Syndicate content

Tiếng nói ICTPress

Xung quanh việc Mỹ thông qua Luật hạn chế mua sản phẩm CNTT của Trung Quốc

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Cũng tất yếu như tất cả các nước có chủ quyền, chúng ta cũng cần và phải hết sức quan tâm đến an toàn thông tin, an toàn quốc gia và chống lại các cuộc tấn công mạng.

(ICTPress) - Ngày 26/3/2013, Tổng thống Barack Obama ký ban hành luật hạn chế mua sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) của Trung Quốc.

Ảnh: wsj.com

Theo đó các bộ, ngành của Chính quyền Liên bang như Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, v.v... không được phép mua các sản phẩm công nghệ của Trung Quốc trước khi việc mua bán này được các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Mỹ chấp thuận.

Theo báo cáo năm 2012 của cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS), Mỹ hiện nhập khẩu khoảng 120 tỷ USD các sản phẩm công nghệ từ Trung Quốc. Như vậy, các cáo buộc tin tặc Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tấn công mạng một cách có hệ thống vào các doanh nghiệp (DN) Mỹ để đánh cắp thông tin đã dẫn đến một kết quả được dự đoán trước và chắc chắn gây thiệt hại không nhỏ cho các DN Trung Quốc.

Từ Báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đến báo cáo của cơ quan an ninh mạng Mandiant

Ngay cuối năm 2012, việc 2 đại gia viễn thông của Trung Quốc là Huawei và Trung Hưng (ZTE) làm nguy hại an ninh của Mỹ đã rộ lên ở Quốc hội Mỹ. Sau một năm điều tra, ngày 8/10/2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ công bố báo cáo cho biết có bằng chứng cho thấy 2 tập đoàn viễn thông Trung Quốc là Huawei và ZTE đang trở thành hiểm họa an ninh đối với Mỹ.

Chủ tịch ủy ban Mike Rogers thậm chí kêu gọi các công ty Mỹ ngừng làm ăn với Huawei “Dựa trên thông tin bí mật và công khai hiện có, không thể tin Huawei và ZTE không chịu ảnh hưởng gì của nhà nước nước ngoài (ám chỉ Chính phủ Trung Quốc) và do vậy gây ra một mối đe dọa an ninh đối với Mỹ và đối với hệ thống của chúng ta” (Trích báo cáo 52 trang của Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ). Kết luận trên vẫn được Ủy ban đưa ra tại Quốc hội, mặc dầu trước đó ngày 13/9/2012, đại diện cho giới điều hành của 2 công ty trên đã ra điều trần trước Quốc hội Mỹ và khẳng định họ không bao giờ cúi đầu trước ảnh hưởng Trung Quốc để sử dụng sản phẩm của họ cho mục đích tình báo, bởi hành động như thế chẳng khác gì tự sát.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 31/1/2013, Ủy ban mậu dịch quốc tế Mỹ (ITC) tuyên bố tiến hành vòng điều tra 337 đối với thiết bị 3G và 4G của 3 công ty là Huawei, ZTE và Samsung để xác định xem các sản phẩm này có vi phạm bản quyền của nước Mỹ hay không? Theo thông báo của Ủy ban, ngày 2/1/2013 4 nhà sản xuất thiết bị di động của Mỹ, trong đó có công ty InterDigital nộp đơn lên Ủy ban và đề nghị khởi tố 3 công ty trên đánh cắp bản quyền của họ. “Vòng điều tra 337” thực ra là điều 337 thuộc Luật thuế quan Mỹ năm 1930 và đã qua nhiều lần tu chỉnh. Theo điều luật này, Ủy ban mậu dịch quốc tế Mỹ có quyền tiến hành điều tra các vụ kiện về vi phạm bản quyền hoặc đánh cắp thương hiệu, nếu công ty bị kiện vi phạm điều luật này thì Ủy ban có quyền ra lệnh cấm nhập khẩu và cấm kinh doanh.

Cuộc chiến về kỹ thuật số lên đến cao trào khi cuối tháng 2/2013, Cơ quan an ninh mạng Manvidant của Mỹ đã công bố báo cáo dày 60 trang về các tin tặc Trung Quốc. Báo cáo này đã gây ra một trận chiến dư luận mạnh mẽ trên thế giới. Báo cáo  đã mô tả khá chi tiết về trụ sở hoạt động và chân dung của 3 tin tặc đang làm việc cho một đơn vị quân đội Trung Quốc. Manvidant cho biết họ tìm ra tòa nhà 12 tầng ở Phố Đông, thành phố Thượng Hải là nơi làm việc của  nhóm tin tặc APT1 thuộc đơn vị 61398, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, một trong nhiều đơn vị chuyên thực hiện các vụ tấn công mạng.

Các tin tặc Trung Quốc xâm nhập mạng lưới máy tính của đối phương thông qua tấn công giả mạo thư điện tử (e-mail), nghĩa là nhân viên của công ty này nhận được một e-mail giả rồi bị lừa click vào đường link hoặc file đính kèm của tin tặc và sau đó bị đánh cắp thông tin trong một thời gian dài. Để hỗ trợ cho lời cáo buộc của mình Manvidant cho biết họ đã truy ra các địa chỉ IP, các mã số xác định máy tính của nhiều tin tặc  thuộc nhóm APT1. Điều tra của Manvidant cho biết nhóm tin tặc này đã tấn công mạng ít nhất 141 công ty, tổ chức thương mại và các chính phủ trong vòng 6 năm qua. Mỹ là mục tiêu tấn công nhiều nhất với 115 vụ, điển hình là vụ tấn công của các tin tặc Trung Quốc vào các Website an ninh của hệ thống quân sự và chỉ huy đơn vị hạt nhân của Mỹ hôm 3/10/2012.

Ngay sau khi Manvidant công bố báo cáo của mình, một loạt quốc gia đã lên tiếng về các vụ tương tự. Các nguồn tin của Hải quân Ấn Độ cho hay, máy tính của Hải quân bị nhiễm một loại virus bí mật thu thập dữ liệu và chuyển dữ liệu đánh cắp về địa chỉ IP tại Trung Quốc. Virus này được phát hiện trong một chiếc USB dùng để chuyển dữ liệu từ các máy tính. Loại virus này tương tự với loại virus đã từng tấn công vào mạng lưới mật của Quân đội Mỹ năm 2008. Vụ việc này tại Mỹ dẫn tới lệnh cấm sử dụng các ổ USB hoặc các thiết bị có thể sao chép dữ liệu trong Bộ Quốc phòng.

Australia cũng cho biết họ là một trong số 13 quốc gia bị các tin tặc Trung Quốc tấn công mạng.

Tất nhiên, Chính phủ Trung Quốc cũng như các cơ quan truyền thông của Trung Quốc đã nhanh chóng phủ nhận các cáo buộc này. Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi cho rằng các cáo buộc thiếu chứng cứ rõ ràng như trên vừa thiếu tính chuyên nghiệp, vừa thiếu trách nhiệm và không giúp gì cho giải quyết vấn đề. Ông Hồng Lỗi tái khẳng định, Trung Quốc luôn phản đối những hành vi xâm nhập tấn công máy tính, và bản thân nước ông cũng là một nạn nhân của những vụ tấn công mạng.

Phải chăng là một phần trong cuộc chiến thương mại giữa 2 nước?

Sự quan ngại của chính giới Mỹ và nhiều nước đối với các sản phẩm CNTT của Trung Quốc ngoài lý do an ninh như các báo cáo trên phân tích cũng có một lý do khác không kém phần quan trọng chính là cuộc chiến thương mại (Chính sách bảo hộ mậu dịch) giữa các nước này với Trung Quốc. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu qua 2 “đại gia “viễn thông của Trung Quốc là Huawei và ZTE đã phát triển “thần kỳ” như thế nào?

Huawei hoạt động tại hơn 140 quốc gia, sử dụng 1700 nhân viên tại Mỹ. Doanh số tại Mỹ năm 2011 lên tới 1,3 tỷ USD so với 765 triệu USD năm 2010. Ở châu Âu hơn một nửa thiết bị 4G là do Huawei cung cấp. Doanh số của gã khổng lồ này năm 2011 lên tới 32 tỷ USD với 140.000 nhân công và phục vụ khách hàng ở 140 nước. Chính doanh số này đã đưa Huawei trở thành nhà sản xuất lớn thứ 2 thế giới  và sắp vượt qua Ericsson để chiếm vị trí số 1 thế giới.

Thành lập năm 1987 tại Trung Quốc, lần đầu “đổ bộ” vào đất Mỹ năm 2001 với một nhóm nhỏ nhân viên lập văn phòng tại Plano (Bang Texas). Huawei nhanh chóng phát triển thành công ty khổng lồ tại Mỹ. Văn phòng tại Plano bây giờ là một tòa nhà lớn hơn 9200m2 và trở thành trụ sở chính của Huawei tại Bắc Mỹ. Vừa là sách lược, vừa thể hiện sự lớn mạnh và phát triển của mình, Huawei đã chi mạnh tay để thuê nhiều viên chức điều hành từ các công ty Phương Tây nổi tiếng như Cisco, Intel, Ericsson, Nortel v.v… Trong số những người phương Tây được Huawei chiêu mộ và tin cậy đặc biệt có William Pummer, hiện là Phó chủ tịch kiêm phát ngôn viên của Huawei tại khu vực Bắc Mỹ (Pummer từng 12 năm đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch của Tập đoàn Nokia tại khu vực Bắc Mỹ).

ZTE (Trung Hưng) là một công ty TNHH thuộc nhà nước, thành lập năm 1985, doanh số năm 2011 khoảng 13,7 tỷ USD, gần 80% doanh thu đến từ các thị trường nước ngoài với hơn 90.000 công nhân viên trải khắp 160 nước. Năm 2011 ZTE được xếp là nhà sản xuất lớn thứ 5 thế giới.

Để ngăn chặn ảnh hưởng của Huawei và ZTE, chính phủ Mỹ và chính phủ các nước như Ấn Độ, Australia, Canada, v.v… đã có nhiều biện pháp kiên quyết trong giao dịch thương mại. Năm 2011, Ủy ban xem xét đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS) đã chặn đứng vụ Huawei mua Hãng máy tính 3 Leaf Systems tại California. Cơ quan điều tra Liên bang cũng đang xem xét cáo buộc ZTE bán thiết bị máy tính cho Iran. Cũng vào năm ngoái, một công ty thông tin di động lớn của Mỹ là Sprint Nextel đã phải hủy bỏ hợp đồng nâng cấp mạng di động 4G của mình với Huawei và ZTE trị giá lên tới 8,5 tỷ USD  (theo The Wall  Street  Journal). Năm 2010, Motorola cũng kiện Huawei tội đánh cắp kỹ thuật. Trước đó năm 2003, Huawei cũng bị Cisco cáo buộc sao chép bất hợp pháp phần mềm điều khiển xa lộ Internet của họ. Đầu năm 2012, cũng xuất phát từ mối lo ngại an ninh quốc gia mà chính phủ Austrlia đã ngăn chặn Huawei tham gia thương vụ đấu thầu liên quan mạng thông tin băng rộng của nước này trị giá 32 tỷ USD. Tháng 4/2010, Chính phủ Ấn Độ cũng cấm các nhà khai thác thông tin di động của họ ký hợp đồng mua thiết bị của Huawei lên tới hàng tỷ USD.

Nhiều nước cũng cáo buộc, tại châu Phi nhờ có chính sách trợ giá (với giá bán rẻ hơn các đối thủ từ 5% - 15% mà Huawei và ZTE dễ dàng hất cẳng các hãng công nghệ Phương Tây để chiếm lĩnh thị trường. Lợi thế này là một trong những điều khiến giới chức Mỹ càng thêm nghi ngờ về sự tham gia của Chính phủ Trung Quốc giúp đỡ các DN nước này mở rộng thị trường (Trái với luật cạnh tranh bình đẳng của WTO).

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn và lời cảnh báo đối với chúng ta

Cuộc chiến về kỹ thuật số và cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và các nước vẫn tiếp diễn. Trong  một bài báo mang tính xã luận, ngày 8/11/2012 của tác giả Diêu Truyền Phúc trên báo Nhân dân Bưu điên Trung Quốc: “Các thương gia Âu - Mỹ không theo đuôi Chính phủ “tẩy chay” Trung Quốc” có viết: Trong khi một số ít chính phủ các nước lấy lý do “uy hiếp an toàn quốc gia” để tẩy chay các thiết bị của Huawei và ZTE, v.v… thì gần đây các công ty có thế lực Âu Mỹ vẫn không theo đuôi chính phủ họ tiếp tục mua thiết bị của Huawei và ZTE.

Mới đây nhất, nhà khai thác viễn thông lớn nhất của Anh, công ty EE cho biết giải pháp và thiết bị cơ bản cho mạng 4G của họ sẽ do Huawei cung cấp. Trước đó, một nhà khai thác viễn thông khác của Mỹ là Clearwire cũng thông báo trong việc nâng cấp mạng thông tin tốc độ cao của hãng năm 2013, Huawei vẫn là nhà cung cấp thiết bị.  Còn ở mặt ngược lại, ngày 15/4/2013, Nhật Bản và NATO ra thông báo chung về tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng, trong đó có vấn đề an ninh về tấn công mạng.

Vào ngày 10/4/2013, trong Hội nghị về ngành công nghiệp Internet (Internet Industry Conference) tổ chức tại Bắc Kinh, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Homats khẳng định các cuộc tấn công mạng bắt nguồn từ Trung Quốc đang phá hoại mối quan hệ  ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích lâu dài của Bắc Kinh. Và ông khuyên chính phủ Trung quốc: Lợi ích lâu dài của Chính phủ Trung Quốc là phải điều tra và ngăn chặn các hoạt động xâm nhập mạng từ quốc gia này và Chính phủ Mỹ cũng đang tích cực giải quyết vấn đề này cũng như tiếp tục nâng cao việc bày tỏ mối quan tâm với các quan chức cấp cao Trung Quốc.

Thời gian gần đây các cơ quan thông tin, báo chí của Việt Nam đã có nhiều tin bài và bày tỏ lo lắng về cuộc chiến tranh kỹ thuật số mà Trung Quốc đang tiến hành ở nhiều nước, và độ an toàn của các hệ thống thông tin ở Việt Nam khi đang sử dụng rộng rãi các thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2011, Việt Nam có 16 triệu thuê bao 3G. Theo thống kê của một công ty nghiên cứu CNTT thì lượng người dùng 3G qua USB 3G chiếm hơn 50%. Như vậy, tại nước ta có khoảng 8 triệu thuê bao sử dụng thiết bị USB để nối mạng 3G, phần lớn các USB này là của Huawei và ZTE. Báo Thanh niên còn băn khoăn với việc nâng cấp các mạng di động của MobiFone và VinaPhone lên HSPA + tại Hà Nội, Đà Nẵng và một phần TP. Hồ Chí Minh bằng việc đặt hàng ngàn trạm gốc thiết bị của Huawei thì tính bảo mật và an toàn thông tin liệu có được bảo đảm?

Cũng tất yếu như tất cả các nước có chủ quyền, chúng ta cũng cần và phải hết sức quan tâm đến an toàn thông tin, an toàn quốc gia và chống lại các cuộc tấn công mạng. An ninh thông tin mạng phải được xem xét nghiêm túc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Học tập kinh nghiệm của Ấn Độ chúng ta có thể yêu cầu các nhà cung cấp thiết bị của Trung Quốc nếu muốn tiếp tục cung cấp thiết bị cho Việt Nam cần công khai minh bạch hơn nữa các sản phẩm của mình bao gồm thiết kế chi tiết, mã nguồn, các hệ điều hành, v.v… để tiện cho việc giám sát.

                                                     Trung Ngôn (Tổng hợp và phân tích)

Tài liệu tham khảo:

[1]. www.businessinsider.com: Mandiant Report Chinesse Hacking, ngày 19/2/2013:

[2]. www.Mandiant.com: Hacked? Mandiant’s Cyberattack Detectives want to Know well about it, ngày 3/4/2013

[3]. www.cnii.com.cn - 4/2/2013

[4]. www. yahoo.com  - 9/4/2013

[5].www.News.xinhuanet.com - 15/4/2013

[6]. Các báo, bản tin TTXVN, Thanh niên, Tuổi trẻ, An ninh Thủ đô, Đại đoàn kết, Cuộc sống số v.v....

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Vai trò của báo chí trong việc phòng chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đối với việc phòng chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” báo chí luôn giữ một vai trò quan trọng nhằm phản bác lại những luận điệu vu cáo, bôi nhọ của các lực lượng chống phá Cách mạng Việt Nam.

(ICTPress) - Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng hiện đại và nhanh nhạy, từ đó góp phần đưa các quốc gia xích lại gần nhau thông qua mạng Internet và các vệ tinh viễn thông…

Tận dụng lợi thế này, Việt Nam đang là một trong các quốc gia hội nhập rất nhanh chóng trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị nhằm thực hiện thắng lợi tiến trình hội nhập quốc tế. Điều này là một lợi thế để các cơ quan báo chí Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước thành công.

Hiện nay, thế giới và các nước trong khu vực đang trải qua nhiều diễn biến phức tạp và nhanh chóng. Các cuộc chiến tranh nổ ra liên tục, những cuốc tranh chấp và xung đột giữa các quốc gia dân tộc diễn ra ngấm ngầm và công khai. Những mưu toan gây bạo loạn, lật đổ cộng với vô vàn những sự cố bất thường về thiên tai dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế, an ninh chính trị trên toàn thế giới và khu vực, trong đó có Việt Nam.

Để nhân dân có nhân thức đúng đắn về tình hình thế giới và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, hơn lúc nào hết, Báo chí cách mạng Việt Nam phải là công cụ tuyên truyền hữu hiệu nhất góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Chúng ta còn nhớ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những bài xã luận có lời lẽ đanh thép, những bài hát mang đầy khí thế tiến công, những bài thơ mang đậm tình hậu phương đối với tiền tuyến đã góp phần động viên khích lệ bộ đội hăng say diệt giặc. Còn trong giai đoạn xây dựng lại đất nước, những bộ phim, những bài nói, những bài báo đã kịp thời vạch trần tội tham nhũng, tham ô, sự quan liêu của nhiều cấp, nhiều ngành. Đồng thời những người làm báo đã kịp thời có những tác phẩm ca ngợi những tấm gương điển hình tiên tiến, ca ngợi tuổi trẻ sáng tạo, tinh thần cảnh giác cách mạng, khơi dậy tình yêu Tổ Quốc. Đặc biệt báo chí Cách mạng đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong những năm gần đây đã góp phần động viên tinh thần và tạo lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Đối với việc phòng chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” báo chí luôn giữ một vai trò quan trọng nhằm phản bác lại những luận điệu vu cáo, bôi nhọ của các lực lượng chống phá Cách mạng Việt Nam. Theo con số thống kê gần đây, với khoảng 40 đài phát thanh và truyền hình có chương trình tiếng Việt, gần 500 tờ báo in bằng tiếng Việt từ nhiều tổ chức phản động trong nhiều nước trên thế giới có nội dung chống phá, kích động, bôi nhọ lãnh tụ, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà báo chí của ta phải có trách nhiệm tiên phong trong việc phản bác lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các lực lượng thù địch.

Báo chí thực sự là một công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng, thường xuyên có những bài viết chống lại các quan điểm thù địch, uốn nắn những tư tưởng lệch lạc nảy sinh trong đội ngũ cán bộ Đảng viên, quần chúng và đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Để làm tốt công tác tuyên truyền, báo chí của ta đã chủ động làm tốt các việc sau:

Một là: Nhanh nhạy, kịp thời phản bác lại những luận điểm bóp méo và vu cáo của kẻ địch, vạch trần động cơ, ý đồ xấu xa đằng sau các sự kiện. Các bài viết luôn bám chắc đường lối quan điểm của Đảng, luật pháp của Nhà nước, thể hiện được tính chiến đấu cao.

Hai là: Các bài viết luôn có sự chủ động, tích cực, sáng tạo, lý luận sắc bén, dễ hiểu và dễ đi vào lòng người.

Ba là: Báo chí của ta đã chủ động và tích cực phòng chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ở các mực độ khác nhau. Từ thế bị động chúng ta chuyển sang giành thế chủ động. Đặc biệt, chúng ta đã thể hiện được những vấn đề lớn như: Tự do, dân chủ, nhân quyền, sở hữu, nền kinh tế nhiều thành phần và định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Bốn là: Kết hợp tốt giữa chống và xây với mục tiêu chống quyết liệt và xây tích cực. Các bài tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần phản bác các luận điệu xuyên tạc, bóp méo, vu cáo, bịa đặt của các thế lực thù địch đồng thời thể hiện được tính đúng đắn, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước. Báo chí còn xây dựng cách nhìn nhận đúng đắn cho quần chúng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đảng viên - Đây cũng chính là đối tượng chủ chốt mà kẻ địch muốn nhằm vào để kích động, dụ dỗ, lôi kéo nhằm đánh phá ta từ bên trong.

Tóm lại, trong mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm, công tác tuyên truyền của báo chí luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó thể hiện được ý chí của Nhà nước, thể hiện được tính dân tộc, tính nhân văn của một quốc gia yêu chuộng hòa bình và luôn tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương của Liên hợp quốc.

Tuy nhiên báo chí của ta trong thời điểm hiện nay cũng mắc không ít những sai phạm, thiếu sót, từ đó gây không ít dư luận trong đời sống xã hội đồng thời tạo kẽ hở để kẻ địch lợi dụng thực hiện âm mưu “Diễn biễn hòa bình”.

Trước tình hình đó, công tác quản lý báo chí trong giai đoạn hiện nay thật sự là cấp bách vì theo con số thống kê với khoảng 680 tờ báo và tạp chí, 750 ấn phẩm mỗi năm tương đương 700 triệu bản. Như vậy tính trung bình mỗi người dân Việt Nam được đọc 8 tờ báo trong một năm. Tuy nhiên, số người ở các đô thị lớn chiếm khoảng 75% còn các vùng xa chỉ đạt 25%. Hệ thống phát thanh và truyền hình đã phủ sóng rộng khắp trên toàn quốc. Ngoài ra còn có thêm truyền hình kỹ thuật số, báo điện tử, báo mạng…

Như vậy, hệ thống báo chí và tuyên truyền của ta đã và đang thật sự mạnh. Nhưng làm thế nào để quản lý được tốt hệ thống truyền thông này đòi hỏi cơ quan quản lý báo chí phải đủ mạnh, phải định hướng được đối tượng quản lý, nội dung quản lý và phương pháp quản lý. Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nhà báo về nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, tình yêu đất nước, yêu nhân dân.

Trên thực tế đội ngũ nhà báo đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý báo chí của ta còn thiếu và còn yếu, chưa theo kịp bước chuyển biến của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Một số ít tờ báo có xu hướng chạy theo lợi nhuận. Nhiều bài viết thiếu tôn trọng độc giả, coi tờ báo như của nhà mình, muốn viết gì cũng được. Đặc biệt việc định hướng tuyên truyền nhiều lúc còn chậm, thiếu nhạy cảm, thiếu chủ động sáng tạo và tính thường xuyên liên tục. Để thực sự là một công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”, báo chí của ta hơn lúc nào hết phải tự đổi mới mình, luôn đi đầu trong công tác đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch của Đảng và Nhà nước, định hướng quần chúng có nhận thức đúng đắn, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân.

Trần Bình Tám

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Mối quan hệ nào cho nhà mạng viễn thông và dịch vụ truyền hình trả tiền?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Phát triển các dịch vụ phát thanh, truyền hình phù hợp với đặc thù công nghệ để mở rộng tối đa phạm vi cung cấp dịch vụ với số lượng hợp lý các đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh…

(ICTPress) - Theo các nghiên cứu đã công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trong tổng điều tra toàn quốc công bố năm 2011 và các nghiên cứu độc lập, Việt Nam có hơn 20 triệu hộ gia đình, nhưng lượng thuê bao truyền hình trả tiền lại chỉ có khoảng 4,5 triệu thuê bao.

Con số 4,5 triệu thuê bao này nếu tương ứng với 4,5 triệu hộ gia đình thì mật độ thuê bao như vậy là chưa cao, do đó vẫn còn cơ hội cho các nhà cung cấp khác. Mặt khác, khu vực nông thôn dường như bỏ trống. Điều đó cho thấy, mảnh đất của thị trường truyền hình cáp nói riêng, truyền hình trả tiền nói chung vẫn rất lớn cho những doanh nghiệp (DN) muốn đầu tư thực sự.

Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2015 sẽ có khoảng 30 - 40% số hộ gia đình có thể xem dịch vụ truyền hình trả tiền; đến năm 2020, phát triển khoảng 60 - 70% số hộ gia đình thu xem dịch vụ truyền hình trả tiền. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam dự báo sẽ đạt khoảng 25-30% trong giai đoạn 2012 - 2015 và khoảng 10 - 15% giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2020, doanh thu truyền hình trả tiền đạt khoảng 800 triệu - 1 tỷ USD. Những con số ấn tượng này đã thực sự hấp dẫn các nhà khai thác viễn thông, những người có nhiều lợi thế khi “nhảy” vào cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hay IPTV bởi họ có lợi thế cung cấp nhiều dịch vụ trên cùng một hạ tầng và có thể nhanh chóng phổ cập dịch vụ truyền hình và Internet băng rộng đến từng hộ gia đình.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang có 1 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất (AVG), hơn 40 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp (VCTV, SCTV...), 3 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh (K+,VTC, AVG), 4 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV (VNPT, FPT, VTC, Viettel) và 4 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình di động (MobiFone, Viettel, VinaPhone, VTC). Số lượng các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hơi nhiều vì theo Dự thảo quy hoạch phát triển dịch vụ Phát thanh, Truyền hình đến năm 2020 của Bộ TT&TT, để đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn lực, mỗi loại hình truyền hình trả tiền sẽ chỉ nên có 3 nhà cung cấp dịch vụ toàn quốc và 3 - 5 nhà cung cấp khu vực. Tuy nhiên, đây chỉ là định hướng và không mang tính hành chính mệnh lệnh mà số các nhà cung cấp sẽ do thị trường điều tiết như từng xảy ra trong thị trường Viễn thông.

Bên cạnh đó, Quy hoạch sẽ quy định về DN cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền chiếm thị phần khống chế trên một loại hình dịch vụ (cáp, vệ tinh, IPTV) để có cơ chế kiểm soát thị trường thông qua kiểm soát giá thành, tránh tình trạng phá giá, bán dưới giá thành, gây đổ vỡ thị trường... vì vậy cần phải có các cơ chế, chính sách kiểm soát giá cước, khuyến mại của các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền hay kiểm soát giá thành của các DN viễn thông khi cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình nhằm kiểm soát việc bù chéo, phá giá dịch vụ truyền hình, cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho các DN cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình khác.

Đến thời điểm này, Viettel đã có 200.000 km cáp quang trên toàn quốc. Hiện độ phủ của cáp quang đến hộ gia đình trung bình trên toàn quốc là cách 350 m. Điều này có nghĩa là cáp quang đã đến sát hộ gia đình. Do đó, chi phí đầu tư truyền hình cáp, IPTV sẽ giảm đáng kể, chất lượng cao và đặc biệt có thể đến vùng sâu, vùng xa, phổ cập đến các hộ gia đình Việt Nam. Dù chưa chính thức cung cấp dịch vụ, song những toan tính của Viettel cũng đang khiến không ít người kỳ vọng với sự góp mặt của các DN viễn thông sẽ đẩy thị trường truyền hình trả tiền bùng nổ tại Việt Nam. Tuy nhiên, tầng kỹ thuật viễn thông, thông tin của quân đội khác với hạ tầng cung cấp thông tin phục vụ mục đích dân sinh và Viettel chắc cũng hiểu rõ điều này?

Có nên tách bạch đơn vị chuyên về hạ tầng truyền dẫn với đơn vị làm nội dung hay không?

Đó tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng đơn vị kinh doanh, không có công thức chung. Mỗi mô hình đều có lợi điểm và nhược điểm. Nếu tách bạch đơn vị chuyên về hạ tầng truyền dẫn với đơn vị làm nội dung thì các đơn vị sẽ chuyên tâm vào lĩnh vực mà mình am hiểu nhưng không tận dụng được lợi thế cung cấp nhiều dịch vụ trên cùng một hạ tầng đã thiết lập trước. Nếu cho phép các doanh nghiệp chuyên về hạ tầng truyền dẫn làm nội dung thì cần phải có quy định rõ ràng nhằm kiểm soát việc bù chéo, phá giá dịch vụ truyền hình, cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình khác như nói phía trên. Nhưng bên cạnh đó về phía khách hàng, có lẽ mong muốn của mọi người là thị trường truyền hình sẽ có cuộc cạnh tranh như thị trường di động, để người dân được xem ti vi với nhiều chương trình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, hình ảnh rõ nét.

Tóm lại, phát triển các dịch vụ phát thanh, truyền hình phù hợp với đặc thù công nghệ để mở rộng tối đa phạm vi cung cấp dịch vụ với số lượng hợp lý các đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các dịch vụ trên nền tảng hạ tầng viễn thông, tạo điều kiện cho đa số đông đảo người dân tiếp cận được dịch vụ phát thanh, truyền hình, từng bước thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn.

Trung Thành

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Việt Nam hành trình phát triển bền vững

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Chúng ta cũng cần dũng cảm nhìn thẳng vào một thực tế: Hiện nay nước ta đang trên đường phát triển, nhưng phát triển chưa bền vững.

(ICTPress) - Muốn phát triển bền vững thì phải lồng ghép được ba thành tố quan trọng.

Ngay từ cuối thế kỷ XX, nhiều chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, kể cả nhà tương lai học đã quả quyết dự báo, loài người sẽ bước vào kỷ nguyên phát triển như vũ bão nhờ những phát triển kỹ thuật, nền kinh tế tri thức hùng mạnh trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đồng thời thế giới cũng phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn, ẩn chứa những nguy cơ khó lường và những hậu quả tiêu cực của những cuộc xung đột chính trị, sắc tộc tôn giáo trên quy mô lớn, thảm họa môi trường sinh thái - nhân văn bị đe dọa hủy hoại không phương cứu vãn, tình trạng “xâm lăng văn hóa” của các thế lực đầy tham vọng bành trướng, bá quyền và quá trình đánh mất bản sắc riêng của các nền văn hóa được coi là “ngoại biên” của thế giới. Và khi ấy, nếu không cảnh giác, sự phát triển sẽ trở thành “phản phát triển” và quay lại đe dọa sự phát triển của quốc gia, dân tộc cùng văn minh nhân loại.

Hay nói cách khác, nội hàm của thuật ngữ “sự phát triển bền vững” đã vượt khỏi phạm vi ngữ nghĩa, vừa trở thành cứu cánh (mục đích tự thân) của chính sự phát triển, vừa là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, đã được toàn thế giới đồng thuận xây dựng thành chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Muốn phát triển bền vững thì phải lồng ghép được ba thành tố quan trọng:

- Phát triển kinh tế.

- Phát triển xã hội (Chế độ chính trị - Quá trình dân chủ hóa - Chất lượng cuộc sống - Khả năng giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa - Các thang giá trị tư tưởng tinh thần…).

- Bảo vệ môi trường.

Đó cũng chính là ba trụ cột của sự phát triển, luôn gắn kết và củng cố cho nhau dưới quan điểm nhất quán, trong đường lối chính sách và hành động cụ thể của Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định hùng hồn hơn, khoa học và biện chứng hơn những vấn đề cốt tử đã được Đại hội IX nêu lên: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Và phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học, nhằm kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước…

Chúng ta cũng cần dũng cảm nhìn thẳng vào một thực tế: Hiện nay nước ta đang trên đường phát triển, nhưng phát triển chưa bền vững. Vậy phát triển bền vững là gì? Đòi hỏi những nỗ lực nào của toàn Đảng, toàn dân ta? Và những bài học về sự phát triển bền vững phải chăng từng xuất hiện trong kế giữ nước và dựng nước “sâu rễ bền gốc” của ông cha ta trong quá trình lịch sử dựng nước nghìn năm?

Trong tình hình hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực để ưu tiên kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, hình thành nhanh chóng và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính; Đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, đặc biệt là các công trình giao thông quan trọng ở các vùng có dung lượng hàng hóa lớn, có tính kết nối vận tải cao nhằm giải tỏa ách tắc, tăng khả năng lưu thông hàng hóa và tiết kiệm chi phí vận tải; Phát triển nhanh nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa; Chú trọng chiến lược phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia về đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu; Tiếp tục hoàn thiện chính sách về an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm cho người nghèo được hưởng thụ hợp lý thành quả của sự tăng trưởng; Kiên quyết đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, gắn với cuộc vận động và học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ; Tăng cường công tác thông tin đối ngoại và quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Cảnh giác với mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá công cuộc đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước ta. Chúng lợi dụng kẽ hở của pháp luật, lợi dụng cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo, lợi dụng những vụ việc tiêu cực để nói xấu, bôi nhọ, thổi phồng nhằm gây hoang mang trong nhân dân. Vì vậy chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc quán triệt nghị quyết TW 4 khóa XI, nghiêm túc kiểm điểm trước Đảng, trước dân về những thiếu sót, khuyết điểm. Kiên quyết xử lý những cán bộ, Đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật Đảng, điều lệ Đảng, nhằm lấy lại uy tín của Đảng trước nhân dân…

Ngay từ khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ thắng lợi, Bác Hồ đã khẳng định: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi cán bộ Đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Như vậy, phát triển bền vững đòi hỏi toàn xã hội phải vào cuộc. Phát triển bền vững là sự sống còn của quốc gia dân tộc, là ước mong của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

Trần Bình Tám

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Có nên yêu cầu dùng một phần mềm quản lý đại lý Internet?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Các cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể, đảm bảo hài hòa giữa việc quản lý và lợi ích các bên để các Sở TT&TT và doanh nghiệp có cơ sở thực hiện.

(ICTPress) - Từ năm 2005, việc quản lý Đại lý Internet (gọi tắt là Đại lý) của các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ Internet (ISP) được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14/7/2005 trên cơ sở Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ).

Theo Thông tư này thì các ISP (Internet Service Provider) phải xây dựng phần mềm quản lý Đại lý và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đại lý của DN nào thì phải sử dụng phần mềm của doanh nghiệp đó.

Còn theo Công văn số 2520/BBCVT-VT ngày 14/2/2005 của Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin Truyền thông) có hướng dẫn đại lý Internet ngoài việc tuân theo các quy định chung về hợp đồng còn phải “Cam kết của Đại lý về việc sử dụng phần mềm của Đại lý do doanh nghiệp trang bị và cài đặt cho Đại lý”.

Tuy nhiên, theo Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT ngày 29/6/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ thay thế Nghị định 55/2001/NĐ-CP nêu trên thì quản lý Đại lý không yêu cầu DN thực hiện quản lý Đại lý bằng phần mềm.

Mặc dù vậy, các Sở Thông tin và Truyền thông của các tỉnh thành vẫn liên tục triển khai các đợt kiểm tra Đại lý và yêu cầu Đại lý phải cài đặt phần mềm quản lý, thậm chí có nơi còn yêu cầu Đại lý của DN này lại dùng phần mềm của DN kia. Cụ thể như trường hợp mới đây nhất vào ngày 9/1/2013, Sở TT&TT tỉnh Cà Mau đã có Công văn số 11/STTTT-BCVT yêu cầu tất cả các Đại lý trên địa bàn tỉnh phải dùng phần mềm quản lý OneNET - vốn là sản phẩm riêng của Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT.

Dưới góc độ quản lý thì việc thực hiện đồng nhất như vậy mang lại một số thuận lợi nhất định. Nhưng dưới góc độ kinh doanh thì điều đó đồng nghĩa với việc chỉ mang lại lợi ích cho một DN mà gây khó khăn cho các DN khác; đồng thời tạo cạnh tranh không công bằng giữa các DN.

Do đó, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ, đảm bảo hài hòa giữa việc quản lý và lợi ích các bên để các Sở TT&TT và DN có cơ sở thực hiện, hạn chế những bất cập.

Cách Tân

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Vinaphone: Những điểm sáng và điểm mờ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Mong Vinaphone phát huy được những điểm sáng và hạn chế những điểm còn mờ!

(ICTPress) - Thị trường viễn thông bước vào thời kỳ bão hòa tương đối, tốc độ tăng trưởng giảm sút so với các năm trước, cạnh tranh giữa các nhà khai thác ngày càng quyết liệt, tập trung rõ nét vào cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng.

Ảnh minh họa

Một số doanh nghiệp viễn thông nhỏ đã phải dừng cung cấp dịch vụ do không đủ năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, VinaPhone vẫn đạt được những kết quả khả quan vào cuối năm 2012. Theo phát biểu của Phó Tổng giám đốc VNPT, Giám đốc công ty Vinaphone Lâm Hoàng Vinh tại Hội nghị triển khai công tác Công ty Vinaphone năm 2013 vào ngày 18/1/2013 thì “năm 2012 là năm khó khăn nhất đối với các ngành cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế tuy nhiên cũng là năm đánh dấu Vinaphone có tốc độ tăng trưởng tốt nhất so với 17 năm vừa qua tính theo kết quả doanh thu thực”.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng đánh giá cao thành tích của Vinaphone đặc biệt ở hai nội dung chính:

Thứ nhất là, về mặt kinh doanh, Vinaphone đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các VNPT tỉnh, thành và các đơn vị có liên quan tổ chức, phát triển và kinh doanh có hiệu quả, giữ vững và từng bước nâng cao thị phần, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; đồng thời tiếp tục duy trì vị thế là một thương hiệu di động hàng đầu của Việt Nam.

Hai là, công ty đã tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới, quản lý, khai thác, vận hành các hệ thống, tích cực triển khai các dự án, tăng cường năng lực, mở rộng vùng phủ sóng mạng 2G, 3G; toàn mạng nhìn chung hoạt động an toàn, bảo đảm chất lượng, dịch vụ kể cả trong các dịp lễ tết có lưu lượng tăng cao, thời gian mất liên lạc giảm đáng kể. Chất lượng các dịch vụ được đánh giá là vượt các chỉ tiêu do Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra.

Trong năm 2012 vừa qua, những điểm sáng của nhà khai thác mạng di động Vinaphone được Phó Tổng giám đốc VNPT, Giám đốc Công ty Vinaphone Lâm Hoàng Vinh tổng kết:

Thứ nhất, tỷ lệ tăng trưởng thuê bao phát sinh cước mới ở mức 30%, tương đương với hơn 6 triệu thuê bao phát triển thực. Tốc độ tăng trưởng thuê bao giúp VinaPhone đạt gần 30% thị phần về số lượng thuê bao phát sinh cước.

Thứ hai, doanh thu tiêu dùng của dịch vụ viễn thông đạt gần 25.000 tỷ đồng. Dịch vụ 3G của VinaPhone đạt tốc độ tăng trưởng hơn 52% về doanh thu với gần 6 triệu thuê bao 3G.

Thứ ba, mạng lưới kỹ thuật 2G và 3G của VinaPhone được củng cố toàn diện cả về số lượng và chất lượng, với hơn 5.000 trạm BTS mới đã được lắp đặt và hàng nghìn trạm được thay thế, điều chuyển, tạo thành mạng lưới vững chắc với gần 30.000 trạm BTS trong đó có gần 10.000 trạm 3G trên toàn quốc. Đi kèm với đó, chất lượng 3G tại các thành phố lớn được nâng cấp toàn diện với hàng nghìn trạm SingleRAN mới, khẳng định vị trí dẫn đầu của VinaPhone về 3G. VinaPhone đang cung cấp hàng trăm dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau trên nền 2G và 3G, trong đó có nhiều dịch vụ có tính tiên phong như ví điện tử di động, và các dịch vụ chỉ có Vinaphone trên thị trường thế giới như dịch vụ roaming trên máy bay.

Thứ tư, VinaPhone còn vượt tất cả những chỉ tiêu chất lượng dịch vụ do Nhà nước quy định qua các đợt kiểm tra chất lượng do Bộ TT&TT. Đặc biệt, điểm chất lượng thoại  đạt 4,03. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của dịch vụ thông tin di động và cao nhất trong số các mạng di động được đo kiểm năm 2012.

Thứ năm, Vinaphone tiếp tục giữ vững vị thế là một trong các mạng di động có uy tín trong khu vực thông qua các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với những tổ chức khai thác dịch vụ di động khác trên thế giới như liên minh di động Conexus, liên minh Vodafone, với nhà cung cấp thiết bị như Apple, RIM.

Bên cạnh những điểm sáng ấy, vẫn còn có những băn khoăn:

Về thị phần, theo như Đại diện Cục Viễn thông thì “Viettel với 40,67% thị phần, kế đến là VinaPhone với 30,07%. Điều ngạc nhiên, theo đại diện Cục Viễn thông, tính đến tháng 6/2012, MobiFone chỉ còn 18,45% thị phần (đến hết năm 2011) trong khi theo số liệu công bố của Sách trắng công nghệ thông tin truyền thông đầu năm 2012, MobiFone chiếm tổng cộng 29,11%” [1]. Như vậy, Vinaphone đã vươn lên hàng thứ hai về thị phần, đẩy Mobifone, một mạng di động cũng thuộc VNPT xuống hàng thứ ba. Nhưng cả hai mạng di động của VNPT vẫn thua Viettel về số lượng thuê bao.

Về mặt doanh thu, dù Vinaphone có đứng vào hàng ngũ câu lạc bộ tỷ đô la thì so với MobiFone, hiệu quả sản xuất kinh doanh theo như Thứ trưởng Lê Nam Thắng đánh giá chỉ bằng 60% của MobiFone. Năm nay, lợi nhuận MobiFone đạt 6.600 tỷ đồng và với Viettel là 27.000 tỷ đồng. [2]

Về mặt năng lực mạng lưới, Vinaphone đã đầu tư 5.000 trạm BTS cho hệ thống 2G, 3G nhưng vẫn cần phải đầu tư hơn nữa vì theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng “số lượng trạm phát sóng toàn công ty 30.000 trạm cũng chưa bằng một nửa năng lực mạng lưới so với các doanh nghiệp bạn, năng lực mạng lưới của Vinaphone và MobiFone cộng lại cũng không bằng Viettel”.

Vinaphone từng giữ vị thế số một trong lĩnh vực di động trước khi Viettel tham gia thị trường viễn thông nhưng hiện nay thì chỉ đứng hàng thứ ba nếu tính tổng hợp các mặt từ doanh thu đến hiệu quả và năng lực mạng lưới. Với cùng một điều kiện môi trường như nhau thì rõ ràng doanh thu và năng lực mạng lưới của Vinaphone vẫn kém hơn hai mạng Viettel và Mobifone. Thứ trưởng Lê Nam Thắng yêu cầu VNPT và Vinaphone phải quan tâm hơn nữa đến việc quản trị doanh nghiệp, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh.

Một vấn đề cần đề cập là dự án BCCS (Billing and Customer Care System) liên quan hệ thống tính cước và khách hàng tập trung của VNPT đã được khởi động từ chục năm trước đây, trải qua rất nhiều thăng trầm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được khiến các công tác chăm sóc khách hàng, ghép cước các dịch vụ cố định, di động, ADSL gặp không ít khó khăn, các giải pháp đều mang tính chắp vá. Cuối những tháng đầu năm 2012, Nhiều khách hàng đến đóng tiền cước mà không được, xếp hàng cả dãy, máy treo hoặc đáp ứng chậm. Hệ thống BCCS của Vinaphone những tháng cuối năm 2012 đã được đầu tư, cải thiện.

Với cơ chế phân chia doanh thu các đơn vị trong tập đoàn VNPT hay còn gọi tắt là “cơ chế 46”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng nhấn mạnh cơ chế này cần dựa trên định hướng thị trường vì nếu chỉ dựa vào mệnh lệnh hành chính thì nó sẽ tổn hại đến lợi ích của Vinaphone và các đơn vị thành viên.

Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT Phạm Long Trận kết luận rằng “cứ như thế này thì là dậm chân tại chỗ, cứ như thế này thì họ (Viettel?) tiến thì ta thụt lùi và chúng ta chết... Chúng ta cần phải làm ngay vì thời điểm này rất quan trọng, cần phải làm tốt để lấy lại vị thế, lấy lại giá trị của chúng ta trong nền kinh tế của đất nước”.

Mong Vinaphone phát huy được những điểm sáng và hạn chế những điểm còn mờ!

 TT

Tài liệu tham khảo

[1]. Sáp nhập Vinaphone - Mobiphone: Thế 'chân vạc' bị phá?

[2]. VNPT: thành tựu năm 2012 và thách thức năm 2013

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

VNPT: thành tựu năm 2012 và thách thức năm 2013

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Năm 2013 cũng là năm VNPT tiếp tục nâng cao chất lượng và vùng phủ sóng mạng di động, đẩy mạnh hai thương hiệu MobiFone và VinaPhone, chiếm lĩnh thị phần dịch vụ di động trong nước.

(ICTPress) - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa triển khai kế hoạch năm 2013. Đây là dịp để VNPT tổng kết  đánh giá các hoạt động, công tác năm 2012, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.

Bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động không nhỏ đến tình hình kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước nhưng theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng “Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vẫn duy trì tốc độ phát triển hợp lý, bảo đảm ổn định sản xuất kinh doanh (SXKD) và dịch vụ, hoạt động kinh doanh có lãi, hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, tiếp tục nằm trong nhóm các tập đoàn kinh tế dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận”.

Năm 2012, tổng doanh thu toàn VNPT đã đạt 130.390 tỷ, đạt 100,3% kế hoạch, bằng 107,94% so với thực hiện năm 2011; Tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn đạt 8.660 tỷ, đạt 100% kế hoạch; Tổng nộp ngân sách nhà nước đạt 7.561 tỷ, đạt 100% kế hoạch, bằng 101,48% so với thực hiện năm 2011.

Ngoài ra trong năm 2012, VNPT đã phóng thành công vệ tinh Vinasat-2 mà theo như phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc phóng thành công VINASAT-2 là “một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn của ngành viễn thông Việt Nam. Đây là dự án quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên không gian vũ trụ".

Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng đánh giá cao việc VNPT thực hiện đề án chuyển quyền sở hữu Tổng công ty Bưu chính về Bộ TT&TT và trên cơ sở đó thành lập Tổng Công Ty Bưu điện Việt Nam từng bước hoạt động hiệu quả, “theo chiều hướng tốt, doanh thu tăng, bù lỗ giảm, tạo điều kiện tách hoàn toàn  Tổng công ty Bưu chính ra độc lập và làm ăn có lãi trong những năm tiếp theo”.

Ngoài ra, VNPT đã làm tốt trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) đã hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng cho công tác chính sách an ninh xã hội, đưa thông tin về vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo, Trường Sa.

Về  hợp tác quốc tế, Tập đoàn VNPT phối hợp rất tốt với các đơn vị của Bộ TT&TT trong các hoạt động của tổ chức quốc tế về bưu chính và viễn thông như UPU, ITU, APT, Tập đoàn chủ động tích cực tham gia vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế chuyên ngành khác, hoàn thành thủ tục gia nhập chính thực một số tổ chức quốc tế chuyên ngành.

Song bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được như trên, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng đề nghị VNPT cần phân tích, đánh giá, xem xét, khắc phục một số tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, mặc dù hoạt động SXKD có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong ba năm gần đây đều giảm, hiệu quả SXKD chưa cao, chưa bền vững.

Thứ hai, nhiều dự án của Tập đoàn đầu tư chậm tiến độ, nhiều dự án đầu tư còn dàn trải ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của Tập đoàn, đặc biệt dự án cáp quang biển Bắc - Nam bị chậm trong thời gian dài chưa được khắc phục. Thủ tướng Chính phủ và Bộ TT&TT đã có nhiều văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh việc này.

Thứ ba, mạng lưới viễn thông của Tập đoàn phát triển nhanh nhưng chất lượng dịch vụ cần được nâng cao hơn và Tập đoàn cũng chưa phát huy được các lợi thế về cơ sở hạ tầng viễn thông, đặc biệt hạ tầng của mạng Vinaphone, chưa mang lại kết quả tương xứng với thuận lợi và tiềm năng của công ty. Kết quả của mạng Vinaphone chỉ bằng 60% của Mobifone trong cùng một điều kiện hoạt động như nhau, cùng một cơ chế chính sách.

Thứ tư, bên cạnh mảng quản lý, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, Tập đoàn VNPT cũng cần quan tâm hơn nữa để phát triển các hoạt động sản xuất nghiên cứu về công nghệ, công nghiệp CNTT, chủ động để có thể từng bước thay thế các thiết bị nhập khẩu quan trọng đặc biệt là các thiết bị đầu cuối, đồng thời nâng cao hơn nữa phần giá trị gia tăng, phần giá trị Việt Nam trong các sản phẩm của Tập đoàn.

Thứ năm, cơ chế phối hợp kinh tế nội bộ của Tập đoàn chưa thực hiện được theo cơ chế của thị trường. Ở đây trên cơ sở các lợi ích kinh tế và do đó có thể tạo ra động lực phát triển, hài hòa lợi ích của các thành viên của Tập đoàn, mặc dù đánh giá cao việc có cơ chế nội bộ, sử dụng chung hạ tầng của các đơn vị thành viên tuy nhiên, tuy nhiên các cơ chế này và việc sử dụng chung hạ tầng phải theo định hướng cơ chế thị trường, tránh mệnh lệnh hành chính và triệt tiêu các động lực của các đơn vị thành viên của Tập đoàn.

Tổng giám đốc VNPT Vũ Tuấn Hùng đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo từ Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng. Theo đó, các đơn vị thành viên trong Tập đoàn sẽ quyết tâm, nỗ lực phát huy những thành tích đã đạt được năm 2012, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành xuất sắc các mục tiêu nhiệm vụ của Tập đoàn trong năm 2013 và trong thời gian tới.

Ông Vũ Tuấn Hùng cho rằng mặc dù VNPT vẫn đạt mức tăng trưởng như kế hoạch nhưng so với quy mô toàn tập đoàn thì tỷ trọng lợi nhuận của Mobifone cỡ khoảng 6600 tỷ, chiếm 76% lợi nhuận toàn tập đoàn và như Thứ trưởng Lê Nam Thắng chỉ ra, lợi nhuận và hiệu quả của Vinaphone còn thấp. Đó cũng là trách nhiệm chung của Tập đoàn, của Hội đồng thành viên và các đơn vị thành viên  cùng với Vinaphone phát triển hiệu quả dịch vụ di động này. Cơ chế kinh tế nội bộ hay còn gọi là “cơ chế 46” dù đã tạo động lực cho các đơn vị thành viên chủ động nâng cao hiệu quả, tìm giải pháp để tăng doanh thu giảm chi phí nhưng cần phải cải thiện thêm. Trong toàn tập đoàn có 30 Viễn thông tỉnh, thành đạt chênh lệch thu chi dương (có lợi nhuận) trong năm 2012, tăng thêm 9 đơn vị so với năm 2011. Một số viễn thông tỉnh thành có kết quả tăng trưởng vượt bậc như Viễn thông TP. HCM tăng 58%, Viễn thông Đồng Nai tăng 96,6%, Viễn thông Bình Dương tăng 208%, Viễn thông Hải Phòng tăng 73%, Viễn thông Đồng Nai tăng 47%... Tuy nhiên, nếu so sánh với lợi nhuận của Mobifone thì khối Viễn thông tỉnh thành chỉ chiếm 24% lợi nhuận toàn tập đoàn và nếu như phương án tách Mobifone khỏi VNPT được phê duyệt thì VNPT giảm đáng kể lợi nhuận và hiệu quả.

Giải trình về việc lợi nhuận không cao, ông Vũ Tuấn Hùng cho rằng cho đặc thù của ngành viễn thông, các thiết bị vật tư dự phòng thay thế phải được mua dù có thể thiết bị không phải thay thế và sửa chữa và những vật tư ấy giảm giá rất nhanh cùng với thời gian và tiến bộ công nghệ và như thế VNPT phải trích lập dự phòng cho các thiết bị này, giảm giá hàng tồn kho. Năm 2012 trích lập dự phòng tăng lên rất nhiều so với các năm trước. Ngoài ra, năm 2012, VNPT cũng trích lập dự phòng cho các khoản rủi ro về thu cước. Chưa kể, lợi nhuận của Tập đoàn cũng bị giảm do việc phóng vệ tinh Vinasat-2 với chi phí khoảng 300 triệu USD (6000 tỷ đồng) và những khoản chi phí vận hành khác.

Một lý do khác nữa được ông Vũ Tuấn Hùng đưa ra để giải thích tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu giảm là do việc đầu tư hệ thống 3G để thay đổi công nghệ với chi phí rất lớn nhưng chưa thu được lợi nhuận tương xứng.

Theo Tổng Giám Đốc VNPT Vũ Tuấn Hùng, tình hình tài chính của VNPT hiện nay được cải thiện rất nhiều so với năm 2012 và Ban Tổng giám đốc không trình Hội đồng Thành viên vay vốn ngoài cho các dự án được triển khai vào năm 2013 ngoài các dự án đã được duyệt theo kế hoạch từ trước. Đó là dấu hiệu đáng mừng của một tập đoàn kinh tế nhà nước trong khi dư luận lo ngại về các khoản nợ khổng lồ của khối doanh nghiệp này. Một chi tiết đáng lưu ý là VNPT từ chối khoản vay ưu đãi khoảng 100 triệu USD cho dự án Vinasat-2 trong đó có điều khoản của phía cho vay là không được sử dụng Vinasat-2 cho mục đích an ninh, quốc phòng. VNPT đã không chấp nhận điều kiện ràng buộc ấy để giữ vững sự tự chủ của mình cũng như bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.

Với mạng cố định đang chịu lỗ, VNPT có quyết tâm là vẫn duy trì và giữ vững hệ thống mạng này ổn định và doanh thu chỉ giảm khoảng 5% so với việc giảm doanh thu khoảng 15% so với năm 2012. Một vấn đề khác là rất nhiều dịch vụ của VNPT phải thuê ngoài nên năm nay, VNPT cũng sẽ cố gắng để giảm thuê ngoài sao cho chí phí dịch vụ thấp đi và lương của cán bộ công nhân viên sẽ tăng hơn trước.

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh phải mang lại lợi nhuận, Tổng giám đốc VNPT Vũ Tuấn Hùng đã yêu cầu các đơn vị thành viên phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Với những sơ xuất, sai sót mà thanh tra Chính phủ đã chỉ ra trong lần thanh tra tập đoàn vào năm 2012 vừa qua, VNPT “đã chủ động khắc phục chưa cần chờ đến những kết luận chính thức mới sửa”. Ông Vũ Tuấn Hùng yêu cầu các đơn vị thành viên củng cố bộ phận pháp chế để tránh xảy ra các sai sót do chủ quan của mình.

Với những kết quả đạt được trong năm 2012, năm 2013 sẽ là năm Tập đoàn VNPT đổi mới toàn diện tổ chức SXKD theo mô hình được Chính phủ phê duyệt.

Đón đầu thị trường viễn thông, CNTT được dự báo vẫn sẽ cạnh tranh quyết liệt, VNPT đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm 2013. Cụ thể, các chỉ tiêu kế hoạch được đặt ra (không bao gồm Tổng công ty Bưu điện đã tách ra) đó là doanh thu đạt 131.600 tỷ đồng, tăng 10,07% so với năm 2012. Lợi nhuận 9.255 tỷ đồng, tăng 7,04% so với thực hiện năm 2012; Nộp ngân sách 7.316 tỷ đồng; Thu nhập bình quân tăng tối thiểu 10% so với năm 2012.

Năm 2013 cũng là năm VNPT tiếp tục nâng cao chất lượng và vùng phủ sóng mạng di động trên cơ sở thống nhất cơ sở hạ tầng vô tuyến, tối ưu hóa mạng lưới, tận dụng cơ sở hạ tầng chung, roaming giữa hai mạng này làm giảm chi phí nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh hai thương hiệu MobiFone và VinaPhone, chiếm lĩnh thị phần dịch vụ di động trong nước.

Năm 2013 là năm mà VNPT xác định chủ đề là công nghệ thông tin, tập trung đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ CNTT, giá trị gia tăng, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng nhằm tăng sức cạnh tranh và hiệu quả SXKD của Tập đoàn.

Kết luận hội nghị, Tổng giám đốc Vũ Tuấn Hùng đánh giá “với năm trước thì mình tốt hơn rất nhiều, so với các tập đoàn kinh tế có quy mô như mình thì có thể chúng ta cũng được đấy nhưng so với đối thủ cạnh tranh với mình, với Viettel mà lợi nhuận của Viettel là 27.000 tỷ trong khi chúng ta vỏn vẹn là 8600 tỷ, bằng 1/3 so với Viettel… Vì vậy nhìn sang đối thủ cạnh tranh thì chúng ta phải có quyết tâm cao hơn nữa”.

TT

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Báo chí phải góp phần quan trọng trong việc định hướng dư luận đối với xã hội

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Báo chí luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội và góp phần định hướng dư luận xã hội theo chiều hướng tiến bộ.

(ICTPress) - Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện truyền thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lượng thông tin khổng lồ đến với công chúng. Đây vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với những người làm báo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề đặt ra cho các nhà báo cũng giống như các nhà sản xuất hàng hóa khi phải trả lời ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Nhà báo cũng phải tự đặt ra cho mình ba câu hỏi là: Viết cái gì? Viết cho ai? Và viết như thế nào? Để trả lời cho ba câu hỏi ấy mỗi nhà báo nên bắt đầu từ đâu?

Với một giờ đồng hồ, chương trình “Chào buổi sáng” của VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam đã tóm lược tình hình đất nước và cả thế giới với rất nhiều các thông tin nóng bỏng diễn ra trong vòng 24 giờ. Từ các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, thể thao, thời tiết… tất cả đều được các phóng viên của đài giúp cho độc giả cập nhật một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Nói như vậy thì các phương tiện truyền thông khác như radio, các tờ báo viết, các tạp chí, báo điện tử… sẽ không còn tác dụng nữa hay sao? Không! Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng, truyền tải những thông tin thời sự có tính định kỳ đến với đông đảo công chúng. Đặc điểm nổi bật của báo chí, chính là tính công khai và sự lan tỏa nhanh chóng, rộng khắp.

Báo chí phải gắn liền với thông tin thời sự, những sự kiện diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên toàn thế giới và trên cả nước rất cần sự phản ánh và phân tích, mổ xẻ của báo chí nhằm rộng đường dư luận. Như vậy, những thông tin mà đài truyền hình đưa trong chương trình “Chào buổi sáng” chỉ mới mang tính cập nhật tin tức, rất ngắn gọn, chưa chuyên sâu, chưa có sự phân tích và mổ xẻ một cách kỹ lưỡng, trong khi đó rất nhiều độc giả lại muốn được nhận biết những thông tin một cách tường tận sâu sắc cũng như muốn biết thêm các thông tin trên nhiều những lĩnh vực khác như: thời trang, khoa học kỹ thuật, âm nhạc… Đây chính là cơ hội để các tờ báo khác có đất hoạt động. Nếu như báo hình có các game show như kiểu Tạp chí thời trang (VTV3), Tạp chí phụ nữ (VTV1)… để đáp ứng nhu cầu của người xem thì báo điện tử sẽ có thế mạnh là cập nhật rất nhanh từng giờ, thậm chí là từng phút cho độc giả. Chúng ta còn nhớ vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, nhiều bạn đọc trong Nam và ngoài Bắc chờ đợi từng phút để nhận biết các thông tin về người thân, về số người chết… Mỗi phút trôi qua, mỗi tin người chết là thêm một nỗi đau cho cộng đồng…

Có thể nói, độc giả nín thở để chờ tin qua các phương tiện thông tin đại chúng một cách nhanh nhất, để được hưởng những giây phút xúc động nhất. Họ tìm đến các phương tiện báo chí trước hết là để tìm kiếm thông tin và trong những thông tin đó thì thông tin thời sự luôn đóng vai trò quan trọng. Một dẫn chứng nữa mang tính thời sự rất cao đó là việc đưa tin trực tiếp trên truyền hình cảnh lũ lụt lớn diễn ra ở miền Trung cuối năm 2007. Khán giả được tận mắt nhìn thấy những ngôi nhà bị ngập trắng, những con người bị đói ăn và chịu rét đang đu bám trên các ngọn cây, nóc nhà chờ cứu trợ… Những cảnh tượng đó đã gây nhiều xúc động cho cộng đồng và ngay lập tức tác dụng của báo chí đã thu được kết quả rất lớn bằng sự đóng góp cứu trợ, bằng sự chung tay góp sức khắc phục hậu quả lũ lụt cho miền Trung. Chính những thông tin thời sự đã làm nên uy tín, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay. Rõ ràng báo chí đã góp phần mở rộng tầm nhìn cho công chúng, liên kết xã hội, tác động mãnh liệt vào số đông bằng chính tính chất thời sự nóng bỏng và chân thực.

Quay trở lại với thể loại chuyên đề khác như các game show mang tính giải trí. Công chúng đến với báo chí không phải chỉ tìm những cái mới nhất, nóng nhất, họ vẫn mong đợi những “giọt nước mát” làm dịu đi nhịp sống hối hả đời thường, tạo những giây phút thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi… Tuy vậy những thông tin theo dạng này cũng phải hiểu là những thông tin mà công chúng chưa biết, hoặc đã biết nhưng lại muốn biết nhiều hơn… Như vậy ngay cả các chương trình mang tính giải trí cũng phải chứa đựng những thông tin giá trị bởi vì: Thông tin về tri thức mới, về các chương trình giải trí mới sẽ tạo nên sức hấp dẫn và có ý nghĩa nhất định trong đời sống xã hội.

Từ khi báo điện tử xuất hiện đã phần nào phá vỡ tính định kỳ trong đặc điểm truyền thống của báo chí. Thông tin trên báo điện tử ngày nay không phải là hàng ngày mà nó được cập nhật hàng giờ, thậm chí là chỉ ít phút… Vấn đề đặt ra cho mỗi nhà báo là phải làm thế nào để xử lý những thông tin trước khi đưa lên mặt báo một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhưng phải mang tính định hướng dư luận xã hội tốt nhất.

Nhà báo luôn cần sự nhạy cảm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Một thông tin nhanh nhạy, chính xác có sức lan tỏa nhanh, nhận được sự đồng tình lớn của dư luận xã hội đó là những thông tin tốt, đúng định hướng. Chúng ta nên hiểu, báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng, mọi hoạt động của báo chí đều phải nhằm mục đích là phục vụ công tác tuyên truyền quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Báo chí không thể đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân. Sự nhạy cảm của các nhà báo chính là cách xử lý thông tin, điều này phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, nhận thức xã hội và kinh nghiệm.

Xin nhắc lại luận điểm: “Viết cái gì, viết cho ai và viết như thế nào?” để lý giải thêm cho vấn đề này, đó là trình độ của công chúng. Họ là những độc giả “khó tính” và có trình độ cao, thậm chí cao hơn các nhà báo chúng ta rất nhiều. Điều đó bắt buộc các nhà báo phải toàn tâm, toàn ý cho mỗi tác phẩm của mình, phải có trách nhiệm cao cho mỗi bài viết, trách nhiệm này được hiểu rằng đó là trách nhiệm trước xã hội. Chúng ta không thể dễ dãi để từ đó xem thường độc giả.

Lấy thí dụ một tin mang tính “giật gân” có tựa đề: “Xác chết bí hiểm trên ngọn cây” và kèm theo một bức ảnh có hình cây cau. Mọi người đổ xô vào đọc với ý nghĩ sẽ được chứng kiến cảnh ly kỳ, rùng rợn, nhưng đọc đến hết mới té ngửa ra là chẳng có cái gì ghê ghớm cả. Đó chỉ là vụ tai nạn điện giật do một người sơ ý trèo lên cây cau hái quả không may chạm vào dây diện nên bị điện giật chết… Hoặc gần đây, vụ việc đưa thông tin thất thiệt “Bố chồng dính nàng dâu” cũng làm xôn xao dư luận xã hội. Đây thực sự là một dư luận xấu, thậm chí gây phẫn uất cho nhiều độc giả… Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng các vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo và việc khiếu kiện về đất đai xảy ra ở các địa phương để xuyên tạc, nói xấu, kích động và tìm cách chia rẽ nhằm gây hoang mang trong nhân dân. Việc các nhà báo phải có những bài viết sắc sảo nhằm phản bác lại những thông tin sai trái đó là hết sức cần thiết. Chúng ta không thể để một số ít các phần tử của phản động lợi dụng cái gọi là “Tự do dân chủ, tự do báo chí, tự do ngôn luận…”  để xuyên tạc nói xấu và bôi nhọ chế độ Chủ nghĩa Xã hội. Ở Việt Nam, hơn lúc nào hết các nhà báo phải là những chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân…

Đó có phải là do dự phối hợp không tốt giữa các cơ quan báo chí, nhiều trường hợp là do a dua, chạy theo sự kiện giật gân, tạo dư luận không chính xác. Cũng có thể là do trình độ của phóng viên, biên tập viên và người quản lý còn bất cập…

Để khắc phục các điểm yếu này chỉ có một biện pháp duy nhất là công bố thông tin một cách đầy đủ, chuẩn bị những bài viết có sự phân tích thuyết phục cao để định hướng dư luận. Nhưng muốn làm được việc này các tờ báo phải có đội ngũ bình luận viên sắc sảo, những cộng tác viên có uy tín, kinh nghiệm. Chúng ta cần phải nhớ rằng, nguyên tắc quan trọng nhất của báo chí luôn là sự thật; Sự tác động của báo chí vào dư luận xã hội là nội dung được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm vì vai trò của báo chí đã giữ vững trận địa thông tin và là cầu nối giữa Đảng với dân, giữa cơ quan quản lý với mọi thành tố khác trong xã hội…

Tóm lại báo chí luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội và góp phần định hướng dư luận xã hội theo chiều hướng tiến bộ. Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi mỗi nhà báo chúng ta phải luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và trau dồi phẩm chất chính trị vững vàng.

Trần Bình Tám

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Phần mềm mã nguồn mở trong các CQNN Việt Nam: Hiện trạng ứng dụng và định hướng phát triển

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Bài viết phân tích các khó khăn và đề xuất một số giải pháp được kỳ vọng sẽ giúp ích phát triển ứng dụng PMNM trước hết là trong các CQNN, và sau đó mở rộng ra là toàn bộ xã hội.

1. Mở đầu

Xuất phát từ khoảng đầu thập niên 1980, tới nay, phần mềm nguồn mở (PMNM) đã trở nên phổ biến. PMNM mở là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã dịch và mã nguồn, không chỉ miễn phí về giá mua và còn miễn phí về bản quyền trên cơ sở giấy phép nguồn mở. Do có mã nguồn của phần mềm và có quy định về giấy phép PMNM, người sử dụng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển và nâng cấp theo một số nguyên tắc chung đã được quy định mà không cần phải xin phép ai. Điều mà trước đây họ không được làm với các phần mềm nguồn đóng (phần mềm thương mại).

PMNM có khá nhiều ưu thế nổi bật như (1) an toàn thông tin, (2) giảm thời gian phát triển phần mềm, cải thiện chất lượng và (3) giảm chi phí sở hữu phần mềm, giảm thiểu các vi phạm bản quyền. Hơn nữa, không giống phần mềm nguồn đóng, phần mềm nguồn mở cung cấp mã nguồn. Dựa vào đó, các tổ chức có thể tùy biến để có những tính năng đáp ứng được các nhu cầu đăc biệt trong tổ chức của mình. Do nhiều ưu điểm như vậy, việc ứng dụng và phát triển PMNM đã và đang trở thành một xu thế trên thế giới, đặc biệt trong khu vực công nơi an ninh thông tin được coi trọng hàng đầu.

Bài viết sẽ tóm tắt tình hình ứng dụng PMNM trong khu vực công trên thế giới, sau đó khảo sát tình hình ứng dụng trong các cơ quan nhà nước tại Việt Nam. Bài viết cũng sẽ phân tích nguyên nhân của tình trạng ứng dụng còn thấp ở Việt Nam cũng như đề xuất hướng xây dựng chính sách để thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng PMNM tại nước ta.

2. Tình hình PMNM trong các cơ quan nhà nước (CQNN) trên thế giới

Trên thế giới, nhiều chính phủ đã quyết định chuyển sang sử dụng PMNM vì lý do an ninh. Chính phủ Hoa Kỳ có tới 90% máy chủ tên miền, 70% máy chủ thư tín điện tử và 60% máy chủ web đã sử dụng PMNM. Tại Pháp, Bộ Văn hóa đã chuyển 400 máy chủ sang Linux, Tổng cục Thuế quốc gia Pháp cũng đã chuyển 950 máy chủ sang hệ điều hành nguồn mở. Chính phủ Đức đã cấm dùng các sản phẩm Microsoft trong các hệ thống máy tính “nhạy cảm” và lựa chọn bộ tiêu chuẩn mở trong việc xây dựng Chính phủ điện tử. Ở Canada, sau các sự kiện tin tặc tấn công hồi tháng 1/2011vào Bộ Tài chính, Kho bạc và Bộ Phát triển và Nghiên cứu Phòng vệ, Chính phủ Canada quyết định bỏ Windows để chuyển sang một mạng an ninh tốt hơn dựa vào Linux. Như vậy, PMNM đã trở thành một lựa chọn hàng đầu cho chính phủ nhiều nước.

Để hỗ trợ việc phát triển và ứng dụng PMNM, nhiều tổ chức, hội, hiệp hội, liên minh PMNM trên thế giới đã được thành lập như Asianux của châu Á, Free Software Foundation Europe của châu Âu, GNOME Foundation, Open Source for America tại Mỹ, Open Embedded Software Foundation của Nhật Bản. Ở Việt Nam, đã hình thành một số cộng đồng PMNM như SaigonLUG, Fedora VN, HueLUG, MekongLUG. Những cộng đồng này đã cùng nhau hình thành Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (Vietnam Free & Open Source Software Association - viết tắt là VFOSSA) trực thuộc Hội Tin học Việt Nam  vào tháng 11 năm ngoái. Cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp CNTT Việt Nam chuyên phát triển và cung cấp giải pháp PMNM.  Đây là cơ sở để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển PMNM tại Việt Nam trong thời gian tới.

3. Tình hình PMNM trong các CQNN tại Việt Nam

3.1. Chính sách và chiến lược ứng dụng PMNM

Việt Nam là một trong số ít nước sớm có chính sách ứng dụng và phát triển PMNM ở quy mô quốc gia. Ngay từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg phê duyệt Dự án tổng thể về Ứng dụng và phát triển PMNM ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008 đặt những nền móng ban đầu quan trọng trong việc đưa PMNM vào hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần làm chủ công nghệ và giảm dần gánh nặng mua sắm bản quyền phần mềm. Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 3/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam” đã vạch ra nhiệm vụ thúc đẩy phát triển PMNM tại các địa phương thông qua các hoạt động hỗ trợ đào tạo cán bộ sử dụng PMNM và hỗ trợ đánh giá phần mềm nguồn mở đáp ứng được yêu cầu để khuyến cáo sử dụng. Thực hiện các quyết định của Thủ tướng, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), cơ quan quản lý nhà nước về CNTT, đã ban hành một số chính sách nhằm định hướng và thúc đẩy ứng dụng và phát triển PMNM tại các bộ, ngành, địa phương, điển hình như Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30/12/2008 về thúc đẩy sử dụng PMNM trong hoạt động của CQNN; Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT ngày 30/12/2009 ban hành danh mục 13 sản phẩm PMNM đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước; Thông tư 19/2011/TT-BTTTT về quy định áp dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong CQNN nhằm thúc đẩy việc ứng dụng bộ phần mềm văn phòng nguồn mở OpenOffice.

3.2. Kết quả ứng dụng PMNM

Đào tạo bồi dưỡng sử dụng PMNM

Nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ứng dụng PMNM. Vì vậy, đa số các địa phương đã tổ chức đào tạo sử dụng PMNM, chủ yếu là hướng dẫn sử dụng OpenOffice, một số đào tạo sử dụng hệ điều hành Ubuntu và các phần mềm tiện ích thông dụng khác như bộ gõ tiếng Việt Unikey, trình duyệt web Mozilla Firefox, phần mềm thư điện tử máy trạm Mozilla Thunderbird, bộ từ điển Startdict, phần mềm nén và giải nén 7-zip. Đối tượng tham gia đào tạo là cán bộ công chức các đơn vị chuyên trách về CNTT, cán bộ công chức các sở, ban, ngành và một số cán bộ chuyên trách CNTT các hội, hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn. Tổng số lượt người được đào tạo (tính riêng năm 2010) theo báo cáo của 46 địa phương được khảo sát là 7.356 lượt người, trong đó chủ yếu là đào tạo sử dụng các phần mềm nguồn mở thông dụng (chiếm khoảng 95%).

Công tác cài đặt chuyển đổi

Có 45,6% địa phương được khảo sát đã triển khai cài đặt bộ phần mềm văn phòng OpenOffice và hệ điều hành Ubuntu tại ít nhất một đơn vị trên địa bàn. Hàng trăm cơ quan đã cài đặt PMNM (bao gồm cả cài đặt hệ điều hành nguồn mở và cài đặt các ứng dụng PMNM trên nền hệ điều hành Windows).

Ứng dụng các giải pháp nguồn mở trên máy chủ

Một hai năm gần đây đánh dấu một xu hướng mới tại các địa phương về ứng dụng PMNM là ứng dụng giải pháp trên máy chủ. Nhiều địa phương đã chủ động nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp nguồn mở trên máy chủ khi triển khai các hệ thống CNTT. Chẳng hạn tại Bắc Giang, 16 CQNN trên địa bàn sử dụng trang thông tin điện tử được xây dựng trên nền nguồn mở Joomla; 02 huyện, 03 sở sử dụng phần mềm một cửa điện tử xây dựng trên nền nguồn mở Drupal. Tại Quảng Nam, 90% trang thông tin điện tử của các đơn vị thuộc tỉnh được xây dựng trên nền nguồn mở như Joomla, Mambo, PhpNuke, DotnetNuke... Một số phần mềm như một cửa điện tử, trường học điện tử... cũng được tỉnh cho phát triển trên nền nguồn mở. TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng và triển khai phần mềm cổng thông tin điện tử nguồn mở tại 27 đơn vị sở, ban ngành; phần mềm quản lý văn bản - hồ sơ công việc đã triển khai tại 14 đơn vị sở, ngành; phát triển phần mềm lõi cấp phép nguồn mở. TP. Đà Nẵng, trong khuôn khổ Dự án Phát triển CNTT-TT Việt Nam do Bộ TT&TT chủ trì với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, đang triển khai xây dựng khung chính quyền điện tử trên nền nguồn mở.

Về nghiên cứu, khảo sát hiện trạng ứng dụng PMNM

Có 26% địa phương tổ chức nghiên cứu khảo sát và đánh giá hiện trạng, xu hướng ứng dụng phần mềm nguồn mở trên địa bàn của mình. Nhìn chung, tình hình triển khai ứng dụng PMNM tại các địa phương tiến bộ rõ rệt qua các năm, trong khi kinh phí đầu tư bỏ ra khá thấp so với chi phí mua bản quyền phần mềm thương mại nguồn đóng trước đó. Kinh phí đầu tư cho PMNM năm 2010 chỉ vào khoảng 16 tỷ đồng là một khoản rất nhỏ so với chi phí  để mua bản quyền phần mềm văn phòng thương mại như Microsoft Office. Qua đó để thấy được, với nguồn kinh phí khá hạn hẹp, kết quả đạt được trong việc ứng dụng và phát triển PMNM của các địa phương rất đáng khích lệ và cần tiếp tục được phát huy mạnh trong thời gian tới.

4. Khó khăn trong việc triển khai ứng dụng PMNM trong cơ quan nhà nước

Mặc dù đã có những kết quả ứng dụng PMNM bước đầu, mức độ áp dụng PMNM tại các CQNN Việt Nam vẫn còn hạn chế. Có thể tóm lược một số khó khăn chính đối với công tác ứng dụng và phát triển PMNM như sau.

Lãnh đạo thiếu quyết tâm

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thiếu quyết tâm dẫn đến thiếu kinh phí cho triển khai PNNM. Việc quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm bản quyền trong CQNN kém hiệu quả. Vẫn còn những trường hợp sử dụng phầm mềm thương mại không có bản quyền và coi việc sử dụng những phần mềm không bản quyền này là việc đương nhiên và không chịu sức ép. Các cơ quan cũng chưa đưa ra quy định, chế tài, cơ chế khuyến khích sử dụng nguồn mở. Đối với người dùng, do chưa có chế tài bắt buộc sử dụng phần mềm văn phòng nguồn mở trong công việc nên cán bộ công chức chưa có ý thức chủ động trong việc sử dụng.

Thói quen của người sử dụng khó thay đổi

Một trong những khó khăn cơ bản và khó khắc phục nhất là thói quen của người sử dụng và vấn đề phổ cập PMNM trong ngành giáo dục, trong xã hội, cộng đồng. Cán bộ công chức, viên chức nhà nước đã “nghiện” và “thích dùng chùa” phần mềm. Nguyên nhân là do hầu hết cán bộ công chức nhà nước từ lúc học trong các cấp học từ phổ thông tới đại học đều sử dụng các phần mềm hệ điều hành và văn phòng thương mại nguồn đóng nên việc sử dụng hệ điều hành nguồn mở và phần mềm văn phòng nguồn mở Open Office gặp khó khăn do thói quen và sự khác biệt trong việc sử dụng các phần mềm là khá rõ rệt.

Nhân lực ứng dụng hiện tại trong cơ quan nhà nước thiếu và yếu

Việc triển khai các phần mềm nguồn mở thông dụng gặp khó khăn do đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước hầu như chưa được đào tạo chuyên sâu về PMNM. Đặc biệt, cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan nhà nước cấp huyện, xã còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực để nhận chuyển giao các phần mềm nguồn mở thông dụng như OpenOffice, Ubuntu,... hoặc để hỗ trợ các cán bộ công chức khác sử dụng các phần mềm này. Việc triển khai các giải pháp nguồn mở trên máy chủ hoặc các ứng dụng nghiệp vụ nguồn mở gặp khó khăn do năng lực cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, địa phương còn khá hạn chế, đặc biệt là hạn chế trong việc lập trình, triển khai hệ thống CNTT trên nền nguồn mở. Đối với ứng dụng các phần mềm nguồn mở thông dụng như OpenOffice, Ubuntu, ... mặc dù không quá khó nhưng vẫn gặp những trở ngại do cán bộ công chức hầu như chưa từng được đào tạo sử dụng các phần mềm này.

Sản phẩm, tài liệu và dịch vụ PMNM chưa thuận tiện cho việc sử dụng

Sản phẩm PMNM về cơ bản là đa đạng, đáp ứng hầu hết yêu cầu sử dụng của cộng đồng. Tuy vậy, sản phẩm PMNM cũng còn một số hạn chế như thường có nhiều phiên bản, nhiều dòng khác nhau nên thường tản mạn và gây khó khăn cho người sử dụng trong việc lựa chọn, nâng cấp sử dụng. Bên cạnh đó, một số ứng dụng đặc thù chuyên ngành sử dụng trong CQNN ít khi được xây dựng trên nền nguồn mở mà hầu như đã được xây dựng trên nền các phần mềm thương mại nguồn đóng. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng PMNM nhìn chung còn ít, chưa đa dạng, chưa được thẩm định nội dung mặc dù cũng đã có trên Internet, trên các diễn đàn về sản phẩm. Thiếu tài liệu hướng dẫn sử dụng tiếng Việt về PMNM, đặc biệt là các phần mềm nguồn mở đã được khuyến nghị sử dụng trong cơ quan nhà nước. Đối với dịch vụ PMNM, cho dù đáp ứng yêu cầu mức độ cơ bản, tuy nhiên quy mô nhỏ, năng lực khá hạn chế. Hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ PMNM đã bước đầu hình thành và hoạt động khá tốt, tuy quy mô còn nhỏ, năng lực chưa cao, khả năng hỗ trợ phạm vi rộng (cả nước) còn hạn chế. Bên cạnh đó, còn thiếu các trung tâm cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật, đào tạo, nghiên cứu về PMNM.

Khó khăn về tài chính

Mặc dù PMNM là phần mềm miễn phí về mặt bản quyền nhưng để triển khai áp dụng vẫn đỏi hỏi các chi phí nhất định để thực hiện các công tác như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, bản địa hóa, tùy chỉnh cho phù hợp yêu cầu. Việc thiếu kinh phí cho ứng dụng và phát triển PMNM là một khó khăn thách thức chủ yếu khiến cho PMNM chưa được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan nhà nước. Trong thời gian qua, ngân sách Trung ương hỗ trợ bộ, ngành và địa phương chủ yếu cho hoạt động đào tạo. Tuy nhiên nguồn ngân sách này vừa ít và có xu hướng giảm dần trong khi ngân sách địa phương phần lớn là không đáng kể. Các cơ quan, tổ chức nhà nước, các cán bộ công chức chưa được giao trách nhiệm và gắn lợi ích khi sử dụng PMNM. Ngoài ra, vấn đề mua sắm sản phẩm trong nước và sản phẩm PMNM chưa được các bộ, ngành, địa phương quan tâm đúng mức.

5. Định hướng phát triển ứng dụng PMNM trong các CQNN tại Việt Nam

Để phát triển ứng dụng PMNM trong các CQNN cần tập trung vào tháo gỡ các khó khăn đã đề cập ở trên.

Thứ nhất, tiếp tục tăng cường và thống nhất việc chỉ đạo trong các cấp lãnh đạo, thể hiện quyết tâm từ trung ương đến địa phương. Xây dựng chế tài thưởng phạt rõ ràng liên quan tới ứng dụng PMNM. Bộ TT&TT, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về CNTT, kiểm tra thực hiện, sơ kết, tổng kết, và đưa PMNM vào tiêu chí thi đua, có hình thức động viên khen thưởng phù hợp, đánh giá xếp hạng các bộ, ngành, địa phương về PMNM.

Thứ hai, để phá vỡ thói quen dùng chùa phần mềm không bản quyền, một mặt các cơ quan có thể sử dụng biện pháp cứng rắn như kiên quyết không mua bản quyền phần mềm thương mại với những phần mềm mở tương ứng khuyến nghị sử dụng trừ những trường hợp bất khả kháng. Đẩy mạnh việc thanh tra vi phạm bản quyền phần mềm. Mặt khác cần đẩy mạnh việc tuyên truyền rộng rãi trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về việc sử dụng phần mềm hợp pháp trong đó chú trọng giải pháp sử dụng PMNM.

Thứ ba, cần xây dựng đội ngũ nhân lực phát triển và sử dụng PMNM đủ lớn về số lượng. Ngoài việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cần đưa nội dung PMNM trở thành một nội dung bắt buộc trong hoạt động đào tạo cán bộ công chức nhà nước cũng như trong công tác thi tuyển công chức nhà nước. Ngoài ra, để chuẩn bị nhân lực làm chủ được PMNM từ xã hội cần sớm đưa nội dung đào tạo và sử dụng PMNM trong hệ thống giáo dục, đào tạo từ cấp phổ thông đến đào tạo cao đẳng, đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đẩy mạnh triển khai ứng dụng và đào tạo PMNM trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt chú trọng giáo dục phổ thông về PMNM, biên soạn giáo trình tin học dựa trên các ứng dụng nguồn mở, đẩy mạnh hoạt động đào tạo và nghiên cứu về PMNM ở bậc đại học và sau đại học.

Thứ tư, để giải quyết vấn đề sản phẩm, tài liệu và dịch vụ, Bộ TT&TT nghiên cứu xây dựng trung tâm hỗ trợ PMNM cho vùng, quốc gia để hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ PMNM cho các đơn vị có nhu cầu. Thực hiện việt hóa một số sản phầm PMNM phục vụ công tác quản lý điều hành và cung cấp dịch vụ công của CQNN, phát triển sản phẩm PMNM cho một số ngành nghề.

Thứ năm, dành kinh phí đủ lớn từ ngân sách Trung ương cũng như ngân sách địa phương cho việc phát triển, hoàn thiện, thử nghiệm và triển khai sử dụng một số PMNM phổ dụng có thể triển khai nhân rộng trong phạm vi toàn quốc, đặc biệt các PMNM phục vụ cho việc xây dựng chính phủ điện tử nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho xã hội.

Trong khi các lợi ích từ việc ứng dụng PMNM đã rất rõ ràng, điều kiện ứng dụng PMNM đã đảm bảo hơn, vẫn có khá nhiều rào cản làm PMNM tại Việt Nam vẫn chưa đạt được mức phát triển tương xứng. Bài viết phân tích các khó khăn và đề xuất một số giải pháp được kỳ vọng sẽ giúp ích phát triển ứng dụng PMNM trước hết là trong các CQNN, và sau đó mở rộng ra là toàn bộ xã hội. Khi một xu hướng đã được định hình trên toàn thế giới, chúng ta cần khắc phục khó khăn để cùng.

 TS. Nguyễn Thanh Tuyên, TS. Đặng Thị Việt Đức

 Tài liệu tham khảo

[1] Vụ Công nghệ thông tin (2011), Báo cáo về đánh giá hiện trạng sử dụng phần mềm nguồn mở trong CQNN năm 2010, Bộ TT&TT, Hà Nội.

[2] Vụ Công nghệ thông tin (2012), Báo cáo về đánh giá hiện trạng sử dụng PMNM trong CQNN năm 2012. Bộ TT&TT, Hà Nội.

[3] Vụ Công nghệ thông tin (2012), Báo cáo về nội dung và kết quả Hội thảo PMNM trong CQNN, Bộ TT&TT, Hà Nội.

[4] VFOSSA (2012), Giới thiệu về VFOSSA. http://vfossa.vn/vi/about/.

[5] OESF (2012), About the Open Embedded Software Foundation. http://www.oesf.org/index.php?title=Main_Page

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Phát triển CNTT&TT ở Đà Nẵng: Hướng đến một thành phố “đáng sống, đáng làm việc”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đà Nẵng sẽ là một hình ảnh thu nhỏ của California, trở thành miền đất “đáng sống, đáng làm việc” đến mức thu hút các “đại gia” công nghệ quy tụ vào một “Thung lũng Silicon” ở Hoà Vang và các “đại gia” giải trí kéo về bán đảo Sơn Trà - kinh đô điện ảnh của Việt Nam và khu vực!

(ICTPress) - Đà Nẵng là thành phố có sức hấp dẫn đối với bất kỳ ai đã từng đặt chân đến đó. Sự hấp dẫn trước hết đến từ cảnh quan và môi trường, nhưng nếu chỉ có vậy thì còn nhiều địa danh khác ở Việt Nam cũng không hề thua kém Đà Nẵng. Sự hấp dẫn khác biệt của Đà Nẵng đến từ những dấu ấn thành công trong những quyết sách phát triển đô thị bền vững hợp lòng dân của Lãnh đạo Đảng và Chính quyền Thành phố với vai trò không thể phủ nhận của Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh.

Bài viết này không có tham vọng đề cập đến tất cả những dấu ấn thành công của Đà Nẵng mà chỉ tập trung ghi nhận những kết quả ấn tượng mà Đà Nẵng đã gặt hái được trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT).

Chặng đường quan trọng đầu tiên và dấu ấn để lại

10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt “Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị” là một chặng đường dài đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với CNTT&TT của Đà Nẵng. Chính trong giai đoạn này, nền móng CNTT&TT của Thành phố đã được thiết kế và thi công một cách đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, ứng dụng, công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực.

- Về Cơ sở hạ tầng CNTT&TT: Nhìn chung, hạ tầng CNTT-TT tại TP. Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc, đã được mở rộng theo hướng dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng ngày càng cao tạo nền tảng cho công tác xây dựng chính quyền điện tử. Đà Nẵng là một trong 03 điểm kết cuối quan trọng nhất của mạng đường trục quốc gia và điểm kết nối trực tiếp đi quốc tế. Tại Đà Nẵng, 100% cơ quan nhà nước có kết nối Internet; 100% thôn, tổ có mạng lưới điện thoại hữu tuyến, vô tuyến và kết nối Internet; Khu Công viên phần mềm đã đi vào hoạt động hiệu quả; Khu CNTT tập trung, Trung tâm dữ liệu (Data Center), Trung tâm giao dịch (Contact Center), Trung tâm đào tạo và nghiên cứu CNTT đã được xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động v.v…

- Về Ứng dụng CNTT: Đà Nẵng đã quan tâm phát triển đồng bộ các ứng dụng CTTT&TT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội của Thành phố. Các phần mềm ứng dụng dùng chung và phần mềm chuyên ngành; các dự án trong Quyết định 43, 36 loại dịch vụ công mức 3 (18 dịch vụ công xây dựng mới trên Cổng Thông tin điện tử, 18 dịch vụ công trên các Trang thông tin điện tử Sở ngành), dự án Thí điểm mô hình một cửa hiện đại tại trung tâm hành chính Quận Thanh Khê đã phát huy hiệu quả thiết thực trong công tác hằng ngày. Nhờ đó các các đơn vị đã nâng cao năng suất, chất lượng công việc, mang nhiều thuận lợi đến cho người dân và đặc biệt là góp phần tích cực cho công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố.

- Về Công nghiệp CNTT&TT: Công nghiệp phần mềm đã hình thành và đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận. Sau 5 năm đầu tư phát triển đã xuất khẩu được 22 triệu USD (năm 2009 tăng hơn 20 lần so với năm 2005). Ngành công nghiệp CNTT của thành phố cũng đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua là 25%/năm và gần đây nhất là việc đưa vào khai thác Khu công viên phần mềm đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư hơn 700 tỷ đồng, tạo ra hơn 2000 việc làm.

- Về Đào tạo nguồn nhân lực CNTT&TT: Nguồn lực CNTT trong cơ quan nhà nước tăng đáng kể, cả về số lượng lãnh đạo CNTT (CIO) cũng như số lượng cán bộ chuyên trách CNTT đạt chất lượng. Toàn thành phố có hơn 70/% cán bộ chuyên viên sử dụng máy tính để phục vụ công tác chuyên môn. Hằng năm, các cơ sở đào tạo tại Thành phố cho ra trường hơn 2500 sinh viên CNTT, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu hiện tại của Thành phố. Thành phố cũng luôn đầu tư xây dựng các chủ trương nhằm xây dựng nguồn lực CNTT phải đủ về số lượng và đạt về chất lượng để đáp ứng được nhu cầu ứng dụng, phát triển CNTT và thị trường nhân lực CNTT đặc biệt khi Khu CNTT tập trung đi vào hoạt động.

Những kết quả của chặng đường 10 năm này đã được ghi nhận và liên tục trong 5 năm (2005 - 2009), Đà Nẵng được xếp hạng là một trong 5 địa phương có Chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-TT (ICT Index) cao nhất nước. Đến năm 2009, Đà Nẵng đã được xếp vị trí thứ nhất ICT Index đã góp phần xứng đáng đưa Đà Nẵng 2 năm liền đứng đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành (PCI).

Chặng đường tiếp theo và kỳ vọng của những người trong cuộc

Từ trên nền móng ban đầu mới được xây dựng sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị, Lãnh đạo Đà Nẵng đã vạch ra những bước đi chiến lược cho chặng đường 10 năm tiếp theo để đến mốc 2020, Đà Nẵng sẽ là một đô thị hoạt động theo mô hình chính quyền điện tử ở mức tiên tiến và CNTT&TT trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng có tỷ lệ đóng góp lớn vào sự tăng trưởng GDP của Thành phố, với các 4 mục tiêu cụ thể:

- Về Cơ sở hạ tầng CNTT&TT: Bảo đảm hạ tầng để vận hành tốt cho mô hình Chính quyền điện tử, triển khai thành công nhiều dịch vụ công qua mạng ; số máy tính trong cộng đồng đạt 0,7 máy tính/hộ; 70% hộ gia đình kết nối Internet, tiếp tục triển khai chương trình quang hoá đến với các hộ gia đình tại các các chung cư, các đô thị mới đạt tỷ lệ 90%...

- Về Ứng dụng CNTT&TT: Bảo đảm cung cấp hầu hết các dịch vụ công của đề án 30 (tương tác 2 chiều) với 90% ứng dụng ở mức 3; 50% ở mức 4; tỷ lệ 50% các bệnh viện sử dụng bệnh án điện tử, 80% các trường phổ thông sử dụng học bạ điện tử; 80% doanh nghiệp ứng dụng ERP, thương mại điện tử để quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh.

- Về Công nghiệp CNTT&TT:  Hình thành và phát triển các khu CNTT tập trung có quy mô vừa, đa dạng trong phương thức đầu tư, phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước phát triển đột phá cho Công nghiệp CNTT của Thành phố trong những năm tiếp theo. Phấn đấu tổng doanh thu công nghiệp phần mềm đạt 1.200 tỷ đồng vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 2.500 tỷ đồng.

- Về đào tạo nguồn nhân lực CNTT&TT: Bảo đảm cho nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT, đặc biệt nguồn nhân lực cho Khu Công nghệ cao, Khu CNTT tập trung và Đô thị công nghệ cao FPT. Phấn đấu đến năm 2015, tổng số nhân lực CNTT&TT (từ trung cấp đến đại học) được đào tạo tại các trường và cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố đạt từ 4000 đến 5000 người và hướng đến 2020 đạt 8.000 đến 10.000 người/năm, đưa Đà Nẵng trở thành địa chỉ tin cậy trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT&TT cho cả nước và khu vực.

Những năm đầu của chặng đường 10 năm tiếp theo này, Đà Nẵng đã thể hiện sự chủ động vốn có để tìm kiếm nguồn đầu tư thực hiện lộ trình hướng đến các mục tiêu xác định. Thành phố đã tận dụng tối đa các cơ hội đầu tư từ Trung ương thông qua các dự án và chương trình quốc gia.

Tiểu dự án “Phát triển CNTT-TT tại Đà Nẵng” với tổng vốn đầu tư là 27.310 triệu USD, là một phần của Dự án có tên gọi đầy đủ là “Dự án phát triển CNTT-TT Việt Nam” có quy mô quốc gia do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, được triển khai tại 3 địa phương (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) và 2 đơn vị (Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong khuôn khổ Tiểu dự án này, Đà Nẵng đã tập trung nguồn vốn được đầu tư vào các hạng mục trực tiếp  phục vụ cho mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử của Thành phố, nổi bật là các gói thầu “Xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT&TT cho các cơ quan chính quyền” (DNG6+7) và “Thiết kế, cung cấp, lắp đặt, kiểm thử và vận hành thử nghiệm Trung tâm Dữ liệu Đà Nẵng” (DNG8b) vừa mới được khởi công trong tháng 8/2012.

Lễ ký hợp đồng giữa Sở TT&TT Đà Nẵng và Hyundai Information Technology LTD thực hiện gói thầu “Xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT-TT cho các cơ quan chính quyền của TP. Đà Nẵng”

Đà Nẵng cũng đã kịp thời xây dựng các dự án của Thành phố trong khuôn khổ các chương trình và dự án quốc gia như “Chương trình Phát triển công nghiệp phần mềm” và “Chương trình Phát triển nội dung số”, “Dự án Đầu tư xây dựng Khu CNTT tập trung”,… Tuy nhiên, cho đến thời điểm này nguồn vốn được cấp từ Trung ương còn rất khiêm tốn so với nguồn vốn đối ứng của địa phương.

Đà Nẵng cũng đã chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ khác thông qua các đề án, chương trình hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là với các tập đoàn công nghệ hàng đầu như: Chương trình Thành phố phát triển kinh tế, sinh thái bền vững (với Cisco), Chương trình Phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố thông minh hơn (với IBM), Đề án Xây dựng Hệ thống kết nối không dây giám sát và giảm thiểu thiên tai (với Panasonic), Đề án Xây dựng Hệ thống thông tin địa lý cho Đà Nẵng (với Hitachi) và Chương trình Xây dựng Khung Chính phủ điện tử cho Đà Nẵng (với NIA - Cơ quan Thông tin Xã hội quốc gia Hàn Quốc).

Lễ ký hợp đồng giữa Sở TT&TT Đà Nẵng và Công ty cổ phần công nghệ Sao Bắc đẩu thực hiện gói thầu “Thiết kế, cung cấp, lắp đặt, kiểm thử và vận hành thử nghiệm Trung tâm Dữ liệu Đà Nẵng”

 Mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn và nguồn nhân lực, Đà Nẵng tiếp tục gặt hái những kết quả được ghi nhận về phát triển CNTT&TT. Trao đổi với tôi, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Bộ TT&TT) Nguyễn Thành Phúc đánh giá: “TP. Đà Nẵng luôn là địa phương đứng đầu trong việc triển khai ứng ứng dụng CNTT, đặc biệt là trong công tác quản lý điều hành và phục vụ người dân và doanh nghiệp (2010: xếp thứ 2/63 tỉnh thành phố, 2011: xếp thứ 1/63 tỉnh thành phố - theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông). Trong hoạt động của cơ quan nhà nước, ứng dụng CNTT được triển khai sâu, rộng tới tất cả các Sở, ban ngành và các quận huyện. 100% cán bộ công chức Đà Nẵng thường xuyên sử dụng thư điện tử phục vụ công việc. Các hệ thống ứng dụng CNTT được triển khai đồng bộ, có thể trao đổi, liên thông dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước. Đối với việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, Đà Nẵng là 1 trong 2 địa phương (cùng TP. Hồ Chí Minh) đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đã đi vào cuộc sống, được nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả thiết thực”.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cũng đánh giá cao các kết quả phát triển CNTT&TT của Đà Nẵng, không chỉ về ứng dụng CNTT mà còn cả về phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số, xây dựng các khu CNTT tập trung,… đặc biệt là sự quan tâm và chỉ đạo hiệu quả của Lãnh đạo Thành phố.

Tiếp xúc với Lãnh đạo Sở TT&TT Đà Nẵng, tôi hiểu rõ các anh đã phải dồn hết tâm sức như thế nào mới có được những suy nghĩ và hành động quyết liệt góp phần quan trọng vào những thành quả hôm nay và đối diện với những thách thức to lớn sẽ phải vượt qua để hướng đến những mục tiêu kỳ vọng.

Suy nghĩ của người ngoài cuộc: cần có một quan điểm tiếp cận “made in Da Nang”?

Tôi đã có cơ hội được đọc nhiều đề án phát triển và ứng dụng CNTT&TT ở cấp quốc gia cũng như của các bộ, ngành, địa phương. Một đặc điểm chung dễ thấy là sự trùng lặp đến nhàm chán về khuôn mẫu và nội dung của các đề án này, đặc biệt là các đề án của các tỉnh, thành phố. Trên thực tế đã từng có chuyện một nhóm chuyên viết thuê đề án cho vài tỉnh một lúc nên chúng chỉ khác nhau tên địa phương, còn nội dung chủ yếu bên trong là “sao y bản chính”. Điều hết sức nguy hiểm là mỗi địa phương đều tự coi mình như một quốc gia và cái gì cũng muốn làm. Có những địa phương thuộc diện vùng sâu, vùng xa hết sức khó khăn nhưng trong đề án CNTT vẫn “hồn nhiên” đặt ra mục tiêu xuất khẩu phần mềm. Những bài học đắt giá trong quá trình triển khai Chương trình Quốc gia về CNTT giai đoạn 1996 - 2000 (IT to 2000) và Đề án 112 trên thực tế chưa được cảnh báo nghiêm túc trong các đề án tiếp theo. Có nhiều lý do, trong đó không loại trừ tính cục bộ và lợi ích nhóm.

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng cho dù đều là những thành phố lớn nhưng cũng  không thể phát triển CNTT&TT như một quốc gia độc lập. Mỗi địa phương cần chọn hướng đi phù hợp và đặc thù, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn nhất. Nếu địa phương nào cũng phát triển theo mô hình “quả mít”, cái gì cũng là mục tiêu “mũi nhọn” thì sự lãng phí tiền đóng thuế của dân sẽ không thể đo đếm được. Bức tranh CNTT&TT của Đà Nẵng cho dù có nhiều mảng sáng hơn thì vẫn cũng là trên nền một phác thảo khuôn mẫu chung cho Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay thậm chí cho cả quốc gia! Bức tranh nào cũng có đầy đủ các mảng: xây dựng hạ tầng Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, xuất khẩu phần mềm, khu công nghiệp CNTT tập trung, công viên phần mềm, vườn ươm doanh nghiệp CNTT, phát triển ứng dụng phần mềm mã nguồn mở,…Sự dàn trải tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, thiếu nhân lưc triền miên ảnh hưởng đến lộ trình đã vạch ra. Và hậu quả là các Sở TT&TT, vốn có chức năng chủ yếu là quản lý nhà nước, sẽ ôm đồm thêm nhiều hoạt động, bao gồm cả các hoạt động sản xuất và thương mại (ví dụ: các công viên phần mềm).

Viết đến đây tôi lại nhớ đến slogan nổi tiếng của Steve Jobs đã góp phần quan trọng đưa Apple đến những thành công ngoạn mục hôm nay: “Think Different” (Nghĩ khác). Nếu không có được sự khác biệt trong tư duy công nghệ và kinh doanh thì Apple sẽ không có được những sáng tạo làm đổi thay cả thế giới như vậy! Và không phải ngẫu nhiên mà khi phát biểu vận động tranh cử cho chồng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang trong giai đoạn nước rút, Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama đã nói: “Đối với Barack, thành công không nằm ở việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà ở chỗ sự khác biệt mà bạn tạo ra cho cuộc sống của mọi người.

Rõ ràng những thành công đã làm nên “thương hiệu” cho Đà Nẵng hôm nay có được cũng là nhờ những khác biệt trong tư duy và hành động của các nhà quản lý ở cấp cao nhất của Thành phố. Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh và các cộng sự của ông khi có cơ hội đã không ngần ngại từ bỏ lối mòn tư duy cũ kỹ, lạc hậu (nhưng an toàn) để tìm kiếm những giải pháp đột phá (có thể bị “thổi còi” vì phạm luật hiện hành) để xây dựng và phát triển Đà Nẵng. Sự khác biệt đó, theo tôi chính là quan điểm tiếp cận thực sự “vì dân” và “từ dân” trong các quyết sách của Chính quyền Thành phố. Nói “vì dân” thì dễ (và người ta đã nói rất nhiều đến mức lạm dụng) nhưng những việc làm thực sự vì dân mang lại sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của người dân và tạo được lòng tin của người dân đối với chính quyền thì không có địa phương hay bộ, ngành nào làm được như Đà Nẵng! Bởi vậy mà, mặc dù chưa có tổ chức nào công bố nhưng qua ý kiến của các chuyên gian và người dân trong và ngoài nước (trong đó có người viết bài này), Đà Nẵng được coi là thành phố “đáng sống” nhất ở Việt Nam!. Nhưng có lẽ kỳ vọng của Chính quyền và nhân dân Thành phố không chỉ dừng lại ở đó. Đà Nẵng phải trở thành một thành phố không chỉ “đáng sống” mà còn “đáng làm việc” hàng đầu ở Việt Nam và trong khuc vực. Kéo người ta đến sống (để du lịch, an dưỡng) không khó, nhưng kéo được những người có trí tuệ và tay nghề cao đến sống làm việc (thậm chí không cần đến sống mà chỉ cần làm việc) cho Thành phố mới khó, thậm chí rất khó.

Phải chăng, đối với CNTT&TT, sự khác biệt sẽ có nếu chiến lược phát triển được xây dựng từ cách tiếp cận “trên xuống” (top-down), từ mục tiêu bao trùm “đáng sống, đáng làm việc” sẽ hình thành các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho Thành phố? CNTT&TT sẽ góp phần như thế nào để làm cho Đà Nẵng trở thành thành phố “đáng sống, đáng làm việc”? Đà Nẵng khác hẳn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về quy mô và đặc thù địa lý, môi trường. Đà Nẵng chỉ có 6 quận và 2 huyện nhưng trong đó lại có một huyện đảo Hoàng Sa, và do vậy nếu nhìn trên bản đồ sẽ thấy một Đà Nẵng hoành tráng với đầy đủ đất liền, biển, đảo bao la. Bởi vậy, ngoài những việc mà Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phải làm, Đà Nẵng còn phải lo chuyện phòng chống thiên tai và bảo vệ chủ quyền biển đảo để làm an lòng những người đến sống, làm việc và đầu tư. Sự khác biệt sẽ xuất hiện nếu giải quyết tốt bài toán tối ưu trong đầu tư về CNTT&TT, tập trung nguồn vốn và nhân lực vào những vấn đề cấp thiết nhất của Thành phố, theo tôi đó là: chính quyền điện tử, phòng chống thiên tai và giám sát chủ quyền biển đảo, khu CNTT tập trung. Tôi tin là Lãnh đạo Thành phố, Lãnh đạo Ngành hiểu rõ điều đó và sẽ sớm tạo ra sự khác biệt  “made in Da Nang” trong lộ trình phát triển CNTT&TT để Đà Nẵng thực sự “đáng sống, đáng làm việc”, trước hết là đối với các kỹ thuật viên tay nghề cao, các chuyên gia giỏi về CNTT&TT và các nhà đầu tư giàu tiềm năng trong nước và quốc tế.

Khi cố gắng tìm kiếm tới một địa danh nào đó trên thế giới có những nét tương đồng và gây ấn tượng đến mức trở thành kỳ vọng cho một Đà Nẵng tương lai, cuối cùng tôi đã dừng lại ở California, một tiểu bang của nước Mỹ nằm ở bờ bên kia của Thái Bình Dương. Nói đến California, dân công nghệ sẽ nghĩ ngay đến Thung lũng Silicon - đại bản doanh của hầu hết các “đại gia” CNTT&TT thế giới như Apple, Cisco, Intel,  Google, HP, Oracle, Sun, Yahoo, AMD, Juniper, Adobe, Symantec, Xilinx… Nói đến California, người ta sẽ nghĩ đến những bãi biển tuyệt đẹp chạy dài từ Vịnh San Francisco (có cây cầu treo Golden Gate nổi tiếng) tới San Diego, đến thành phố Los Angeles phồn hoa với Holywood - kinh đô điện ảnh của thế giới.

Dĩ nhiên, so sánh Đà Nẵng với một tiểu bang có gần 40 triệu dân và diện tích còn rộng hơn cả nước ta là khập khiễng, nhưng tôi vẫn mong rằng một ngày nào đó, Đà Nẵng sẽ là một hình ảnh thu nhỏ của California, trở thành miền đất “đáng sống, đáng làm việc” đến mức thu hút các “đại gia” công nghệ quy tụ vào một “Thung lũng Silicon” ở Hoà Vang và các “đại gia” giải trí kéo về bán đảo Sơn Trà - kinh đô điện ảnh của Việt Nam và khu vực!

Một giấc mơ lãng mạn nhưng không hề viển vông!

GS. TS. Nguyễn Thúc Hải

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress