Tri thức chuyên ngành
4 xu hướng sẽ định hình diện mạo ngành game trong thập kỷ tới
Submitted by nlphuong on Fri, 10/03/2023 - 20:01Thị trường game năm 2023 đã khởi đầu hứng khởi với sự xuất hiện của hàng loạt “bom tấn”, các sự kiện game được tái tổ chức và những giải đấu thể thao điện tử (eSports) cũng rục rịch khởi động.
Thị trường game năm 2023 đã khởi đầu hứng khởi với sự xuất hiện của hàng loạt “bom tấn”, các sự kiện game được tái tổ chức và những giải đấu thể thao điện tử (eSports) cũng rục rịch khởi động.
Dấu hiệu cho một tương lai tươi sáng đang chờ đợi ngành game trong năm 2023, sau những năm tháng trì trệ vì giãn cách xã hội diễn ra trên toàn thế giới, thậm chí, một số quốc gia cũng chỉ mới “mở cửa” từ cuối 2022. Thế giới bừng tỉnh sau cuộc đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu của thị trường game tăng mạnh, những giải đấu eSports lấy lại sự sôi nổi, hứa hẹn mang lại sự tăng trưởng đột phá cho ngành game. Tuy vậy, vẫn còn những trở lực nhất định phải vượt qua, như việc nền kinh tế đi xuống cũng khiến ngành game có dấu hiệu chững lại trong năm 2022.
Nhưng triển vọng của ngành game trong năm 2023 vẫn giữ nguyên khi xét về dài hạn. Với những dự báo tích cực từ các chuyên gia, một viễn cảnh tươi sáng đang chờ đợi ngành game nhờ vào cộng đồng mạng mẽ lên đến 3 tỷ người chơi. Đáng chú ý hơn, theo báo cáo từ The Games Market in 2022: The Year in Numbers” [1] (Thị trường Game trong 2022: Thị trường qua các con số) của Newzoo vào cuối năm 2022, tỉ lệ về giới tính của game thủ trên toàn cầu đang ngày càng cân bằng ở mọi thể loại trò chơi và nền tảng.
Việt Nam cũng sở hữu một tỉ lệ game thủ đông đảo. Chia sẻ tại diễn đàn Ngày hội Game Việt Nam 2022, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết Việt Nam hiện có khoảng 28,2 triệu người chơi game [2].
Ngành game đã và đang trở thành động lực thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo về công nghệ. Các công nghệ như metaverse, thực tế ảo, và thực tế tăng cường đều sẽ đạt được những thành tựu mới thông qua những cải tiến về công nghệ trong thập kỷ tới.
Cộng hưởng với những yếu tố thuận lợi, quá trình phát triển của các xu hướng này sẽ thay đổi bộ mặt của ngành game để mang đến những trải nghiệm sống động hơn, hấp dẫn hơn, và ngoạn mục hơn. Đồng thời, nó cũng sẽ làm cho các trò chơi phổ biến và thu hút hơn đối với những game thủ mới.
Chúng ta hãy cùng điểm qua 4 xu hướng chính sẽ định hình ngành game trong hơn một thập kỷ tới.
Thể thao điện tử: Tiếp tục duy trì sự hưng thịnh
Hiếm có lĩnh vực game nào giữ được đà tăng trưởng nhanh và ổn định như thể thao điện tử trong 10 năm qua, khi được dự báo sẽ cán mốc 577 triệu game thủ và khán giả theo dõi thường xuyên vào năm 2024. Sự phát triển của eSports được hưởng lợi rõ rệt từ công nghệ streaming ngày càng tối ưu - vốn duy trì mức tăng trưởng hơn 13% trong năm 2022, theo báo cáo 2022 Trends to Watch in Games, Esports, Cloud, and the Metaverse [3] (Các trào lưu Cần chú ý về game, thể thao điện tử, điện toán đám mây và vũ trụ ảo trong 2022) của Newzoo, để đạt mức 921,2 triệu khán giả theo dõi các nội dung livestream game.
Theo “Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam 2021” được phát hành bởi Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) [4], lượng game thủ eSports trong nước đã vượt ngưỡng 18 triệu. Ở một số giải đấu lớn như AWC 2020 (Arena of Valor World Cup), lượt xem đạt mốc 109 triệu lượt, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. 2022 cũng được xem là năm đại thành công của eSports Việt Nam, khi thâu tóm 4 huy chương vàng, 3 huy chương bạc tại SEA GAMES 31.
Tại Việt Nam, thể thao điện tử tiếp tục chấp cánh nhờ vào những nỗ lực không ngừng nghỉ của VIRESA. Dưới sự dẫn dắt của VIRESA, đoàn thể thao điện tử Việt Nam sẽ tranh tài tại SEA GAMES 32 ở bảy bộ môn.
Với sự phát triển liên tục của công nghệ, trải nghiệm chơi game của cả game thủ lẫn streamer đều không ngừng được làm mới. Điển hình, với sự xuất hiện của vi xử lý Intel Core thế hệ 13, các streamer có thể chạy các tựa game “bom tấn” trong khi phát stream hình ảnh với chất lượng ngày càng cao hơn và mượt mà hơn bao giờ hết. Những tiêu chuẩn này dần dà sẽ trở nên phổ biến trong những năm tới, mang đến cho các game thủ và streamer hiệu năng vượt trội.
Song song với lĩnh vực streaming, hiệu năng mạnh mẽ liên tục được cải tiến của phần cứng khiến cho rào cản về cấu hình gần như không tồn tại trong thể thao điện tử. Ngành công nghiệp này đang tiến tới mô hình GaaS (Game như một dịch vụ).
Trong quá khứ, các trò chơi luôn được đóng gói và bán sau khi đã được phát triển hoàn chỉnh, như việc bạn mua băng Atari vào những năm 80 vậy. Nếu có bất kỳ bản cập nhật nào mới, game thủ sẽ phải đến cửa hàng và mua một cuộn băng mới. Mô hình GaaS đã thay đổi mọi thứ với những bản cập nhật, sửa lỗi, tinh chỉnh, và nội dung mới. Tất cả sẽ được phát triển và gửi đến game thủ liên tục để đảm bảo trò chơi luôn ổn định, tươi mới và hấp dẫn. Liên Minh Huyền Thoại là một minh chứng điển hình. Sự thành công của trò chơi này đã thuyết phục các nhà phát hành và những tựa game khác nối gót, như Ubisoft cũng đang chuyển mình sang dịch vụ GaaS thông qua nền tảng Uplay. Thể thao điện tử sẽ tiếp tục hưởng lợi nhiều hơn thông qua mô hình này, qua đó thay đổi trải nghiệm của game thủ và tuyển thủ khi tận hưởng trò chơi yêu thích. Ngoài ra, các giải đấu thể thao điện tử cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy toàn ngành phát triển.
Trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến chất lượng hình ảnh cao cho đại chúng
Thật khó tin là chỉ vài năm về trước, công nghệ Ray Tracing (dò tia) được xem như trải nghiệm “thượng lưu” mà ít có cấu hình máy nào có thể đáp ứng. Giờ đây, công nghệ này đã trở nên rất phổ biến và dần được tiếp cận một cách rộng rãi. Càng ngày, đội ngũ phát triển game toàn cầu càng “mạnh tay” đẩy mạnh chất lượng đồ họa mà không phải lo lắng đến hạn chế của thiết bị đầu cuối, khiến chất lượng hình ảnh của các thế giới trong game ngày càng lộng lẫy, cuốn hút và gần với đời thực hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của những công nghệ nâng cao chất lượng hình ảnh như Ray Traycing không phải xu hướng đáng chú ý duy nhất ở mảng đồ họa. Ngay ở thời điểm hiện tại, các nhà phát triển phần cứng đã khiến cộng đồng game thủ phải kinh ngạc nhờ vào việc tích hợp AI Upscaling: dùng trí tuệ nhân tạo để tối ưu chất lượng hình ảnh bằng chuỗi thuật toán. Nhờ đó, game thủ có trải nghiệm hình ảnh đỉnh cao từ game nhưng không cần nhất thiết phải sở hữu cấu hình máy “khủng”.
Một ví dụ điển hình của công nghệ này chính là XeSS của dòng sản phẩm Intel Arc. Trên thực tế, bộ đôi ARC A750 và ARC A770 của Intel đã khiến giới phân tích phải kinh ngạc trong thời gian qua khi có khả năng mang lại trải nghiệm hình ảnh tốt trong game thông qua XeSS. Trong bối cảnh AI đang tạo ra những “con sốt” toàn cầu, không khó để thấy rằng công nghệ xử lý ảnh bằng AI trong game cũng sẽ bùng nổ ở giai đoạn tới.
AR (thực tế tăng cường) và VR (thực tế ảo) gần hơn bao giờ hết
Khi chứng kiến những cơn sốt game AR thoái trào và tốc độ ra mắt thế hệ mới khá chậm của nhiều thiết bị VR, nhiều game thủ đánh giá rằng thời điểm hiện tại vẫn còn là quá sớm để nghĩ đến AR và VR. Tuy nhiên, nhận định này sẽ sai nếu nhìn xa hơn diễn tiến của thị trường công nghệ. Theo nghiên cứu của Insider Intelligence [5] dự đoán, 35% người dùng internet của Mỹ sẽ sử dụng AR vào năm 2025.
Tương tự, thị trường VR cũng đang duy trì sự tăng trưởng đáng khi các thiết bị VR dần được quan tâm và phổ biến hơn với người dùng đại chúng. Các thiết bị VR mang lại trải nhiệm hình ảnh sắc nét hơn, khả năng vận hành trơn tru hơn, và cũng hướng đến mục tiêu trở nên “mỏng, nhẹ” để phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng. Định hướng này khiến các thiết bị VR cũng yêu cầu kết cấu vi xử lý phải nhỏ gọn, mạnh mẽ và đa tác vụ hơn.
Game sẽ tiếp cận nhiều đối tượng game thủ hơn
Accessibility (khả năng hỗ trợ, tiếp cận của game với những người chơi có điều kiện sức khỏe đặc biệt) là khái niệm được nhiều nhà làm game quan tâm trong những năm gần đây. Nhờ sự quan tâm này, những game thủ có trở ngại về thị giác, chứng rối loạn màu sắc, khiếm thính, v.v. có thể tiếp cận và trải nghiệm game một cách thuận lợi hơn.
Trong quá trình nghiên cứu hơn hai năm, các nhà nghiên cứu của Intel đã nhận thấy rằng nhiều tính năng hữu ích cho game thủ khuyết tật không thật sự yêu cầu quá phức tạp trong việc thiết kế các thiết lập. Yếu tố cốt lõi nằm ở việc các nhà sản xuất và phát triển cần cân nhắc sớm và tối ưu hóa trong quá trình thiết kế. Thông qua những phát hiện này, các kỹ sư của Intel đã tích hợp nhiều giải pháp cá nhân hóa như thiết lập nút và chuyển giọng nói thành văn bản (speech-to-text).
Ngành game chỉ mới bắt đầu hành trình mở rộng việc tiếp cận đến nhiều người chơi nhất có thể. Với việc các nhà phát hành và sản xuất tích hợp các tính năng hỗ trợ, ngành game có thể trở thành một tiêu chuẩn trong việc xây dựng cộng đồng toàn diện và công bằng.
Một nghiên cứu từ Accessibility [6] đã chỉ ra rằng những game thủ có điều kiện sức khỏe đặc biệt chiếm 20% cộng đồng game thủ toàn cầu, trong đó, 94% game thủ khuyết tật chia sẻ chơi game mang đến những “lợi ích về sức khỏe tinh thần và thể chất”. Điều này cho thấy cải tiến về công nghệ hỗ trợ đang dần chứng tỏ sự hiệu quả. Trong những năm tiếp theo, xu hướng này sẽ càng phát triển và trở thành những tính năng tiêu chuẩn đối với hầu hết các trò chơi.
Tương lai vô cùng hứa hẹn
Lịch sử phát triển của ngành game đã chỉ ra rằng, sự phát triển của game và công nghệ sẽ luôn luôn duy trì mối quan hệ song hành. Trong đó, những cải tiến về công nghệ đóng vai trò nền tảng để thúc đẩy phần mềm, những thay đổi về phần mềm cũng tạo ra động lực để công nghệ đổi mới. Vòng xoay tuần hoàn này thúc đẩy cả hai phát triển và trở thành bệ phóng để những nhà làm game tạo ra các sản phẩm tốt dành cho game thủ. Trong thập kỷ tiếp theo, vòng lặp này sẽ tiếp tục tồn tại, và mang đến cho nhiều đối tượng game thủ những trải nghiệm game đa dạng, tích hợp AR, VR, cloud gaming trong một hệ sinh thái chặt chẽ.
Tài liệu tham khảo:
[1] The Games Market in 2022: The Year in Numbers
[3] Newzoo’s 2022 Trends to Watch in Games, Esports, Cloud, and the Metaverse
[4]. Vietnam eSports whitepaper
[5]. AR and VR enter the mainstream
[6]. The State of Accessibility in Gaming in 2022
Dino Strkljevic, Giám đốc Khách hàng, Nhóm điện toán khách hàng (CCG), Intel khu vực châu Á - Thái Binh Dương và Nhật Bản
Giải pháp phát triển bền vững cho lĩnh vực chuyển phát nhanh
Submitted by nlphuong on Thu, 23/02/2023 - 21:30Năm 2023, ngành logistics được các chuyên gia đánh giá tiếp tục tăng trưởng nhờ xu hướng công nghệ, nổi bật là tự động hóa trong hoạt động logistics, tạo sự bền vững trong chuyển phát nhanh.
Năm 2023, ngành logistics được các chuyên gia đánh giá tiếp tục tăng trưởng nhờ xu hướng công nghệ, nổi bật là tự động hóa trong hoạt động logistics, tạo sự bền vững trong chuyển phát nhanh.
Ngân hàng Thế Giới (World Bank) dự báo kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng ở mức 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3% ngân hàng này công bố hồi tháng 06/2022. Xung đột chính trị, tình trạng tăng lãi suất ở nhiều nước tiếp diễn khiến tốc độ tăng trưởng các nước trên thế giới có phần chậm lại. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng do là quốc gia có độ mở cửa kinh tế lớn trong quá trình phát triển và hội nhập, trong năm 2023 kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức đến từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, theo Ban Kinh tế Trung ương.
Trong bối cảnh thách thức đan xen, ngành hậu cần vận tải được nhận định là điểm sáng trong bức tranh màu xám của kinh tế toàn cầu, đóng vai trò then chốt trong việc kết nối chuỗi cung ứng của các bên liên quan. Nhận diện cơ hội, các doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Thậm chí ứng dụng mới nổi ChatGPT cũng được cho là sẽ có tác động mạnh mẽ đến các khâu thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định trong hoạt động logistics, quản lý kho bãi, hỗ trợ hoạt động giao nhận, vận tải...
Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng ChatGPT trong lĩnh vực logistics vẫn chưa được kiểm chứng cụ thể. Nhưng đây vẫn là sẽ yếu tố kích thích cho sự phát triển nhanh của trí tuệ nhân tạo, từ đó các ngành sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi tích cực, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đánh giá.
Các doanh nghiệp vận chuyển phản ứng nhanh nhạy, ứng dụng công nghệ tự động hóa để tối ưu quy trình vận hành. Bắt nhịp xu thế công nghệ toàn cầu để tạo nên sự bền vững dài lâu trong logistics, trong năm 2022, hãng chuyển phát nhanh J&T Express đã không ngừng tự động hóa các quy trình trong giao hàng chặng cuối thông qua đầu tư công nghệ hiện đại trong vận hành, triển khai giải pháp số. Sự nỗ lực của J&T Express đã giúp doanh nghiệp nhận được giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards - VDA) 2022 ở hạng mục Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp nước ngoài với Smart E-Logistics (bộ giải pháp hậu cần thông minh).
Cụ thể, tại khâu tiếp nhận đơn hàng của J&T Express, toàn bộ thông tin khách hàng mã hóa dưới dạng mã vạch thông minh (barcode) và đồng bộ, lưu trữ trên điện toán đám mây (Cloud computing). Công nghệ này đảm bảo độ chính xác, bảo mật thông tin đồng thời rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn hàng ngay từ khâu đầu tiên trong quy trình. Không những vậy, đơn vị còn chủ động tạo sự thuận lợi cho tam giác người bán - shipper - người mua khi giúp tinh giản quy trình thanh toán qua việc quét mã QR động trên thiết bị điện thoại của shipper. Mọi thông tin chi tiết về đơn hàng như loại hàng hóa, số tiền cần thanh toán sẽ tự động hiển thị mà không cần nhập thủ công.
Công nghệ tự động hóa được đánh giá là triển vọng cho những bước tăng trưởng vượt bậc trong ngành chuyển phát nhanh, đặc biệt trong thời kinh tế khó. Nắm bắt xu thế, J&T Express đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ trong khâu vận hành. Cụ thể, tự động hóa trong quản lý kho bãi, khâu giao nhận kết hợp với thiết bị công nghệ giúp theo dõi toàn bộ các quy trình xuất, nhập, luân chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất, giảm thiểu chi phí vận hành, tiết kiệm nguồn lực.
Trung tâm trung chuyển được đưa vào vận hành tại Củ Chi năm 2022 với các trang thiết bị hiện đại, đơn cử hệ thống phân loại thông minh DWS, hệ thống băng chuyền tự động, cross belt đa tầng… với khả năng phân loại hàng hóa chính xác đến 99,99%, tiết kiệm 50% nguồn nhân lực.
Những bưu kiện khó quét mã sẽ được đưa vào camera thang xám đa chiều tiếp tục phân loại kiện
hàng. Xuyên suốt chuỗi cung ứng, mọi thông tin về hàng hóa và thiết bị đều được thu thập tự
động và truyền về máy chủ. Điều này giúp J&T Express nắm toàn bộ thông tin, từ đó giảm thiểu
sai sót trong các khâu vận hành.
“Công nghệ chính là “chiếc chìa khóa” mở cửa đến sự phát triển bền vững của thị trường trong tương lai, thấu hiểu điều này, chúng tôi luôn nỗ lực chủ động nắm bắt và đón đầu xu hướng công nghệ để tạo sự thuận tiện, ngày càng hoàn thiện khâu trải nghiệm của khách hàng. Với kim chỉ nam hướng đến tiện ích người dùng, J&T Express sẽ tiếp tục đề xuất sáng kiến, dịch vụ để tăng cường năng lực vận chuyển, góp phần lưu thông hàng hóa, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trong năm 2023”, Giám đốc Thương hiệu J&T Express chia sẻ.
ND
Các máy chủ Dell PowerEdge thế hệ mới cấp hiệu năng cải tiến và tiết kiệm
Submitted by nlphuong on Mon, 20/02/2023 - 16:51Danh mục Dell PowerEdge thế hệ mới được thiết kế để giải quyết những nhu cầu về ứng dụng ngày một tăng của DN, đồng thời cung cấp khả năng mở rộng nâng cao, tự động hóa, khả năng phục hồi mạng và khai thác điện năng hiệu quả.
Dell Technologies (mở rộng danh mục máy chủ được các doanh nghiệp (DN) tin dùng hàng đầu trong ngành với 13 mẫu máy chủ Dell PowerEdge thế hệ mới.
Các sản phẩm này được thiết kế để tăng tốc hiệu năng và độ tin cậy cho những tác vụ điện toán mạnh mẽ tại các trung tâm dữ liệu (TTDL), đám mây công cộng với quy mô lớn và cả điện toán vùng biên.
Trang bị các vi xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ 4, những máy chủ PowerEdge dạng rack (nằm), tower (tháp) và multi-node (máy chủ đa nút) thế hệ mới tích hợp phần mềm và những cải tiến về kiến trúc từ Dell, như thiết kế Smart Flow mới, để cải thiện hiệu quả về điện năng và chi phí.
Việc mở rộng thêm danh mục dịch vụ Dell APEX sẽ hỗ trợ DN tiếp cận phương án như một dịch vụ để từ đó tối ưu hoạt động CNTT hiệu quả hơn nhằm tận dụng các nguồn lực điện toán sẵn có một cách tốt nhất, đồng thời giảm thiểu rủi ro.
Ông Jeff Boudreau, Chủ tịch và Giám đốc, Mảng các giải pháp cơ sở hạ tầng, Dell Technologies, chia sẻ: “Khi liên hệ với Dell, các DN mong muốn tìm kiếm giải pháp máy chủ dễ quản lý, hiện đại và hiệu quả với những tính năng tiên tiến để xử lý những ứng dụng cần thiết cho việc kinh doanh. Các máy chủ Dell PowerEdge thế hệ mới mang đến những cải tiến vượt bậc về hiệu năng, tiết kiệm điện năng, và sự bền bỉ trong khi đơn giản hóa cách thức các DN có thể triển khai giải pháp Zero Trust nhằm tăng cường bảo mật trên toàn bộ các môi trường CNTT.
Ông Chris Kelly, Phó Chủ tịch cấp cao, Nhóm các giải pháp TTDL, châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản, Dell Technologies, cho biết: “Các DN tại châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản đang đối mặt với lượng dữ liệu và quyết định phải xử lý ngày càng nhiều để phát triển kinh doanh cũng như chuyển đổi hoạt động.
Danh mục Dell PowerEdge thế hệ mới được thiết kế để giải quyết những nhu cầu về ứng dụng ngày một tăng của DN, đồng thời cung cấp khả năng mở rộng nâng cao, tự động hóa, khả năng phục hồi mạng và khai thác điện năng hiệu quả.
Ngoài ra, những cải tiến mới về phần mềm và dịch vụ sẽ giúp quá trình tích hợp và đơn giản hóa các hệ thống quản lý CNTT mượt mà nhất có thể, và cung cấp cho khách hàng toàn quyền quản lý các môi trường CNTT của mình”.
Các máy chủ Dell PowerEdge mới được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng các ứng dụng, từ trí thông minh nhân tạo, phân tích, cho đến các cơ sở dữ liệu quy mô lớn. Các sản phẩm mới trong danh mục được công bố hồi tháng 11/2022 bao gồm dòng máy chủ PowerEdge XE với các GPU NVIDIA H100 Tensor Core và bộ công cụ NVIDIA AI Enterprise hỗ trợ full-stack (cả về thiết kế front-end và back-end), nền tảng ứng dụng thực tế AI được xây dựng trên những cải tiến về trí thông minh nhân tạo và máy học.
Những máy chủ mới cho các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
Các máy chủ Dell PowerEdge HS5610 và HS5620 mới cung cấp giải pháp tối ưu hóa phù hợp với các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây quản lý TTDL quy mô lớn và đa nhà cung cấp. Với hai kiểu dáng 1U và 2U, các máy chủ hai socket mới này bao gồm các cấu hình sử dụng mô hình tản nhiệt lối đi lạnh (cold aisle), đồng thời hỗ trợ Dell Open Server Manager, một giải pháp quản lý hệ thống dựa trên OpenBMC để đơn giản hóa việc quản lý nhóm nhiều nhà cung cấp.
Hiệu năng mạnh mẽ hơn, quản lý dễ dàng hơn
Các máy chủ PowerEdge thế hệ mới cung cấp hiệu tốt hơn, trong đó bao gồm Dell PowerEdge R760 với năng lực suy luận AI cao hơn đến 2,9 lần trên các vi xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ 4 được trang bị công nghệ Intel Deep Learning Boost và Intel Advanced Matrix Extensions. PowerEdge R760 cũng có khả năng đáp ứng thêm 20% lượng người dùng VDI và trên 50% lượng người dùng SAP Sales & Distribution trên cùng một máy chủ so với thế hệ trước.
Các hệ thống PowerEdge có thể được đặt hàng cùng với các bộ xử lý dữ liệu NVIDIA Bluefield-2 nhằm tăng khả năng giảm tải CPU, tăng tốc và cách ly ứng dụng với mục đích cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng cho công tác triển khai ở quy mô tư nhân, hybrid và đa đám mây.
Một số cải tiến trong phần mềm giám sát và dịch vụ mới của Dell giúp công tác quản lý máy chủ dễ dàng hơn:
Dell CloudIQ - phần mềm của Dell kết hợp các tính năng giám sát chủ động, học máy và phân tích dự đoán, đồng thời cung cấp khả năng quan sát toàn diện các máy chủ bất kể được lắp đặt ở đâu. Các bản cập nhật tăng cường bao gồm dự báo hiệu năng máy chủ, thực hiện bảo trì chọn lọc và tính năng ảo hoá mới.
Các dịch vụ Dell ProDeploy - Dịch vụ Dell ProDeploy Factory Configuration cung cấp các máy chủ PowerEdge sẵn sàng cài đặt và được cấu hình sẵn với hệ điều hành, phần mềm giám sát máy ảo và các thiết lập RAID, BIOS và iDRAC theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ Dell ProDeploy Rack Integration cung cấp và cài đặt các máy chủ PowerEdge đã được lắp ráp lên kệ và nối mạng sẵn sàng vận hành. Đây là giải pháp lý tưởng cho những doanh nghiệp muốn mở rộng môi trường TTDL hoặc đang hiện đại hoá hệ thống CNTT.
Dell iDRAC9 - Trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến tính thông minh và tự động hoá của máy chủ, Bộ kiểm soát truy cập từ xa của Dell (iDRAC - Dell Remote Access Controller) giúp triển khai và chẩn đoán các hệ thống Dell dễ dàng hơn. Bộ kiểm soát này được trang bị những tính năng cải tiến như thông báo hết hạn chứng chỉ, gởi thông tin trạng thái liên tục cho Dell Console và giám sát GPU.
TS. Pete Clapham, Trưởng nhóm hỗ trợ khoa học thông tin tại Viện Nghiên cứu Wellcome Sanger phát biểu: “Nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ giải trình tự hệ gen và các phương pháp tân tiến trong phòng thí nghiệm giúp thúc đẩy tăng trưởng dữ liệu, các luồng dữ liệu sẽ không ngừng mở rộng trong tương lai.
Để đảm bảo khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ, chúng ta cần xử lý dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn nữa. Các máy chủ PowerEdge của Dell được thiết kế hoàn hảo với tính năng bảo mật kèm theo máy, đem lại hiệu suất cao giúp chúng tôi tăng tốc khám phá khoa học và đẩy nhanh tiến độ sáng tạo phục vụ thế giới.”
Thiết kế bền vững
Các máy chủ Dell PowerEdge được thiết kế hướng đến sự bền vững, cải thiện hiệu năng gấp 3 lần so với máy chủ PowerEdge thế hệ thứ 14 trang bị bộ vi xử lý Intel Xeon Scalable trình làng năm 2017. Nhờ vậy, khách hàng có thể giảm thiểu diện tích sàn lắp đặt và tận dụng những công nghệ mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn trên tất cả hệ thống server thế hệ mới. Một số điểm đáng chú ý bao gồm:
Thiết kế Dell Smart Flow - Đây là tính năng mới trong bộ giải pháp công nghệ Dell Smart Cooling giúp tăng lưu lượng không khí và giảm điện năng tiêu thụ của quạt tản nhiệt đến 52% so với các máy chủ thế hệ trước. Thiết kế Smart Flow hỗ trợ hiệu năng máy chủ lớn hơn đồng thời hệ thống tản nhiệt cũng tiêu thụ điện năng thấp hơn, giúp các TTDL vận hành hiệu quả hơn.
Phần mềm Dell OpenManage Enterprise Power Manager 3.0 - Khách hàng nay đã có thể quản lý mục tiêu về năng suất và hiệu quả làm mát, giám sát lượng khí thải carbon và thiết lập trần điện năng tiêu thụ nhanh hơn đến 82% nhằm giới hạn mức năng lượng tiêu thụ.
Với công cụ thiết lập mục tiêu bền vững được cải tiến, khách hàng có thể quyết định lượng máy chủ được khai thác trên tổng thể, máy ảo và tiêu thụ điện năng của nhà xưởng, phát hiện rò rỉ trên hệ thống dung dịch làm lạnh, và hơn thế nữa.
Công cụ đánh giá môi trường đối với sản phẩm điện tử (EPEAT) - Bốn trong số các máy chủ Dell PowerEdge sẽ được chứng nhận EPEAT cấp độ bạc, và 46 hệ thống được chứng nhận EPEAT cấp độ đồng. Tem nhãn sinh thái EPEAT là tiêu chuẩn hàng đầu trên thế giới bao quát các sản phẩm và dịch vụ công nghệ, thể hiện quyết định mua sắm có trách nhiệm của người sử dụng.
Ông Kuba Stolarski, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu của IDC Enterprise Infrastructure Practice chia sẻ: “Các TTDL hiện đại ngày nay phải liên tục cải tiến hiệu năng để đáp ứng những khối lượng công việc phức tạp như AI, ML và VDI. Các nhà khai thác TTDL đang nỗ lực bắt kịp và đáp ứng nhu cầu vô tận về tài nguyên của các hạng mục công việc phức tạp, do vậy họ phải ưu tiên chú trọng những mục tiêu về môi trường và bảo mật hệ thống.
Nhờ vào thiết kế Smart Flow mới kết hợp cùng các cải tiến tiêu thụ điện năng và công cụ quản lý làm mát, Dell giúp các DN và tổ chức cải thiện đáng kể công tác vận hành máy chủ hiệu quả, kèm theo đó là hiệu suất vượt trội của máy chủ Dell thế hệ mới nhất.”
Độ tin cậy và tính bảo mật là cốt lõi của sản phẩm
Các máy chủ PowerEdge thế hệ mới giúp đẩy nhanh công tác tiếp nhận và ứng dụng phương pháp Zero Trust trong môi trường CNTT của các DN. Thiết bị không ngừng xác minh truy cập, xem mọi người dùng và thiết bị đều tiềm ẩn nguy cơ. Ở cấp độ phần cứng, bảo mật phần cứng gốc silicon, kết hợp với linh phụ kiện như bảo mật xác minh thành phần (Secured Component Verification - SCV) của Dell giúp xác minh bảo mật chuỗi cung ứng từ khâu thiết kế đến khâu bàn giao hoàn thiện. Ngoài ra, tính năng xác thực nhiều lớp và iDRAC tích hợp còn xác minh người dùng trước khi cấp quyền truy cập.
Chuỗi cung ứng được bảo mật cũng giúp DN đẩy mạnh áp dụng phương pháp Zero Trust. Dell SCV cung cấp tính năng xác minh thành phần bằng mật mã, triển khai bảo mật chuỗi cung ứng đến tận địa điểm của khách hàng.
Cung cấp trải nghiệm máy tính hiện đại, có thể tuỳ chỉnh quy mô
Những khách hàng chú trọng tính linh hoạt trong chi phí hoạt động có thể sử dụng máy chủ PowerEdge theo hình thức đăng ký thuê bao thông qua Dell APEX. Nhờ vào công nghệ thu thập dữ liệu tiên tiến và đo lường bộ xử lý theo giờ, khách hàng có thể tận dụng hệ thống một cách linh hoạt đúng theo nhu cầu, tránh phát sinh chi phí không cần thiết.
Cuối năm nay, Dell Technologies sẽ mở rộng danh mục sản phẩm Dell APEX để cung cấp các dịch vụ máy chủ vật lý tại nhà xưởng của khách hàng, ở vùng biên đám mây, hoặc tại các cơ sở kết hợp. Dịch vụ được cung cấp dưới hình thức thuê bao tháng với chi phí dự toán trước, dễ dàng cấu hình bằng Bộ điều khiển APEX, giúp khách hàng đáp ứng nhu cầu về khối lượng công việc và vận hành CNTT với nguồn tài nguyên điện toán bảo mật, quy mô tuỳ chỉnh theo nhu cầu.
Bà Lisa Spelman, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Intel Xeon Products cho biết: “Vi xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ thứ 4 có nhiều bộ tăng tốc tích hợp nhất so với bất kỳ CPU nào khác trên thị trường, giúp tối đa hoá hiệu năng vận hành ứng dụng thực tế, đặc biệt là những ứng dụng nền tảng AI. Với máy chủ Dell PowerEdge thế hệ mới nhất, Intel và Dell tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm mang lại những sáng kiến tạo dựng giá trị kinh doanh, đồng thời cũng hợp nhất khả năng tuỳ chỉnh quy mô và bảo mật hàng đầu mà khách hàng đang tìm kiếm”.
Dell PowerEdge R760 có mặt trên toàn cầu từ tháng 2/2023.Dell PowerEdge HS5620, HS5610 được phân phối trên toàn cầu từ tháng 4/2023. Các máy chủ Dell PowerEdge thế hệ mới bổ sung sẽ có mặt trên toàn cầu trong suốt nửa đầu năm 2023. ProDeploy Factory Configuration chính thức ra mắt trên toàn cầu từ hôm nay trong khi ProDeploy Rack Integration có mặt tại Mỹ từ hôm nay. Các dịch vụ điện toán APEX dự kiến sẽ xuất hiện trong nửa cuối năm 2023.
Nguồn: Dell
Intel công bố các vi xử lý Xeon Scalable thế hệ 4, các mẫu CPU và GPU thuộc dòng Max
Submitted by nlphuong on Wed, 11/01/2023 - 14:07Những sản phẩm mới của Intel cung cấp cho các doanh nghiệp (DN) một bước nhảy vọt về hiệu năng trung tâm dữ liệu (TTDL), khả năng tiết kiệm, bảo mật và những khả năng mới về AI, điện toán đám mây, mạng lưới và điện toán vùng biên, cũng như các siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
Intel đã đánh dấu một trong những buổi ra mắt sản phẩm quan trọng nhất trong lịch sử của công ty với các vi xử lý Intel® Xeon® Scalable thế hệ 4 (tên mã Sapphire Rapids), dòng CPU Intel® Xeon® Max (tên mã Sapphire Rapids HBM), và dòng GPU Intel® Data Center Max (tên mã Ponte Vecchio).
Những sản phẩm mới của Intel cung cấp cho các doanh nghiệp (DN) một bước nhảy vọt về hiệu năng trung tâm dữ liệu (TTDL), khả năng tiết kiệm, bảo mật và những khả năng mới về AI, điện toán đám mây, mạng lưới và điện toán vùng biên, cũng như các siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
Làm việc sát sao với các khách hàng và đối tác trên vi xử lý Xeon thế hệ 4, Intel cung cấp những giải pháp và hệ thống khác biệt trên quy mô lớn để giải quyết những thử thách điện toán lớn nhất. Với hướng tiếp cận độc nhất trong việc cung cấp bộ tăng tốc theo nhu cầu, ưu tiên ứng dụng và phần mềm được tối ưu hóa cao cho những ứng dụng nhất định, Intel cung cấp hiệu năng phù hợp với công suất để tối ưu tổng chi phí sở hữu.
Ngoài ra, được xem là vi xử lý TTDL bền vững nhất của Intel, các vi xử lý Xeon thế hệ 4 cung cấp cho các DN nhiều tính năng quản lý năng lượng và hiệu năng để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực của CPU nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra.
Bà Sandra Rivera, Phó Chủ tịch và Giám đốc của Nhóm TTDL và AI, chia sẻ: “Sự ra đời của các vi xử lý Xeon Scalable thế hệ 4 và dòng sản phẩm Max đánh dấu thời khắc quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi của Intel để khởi động hành trình trở lại vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực TTDL và đặt dấu ấn ở nhiều lĩnh vực khác.
Dòng Xeon thế hệ 4 và dòng Max thỏa mãn nhu cầu của các DN với hiệu năng và độ tin cậy hàng đầu trong một môi trường bảo mật đáp ứng những điều kiện thực tế, từ đó giúp đẩy nhanh việc tạo ra giá trị và thúc đẩy quá trình đổi mới.”
Khác biệt với những vi xử lý TTDL khác trên thị trường hay những vi xử lý đang được các DN sử dụng, dòng Xeon thế hệ 4 mở rộng đáng kể chiến lược và hướng tiếp cận của Intel trong việc đáp ứng nhu cầu của DN và ưu tiên ứng dụng.
Hiệu năng hàng đầu và lợi ích bền vững với bộ tăng tốc được tích hợp hoàn toàn
Hiện nay, có hơn 100 triệu vi xử lý Xeon đang được sử dụng trên thị trường: từ những máy chủ với phần mềm tại chỗ chạy các dịch vụ CNTT, bao gồm các mô hình kinh doanh như-một-dịch-vụ mới, cho đến thiết bị mạng quản lý lưu lượng truy cập internet, máy tính trạm gốc không dây tại vùng biên, các dịch vụ đám mây.
Được xây dựng trên nhiều thập kỷ đổi mới và dẫn đầu trong lĩnh vực TTDL, kết nối mạng và vùng biên thông minh, các vi xử lý Xeon thế hệ 4 cung cấp hiệu năng hàng đầu với các bộ tăng tốc được tích hợp hoàn chỉnh so với bất kỳ CPU nào trên thế giới nhằm giải quyết những bài toán quan trọng nhất của DN về AI, phân tích, mạng lưới, bảo mật, lưu trữ và HPC.
Khi so với các thế hệ trước, Xeon thế hệ 4 cung cấp hiệu năng trung bình trên mỗi watt điện hiệu quả hơn 2,9 lần trên các ứng dụng chỉ định khi tận dụng các bộ tăng tốc tích hợp, tiết kiệm đến 70-watt trên mỗi CPU ở chế độ tối ưu hiệu năng với khả năng giảm tối thiểu thất thoát hiệu năng trên một số ứng dụng nhất định, và giảm 52% - 66% TCO.
Phát triển bền vững
Với việc tích hợp hoàn toàn các bộ tăng tốc vào Xeon thế hệ 4, Intel có thể cung cấp khả năng tiết kiệm điện năng ở cấp độ nền tảng, giảm thiểu nhu cầu sử dụng bộ tăng tốc rời bổ sung, và giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững.
Ngoài ra, Chế độ tối ưu điện năng có thể tiết kiệm 20% điện năng tiêu thụ với khả năng tác động đến hiệu suất chưa đến 5% trên các ứng dụng được chỉ định. Những cải tiến về tản nhiệt khí và chất lỏng cũng giúp giảm đáng kể tổng năng lượng tiêu thụ của TTDL. Trong quá trình sản xuất Xeon thế hệ 4, vi xử lý mới của Intel được ra đời với 90% điện tái tạo hoặc hơn tại các nhà máy của Intel với các cơ sở cải tạo nước hiện đại.
Trí thông minh nhân tạo (AI)
Về AI và so với thế hệ trước, các vi xử lý Xeon thế hệ 4 đạt được hiệu năng đào tạo và suy luận thời gian thực trên bộ khung PyTorch nhanh hơn 10 lần nhờ vào các bộ tăng tốc Intel® Advanced Matrix Extension (Intel® AMX) được tích hợp sẵn.
Xeon thế hệ 4 của Intel mở ra những tiềm năng mới về hiệu năng đào tạo và suy luận trên nhiều ứng dụng AI. Dòng CPU Xeon Max mở rộng dựa trên những khả năng này để xử lý các ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing) với khả năng tăng tốc lên đến 20 lần trên các mô hình ngôn ngữ lớn.
Với việc Intel cung cấp bộ phần mềm AI, các lập trình viên vừa có thể lựa chọn sử dụng bộ công cụ AI, vừa tăng năng suất và rút ngắn thời gian phát triển AI. Bộ công cụ này có thể di động (portable) từ máy trạm, nhờ vậy, nó có thể được mở rộng trong đám mây và đến tận vùng biên. Và bộ công cụ này đã được xác thực với hơn 400 mô hình AI máy học và học sâu trong các trường hợp sử dụng AI phổ biến nhất ở mọi phân khúc kinh doanh.
Kết nối mạng
Với Xeon thế hệ 4, Intel mang đến một dải vi xử lý được tối ưu chuyên biệt cho hiệu năng cao, kết nối ít độ trễ, và các ứng dụng vùng biên đám mây. Các vi xử lý này là một phần quan trọng của nền tảng thúc đẩy tiến đến một tương lai mà các ngành sử dụng giải pháp đinh nghĩa bởi phần mềm, từ viễn thông và bán lẻ cho đến sản xuất và thành phố thông minh. Với các ứng dụng đòi hỏi 5G, các bộ tăng tốc tích hợp hỗ trợ tăng lưu lượng và giảm độ trễ.
Đồng thời, những cải tiến trong việc quản lý năng lượng tăng cường cả khả năng phản hồi và sự hiệu quả của nền tảng. Khi so sánh với các thế hệ trước, Xeon thế hệ 4 cung cấp gấp đôi dung lượng truy cập mạng vô tuyến ảo hóa (vRAN) mà không làm tăng năng lượng tiêu thụ. Việc này giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông tăng gấp đôi hiệu suất trên mỗi watt điện để đáp ứng nhu cầu quan trọng về hiệu năng, mở rộng và tiết kiệm năng lượng.
Điện toán hiệu năng cao
Là một kiến trúc cân bằng và có thể mở rộng, Xeon thế hệ 4 và dòng Intel Max tích hợp CPU và GPU với hệ sinh thái phần mềm mở của oneAPI để xử lý các ứng dụng đòi hỏi cao về tính toán trong HPC và AI, cũng như giải quyết những vấn đề thách thức nhất trên thế giới hiện nay.
Dòng CPU Xeon Max là vi xử lý x86 đầu tiên và duy nhất có băng thông bộ nhớ cao, tăng tốc nhiều ứng dụng HPC mà không cần phải thay đổi mã. Dòng GPU Intel Data Center Max là vi xử lý có mật độ cao nhất của Intel và sẽ được chia thành nhiều hình dạng khác nhau để giải quyết những nhu cầu riêng biệt của DN.
Dòng CPU Xeon Max cung cấp 64 GB bộ nhớ băng thông cao (HBM2e) để tăng đáng kể lưu lượng dữ liệu cho các ứng dụng HPC và AI. So với các vi xử lý cao cấp nhất của Intel® Xeon® Scalable thế hệ 3, dòng CPU Xeon Max mang đến hiệu năng cao hơn 3,7 lần ở các ứng dụng mang tính thực tiễn như mô hình các hệ thống năng lượng và trái đất.
Ngoài ra, dòng GPU Data Center Max có đến hơn 100 tỉ bóng bán dẫn được đóng gói trong 47-tile, nâng mức lưu lượng dữ liệu lên một tầm cao mới để xử lý những ứng dụng nặng như vật lý, các dịch vụ tài chính và khoa học đời sống. Kết hợp với dòng CPU Xeon Max, hệ thống đạt hiệu năng cao hơn 12,8 lần so với thế hệ trước khi chạy trình giả lập động lực học phân tử LAMMPS.
Nền tảng Xeon nhiều tính năng và bảo mật nhất
Biểu trưng cho sự đổi mới nền tảng lớn nhất của Intel từ trước đến nay, Xeon thế hệ 4 không chỉ mang đến kỳ tích về khả năng tăng tốc, mà con là một kỳ công trong ngành sản xuất khi kết hợp 4 tile của quy trình Intel 7 trong một con chip và kết hợp thông qua công nghệ đóng gói Intel EMIB (embedded multi-die interconnect bridge – cầu liên kết đa-đế tích hợp) và cung cấp những tính năng mới như tăng băng thông bộ nhớ với DDR5, tăng băng thông I/O với PCIe5.0 và kết nối Compute Express Link (CXL) 1.1.
Trên hết, nền tảng cốt lõi của Xeon thế hệ 4 là bảo mật. Thông qua mẫu chip mới, Intel cung cấp danh mục điện toán bảo mật toàn diện nhất hiện nay so với bất kỳ nhà cung cấp vi xử lý trung tâm dữ liệu nào trong ngành với việc tăng cường bảo mật dữ liệu, tuân thủ quy định, và chủ quyền dữ liệu.
Intel là nhà cung cấp vi xử lý duy nhất cung cấp tính năng cách ly ứng dụng cho máy chủ TTDL thông qua Intel® Software Guard Extensions (Intel® SGX), qua đó hạn chế những lỗ hỏng tấn công bề mặt nhỏ nhất cho điện toán bảo mật tại các môi trường cá nhân, công cộng, và đám-mây-đến-vùng-biên.
Hơn nữa, công nghệ cách ly máy ảo (virtual-machine – VM) mới của Intel - Intel® Trust Domain Extensions (Intel® TDX) – là lựa chọn lý tưởng để chuyển các ứng dụng hiện có đến một môi trường bảo mật. Công nghệ này sẽ có trên Microsoft Azure, Alibaba Cloud, Google Cloud và IBM Cloud.
Cuối cùng, với kiến trúc dạng module trên Xeon thế hệ 4, Intel có thể cung cấp đa dạng các vi xử lý với gần 50 sản phẩm khác nhau để đáp ứng các nhu cầu đặc thù của khách hàng hoặc cho các ứng dụng, từ những sản phẩm cho các mục đích thông dụng, cho đến những sản phẩm phục vụ cho điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu và phân tích, kết nối mạng, lưu trữ và những trường hợp sử dụng vùng biên với đế cắm đơn (single socket).
Dòng vi xử lý Xeon thế hệ 4 có thể đáp ứng theo yêu cầu với nhiều biến thể về số nhân, xung nhịp, tổ hợp các bộ tăng tốc, công suất trung bình, lưu lượng bộ nhớ sao cho phù hợp về nhu cầu sử dụng và kiểu dáng để đáp ứng các điều kiện của khách hàng trong thực tế.
ND
Các sản phẩm sáng tạo phục vụ làm việc nhóm của Dell Technologies
Submitted by nlphuong on Wed, 04/01/2023 - 17:00Cho dù bạn làm việc ở bất kỳ đâu, công nghệ vẫn đóng vai trò quan trọng để nhân viên phát huy tối đa năng suất cũng như hiệu quả hợp tác.
Cho dù bạn làm việc ở bất kỳ đâu, công nghệ vẫn đóng vai trò quan trọng để nhân viên phát huy tối đa năng suất cũng như hiệu quả hợp tác. Trong khi đó trải nghiệm sử dụng PC chịu ảnh hưởng lớn bởi toàn bộ hệ sinh thái các thiết bị xung quanh để mang các nhân viên đến gần đồng nghiệp, người tiêu dùng và khách hàng hơn.
Hơn 50 nhân viên văn phòng tham gia khảo sát cho rằng màn hình là thiết bị quan trọng nhất giúp cải thiện hiệu quả công việc ở những môi trường khác nhau theo nghiên cứu mới đây của Dell-Forrester. Những sản phẩm mới của dòng Ultrasharp cam kết sẽ nâng cao năng suất và trải nghiệm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.
Những thiết bị làm việc mạnh mẽ
Dell ra mắt hai mẫu màn hình UltraSharp để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người dùng.
Màn hình cong độ phân giải WQHD trang bị công nghệ IPS Black đầu tiên của Dell, màn hình Dell UltraSharp 34 Curved USB-C Hub (U3423WE) hỗ trợ người dùng kết nối và hiển thị nội dung từ hai PC khác nhau qua tính năng Picture-by-Picture (PBP) và Picture-in-Picture (PIP), đồng thời mang đến chất lượng âm thanh trong trẻo với loa kép 5W tích hợp sẵn.
Góc bàn làm việc của một chuyên viên chỉnh sửa hình ảnh sử dụng màn hình Dell UltraSharp 34 Curved USB-C Hub (U3423WE) |
Một thiết bị mạnh mẽ cho năng suất làm việc tối đa và mang đến trải nghiệm làm việc nhóm hiệu quả, màn hình Dell UltraSharp 43 4K USB-C Hub (U4323QE) hỗ trợ người dùng chia màn hình hiển thị thành nhiều phần (tối đa là bốn) khi kết nối với một PC. Màn hình này cũng có khả năng kết nối với bốn PC khác nhau để người dùng có thể chuyển đổi và làm việc nhanh chóng thông qua KVM (Kernel Virtualization Machine).
Bố trí bàn làm việc của một nhân viên phân tích dữ liệu với màn hình Dell UltraSharp 43 4K USB-C Hub (U4323QE) |
Tính bền vững trên các màn hình của Dell
Trung thành với sứ mệnh và mục đích của mình, khi bắt tay thiết kế màn hình, Dell áp dụng ba hướng tiếp cận 1) bên trong bao bì sẽ là gì, 2) bên ngoài bao bì sẽ ra sao, và 3) đáp ứng Các Tiêu chuẩn Nhãn dán Sinh thái về Môi Trường (Environmental Eco Labelling Standards) để đạt được Các Mục tiêu 2030.
Thành phần của những sản phẩm màn hình mới có đến 85% nhựa tái chế sau tiêu dùng và đến 90% nhôm tái chế. Một số thành phần trong đóng gói bao bì cũng sử dụng đến 90% nguyên liệu tái chế. Dell sẽ tiếp tục thực hiện cam kết đạt các tiêu chuẩn ENERGY STAR®, EPEAT và TCO Certified Edge.
Các thiết bị ngoại vi hỗ trợ tối đa hóa khả năng làm việc nhóm
2022 là một năm quan trọng đối với Dell. 2023 sẽ là một năm đột phá hơn nữa khi chúng tôi tập trung vào việc cung cấp nhiều thiết bị ngoại vi đến người dùng để cải thiện trải nghiệm tổng thể khi sử dụng PC. Chúng tôi quyết định mở đầu năm mới với bàn phím phục vụ làm việc nhóm được chứng nhận từ Zoom, Dell Premier Collaboration Keyboard (KB900).
Với thiết kế đẹp, gọn nhẹ và tối giản với bộ điều khiển cảm ứng chuyển dụng cho các cuộc gọi Zoom, bàn phím này cho phép người dùng mở và tắt micro, kích hoạt hoặc tắt video, chia sẻ màn hình và mở khung chat dễ dàng. Người dùng có thể dễ dàng mang theo bàn phím này với các tính năng như đèn nền thông minh với khả năng nhận diện bàn tay, 15 phím lập trình được, và khả năng sạc nhanh chỉ một phút qua cổng USB-C để sử dụng cả ngày hoặc 20 ngày khi sạc đầy.
Đồng hành cùng mẫu bàn phím trên là sản phẩm chuột Dell Premier Rechargeable Mouse (MS900) được chế tác tỉ mỉ cho cảm giác cầm thoải mái. Mẫu chuột này có cảm biến có thể hoạt động trên kính nên người dùng có thể làm việc ở trong mọi điều kiện. Con lăn bốn hướng tân tiến mang đến trải nghiệm định hướng dễ dàng.
Người dùng có thể chuyển đổi qua lại giữa ba thiết bị, cũng như điều chỉnh tốc độ (lên đến 8K dpi) và sự chính xác thông qua phần mề Dell Peripheral Manager mà không phải lo lắng về vấn đề pin. Mẫu chuột mới từ Dell cho thời lượng sử dụng nửa ngày sau một phút sạc thông qua cổng USB-C và lên đến ba tháng khi sạc đầy. Cả hai thiết bị có khả năng kết nối mượt mà với kết nốt Dell Pair chỉ với một thao tác và bảo mật khi đường truyền được mã hóa để bảo vệ an toàn cho dữ liệu của người dùng.
Dell UltraSharp 34 Curved USB-C Hub (U3423WE) và Dell UltraSharp 43 4K USB-C Hub (U4323QE) hiện đã có mặt trên thị trường. Bàn phím The Dell Premier Collaboration Keyboard (KB900) và chuột Dell Premier Rechargeable Mouse (MS900) sẽ được bán lẻ vào tháng 4/2023.
Yoon Le, Phó Chủ Tịch, Ngành hàng Màn hình, Dell Technologies
Vi xử lý di động nhanh nhất thế giới vừa ra mắt tại CES 2023
Submitted by nlphuong on Wed, 04/01/2023 - 16:30Tại triển lãm CES 2023, ngày 4/1/2023, Intel đã công bố các vi xử lý di động Intel Core thế hệ 13 với hiệu năng và trải nghiệm mới dành cho laptop.
Tại triển lãm CES 2023, ngày 4/1/2023, Intel đã công bố các vi xử lý di động Intel Core thế hệ 13 với hiệu năng và trải nghiệm mới dành cho laptop.
32 vi xử lý di động Intel Core thế hệ 13 mới lần này sẽ được trang bị nhiều tính năng và tiện ích trên laptop ở nhiều phân khúc tiêu dùng.
Vi xử lý di động Intel Core thế hệ 13 |
Intel tiếp tục nâng giới hạn hiệu năng và mở rộng khả năng xử lý điện toán để phục vụ các game thủ và nhà sáng tạo nội dung thông qua việc ra mắt các vi xử lý di động Intel Core H thế hệ 13 với vi xử lý 24 nhân đầu tiên trên laptop. Với những tính năng như hỗ trợ cả bộ nhớ DDR4 và DDR5, các kết nối tốt và chuẩn PCIe Gen 5, các vi xử lý dòng HX thế hệ 13 sẽ mang đến những hệ thống chơi game di động tốt trên thế giới.
Các điểm nổi bật của dòng vi xử lý mới bao gồm:
Xung nhịp lên đến 5,6 GHz, cao nhất hiện nay trên thị trường laptop, cho hiệu năng đơn nhân nhanh hơn 11% và hiệu năng đa nhân nhanh hơn 49% so với thế hệ trước.
Lên đến 24 nhân (8 nhân hiệu năng cao (Performance-core) và 16 nhân tiết kiệm điện (Efficient-core)), 32 luồng và tính năng Intel Thread Director được cải tiến.
Hỗ trợ bộ nhớ RAM lên đến 128GB ở cả DDR5 (lên đến 5,600 MHz) và DDR4 (lên đến 3,200 MHz).
Intel Killer Wi-Fi 6E (Gig+) cung cấp tốc độ Internet nhanh hơn 6 lần mà không bị nhiễu kênh.
Kết nối Bluetooth mới nhất với Intel Bluetooth LE Audio và Bluetooth 5.2 hỗ trợ tốc độ nhanh hơn 2 lần và kết nối đa thiết bị với điện năng tiêu thụ thấp.
Hỗ trợ Thunderbolt 4, cho tốc độ truyền tải lên đến 40 Gbps và kết nối PC với nhiều màn hình 4K và phụ kiện.
Cải thiện trải nghiệm card màn hình tích hợp dựa trên việc cải tiến ngăn xếp driver và những kinh nghiệm từ việc thiết kế card màn hình rời của Intel.
Hỗ trợ ép xung trên tất cả các sản phẩm HX và HK.
Với sức mạnh gấp 5 lần so với thế hệ 12 của các mẫu laptop chạy vi xử lý di động Intel Core HX thế hệ 13, người dùng có 60 mẫu laptop trang bị vi xử lý HX để stream, sáng tạo nội dung và chơi game.
Intel cũng công bố các dòng vi xử lý Intel Core P và U thế hệ 13 dành cho những người dùng muốn sở hữu những mẫu laptop mỏng, nhẹ:
Lên đến 14 nhân (6 nhân hiệu năng cao, 8 nhân tiết kiệm điện) và tính năng Intel Thread Director được cải tiến.
Các tính năng mới trên Card đồ họa Intel Iris Xe bao gồm chơi game bền bỉ hơn, XeSS Super Sampling và Intel Arc Control.
Hỗ trợ cả DDR5 và DDR4 và các bộ nhớ LP khác.
Card Intel Wi-Fi 6E (Gig+) tích hợp và các tính năng không dây mới như Intel Connectivity Performance Suite, Intel Wi-Fi Proximity Sensing và Intel Bluetooth LE Audio.
Hỗ trợ đến bốn cổng Thunderbolt 4 để mang đến giải pháp kết nối đến các dock, màn hình và phụ kiện nhanh, đơn giản và đáng tin.
Đây cũng là lần đầu tiên một số mẫu laptop nhất định dựa trên các vi xử lý Intel Core thế hệ 13 sẽ tích hợp vi xử lý thị giác (vision processing unit - VPU) Intel Movidius. Với việc hợp tác kỹ thuật sâu rộng với Microsoft trên bộ công cụ Windows Studio Effects mới, các tác vụ AI nặng cần thiết cho hợp tác làm việc và streaming ở mức độ chuyên nghiệp sẽ được xử lý bởi VPU, qua đó giảm tải cho CPU và GPU để xử lý những tác vụ khác hoặc đa nhiệm.
Ở các dòng H, P và U, những vi xử lý di động mới sẽ nâng cao hiệu năng cho những mẫu laptop mạnh, mỏng nhẹ, gập, 2 trong 1 và các kiểu dáng khác. Hơn 300 thiết kế độc nhất từ Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo, MSI, Razer, Republic of Gamers, Samsung và các hãng khác được kỳ vọng sẽ ra mắt trong năm nay.
Với vùng biên IoT (IoT edge), các vi xử lý Intel Core thế hệ 13 cung cấp các tính năng công nghiệp mới, khả năng vận hành ở nhiều mức nhiệt độ hơn, và hiệu năng CPU cao hơn với khả năng xử lý đồ họa và AI tốt hơn. Là lựa chọn dành cho các ngành bán lẻ, giáo dục, y tế, vũ trụ, công nghiệp và thành phố thông minh, các vi xử lý mới cung cấp khả năng hợp nhất các ứng dụng tốt hơn với nhiều nhân và luồng hơn để các ứng dụng có thể chạy trên một thiết bị đơn lẻ.
Intel cũng tiếp tục nâng tiêu chuẩn trên các mẫu laptop và các thiết bị On-the-go (OTG) khác với tiêu chuẩn laptop Intel Evo. Với cấu hình mới, Intel Evo thiết kế những vi xử lý Intel Core thế hệ 13 với ba trải nghiệm chính:
Hiệu năng di động: Được chứng nhận để cung cấp hiệu năng đồng nhất khi không sử dụng sạc, thời lượng pin thực dài hơn, khởi động lập tức và sạc nhanh.
Làm việc nhóm thông minh: Hội thoại truyền hình dựa trên các công nghệ như Intel Connectivity Performance Suite và Intel Bluetooth LE Audio.
Intel Unison trên một thiết bị đủ điều kiện: Một trải nghiệm đa thiết bị liền mạch để giúp người dùng nhắn tin, gọi điện thoại, xem thông báo trên điện thoại, và chuyển dữ liệu từ PC sang một điện thoại Android hoặc iOS.
Các trải nghiệm laptop Intel Evo này không chỉ giới hạn trên PC. Chương trình kỹ thuật cho Intel Evo sẽ mở rộng tiêu chuẩn cao về việc xác minh và hợp tác kỹ thuật với các đối tác phụ kiện. Bên cạnh các dock Thunderbolt 4, màn hình, bộ nhớ lưu trữ, và tai nghe không dây, những thiết bị khác như chuột, bàn phím, và các điểm không dây truy cập từ các đối tác quan trọng cũng tham gia chương trình kể từ hôm nay.
Intel cho biết sẽ tiếp tục mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn trải nghiệm vi xử lý máy bàn qua việc ra mắt những vi xử lý Intel Core thế hệ 13 mới hôm nay. Bổ sung cho dòng sản phẩm vi xử lý máy bàn thế hệ 13 sau khi công bố các sản phẩm dòng K dành cho những người đam mê công nghệ hồi tháng 9, những sản phẩm 35-watt và 65-watt mới mang đến cho những người dùng PC phổ thông nhiều lựa chọn hơn để có được trải nghiệm tốt khi chơi game, sáng tạo nội dung, và làm việc với điện năng tiêu thụ thấp:
Xung nhịp lên đến 5,6 GHz, 24 nhân/32 luồng với việc trang bị nhân tiết kiệm điện năng cho các vi xử lý Intel Core i5 phổ thông và bộ nhớ đệm L2 lớn hơn để mang đến hiệu năng đơn nhân và đa nhân cao hơn lần lượt 11% và 34% so với các vi xử lý Intel Core thế hệ 12 không phải dòng K. Hiệu năng này đảm bảo những vi xử lý Intel thế hệ 13 35-watt và 65-watt không phải dòng K vẫn có thể cung cấp hiệu năng tốt cả khi chơi game lẫn sáng tạo nội dung cho những người dùng phổ thông.
Tương thích với các bo mạch chủ dòng 600 và 700, đồng thời hỗ trợ cả bộ nhớ DDR5 và DDR4.
Cải thiện tiết kiệm điện năng với Intel Dynamic Tuning Technology và khả năng điều chỉnh công suất tốt hơn, nhờ vậy có được hiệu năng mạnh hơn bao giờ hết trên mỗi watt (PPW).
Sau khi ngưng các thương hiệu Intel Pentium và Intel Celeron, Intel hôm nay giới thiệu Intel Processor và Intel Core i3 trong dòng sản phẩm N được tạo ra cho lĩnh vực giáo dục; điện toán và các ứng dụng chạy trên vùng biên IoT giá rẻ:
Nhân tiết kiệm điện năng mới (vi kiến trúc có tên mã là Gracemont) được xây dựng dựa trên quy trình công nghệ Intel 7.
Tăng hơn 28% hiệu năng ứng dụng và 64% hiệu năng hình ảnh trên Intel Processor so với thế hệ trước.
Đây cũng là lần đầu tiên Intel Core i3 thuộc dòng N mới được nâng cấp để mang đến hiệu năng tăng 42% và hiệu năng hình ảnh tăng 56% so với Intel Processor.
Chơi video HD đến 10 tiếng mà không cần phải sạc lại.
Bộ giải mã AV1 mới, bộ cung cụ hiển thị độ phân giải cao và cải thiện khả năng hỗ trợ camera IPU và MIPI.
Khả năng kết nối mở rộng với Intel Wi-Fi 6E (Gig+) cực nhanh và Bluetooth 5.2.
Nhiều tùy chọn linh hoạt về bộ nhớ RAM (LPDDR5, DDR5/DDR4) và bộ nhớ lưu trữ (UFS/SSD/eMMC).
Các vi xử lý này được thiết kế dành cho lĩnh vực giáo dục và các khách hàng mong muốn những sản phẩm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn sở hữu hiệu năng và chất lượng trải nghiệm cao khi họp truyền hình và làm việc. Hơn 50 sản phẩm từ Acer, Dell, HP, Lenovo và Asus được dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2023 khi Intel tiếp tục dẫn đầu hệ sinh thái đối tác dành cho ChromeOS và Windows.
Với các ứng dụng chạy trên vùng biên IoT, dòng vi xử lý Intel Atom x7000E, Intel Processor N và Intel Core i3 N mang đến khả năng suy luận học sâu, xử lý đồ họa và phương tiện từ các vi xử lý tiết kiệm điện. Những vi xử lý này được sử dụng trong bảng hiệu bán lẻ, kiosk, máy bán hàng tự động, các thiết bị chụp ảnh y tế lưu động, thiết bị văn phòng tự động như máy photocopy, và trong những thiết bị an toàn và bảo mật đầu ghi video qua mạng và hộp AI giá rẻ./.
Concept Luna - thiết kế máy tính bền vững đột phá
Submitted by nlphuong on Mon, 26/12/2022 - 21:11Concept Luna, một thiết kế máy tính bền vững mang tính đột phá, hiện thực hóa tầm nhìn của hãng về cách thức giảm lượng chất thải và khí thải, tái sử dụng vật liệu.
Hãy tưởng tượng một tương lai nơi chúng ta không vứt bỏ đồ điện tử đã qua sử dụng. Thay vào đó, chúng ta khai thác linh kiện và tái sinh chúng lần thứ 2, 3 hay thậm chí thứ 4.
Một khi thiết bị đã thực sự hết niên hạn sử dụng, chúng ta sẽ tân trang và tái chế chính các vật liệu đó, hợp nhất chúng trong hình hài của những chiếc máy tính xách tay, màn hình hoặc điện thoại thế hệ mới. Đó là một tương lai không còn sự lãng phí, và khối lượng thiết bị điện tử bị thải loại hàng năm (chính xác là hơn 57 triệu tấn trên toàn thế giới) sẽ giảm đáng kể.
Không chỉ công nghệ được phi vật chất hóa, mà các vật liệu chúng ta sử dụng cũng sẽ thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể nhu cầu khai thác nguyên liệu thô trên thế giới.
Concept Luna - thiết kế máy tính bền vững đột phá
Khoảng 1 năm trước, Dell Technologies đã giới thiệu Concept Luna, một thiết kế máy tính bền vững mang tính đột phá, hiện thực hóa tầm nhìn của hãng về cách thức giảm lượng chất thải và khí thải, tái sử dụng vật liệu và thành công đạt được một đẳng cấp cao hơn trong cuộc cách tân công nghệ.
Thiết bị có thể được robot tháo rời nhanh chóng và dễ dàng. |
Các kỹ sư thuộc nhóm Experience Innovation Group đã làm việc suốt 1 năm qua để hoàn thiện thiết kế module cho Concept Luna, loại bỏ nhu cầu sử dụng chất kết dính và dây cáp, đồng thời giảm thiểu lượng ốc vít. Những cải tiến này đã giúp cho việc sửa chữa và tháo dỡ một hệ thống trở nên dễ dàng hơn. Concept Luna có thể đơn giản hoá và đẩy nhanh đáng kể các quy trình sửa chữa và tháo dỡ, giúp các linh kiện trở nên dễ tiếp cận hơn và mở rộng khả năng tái sử dụng.
Với công nghệ hiện nay, các đối tác tái chế linh kiện phải mất hơn 1 giờ để tháo dỡ một chiếc máy tính với những mối ráp bằng ốc vít, keo dính và mối hàn linh kiện. Thiết kế Concept Luna tiên tiến của Dell Technologies cho phép giảm thời gian tháo dỡ này xuống chỉ còn vài phút. Thậm chí, hãng còn đặt hàng một nhà máy vi mô (microfactory) để hướng dẫn đội ngũ thiết kế của Dell, nhờ đó sản xuất ra một thiết bị có thể được robot tháo rời nhanh chóng và dễ dàng.
Nhờ vào việc kết hợp giữa thiết kế mang tính bền vững của Luna với phép đo đạc thông minh từ xa và công nghệ tự động hoá bằng robot, Dell Technologies đã mang đến một kiến tạo với tiềm năng kích hoạt sự chuyển đổi trong ngành, và thúc đẩy tuần hoàn vật liệu ở quy mô lớn. Một thiết bị đơn lẻ bền vững mới chỉ là sự khởi đầu, cơ hội thực sự còn nằm ở tiềm năng tác động đến hàng triệu thiết bị công nghệ được bán ra mỗi năm, cũng như công tác tối ưu hoá linh kiện, vật liệu chế tạo thiết bị nhằm tái sử dụng, tân trang, hoặc tái chế trong tương lai.
Phép đo đạc từ xa mà Dell Technologies đã trang bị cho Luna cũng giúp chẩn đoán tình trạng của từng linh kiện trong hệ thống nhằm đảm bảo không có gì bị lãng phí. Bởi lẽ người dùng sử dụng sản phẩm công nghệ theo nhiều cách khác nhau, nên không phải mọi linh kiện đều sẽ kết thúc vòng đời của chúng cùng lúc.
Ví dụ, những người làm việc tại nhà có thể sử dụng thêm linh kiện rời như bàn phím và màn hình. Như vậy, bàn phím và màn hình có sẵn trong máy tính xách tay hầu như không được sử dụng, ngay cả khi bo mạch chủ đã tới kỳ hạn thay thế. Concept Luna có thể tích hợp và kết nối các linh kiện riêng lẻ với phép đo từ xa nhằm tối ưu hóa tuổi thọ. Nói một cách đơn giản nhất, nó giống như cách chúng ta bảo dưỡng phương tiện giao thông của mình, không nhất thiết phải vứt bỏ toàn bộ chiếc xe khi chỉ cần thay lốp hoặc phanh mới.
Thiết bị được chế tạo theo thiết kế module
Những gì Dell Technologies đang thực hiện với Concept Luna đưa người dùng đến gần hơn một tương lai có nhiều thiết bị được chế tạo theo thiết kế module. Tận dụng sự thú vị của công nghệ robot và tự động hóa chính là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tháo dỡ thiết bị, đánh giá tình trạng linh kiện và tối ưu khả năng sử dụng của thiết bị một cách hiệu quả, đồng thời hiểu rõ hơn linh kiện nào có thể được tái sử dụng, tân trang hoặc tái chế để tránh lãng phí.
Theo Dell Technologies, tầm nhìn này có ý nghĩa sâu rộng đối với hãng cũng như với người dùng và thậm chí toàn ngành, khi chúng ta cùng chung tay giảm thiểu rác thải điện tử. Những khám phá này đã và đang truyền cảm hứng cho đội ngũ kỹ sư và chuyên gia phát triển bền vững cùng các nhà thiết kế của Dell Technologies để tiếp tục phát triển Concept Luna.
Cũng theo Dell Technologies, hiện tại, Luna mới chỉ là "một khái niệm", nhưng nó chính là tầm nhìn dài hạn để đem tới tác động xã hội và kinh doanh to lớn hơn thông qua các phương pháp thiết kế tuần hoàn. Đồng thời, với nỗ lực đạt được các mục tiêu "thúc đẩy bền vững", Dell Technologies cũng không ngừng đổi mới, đột phá các ranh giới thiết kế, ghi nhận phản hồi và cân nhắc về mô hình kinh doanh. Thúc đẩy những tiến bộ mang tính đột phá và định hình một tương lai bền vững hơn cho tất cả mọi người là mục tiêu chủ chốt của Luna.
ND
Nắm bắt các cơ hội trong kỷ nguyên đa đám mây
Submitted by nlphuong on Thu, 22/12/2022 - 09:38Năm 2022 đã chứng minh rằng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ
Tại hội hội thảo trực tuyến “Resolutions 2023” tại châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) do Dell Technologies tổ chức với sự chủ trì của ông Amit Midha, Chủ tịch, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản và Nhóm giải pháp thành phố số trên toàn cầu, và ông John Roese, Giảm đốc Công nghệ Toàn cầu, để thảo luận về những nghị quyết trong năm mới mà các tổ chức nên cam kết thực hiện để tận dụng tối đa các công nghệ mới nổi trong 2023.
Việc ứng dụng giải pháp điện toán đa đám mây vô cùng cần thiết
Ông Amit Midha cho biết: “Năm 2022 đã chứng minh rằng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ. Nhất là đối với các ngành đang chuyển dịch và sử dụng các kiến trúc đa đám mây thật sự trong năm 2022, chúng tôi cam kết giải quyết những nhu cầu ngày một tăng của khách hàng, cũng như những mục tiêu mở rộng chuyển đổi số của họ".
Quản lý chi phí điện toán đám mây trong dài hạn và quyết định bản chất của kiến trúc vùng biên đa đám mây giữa những ưu tiên hàng đầu của CIO trong năm 2023
Ông Roese đã giới thiệu những công nghệ mới nhất và những nơi mà các Giám đốc Công nghệ thông tin (CNTT) (CIO) có thể ứng dụng công nghệ này trong năm mới sắp tới. "Các doanh nghiệp hiện nay không thể chi quá ngân sách bởi sự phân tán các tính năng CNTT trên điện toán đám mây chưa hiệu quả, do đó, họ muốn hiểu rõ hơn các chi phí phải đầu tư trong dài hạn".
Ông Roese chia sẻ: “Việc ứng dụng giải pháp điện toán đa đám mây vô cùng cần thiết đối với các công ty hiện đại vì nó mang đến cho họ khả năng kiểm tra hoàn toàn dữ liệu và ứng dụng, cũng như di trú chúng đến bất kỳ đâu họ muốn. Cách tiếp cận này cũng giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu sự phức tạp của đám mây.”
Ông Roese cũng chỉ rằng tầm quan trọng của việc hỗ trợ khách hàng và đối tác để quyết định kiến trúc vùng biên đa đám mây trong dài hạn. “Trong năm 2023, thế giới thực sẽ cần nhiều dữ liệu và khả năng xử lý của chúng tôi hơn. Vùng biên đám mây giờ đây ở khắp mọi nơi và tiềm năng của điện toán vùng biên là vô tận. Nếu các doanh nghiệp không đưa ra quyết định về nhu cầu kiến trúc điện toán vùng biên trong tương lai, họ có khả năng sẽ triển khai đa vùng biên,” ông Roese chia sẻ thêm.
“Chúng ta cần phải có góc nhìn chiến lược khi là người chịu trách nhiệm về kiến trúc của doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải đánh giá các mô hình hiện tại và xác định kiến trúc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và điều phối dữ liệu và ứng dụng trên khắp các đám mây một cách tốt nhất mà không tăng thêm sự phức tạp, cũng như chi phí ẩn.”
Điều chỉnh chiến lược an ninh mạng trên khắp trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và vùng biên
Ông Roese nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định mặt phẳng điều khiển (control plane) Zero Trust của doanh nghiệp để có thể quản lý danh tính, chính sách và rủi ro một cách nhất quán trong cả tập đoàn. Trong một thế giới đa đám mây phân tán và kết nối, Zero Trust sẽ trở thành nền tảng cần thiết cho bảo mật dữ liệu và sự tin tưởng.
Ông Midha lưu ý rằng khi quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế toàn cầu tăng tốc, số lượng các đợt tấn công bề mặt tiềm tàng sẽ tăng lên. Theo số liệu từ Chỉ số Bảo vệ Dữ liệu Toàn cầu 2022 của Dell Technologies, 74% người tham gia khảo sát tại khu vực APJ (không bao gồm Trung Quốc) đang quan ngại về việc họ sẽ gặp phải một sự kiện đột phá trong 12 tháng tới. “Chúng tôi đang làm việc với các khách hàng và đối tác để hỗ trợ họ đơn giản hóa quá trình chuyển đổi bảo mật, trang bị cho họ chiến lược đúng đắn để bảo mật dữ liệu tốt hơn, dù chúng nằm ở đâu,” ông Midha nói.
Xác định những rủi ro và thiết lập các bộ kỹ năng ban đầu để tận dụng lợi thế của điện toán lượng tử
“Điện toán lượng tử đang dần trở thành hiện thực. Trong một vài năm tới, chúng ta sẽ truy xuất được các hệ thống lượng tử đủ lớn để gây ra những rủi ro đáng kể cho những dữ liệu bảo mật trên khắp các mạng lưới công cộng. Tuy nhiên, các tổ chức hiện nay cũng đã có các công cụ để mã hóa dữ liệu hậu lượng tử,” Ông Roese nhận định. Các doanh nghiệp trước hết cần lập danh mục tất cả các tài sản mã hóa và xác định các rủi ro họ đối mặt. Sau đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào giả lập lượng tử và tạo điều kiện cho đội ngũ dữ liệu khoa học và AI (trí tuệ nhân tạo) tìm hiểu các ngôn ngữ mới và khả năng của lượng tử để sẵn sàng đương đầu với những thử thách liên quan.
Công nghệ sẽ tiếp tục đóng vai trò mấu chốt để thúc đẩy tương lai của xã hội tại APJ
“Công nghệ vẫn đi đầu trong quá trình chuyển đổi số, thống nhất kỹ thuật số và thúc đẩy sự tiến bộ của loài người. Dự kiến, APJ sẽ tiếp tục tăng trưởng bất chấp sự bất ổn của kinh tế vĩ mô, đồng thời, dân số tại đây cũng sẽ gia tăng. Chúng ta cần mở rộng suy nghĩ của mình về công nghệ để tận dụng chúng tốt hơn. Nhờ vậy, chúng ta có thể định hướng và định hình tương lai của xã hội,” ông Midha chia sẻ.
“Các giải pháp số đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy sự tiến bộ của con người, bao gồm cả việc tăng tốc thúc đẩy sự phát triển của các thành phố bền vững trong tương lai,” ông Midha nói tiếp. Thông qua công nghệ như bản sao kỹ thuật số, các thành phố có thể hướng tới những mục tiêu phát triển bền bững và khí hậu bằng cách mô hình hóa và hiểu nhiều hơn về mô hình tiêu thụ năng lượng và khí thải.
Cuối cùng, ông Midha cho rằng công nghệ ẩn chứa tiềm năng thúc đẩy sự thịnh vượng và bình đẳng kinh tế. Ông cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng việc tạo ra một xã hội kỹ thuật số và kết nối dành cho tất cả mọi người, dựa trên công nghệ kỹ thuật số thống nhất, chứ không phải chia rẽ. Điều này đòi hỏi tích hợp kỹ thuật số và trao quyền cho thế hệ tiếp theo khám phá và phát triển doanh nghiệp của họ trở thành nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trên thị trường và lực lượng lao động./.
VietNamNet quyết tâm làm báo tử tế
Submitted by nlphuong on Wed, 21/12/2022 - 08:45"VietNamNet sẽ không chạy theo thị hiếu, tập trung vào các nội dung thiết thực như báo chí toàn dân, báo chí giải pháp, báo chí truyền cảm hứng”, Tổng Biên tập báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá khẳng định.
"VietNamNet sẽ không chạy theo thị hiếu, tập trung vào các nội dung thiết thực như báo chí toàn dân, báo chí giải pháp, báo chí truyền cảm hứng”, Tổng Biên tập báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá khẳng định.
Chiều 19/12, báo VietNamNet tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023 và trao giải “Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng” năm 2022. Đây cũng là dịp báo VietNamNet tròn 25 tuổi.
Khái quát lại tình hình năm 2022, Tổng Biên tập Nguyễn Văn Bá cho biết, mặc dù có nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế - xã hội sau Covid 19, nhưng báo VietNamNet đã hoàn thành các kế hoạch đặt ra, trong đó có các nhiệm vụ truyền thông của Bộ TT&TT.
"VietNamNet sẽ không chạy theo thị hiếu, tập trung vào các nội dung thiết thực như báo chí toàn dân, báo chí giải pháp, báo chí truyền cảm hứng”, Tổng Biên tập báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá khẳng định. |
Đặc biệt, báo thực hiện thông tin tốt về các sự kiện chính trị lớn của đất nước như các kỳ họp Trung ương, Quốc hội; Chính phủ; hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, Tổng Biên tập Nguyễn Văn Bá nhìn nhận, năm qua, VietNamNet đã xây dựng và chuyển đổi thành công hệ thống CMS, thay mới giao diện, thực hiện tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện chuyển đổi số hoạt động của báo.
Ngoài ra, báo VietNamNet tiếp tục thực hiện các chương trình hoạt động xã hội mang dấu ấn như hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi"; chương trình xây dựng "500 ngôi nhà mơ ước cho người nghèo". Năm 2022, bạn đọc của báo VietNamNet đã đóng góp được 16 tỉ đồng cho các hoạt động từ thiện.
Tổng Biên tập Nguyễn Văn Bá khẳng định, năm 2023, VietNamNet sẽ chuẩn hóa nội dung, xứng đáng với vị thế của một tờ báo chính trị, là cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin và Truyền thông. "VietNamNet sẽ không chạy theo thị hiếu, tập trung vào các nội dung thiết thực như báo chí toàn dân, báo chí giải pháp, báo chí truyền cảm hứng”, ông Nguyễn Văn Bá nói.
VietNamNet sẽ đẩy mạnh báo chí dữ liệu, định danh độc giả; nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật và hệ thống an toàn thông tin, tối ưu hóa việc xử lý tin bài bằng giải pháp công nghệ. Tổng Biên tập Nguyễn Văn Bá cũng cam kết: “VietNamNet sẽ làm báo tử tế”.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm. Ảnh: Anh Nguyễn |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm gửi lời chúc mừng đến đến đội ngũ những người làm báo VietNamNet các thời kỳ: “Chúng ta có quyền tự hào về những gì đã làm được trong 25 năm qua nhưng đừng để điều đó ngáng chân. Quá khứ tự hào, nội bộ đoàn kết, việc còn lại là phải làm, phải tìm sân chơi mới để tự tỏa sáng”.
Ông Nguyễn Thanh Lâm kỳ vọng, VietNamNet phải là tờ báo đi đầu trong chuyển đổi số và tuyên truyền về chuyển đổi số. Đồng thời, phải cố gắng tăng doanh thu, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống cho người lao động. Vị thế, uy tín và bề dày truyền thống sẽ tạo cho VietNamNet nhiều dư địa để phát triển. Ông cũng mong muốn, VietNamNet sẽ đi đầu trong hoạt động truyền thông chính sách mà sắp tới đây sẽ được triển khai.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm (thứ hai từ phải qua) và Tổng Biên tập Báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá (thứ hai từ trái qua) trao giải cho các nhân vật truyền cảm hứng. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Cũng tại hội nghị, báo VietNamNet đã trao giải “Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng” năm 2022 cho 3 nhân vật. Đó là:
Anh Thái Ngô Hiếu, lính cứu hỏa dũng cảm lao xuống biển cứu 4 người đuối nước.
Anh Hồ Hoàng Liêm, thanh niên hơn 12 năm miệt mài mang ánh điện, rạp chiếu phim đến trẻ em miền núi.
Anh Lê Quang Hiếu, một trong ba người sáng lập Cộng đồng Điện toán đám mây OpenStack Việt Nam, được OpenStack thế giới Foundation lựa chọn trở thành đại diện ở Việt Nam và là chủ nhiệm giải pháp điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam vCloud.
Nguồn: Thuý Hằng/vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vietnamnet-quyet-tam-lam-bao-tu-te-2092379.html
Mỏ kali thông minh đầu tiên của ASEAN tại Lào
Submitted by nlphuong on Sun, 18/12/2022 - 09:51Kết hợp mạng không dây 4G vòng ring với mạng có dây tốc độ cao để kết nối vào hệ thống vận hành khai thác mỏ thông minh đang mang lại nhưng cải tiến đáng kể trong lĩnh vực này.
Kết hợp mạng không dây 4G vòng ring với mạng có dây tốc độ cao để kết nối vào hệ thống vận hành khai thác mỏ thông minh đang mang lại nhưng cải tiến đáng kể trong lĩnh vực này.
Thông minh hóa hệ thống khai thác mỏ
Mạng 4G công nghiệp dạng vòng ring có thể nâng cấp lên 5G vừa chính thức ra mắt tại mỏ khai khoáng thông minh của Tập đoàn Đầu tư Quốc tế Asia-Potash tại tỉnh Khammouane, cách thủ đô Viêng Chăn 350km. Một thợ mỏ đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên ở độ sâu 300m dưới lòng đất, cập nhật tình hình hầm mỏ theo thời gian thực cho trụ sở chính cách đó 3.500km ở Bắc Kinh.
Hình ảnh hoạt động của đội đội ngũ khai khoáng của Huawei tại mỏ khai khoáng thông minh Asia-Potash |
Tập đoàn Đầu tư Quốc tế Asia-Potash là một trong những nhà cung cấp phân bón kali lớn nhất châu Á, với sản lượng 1 triệu tấn vào năm 2022. Mỏ khai thác kali tại Lào là mô hình mỏ thông minh đầu tiên do Asia-Potash xây dựng tại Đông Nam Á, cũng là mỏ đầu tiên triển khai giải pháp khai khoáng thông minh của Huawei trong khu vực.
Asia-Potash đã không ngừng mở rộng năng lực sản xuất, với số lượng nhân công khai thác mỏ ở Lào tăng từ vài trăm lên hơn 3.000 người trong những năm qua, với nhu cầu vận hành thông minh và tự động hóa ngày càng cao. Do đó, tập đoàn Asia-Potash đặt mục tiêu phải loại bỏ các lỗ hổng trong việc liên lạc giữa trên và dưới mặt đất để có thể giám sát an toàn sản xuất ngầm theo thời gian thực. Công nhân trong phòng vận hành trên mặt đất cần được điều khiển các phương tiện khai thác từ xa, nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động trong môi trường dưới lòng đất khắc nghiệt với nhiệt độ và độ ẩm cực cao. Các phương pháp thông minh để đánh giá chất lượng sản xuất quặng theo thời gian thực cũng cần được củng cố, từ đó nâng cao hiệu quả vận hành.
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là hệ thống vận chuyển các phương tiện khai thác ngầm cần được lên lịch linh hoạt. Sẽ khó có thể đạt được những điều này nếu thiếu sự kết nối mạnh mẽ được hỗ trợ bởi mạng công nghiệp phủ sóng toàn bộ khu vực khai thác. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với nền sản xuất thông minh trong tương lai.
Những thành công bước đầu
Sau hơn 2 tháng xây dựng, giải pháp khai khoáng thông minh của Huawei đã được triển khai tại các khu vực khai thác mỏ, đạt phạm vi phủ sóng toàn bộ mạng riêng không dây trên và dưới mặt đất, đồng thời đáp ứng các yêu cầu liên lạc theo thời gian thực giữa các thợ mỏ và yêu cầu kiểm tra sự cố thông minh.
Một mặt, giải pháp áp dụng cho các trường hợp không thể kết nối mạng có dây, mặt khác, các mạng riêng có dây cũng được xây dựng, đáp ứng các yêu cầu liên lạc trên mặt đất cũng như yêu cầu giám sát, vận hành và bảo mật ngay cửa hầm mỏ sản xuất và các cơ sở sản xuất quan trọng khác. Do đó, giải pháp có thể đáp ứng được các tình huống sử dụng mạng có dây yêu cầu băng thông cao, độ trễ thấp và kết nối lớn.
Đội ngũ Asia-Potash tại mỏ khai khoáng thông minh |
Đại diện Asia-Potash chia sẻ, nền tảng cộng tác đám mây, các ứng dụng khai thác thông minh và các dịch vụ dưới lòng đất dựa trên phạm vi phủ sóng toàn mạng và công nghệ 5G đều yêu cầu băng thông cực lớn hoặc độ trễ cực thấp. Chẳng hạn như việc điều khiển từ xa và lái xe tự động hiện không thể triển khai trên mạng riêng dưới hầm, nhưng sẽ được triển khai trong tương lai để tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng hệ sinh thái kiến trúc Internet công nghiệp và phát triển các mỏ thông minh lấy con người làm trọng tâm.
Ông Zhang Lu, chuyên gia kỹ thuật của Huawei, cho biết, trước đây các mỏ chủ yếu sử dụng điện thoại cố định để liên lạc dưới và trên mặt đất. Giờ đây, mạng công nghiệp dạng vòng ring không dây hỗ trợ các cuộc gọi di động mọi lúc mọi nơi. Trong các tình huống làm việc di động, mọi bộ phận được kết nối theo thời gian thực trên toàn bộ khu vực khai thác, giúp cải thiện sự an toàn và hiệu quả đáng kể. Giải pháp Khai khoáng Thông minh của Huawei xem xét đầy đủ các yêu cầu về cải tiến mạng và tính khả thi trong các khu vực mỏ này. Một mạng lưới có thể cung cấp đa dịch vụ, hỗ trợ đáp ứng nhanh cũng như nâng cấp linh hoạt lên 5G trong tương lai.
Chỉ riêng năm qua, Đội ngũ Khai khoáng mới thành lập của Huawei đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khai khoáng thông minh. Hệ điều hành MineHarmony do Huawei và China Energy cùng phát triển, đã được triển khai trên hơn 3.300 bộ thiết bị tại 13 mỏ than và một trạm rửa than của Tập đoàn Than Shendong. Đặc biệt, MineHarmony còn được triển khai trên toàn bộ mỏ Wulanmulun (còn gọi là mỏ Ulan Moran) ở khu vực Nội Mông, đạt được nhiều tiến bộ đáng kể về chuyển đổi kết nối, giao diện tương tác và truy cập dữ liệu.
Ngoài ra, công nghệ ghép video 5G+AI đã được sử dụng để điều khiển từ xa trên một số mỏ. Ví dụ, mỏ than Sanyuan của Công ty Công nghiệp than Jinneng Holding Shanxi đã triển khai công nghệ điều khiển từ xa trên toàn bộ bề mặt khai thác và chuyển đổi các trình điều khiển khai khoáng dưới hầm sâu lên trên mặt đất.
Kết hợp 5G và AI vào điểu khiển máy công tác khai thác mỏ từ xa |
Việc giám sát thông minh hệ thống giao thông giúp giảm 20% lượng nhân viên kiểm tra dưới lòng đất. Mỏ than Shenmu Hongliulin của Tập đoàn công nghiệp hóa chất và than Thiểm Tây cũng triển khai mô hình bản sao số (digital twin) cho toàn bộ mỏ.
Với mạng vòng ring được trực quan hóa các kết nối người-máy và có thể quản trị cùng việc xây dựng trí thông minh toàn mỏ, số lượng nhân viên kiểm tra dưới lòng đất giảm 18% và hiệu suất mỗi ca làm việc tăng 30%. Công nhân chuyển đổi nơi làm việc từ dưới lòng đất lên trên mặt đất, thực hiện các hoạt động khai thác than từ xa ngay trong văn phòng. Điều này cải thiện đáng kể môi trường làm việc, giúp ngành đạt được tham vọng sản xuất an toàn với ít nhân lực hơn, hiệu quả cao hơn.
ND