Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

MobiFone ký thỏa thuận với Ericsson về việc quản lý tập trung

Tóm tắt: 

(ICTPress) - MobiFone đã ký thỏa thuận với Ericsson về việc quản lý tập trung sáu Trung tâm Thông tin di động ở Việt Nam tại một Trung tâm Vận hành mạng tập trung đặt tại Hà Nội.

(ICTPress) - Thông tin từ Ericsson Việt Nam vừa cho biết: MobiFone đã ký thỏa thuận với Ericsson về việc quản lý tập trung sáu Trung tâm Thông tin di động ở Việt Nam tại một Trung tâm Vận hành mạng tập trung đặt tại Hà Nội. Theo thỏa thuận này, Ericsson sẽ đưa chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và tích hợp hệ thống để quản lý thống nhất sự vận hành của mạng di động và triển khai một hệ thống quản lý tập trung.

MobiFone đang triển khai và tích hợp hệ thống vận hành khai thác quản lý tập trung nhằm nâng cao năng lực giám sát và quản lý mạng lưới. Khoảng 30 triệu thuê bao sẽ được tận hưởng lợi ích từ chất lượng mạng ngày càng tiên tiến nhằm đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ mới trong tương lai với chất lượng tối ưu nhất.

Ericsson sẽ thực hiện một chương trình quy mô về hỗ trợ vận hành kỹ thuật mạng thông qua việc thiết lập nền tảng Quản Lý Mạng và quản lý tập trung sáu Trung tâm Thông tin di động của MobiFone toàn quốc thành một Trung tâm vận hành tập trung.

MobiFone cung cấp dịch vụ di động GSM vào năm 1993 và dịch vụ 3G vào năm 2009 và hiện trở thành một trong những mạng di động hàng đầu tại Việt Nam với thị phần 32%. MobiFone có trên 30 triệu thuê bao và sáu Trung tâm Thông tin di động tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và Đồng Nai. MobiFone được vinh danh là Doanh nghiệp viễn thông di động có chất lượng dịch vụ tốt nhất năm 2010 tại lễ trao giải ICT Award do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch MobiFone cho biết “Sự hợp tác với Ericsson trong dự án quản lý tập trung các Trung tâm Thông tin di động là bước kế tiếp trong nỗ lực của chúng tôi trong việc nâng cao chất lượng mạng và duy trì vị trí hàng đầu về việc cung cấp các dịch vụ chất lượng trên thị trường. Với việc triển khai hệ thống quản lý mạng thống nhất, chúng tôi sẽ đảm bảo cơ chế vận hành hiệu quả và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao trong việc cung cấp các dịch vụ mới tới khách hàng”.

Đặc điểm của thị trường Việt Nam là tỉ lệ người sử dụng di động ngày càng cao, với sự ra đời của ngày càng nhiều dịch vụ, ứng dụng và các loại thiết bị di động mới. Hiện có khoảng 140 triệu đăng ký di động trong thị trường 90 triệu dân. Theo ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam: “Trong những năm gần đây, số lượng thuê bao di động ở Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng và tỉ lệ dân số sử dụng di động đã lên tới trên 150%. Do đó chất lượng mạng và năng lực đưa ra thị trường những dịch vụ và thiết bị mới là hết sức cần thiết để giữ các khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới. Việc quản lý tập trung các Trung tâm Thông tin di động và triển khai Hệ thống quản Lý mạng thống nhất sẽ giúp MobiFone khẳng định vị trí hàng đầu của mình trên thị trường”.

Ericsson sẽ cung cấp Hệ thống quản lý mạng tích hợp và thống nhất kết hợp với các dịch vụ về tư vấn vận hành mạng. Hệ thống quản lý mạng bao gồm quản lý cơ chế báo lỗi - xác định nguyên nhân các lỗi của mạng; quản lý chất lượng mạng - đo lường sự hoạt động của các thành phần cơ bản của mạng; thông báo các lỗi kỹ thuật - quản lý các lỗi hoặc các vấn đề trục trặc cùng với nguồn lực của mạng; quản lý cấu hình mạng -  quản lý việc lắp đặt các thiết bị trên mạng.

Dr. Hakan Ohlsen, Giám đốc Công nghệ và Công nghiệp của Ericsson APAC, giới thiệu về 4G

Là  nhà cung cấp giải pháp viễn thông số một thế giới, Ericsson luôn đưa ra những lựa chọn phù hợp cho các nhà khai thác mạng. Trong buổi hội thảo giới thiệu về 4G được Ericsson tổ chức gần đây, ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam và Tiến sĩ Hakan Ohlsen, Giám đốc Công nghệ và Công nghiệp của Ericsson khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Phụ trách lĩnh vực nghiên cứu phát triển cũng đưa ra những nhận định khách quan về vấn đề triển khai 3G và 4G ở Việt Nam. Đó là: hiện tại ở Việt Nam, 3G hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại và trong vài năm nữa. 4G sẽ là cần thiết khi Việt Nam thực sự cần một dung lượng rất lớn để đáp ứng nhu cầu thực tế.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành

4G - bao giờ triển khai?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Ngày 18/1/2012, ITU chính thức phê chuẩn chuẩn IMT-Advanced 4G trong đó bao gồm “LTE-Advanced” và “WirelessMAN-Advanced”. Câu hỏi đặt ra đối với các doanh nghiệp viễn thông là khi nào thì triển khai 4G?

(ICTPress) - Ngày 18/1/2012, ITU chính thức phê chuẩn chuẩn IMT-Advanced 4G trong đó bao gồm “LTE-Advanced” và “WirelessMAN-Advanced”. Câu hỏi đặt ra đối với các doanh nghiệp viễn thông là khi nào thì triển khai 4G?

Hiện tại trên thế giới 4G đang được triển khai theo LTE Release 8 và hiện đã có 17 mạng đã được triển khai thương mại trên toàn cầu, cung cấp dịch vụ cho khoảng 200 triệu thuê bao.Theo thống kê của Hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị di dộng (GSA), tính tới tháng 1 năm 2012, đã có 285 mạng di động trên 93 quốc gia cam kết sẽ triển khai LTE. Ngày nay, mạng LTE đã có thể cung cấp tốc độ lên tới 100Mbps, tuy nhiên tốc độ thay đổi tuy theo địa điểm và tải lượng mạng thời điểm đó của mỗi mạng. Hiện có khoảng 100 loại thiết bị LTE đã có mặt trên thị trường.

Tuy nhiên ở Việt Nam, giờ đây khách hàng của các mạng di động vẫn đang dần làm quen với các dịch vụ 3G và các nhà khai thác thì vẫn loay hoay với việc  phát triển mở rộng mạng 3G. Bao giờ cho đến 4G có vẻ như một câu hỏi khó.

Để giúp cho câu trả lời được sáng tỏ, ngày 23/2/2012, tại Hà nội, Công ty Ericsson Việt nam đã tổ chức hội thảo giới thiệu về 4G với sự tham gia của ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam và Tiến sĩ Hakan Ohlsen, Giám đốc Công nghệ và Công nghiệp của Ericsson khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Phụ trách lĩnh vực nghiên cứu phát triển.

Là một trong những người trực tiếp tham gia vào quá trình chuẩn bị cho việc phê chuẩn IMT-Advanced 4G của ITU, Tiến sĩ Hakan Ohlsen cho biết Ericsson tham gia tích cực vào quá trình xây dựng các đề xuất cho IMT-Advanced và hiện tại sở hữu 25% số bằng sáng chế trong lĩnh vực LTE. Thị phần cung cấp mạng LTE của Ericsson là 60%, trong đó cung cấp cho các nhà mạng 4G lớn nhất thế giới như Verizon, AT&T, Docomo và Sprint. Ericsson còn là nhà cung cấp dành hợp đồng dịch vụ Quản lý và vận hành mạng LTE đầu tiên trên thế giới và tính tới tháng 10/2011, công ty này đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị và dịch vụ cho 38 mạng trên 20 quốc gia toàn cầu. Mạng sử dụng thiết bị của Ericsson mang lại dịch vụ LTE cho khoảng 130 triệu thuê bao.

Trả lời câu hỏi về về sự phát triển của 3G tại Việt Nam và bao giờ là thời điểm thích hợp để triển khai 4G, ông Jan Wassenius - người hiểu rõ thị trường Việt Nam và ông Hakan Ohlsen - người nắm vững công nghệ 4G, cùng đưa ra nhận định:

Sự xuất hiện ngày càng nhiều loại thiết bị thông minh như smart phone, máy tính bảng với mức chi phí hợp lý tạo cơ sở cho nhu cầu sử dụng dữ liệu ngày càng cao ở Việt Nam và 3G là môi trường thích hợp để đáp ứng nhu cầu thực tế đó của người sử dụng. 3G cũng tạo điều kiện để nhiều ứng dụng thiết thực của CNTT được đi vào cuộc sống trong tương lai, có lợi cho người tiêu dùng, cho xã hội, cho nhà mạng, cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung.

4G sẽ là cần thiết khi Việt Nam thực sự cần một dung lượng rất lớn để đáp ứng nhu cầu thực tế. Hiện tại ở Việt Nam, 3G hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại và trong vài năm nữa. Khó có thể nói chính xác năm nào cần có 4G nhưng với thực tế là lưu lượng dữ liệu di động trung bình hàng năm tăng gấp 2 lần và dự kiến đến 2016 có 5 tỉ thuê bao băng rộng di động thì 4G sẽ là bước phát triển kế tiếp trong tương lai.

Là quê hương của tập đoàn viễn thông số một thế giới, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên nơi người dân được trải nghiệm các dịch vụ LTE thương mại. Ngày 28/6/2011, Ericsson đã thử nghiệm bước phát triển kế tiếp của LTE (LTE-Advanced) với Cục Viễn Thông và Bưu điện Thụy Điển. Thử nghiệm này diễn ra ở Kista, Thụy Điển, với tần số thử nghiệm do Cục Viễn Thông và Bưu Điện cho phép. LTE-Advanced cho thấy rõ tốc độ và dung lượng đáp ứng nhu cầu rất lớn của xã hội kết nối trong tương lai, dự kiến là 50 tỉ vào năm 2020. Dự kiến những giai đoạn đầu tiên của quá trình triển khai thương mại của LTE-Advanced sẽ diễn ra vào năm 2013.

Đây là thử nghiệm đầu tiên về LTE-Advanced trong môi trường di động, đạt tốc độ lên tới 1Gbps, gấp trên 10 lần so với tốc độ hiện tại ở các mạng LTE thương mại. Hệ thống thử nghiệm vận hành trên trạm phát sóng Ericsson RBS6000 multi-mode, multi-standard. Sự kết nối giữa RBS và một chiếc xe tải chuyển động đã tạo ra những kết nối thực trong môi trường di động, qua đó quan sát được chất lượng vận hành của mạng. Thử nghiệm đã sử dụng ba kênh liền nhau đồng thời 60MHz, so với mức tối đa là 20MHz hiện đang sử dụng ở các mạng LTE thương mại. Và 8x8 MIMO được sử dụng trong downlink.

Tham khảo trình diễn LTE-ADVANCED tốc độ 1 Gbps tại:

 Quý Minh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành

Từ kỹ thuật đến công nghệ

Tóm tắt: 

Thông thường, kỹ thuật và công nghệ hầu như đồng nghĩa với nhau. Công nghệ còn có vẻ… sang trọng hơn kỹ thuật nữa.

Thông thường, kỹ thuật và công nghệ hầu như đồng nghĩa với nhau. Công nghệ còn có vẻ… sang trọng hơn kỹ thuật nữa, khi nghe người bán xe quảng cáo: “Xe này thuộc công nghệ mới nhất!”. Thật ra, anh ta chỉ muốn nói đến kỹ thuật thôi, bởi khách hàng mấy ai quan tâm đến quy trình sản xuất ra chiếc xe ấy làm gì! Vậy, kỹ thuật và công nghệ quan hệ với nhau ra sao?

Cùng chung một gốc

Kỹ thuật (technique) và công nghệ (technology) đều có chung một gốc từ “téchne” (Hy Lạp), có nghĩa là “năng lực”, “tài khéo”. Nhưng “công nghệ” (technology) lại có thêm cái đuôi “logy”, từ gốc Hy Lạp “lógos”, là môn học hay phương pháp, do đó, đúng ra phải gọi là công nghệ học. Sự khác nhau chính là ở cái đuôi ấy!

Nói đơn giản, “kỹ thuật” là một phương pháp được sử dụng để đạt một kết quả nhất định, là cách thức tiến hành một hoạt động cần đến tài khéo. Trong khi đó, “công nghệ” là sự hiểu biết về một kỹ thuật, là việc sử dụng các khám phá khoa học và kỹ thuật trong thực tiễn, nhất là trong công nghiệp, chẳng hạn, công nghệ sinh học sử dụng kỹ thuật biến đổi gen để sản xuất đại trà một sản phẩm nào đó (kỹ thuật ấy vận hành như thế nào? Những nguy cơ và khả năng của nó? v.v.)

“Công nghệ” là hệ quả của kỹ thuật, vừa bao hàm những thành tố của kỹ thuật (công cụ, máy móc…), vừa áp dụng các phương pháp lý, hoá, sinh (tức những kỹ thuật) trong một mạng lưới tiếp liệu nhằm thu hoạch, chế biến hay sản xuất những chất liệu hay sản phẩm nhất định. Công nghệ, vì thế, có một bối cảnh lịch sử văn hoá, trở thành từ đồng nghĩa để chỉ một thời đại (như thời đại đồ đồng, đồ sắt, thời đại thông tin) hay một nền văn hoá (văn hoá lúa nước, văn hoá đồ gốm…) Làm việc với một kỹ thuật sẵn có, công nghệ xác định khuôn khổ cho năng suất về chất (tôi có thể sản xuất cái gì, với những điều kiện tiên quyết nào) cũng như về lượng (phí tổn, tỷ suất tăng trưởng). “High-Tech” và “Low-Tech” là khái niệm khá hàm hồ, được hiểu là công nghệ cao và công nghệ thấp, nhưng thực ra bao hàm trong đó (thường là một cách cố ý!) những giải pháp kỹ thuật phức tạp hoặc đơn giản, những kỹ thuật sản xuất tốn kém hoặc rẻ tiền. Trong ý nghĩa đó, từ “công nghệ” lan sang cả những lĩnh vực bên ngoài công nghiệp như công nghệ giáo dục và cả... công nghệ tiệc cưới! Trước khi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm “công nghệ”, ta hãy trở lại với khái niệm “kỹ thuật” mang nghĩa rộng hơn.

Hệ thống kỹ thuật

Kỹ thuật, tự nó, có nghĩa rất rộng: toàn bộ những đối tượng do con người làm ra (công cụ, máy móc…); là năng lực, tài khéo về thể chất (ví dụ: kỹ thuật nhảy xa), về tinh thần (kỹ thuật tính nhẩm), về xã hội (kỹ thuật quản trị doanh nghiệp); là một hình thức hoạt động hay nhận thức bất kỳ (có kế hoạch, có mục đích, có thể lặp lại…); là nguyên tắc chung của việc làm chủ thế giới chung quanh.

Bây giờ, nếu chỉ hiểu theo nghĩa hẹp (nghĩa thứ nhất), kỹ thuật là: toàn bộ những đối tượng do con người làm ra, nói gọn là “hệ thống kỹ thuật hay đồ vật”; toàn bộ những hành vi và thiết chế trong đó những hệ thống kỹ thuật ra đời; toàn bộ những hành động, trong đó những hệ thống kỹ thuật được sử dụng. Theo nghĩa đó, kỹ thuật không phải là một lĩnh vực tự tồn, cô lập, trái lại, gắn liền với kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá.

Dựa theo chức năng (biến đổi, chuyên chở, tích trữ…) và theo loại đối tượng (chất liệu hay vật liệu, năng lượng hay thông tin...), người ta thường chia ra thành chín lĩnh vực kỹ thuật: 1. kỹ thuật biến đổi chất liệu (ví dụ: kỹ thuật chế biến, kỹ thuật chế tạo, hay nói chung, kỹ thuật sản xuất); 2. kỹ thuật vận tải (kỹ thuật cung ứng, kỹ thuật giao thông); 3. kỹ thuật tích trữ (kỹ thuật kho bãi, xây dựng); 4. kỹ thuật chuyển hoá năng lượng; 5. kỹ thuật truyền tải năng lượng; 6. kỹ thuật tích trữ năng lượng; 7. kỹ thuật xử lý thông tin (kể cả đo đạc, điều khiển, điều chỉnh); 8. kỹ thuật truyền tải thông tin; 9. kỹ thuật tích trữ thông tin (kể cả in ấn, âm thanh, hình ảnh và phim ảnh). Ta có thể gộp chung (4) đến (6) thành kỹ thuật năng lượng, (7) đến (9) thành “kỹ thuật thông tin” hoặc chia nhỏ chúng hơn nữa.

Với đà kỹ thuật hoá gia tốc ngày nay, kỹ thuật đi sâu vào đời thường và sinh hoạt gia đình, đặt ra những vấn đề mới mẻ về hệ quả tâm lý – xã hội trong việc sử dụng kỹ thuật.

Trong quan hệ tương tác giữa con người và kỹ thuật, trước nay, người ta chỉ lưu ý đến lĩnh vực lao động công nghiệp (đối tượng nghiên cứu của khoa học lao động và xã hội học công nghiệp), nhưng với đà kỹ thuật hoá gia tốc ngày nay, kỹ thuật đi sâu vào đời thường và sinh hoạt gia đình, đặt ra những vấn đề mới mẻ về hệ quả tâm lý – xã hội trong việc sử dụng kỹ thuật. Thêm vào đó là những xu thế phát triển xã hội không ai có thể tiên liệu hết được: đầu thời kỳ công nghiệp hoá là xu thế tập trung vào đô thị và chuyển trọng tâm từ nông nghiệp sang công nghiệp; thời kỳ sau là phi tập trung hoá và sự phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ; nhiều ngành nghề cũ chết đi, nhường chỗ cho những ngành nghề hoàn toàn mới, kéo theo sự biến đổi cấu trúc của hệ thống giáo dục và công luận. Thêm nữa, những vật liệu mới của hệ thống kỹ thuật dù tinh vi đến đâu, kỳ cùng đều quy về nguồn gốc là những vật liệu tự nhiên và trở thành rác thải ở cuối vòng đời của chúng, tác động nghiêm trọng đến hệ thống sinh thái, khiến hệ thống kỹ thuật trở nên khả nghi và đáng sợ hơn bao giờ hết.

Thuyết tất định kỹ thuật?

Phát minh, sáng kiến kỹ thuật và truyền bá là ba giai đoạn hình thành hệ thống kỹ thuật. Khác với tri thức khoa học, phát minh kỹ thuật luôn nhắm tới khả năng được sử dụng. Vì thế, về nguyên tắc, phát minh kỹ thuật (thể hiện ở bằng sáng chế) không có tính vô vị lợi hay trung lập về mục đích. Sáng kiến kỹ thuật thì đòi hỏi phải được làm thí điểm, được cải tiến và sau cùng hình thành nhà máy và lo khai thác thị trường mới. Tất cả đều tốn kém, vì thế, không thể tách rời khỏi sự điều khiển của các thế lực kinh tế hay quân sự. Việc truyền bá được tôn vinh là sự “tiến bộ kỹ thuật” dù chưa biết chắc có là sự tiến bộ thực sự cho con người và xã hội hay không. Vào những thập niên cuối thế kỷ 20 nổi bật quan niệm về một “thuyết tất định kỹ thuật”, theo đó, hệ thống kỹ thuật biến đổi và vận hành theo một quy luật tự thân, không thể cưỡng lại. Quan niệm ấy đang bị phê phán kịch liệt. Con người ngày càng nhận thức rằng sự phát triển kỹ thuật – cách nói thận trọng hơn, thay cho từ “tiến bộ kỹ thuật” – cần được hiểu như một tiến trình xã hội, trong đó có sự tương tác, kiểm tra và đối trọng giữa các bộ phận luôn xung khắc: tri thức khoa học, sáng kiến kỹ thuật, cạnh tranh lợi ích, quyền lực chính trị và nhu cầu đích thực của con người.

(còn tiếp)

Bùi Văn Nam Sơn

Tiếp thị Sài Gòn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành

WRC-12 quyết định nhiều vấn đề về vệ tinh, hàng hải, hàng không

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Hội nghị Thông tin Vô tuyến thế giới (WRC-2012) đã kết thúc vào ngày 17/2 với việc ký kết hành động về sửa đổi các quy định vô tuyến, thỏa thuận quản lý sử dụng tần số vô tuyến và các quỹ đạo vệ tinh.

(ICTPress) - Hội nghị Thông tin Vô tuyến thế giới (WRC-2012) đã kết thúc vào ngày 17/2 với việc ký kết hành động về sửa đổi các quy định vô tuyến, thỏa thuận quản lý sử dụng tần số vô tuyến và các quỹ đạo vệ tinh.

Đoàn Việt Nam tham dự WRC-12 do Thứ trưởng thường trực Bộ TT&TT Lê Nam Thắng dẫn đầu (Ảnh: VietnamPlus)

Hơn 3000 đại biểu, đại diện cho 165 trong 193 quốc gia thành viên của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã tham dự Hội nghị kéo dài 4 tuần kể từ 23/1, bất chấp thời tiết mùa đông khắc nghiệt đang diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ. Hơn 100 quan sát viên từ 700 thành viên khu vực tư nhân của ITU cùng với các tổ chức quốc tế đã tham dự WRC-12.

Hội nghị được Chủ tịch Tariq Al Awadhi, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất chủ trì cùng với 6 phó chủ tịch: ông Decker Anstrom (Mỹ), Eric Fournier (Pháp), Albert Nalbandian (Armenia), Mahiddine Ouhadj (Algeria), Habeeb Al-Shankiti (Saudi Arabia) và Alan Jamieson (New Zealand).

Sau đây là những tóm tắt nội dung của WRC-12:

Phổ tần cho di động quốc tế (IMT)

Bên cạnh việc sử dụng tần số 790-862 MHz ở các khu vực 1 và 3, WRC-12 đã xem xét việc phân bổ tần số chi tiết hơn cho dịch vụ di động trong đó có Viễn thông di động quốc tế (International Mobile Telecommunications – IMT) để thúc đẩy sự phát triển các ứng dụng băng rộng di động mặt đất ở băng tần 694 – 790 MHz. Vấn đề này đã được đặt ra trong Chương trình nghị sự WRC-15 cùng với việc cần thiết xem xét các phân bổ phổ tần bổ sung cho dịch vụ di động.

Tăng hiệu suất trong việc sử dụng nguồn lực phổ tần/quỹ đạo

Bên cạnh việc làm rõ khái niệm đưa vào sử dụng các phân bổ phổ tần mạng vệ tinh (vệ tinh đã được triển khai và duy trì ở vị trí quỹ đạo đã được thông báo trong 1 thời hạn chín ngày liên tục), WRC-12 cũng đã ủy quyền Văn phòng Thông tin vô tuyến của ITU khởi động hướng dẫn các nước cung cấp thông tin về hoạt động của các vệ tinh. Những thông tin mới, trong đó có thông tin chi tiết hơn về nhân thực tàu vũ trụ được sử dụng cho hoạt động phân bổ tần số cũng như thống nhất thúc đẩy truy nhập dài hạn và phát triển dịch vụ vệ tinh quảng bá (BSS) ở băng tần 21-4-22 GHz ở các khu vực 1 và 3. WRC-12 tăng cường sự phối hợp vệ tinh bằng cách giảm cung phối hợp ở các phần của phổ tần bị nghẽn nhất và thống nhất xem xét khả năng giảm hơn nữa.

Các hoạt động cảnh báo sớm, giảm thiểu và giảm nhẹ thiên tai

Liên quan đến viễn thông khẩn cấp, WRC-12 đã giải quyết việc ứng dụng của các công nghệ mới, như IMT và các hệ thống truyền tải thông minh (ITS) để hỗ trợ hay tăng cường bảo vệ công chúng và các ứng dụng giảm nhẹ thiên tai tiên tiến.

WRC-12 do Bộ phận vô tuyến ITU-R chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu các khía cạnh của thông tin vô tuyến và ICT liên quan đến các hoạt động cảnh báo sớm và giảm nhẹ và giảm thiểu thiên tai và khuyến khích các nước xem xét sử dụng các băng tần đã được xác định khi tiến hành quy hoạch quốc gia cho các mục đích đạt được các băng hoặc dải tần đồng bộ theo khu cho các biện pháp bảo vệ công chúng và giảm nhẹ thiên tai tiên tiến.

Giá trị kinh tế và xã hội của quan sát trái đất được công nhận

WRC-12 đã tập trung vào “Tầm quan trọng của các ứng dụng liên lạc vô tuyến quan sát trái đất” trong việc thu thập và trao đổi dữ liệu quan sát trái đất để duy trì và nâng cao sự chính xác của việc dự báo thời tiết, đóng góp vào việc bảo vệ cuộc sống và gìn giữ đất đai trên toàn thế giới. Hội nghị đã khẳng định lại các ứng dụng quan sát trái đất có giá trị kinh tế và xã hội đáng kể và kêu gọi các cơ quan bảo vệ hệ quan sát trái đất ở các băng tần liên quan.

Dịch vụ vệ tinh khí tượng học cần nhiều độ rộng băng hơn

Các vệ tinh phi địa tĩnh là một phần quan trọng của hệ quan sát toàn cầu dựa trên không gian và WRC-12 đã phân bổ phổ tần bổ sung cho dịch vụ vệ tinh khí tượng học.

Cảm biến thụ động từ xa vệ tinh

WRC-12 đã cập nhật việc sử dụng phổ tần dành cho tương lai của các ứng dụng quan sát trái đất nhờ phát triển các bộ cảm biến thụ động bay trên các vệ tinh khí tượng học và môi trường để giám sát hơi nước và các dòng quang phổ khí oxy, cần thiết cho mây đóng băng và các biện pháp kết tủa và để giám sát bão và các nghiên cứu khí hậu.

Các rada hải dương học nhận được hỗ trợ

WRC-12 đã chấp nhận các cấp bảo vệ can nhiễu thích hợp do rarda hải dương học gây ra. Các rada này hoạt động nhờ sử dụng các sóng-mặt đất lan truyền qua biển để đo lường các điều kiện mặt biển để hỗ trợ cho các hoạt động môi trường, hải dương học, khí tượng, khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và hàng hải và giám sát ô nhiễm bờ biển, quản lý ngư nghiệp, tìm kiếm và cứu hộ, sói mòn biển và chuyển động của đại dương.

Các dịch vụ hàng hải

Các yêu cầu liên lạc hàng hải để hỗ trợ hệ thống an toàn cho tàu bè và bến cảng

WRC-12 đã giải quyết các yêu cầu của liên lạc hàng hải để hỗ trợ các hệ thống an toàn cho các hoạt động của tàu bè và bến cảng. Hội nghị tính đến các điều khoản trong các quy định vô tuyến để cải tiến việc giám sát các hệ thống thông tin tự động của vệ tinh sử dụng các kênh VHF.

Truyền tải các tần số ở băng di động hàng hải VHF

Hội nghị lần này cũng đã xem xét việc sử dụng các công nghệ mới trong dịch vụ hàng hải cần thiết cho “Bảng các tần số truyền tải trong băng di động hàng hải VHF”, xác định đánh số kênh cho việc liên lạc VHF hàng hải dựa trên khoảng trống kênh 25 kHz cũng như ở đâu các công nghệ có thể triển khai.

Các dịch vụ hàng không

WRC-12 quyết định phổ tần cần thiết sẽ có cho việc giới thiệu các ứng dụng và khái niệm trong việc quản lý không lưu có thể hỗ trợ các đường kết nối dữ liệu truyền tải các thông tin an toàn hàng không quan trọng. Các hệ thống này sẽ nâng cao khả năng liên lạc hàng không và cùng với các khả năng lái chính xác hơn – cho phép định tuyến tuyến bay hiệu quả hơn, ít trễ chuyến hơn, trung bình các lần chuyến bay ngắn hơn, các chi phí nhiên liệu thấp hơn và giảm khí thải CO2. ITU-R sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề tương thích giữa dịch vụ phát hình và dịch vụ (tuyến) di động hàng không ở băng 108 - 117.975 MHz có thể xuất hiện do việc giới thiệu các hệ thống quảng bá âm thanh số.

An toàn hàng không

Việc phát triển của ngành hàng không cần đến công suất mở rộng của các kết nối liên lạc di động có thể hoạt động trong tương lai. WRC-12 quyết định thông báo các nước có các mạng dịch vụ vệ tinh di động sẽ điều chỉnh phổ tần cần thiết cho các liên lạc giảm nhẹ, khẩn cấp và an toàn của hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) và cho liên lạc vệ tinh di động hàng không.

Dịch vụ di động hàng không

Các hệ thống dịch vụ di động hàng không rất cần thiết cho liên lạc không lưu và an toàn chuyến bay khác nhau. Một số hệ thống liên lạc, như thông tin giao thông, quảng bá giám sát phụ thuộc sự tự động, và thông tin chuyến bay dễ dàng cho việc tiếp cận thông tin không lưu đến nhiều quản lý không lưu cùng thời điểm, cho phép việc sử dụng hiệu quả hơn không lưu. Việc phân bổ băng tần 960 - 1164 MHz cho dịch vụ di động hàng không được cho là sẽ hỗ trợ giới thiệu các ứng dụng và các khái niệm trong việc quản lý không lưu mà những dữ liệu mở rộng và có thể hỗ trợ các đường kiết nối dữ liệu truyền tải các dữ liệu hàng không an toàn quan trọng.

Di động hàng không để bảo vệ các dịch vụ cơ bản khác ở băng 37 - 38 GHz

Một số quốc gia đã triển khai các bộ thu trạm dịch vụ nghiên cứu không gian ở băng 37−38 GHz để hỗ trợ các công tác gần trái đất và sâu trong không gian. WRC-12 quyết định loại trừ thành phần hàng không của bộ dịch vụ di động này để đảm bảo bảo vệ thích hợp cho các dịch vụ di động và nghiên cứu không gian hiện nay và theo kế hoạch.

Giám sát không lưu

WRC đã giải quyết việc khan hiếm phổ tần cho giám sát không lưu và theo dõi khai trương và thao diễn máy bay và là một sự phân bổ bổ sung ở băng tần 154-156 MHz cho dịch vụ phân bổ vô tuyến ở một số quốc gia.

(Nguồn: ITU)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành

Chính sách phát triển băng rộng ở Đức: Những tác động tới kinh tế và việc làm

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Chiến lược băng rộng quốc gia được chính phủ liên bang Đức thông báo vào năm 2009 nhằm tạo điều kiện cho khoảng 75% hộ gia đình tiếp cận kết nối băng rộng với tốc độ ít nhất là 50Mbit/s vào năm 2014.

Phát triển băng rộng của Đức có hai chiến lược: Chiến lược băng rộng quốc gia của chính phủ liên bang sẽ hoàn tất vào năm 2014; và giai đoạn tiếp theo là chiến lược “siêu băng rộng” cho giai đoạn 2015 - 2020. Chính phủ Đức kỳ vọng việc đầu tư gần 36 tỷ euro trong 10 năm (2010 - 2020) sẽ tạo ra khoảng 968.000 việc làm.

Ảnh: AFP/Johannes Eisele

Chiến lược băng rộng quốc gia được chính phủ liên bang Đức thông báo vào năm 2009 nhằm tạo điều kiện cho khoảng 75% hộ gia đình tiếp cận kết nối băng rộng với tốc độ ít nhất là 50 Mbit/s vào năm 2014. Và một kế hoạch “siêu băng rộng” tiếp theo là nhằm tăng các tốc độ ít nhất 100 Mbit/s cho 50% hộ gia đình và tới 50Mbit/s cho 30% số hộ gia đình còn lại vào năm 2020.

Thúc đẩy băng rộng tại các hộ gia đình

Đức có mức độ thâm nhập băng rộng cao khi so sánh với các nền kinh tế lớn khác. Bên cạnh đó để tăng cường sự bao phủ, Đức có kế hoạch tăng tốc độ truy cập của người sử dụng băng rộng là hộ dân.

Trong số 39,7 triệu hộ gia đình ở Đức, 39 triệu (gần 98%) đã tiếp cận với loại hình công nghệ băng rộng nào đó. Trong số các hộ gia đình này, 36,7 triệu hộ có thuê bao DSL, 22 triệu hộ có mạng truyền hình cáp (kết nối qua các modem cáp), và 730.000 hộ có thể truy cập Internet qua công nghệ không dây cố định hay vệ tinh. Có khoảng 10,9 triệu hộ kết nối Internet qua DSL tốc độ cao (hay còn gọi là VSDL), trong khi đó có khoảng 240.000 kết nối hộ gia đình được thông báo là kết nối dựa trên việc triển khai công nghệ cáp quang.

Khoảng 2,8 triệu hộ gia đình là “các điểm xám” (grey spot), có nghĩa là các hộ gia đình này truy cập băng rộng ở tốc độ 384kbit/s và 1Mbit/s. “Các điểm trắng” (white spot) còn lại gồm 2% của các hộ gia đình chưa tiếp cận được với dịch vụ (730.000 hộ) có thể nằm trong các khu vực dân cư đông đúc hoặc gần các đường biên của các khu vực đã được kết nối.

Các tốc độ cao hơn

Chính quyền liên bang Đức định nghĩa 2 mục tiêu của Chiến lược băng rộng quốc gia bao gồm:

- Cung cấp truy cập băng rộng (1Mbit/s) trên toàn quốc vào cuối năm 2010

- Đảm bảo 75% hộ gia đình có thể tiếp cận kết nối băng rộng với tốc độ ít nhất là 50Mbit/s vào năm 2014, với mục tiêu các đường dây truy cập như vậy có thể sẵn sàng ở mọi nơi trên toàn nước Đức.

Để đáp ứng những mục tiêu này, 73.000 hộ còn chưa được tiếp cận với dịch vụ (điểm trắng) sẽ được cả công nghệ không dây và hữu tuyến bao phủ với đầu tư khoảng 924 triệu euro (Bảng 1). 2.8 triệu hộ gia đình “điểm xám” sẽ được nâng cấp truy cập băng rộng tốc độ ít nhất là 1Mbit/s.

Mặc dù công nghệ VDSL được triển khai ở những thành phố đông dân cư hạn chế trong 50Mbit/s, nhưng vẫn có dự tính khoảng 9.92 triệu hộ gia đình (25% tổng số hộ gia đình ở Đức) sẽ được nâng cấp thành thuê bao FTTH. Do số hộ gia đình gần đây được VDSL đáp ứng là 10,9 triệu hộ và các hộ gia định này chủ yếu ở 50 thành phố lớn của Đức, có thể nhận thấy phần lớn họ sẽ chuyển từ VDSL sang FTTH. Còn các hộ gia đình có DSL sẽ được nâng cấp thành VDSL.

Các phương thức để đạt được các mục tiêu này gồm có khuyến khích các nhà khai thác tìm kiếm các năng lực thông qua các triển khai hạ tầng chung; sử dụng khoảng cách số; hình thành quy định thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng; và hỗ trợ tài chính.

Chiến lược băng rộng quốc gia Đức sẽ cần đầu tư 20.2 tỷ euro cho tới năm 2014 (Bảng 2). Việc đầu tư này tăng lên khi triển khai hạ tầng siêu băng rộng vào các năm tiếp theo (2015 - 2020)  cần khoảng 15,7 tỷ euro đầu tư thêm.

Bảng 1 - Đầu tư cần thiết để đáp ứng các hộ gia đình chưa được tiếp cận (Nguồn: Katz et al. (2010a).

Nhiều việc làm hơn

Thỏa mãn các mục tiêu của Chiến lược Băng rộng quốc gia sẽ tạo ra khoảng 304.000 việc làm trong vòng hơn 5 năm (trong các năm 2010 đến 2014). Về những việc làm trực tiếp liên quan đến xây dựng các mạng băng rộng, sẽ có khoảng 158.000 việc làm như sản xuất thiết bị, xây dựng và viễn thông. Các công việc trong các ngành khác được dự báo là ngành xây dựng sẽ tạo nhiều việc làm nhất với 125.000 việc làm, tiếp theo là viễn thông (28.400 việc làm) và sản xuất thiết bị điện tử (4700 việc làm).

Tổng việc làm gián tiếp được tạo ra nhờ chiến lược băng rộng dự báo là 71.000 việc làm. Các ngành chính được hưởng lợi từ các tác động gián tiếp của việc xây dựng băng rộng này là phân phối (10.700 việc làm), các dịch vụ khác, (17 000), và các sản phẩm kim loại (3200). Chi tiêu hộ gia đình, được tạo ra trực tiếp hay gián tiếp, có thể tạo ra 75.000 việc làm mới.

Bên cạnh đó, việc triển khai mục tiêu siêu băng rộng sẽ tạo ra khoảng 237.000 việc làm trong giai đoạn 2015 và 2020. Con số này bao gồm 123.000 việc làm trực tiếp, 55.000 việc làm gián tiếp và 59.000 việc làm thêm.

Bảng 2 - Tổng đầu tư được yêu cầu để đạt các mục tiêu vào năm 2014 (Xem chi tiết bảng 1. Nguồn: Adapted from Katz et al. (2010a)

Những con số trên cho thấy giai đoạn hơn 10 năm từ năm 2010 đến 2020, Chiến lược băng rộng quốc gia và sự phát triển thành hạ tầng siêu băng rộng sẽ có tác động đáng kể tới các việc làm và nền kinh tế Đức. Việc đầu tư dự báo khoảng 36 tỷ euro trong hơn 10 năm sẽ tạo khoảng 968.000 việc làm, trong đó 541 việc làm sẽ là ở lĩnh vực xây dựng mạng và 427 việc làm sau khi mạng đã được triển khai, với kết quả sáng tạo tiên tiến và tạo việc kinh doanh mới.

Bảng 3: Tác động tới việc làm và kinh tế mỗi năm (Nguồn: Adapted from Katz et al. (2009a).

Xây dựng mạng sẽ đạt 33,4 tỷ euro đóng góp vào GDP, trong khi các công việc mạng bên ngoài sẽ làm tăng thêm 137,5 tỷ euro trong 10 năm. Tổng sẽ là tạo ra 170,9 tỷ euro đóng góp thêm vào GDP (0,60% của tăng trưởng GDP hàng năm của Đức) như bảng 3.

 TS. Raul L. Katz

Giáo sư trợ giảng, chuyên ngành Tài chính và Kinh tế,  và
Giám đốc Nghiên cứu kinh doanh, Viện Thông tin liên lạc Columbia

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Qualcomm thử nghiệm thành công cuộc gọi từ LTE sang WCDMA

Tóm tắt: 

Các cuộc gọi thoại trong GSM, UMTS và CDMA2000 đều sử dụng chuyển mạch kênh bởi vậy với sự thực hiện thành công cuộc gọi từ LTE sang WCDMA thì các nhà khai thác di động phải xây dựng lại mạng thoại của họ.

Ngày 2/2/2012, Qualcomm đã tuyên bố thực hiện thành công cuộc gọi từ LTE sang WCDMA sử dụng chipset MSM8960 Snapdragon S4 và kết nối thoại thông qua LTE. Thoại thông qua  LTE (VoLTE) là đặc tính được quy định bởi 3GPP cho phép chuyển mạch liên tục giữa mạng 4G và 3G.

Cho đến thời điểm này, LTE được sử dụng chủ yếu cho truyền tải lưu lượng dữ liệu di động. Chuẩn LTE chỉ hỗ trợ chuyển mạch gói với mạng toàn IP (all-IP). Các cuộc gọi thoại trong GSM, UMTS và CDMA2000 đều sử dụng chuyển mạch kênh bởi vậy với sự thực hiện thành công cuộc gọi từ LTE sang WCDMA thì các nhà khai thác di động phải xây dựng lại mạng thoại của họ.

VoLTE cho phép cung cấp các dịch vụ mới đa phương tiện tương tác toàn cầu trên các điện thoại thông minh LTE với sự chuyển vùng cuộc gọi thoại từ LTE sang WCDMA. Tuy nhiên, việc thiếu phần mềm hỗ trợ trong các thiết bị LTE ban đầu cũng như các thiết bị mạng lõi đã làm cho một số nhà cung cấp xúc tiến thoại trên nền LTE thông qua mạng truy nhập chung (VoLGA) như là một giải pháp tạm thời.

MetroPCS có thể triển khai VoLTE trong quý 1/2012 và trở thành nhà khai thác đầu tiên trên thế giới triển khai thương mại VoLTE. MetroPCS sử dụng công nghệ CDMA để cung cấp dịch vụ bên cạnh mạng tiền 4G sử dụng công nghệ LTE. AT&T Mobility sử dụng UMTS cho các dịch vụ thoại và cung cấp LTE trên băng tần 700MHz.

Người ủng hộ VoLTE gần như là tất cả các nhà khai thác lớn cũng như các nhà cung cấp thiết bị như Alcatel-Lucent, Ericsson và nhiều nhà cung cấp khác. Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Infonetics Research thì 78% nhà khai thác cho biết họ sẽ triển khai VoLTE, RCS (rich communication service) và/hoặc VoIP thông qua 3G vào năm 2013.

Cơ chế chuyển vùng được hỗ trợ trên các sản phẩm của nhà khai thác Ericsson bao gồm LTE/WCDMA/GSM RAN, EPC (Evolved Packet Core), MSC và IMS để thích nghi với các điện thoại thông minh LTE có hỗ trợ VoLTE.

Có hai tùy chọn cho các nhà khai thác trong quá trình thúc đẩy phát triển đó là sử dụng công nghệ chuyển mạch kênh dự phòng (Circuit Switched Fall Back: CSFB) cho phép tự động chuyển từ sóng 4G thành 3G khi thực hiện cuộc gọi và công nghệ Single Radio Voice Call Continuity (SRVCC) cho phép một sóng vô tuyến chuyển cuộc gọi giữa mạng 3G và 4G. Tuy nhiên, công nghệ SRVCC được sự ủng hộ rộng rãi và đã được khuyến nghị bởi sáng kiến LTE OneVoice. Sáng kiến LTE OneVoice đã được sự ủng hộ của một số nhà khai thác và nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất trên thế giới và đã được xác nhận của hiệp hội GSM (GSMA).

Các nhà khai thác đầu tiên được kỳ vọng bắt đầu triển khai công nghệ SRVCC trong năm 2012 và triển khai thương mại vào năm 2013.

 Phan Văn Hòa (rfd.gov.vn)

Theo http://www.dailywireless.org/2012/02/02/qualcomm-demos-lte-to-wcdma-call/

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Định nghĩa mới về hệ thống vô tuyến thông minh

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Với những tiến bộ công nghệ, hai khái niệm mới đã xuất hiện: vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm (software-defined radio) và các hệ thống vô tuyến thông minh (cognitive radio systems).

Sergey Pastukh
Chủ tịch nhóm công tác 1B của ITU-R

Một định nghĩa về các hệ thống thích nghi (adaptive system) đã được giới thiệu trong các quy định vô tuyến cách đây 1 thập kỷ. Các hệ thống thích nghi được định nghĩa là có khả năng thay đổi các thông số, trong đó có tần số và nguồn, để tăng cường chất lượng thu. Hiện nay, những hệ thống như vậy bị giới hạn bởi các băng tần trung và cao, do các điều kiện truyền dẫn thay đổi nhiều. Các quy định quản lý khả thi cho các hệ thống thích nghi đang hạn chế hoạt động của các hệ thống này ở các băng do các dịch vụ dành cho an ninh cũng như các dịch vụ thiên văn học vô tuyến, xác định vô tuyến, và các dịch vụ nghiệp dư và quảng bá. Những phát triển cao hơn về công nghệ đã làm gia tăng các khả năng của các hệ thống thích ứng. Phần mềm đóng một vai trò quan trọng trong khía cạnh này, khả thi cho việc phân tích môi trường vô tuyến và điều chỉnh các đặc điểm của hệ thống theo các tình hình hoạt động cụ thể. Chẳng hạn việc kết hợp thiết bị vô tuyến và phần mềm mang lại các giải pháp mới để giải quyết vấn đề nghẽn tần số và tăng cường toàn bộ hiệu quả của việc sử dụng tần số. Với những tiến bộ công nghệ này, hai khái niệm mới đã xuất hiện: vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm (software-defined radio) và các hệ thống vô tuyến thông minh (cognitive radio systems).

Một mối quan tâm chung là việc bảo vệ các dịch vụ hiện thời khỏi can nhiễu có thể xảy ra do vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm và các hệ thống vô tuyến thông minh. Đó là lý do tại sao Hội nghị vô tuyến thế giới 12 (WRC-12) từ ngày 26/1 – 17/2/2012 xem xét các phương thức quản lý và những liên quan, để cho phép giới thiệu vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm và các hệ thống vô tuyến thông minh, cũng như để tạo điều kiện, đảm bảo và nâng cao việc cùng tồn tại và chia sẻ giữa các dịch vụ liên lạc vô tuyến, dựa trên các kết quả của các nghiên cứu của bộ phận Vô tuyến của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU-R).

Các công nghệ vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm và hệ thống vô tuyến thông minh được trông đợi là tăng thêm sự linh hoạt và hiệu quả cho toàn bộ việc sử dụng tần phổ. Những công nghệ này có thể được kết hợp hoặc triển khai độc lập, và có thể được triển khai ở các hệ thống của bất cứ dịch vụ liên lạc vô tuyến nào. Bất cứ hệ thống nào sử dụng các công nghệ vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm và các hệ thống vô tuyến thông minh phải hoạt động tuân thủ các điều khoản của các quy định vô tuyến.

Các hệ thống vô tuyến thông minh là một lĩnh vực hoạt động nghiên cứu, và các ứng dụng đang được nghiên cứu và thử nghiệm. Các hệ thống sử dụng một số các đặc điểm thông minh đã được triển khai, và một số cơ quan đang cho phép những hệ thống này (ví dụ, lựa chọn tần số linh hoạt và các thiết bị khoảng trắng). Các cơ quan này có các quy trình quốc gia thông qua thiết bị để bảo vệ các dịch vụ hiện tại khỏi bị can nhiễu có hại. Một hệ thống vô tuyến đang triển khai công nghệ vô tuyến thông minh có thể, tuy nhiên, có một tác động tới các nước láng giềng và điều phối là cần thiết. Ở đâu có các ứng dụng mà công nghệ hệ thống vô tuyến thông minh được triển khai trên cơ sở không can nhiễu và không bảo vệ. cơ quan quản lý liên quan nên đảm bảo can nhiễu sẽ không xảy ra.

Công nghệ vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm hiện nay đang hoạt động trên một số hệ thống và các mạng trong đất liền và các dịch vụ di động hàng hải, quảng bá và vệ tinh quảng báo, các dịch vụ cố định và vệ tinh di động. Điều này mang lại sự chủ động trong thiết kế hệ thống vô tuyến và có thể hỗ trợ tính tương hợp chuyển tiếp.

Việc triển khai toàn diện khái niệm vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm và các hệ thống vô tuyến thông minh có thể được hiện thực dần dần vì một số lý do, trong đó có trạng thái hiện nay của công nghệ. Việc sử dụng các công nghệ này ở một số băng tần có thể tạo ra các thách thức cụ thể và riêng biệt của một bản chất công nghệ hay vận hành, cần được xem xét chu đáo và toàn diện của ITU.

Sau đây là các định nghĩa vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm và hệ thống vô tuyến thông minh:

“Vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm là một máy phát vô tuyến và/hoặc máy thu sử dụng một công nghệ cho phép các thông số RF hoạt động có bao gồm, nhưng không hạn chế đối với dải tần số, loại điều chế, hay nguồn đầu ra sẽ được thiết lập và thay đổi bằng phần mềm, loại trừ những thay đổi đối với các thông số hoạt động xảy ra trong hoạt động của một vô tuyến được thiết lập và xác định trước thông thường, theo một chỉ số hay chuẩn hệ thống”.

“Hệ thống vô tuyến thông minh là một hệ thống vô tuyến sử dụng công nghệ cho phép hệ thống có được thông tin của môi trường hoạt động và địa lý của hệ thống, các chính sách được thiết lập và trạng thái bên trong của hệ thống; để điều chỉnh các thông số hoạt động và các giao thức của hệ thống một cách linh hoat và chủ động theo thông tin có được của hệ thống để đạt được các mục tiêu được định nghĩa trước; và để  nghiên cứu từ các kết quả có được”.

Nguồn: Báo cáo ITU–R SM.2152.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Vẫn nóng tranh luận máy tính bảng là gì

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Liệu máy tính bảng có thay thế máy tính truyền thống? Phải chăng thị trường máy tính bảng đang lộ diện hay chỉ là thị trường của iPad?...

(ICTPress) - Liệu máy tính bảng có thay thế máy tính truyền thống? Phải chăng thị trường máy tính bảng đang lộ diện hay chỉ là thị trường của iPad?...

Những người viếng thăm cửa hàng đang ngắm máy tính bảng iPad 2 tại một cửa hàng Best Buy trong ngày mua sắm hay còn gọi là “BlacBlack Friday” ở Framingham, Massachusetts (Ảnh: Adam Hunger/Reuters)

Cho đến bây giờ những câu hỏi xoay quanh “Máy tính bảng là gì và ai cần dùng”? Liệu máy tính bảng có là mốt nhất thời và sẽ sớm lỗi thời như Netbook? Liệu máy tính bảng có thay thế máy tính truyền thống? Phải chăng thị trường máy tính bảng đang lộ diện hay chỉ là thị trường của iPad?...  vẫn là đề tài nóng hổi trên các phương tiện thông tin đại chúng lẫn giới CNTT. Nhiều tranh luận đã nổ ra song quanh đi quẩn lại vẫn là những câu chuyện dưới đây:

Thị trường còn rất sơ khai

Thống kê thị trường cho thấy toàn bộ ngành công nghiệp máy tính bảng đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Chỉ tính riêng năm 2011 đã có khoảng 50 triệu máy tính bảng được bán ra và con số này dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2012. iPad chiếm áp đảo lượng tiêu thụ. Điều này có nguyên nhân từ việc:

- iPad trở thành động lực thúc đẩy hình thành thị trường máy tính bảng. Lịch sử đã chứng minh, các sản phẩm được thị trường đón nhận rộng rãi thường là chính là những sản phẩm tiên phong, khai phá thị trường. Khi sản phẩm hoàn thiện và người dùng đang trải nghiệm quyền sở hữu một loại sản phẩm mới, họ thường đặt cược vào một lựa chọn an toàn. Với máy tính bảng lựa chọn khôn ngoan hơn cả rõ ràng là iPad. iPad gần như đã trở thành chuẩn chung cho máy tính bảng. Thậm chí iPad còn được định nghĩa cho máy tính bảng. Bởi vậy, rất dễ hiểu khi đa số người dùng coi iPad là chiếc máy tính bảng đa dụng tốt nhất trên thị trường và hiện nay iPad là thương hiệu hàng đầu được người dùng lựa chọn.

- Máy tính bảng vẫn là một loại sản phẩm đang phát triển. Nhìn chung các sản phẩm công nghệ được đón nhận nhanh chóng tại các thị trường phát triển song bản thân chúng vẫn phải trải qua quá trình phát triển của chính mình. Máy tính bảng không phải là một ngoại lệ và vì lẽ đó mà nhiều người tiêu dùng sẽ nhìn lại giai đoạn đầu của sản phẩm và coi iPad như là chiếc máy tính bảng đầu tiên.

Tuy nhiên, sự ra đời của Amazon Kindle và Barnes & Noble Nook Tablet đã đưa tới cái nhìn khác. Cả hai sản phẩm này đều được đánh giá dựa trên tiêu chí của iPad và đây là cách tiếp cận sai lầm. Trên thực tế, Kindle Fire và Nook Tablet cũng có sức hút riêng trên thị trường vì hai sản phẩm này không cố gắng cạnh tranh với iPad. Thay vào đó, chúng đều có đối tượng phục vụ riêng. Tức là, Fire và Nook Tablet được phát triển với nhận thức là thiết bị đọc sách điện tử và sử dụng kho nội dung số phong phú.

Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ người dùng sử dụng sản phẩm để phục vụ cho công việc của mình ở mức độ nào. Công việc đó có thể là viết lách, đọc, sản xuất, chế tạo v.v. và sản phẩm đáp ứng được đến đâu. Kindle Fire và Nook Tablet được thiết kế dành cho các công việc cụ thể trong khi iPad được chế tạo cho mục đích tổng quát hơn, tương tự như một máy tính.

Khi thị trường chín muồi và sản phẩm máy tính bảng phát triển, người tiêu dùng sẽ chọn được  một chiếc máy tính bảng đúng mục đích. Trong thời gian đó, vai trò của máy tính bảng trong cuộc sống của người tiêu dùng cũng sẽ được  tăng thêm. Và như vậy hẳn nhiên máy tính bảng không phải là mốt nhất thời và nó sẽ giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người tiêu dùng toàn cầu.

Máy tính bảng sẽ thay thế hoàn toàn máy tính truyền thống?

Chúng ta vẫn chưa xác định được liệu máy tính bảng có lấn át máy tính truyền thống. Chỉ cần nhìn vào xu hướng công nghệ trên toàn cầu và đặc biệt là ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, châu Phi và một số nước khác, chúng ta có thể kết luận ngay rằng máy tính truyền thống đang bị cạnh tranh dữ dội thậm chí là qua mặt bởi các thiết bị đang hot hiện nay như điện thoại thông minh và máy tính bảng cả về nhu cầu lẫn thị hiếu của người dùng. Những thị trường công nghệ non trẻ này có lẽ không bao giờ sử dụng một máy tính truyền thống theo cách mà các thị trường phát triển đã sử dụng.

Sự thật là máy tính bảng là tác nhân chính làm sụt giảm doanh số của notebook hoặc máy tính để bàn. Người tiêu dùng đang nhận ra máy tính bảng giúp họ mở rộng các chức năng hiện tại của máy tính truyền thống. Nếu máy tính cá nhân chủ yếu được dùng vào những việc cơ bản như kiểm tra email, duyệt web và chỉnh sáng ảnh hay chỉnh sửa video thì máy tính bảng làm được nhiều hơn thế. Quan trọng hơn người dùng nhận thấy máy tính bảng có thể là một lựa chọn hợp lý thay vì nâng cấp ngay notebook hay máy tính để bàn như một nhu cầu bức thiết trước đây. Một máy tính bảng cộng với PC hay notebook cũ là đủ.

Xu hướng này sẽ ngày một tăng lên vào năm 2012 và có lẽ ngay cả vào năm 2013 khi người dùng và các doanh nghiệp đang chờ đợi những đổi mới từ Microsoft với Windows 8. Dễ nhận thấy sự tăng trưởng của thị trường PC có thể chững lại hoặc lao dốc vào năm 2012 khi người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn một máy tính bảng phù hợp với phong cách sống kỹ thuật số của họ.

Có thể khẳng định máy tính bảng hay máy tính cảm ứng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển thị trường công nghệ số thể hiện phong cách sống trong tương lai. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên, sau sự đời của iPad thì bàn phím nối ngoài là phụ kiện thứ hai được mua nhiều nhất. Sử dụng  iPad kết hợp với bàn phím bên ngoài là một thay thế không tồi so với một máy tính cá nhân cồng kềnh. Một lần nữa, chúng ta phải lưu ý rằng đa số người dùng chỉ có những nhu cầu sử dụng căn bản mà một sản phẩm như iPad thừa sức giúp họ giải quyết gọn ghẽ hầu hết các công việc nếu không muốn nói là mọi lúc mọi nơi.

Giờ đây máy tính bảng thậm chí đã được nhiều người coi như một chiếc máy tính cá nhân. Bởi vậy sẽ không ngoa khi khẳng định Apple đang trên đường trở thành nhà cung cấp máy tính hàng đầu thế giới đe dọa bất cứ một hãng PC danh tiếng trên thế giới.

Quay trở lại với nhu cầu thế giới, chắc hẳn phải có lý do chính đáng khiến iPad trở thành món quà được mong đợi nhất trong các dịp nghỉ lễ tại Mỹ, đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi từ 6 đến 12. Và cũng có lý do khi iPad được người dùng độ tuổi từ 65 trở lên đón nhận nhanh thứ hai.

Có vẻ như iPad đang mở ra thời kỳ người người dùng máy tính vì sự thân thiện - linh hoạt của nó thay vì thế hệ PC gây cảm giác nặng về kỹ thuật trước đây.

Câu chuyện này sẽ chưa đến hồi kết nhưng có lẽ khi được hỏi: iPad là cái gì nhiều người dùng sẽ không ngần ngại đưa ra câu trả lời: “Đó là một chiếc máy tính”.

Thùy Minh

Theo Time

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành

ICT và lời chúc sức khỏe

Tóm tắt: 

(ICTPress) – Những ngày này các vị Táo quân lên thượng giới để mang những điều chúc tụng tốt đẹp cho năm mới Nhâm Thìn. Trong những lời chúc mừng đẹp đẽ nhất thì sức khỏe tốt luôn là lời chúc đầu tiên.

(ICTPress) – Những ngày này các vị Táo quân lên thượng giới để mang những điều chúc tụng tốt đẹp cho năm mới Nhâm Thìn. Trong những lời chúc mừng đẹp đẽ nhất thì sức khỏe tốt luôn là lời chúc đầu tiên.

Lời chúc sức khỏe đầu năm

Ngày đầu năm mới ở tất cả các quốc gia mọi người đều có phong tục chúc nhau những điều tốt đẹp, trong những lời chúc mừng đẹp đẽ nhất thì chúc sức khỏe tốt luôn là lời chúc đầu tiên.

Sức khỏe luôn là điều quan trọng hàng đầu đối với bất cứ ai, bởi có sức khỏe thì con người mới có thể có được hạnh phúc; nếu không có sức khỏe thì tiền bạc, tài sản, địa vị, công danh… đều sẽ trở nên vô nghĩa.

Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đang tham dự trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, thậm chí thay vì tặng những món quà mừng tuổi mamg tính truyền thống thì giờ đây điện thoại, iPhone, iPad, eBook, laptop… đã trở thành những món quà tết có giá trị thiết thực và đặc biệt được các bạn trẻ ưa chuộng. ICT đang có mặt và góp phần vào sự đổi mới để cuộc sống ngày càng tốt hơn, tiện nghi hơn, trong đó các ứng dụng ICT đối với chăm sóc sức khỏe và y tế luôn được quan tâm hàng đầu.  

Giờ đây điện thoại, iPad, iPhone...đang trở thành những món quà tết được ưa chuộng

Những tín hiệu vui

Xã hội ngày càng phát triển, mức sống ngày càng cao hơn, sự tiến bộ của công nghệ và khoa học y tế khiến tuổi thọ con người tăng cao hơn…

Ngành Y tế và chăm sóc sức khỏe đang phát triển theo định hướng có tên gọi 4P - Predictive, Preventive, Personalized và Participatory (Dự báo, Ngăn chặn, Cá thể hóa, Sự tham gia). Định hướng này tập trung nhiều hơn vào việc ngăn chặn và kiểm soát bệnh tật với các giải pháp y tế tích hợp thông minh cùng sự tham gia của các ứng dụng ICT. 

- Kết nối thuận tiện bởi thông tin băng rộng

Các mạng thông tin băng rộng sẽ cho phép kết nối thuận tiện giữa bác sĩ với bệnh nhân và bác sĩ với bác sĩ; thực hiện các dịch vụ y tế với độ phân giải cao giữa bệnh nhân và bác sĩ ở cách rất xa nhau, đồng thời cũng thúc đẩy sự cộng tác thông suốt giữa các bác sĩ với nhau. Các bệnh nhân sẽ được kết nối tới các chuyên gia y tế ở các bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhà, bao gồm cả bác sĩ chuyên khoa, các nhân viên xã hội…và thường xuyên nhận được sự trợ giúp và hỗ trợ từ các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Dịch vụ y tế từ xa được thiết kế để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người sử dụng như chẩn đoán/đánh giá sử dụng các thiết bị đo lường tín hiệu sinh học và các phương thức y tế/kiểm soát các căn bệnh qua hệ thống video tương tác, và dịch vụ sẽ cho phép chăm sóc sức khỏe cộng tác và dịch vụ đọc từ xa dựa trên mạng giữa các bệnh viện lớn và các trạm y tế nhỏ và vừa.

- Cảm biến thông minh

Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ cao đem đến các ứng dụng ngày càng tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe. Gần đây công nghệ cảm biến thông minh và giao tiếp máy-tới-máy (M2M) đã được áp dụng vào y tế, với mục tiêu để theo dõi và giám sát y tế thuận lợi và hiệu quả hơn. Khi các thiết bị chẩn đoán y tế cùng với các bộ cảm biến thông minh trở nên nhỏ hơn, nhanh hơn, mạnh hơn và đủ chính xác để hỗ trợ giám sát từ xa, chẩn đoán sớm và các dịch vụ quản lý khẩn cấp, giúp dễ dàng thu thập thông tin về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bất cứ lúc nào và bất cứ đâu như tại nhà, trên xe và ngoài trời, sau đó được kết nối tới giám sát và cảnh báo không dây thông qua các mạng phức hợp thông minh. Cảm biến thông minh, trên thực tế, đang được sử dụng để giám sát và hỗ trợ cho tình huống khẩn cấp, thông qua việc đo lường và giám sát tín hiệu đau ốm thường xuyên của bệnh nhân như bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và các vấn đề về tim mạch… cũng như thông qua việc giám sát và phân tích thông tin hành vi và tín hiệu sinh học của người già và bệnh nhân không thể vận động như mong muốn. Cảm biến thông minh sẽ phát triển dần dần thành một hình thức cổng di động, được kết nối với các dịch vụ.

 - Quản lý dữ liệu y tế

ICT cũng đang tham gia vào quá trình quản lý dữ liệu y tế. Chuẩn hóa việc chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan - bao gồm các trung tâm y tế, các nhà thuốc, các trung tâm y tế công cộng và các công ty bảo hiểm - liên quan đến việc kê đơn thuốc và chẩn đoán bệnh nhân đang trở nên ngày càng quan trọng. Dự án xây dựng hạ tầng chia sẻ thông tin y tế quốc gia đang được triển khai được trông đợi là được mở rộng để đáp ứng các lĩnh vực kê đơn thuốc điện tử, chẩn đoán điện tử và trao đổi dữ liệu giữa các đơn vị y tế. Một loạt các dịch vụ bảo hiểm luôn sẵn sàng cho mọi người bằng cách kết nối các sản phẩm bảo hiểm y tế, các trung tâm y tế và các dịch vụ y tế; việc tích hợp sẽ cho phép việc quản lý lâu dài các thông tin liên quan đến sức khỏe của khách hàng.

Việc phát triển công nghệ điện toán đám mây sẽ đóng góp cho việc nâng cao hiệu suất giữa các bên và sự thông suốt của thông tin y tế bằng cách ứng dụng hạ tầng ICT để trao đổi các thông tin y tế phức tạp. Tiến bộ của công nghệ và khoa học y tế sẽ thúc đẩy nhu cầu lưu trữ dựa trên đám mây và tìm kiếm dữ liệu lớn hàng terabyte, các hệ thống chuyên gia phức tạp hơn như hệ thống hỗ trợ ra quyết định y tế cung cấp các kết quả y tế thông qua mô hình toán học của nhiều dữ liệu khác nhau của bệnh nhên sẽ được cải tiến dần. Các dịch vụ quản lý y tế cá thể hóa như các đơn thuốc, bài tập, chế độ dinh dưỡng…của từng cá nhân sẽ được cung cấp. Điều này có được là nhờ có sự thu thập, phân tích và sử dụng nhiều thông tin y tế dựa trên đám mây, bao gồm các sổ y bạ điện tử, dữ liệu cuộc sống, thông tin quản lý bệnh tật và các thông tin chung.

ICT y tế tại các quốc gia phát triển

Tại những quốc gia phát triển, các thiết bị ICT hiện đại đã trở nên quen thuộc với các bác sĩ và nhân viên y tế, đó là điều thuận lợi cho việc triển khai các  ứng dụng ICT trong việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Theo điều tra của Hiệp hội ngành công nghiệp CNTT thế giới (CompTIA) trong tháng 7 và 8/2011 thì hiện nay tại Hoa Kỳ có khoảng 1/4 số nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang sử dụng máy tính bảng để phục vụ cho công việc. 21% số người được hỏi cho biết họ có thể sẽ dùng máy tính bảng để làm việc trong vòng 1 năm nữa, đến năm 2012 sẽ có gần nửa số bác sĩ ở Mỹ sử dụng máy tính bảng và các thiết bị di động để thực hiện các công việc hàng ngày. Nghiên cứu này cho biết, hơn một nửa chuyên gia y tế hiện đang sử dụng smartphone để làm việc và khoảng 1/3 trong số họ đang sử dụng smartphone hoặc máy tính bảng để tiếp cận với hệ thống bệnh án điện tử. Cũng theo nghiên cứu của CompTIA, hệ thống bệnh án điện tử đang được sử dụng ngày càng nhiều, 38% nhà cung cấp dịch vụ y tế đã có một hệ thống hoàn chỉnh đang hoạt động và 17% đang dần hoàn thiện hệ thống này. Điều đó là dấu hiệu khả quan của việc ứng dụng ICT trong chăm sóc sức khỏe, đồng thời hệ thống này vẫn đang được cải thiện để có thể dễ dàng sử dụng hơn, có tốc độ nhanh hơn và có khả năng tương tác tốt hơn với các hệ thống khác.

ICT  y tế tại các quốc gia đang phát triển

Bên cạnh đó, các nước đang phát triển cũng quan tâm ngày càng nhiều hơn đến việc ứng dụng ICT trong y tế và chăm sóc sức khỏe bởi các ứng dụng này góp phần khắc phục những khó khăn mà các quốc gia này đang phải đối diện trong lĩnh vực này. Tại sự kiện e-ASiA diễn ra ở Bangladesh tháng 12/2011, giải thưởng "Sáng Kiến về CNTT trong lĩnh vực sức khỏe" được trao cho Ericsson là một trong những thể hiện của sự quan tâm đó.

Đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển các giải pháp phục vụ y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những hướng phát triển của các doanh nghiệp ICT. Ericsson, nhà cung cấp giải pháp viễn thông hàng đầu thế giới, đang giới thiệu ra thị trường giải pháp cùng với bộ thiết bị chăm sóc sức khỏe từ xa thông qua việc hợp tác với các nhà khai thác mạng và hợp tác với các bệnh viện tiến hành thử nghiệm các biện pháp y tế chăm sóc sức khỏe từ xa. Với giải pháp của Ericsson, người bệnh được cung cấp các thiết bị theo dõi sức khỏe và mọi diễn biến về tình trạng bệnh của họ được theo dõi từ xa bằng cách truyền tải thông tin qua mạng di động để các bác sỹ tại bệnh viện theo dõi và có biện pháp điều trị kịp thời. Giải pháp này rất có lợi cho các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nhưng sinh sống xa các bệnh viện và cơ sở y tế. Kết quả đạt được là sự kết hợp của bệnh viện, các nhà khai thác mạng và nhà cung cấp thiết bị và cả người bệnh. Điều này mang lại cho người bệnh những sự lựa chọn hiệu quả đối với việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo sự an tâm và chất lượng cuộc sống đươc nâng cao.

Giải thưởng "Sáng Kiến về CNTT trong lĩnh vực sức khỏe" được trao cho Ericsson

ICT với y tế và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam

Theo thống kê, ở Việt Nam hàng năm việc quá tải tại các bệnh viện lên tới 300%, hiện nay có tới 80% nguồn lực, trang thiết bị hiện đại tập trung tại trung ương và các bệnh viện tuyến trung ương, trong khi đó 80% nhu cầu khám chữa bệnh tập trung lại từ địa phương. Do vậy, ứng dụng ICT đang được xem như những giải pháp quan trọng để tạo nên những chuyển biến tốt đẹp hơn đối với thực trạng y tế nước ta.

Nhiều bệnh viện Việt Nam đã ứng dụng rộng rãi giải pháp hội truyền hình. Việc ứng dụng hội nghị truyền hình trong y tế mang lại những lợi ích như: tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại; kết nối các điểm cầu tại nhiều vùng địa lý khác nhau; có thể ghi lại toàn bộ thông tin, hình ảnh của phiên họp; trao đổi nhiều loại tài liệu khác nhau dưới dạng hình ảnh, âm thanh, văn bản... Các thử nghiệm cầu truyền hình hội thảo bệnh lý, hội thảo phẫu thuật nội soi, mổ thị phạm/ trình diễn trong nước và quốc tế, hệ thống hội chẩn trực tuyến chẩn đoán hình ảnh và tiêu biểu giải phẫu bệnh… cũng đã được tiến hành. Đây là những nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng CNTT-VT nâng cao hiệu quả chất lượng khám chữa bệnh, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả hạ tầng CNTT và các bệnh viện, các cơ sở y tế trên toàn quốc. 

Với mạng viễn thông băng rộng cố định và di động phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, Việt Nam có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng viễn thông để triển khai các giải pháp chăm sóc sức khỏe từ xa. Điều đó mang lại lợi ích cho người dân trong xã hội kết nối mà ICT mang lại cho người sử dụng dịch vụ nhiều sự lựa chọn hiệu quả để chất lượng cuộc sống được cải thiện và nâng cao. Đồng thời, đây cũng là cơ hội đối với các nhà khai thác mạng và các nhà cung cấp thiết bị viễn thông - y tế.

Thực tế là ICT tham gia ngày càng nhiều hơn vào giải quyết hiệu quả những thách thức mà các quốc gia đang phát triển như Việt Namđang phải đối mặt. Điều này thể hiện rõ những khả năng của công nghệ đối với việc mang lại cho cuộc sống những lợi ích tốt đẹp hơn, trong đó có việc ICT đang góp phần hiện thực hóa lời chúc sức khỏe đến với mọi người.

Nguyễn Minh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Công nghiệp Nội dung số Việt Nam bước sang năm mới như thế nào?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - 2,9 triệu tấn giấy sẽ được tiêu thụ ở Việt Nam trong năm 2012… sẽ có rất nhiều việc cần phải làm.

(ICTPress) - 2,9 triệu tấn giấy sẽ được tiêu thụ ở Việt Nam trong năm 2012… sẽ có rất  nhiều việc cần phải làm.

Công nghiệp nội dung số Việt Nam mở đầu năm 2012 với cuộc gặp gỡ của các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, đào tạo và quản lý tại Hội thảo khoa học Công nghệ xử lý ngôn ngữ và phát triển thị trường nội dung số Việt Nam ra thế giới” được Viện Công nghệ Thông tin (CNTT), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 5/1/2012 tại Hà  Nội.

Cái rét buốt của gió mùa đông bắc kèm theo mưa phùn của những ngày đầu năm 2012 và lại là dịp cuối năm Tân Mão khiến ô tô chật như nêm cối trên đường phố Hà Nội và đông kín cả sân trước cửa hội trường “Ngụy Như Kon Tum” ở 19 Lê Thánh Tông, nơi diễn ra hội thảo. Hội thảo được bắt đầu tuy hơi muộn trong thời tiết giá lạnh nhưng không khí trong hội trường trở nên ấm áp hơn bởi giọng dẫn chương trình ngọt ngào sinh động của Thảo Vân - MC quen thuộc với khán giả truyền hình và phần khai mạc ngắn gọn.

Rất thú vị khi lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội giới thiệu rằng MC Thảo Vân vẫn thuộc biên chế của Đại học Quốc gia Hà Nội và đồng thời là cộng tác viên của VTV từ nhiều năm nay, ắt hẳn nơi đây có cơ chế giúp cho người có khả năng làm việc không bị phung phí thời gian. Quả đúng như nhiều người đã nói về Đại học Quốc gia: đó là chiếc nôi của những tài năng trẻ thủa ban mai, đồng thời cũng là cánh võng khi trở về chiều cho nhiều nhân tài sau những lận đận bôn ba, nơi này nơi khác…       

Cùng với những phân tích, đánh giá tổng quan về thực trạng CNTT Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, các câu hỏi được thẳng thắn đưa ra ngay trong báo cáo đề dẫn: Ngành kinh tế tri thức nào cho Việt Nam; Hướng nào cho Công nghiệp CNTT Việt Nam; Ai dùng phần mềm đóng gói Việt Nam; Cơ hội nào cho các sản phẩm Made in Vietnam trên thị trường thế giới; R&D nên tập trung vào những vấn đề gì; Chuyển giao kết quả R&D thế nào; Các nhà khoa học và doanh nghiệp của chúng ta có hợp tác thực sự được không? Đối với thế giới, nội dung số đang phát triển rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực: viễn thông, tài chính ngân hàng, xuất bản, giáo dục, y tế, văn hóa, điện ảnh, giải trí… CNTT Việt Nam cần làm gì để không bị tụt hậu trong xu thế phát triển đó?

Theo số liệu của Bộ Công thương: 2,9 triệu tấn giấy sẽ được tiêu thụ ở Việt Nam trong năm 2012. Điều đó có nghĩa là các văn bản giấy đã và đang tiếp tục là phương tiện quan trọng trong các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội; các giải pháp số hóa tài liệu đang đứng trước vô số rào cản hữu hình và vô hình. Nhưng điều đó cũng có nghĩa rằng các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà nghiên cứu sẽ có rất  nhiều việc cần làm và phải làm.

Bên cạnh đó, thị trường dịch thuật cũng khá hấp dẫn với xu thế tăng trưởng 12-13% trên toàn cầu, nhu cầu dịch không đòi hỏi chất lượng cao ngày càng tăng cùng với các ứng dụng phần mềm sử dụng công nghệ dịch thuật ngày càng phong phú đang hình thành nên công nghiệp dịch thuật. Điện toán đám mây với việc phân tích ma trận “đám mây” và định hướng nội dung số trong “đám mây” cũng là một chủ đề được trình bày tại hội thảo…

Trong số các báo cáo, bản tham luận của Viettel khá nổi bật với việc chỉ rõ những thách thức lớn đối với ngành viễn thông khi mật độ điện thoại ở Việt Nam đã đạt tới 147 máy/100 dân, tổng số thuê bao điện thoại là 128 triệu máy trong đó hơn 112 triệu thuê bao di động (số liệu năm 2010) và cạnh tranh khốc liệt giữa 14 doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ viễn thông trong đó 11 doanh nghiệp được thiết lập hạ tầng mạng.

Đối với Viettel, sau thời gian phát triển nóng, giai đoạn 2003 – 2008 luôn có doanh thu năm sau tăng gấp đôi năm trước, đến năm 2009 chỉ tăng 80%, năm 2010 tăng 50% và năm 2011 chỉ đặt mục tiêu tăng doanh thu khoảng gần 30%. Xác định rằng thị trường Việt nam là chiếc áo dần trở nên hẹp, Viettel đã và đang phát triển mở rộng việc đầu tư kinh doanh viễn thông tại Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique và Peru…

Mặc dù rất thành công trong việc mở mang các mạng viễn thông ở nước ngoài, lãnh đạo Viettel cũng nhận định rằng: “Trong môi trường thay đổi chúng ta cũng phải thay đổi nếu không muốn bị đào thải. Khi nguồn sống chủ yếu của viễn thông bắt đầu bị giới hạn thì Viettel phải bắt đầu đi tìm nguồn sống mới trước khi quá muộn”.  

Thị trường đã qua thời kỳ phát triển ồ ạt về bề rộng, hiện tại nếu muốn tiếp tục tăng trưởng thì cần phát triển bề sâu với việc tạo nên các sản phẩm khác biệt và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ. Để thực hiện điều đó thì R&D là bắt buộc và mang tính sống còn, đặc biệt là đối với Viettel trong việc tiếp tục phát triển trên thị trường trong và ngoài nước.

Do vậy, năm 2011, Viettel đã dành 10% lợi nhuận trước thuế, tức khoảng 1500 tỷ đồng cho công tác nghiên cứu phát triển, nhiều thỏa thuận hợp tác đã được ký kết với các cơ sở nghiên cứu. Trong số đó, một hợp đồng có nội dung rất thú vị đã được ký kết với Viện CNTT là thực hiện dự án phát triển bộ font và bộ gõ tiếng Khmer trên điện thoại di động. Dự án này không chỉ có hiệu quả kinh tế cao mà còn có ý nghĩa chính trị đặc biệt.

Diễn ra ngay trong những ngày đầu của năm 2012, hội thảo là cuộc gặp gỡ thú vị của các ý tưởng và sự hợp tác. Các tham luận và câu hỏi đã gợi mở ra những hướng đi cho công nghiệp nội dung số Việt Nam. Hy vọng năm 2012 công nghiệp nội dung số Việt Nam sẽ có những bước đột phá vươn ra thị trường quốc tế.

Quý Minh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành