Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Talgent: Bộ sản phẩm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

Tóm tắt: 

Để giúp các DN nhỏ và vừa quản lý và phát triển kinh doanh một cách hiệu quả, Talgent đã cho ra đời một bộ sản phẩm toàn diện đáp ứng đủ các yêu cầu của một tổ chức.

Chuyển đổi số đang trở thành một yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh và phát triển.

Quản lý doanh nghiệp (DN) sẽ đối mặt với nhiều thách thức và tụt hậu nếu không sử dụng các công cụ số hóa phù hợp. Một hệ thống quản lý DN chuyên nghiệp yêu cầu cần có đầy đủ các công cụ về quản lý bán hàng, quản lý guồng công việc vận hành trong nội bộ và quản lý nhân sự.

Để giúp các DN nhỏ và vừa quản lý và phát triển kinh doanh một cách hiệu quả, Talgent đã cho ra đời một bộ sản phẩm toàn diện đáp ứng đủ các yêu cầu của một tổ chức. Talgent là bộ ứng dụng linh hoạt, gọn nhẹ gồm các module: Talgent CRM, Desk, TeamWork, Drive và Analytics (BI).

Ứng dụng Talgent CRM là công cụ quản trị bán hàng thuộc bộ sản phẩm Talgent. Talgent CRM giúp DN quản lý mọi công tác bán hàng của DN, bao gồm tạo báo giá, theo dõi đơn, tìm khách mới, quản trị các giao dịch bán hàng, chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán hàng.

Hệ thống này còn cung cấp cho người dùng những công cụ hiệu quả, sắc bén, hiện đại và đẹp như email marketing, quản trị các chương trình quảng cáo, phân tích và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch bán hàng…

Ngoài Talgent CRM, bộ sản phẩm Talgent còn bao gồm các ứng dụng khác như Desk, TeamWork, Drive và Analytics (BI).

Talgent Desk giúp quản lý các yêu cầu hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Talgent Desk giúp các DN cung cấp giải pháp hỗ trợ khách hàng hoặc là xử lý các yêu cầu hỗ trợ trong nội bộ công ty, ví dụ như nhân viên phòng ban A bị lỗi máy in, IT lập tức biết yêu cầu để chỉnh sửa...

Công cụ Talgent TeamWork giúp các DN quản lý dự án và phối hợp công việc giữa các thành viên trong đội ngũ. Talgent Drive giúp các DN lưu trữ và quản lý tài liệu một cách an toàn, tập trung, dễ dàng truy cập theo phân quyền. Bộ Talgent Analytics (BI) giúp các DN phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định kinh doanh thông minh 24/7.

Khi triển khai bộ ứng dụng Talgent, DN sẽ có một giải pháp toàn diện, linh hoạt theo quy mô người dùng để quản lý toàn bộ các nền tảng bán hàng, chăm sóc khách hàng và quảnt lý công việc của từng nhân viên trong công ty.

Bộ sản phẩm Talgent khi triển khai giúp các DN tiết kiệm chi phí đầu tư, thời gian triển khai, đồng thời gia tăng năng suất. Không chỉ có ưu điểm về tính năng, Talgent được thiết kế với giao diện thân thiện, hiện đại, dễ sử dụng với các bộ template báo giá, email, báo cáo phân tích kinh doanh rất đẹp.

Anh Khánh Toàn, chủ thương hiệu MinoCraft, khách hàng sử dụng TALGENT chia sẻ: “TALGENT là hệ thống ứng dụng toàn diện và linh hoạt, được thiết kế theo tiêu chí gọn gàng, all-in-one để phục vụ các tổ chức và DN CĐS kinh tế, trong thời gian ngắn nhất. Với TALGENT, chúng ta không còn phải băn khoăn với việc quản lý và vận hành “gắn liền” với phòng làm việc hoặc kho hàng. Bởi giờ đây, chỉ cần một chiếc điện thoại, các lãnh đạo, quản lý hay nhân sự chăm sóc khách hàng đều biết chính xác tình hình hàng hóa, tiêu thụ và khách hàng cần gì, mọi nơi và mọi lúc”.

Bộ công cụ của TALGENT gồm: CRM: Quản lý khách hàng, bán hàng, kho và hàng hoá, marketing, chiến dịch và dự báo doanh số; Desk: Quản lý tickets, Field Services, SLA và Time logging; TeamWork: Quản lý dự án và bảng công việc cho các phòng ban; Drive: Hỗ trợ lưu trữ dữ liệu và thông tin tại đám mây; Analytics (BI): Hệ thống phân tích trực quan.

Kể từ 15/9/2023, TALGENT sẽ miễn phí trọn đời việc tải và sử dụng chính thức bộ ứng dụng TALGENT cho các DN và tổ chức có quy mô ít hơn 10 nhân sự. Các DN khởi nghiệp cũng sẽ có các ưu đãi đặc biệt nếu quy mô từ 10 - 20 nhân sự. Để tải và sử dụng bộ công cụ kinh doanh và vận hành TALGENT, truy cập: talgent.com/.

Theo Talgent

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Những cải tổ quan trọng của vi xử lý Intel Xeon

Tóm tắt: 

Tại sự kiện Hot Chips năm nay, Intel đã cung cấp một cái nhìn toàn diện đầu tiên về thế hệ vi xử lý (VXL) Intel Xeon mới được sản xuất dựa trên nền tảng kiến trúc mới.

Tại sự kiện Hot Chips năm nay, Intel đã cung cấp một cái nhìn toàn diện đầu tiên về thế hệ vi xử lý Intel Xeon mới được sản xuất dựa trên nền tảng kiến trúc mới.

Dây chuyền này đánh dấu một cuộc cải tổ quan trọng cho Intel Xeon qua việc trình làng một loạt vi xử lý với kiến trúc mới cho nhân tiết kiệm điện năng (E-core) bên cạnh kiến trúc nhân hiệu năng cao (P-core) đang hoạt động hiệu quả.

Với tên mã lần lượt là Sierra Forest và Granite Rapids, những CPU mới dành cho máy chủ sẽ mang đến sự đơn giản và linh hoạt đến cho doanh nghiệp (DN) với một kiến trúc phần cứng tương thích và khung phần mềm chia sẻ để chạy các ứng dụng nặng như trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong 2 phiên thuyết trình của sự kiện Hot Chips 2023, Intel đã tiết lộ những thông số kỹ thuật và tính năng của kiến trúc Xeon, những sản phẩm sẽ được cung cấp cho DN từ năm 2024, và những thông tin về các vi xử lý Gen Intel Xeon thế hệ 5 sắp ra mắt cuối năm nay.

Trong một phiên trình bày khác, hãng cũng giới thiệu những tính năng mới liên quan đến các mạch tính hợp Intel Agilex 9 Direct RF-Series FPGA.

Nền tảng Intel Xeon mới tận dụng hệ thống trên các vi mạch (SoCs - system-on-chips) dạng mô-đun để tăng khả năng mở rộng và sự linh hoạt nhằm mang đến các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu về quy mô, khả năng xử lý và tiết kiệm điện năng ngày càng lớn cho việc triển khai AI, điện toán đám mây (ĐTĐM), và giải pháp DN.

Kiến trúc này cũng sẽ giúp các DN tận dụng các khoản đầu tư qua việc cung cấp hai đế cắm CPU để có thể đơn giản thay vi xử lý ngay lập tức nhằm chạy nhiều loại ứng dụng khác nhau.

Các VXL Intel Xeon với E-core (Sierra Forest) được cải tiến để cung cấp khả năng tính toán với mật độ tối ưu khi chạy ở chế độ tiết kiệm hiệu năng nhất. Các VXL Xeon với cá nhân E-core mang đến hiệu suất điện năng - khả năng xử lý tốt nhất trong phân khúc với những lợi thế khác biệt khi chạy các ứng dụng đám mây và siêu quy mô.

Các vi xử lý Intel Xeon với nhân P-core (Granite Rapids) được tối ưu hóa để mang đến tổng chi phí sở hữu (TCO) thấp nhất để chạy các ứng dụng đòi hỏi về hiệu năng và các ứng dụng yêu cầu điện toán đa năng.

Hiện nay, Xeon mang đến hiệu năng về AI tốt hơn các CPU khác có trên thị trường, và Granite Rapids sẽ còn thúc đẩy hiệu năng khi chạy các ứng dụng AI lên cao hơn nữa. Các bộ gia tốc được tích hợp sẽ giúp tăng thêm tốc độ cho một số ứng dụng cụ thể để từ đó có được hiệu năng cao hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.

Các mạch tích hợp Intel Agilex 9 Direct RF-Series FPGA với các bộ chuyển đổi dữ liệu (data converter) 64Gsps (giga-samples per second, giga-mẫu trên giây) tích hợp và thiết kế tham chiếu băng thông rộng linh hoạt mới bao gồm cả các bộ thu băng rộng và băng hẹp trong cùng một gói đa chip. Bộ thu băng tần rộng cung cấp băng thông RF 32 GHz mạnh nhất hiện nay cho FPGA.

Lộ trình và các sản phẩm dành cho trung tâm dữ liệu của Intel đang đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra để có thể cung cấp đúng hạn. Các vi xử lý Intel Xeon thế hệ 5 (tên mã Emerald Rapids) đang lấy mẫu với các khách hàng và dự kiến sẽ ra mắt đúng hẹn vào Quý IV/2023.

Các vi xử lý Intel Xeon với nhân E-core (Sierra Forest) dự kiến sẽ đến tay DN trong nửa đầu năm 2024. Các vi xử lý Intel Xeon với nhân P-core (Granite Rapids) cũng sẽ ra mắt một thời gian ngắn sau đó. Các mạch tích hợp Intel Agilex 9 Direct RF FPGA đã được chuyển đến các hệ thống của BAE trước 6 quý so với kế hoạch đã đề ra.

Theo Intel

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Nhiều DN tìm kiếm phương án để tăng cường khả năng ứng dụng AI

Tóm tắt: 

Trên thực tế, nhiều DN địa phương đang sử dụng AI để nâng cao hiệu quả công việc.

Đầu năm 2023, Intel đã tổ chức chuỗi sự kiện Intel Vision để chia sẻ về những công nghệ thế hệ mới của Intel, cũng như việc Intel có thể làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và đối tác thành công trong thời đại số. Nhiều chủ đề nóng đã được đưa ra thảo luận, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI).

Mặc dù mới chỉ gây sốt trong thời gian gần đây nhưng AI không phải công nghệ mới lạ trong lĩnh vực công nghệ. AI đã làm việc cùng con người trong nhiều năm qua, từ việc giảm thiểu lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất cho đến hỗ trợ người dùng có những bức ảnh đẹp hơn khi chụp bằng điện thoại.

Chúng ta đều biết rằng AI có thể mang đến các cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực, cũng như cải tiến cuộc sống của con người theo vô số cách khác nhau.

Trong vài tháng trở lại đây, AI phủ sóng trên khắp các kênh truyền thông toàn cầu sau sự xuất hiện của ChatGPT, một ứng dụng AI tạo sinh sử dụng một lượng lớn dữ liệu nó thu thập được để phát triển những nội dung gần giống với cách con người trao đổi và sáng tạo.

Chính đợt sóng AI này đã thúc đẩy nhiều DN tìm kiếm phương án để tăng cường khả năng ứng dụng AI. Dựa trên tình hình thực tế, AI hiện không còn đơn thuần là những trợ lý giọng nói nữa. Công nghệ này đã và đang ngày càng phản hồi tốt hơn và có thể giúp chúng ta thực hiện nhiều công việc khác nhau như lập trình một trang web, hay sáng tạo những tác phẩm âm nhạc và nghệ thuật mới.

Theo báo cáo “Chỉ số sẵn sàng về AI của chính phủ 2022” do tổ chức Oxford Insights kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Canada thực hiện, chỉ số sẵn sàng cho AI của Việt Nam đạt 53,96 trên 100 điểm, vượt qua mức trung bình toàn cầu 44,61 điểm. Báo cáo cho thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc triển khai AI nhằm nắm bắt cơ hội để chuyển đổi và phát triển nền kinh tế.

Vào cuối tháng 6/2023, tại hội thảo “AI, cơ hội - thách thức và khả năng ứng dụng trong phát triển kinh tế số Thủ đô”, TS. Lê Xuân Rao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, cho biết AI được dự báo sẽ trở thành công nghệ đột phá trong 10 năm tới, vì vậy, Việt Nam sẽ tập trung vào phát triển công nghệ AI như một mũi nhọn.

Trên thực tế, nhiều DN địa phương đang sử dụng AI để nâng cao hiệu quả công việc. Trong lĩnh vực y tế, VinBigData đã sử dụng AI để trợ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn. Trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều ngân hàng đã ứng dụng AI giúp xác thực thông tin, nhận diện khách hàng thông qua hệ thống eKYC.

Tuy nhiên, để có thể triển khai AI thành công, chúng ta cần phải giải quyết được những đòi hỏi phức tạp về công nghệ điện toán. Từ điện tử tiêu dùng cho đến vùng biên và đám mây, nhu cầu về công nghệ điện toán sẽ tăng cao khi AI ngày càng phổ biến hơn.

Phổ thông hóa AI khởi đầu từ công nghệ điện toán

Trong tương lai, các mô hình AI sẽ tăng số lượng dữ liệu sử dụng để tạo ra những phản hồi hữu dụng cho các DN. Do vậy, để vạch ra được hướng đi đúng đắn, các DN phải đánh giá các thách thức hay kết quả kinh doanh mà họ đang muốn giải quyết hay đạt được, để từ đó có thể tận dụng AI hiệu quả về và tiết kiệm với những giải pháp điện toán và phần mềm phù hợp.

Để tận dụng toàn bộ sức mạnh của AI, chúng ta cần AI chạy theo thời gian thực với độ chính xác cao. Chính vì vậy, điện toán đóng vai trò tiên quyết để mang đến tốc độ và hiệu năng cần thiết để huấn luyện các mô hình, đưa ra quyết định hay dự đoán, nhận diện hình ảnh và giọng nói, và mở rộng hệ thống AI. Chúng ta có thể ví điện toán như “bộ não” giúp các cỗ máy hoạt động hiệu quả và đưa ra quyết định hợp lý cho hành động tiếp theo.

Nhằm bắt kịp sự cải tiến của AI và các thuật toán tiên tiến, “bộ não” cũng cần phải được nâng cấp để có thể khai thác tối đa sức mạnh.

Điện toán hiện nay không chỉ có nhiệm vụ tăng tốc hiệu năng của AI mà các giải pháp này còn phải thực hiện điều đó hiệu quả hơn, bảo mật hơn, dễ mở rộng hơn và bền vững hơn. Để đạt được điều này và đưa AI đến với tất cả mọi người, điện toán hỗn hợp (ĐTHH) (heterogeneous compute) và một hệ sinh thái mở dành cho những loại AI khác nhau đóng vai trò vô cùng quan trọng.

AI cần ĐTHH để đạt hiệu năng cao hơn

Tốc độ và hiệu năng xử lý AI cao hơn sẽ trở thành tiêu chí của người dùng trong tương lai. Điều này cho thấy nhu cầu về sức mạnh điện toán sẽ tăng theo cấp số nhân, nhưng không đồng nghĩa với việc các DN trang bị thêm vi xử lý trung tâm (CPU) hoặc vi xử lý đồ họa (GPU), hoặc xây dựng thêm trung tâm dữ liệu để có thể sử dụng AI.

Để phổ cập AI, các DN cần phải xem xét hai yếu tố cực kỳ quan trọng. Đầu tiên, họ cần phải xác định mô hình ứng dụng AI mình cần là gì? Đó có thể là một chatbot AI để hỗ trợ khách hàng, hay một mô hình AI tạo sinh lớn như ChatGPT để phát triển những nội dung mới, hay một giải pháp nhận diện hình ảnh để xác định lỗi, hay một mô hình AI khác biệt hơn?

Thứ hai, các DN cũng cần lưu tâm đến chi phí vì đây là yếu tố quyết định xem đâu là giải pháp AI phù hợp.

Trái ngược với những gì chúng ta thường được nghe về việc ứng dụng AI sử dụng GPU nhiều hơn, Trên thực tế, một số ứng dụng AI chạy hiệu quả trên các CPU đa năng. Đây chính là những vi xử lý chúng ta thường thấy trong các trung tâm dữ liệu ngày nay.

Chúng ta sẽ cùng đến với việc huấn luyện một mô hình ngôn ngữ như GPT-3 để hiểu rõ hơn. Huấn luyện các mô hình ngôn ngữ lớn như vậy có thể tiêu tốn chi phí lên đến hàng triệu USD cho một mô hình đơn lẻ, nhưng phần lớn các DN không cần phải ứng dụng một mô hình lớn như vậy. Thay vào đó, họ có thể huấn luyện những mô hình nhỏ hơn.

Thực tế cho thấy, hầu hết các DN chỉ cần sử dụng các mô hình được đào tạo sẵn và điều chỉnh dựa trên các tập dữ liệu chọn lọc trên các CPU đa năng. Việc tinh chỉnh có thể được hoàn thành chỉ trong vài phút với phần mềm AI từ Intel và phần mềm mã nguồn mở tiêu chuẩn khác.

Trong trường hợp DN thật sự cần huấn luyện một mô hình ngôn ngữ lớn, các bộ tăng tốc AI chuyên dụng như Gaudi2 của Intel là một giải pháp thay thế cho các GPU truyền thống.

Trên thực tế, Gaudi2 mang đến những lợi thế về chi phí cạnh tranh cho DN, cả về chi phí máy chủ lẫn hệ thống. Hiệu suất được chứng thực bởi MLPerf của bộ tăng tốc cùng những cải tiến về phần mềm sắp ra mắt giúp Gaudi2 trở thành một sự thay thế hấp dẫn về hiệu năng/giá thành cho các vi xử lý đồ họa chuyên dụng.

Do vậy, giải quyết các thách thức từ AI đòi hỏi một hướng tiếp cận toàn diện để có thể đáp ứng nhiều trường hợp sử dụng, ứng dụng, và yêu cầu về hiệu năng. Điều này cho chúng ta thấy rằng các ứng dụng AI khác nhau sẽ có những yêu cầu khác biệt về cấu hình điện toán. Đó là những hệ thống được xây dựng với tính chính xác cao và là một sự giao thoa đa dạng giữa các kiến trúc và phần cứng để có thể chạy nhiều loại CPU, GPU, FPGA, hoặc các bộ tăng tốc khác.

Tóm lại, không có một giải pháp điện toán nào toàn diện. Thay vào đó, các nền tảng điện toán cần phải trở nên linh hoạt và mở rộng dễ dàng hơn để thay đổi theo các yêu cầu của ứng dụng nhằm triển khai được AI vào thực tiễn.

AI cần một hệ sinh thái mở

Ở thời điểm hiện tại, ngoài các vi xử lý, AI cũng là một trở ngại đối với phần mềm. Để phổ cập AI, chúng ta cần một hệ sinh thái mở, trong đó phần mềm đóng vai trò chủ yếu để giải phóng sức mạnh và khả năng mở rộng của AI. Nếu không có một loạt khung phần mềm và bộ công cụ được tối ưu để hỗ trợ phần cứng chạy các ứng dụng AI, hiệu năng vượt trội cũng sẽ không đáp ứng được những yêu cầu tối ưu cho mục đích kinh doanh.

Các lập trình viên cần hướng tiếp cận xây dựng một lần và có thể triển khai ở mọi nơi với các giải pháp linh hoạt, mã nguồn mở và tiết kiệm điện năng để có thể chạy mọi loại AI. Một công cụ điển hình là oneAPI Tookits của Intel. Công cụ này có thể giúp các DN viết mã một lần và sau đó có thể chạy trên mọi nền tảng phần cứng khác nhau.

Những công cụ như vậy giúp các DN vừa tối ưu hiệu năng của các ứng dụng AI vừa tối ưu chi phí, cũng như đơn giản hóa việc quản lý nhiều nền tảng phần cứng khác nhau. AI được xây dựng dựa trên một hệ sinh thái mở sẽ dễ dàng được truy cập rộng rãi và hiệu quả về chi phí.

Ngoài ra, nó cũng giúp loại bỏ các rào cản làm chậm trễ tiến độ và giúp các lập trình viên xây dựng và triển khai AI ở mọi nơi trong khi vẫn ưu tiên điện năng, chi phí, và hiệu năng qua việc sử dụng phần cứng và phần mềm phù hợp nhất cho từng việc.

Đầu tư vào tương lai của AI

Rõ ràng, AI đang dần trở nên mạnh mẽ hơn và mở ra những cơ hội mới cho các DN. Dù các DN chạy ứng dụng AI trên đám mây hay tạo ra các giải pháp phần cứng tại chỗ, họ nên sẵn sàng bởi nhu cầu điện toán có thể tăng nhanh chóng trong tương lai.

AI sẽ yêu cầu một nền tảng để hỗ trợ nhiều khía cạnh trong việc thiết kế mô hình AI, phát triển và triển khai trên khắp các nền tảng điện toán khi AI tiếp tục phát triển.

Việc thực sự gặt hái được những lợi ích từ AI lại phụ thuộc vào cách DN đầu tư cho những khả năng cần thiết để phát huy tối đa khả năng của AI, cũng như một môi trường ĐTHH và một hệ sinh thái mở để đảm bảo khoản đầu tư của DN vẫn hữu dụng trong tương lai. Hai yếu tố này sẽ đóng vai trò quan trọng khi các DN cân nhắc chuẩn bị cho sự thay đổi của AI.

Simon Chan, TGĐ Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Úc, và New Zealand Nhóm Kinh doanh, Marketing & Truyền thông, Intel

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Intel chính thức giới thiệu vi xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ 4 tại Việt Nam

Tóm tắt: 

Intel® Xeon® thế hệ 4 giúp cung cấp những giải pháp, hệ thống với hiệu năng phù hợp, tối ưu quản lý năng lượng để giúp doanh nghiệp (DN) giải quyết những thách thức về điện toán, đạt được những mục tiêu về phát triển bền vững, và tối ưu tổng chi phí sở hữu.

Intel Việt Nam đã chính thức giới thiệu bộ vi xử lý Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 tại Ngày Hội Giải Pháp Intel Solutions Day tại Hà Nội.

Thông qua sự kiện, Intel đưa đến các giải pháp thúc đẩy hiệu năng của trung tâm dữ liệu (TTDL) cùng khả năng tiết kiệm, bảo mật và những tính năng mới tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). 

Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 đánh dấu sự thay đổi của Intel để khởi động hành trình trở lại vị trí dẫn đần trong lĩnh vực TTDL và đặt dấu ấn ở nhiều lĩnh vực khác. Intel® Xeon® thế hệ 4 giúp cung cấp những giải pháp, hệ thống với hiệu năng phù hợp, tối ưu quản lý năng lượng để giúp doanh nghiệp (DN) giải quyết những thách thức về điện toán, đạt được những mục tiêu về phát triển bền vững, và tối ưu tổng chi phí sở hữu. 

Ưu tiên ứng dụng và lợi ích từ những bộ tăng tốc được tích hợp hoàn toàn

Được xây dựng qua nhiều thập kỷ đổi mới và dẫn đầu trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu, kết nối mạng và edge, các vi xử lý Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 cung cấp hiệu năng hàng đầu với các bộ tăng tốc được tích hợp hoàn chỉnh so với bất kỳ CPU nào trên thế giới nhằm giải quyết những bài toán quan trọng nhất của doanh nghiệp về AI, phân tích, mạng lưới, bảo mật, lưu trữ và điện toán hiệu năng cao.

 Intel tích hợp thêm các bộ tăng tốc phục vụ cho những ứng dụng đặc thù như Intel® Quick Assist Technology giúp tăng tốc mã hóa và nén/giải nén dữ liệu; Intel® Dynamic Load Balancer giúp sắp xếp dữ liệu trước khi điều phối đến các nhân xử lý; đồng thời tối ưu hóa các nhân và bộ tăng tốc cho những ứng dụng đặc thù nhằm mang đến hiệu năng vượt trội, tiết kiệm điện năng hơn với tổng chi phí sở hữu (TCO) thấp hơn. 

So với các thế hệ trước, Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 cung cấp hiệu năng trung bình trên mỗi watt điện hiệu quả hơn 2,9 lần trên các ứng dụng chỉ định khi tận dụng các bộ tăng tốc tích hợp, tiết kiệm đến 70-watt trên mỗi CPU ở chế độ tối ưu hiệu năng với khả năng giảm tối thiểu thất thoát hiệu năng trên một số ứng dụng nhất định, và giảm 52% đến 66% TCO. 

Xây dựng và triển khai AI ở mọi nơi

Với sự xuất hiện của Generative AI (AI tao sinh), các doanh nghiệp đang quan tâm đến việc ứng dụng AI để tăng hiệu quả công việc để từ đó gặt hái được kết quả kinh doanh tốt hơn. Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 có thể hỗ trợ DN khi chạy được mọi ứng dụng AI ở thời điểm hiện tại.

Việc tích hợp bộ tăng tốc Intel® Advanced Matrix Extension (Intel® AMX) giúp các vi xử lý Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 đạt được hiệu năng đào tạo và suy luận thời gian thực trên bộ khung PyTorch nhanh hơn 10 lần. Nhờ vậy, Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 của Intel mở ra những tiềm năng mới về hiệu năng đào tạo và suy luận trên nhiều ứng dụng AI. 

Với việc Intel cung cấp bộ toolkit AI, các lập trình viên có thể lựa chọn sử dụng bộ toolkit này để tăng năng suất và rút ngắn thời gian phát triển AI. Bộ công cụ này đã chứng minh hiệu quả với hơn 400 mô hình AI máy học và học sâu trong các trường hợp sử dụng AI phổ biến nhất ở mọi phân khúc kinh doanh.

Phát triển bền vững 

Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 cung cấp khả năng tiết kiệm điện năng ở cấp độ nền tảng, giảm thiểu nhu cầu sử dụng bộ tăng tốc rời, và giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững nhờ việc tích hợp hoàn toàn các bộ tăng tốc.

Chế độ tối ưu điện năng có thể tiết kiệm 20% điện năng tiêu thụ với khả năng tác động đến hiệu suất chưa đến 5% trên các ứng dụng được chỉ định. Những cải tiến về tản nhiệt khí và chất lỏng cũng giúp giảm đáng kể tổng năng lượng tiêu thụ của TTDL.

Trong quá trình sản xuất Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4, vi xử lý mới của Intel được ra đời với 90% điện tái tạo hoặc hơn tại các nhà máy của Intel với các cơ sở cải tạo nước hiện đại.

Kết nối mạng

Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 được tối ưu chuyên biệt cho hiệu năng cao, kết nối ít độ trễ, và các ứng dụng vùng biên đám mây. Các vi xử lý này là một phần quan trọng của nền tảng thúc đẩy tiến đến một tương lai mà các ngành sử dụng giải pháp điều khiển bởi phần mềm, từ viễn thông và bán lẻ cho đến sản xuất và thành phố thông minh.

Với các ứng dụng đòi hỏi 5G, các bộ tăng tốc tích hợp sẽ giúp tăng băng thông và giảm độ trễ. Đồng thời, những cải tiến trong việc quản lý năng lượng tăng cường cả tốc độ phản hồi và sự hiệu quả của nền tảng.

Khi so sánh với các thế hệ trước, Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 cung cấp gấp đôi băng thông truy cập mạng vô tuyến ảo hóa (vRAN) mà không làm tăng năng lượng tiêu thụ. Việc này giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông tăng gấp đôi hiệu suất trên mỗi watt điện để đáp ứng nhu cầu quan trọng về hiệu năng, mở rộng và tiết kiệm năng lượng.

Nền tảng Xeon nhiều tính năng và bảo mật nhất

Nền tảng cốt lõi của Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 là bảo mật. Intel cung cấp danh mục điện toán bảo mật toàn diện nhất hiện nay so với bất kỳ nhà cung cấp vi xử lý trung tâm dữ liệu nào trong ngành nhờ việc tăng cường bảo mật dữ liệu, tuân thủ quy định, và chủ quyền dữ liệu.

Intel là nhà cung cấp vi xử lý duy nhất cung cấp tính năng cách ly ứng dụng cho máy chủ thông qua Intel® Software Guard Extensions (Intel® SGX), qua đó hạn chế những lỗ hổng với vùng ảnh hưởng nhỏ nhất.

Hơn nữa, công nghệ cách ly máy ảo (virtual-machine – VM) mới của Intel - Intel® Trust Domain Extensions (Intel® TDX) – là lựa chọn lý tưởng để chuyển các ứng dụng hiện có đến một môi trường bảo mật. Công nghệ này sẽ có trên Microsoft Azure, Alibaba Cloud, Google Cloud và IBM Cloud. 

ND 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Dịch vụ mới tăng giá trị khách hàng cho DN sử dụng công nghệ từ Microsoft

Tóm tắt: 

Các dịch vụ của Dell giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh trên khắp các nền tảng đa đám mây, lực lượng lao động hiện đại, dữ liệu và ứng dụng cũng như khả năng phục hồi và bảo mật.

Các dịch vụ của Dell giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh trên khắp các nền tảng đa đám mây, lực lượng lao động hiện đại, dữ liệu và ứng dụng cũng như khả năng phục hồi và bảo mật.

Thế giới chúng ta ngày càng ứng dụng nhiều khoa học công nghệ để thúc đẩy đổi mới, ươm mầm và nuôi dưỡng nhiều giải pháp sáng tạo, khai phá các cơ hội thị trường mới. Liệu có điều gì còn quan trọng hơn cả đổi mới trong thời đại đầy biến động này? Câu trả lời nằm ở việc khai thác công nghệ để tối đa hoá hiệu quả kinh doanh.

Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp (DN) thiếu những kỹ năng và phương tiện để thực hiện điều đó. Đầu năm nay, Dell đã thực hiện một nghiên cứu với sự hỗ trợ của Forrester Consulting và phát hiện ra rằng 75% số lãnh đạo ngành CNTT tham gia khảo sát cho biết họ cần sự hỗ trợ chuyên môn từ bên ngoài tổ chức để đạt được những kết quả cụ thể. Nghiên cứu cũng cho thấy 69% lãnh đạo thừa nhận họ thiếu hụt nguồn lực hoặc chuyên môn cần thiết để khai thác toàn bộ giá trị công nghệ hiện có của DN.

Một nghiên cứu khác từ Dell Technologies có tiêu đề Innovation Index (Chỉ số đổi mới) đã thu thập ý kiến từ 6.600 lãnh đạo CNTT và DN tại hơn 45 quốc gia, tiết lộ rằng khi các DN cân nhắc đặt đổi mới trở thành ưu tiên hàng đầu, họ vấp phải những khó khăn trong việc thiết lập một mối quan hệ bổ trợ khăng khít giữa CNTT và việc kinh doanh.

Những con số không nói dối. Các DN cần các dịch vụ chuyên nghiệp để phát huy toàn bộ giá trị của các khoản đầu tư công nghệ của mình.

Để giải quyết những thách thức cho các DN sử dụng các công nghệ từ Microsoft, Dell vừa giới thiệu 16 dịch vụ mới cho nền tảng đa đám mây, lực lượng lao động hiện đại, dữ liệu và ứng dụng, cũng như các giải pháp phục hồi và bảo mật.

Các dịch vụ mới bao gồm tư vấn, triển khai, hiện đại hóa, bảo mật, và quản lý củng cố thêm danh mục của Dell sử dụng công nghệ từ Microsoft.

Đa đám mây: Thúc đẩy đổi mới và tăng hiệu quả kinh doanh với Microsoft Azure đòi hỏi sự cân bằng giữa công nghệ và quy trình. Tất cả phải được tối ưu hóa phù hợp cho nhu cầu riêng của từng DN. Dịch vụ đa đám mây mới của Dell giúp các DN tận dụng tối đa các tính năng của Microsoft Azure.

Lực lượng lao động hiện đại: Các dịch vụ mới dành cho lực lượng lao động hiện đại góp phần hoàn chỉnh chuỗi giải pháp hiện hữu vốn đã rất ổn định và chắc chắn, nhằm giúp các DN kiến tạo một môi trường làm việc kết hợp an toàn và cá nhân hoá.

Dell hiện nay cung cấp các gói dịch vụ thuê bao tư vấn cho Microsoft 365 hoặc Dynamics 365, cung cấp quyền trao đổi linh hoạt và hiệu quả về chi phí với các chuyên gia của Dell để tối đa hóa ROI.

Dữ liệu & Ứng dụng: 

Để lập trình viên tạo ra những giá trị kinh doanh mới đòi hỏi phải sử dụng những phương pháp phát triển cho đám mây, tối ưu hóa các ứng dụng trên đám mây, và khai thác sử dụng của phân tích nâng cao. Các dịch vụ triển khai mới của Dell hỗ trợ DN hiện đại hóa các ứng dụng chạy trên Microsoft Azure, tận dụng khả năng phân tích dữ liệu nâng cao dựa trên AI và cơ sở dữ liệu đám mây, cung cấp các ứng dụng nhanh, đáng tin cậy và an toàn hơn.

Dịch vụ triển khai DevSecOps mới của Dell trên Microsoft Azure là một minh chứng cụ thể khi tích hợp bảo mật vào các hệ thống quy trình và công cụ DevOps bằng cách sử dụng những tính năng của Microsoft Azure và GitHub.

Khả năng phục hồi và độ bảo mật: 

Việc áp dụng các chính sách về khả năng phục hồi cho các ứng dụng, phần mềm, và dữ liệu trên khắp hệ sinh thái CNTT đóng vai trò vô cùng cần thiết. Các dịch vụ sao lưu và phục hồi không gian mạng mới của Dell dành cho Microsoft Azure tăng cường khả năng phục hồi cho DN và nâng cao sự tự tin về khả năng hồi phục sau sự cố xóa dữ liệu, hỏng hóc, và tấn công mạnh.

Đội ngũ ứng phó sự cố của Dell sở hữu 97% thành công trong viêc hỗ trợ khách hàng khôi phục sau những sự cố về mạng. Ngoài ra, Dell là một thành viên của Hiệp hội Bảo mật Thông tin Microsoft với chuyên môn cao cấp và thành tựu về bảo mật.

Sức mạnh từ sự hợp tác: Dell và Microsoft đã chung tay sáng tạo và đổi mới suốt hơn 35 năm. Các dịch vụ mới của Dell được kiến tạo từ lịch sử cộng tác lâu dài với Microsoft trên khắp các giải pháp cơ sở hạ tầng, phần mềm, dịch vụ bảo mật, trải nghiệm kỹ thuật số, tư vấn, và ứng dụng/thay đổi dịch vụ quản lý.

Các dịch vụ mới của Dell hỗ trợ khách hàng của Microsoft, giúp họ tập trung nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Các dịch vụ chuyên nghiệp mới của Dell tận dụng những giải pháp hiện đại, dễ tiêu thụ và có mức độ tự động hoá cao, giúp thúc đẩy giá trị kinh doanh từ những khoản đầu tư công nghệ.

Theo Dell

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Hãng phần mềm Thụy Điển chọn nhà phân phối chính thức tại Việt Nam

Tóm tắt: 

IAR, nhà phát triển phần mềm và dịch vụ hệ thống nhúng hàng đầu thế giới cho biết đã lựa chọn công ty SH Consulting làm nhà phân phối chính thức tại Việt Nam.

IAR, nhà phát triển phần mềm và dịch vụ hệ thống nhúng hàng đầu thế giới cho biết đã lựa chọn công ty SH Consulting làm nhà phân phối chính thức tại Việt Nam.

Mối quan hệ hợp tác này sẽ giúp cả hai công ty chung tay cung cấp các dịch vụ và công cụ lập trình phần mềm phục vụ ngành công nghiệp ô tô trong nước.

Ngành công nghiệp ô tô đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam, với những đại diện như tập đoàn VinFast, Thaco, Hyundai Thành Công, Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, và Ford Việt Nam ngày càng đạt nhiều tiến bộ vượt bậc.

Sự phát triển và lớn mạnh của ngành cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về các công nghệ và kỹ năng chuyên môn phù hợp để bắt kịp với xu hướng và vươn lên trong cuộc cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Công cụ lập trình phần mềm của IAR cung cấp cho lập trình viên những phần mềm tin cậy, bảo mật và an toàn cao phục vụ các tác vụ quan trọng, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn nghiêm ngặt trong ngành công nghiệp ô tô.

Ông Kiyo Uemura, Phó Chủ tịch Khu vực của IAR tại Châu Á - Thái Bình Dương

Ông Kiyo Uemura, Phó Chủ tịch Khu vực của IAR tại Châu Á - Thái Bình Dương cho biết IAR có bề dày kinh nghiệm cung cấp những giải pháp được thiết kế đặc thù cho ngành công nghiệp ô tô. “Thông qua mối quan hệ hợp tác với SH Consulting, tận dụng năng lực chuyên môn của công ty, chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được nhiều thành công trong hệ sinh thái ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tại thời điểm then chốt này”, ông Kiyo Uemura nói.

Khu vực Đông Nam Á với tổng dân số hơn 675 triệu người hiện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình toàn cầu, trở thành một trong những đầu tàu phát triển kinh tế của thế giới.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã và đang tích cực thúc đẩy các chính sách và chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, đặc biệt là trong các ngành viễn thông, công nghệ thông tin và tự động hoá.

Cụ thể, nhu cầu thị trường ô tô Việt Nam theo dự báo sẽ đạt 900.000 xe vào năm 2025, và khoảng 1,8 triệu xe năm 2030 do thu nhập bình quân tăng. Ngoài ra, các ngành nghề như Internet vạn vật (IoT) và hệ thống nhúng cũng bộc lộ tiềm năng to lớn, với nhu cầu nhân lực lên đến hàng triệu kỹ sư và chuyên gia trong vòng 20 năm tới. 

Nhờ vào công cụ ngôn ngữ của IAR, lập trình viên có thể tạo ra những phần mềm bền bỉ và đáng tin cậy cho hệ thống nhúng, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu an toàn và chất lượng nghiêm ngặt của ứng dụng trong ô tô. Những công cụ này sẽ giúp hợp lý hoá quy trình lập trình, đồng thời cải thiện tính tin cậy và độ an toàn tổng thể của phần mềm.

“Trong bối cảnh tập đoàn VinFast mới được tài trợ 2,5 tỷ USD để chế tạo xe điện cho thị trường Hoa Kỳ, chúng tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác với IAR sẽ đóng vai trò tích cực và then chốt trong việc hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam lớn mạnh”, ông Huỳnh Vũ Hoàn, Tổng giám đốc SH Consulting Việt Nam chia sẻ.

Ông Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Công nghệ SH Consulting Việt Nam, chịu trách nhiệm dẫn dắt mảng kỹ thuật ứng dụng điện tử của IAR cho biết các giải pháp phần mềm cho hệ thống nhúng của IAR sẽ đem lại lợi ích lớn cho khách hàng khắp các ngành nghề ô tô, chế tạo sản xuất và IoT.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Nắm lấy cơ hội chuyển đổi số nhờ 5G

Tóm tắt: 

5G hiện đã được triển khai thương mại khắp nơi trên thế giới suốt 4 năm trở lại đây. Công nghệ di động thế hệ thứ 5 này đang thúc đẩy tạo ra nhiều giá trị mới trong xã hội, 5,5G sẽ là bước tiến tiếp theo.

Tại lễ khai mạc Triển lãm Di động Thượng Hải - MWC Thượng Hải 2023, bà Mạnh Vãn Chu - Chủ tịch Luân phiên kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei đã có bài phát biểu chính về chủ đề “Nắm lấy cơ hội chuyển đổi số nhờ 5G”. 

Chủ tịch Mạnh Vãn Chu chia sẻ: "5G hiện đã được triển khai thương mại khắp nơi trên thế giới suốt 4 năm trở lại đây. Công nghệ di động thế hệ thứ 5 này đang thúc đẩy tạo ra nhiều giá trị mới trong xã hội, 5,5G sẽ là bước tiến tiếp theo. Trong khi đó, khoa học công nghệ cũng đang hướng tới các hệ thống quy mô lớn và phức tạp, đòi hỏi công nghệ phải phù hợp với các tình huống cụ thể và ứng dụng kỹ thuật hệ thống, nhằm mở đường cho đà phát triển của 5G trong tương lai”.

Bà Mạnh Vãn Chu, Chủ tịch Luân phiên kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei phát biểu tại MWC Thượng Hải 2023 

Ba lĩnh vực nổi bật đang được 5G thúc đẩy giá trị 

Khoa học viễn tưởng chỉ phác họa tương lai, song khoa học công nghệ có thể biến trí tưởng tượng thành hiện thực. 

4G đã được triển khai thương mại trong 4 năm qua. 5G đã hiện diện trong tất cả ngành công nghiệp mà còn trong vô số công nghệ hộ gia đình khắp thế giới, thay đổi cách thức chúng ta làm việc và sinh sống, cũng như tạo ra giá trị to lớn cho nền kinh tế, công nghiệp và xã hội. 

Đối với người tiêu dùng, 5G, Cloud và AI đã tạo ra một hiệu ứng dây chuyền, một không gian nơi tất cả người mua cũng có thể trở thành người bán.

Đối với ngành công nghiệp, 5G trở thành động lực mới thúc đẩy năng suất. Các nhà cung cấp công nghệ, đối tác và khách hàng đang liên kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết để tối đa hóa giá trị của 5G. Chiến lược kiênđịnh, hiểu biết sâu sắc về mọi kịch bản công nghiệp và cải tiến liên tục tỷ suất hoàn vốn (ROI) đã giúp 5G đứng vững chãi trong các ứng dụng công nghiệp.

5G còn tạo ra các thiết bị và ứng dụng mới mang lại trải nghiệm sống động hơn cho tương lai, như 5G-New-Calling (cuộc gọi thế hệ mới dựa trên mạng 5G với độ trễ gần như bằng 0) và Naked-Eye-3D (công nghệ trình chiếu hình ảnh 3 chiều trong không gian 2 chiều mà không cần đến công cụ hỗ trợ quan sát). 5G cũng đang mở ra một kỷ nguyên siêu kết nối mới giữa vạn vật, mang lại sức mạnh vượt trội cho mạng IoT và thúc đẩy các mô hình năng suất mới ra đời.

Theo đó, 5,5G sẽ là bước tiến tiếp theo của 5G với tốc độ tải xuống 10 Gigabit, tốc độ tải lên 1 Gigabit, cùng khả năng hỗ trợ 100 tỷ kết nối và AI gốc. 5,5G không chỉ thực hiện việc kết nối tốt hơn, mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới đáng kinh ngạc, đáp ứng mục tiêu cho các nhu cầu công nghiệp trong lĩnh vực IoT, cảm biến và sản xuất hiện đại.

Đưa 5G lên tầm cao mới, mở đường cho hàng loạt sự thành công

Con đường dẫn đến thành công không được xây dựng dựa trên một công nghệ tiến bộ duy nhất, mà được kiến tạo dựa trên công nghệ phù hợp với các tình huống cụ thể và nhu cầu của thế giới thực. Do đó, kỹ thuật hệ thống là chìa khóa để mở đường cho những hành trình tiếp theo.

Việc triển khai thương mại 5G tạo động lực cho sự đột phá mạnh mẽ hơn và đi tắt đón đầu khi đổi mới sáng tạo. Điều gì sẽ đưa 5G lên tầm cao mới và mang lại giá trị lớn hơn ở từng thị trường khác nhau? 

Để có câu trả lời, các ngành cần tìm ra công nghệ phù hợp cho từng tình huống và ứng dụng kỹ thuật hệ thống toàn diện hơn. Đồng thời, cần phải tìm hiểu sâu hơn về các kịch bản công nghiệp, thực sự hiểu các vấn đề của khách hàng và áp dụng tư duy kỹ thuật hệ thống toàn diện.

Để làm được điều đó, toàn ngành cần hợp tác chặt chẽ hơn không chỉ bên trong mà còn là bên ngoài chuỗi giá trị - với các đối tác, khách hàng và nhà phát triển,… – để sáng tạo và tìm ra những công cụ, phương pháp luận, các giải pháp mô hình hóa và tối ưu hóa. Hơn thế nữa, các ngành cũng cần sẵn sàng mở đường cho việc sự phát triển liên tục của toàn bộ vòng đời sản phẩm từ giai đoạn nghiên cứu và phát triển, mua sắm vật tư, đến cung ứng và tiếp thị.

Hình thành năng lực tích hợp và khám phá tương lai của ngành truyền thông

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của thế giới thông minh trong tương lai sẽ được tích hợp chặt chẽ vào mọi khía cạnh cuộc sống, mọi ngành công nghiệp và xã hội. Cơ sở hạ tầng không dựa trên những tiến bộ công nghệ riêng lẻ, mà dựa trên các hệ thống cực kỳ đồ sộ và phức tạp, hội tụ nhiều yếu tố, yêu cầu về tư duy và thiết kế ở cấp độ hệ thống.

Giống như khi xem ván cờ, bạn có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh; nhưng khi chơi cờ, bạn cần tập trung vào các chi tiết. Tương tự như vậy, năng lực hệ thống để tích hợp công nghệ và quản lý chuyển đổi có vai trò rất quan trọng cho sự thành công trong tương lai của 5G.

Chủ tịch Mạnh Vãn Chu chia sẻ sâu hơn về 02 loại năng lực tích hợp: “Đầu tiên là tích hợp các công nghệ khác nhau. Chúng ta có thể đạt được sức mạnh tổng hợp lớn hơn trên đám mây, mạng, biên và các thiết bị thông qua thiết kế hệ thống và cải tiến trên nhiều tên miền. Khi kết hợp với phần mềm, phần cứng, bộ vi xử lý và thuật toán tối ưu hóa, chúng ta có thể giải quyết các thách thức liên quan đến việc phát triển các giải pháp phức tạp cho các kịch bản công nghiệp khác nhau”.

“Thứ hai là tích hợp các phương pháp tiếp cận khác nhau trong quản lý. Chuyển đổi số thông minh không chỉ giới hạn ở công nghệ, mà còn yêu cầu chuyển đổi cả cách quản lý. Chuyển đổi số đòi hỏi phải xác định lại mối quan hệ giữa con người, sự vật, sự việc và lý thuyết; đồng thời áp dụng phương pháp quản lý cởi mở hơn, hướng tới tương lai để giải quyết những thách thức có thể lường tới”.

Kết thúc bài phát biểu, bà Mạnh Vãn Chu khẳng định: “Các công nghệ thông tin như 5G, 5,5G, AI và cloud sẽ giúp chúng ta bắt kịp xu thế, thuận theo thủy triều dâng để cưỡi sóng tiến tới thế giới số thông minh. Viễn cảnh đẹp nhất luôn ở phía trước. Cùng nhau, chúng ta sẽ kiến tạo nên tương lai tươi sáng”.

Triển lãm Di động MWC Thượng Hải 2023 diễn ra từ ngày 28/06 - 30/06 tại Thương Hải, Trung Quốc. Huawei sẽ giới thiệu các sản phẩm và giải pháp đột phá tại Gian hàng E10 và E50, Sảnh N1 của Trung tâm Triển lãm Quốc tế Mới Thượng Hải (SNIEC).

Cùng với các nhà khai thác toàn cầu, nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng và chuyên gia ngành, Huawei sẽ đi sâu vào các chủ đề: Tăng tốc thịnh vượng cùng 5G, Tiến tới kỷ nguyên 5,5G và chuyển đổi số thông minh. 5.5G sẽ tạo ra giá trị kinh doanh mới trong các lĩnh vực Kết nối con người, Internet Vạn vật (IoT), Internet Phương tiện (IoV),… hỗ trợ các ngành công nghiệp tiến vào thế giới thông minh./.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Làm thế nào để ứng dụng thành công sản xuất thông minh tại Việt Nam?

Tóm tắt: 

Các nhà sản xuất ngày nay không những phải nỗ lực bắt kịp tiến độ của thị trường, mà còn đối diện với thách thức mới nảy sinh từ những đối thủ cạnh tranh mới ra đời, sở hữu trang thiết bị và công nghệ mới nhất.

Suốt nhiều thập kỷ qua, thế giới đã và đang chứng kiến sự trỗi dậy của Châu Á - Thái Bình Dương nhờ vào năng lực sản xuất, tận dụng lợi thế từ lượng nhân công dồi dào, nền kinh tế năng động và các quy định, chính sách linh hoạt. Dù vậy, khu vực được mệnh danh là công xưởng của thế giới nay lại đang đứng trước một bước ngoặt then chốt.

Ông Steve Long: Các nhà sản xuất ngày nay không những phải nỗ lực bắt kịp tiến độ của thị trường, mà còn đối diện với thách thức mới nảy sinh từ những đối thủ cạnh tranh mới ra đời, sở hữu trang thiết bị và công nghệ mới nhất.

Năng lực sản xuất của Châu Á - Thái Bình Dương hiện đang chịu sức ép lớn từ nhu cầu không ngừng biến động của khách hàng, từ yêu cầu rút ngắn thời gian đưa sản phẩm đến với thị trường, kết hợp với không ít thách thức từ việc lạm phát ngày càng gia tăng, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và đơn hàng tồn đọng. Các nhà sản xuất ngày nay không những phải nỗ lực bắt kịp tiến độ của thị trường, mà còn đối diện với thách thức mới nảy sinh từ những đối thủ cạnh tranh mới ra đời, sở hữu trang thiết bị và công nghệ mới nhất.

Việt Nam đang nỗ lực tìm cách vượt khỏi mô hình sản xuất truyền thống. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho thấy 70% doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong ngành chế biến và xử lý hiện vẫn đang sử dụng máy móc do con người điều khiển, 20% chế tạo thủ công, chỉ có 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy tính, và chưa đến 1% tận dụng công nghệ hiện đại như robot và sản xuất bồi đắp 3D.

Nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, một số nhà sản xuất ở Việt Nam kỳ vọng có thể tận dụng những lợi ích của “sản xuất thông minh”, là khái niệm hợp nhất công nghệ, dữ liệu, quy trình và tương tác của con người để cải thiện kết quả sản xuất.

Để hỗ trợ cộng đồng DN, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý thuận lợi trên nhiều lĩnh vực ngành nghề như Nghị định số 111, Nghị quyết số 115 và Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia. Đây có thể coi là những nỗ lực tạo cú hích lớn để phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam cho đến năm 2030.

Dù vậy, sản xuất thông minh vẫn đối diện hai trở ngại lớn.

Thứ nhất là nhiều DN và nhà sản xuất cho rằng họ đã đạt được cấp độ sản xuất thông minh qua việc áp dụng và triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc phân tích dữ liệu theo hình thức cuốn chiếu, khiến lợi ích của công nghệ bị giới hạn trong phạm vi khu vực sản xuất chứ không kết nối được với chuỗi giá trị kinh doanh ở quy mô lớn.

Thứ hai, nhiều đơn vị vẫn còn đắn đo chưa áp dụng công nghệ mới, lo ngại về khả năng tương thích giữa các hệ thống, về vốn đầu tư lớn và không mở rộng được quy mô. Quả thực là có đến hơn ba phần tư số doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với hai phần ba số doanh nghiệp lớn vẫn còn hoài nghi về lợi ích kinh tế của việc đầu tư vào công nghệ mới.

Thách thức chính yếu góp phần tạo nên hai trở ngại này là khả năng quản lý và tích hợp “dữ liệu” với “quy trình”. Các DN và tổ chức không chỉ phải tiếp thu, bổ sung nhiều công nghệ mới, mà còn phải hiểu được tính kết nối thực sự giữa nhà máy của họ (hay còn là công nghệ vận hành) với DN (hay còn là công nghệ thông tin), quản lý vận hành nhà máy bằng phần mềm, và xem xét đánh giá các hoạt động, ứng dụng và tương tác con người ở cấp độ tổng thể trong bối cảnh kinh doanh rộng hơn.

Hiểu được tính kết nối thực sự giữa công nghệ vận hành (OT) với công nghệ thông tin (IT)

OT và IT vốn dĩ hoạt động riêng biệt với nhau.

OT như máy móc và thiết bị trong nhà xưởng xí nghiệp vốn không được nối mạng hay liên kết với nhau. Thường thì chúng là những hệ thống theo chiều dọc được sở hữu riêng, vận hành trong các lò chứa (silo) riêng biệt. Trong hầu hết mọi trường hợp, OT sẽ cần có người điều khiển để giám sát và quản lý việc lập trình và vận hành vật lý của mỗi thiết bị, do thiếu những tiêu chuẩn chung trên các hệ thống máy móc. Ví dụ như trong một nhà máy sản xuất xe hơi, dây chuyền lắp ráp toàn bộ không có bất cứ thông tin gì về bộ phận hàn điện thuộc khâu sản xuất trước đó. Các bộ phận này không có một “ngôn ngữ” chung để “nói chuyện” với nhau.

Giờ đây, nhờ vào những tiến bộ trong Internet vạn vật (IoT), kết nối giữa máy và máy, cũng như công tác phân tích dữ liệu, hai thế giới OT và IT cuối cùng cũng đã hội tụ với nhau. Từ khía cạnh DN, IT đang phá vỡ silo thông tin của OT bằng cách chia sẻ và xử lý dữ liệu được trao đổi trên toàn khu vực sản xuất, giúp nâng cao năng suất, tự động hoá và hợp lý hoá ứng dụng.

Mặc dù trước mắt đã có một số nhà sản xuất áp dụng và triển khai công nghệ mới nhằm cải thiện năng suất xí nghiệp, nhưng nhiều đơn vị lại dừng bước ở giai đoạn này mà không tận dụng lợi ích của hội tụ OT-IT vốn có thể áp dụng cả ngoài phạm vi sản xuất. Họ bỏ qua tác động to lớn của lãi và lỗ (P&L) khi xét từ khía cạnh kinh doanh, bất kể là từ những trường hợp sử dụng trong kinh doanh như tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tối ưu hoá chất lượng hay sản lượng, và tối ưu hoá sản xuất.

Để thực sự đạt được tính hội tụ OT-IT, doanh nghiệp cần tiếp tục triển khai hợp nhất dữ liệu sản xuất từ những công nghệ này với thông tin kinh doanh như hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) hoặc hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, nhằm đẩy mạnh ảnh hưởng đến công tác ra quyết định từ bên ngoài nhà máy, bất kể là quản lý nhà cung cấp, kế toán hay tuân thủ.

Công nghệ mới và khả năng tương thích giữa các loại máy móc thiết bị mới chỉ là chặng đầu tiên trên hành trình sản xuất thông minh. Những bước đi kế tiếp sẽ là tác nhân khác biệt giúp kết nối xí nghiệp với doanh nghiệp thành một khối thống nhất và thực sự tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Sản xuất điều khiển bằng phần mềm - khi phân xưởng vận hành như một hệ thống CNTT

Lâu nay sản xuất truyền thống được điều khiển bằng phần cứng, nơi các bộ phận thiết bị độc lập được thiết kế nhằm lặp đi lặp lại một tác vụ.

Nếu cần thay đổi quy trình sản xuất truyền thống, có thể phải tốn kém chi phí rất lớn để nâng cấp nhà máy xí nghiệp. Đây là lúc sản xuất điều khiển bằng phần mềm phát huy tác dụng.

Sản xuất bằng phần mềm có nghĩa là máy móc và quy trình trên khắp khu vực sản xuất đều được cấu hình, giám sát và quản lý bằng phần mềm. Điều đó giúp nhà sản xuất tận dụng chức năng của phần cứng hiện hữu và cho phép một thiết bị phần cứng có thêm nhiều chức năng hoặc được chuyển hướng phục vụ những mục đích khác. Giống như cách điện thoại thông minh đã thay thế chức năng của điện thoại, máy ảnh và định vị GPS trên chỉ một thiết bị duy nhất vậy. Điều tương tự cũng đang diễn ra trong thế giới sản xuất, ở đó nhà sản xuất có thể vận hành các nhà máy, xí nghiệp của mình như một hệ thống CNTT.

Điều đó giúp tăng tính linh hoạt và lập trình nhanh hơn cho cả máy móc độc lập lẫn toàn bộ quy trình sản xuất, thông qua một giao diện điều khiển duy nhất. Các nhà sản xuất cũng có thể ảo hoá máy móc, thiết bị phần cứng để tạo ra bản sao kỹ thuật số trong môi trường tại chỗ hoặc trên đám mây, nhằm mô phỏng cách thức nâng cấp và ảnh hưởng phát sinh trên dây chuyền sản xuất. Với sự hỗ trợ của AI và công nghệ học máy trên vùng biên sản xuất, dữ liệu có thể được phân tích gần nơi thu thập, và có thể điều chỉnh gần như theo thời gian thực nhằm tối ưu hoá vận hành.

Dù vậy, vẫn còn một yếu tố bị nhiều nhà sản xuất bỏ qua, đó là sản xuất điều khiển bằng phần mềm cho phép chúng ta liên tục cập nhật và nâng cấp. Do đó, các nhà sản xuất phải không ngừng khám phá các công nghệ, ứng dụng và quy trình mới một khi đã thực hiện nâng cấp. Chỉ có liên tục thử nghiệm và điều chỉnh cơ sở sản xuất mới có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp về lâu về dài.

Xây dựng kiến trúc cho tương lai của sản xuất thông minh

Muốn biến tương lai sản xuất thông minh thành hiện thực, điều quan trọng là phải có một kiến trúc cơ sở giúp đơn giản hoá hội tụ OT-IT và kích hoạt sản xuất điều khiển bằng phần mềm. Nhà sản xuất cần có một cơ sở cho phép thiết kế, điều chỉnh quy mô và thực hiện các chức năng riêng biệt trên một nền tảng hợp nhất tương tự như đám mây.

Cơ sở này đòi hỏi phải có những khối hợp nhất phần cứng và phần mềm để thống nhất các chức năng khác biệt bao gồm kiểm soát quy trình, ảo hoá và thu thập dữ liệu. Cụ thể là phải có hợp chất silicon phù hợp, được gia cố cho các ứng dụng công nghiệp có thể tập hợp nhiều ứng dụng khác nhau thay vì phải sử dụng nhiều CPU, GPU và bộ tăng tốc.

Dù vậy, tương lai của sản xuất thông minh chỉ có thể thành công nếu toàn bộ hệ sinh thái sản xuất, gồm cả các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM), xí nghiệp, nhà tích hợp hệ thống, v.v. có thể hợp nhất các công nghệ, dữ liệu, quy trình, và tương tác con người với nhau. Điều này đòi hỏi mọi lĩnh vực, ngành nghề trong hệ sinh thái sản xuất đều phải hoàn toàn tiếp nhận một hệ thống thống nhất mang tính mở, có khả năng lập trình toàn diện và được chuẩn hoá, nhờ đó nhà sản xuất có được sự lựa chọn, tính linh hoạt và khả năng tương thích để tối ưu hoá vận hành và thúc đẩy sáng kiến, bất kể họ đang làm việc với nhà cung cấp nào.

Đó mới chính là tương lai của sản xuất thông minh.

Steve Long, Phó Chủ tịch Tập đoàn kiêm Tổng Giám đốc, Intel khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Sáng kiến phần mềm lưu trữ giúp phản ứng linh hoạt và nâng cao hiệu năng CNTT

Tóm tắt: 

Các sáng kiến điều khiển bằng phần mềm thúc đẩy cải thiện mô hình an ninh mạng phản ứng linh hoạt, tiết kiệm điện năng và tự động hoá, nhằm tiếp sức cho hành trình đa đám mây của doanh nghiệp.

Dell Technologies chính thức giới thiệu các sáng kiến điều khiển bằng phần mềm trên toàn bộ danh mục giải pháp lưu trữ đầu ngành của tập đoàn, thúc đẩy cải thiện mô hình an ninh mạng phản ứng linh hoạt, tiết kiệm điện năng và tự động hoá, nhằm tiếp sức cho hành trình đa đám mây của doanh nghiệp. 

Cam kết phát triển phần mềm của Dell đã đem lại hơn 2.000 cải tiến cho danh mục sản phẩm và dịch vụ lưu trữ trong vòng 12 tháng qua, trên khắp các hạng mục và phân khúc của ngành công nghiệp lưu trữ gắn ngoài. Những cải tiến này được cung cấp miễn phí cho khách hàng đang sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Dell thông qua phần mềm cài đặt tại chỗ hoặc như-một-dịch-vụ (as-a-Service) thông qua dự án Dell APEX.

Đáp ứng những yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt nhất của bất cứ ngành nghề nào

PowerStore, hệ thống lưu trữ dữ liệu thông minh sử dụng hoàn toàn định dạng flash của Dell, đang đem lại khả năng bảo mật nâng cao nhằm giúp các DN hàng đầu áp dụng mô hình bảo mật Zero Trust - một kiến trúc bảo mật liên tục yêu cầu xác minh người dùng và tài nguyên nhằm đảm bảo chỉ có những thực thể và hành động đã được xác nhận mới được cấp quyền truy cập. 

Thông qua những cải tiến, bổ sung trong phần mềm bảo mật mới của PowerStore, Dell đang hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh tốc độ áp dụng Zero Trust nhằm bảo vệ, ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công mạng hiệu quả hơn. Các cải tiến mới gồm có: 

STIG gia cố - Hướng dẫn triển khai kỹ thuật bảo mật (STIG) đáp ứng hầu hết những tiêu chuẩn cấu hình nghiêm ngặt nhất theo yêu cầu của chính phủ liên bang và Bộ Quốc phòng Mỹ. STIG gia cố cũng đảm bảo PowerStore tuân thủ tiêu chuẩn Khung bảo mật mạng NIST, được yêu cầu áp dụng cho các mạng máy tính liên bang tại Mỹ cũng như nhiều cơ quan chính phủ trên thế giới.

 Sao chụp nhanh, bảo mật và bất biến - Ngăn ngừa việc xoá bỏ hoặc chỉnh sửa bất hợp pháp các file chụp nhanh (snapshot) trước khi hết hạn.

Thao tác cấp phép truy cập tập tin được hợp lý hoá - Cho phép nhà quản trị lưu trữ quản lý truy cập trực tiếp từ PowerStore để ứng phó nhanh chóng với các mối đe doạ bảo mật.

Tăng tính phản ứng linh hoạt của file - Tăng đến 4 lần số lượng snapshot trên mỗi hệ thống, giúp người dùng có thêm điểm bảo vệ để phục hồi chi tiết nếu cần.

Xác thực đa yếu tố - bảo vệ quyền truy cập quản trị vào PowerStore bằng cách yêu cầu xác minh bổ sung danh tính người dùng.

Hỗ trợ các DN thúc đẩy tăng năng suất với chi phí thấp hơn

Tính năng tự động hoá phần mềm mới có trên PowerStore và các cải tiến đa đám mây giúp DN tận dụng tối đa khoản đầu tư CNTT của mình, trong khi vẫn tiết kiệm chi phí vận hành và chi phí năng lượng. Các tính năng mới của PowerStore bao gồm:

Tích hợp toàn vẹn với Dell PowerProtect

Các tổ chức nay đã có thể thúc đẩy chiến lược bảo vệ dữ liệu đa đám mây của mình đơn giản và nhiều tùy chọn hơn nhờ khả năng sao lưu đám mây thuận tiện, qua việc tích hợp sâu PowerStore vào các giải pháp bảo vệ dữ liệu cả bằng phần cứng lẫn phần mềm của Dell. Khách hàng có thể cấu hình sao lưu trực tiếp từ giao diện người dùng của PowerStore trong vòng chưa đến hai phút, dễ dàng tận dụng lợi thế của trang thiết bị PowerProtect với tỷ lệ giảm dữ liệu đến 65:1, công nghệ DD Boost technology và nhiều tính năng khác.

Giải pháp này cho phép lưu trữ lên đám mây một cách tiết kiệm, giảm yêu cầu về dung lượng tại chỗ, nhờ đó giúp giảm chi phí năng lượng và làm mát hệ thống.

Cải tiến quy trình công việc DevOps

Việc tích hợp Ansible và Terraform, cùng các tính năng ứng dụng di động mới cùng với cụm lưu trữ Dell Container Storage Modules giúp khách hàng sử dụng PowerStore tăng tốc đổi mới bằng giải pháp lưu trữ linh hoạt và tự động hoá. Bằng cách hỗ trợ các giải pháp mã nguồn mở này, PowerStore cung cấp cho các chuyên viên DevOps những công cụ tự động hoá và khả năng xây dựng quy trình có thể lặp lại và tự động hoá trên nhiều môi trường đa dạng đến không gian lưu trữ được chỉ định, mà không cần lập trình bậc thấp hoặc nhận sự hỗ trợ từ bộ phận chăm sóc khách hàng.

PowerStore tăng đến hơn 60% IOPS (hiệu năng đọc/ghi ổ cứng được hoàn tất trong một giây) trên mỗi watt, hiện đã được cài sẵn trong những hệ thống có chứng nhận ENERGY STAR, gia tăng đáng kể cả về mật độ lẫn hiệu năng trên mỗi watt, và là hệ thống PowerStore tiết kiệm điện năng nhất hiện nay.

Với cải tiến này, Dell đang đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về tiết kiệm điện năng và tính bền vững, là một trong những tiêu chí quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua sắm CNTT, theo một khảo sát được IDC thực hiện gần đây.

Ông Nathan Young, Giám đốc CNTT Văn phòng Lưu trữ Hạt Maricopa chia sẻ: “Nhờ vào công nghệ nén của Dell PowerStore, chúng tôi đã giảm được 90% quy mô mạng lưu trữ cũ của văn phòng, từ 20 xuống còn 2 hệ thống. Kết quả là PowerStore đã giúp cải thiện hiệu suất năng lượng trong khi vẫn cho phép chúng tôi đổi mới để phục vụ nhu cầu đa dạng, không ngừng biến động của các cử tri, và đáp ứng kỳ vọng của đội ngũ nhân viên”.

Đẩy mạnh sáng kiến lưu trữ điều khiển bằng phần mềm

Song song với PowerStore, các đổi mới về phần mềm cũng mang đến một loạt những cải tiến trên khắp danh mục sản phẩm Dell Storage, bao gồm:

Dell PowerMax, hệ thống lưu trữ thiết yếu và bảo mật nhất thế giới, củng cố tính năng an ninh mạng bằng cách tạo ra một khoảng trống không gian cho phép khách hàng nhanh chóng phục hồi những dữ liệu sản xuất bị ảnh hưởng từ cuộc tấn công mạng. 

Dell PowerFlex, kiến trúc điều khiển bằng phần mềm, tăng tốc quá trình hiện đại hoá với NVMe/TCP và tính năng bảo mật nâng cấp.

Dell ObjectScale, nền tảng lưu trữ đối tượng được điều khiển bằng phần mềm của Dell đem lại hiệu năng lưu trữ đối tượng S3 cấp doanh nghiệp nhanh hơn, cùng với khả năng triển khai và trải nghiệm hỗ trợ đơn giản hơn.

Dell CloudIQ, phần mềm AIOps của Dell, mở rộng hiệu suất điều khiển AI/ML và phân tích năng lực, tích hợp với VMware nhằm đơn giản hoá, tăng tốc CNTT và DevOps.

Dell Unity XT, nền tảng lưu trữ hybrid linh hoạt của Dell giúp tăng cường hỗ trợ Ansible nhằm nâng cấp lưu trữ tự động hoá, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sai sót và nâng cao năng suất.

Ông Jeff Boudreau, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, Nhóm các Giải pháp Hạ tầng, Dell Technologies cho biết: “Trước thực trạng dữ liệu ngày càng nhiều và nhân tài CNTT ngày càng hiếm, các DN phải tìm cách xoay sở để làm được nhiều hơn với chi phí thấp hơn. Chúng tôi đang hỗ trợ DNđương đầu và vượt qua thử thách này bằng cách giúp họ tận dụng tối đa các khoản đầu tư CNTT với những cải tiến phần mềm lưu trữ không chỉ tiết kiệm điện năng hơn mà còn đem lại năng suất cao hơn và củng cố mô hình an ninh mạng phản ứng linh hoạt".

Theo Dell

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Intel thay đổi về thương hiệu cho vi xử lý máy tính

Tóm tắt: 

Kể từ dòng VXL thế hệ Meteor Lake, người dùng sẽ thấy sự xuất hiện của 2 thương hiệu Intel Core Ultra và Intel Core mới.

Intel đã công bố những thay đổi quan trọng về mặt thương hiệu cho các vi xử lý (VXL) cá nhân. Kể từ dòng VXL thế hệ Meteor Lake, người dùng sẽ thấy sự xuất hiện của 2 thương hiệu Intel Core Ultra và Intel Core mới.

Nhãn thiết bị Intel vPro Enterprise và Intel vPro Essentials dành cho những hệ thống DN.

Những thông tin đáng chú ý về cấu trúc thương hiệu mới mà Intel vừa công bố bao gồm: Giới thiệu thương hiệu VXL Intel Core Ultra với những sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp nhất cho người dùng cá nhân; Đơn giản hóa thương hiệu VXL Intel Core dành cho những sản phẩm phổ thông; Bắt đầu từ thế hệ VXL tiếp theo của Intel, cách sắp xếp thứ bậc vi xử lý được quy định là Intel 3/5/7/9; Nâng cấp nền tảng thương hiệu Intel Evo Edition dành cho các thiết kế đạt chứng chỉ Evo; Giới thiệu nhãn thiết bị Intel vPro Enterprise và Intel vPro Essentials dành cho những hệ thống doanh nghiệp (DN).

Bà Caitlin Anderson, Phó Chủ tịch và Giám đốc Điều hành nhóm Điện toán Cá nhân (CCG), chia sẻ: “Lộ trình sản phẩm cá nhân của chúng tôi thể hiện sự ưu tiên của Intel trong việc dần đầu về sáng tạo và công nghệ với những sản phẩm như Meteor Lake, qua đó nâng tầm hiệu năng của kiến trúc hybrid x86 và AI trên quy mô lớn. Để điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược sản phẩm, chúng tôi công bố cơ cấu thương hiệu mới nhằm giúp khách hàng có thể dễ dàng phân biệt những công nghệ mới nhất và các sản phẩm phổ thông của chúng tôi khi chọn mua máy tính.”

Meteor Lake là một bước ngoặt trong lộ trình của VXL cá nhân Intel. Đây là thế hệ VXL đầu tiên được sản xuất trên tiến trình Intel 4. Meteor Lake cũng sẽ là VXL chiplet dành cho người dùng cuối đầu tiên được đóng gói bởi công nghệ đóng gói Foveros 3D.

Thế hệ VXL mới sẽ mang đến khả năng sử dụng điện năng hiệu quả hơn và sức mạnh đồ họa tốt hơn. Meteor Lake cũng trở thành thế hệ VXL dành cho người dùng cuối đầu tiên của Intel được tích hợp engine chuyên dụng để xử lý các tác vụ về AI - Intel AI Boost.

Cấu trúc thương hiệu mới được thiết kế để định hình lộ trình phát triển cho công nghệ dành cho người dùng cuối của Intel trong tương lai. Những thay đổi này nhằm giúp người dùng dễ dàng tìm được những giải pháp phù hợp với nhu cầu từ hệ sinh thái đối tác hàng đầu trong ngành của Intel. Sự thay đổi này cũng nhằm nhấn mạnh sự nổi bật của Intel Core, vốn đã là thương hiệu được tin tưởng trong gần 20 năm qua.

Theo Intel

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT