêu tạo thêm động lực cho sự phát triển vượt trội của ngành di động, các diễn giả là các nhà quản lý ngành, nhà mạng, các chuyên gia nước ngoài đã mang tới Hội nghị Mobile Vietnam 2012 được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức cuối tháng 10 những nội dung thú vị về các khía cạnh thông tin di động, một ngành đang phát triển năng động và tác động đến đông đảo mọi người, mọi nơi trong xã hội ngày nay.

Mở rộng khái niệm di động

Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2012 của Bộ TT&TT và Sách trắng 2012 số lượng thuê bao Việt Nam là 120 triệu thuê bao di động. Dân số của Việt Nam gần 88 triệu dân. Nhìn vào những con số này có thể thấy các nhà khai thác tiếp tục mở rộng thị phần di động là khó khăn. Thực tế, năm 2011 và 2012, các nhà khai thác dịch vụ di động Việt Nam gồm cả Viettel, tốc độ phát triển thuê bao chậm, đặc biệt trong năm 2012. Rõ ràng thị trường của Việt Nam đã vào ngưỡng bão hòa, như vậy, Viettel đặt ra bài toán phải tiếp tục phát triển kinh doanh, mở rộng thị phần, tăng doanh thu, theo đó, Viettel mở rộng khái niệm thuê bao di động nhưng trên cơ sở phát triển các ứng dụng mới.

Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel cho biết ngành nên mở rộng khái niệm về thuê bao di động dựa trên phát triển ứng dụng CNTT, các ứng dụng mới. Tại sao phải mở rộng khái niệm thuê bao di động?

Theo ông Sơn vào năm 2000, người sử dụng di động chủ yếu là khối doanh nghiệp vì chi phí đầu cuối, cước phí sử dụng dịch vụ di động cao. Đến nay, Việt Nam là một trong những thị trường phát triển di động nhanh trên thế giới. Từ thành thị đến nông thôn hiện nay việc sở hữu một chiếc điện thoại di động hết sức phổ cập.

Thuê bao thông thường hiện nay sử dụng dữ liệu, thoại, nhắn tin. Ví dụ, một thuê bao phát sinh cước hàng tháng từ 100.000 - 150.000 đồng thì nay Viettel cung cấp giải pháp, dịch vụ mới dựa trên nhu cầu của khách hàng muốn có thêm dịch vụ như dịch vụ quản lý con đến trường gồm có thông tin điểm số, nhận xét của cô giáo, liên hệ học sinh phụ huynh, cô giáo… và dịch vụ này phát sinh thêm cước 50.000 đồng nữa. Với chi phí chấp nhận được, thuận lợi cho người sử dụng, những thuê bao sử dụng thêm dịch vụ này có thể định nghĩa là thuê bao mới. Thứ hai, những thuê bao thuần, không nhắn tin, gọi điện thoại nhưng là phương tiện để kết nối liên lạc, ví dụ, phát triển hệ thống quản lý giao thông, SIM dịch vụ không phát sinh thoại, nhắn tin nhưng là phương tiện kết nối liên lạc giao thông. Đây cũng được tính đến là một thuê bao mới.

Khai thác giá trị của 3G

3G chính thức có mặt tại Việt Nam vào cuối năm 2009, kể từ đó dịch vụ này đã có sự phát triển nổi bật và luôn giữ được đà tăng trưởng mạnh. Doanh thu có được từ dịch vụ này cũng vì thế ngày một tăng cao. Theo thống kê gần đây của Bộ TT&TT, Việt Nam hiện đang có 16 triệu thuê bao 3G, chiếm 15% tổng dân số quốc gia. Tỉ lệ sử dụng 3G của người tiêu dùng trong nước hiện đang theo kịp với xu thế thị trường nói chung, đặc biệt là khi so sánh tỉ lệ này của Việt Nam với một vài quốc gia trong khu vực, nơi đã triển khai công nghệ 3G trước đó như Philippine hay Indonesia.

Nghiên cứu của Ericsson ConsumerLab dự đoán rằng trong vòng 6 tháng tới, tỉ lệ người sử dụng smartphone tại Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 16% lên 21%; trong cùng khoảng thời gian đó, tỉ lệ người dùng máy tính bảng tăng từ 2% lên 5%. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong việc sử dụng smarphone và máy tính bảng tại Việt Nam đang và sẽ tạo tiền đề phát triển đầy tiềm năng cho ngành kinh doanh dịch vụ 3G trong nước.

Để có thể khai thác toàn diện tiềm năng đó, việc tập trung triển khai và mở rộng mô hình mạng 5 “S” theo Ericsson là vô cùng quan trọng, trong đó:

Smart networks - Thông minh: cho phép các nhà mạng trở thành các “Ống dẫn thông minh” (Smartpipe) - mang đến chất lượng dịch vụ khác biệt với các gói dịch vụ có chi phí linh hoạt để từ đó tối đa hóa doanh thu.

Simple networks - Đơn giản: giúp các nhà mạng giảm chi phí vận hành bằng việc đơn giản hóa kiến trúc mạng và tối đa hóa chất lượng mạng và lưu lượng truyền tải.

Scalable networks - Có thể mở rộng: cho phép khả năng mở rộng mạng lưới liên tục mà vẫn tiết kiêm chi phí. Đảm bảo mạng lưới phủ sóng có vai trò quan trọng đến sự thành công của dịch vụ 3G, vì khách hàng luôn mong muốn sẽ nhận được kết nối Internet di động ở “bất cứ đâu” và vào “bất kỳ thời điểm nào”.

Superior networks - Ưu việt: đảm bảo khả năng vận hành mạng đầu cuối (cho đến người sử dụng cuối) luôn đạt được chất lượng tốt nhất, góp phần xây dựng hình ảnh nhà cung cấp có uy tín, củng cố thương hiệu và tạo điểm khác biệt, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường một cách có ý nghĩa và bền vững.

Secure networks - Bảo mật: Như đúng tên gọi của nó, các nhà mạng phải đảm bảo rằng mạng lưới họ cung cấp luôn được an toàn khỏi những đe doạ bên ngoài, các thông tin trao đổi trên đó phải có tính bảo mật cao.

Ericsson cũng cho rằng sự phổ cập smartphone với giá thành hợp lý đi kèm với các gói dịch vụ 3G sáng tạo, dịch vụ dữ liệu và ứng dụng có tính chất địa phương sẽ là những yếu tố kiên quyết giúp kinh doanh 3G phát triển mạnh và bền vững.

Phó Tổng Giám đốc Ericsson Việt Nam, Lào và Campuchia Denis Brunetti chia sẻ: “Mạng di động luôn đóng vai trò trung tâm trong tầm nhìn “Xã hội kết nối” (Networked Society) mà Ericsson đang phát triển tại Việt Nam trong hai năm qua. Để có thể hiện thực hóa được những lợi ích của “Xã hội kết nối” và tối đa hóa tiềm năng của 3G tại Việt Nam, các nhà mạng trong nước cần tiếp tục giải quyết 5 yếu tố “S”. 

Cũng với mong muốn để 3G giành thắng lợi, ông Mike Mc Donald, Giám đốc Công nghệ khu vực Đông Nam Á của Huawei cho biết cần phải có sự hợp lực của “thiết bị đầu cuối, hạ tầng mạng viễn thông và điện toán đám mây”. Các thiết bị thông minh không chỉ có điện thoại, máy tính bảng và máy xách tay mà còn là M2M (Machine-to-Machine). Hạ tầng mạng là ứng dụng công suất mạng siêu cao nhận biết mạng với độ bao phủ mọi nơi. Và Đám mây là các ứng dụng không nhận biết thiết bị sáng tạo sẽ thúc đẩy hơn nữa sự cộng tác xã hội.

Chuyển mạng giữ số để nhà mạng cạnh tranh chất lượng

Theo ông Tom Kershaw, Phó Tổng giám đốc Telecordia Technologies, công ty vừa được Ericsson mua lại, cho biết giải pháp “Chuyển mạng giữ số (MNP) sẽ rỡ bỏ rào cản cạnh tranh giả tạo và cho phép các nhà mạng cạnh tranh dựa trên chất lượng và sáng tạo; Giúp giảm ARPU do hiện tượng đa SIM; nhiều nhà mạng tăng trưởng sau khi MNP được triển khai và trong khoảng thời gian 2 năm, các mạng quốc gia sẽ bùng nổ, hiện đại và sẵn sàng cho tăng trưởng.

Việt Nam triển khai hệ thống MNP tại thời điểm này là “rất đúng lúc”. Công nghệ này hiện đã ổn định và chín muồi trên thế giới, nhiều nước đã triển khai thành công và có nhiều bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng, ông Tom Kershaw phân tích. Chẳng hạn như Ấn Độ, một quốc gia Nam Á đã thực hiện chuyển mạng thành công cho một thị trường có tới 850 triệu thuê bao, sẽ tăng lên 1,1 tỷ thuê bao vào năm 2015 và 14 nhà khai thác ở 22 khu vực riêng rẽ. Cục Viễn thông của nước này đã quyết định chia Ấn Độ thành hai khu vực để triển khai MNP theo quyết định được ban hành vào năm 2009, hoạt động vào ngày 20/1/2011. Tổng chi phí ước tính là 250 triệu USD. “Trên thực tế, Ấn Độ có hệ thống chuyển mạng giữ số lớn nhất thế giới và họ đã thành công”, ông Tom Kershaw cho biết.

Nhiều chuyên gia tại Hội nghị cho rằng công nghệ MNP không còn là rào cản mà quy hoạch phù hợp mới là chìa khóa quan trọng. Tuy nhiên, việc chuyển mạng giữ số cần phải có vài năm để xây dựng kế hoạch hợp lý, khi triển khai thực tế sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Bản đồ chuyển mạng giữ số trên thế giới của Telecordia

“Việc triển khai MNP không phải chuyện bất khả thi. Vấn đề chỉ nằm ở thời gian: đâu là thời điểm phù hợp và cách triển khai như thế nào. Thực tế vẫn có khoảng 5 - 6 nước triển khai mỗi năm. Một số nước mất một tháng mới có thể chuyển mạng giữ số, nhưng tại Mỹ, dịch vụ này chỉ mất đúng một giờ", ông Tom Kershaw nói thêm.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cần xây dựng một trung tâm dữ liệu tập trung. Kho số chung quốc gia là một tài nguyên quốc gia rất quan trọng và cần có một hệ thống mới để quản lý. Lý tưởng nhất là do bên thứ ba quản lý để có thể thúc đẩy và điều phối các nhà khai thác công bằng, hiệu quả. Việt Nam cũng cần xem xét thiết kế nội dung và thương mại để hướng tới các ứng dụng và tính năng mới.

6 logic kinh doanh gia tăng giá trị cho băng rộng di động

Trong đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2009, băng rộng di động có tác động mạnh mẽ vào kinh tế - xã hội của toàn cầu và của các nước. Nếu có 10% dân số truy cập băng rộng thì tương đương 1,21% tăng trưởng  GDP với các nước đang phát triển và 1,38% GDP với các nước đang phát triển.

Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT Đoàn Quang Hoan cho biết việc phát triển băng rộng không chỉ là phát triển hạ tầng mà phải quan tâm đến các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ nội dung số.

Trong khi đó, Ericsson gợi ý 6 logic kinh doanh giúp các nhà mạng gia tăng giá trị cho dịch vụ băng rộng di động, thông qua việc giảm thiểu các thuê bao ngưng sử dụng dịch vụ, cải thiện APRU, thúc đẩy khả năng thâm nhập thị trường, mang đến các giá trị gia tăng ngoài việc cung cấp kết nối và đảm bảo doanh thu dài hạn.

Ericsson đang triển khai chiến dịch UNPLUG! với các khách hàng trên toàn thế giới để chia sẻ sâu hơn 6 logic kinh doanh này. “Unplug” không có nghĩa chúng ta phải phá bỏ các nguyên lý cơ bản mà nó cần được hiểu là theo nghĩa vượt qua những cách tiếp cận thông thường, phá vỡ tư duy cũ hay những lối mòn trong suy nghĩ. Chúng ta nên nhìn nhận “Unplug”  như là một khái niệm để chỉ sự khơi dậy những ý tưởng sáng tạo, mở ra các khả năng kinh doanh tiềm tàng và phát huy tối đa giá trị những tài sản chúng ta vốn có.

6 logic UNPLUG của Ericsson

Theo cách tiếp cận của Ericsson, “Unplug” bao gồm 6 logic cơ bản:

The Incentivist - Logic về sự “khuyến khích”:  Đây là logic về việc đưa ra những ý tưởng để tạo ra những chương trình khuyến mại có thể áp dụng đối với việc kinh doanh di động băng rộng, theo đó, nguyên lý cơ bản đó là người sử dụng sẽ càng được lợi và được ưu tiên nếu họ sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều

The here and now - Logic về tính thời điểm: Logic này gợi ý các nhà mạng về việc dự đóan những trường hợp mà ở đó người sử dụng có nhu cầu sử dụng dịch vụ cao hơn so với bình thường và dựa vào đó, tạo ra những gói cước ngắn hạn, phù hợp theo nhu cầu của họ tại thời điểm đó với mức giá thành hợp lý.

The one-trick pony - Logic về sự tập trung: Dựa vào logic này, thay vì đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau cho tất cả đối tượng người sử dụng trong cùng một gói cước, các nhà mạng cần tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu sử dụng của từng đối tượng khách hàng và chỉ tập trung phát triển các gói cước phù hợp với nhu cầu thực tế của họ.

The add - on - Logic về giá trị gia tăng: Chúng ta cần nghĩ đến việc tạo ra các giá trị “thêm”, đưa ra gói dịch vụ “all-in-one” cho phép dùng chung và kết nối tất cả các thiết bị khách hàng theo tiêu chuẩn của gói dịch vụ đó.

The management - Logic về hiệu quả quản lý: Logic đề cập đến việc sử dụng dịch vụ di động băng rộng cho hoạt động quản lý kinh doanh với việc sử dụng những gói dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp nhằm mục đích giúp các công việc điều hành, quản lý và hậu cần của họ trở nên dễ dàng, tiết kiệm và thông minh hơn

The Invisible: Các nhà mạng nên hướng đến việc mang đến sự kết nối liên tục bằng việc tích hợp dịch vụ di động băng rộng vào các thiết bị mà ở đó người sử dụng không bị bắt buộc phải đăng ký sử dụng di động băng rộng, thay vì thế tiêu dùng nó như một chức năng “sẵn có” trong thiết bị.

Thị trường Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của việc sử dụng dịch vụ dữ liệu di động cho điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị kết nối thông minh khác. Sự phát triển này là một tín hiệu mừng đối với một thị trường đang dần trở nên ngày một bão hòa với các dịch vụ thoại cơ bản khi các nhà mạng trong nước có thể xây dựng và phát triển các dịch vụ dữ liệu di động. Cánh cửa kinh doanh mở ra cho tất cả những nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông và người chiến thắng là người có những phương thức kinh doanh mới, tạo ra những giá trị sử dụng thích hợp nhưng khác biệt và ưu việt cho người tiêu dùng dịch vụ của họ.

Di động đang thay đổi nền kinh tế

Vừa qua, Gangnam Style - màn trình diễn của ca sỹ Hàn Quốc Park Jae Sang sẽ chẳng thể nào trở thành hiện tượng âm nhạc khiến cả thế giới “choáng váng” nếu không có sự hỗ trợ đắc lực từ truyền thông xã hội.

“Nhưng điều đáng chú ý là Mỹ là quốc gia xem Gangnam style nhiều nhất, sau đó là Anh, Canada, Hàn Quốc. Điều này chứng tỏ truyền thông di động không bó hẹp người dùng ở đâu, thiết bị gì được sử dụng. Trong 1, 2 năm tới tổng lưu lượng trên mạng sẽ tăng đột biến”, ông James T.C Tan, Trưởng bộ phận chiến lược và tìm kiếm di động của Google cho biết.

Tại Việt Nam, giá cước 3G đã rẻ, giá smartphone dưới 4 triệu đồng, sắp tới còn còn rẻ hơn, truy cập trên bất cứ nền tảng nào (platform) nào đã thúc đẩy lưu lượng mạng đáng kể.

Di động (mobile) đang thay đổi nền kinh tế thật, thay đổi thế giới, ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng giám đốc Công ty Truyền thông cho biết. Lấy ví dụ dễ nhận thấy như nhiều người muốn đi taxi họ không cần phải gọi đến tổng đài điện thoại của công ty taxi để gọi xe nữa mà họ chỉ tìm ứng dụng taxi gần nhất. Điều này tương tự với việc đặt nhà hàng qua ứng dụng. Như vậy các ứng dụng taxi, nhà hàng trở thành chủ của hãng taxi, nhà hàng. Điều này làm thay đổi nền kinh tế thật, đó là doanh thu sẽ đến từ phí tải ứng dụng, phí thuê bao.

Các bên tham gia vào nền kinh tế này có Apple, Google, nhà sản xuất thiết bị Android, các công ty viễn thông, nhà phát triển ứng dụng, nhà cung cấp nội dung, nhà phân phối ứng dụng, cửa hàng ứng dụng, cửa hàng không chính thức, mạng quảng cáo.

Có thể nói tương lai di động Việt Nam cần phải nắm lấy các cơ hội ứng dụng di động đang bùng nổ cũng như hợp tác sâu sắc hơn nữa giữa các công ty khi tham gia vào nền kinh tế di động.

Lan Phương

26 câu chuyện thú vị về công nghệ giờ mới tiết lộ

(ICTPress) - Công nghệ là một điều tuyệt vời, và những ai đã tiếp cận thường có những thuận lợi. Chúng ta chụp ảnh và chia sẻ tệp JPEG ngay với bạn bè, gia đình vì các hình ảnh sẽ đến ngay người người nhận mà không phải quan tâm JPEG vận hành ra sao và JPEG có ý nghĩa gì.

Chúng ta kinh ngạc trước các trang web mới, đôi khi không rõ làm thế nào mà HTML có thể thúc đẩy. Chúng ta sử dụng Siri, mà không quan tâm tới lệnh thoại chính là một sự tiến hóa của máy ghi tiếng của Alexander Graham Bell. Chúng ta đang bấm phím trên các máy tính xách tay QWERTY và điện thoại thông minh suốt ngày, nhưng tại sao những chữ cái lại được sắp xếp như vậy?

Mashable đã cùng với Outlook.com mang tới cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện về công nghệ hàng ngày. Dưới đây có thể đề cập một công nghệ mà bạn có thể đã không biết, và có nhiều công nghệ đến từ đâu - hãy cùng lướt qua các câu chuyện đằng sau những thuật ngữ công nghệ này:

1. Sản phẩm năm 1996 của nhà thiết kế Jonathan Gay là FutureSplash Animator, một phần mềm sau đó trở thành Adobe Flash, hiện là một nền tảng hỗ trợ thế hệ kế tiếp của các công cụ web tương tác, trong đó có HTML5.

2. JavaScript được Brendan Eich tại Netscape sáng tạo lần đầu vào năm 1995, có biệt hiệu Mocha trong khi phát triển và cuối cùng được đặt tên JavaScript vượt trên sự phổ biến của Java (một ngôn ngữ lập trình khác).

3. Năm 2009, Satoshi Nakamoto đã tung ra máy khách Bitcoin đầu tiên và sau đó phổ biến trở thành các Bitcoin đầu tiên.

4. Broadband (băng rộng) được nhiều tiêu chuẩn khác nhau định nghĩa như là khả năng truyền dữ liệu ở tốc độ 1,5 hay 2 Megabit/s (Mbits) - kiểu tốc độ này cần thiết cho định luồng video phân giải cao, chơi game trực tuyến và gửi và nhận một khối lượng lớn dữ liệu.

5. Siri, bạn có biết lịch sử của lệnh thoại (voice command)? Ngược lại những năm 1870, Thomas Edison đã phát minh ra máy quay đĩa, và Alexander Graham Bell và hai cộng sự nghiên cứu một máy ghi âm thanh “dictaphone”.

6. Thành viên nhóm công tác công nghệ ứng dụng Web HyperText (WHAT) là Ian Hickson đã viết và đưa ra bản soạn thảo HTML5 đầu tiên vào năm 2008.

7. Vệ tinh GPS đầu tiên được khai trương vào năm 1978, và một loạt 24 vệ tinh đã vận hành vào năm 1995.

8. Steve Wilhite của Compuserve đã công bố GIF vào tháng 6/1987. Nhưng ông đã không được nhìn thấy điều này.

9. Phillip Katz đã phát minh ra ZIP file vào năm 1986, và lần đầu tiên được triển khai với chương trình PKZip cho công ty của Katz, công ty PKWare.

10. Emoticons (các biểu tượng cảm xúc) lần đầu tiên được Scott Fahlman, một nhà khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon, sử dụng vào ngày 19/9/1982. Scott Fahlman đã sáng tạo một khuôn mặt cười và một khuôn mặt khóc bằng một dấu hai chấm, một dấu nối và dấu ngoặc đơn.

11. Các bàn phím QWERTY được Christopher Sholes, người sáng tạo ra máy chữ, thiết kế vào năm 1868. Tuy nhiên, các sắp đặt bàn phím khác, như Dvorak và Capewell, có rất nhiều.

12. Khi tham gia vào các trò chơi trực tuyến nhiều người chơi rộng lớn Massive Multiplayer Online Role-Playing Games (MMORPGS), thế giới của Warcraft là trò chơi hàng đầu. Trò chơi này đã có hơn 10 triệu người chơi kích hoạt và tạo ra hàng tỷ USD về doanh thu cho người sở hữu Activision Blizzard kể từ khai khai trương vào cuối năm 2008.

13. IBM Simon là chiếc điện thoại đầu tiên với một màn hình cảm biến, được tung ra vào năm 1992. Nó được xem như là “smartphone” đầu tiên mặc dù thuật ngữ đã chưa được hình thành.

14. Các ngôn ngữ Style sheet đã tồn tại kể từ những năm 1980, nhưng việc chuẩn hóa và triển khai các style sheet cuộn, hay CSS vào năm 1996 được xem như là một trong những ngôn ngữ tiến hóa cho phát triển web.

15. Bluetooth được đặt tên theo một vị vua Đan Mạch, người đã thống nhất các vùng lãnh thổ khác nhau.

16. TCP/IP – cho phép các máy tính kết nối lẫn nhau và dành cho các ứng dụng để gửi dữ liệu đi và về - ban đầu được Vint Cerf và Bob Kahn phát triển, trong khi có hợp đồng hợp Bộ quốc phòng Mỹ.

17. Comic Sans đã được nhà thiết kế font trước đây của Microsoft Vincent Connare, người dã sáng tạo ra các font nổi tiếng khác như Trebuchet và một số font Wingdings, thiết kế.

18. Theodore George Paraskevakos đã lấy bằng sáng chế cho khái niệm điện thoại thông minh (smartphone) cơ bản vào năm 1974.

19. Tiềm năng của MP3 được hiện thực hóa khi một bài hát capella “Tom’s Diner” của Suzanne Vega [Spotify link] có thể được mã hóa, nén và tua lại mà không cần phải vặn vẹo giọng nói của Vega, kỹ sư âm thanh Karlheinz Brandenberg cho biết.

20. Wi-Fi không viết tắt của điều gì - đây là 1 trong 10 lựa chọn tên thương hiệu từ công ty tư vấn Interbrand.

21. Hơn 3 tỷ sản phẩm USB được xuất xưởng mỗi năm.

22. Chuột máy tính đầu tiên làm bằng gỗ.

23. JPEG viết tắt của Joint Photographic Experts Group, nhóm chuyên gia phát triển chuẩn JPEG.

24. Nhắn tin văn bản (Text Messaging), hay SMS, đã được Friedhelm Hillebrand và Bernard Ghillebaert phát triển ở công ty Franco-German GSM vào năm 1984.

25. Morton Heilig, cha đẻ của công nghệ ảo thực, đã lấy bằng sáng chế cho máy mô phỏng Sensorama vào ngày 28/8/1962. Công nghệ này đã phát triển thành công nghệ tương tác thời gian thực (augmented reality)

26. Vào năm 1910, Nathaniel Baldwin đã phát minh ra tai nghe trong bếp của nhà mình ở Utah.

Quang Minh

Tại sao ĐTDĐ thúc đẩy các nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn

(ICTPress) - Các nghiên cứu đã tiếp tục chứng minh mạng điện thoại di động (ĐTDĐ) giúp các nền kinh tế tăng trưởng. Và đó không chỉ là bởi vì con người xây dựng mạng lưới và bán điện thoại.

Bằng cách tăng luồng thông tin, ĐTDĐ làm tăng hiệu suất và hiệu quả và mở ra các thị trường mới và các hình thức kinh doanh mới cho các nền kinh tế.

Nghiên cứu chứng minh cho thấy việc tăng cường truy cập Internet di động cũng sẽ tạo động lực cho các nền kinh tế. Một nghiên cứu gần đây đã nghiên cứu tác động của các kết nối dữ liệu di động 3G nhanh hơn so với các kết nối 2G chậm hơn. Nghiên cứu được nhóm thương mại di động của Hiệp hội di động GSM, Deloitte và Cisco tiến hành đã khảo sát 96 thị trường phát triển và đang phát triển từ 2008 đến 2011. Khi một thị trường đạt một sự chuyển đổi 10% từ 2G lên 3G, GDP trên tăng trưởng theo đầu người tăng trung bình 0,15%. Một nhánh nghiên cứu riêng đối với 14 nước từ 2005 đến 2010 cho thấy việc sử dụng dữ liệu di động gấp đôi sẽ làm tăng 0,5%/tăng trưởng theo đầu người.

Tác động của việc tăng 10% thâm nhập di động đối với hiệu suất. Việc thâm nhập di động của Việt Nam đạt 35% thì hiệu suất tăng khoảng 2,5% (Nguồn: Deloitte analysis)

Các nước có mức độ sử dụng dữ liệu trên mỗi kết nối 3G cao hơn như Nga, Hàn Quốc và Anh đã cho thấy GDP tăng trên tăng trưởng theo đầu người ít nhất là 1%. Ấn Độ là nước thấp nhất trên thang đánh giá vì không có phần trăm tăng trưởng từ việc sử dụng 3G, vì nước này bắt đầu triển khai 3G vào năm 2011 sau nhiều năm mắc kẹt.

Hiện toàn cầu có 1 tỷ thuê bao ĐTDĐ 3G, chiếm 18% số người sử dụng ĐTDĐ, tăng hơn 1/3 trong năm 2011.

Thực tế cho thấy việc tăng sử dụng dữ liệu băng rộng di động tốc độ cao dẫn tới trung bình thu nhập theo đầu người lớn hơn đòi hỏi việc cần thiết tăng đầu tư vào mạng di động cũng như các chính sách của chính phủ để tăng đầu tư trong đó có phân bổ phổ tần bổ sung, TS. Robert Pepper, Phó Chủ tịch phụ trách chính sách công nghệ toàn cầu tại Cisco cho biết.

QM

10 “chiêu” ứng dụng hiệu quả Facebook cho hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu

(ICTPress) - Tính tới 24/10/2012, số người dùng Facebook tại Việt Nam đã lên tới 9.117.480 người, tăng 5.479.000 người dùng trong vòng 6 tháng vừa qua. Trung bình 1 ngày, Facebook có thêm hơn 30.000 người Việt Nam tham gia mạng xã hội này.

Độ tuổi tham gia nhiều nhất và có tốc độ tăng nhanh nhất thuộc hai nhóm từ 18 - 24 và 25 - 34 tuổi, là hai nhóm người tiêu dùng có nhu cầu cao và khả năng chi trả tốt.

Tăng trưởng người sử dụng Facebook và nhân khẩu học đối với Việt Nam
Tăng trưởng sử dụng Facebook ở Việt Nam theo độ tuổi

Các mạng xã hội khác Linked, Twitter, Google+, Pinterest cũng có lượng người dùng trên thế giới tăng vọt và đang tác động lớn tới người dùng Internet tại Mỹ. Tuy vậy, tại Việt Nam các mạng xã hội này tác động không đáng kể.

Theo các kết quả nghiên cứu, Facebook hiện đã tạo nên một mạng kết nối bạn bè quan trọng: 60% số việc làm tìm thấy thông qua bạn bè, 90% số người được hỏi cho biết tin tưởng bạn bè hơn các bình luận của các chuyên gia.

Nghiên cứu của Comscore về 1000 thương hiệu đứng đầu cho thấy trung bình số lượng bạn bè của người hâm mộ trên trang fanpage lớn gấp 81 lần số lượng khách hàng của 1 thương hiệu.

Với những dữ liệu thuận lợi này, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook Việt Nam tại Hội nghị định Tiếp thị trực tuyến thường niên 2012 vừa được Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ Nova và Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức đã chia sẻ 10 đề xuất ứng dụng hiệu quả Facebook cho hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp:

  1. Sau khi tạo ra trang Facebook nên viết những nội dung ngắn gọn trong vòng 3 dòng từ 100 và 250 ký tự sẽ có tỷ lệ người xem và người thích hơn 60% so với nội dung có nhiều hơn 250 ký tự.
  2. Đăng những hỉnh ảnh và video cụ thể vì theo thống kê Facebook khi đưa hình ảnh lên số lượng tương tác tăng lên 100%, 120% và 180% và càng thú vị khi có lời chú thích cuối.

  3. Nên đưa thông tin thường xuyên để tạo sự kết nối lâu dài, nhấn mạnh vào sự kiện cần gây chú ý.

  4. Nên hỏi ý kiến của người hâm mộ (fan), tạo nên những cuộc hội thoại, sự kết nối và đồng thời cũng tìm kiếm sự đóng góp ý kiến của họ về dịch vụ, sản phẩm của bạn. Triết lý của Facebook về chiến dịch quảng bá không nên đưa chiến dịch xây chung quanh sản phẩm mà xây dựng xung quanh con người (social), tìm hiểu vì sao khách hàng quan tâm tới sản phẩm. Ví dụ, có khách hàng quan tâm máy tính nhưng chưa chắc quan tâm Levono, mà lại quan tâm Sony… nên khi người đó thích Sony thì doanh nghiệp cần đưa quảng cáo Sony. Nói tóm lại, cần hỏi fan của mình.

  5. Đặt câu hỏi, những khảo sát với những lựa chọn, để họ có thể chỉ cần 1 nhấn chuột đã cho bạn kết quả khảo sát.

  6. Để họ tham gia vào bài viết của bạn với dạng điền tiếp vào chỗ trống là một cách rất hiệu quả, tới hơn 90% số người tham gia so với việc đăng bài bình thường.

  7. Dành cho người hâm một trên Facebook của bạn những độc quyền thông tin riêng như: những thông tin phía sau.

  8. Dành cho họ những ưu đãi đặc biệt khi họ là thành viên trang của bạn: chương trình khuyến mãi, phân phối mã phiếu giảm giá…

  9. Đặc biệt lưu ý cập nhật thông tin đề cập chủ đề của những ngày lễ, kỷ niệm, dịp đặc biệt, thống kê cho thấy chủ đề nói đến ngày 2/9 thu hút được hơn 90% quan tâm so với các chủ đề khác.

  10. Có sự tập trung bài viết đến đối tượng cụ thể.

Một điểm nữa mà ông Tước cho rằng các doanh nghiệp trước khi định làm lớn có thể tận dụng Facebook thăm dò khả năng ban đầu nhờ việc xây dựng fanpage. Với fanpage mọi cá nhân và doanh nghiệp không tốn đồng nào và chỉ mất có 5 phút để tạo được một trang fanpage. Khi doanh nghiệp đã phát triển cần quảng bá sản phẩm thương hiệu chuyên nghiệp hơn nữa thì Facebook có những trang cao cấp hơn, nhiều chức năng thương mại thậm chí có thể thực hiện thanh toán thì lúc đó Facebook mới tính tiền.

Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà ngay một người bình thường như sinh viên, nhân viên văn phòng nếu bỗng dưng có ý tưởng về một sản phẩm cũng có thể tận dụng Facebook. Nhờ Facebook họ có thể thăm dò hỏi ý kiến bạn bè. Bạn bè, người thân của bạn có thể nhanh chóng bình luận ý tưởng của bạn. Nếu bạn bè ủng hộ nhiều, bạn có thể quyết định tiếp tục phát triển ý tưởng.

 Minh Anh

Hiểm họa khi trình duyệt không được cập nhật

(ICTPress) - Kết quả nghiên cứu của Kaspersky Lab cho thấy khi một phiên bản mới của trình duyệt được phát hành, phải mất hơn một tháng thì hầu hết người dùng mới nâng cấp trình duyệt mình đang sử dụng. 23% người dùng đã không cài đặt phiên bản mới nhất của trình duyệt web mà họ sử dụng. Việc sử dụng phần mềm không được cập nhật trở nên phổ biến và có khả năng gây mất an toàn thông tin cho chính người dùng.

Trình duyệt web là phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất và được cài đặt hầu hết trên các máy tính. Phần lớn các cuộc tấn công mạng hiện nay đều thông qua các lỗ hỗng bảo mật trong các ứng dụng trình duyệt hoặc chức năng plug-in trong trình duyệt. Chính vì thế, việc nâng cấp trình duyệt web với các bản sửa lỗi bảo mật và các tính năng bảo vệ mới là vô cùng quan trọng đối với người dùng. Sử dụng dữ liệu vô danh được thu thập từ đám mây của Kaspersky Security Network, Kaspersky Lab đã tiến hành phân tích các mẫu trình duyệt web được hàng triệu khách hàng trên thế giới sử dụng và đã khám phá được một số vấn đề đáng báo động.

23% người dùng vẫn sử dụng các trình duyệt web cũ hoặc không được cập nhật đã tạo ra một khoản cách lớn trong vấn đề bảo mật trực tuyến: 14,5% người dùng vẫn sử dụng các trình web cũ, 8,5% vẫn sử dụng trình duyệt web không được cập nhật.

77% khách hàng của Kaspersky Lab sử dụng trình duyệt đã được cập nhật (phiên bản mới nhất hoặc phiên bản đang được thử nghiệm).

Khi một phiên bản mới của trình duyệt được phát hành, phải mất ít nhất là một tháng để người sử dụng thực hiện việc nâng cấp. Trong khi đó, tội phạm mạng có thể tiến hành khai thác thông qua các lỗ hỗng trình duyệt web chỉ trong vài giờ.

Trong số 5 trình duyệt web thông dụng nhất, tỷ lệ người sử dụng các trình duyệt này được Kaspersky Lab thống kê như sau: Internet Explorer là trình duyệt phổ biến nhất (37,8%), tiếp theo là Google Chrome (36,5%); Firefox chiếm vị trí thứ 3 với 19,5%; Tỷ lệ người dùng cài đặt các phiên bản mới nhất: Internet Explorer chiếm 80,2%; Chrome chiếm 79,2%, Opera chiếm 78,1%; Firefox chiếm 66,1%; Thời gian chuyển tiếp cần thiết cho đa số người dùng chuyển sang phiên bản mới nhất: Chrome -32 ngày, Opera -30 ngày, Firefox-27 ngày.

Biểu đồ tỷ lệ người sử dụng 5 trình duyệt phổ biến nhất

Một phát hiện quan trọng khác của cuộc khảo sát là các phiên bản đặc biệt của trình duyệt web được hầu hết các khách hàng của Kaspersky Lab sử dụng thường xuyên. Số liệu thống kê của Kaspersky Lab cho thấy rằng 23% người dùng đã không cài đặt phiên bản mới nhất của trình duyệt web mà họ sử dụng. Trong số 23% này, gần 2/3 người (chiếm 14,5%) sử dụng các phiên bản cũ và 8,5% còn lại sử dụng phiên bản không được cập nhật. Điều đó có nghĩa là trong 10 người sử dụng sẽ có 1 người sử dụng trình duyệt không được cập nhật để kiểm tra tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân.

Ví dụ đáng chú ý nhất của các trình duyệt lỗi thời là Internet Explorer 6 và 7 chiếm tới 3,9 % thị phần tương đương với hàng trăm ngàn người dùng trên toàn thế giới. Kể từ khi ba trình duyệt (Opera, Chrome và Firefox) được cập nhật chỉ trong một thời gian ngắn trước tháng 8 năm 2012, tốc độ cập nhật của 3 trình duyệt này đã được tính toán là số ngày cần thiết cho các phiên bản trình duyệt mới đạt được thị phần tương tự như các phiên bản trước. Phải mất từ 5 đến 9 ngày cho một phiên bản mới vượt qua thị phần của phiên bản cũ và phải mất 1 tháng để đa số người dùng chuyển sang sử dụng phiên bản mới.

Khảo sát hoạt động của người dùng đã cho thấy trong khi đa số người sử dụng Internet siêng năng cập nhật trình duyệt web thì vẫn còn hàng chục triệu người dùng không cập nhật trình duyệt cũng như các ứng dụng quan trọng.

Mặc dù báo cáo này chủ yếu bao gồm các dữ liệu của người dùng cá nhân nhưng các công ty cũng nên dành sự chú ý đặc biệt về kết quả nghiên cứu này. Trong khi người dùng cá nhân có nhiều tự do hơn để cập nhật những phần mềm đã cài đặt như trình duyệt web nhân viên trong các doanh nghiệp thường bị giới hạn trong việc cập nhật các phiên bản phần mềm mới nhất. Do đó, việc sử dụng phần mềm không được cập nhật trở nên phổ biến và có khả năng gây nguy hiểm trong môi trường kinh doanh.

Andrey Efremov, Giám đốc nghiên cứu cơ sở hạ tầng đám mây và Whitelist của Kaspersky Lab cho biết: “Nghiên cứu mới của chúng tôi đã cho thấy một bức tranh đáng báo động. Trong khi hầu hết người dùng thực hiện chuyển đổi phiên bản trình duyệt mới nhất trong một tháng thì vẫn còn khoảng ¼ người dùng không thực hiện việc cập nhật này. Điều này đồng nghĩa hàng triệu máy tính có khả năng bị các phần mềm độc hại mới và nổi tiếng tấn công. Đây là bằng chứng mạnh mẽ về nhu cầu cấp thiết cần có các phần mềm bảo mật thích hợp có khả năng phản ứng với các mối đe dọa mới trong vài phút chứ không phải là vài ngày hoặc thậm chí là cả tuần”.

Minh Thiện