Syndicate content

Nghề báo

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thông chất lượng

Tóm tắt: 

Chiều 13/11, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.

Chiều 13/11, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tặng bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Đại học Huế.

Cùng dự có lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo các vụ, cục thuộc Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế; lãnh đạo Đại học Huế cùng các trường, đơn vị thành viên.

Báo cáo tại buổi làm việc với Đoàn, PGS, TS Lê Anh Phương, Bí thư Đảng ủy, Giám Đại học Huế cho biết, công tác đào tạo báo chí và truyền thông tại Đại học Huế hiện nay có 2 đơn vị đào tạo là Khoa Báo chí và Truyền thông thuộc Trường đại học Khoa học (Đại học Huế) và Khoa Quốc tế thuộc Đại học Huế.

Quang cảnh tại buổi làm việc của Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương với Đại học Huế.

Theo PGS, TS Lê Anh Phương, 15 năm qua, Khoa Báo chí và Truyền thông - Trường đại học Khoa học (Đại học Huế) đã đào tạo hơn 1.500 cử nhân hệ chính quy và phi chính quy; hơn 700 học viên các lớp ngắn hạn, phục vụ hiệu quả cho các cơ quan báo chí khu vực miền Trung và cả nước. Khoa Quốc tế, Đại học Huế cũng đã đào tạo trình độ đại học ngành truyền thông đa phương tiện từ năm 2021 với hình thức đào tạo chính quy…

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Đại học Huế đã kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đưa các cơ sở đào tạo báo chí vào thành đơn vị tiếp nhận thông tin trực tiếp, cho tham gia các buổi giao ban tuần tại Ban Tuyên giáo Tỉnh như các cơ quan báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thường xuyên các văn bản pháp quy về báo chí truyền thông, phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo.

Các thành viên trong Đoàn công tác phát biểu các ý kiến, kiến nghị, đề xuất tại buổi làm việc.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận chứng chỉ về nghiệp vụ báo chí, quản lý báo chí, truyền thông… của các đơn vị đào tạo báo chí chính quy như Trường đại học Khoa học và Khoa Quốc tế (Đại học Huế) trong hệ thống các văn bằng, chứng chỉ được công nhận giá trị tương đương với các cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí hiện nay.

Thường xuyên hỗ trợ với Khoa Báo chí và Truyền thông đào tạo nghiệp vụ, chứng chỉ khu vực miền Trung-Tây Nguyên; góp phần quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội, ngành báo chí và truyền thông; tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thông tấn, truyền thông với các cơ sở đào tạo để thực hiện việc thực hành, thực tập có hiệu quả.

Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đại học Huế cùng các trường, đơn vị thành viên tham dự buổi làm việc.

Sau khi nghe các ý kiến, kiến nghị, đề xuất, góp ý của các thành viên trong Đoàn công tác tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương những kết quả đã đạt được của Đại học Huế thời gian qua, nhất là về chương trình đào tạo báo chí và truyền thông.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đại học Huế trong trong công tác đào tạo nguồn nhân lực báo chí truyền thông. Đại học Huế luôn chú trọng đổi mới nội dung chương trình đào tạo và bám sát nhu cầu của thực tiễn và yêu cầu của công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, theo đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đại học Huế cần rà soát lại công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng báo chí; nghiên cứu thực tiễn, đổi mới giáo dục; lấy chất lượng đào tạo làm đầu; tăng cường thực tập từ thực tiễn; xây dựng báo chí đa phương tiện, truyền thông hiện đại; chú trọng đến đạo đức nghề báo; phát triển báo chí trên mạng xã hội; tăng cường hợp tác; chú trọng đào tạo chất lượng cao.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu kết luận tại buổi làm việc.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Đại học Huế cần tiếp tục phát huy truyền thống, kết quả đạt được trong thời gian qua, nhất là việc ý thức, nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò, sứ mệnh của đào tạo khoa học, xã hội nhân văn nói chung. Trong đó, có đào tạo đội ngũ cán bộ báo chí truyền thông của khu vực miền trung, Tây nguyên và cả nước. Tiến đến xây dựng Đại học Huế trở thành cơ sở đào tạo trọng yếu để đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thông chất lượng, với tinh thần “tâm sáng, lòng son, bút sắc”.

Đại học Huế tổ chức thực hiện tốt hơn nữa trong giáo dục đào tạo; phát huy vai trò đội ngũ trí thức; xây dựng một số trung tâm chuyên sâu, đại học thông minh, tạo sự đột phá về giáo dục có thế mạnh; coi trọng giáo dục văn hóa, gia đình, con người Huế; phát triển hạ tầng giáo dục; đào tạo đội ngũ báo chí truyền thông đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; nỗ lực cố gắng xây dựng Đại học Huế sớm trở thành Đại học Quốc gia.

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu ý kiến tại buổi làm việc.

“Chúng ta thống nhất với nhau, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng vừa đáp ứng theo yêu cầu, mục tiêu xây dựng nền báo chí cách mạng, chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; đồng thời vừa đáp ứng yêu cầu theo hướng hiện đại, bám sát thực tiễn và yêu cầu của truyền thông quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Nếu không chúng ta sẽ bị tụt hậu trên lĩnh vực này”, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nói.

Nguồn: Tin, ảnh: Công Hậu/nhandan.vn

https://nhandan.vn/chu-trong-dao-tao-nguon-nhan-luc-bao-chi-truyen-thong-chat-luong-post782400.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Hội Nhà báo Việt Nam và Hàn Quốc tăng cường trao đổi nghiệp vụ

Tóm tắt: 

Những chia sẻ về thách thức lớn mà truyền thông Hàn Quốc phải đối mặt trong quá trình thúc đẩy Chuyển đổi Kỹ thuật Số được xem là bài học quý đối với hoạt động của các nhà báo Việt Nam.

Những chia sẻ về thách thức lớn mà truyền thông Hàn Quốc phải đối mặt trong quá trình thúc đẩy Chuyển đổi Kỹ thuật Số được xem là bài học quý đối với hoạt động của các nhà báo Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Đoàn Đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam do ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội dẫn đầu - vừa có chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc từ ngày 5 đến 10/11.

Cùng tham gia đoàn công tác, có lãnh đạo một số Ban Nghiệp vụ thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An và Quảng Trị.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc lần này, Đoàn đã có các cuộc tọa đàm nghiệp vụ với Hội Nhà báo Hàn Quốc và hội nhà báo các tỉnh-thành phố Gangwon, Gyeonggy cùng một số cơ quan báo chí, truyền hình...

Trong cuộc trao đổi với Hội Nhà báo Hàn Quốc, hai bên đã nhất trí tăng cường việc trao đổi thông tin giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo Hàn Quốc; tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin về tình hình Việt Nam và Hàn Quốc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Trên tinh thần đó, hai Hội Nhà báo sẽ đóng vai trò là cầu nối tích cực nhằm khuyến khích các hội nhà báo, các cơ quan báo chí là tổ chức thành viên của mình tăng cường hợp tác, trao đổi đoàn báo chí, hỗ trợ lẫn nhau, góp phần vào sự tiến bộ chung trong công tác trao đổi thông tin của hai nước ở cả trung ương và địa phương, giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

[Tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo]

Đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra nhanh chóng, Đoàn Hội Nhà báo Việt Nam đã đến thăm các đài truyền hình lớn ở Hàn Quốc như MBC, KBS để tìm hiểu về cách thức chuyển đổi mô hình tác nghiệp cũng như truyền phát thông tin.

 

Các thách thức phải đối mặt trong quá trình Chuyển đổi Số là rất lớn khi môi trường truyền thông phát triển từ phương tiện truyền thông truyền thống sang phương tiện truyền thông đa nền tảng. Lĩnh vực cạnh tranh đang mở rộng từ bên trong biên giới một quốc gia sang toàn cầu.

Những chia sẻ về thách thức lớn mà truyền thông Hàn Quốc phải đối mặt trong quá trình thúc đẩy Chuyển đổi Kỹ thuật Số được xem là bài học quý đối với hoạt động của các nhà báo Việt Nam.

Cùng với vấn đề nghiệp vụ, các nhà báo hai bên còn quan tâm trao đổi các vấn đề khác như: vai trò của báo chí, truyền thông trong trong giai đoạn mới, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Hai bên cũng chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các nhà báo để thích nghi với môi trường tác nghiệp mới.

Trả lời phỏng vấn TTXVN, ông Nguyễn Đức Lợi cho biết quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang phát triển hết sức tốt đẹp trên mọi bình diện. Báo chí hai nước đóng vai trò cầu nối, giúp tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, thông qua đó đóng góp cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.

Hàn Quốc là một trong những cường quốc về công nghệ số, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí, vì thế việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của báo chí Hàn Quốc trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất, tác nghiệp là rất cần thiết. Đây cũng là dịp để các nhà báo Việt Nam tìm hiểu hơn nữa hoạt động của báo chí Hàn Quốc trong giai đoạn chứng kiến rất nhiều sự cạnh tranh của các loại hình thông tin khác.

Hàn Quốc hiện có hơn 30.000 người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, Hội Nhà báo Hàn Quốc chỉ có hơn 8.000 hội viên, nhiệm kỳ 2 năm, được phân cấp thành Trung ương và các chi hội cơ quan báo chí và hội địa phương trực thuộc./.

Nguồn: (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/hoi-nha-bao-viet-nam-va-han-quoc-tang-cuong-trao-doi-nghiep-vu-post907205.vnp

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo Dân trí có một cơ hội và trách nhiệm rất lớn

Tóm tắt: 

Báo Dân trí có một cơ hội và trách nhiệm rất lớn để thực hiện khát vọng từ lâu đời của đất nước, của các nhà cách mạng tiền bối đã nói đó là “Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh”.

Báo Dân trí có một cơ hội và trách nhiệm rất lớn để thực hiện khát vọng từ lâu đời của đất nước, của các nhà cách mạng tiền bối đã nói đó là “Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh”.

Chiều ngày 8/11, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã chủ trì buổi lễ công bố các quyết định kiện toàn, tổ chức lại báo điện tử Dân trí và báo Lao động và Xã hội thành báo Dân trí.

Các đại biểu tham dự lễ công bố các quyết định kiện toàn, tổ chức lại báo điện tử Dân trí và báo Lao động và Xã hội thành báo Dân trí

Tạo ra một cơ quan báo chí hiện đại, chuyên sâu về lĩnh vực LĐTB&XH

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã trao: Quyết định số 1671/QĐ-LĐTBXH ngày 31/10/2023 về việc tổ chức lại báo điện tử Dân trí và báo Lao động và Xã hội thành báo Dân trí kể từ ngày 1/11/2023; Quyết định số 1672/QĐ-LĐTBXH ngày 31/10/2023 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của báo Dân trí; các quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập, các Phó Tổng biên tập báo Dân trí sau khi tổ chức lại.

Theo đó, báo Dân trí có Tổng Biên tập là ông Phạm Tuấn Anh, các Phó Tổng Biên tập là ông Nguyễn Xuân Toàn, bà Nguyễn Thu Hằng và bà Nguyễn Thúy Hằng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việc kiện toàn, tổ chức lại báo điện tử Dân trí và báo Lao động và Xã hội thành báo Dân trí là quyết định quan trọng, nhằm tạo ra một cơ quan báo chí tổng hợp, hiện đại, chuyên sâu về lĩnh vực LĐTB&XH.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT ngày 4/6/2019 của Bộ TT&TT triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Ban cán sự Đảng Bộ LĐTB&XH đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ sắp xếp lại các cơ quan thuộc Bộ hoàn thành trước 02 năm so với quy định tại Điểm c Khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ: “Bộ, cơ quan ngang bộ có 1 cơ quan báo và 1 cơ quan tạp chí. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ nếu tiếp nhận thêm cơ quan báo thuộc các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội trung ương, các doanh nghiệp thì được tối đa 2 cơ quan báo nhưng chậm nhất đến năm 2025 phải hoàn thành việc sắp xếp (còn 1 cơ quan báo)”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, việc kiện toàn, tổ chức lại báo điện tử Dân trí và báo Lao động và Xã hội thành báo Dân trí là quyết định quan trọng, nhằm tạo ra một cơ quan báo chí tổng hợp, hiện đại, chuyên sâu về lĩnh vực LĐTB&XH.

Tổng biên tập báo Dân trí Phạm Tuấn Anh phát biểu nhận nhiệm vụ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu báo Dân trí sau khi sáp nhập cần tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, nâng cao chất lượng nội dung, bám sát thực tiễn, phản ánh trung thực, khách quan các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và an sinh xã hội; đồng thời, đổi mới phương thức hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động báo chí của Bộ LĐTB&XH.

Thay mặt Ban Biên tập báo Dân trí, Tổng biên tập Phạm Tuấn Anh khẳng định, báo Dân trí sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của hai cơ quan báo chí tiền thân, đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là cơ quan báo chí của Bộ LĐTB&XH.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng hoa chúc mừng lãnh đạo của báo Dân trí sau kiện toàn.

Báo Dân trí có một cơ hội và trách nhiệm rất lớn

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chúc mừng lãnh đạo và tập thể báo Dân trí. Thứ trưởng nêu rõ, có được thành quả này là do quá trình bề dày hoạt động cũng như sự năng động của các cơ quan báo chí và các thương hiệu vốn có của mình.

“Làm được việc này là do sự quyết tâm rất cao của Ban cán sự Đảng Bộ LĐTB&XH mà trực tiếp là của đồng chí Bộ trưởng. Từ góc độ cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, chúng tôi đánh giá đây là giải pháp vừa hài hòa giữa truyền thống và hiện đại vừa tiếp thu được truyền thống 30 năm của báo Lao động và Xã hội, gần 30 năm của tạp chí Gia đình và Trẻ em và với lịch sử hoạt động non trẻ hơn nhưng rất nhiều thành tựu của báo điện tử Dân trí trước đây”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm: Cơ hội trao cho báo Dân trí là rất lớn.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết, thời gian vừa qua, quá trình hoạt động đã cho thấy sự hội nhập là thành công và sau đó là quyết định rất mạnh dạn của lãnh đạo Bộ LĐTB&XH cho cơ hội này, cho một cơ quan báo chí với tên là báo Dân trí.

Đây là cái tên mà độc giả, đặc biệt là trên không gian mạng đã quen thuộc, đã định vị và tìm đến báo Dân trí để đọc. Ngày nay với thế mạnh ấy nhưng với sứ mệnh hoàn toàn khác, tôn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ hoàn toàn khác. Cơ hội trao cho báo Dân trí là rất lớn nhưng trách nhiệm cũng vô cùng nặng nề”.

Với sứ mệnh và với chức năng mới được giao, báo Dân trí có một cơ hội và trách nhiệm rất lớn để thực hiện khát vọng từ lâu đời của đất nước, của các nhà cách mạng tiền bối đã nói đó là “Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh”.

Báo Dân trí cần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của Bộ LĐTB&XH, giải quyết các vấn đề chăm sóc các đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, người thương binh, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đối tượng trẻ em…

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, “giải quyết vấn đề dân sinh bằng cách không chỉ mang lại thông tin mà mang lại cả tri thức để nâng cao dân trí. Không gì tốt bằng việc mang lại tri thức thông qua hoạt động báo chí, để bạn đọc và người dân được thụ hưởng, được chăm sóc”.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm kỳ vọng báo Dân trí đoàn kết, kế thừa và phát huy những truyền thống của những tờ báo đã lâu năm của Bộ LĐTB&XH đưa lên không gian mới. Thế hệ mới của báo Dân trí phải viết lên câu chuyện riêng thế hệ của mình để thêm vào trang sử mới dưới mái nhà chung của Bộ LĐTB&XH.

Báo Dân trí cần có một quyết tâm để làm sao thông tin phải đi kèm với việc mang lại tri thức, và trao quyền lực cho người dân, cho độc giả của mình để họ sống tốt trong đời sống hiện nay và nắm những cơ hội mà họ xứng đáng được thụ hưởng”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh./.

Báo Dân trí là cơ quan báo chí của Bộ LĐTB&XH, hiện có các ấn phẩm: Báo điện tử Dân trí, chuyên trang Dân sinh của báo điện tử Dân trí, báo in Lao động và Xã hội, ấn phẩm Vì Trẻ em.

Sau khi tổ chức lại, báo Dân trí có Tổng Biên tập và 3 Phó Tổng biên tập. Trên cơ sở tổ chức lại 17 đơn vị trực thuộc 2 đơn vị trước đây, cơ cấu tổ chức của báo Dân trí gồm 13 đơn vị trực thuộc (gồm 1 văn phòng, 10 ban và 2 văn phòng đại diện)./.

Nguồn: Trường Thanh/ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Tôn vinh 54 tác phẩm xuất sắc nhất Giải Báo chí phòng chống tham nhũng

Tóm tắt: 

Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư đã tiến hành xét chọn kỹ lưỡng, thống nhất tuyển chọn được 54 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải vào tối 5/11.

Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư đã tiến hành xét chọn kỹ lưỡng, thống nhất tuyển chọn được 54 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải vào tối 5/11.

Lễ trao Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ ba, năm 2020-2021. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Tối 5/11, Lễ trao Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức sẽ chính thức diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).

Trước thềm Lễ trao giải, ông Vũ Văn Tiến, Trưởng Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư đã trao đổi với báo chí về những điểm mới và chất lượng của mùa giải năm nay.

- Qua 4 lần tổ chức, Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực đã khẳng định được vị thế đặc biệt trong hệ thống các giải báo chí của cả nước. Ông có thể chia sẻ về những dấu ấn quan trọng mà Giải đã đạt được?

Ông Vũ Văn Tiến: Qua các lần tổ chức, Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng thu hút được sự quan tâm của xã hội và sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí, các nhà báo.

Dấu ấn đậm nét nhất là số lượng các tác phẩm báo chí gửi tham dự ngày càng tăng dần theo theo các mùa Giải.

Nếu như trong Giải lần thứ nhất có 1.005 tác phẩm gửi tham dự của gần 100 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, đến Giải lần thứ tư, Ban Tổ chức đã nhận 1.078 tác phẩm hợp lệ đối với 4 thể loại: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình của 121 cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương.

Điều quan trọng hơn là chất lượng Giải ngày càng được nâng lên. Mùa Giải đầu tiên có 31 tác phẩm báo chí được trao thưởng với 2 giải A, 7 giải B, 10 giải C, 12 giải Khuyến khích.

Ở Giải lần thứ hai, Ban Tổ chức đã trao 4 giải A, 9 giải B, 10 giải C và 12 giải Khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả của 35 tác phẩm báo chí xuất sắc.

Mùa Giải lần thứ ba đã có Giải đặc biệt do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trao tặng cùng 45 tác phẩm xuất sắc được lựa chọn để trao 4 giải A; 10 giải B; 12 giải C và 18 giải Khuyến khích.

Trưởng Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Văn Tiến. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Trong lần thứ tư tổ chức, 1.078 tác phẩm hợp lệ đối với 4 thể loại: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình của 121 cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương gửi về dự Giải.

Với tinh thần dân chủ, khách quan, công tâm, trách nhiệm cao, các thành viên Hội đồng Chung khảo đã tiến hành xét chọn kỹ lưỡng, thống nhất tuyển chọn được 54 tác phẩm xuất sắc để trao 4 Giải A; 10 giải B; 12 giải C; 28 giải Khuyến khích.

- Trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức và chấm giải, ông đánh giá như thế nào về chất lượng các tác phẩm tham dự Giải năm nay?

Ông Vũ Văn Tiến: Nhìn chung các tác phẩm tham dự Giải năm nay đã bám sát với chủ đề và tiêu chí thể lệ Giải. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, tính phát hiện cao, thể hiện sự dấn thân, đeo bám tới cùng vụ việc tham nhũng, tiêu cực của các nhà báo, tạo hiệu ứng tác động xã hội rất lớn, đem lại hiệu quả tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thông qua những đề tài khá phong phú, sinh động theo phong cách làm báo hiện đại, phản ánh toàn diện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ Trung ương đến các địa phương.

Về hình thức, các tác phẩm tham dự giải năm nay được các tác giả, nhóm tác giả đầu tư công phu, đề tài khá phong phú, sinh động theo phong cách làm báo hiện đại, phản ánh toàn diện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí từ Trung ương đến các địa phương.

Điểm mới của Giải lần này là đã có thêm nhiều hơn các tác phẩm viết về đề tài phòng, chống tiêu cực được Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải đánh giá cao; đồng thời cũng có nhiều hơn các tác phẩm về đề tài biểu dương, cổ vũ các gương dũng cảm trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực, có tác động tích cực trong xã hội.

Ban Tổ chức trân trọng những bài báo điều tra công phu, tâm huyết đó, nhiều tuyến bài được thực hiện trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí cả năm trời để đi đến tận cùng của sự thật. Để từ đó, có hàng nghìn tác phẩm báo chí chống tham nhũng, tiêu cực với nhiều cách tiếp cận và phản ánh đa dạng, chính xác, góp phần phát hiện, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, tạo hiệu ứng dư luận xã hội tích cực, lan tỏa tới các tầng lớp nhân dân.

- Để thực hiện các đề tài điều tra trong phòng, chống tham nhũng tiêu cực, các phóng viên đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu. Theo ông, trong thời gian tới cần có những giải pháp gì để tiếp tục phát huy vai trò của báo chí trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?

Ông Vũ Văn Tiến: Trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Không chỉ góp phần phát hiện, đấu tranh với những vụ việc, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực mà báo chí còn tuyên truyền cổ vũ, động viên sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, huy động sức mạnh của toàn dân tham gia đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Để giữ vững vị trí, vai trò là lực lượng xung kích, tiên phong, báo chí và đội ngũ những người làm báo cũng cần tự đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, phương thức truyền tải thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa đa dạng, vừa hấp dẫn; thực sự trở thành diễn đàn của đông đảo quần chúng nhân dân, là nơi trao đổi ý kiến, luận bàn các vấn đề quan trọng của cuộc sống, để vừa giám sát, vừa phản biện hoạt động của các cơ quan công quyền và của toàn xã hội theo hướng xây dựng, tích cực, thiết thực và hiệu quả.

Mặt khác, tham nhũng, tiêu cực là biểu hiện của cái sai, cái xấu trong xã hội, do vậy, mỗi người làm báo cần chủ động, tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, coi đây là nhiệm vụ, trách nhiệm chính trị, bổn phận, sứ mệnh của người chiến sỹ cầm bút chân chính.

Người làm báo phải trau dồi bản lĩnh vững vàng, hiểu biết nghiệp vụ, tác nghiệp thận trọng, tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, thông tin khách quan, trung thực, góp phần bảo vệ lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đại diện nhóm tác giả nhận giải C Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ ba. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội; các cơ quan thông tấn, báo chí trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội; chú trọng sự phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí, truyền thông trên các phương diện để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực sự trở thành phong trào, công việc chung của toàn xã hội.

Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, nâng cao hơn nữa chất lượng của Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực nhằm khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi, “sân chơi” để các nhà báo có điều kiện tham gia Giải tích cực, sáng tạo hơn, góp phần cổ vũ, khích lệ, động viên, tôn vinh các nhà báo, các tác phẩm báo chí chất lượng cao, lan tỏa hiệu ứng xã hội tích cực, củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Vào lúc 20 giờ ngày 5/11, Lễ trao Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023 sẽ diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, công tác tổ chức cho sự kiện này đã được triển khai như thế nào, thưa ông?

Ông Vũ Văn Tiến: Mùa Giải năm nay được tổ chức đúng thời điểm nhìn lại hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện, triển khai các nhiệm vụ, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Giải lần thứ tư được tổ chức cũng là thời điểm Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, đặc biệt năm 2022 đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, thành phố.

Điều đó thể hiện quyết tâm của Đảng trong phòng, chống tham nhũng tận gốc, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng và toàn dân.

Vì thế, chúng tôi xác định nội dung Lễ trao Giải cần phải làm nổi bật những dấu ấn đó và truyền cảm hứng để lan tỏa tinh thần dấn thân, bền bỉ, quyết liệt, đồng lòng, vượt qua mọi thử thách, cám dỗ của mỗi nhà báo, để tận hiến với công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lấy dân làm gốc, dựa vào dân và vì nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước để tiếp tục thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, vì mục tiêu đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Đến thời điểm hiện tại, công tác tổ chức cho Lễ trao Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực, lần thứ tư, năm 2022-2023 đã được Ban Tổ chức Giải triển khai theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang tích cực phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam hoàn thiện các phóng sự, kịch bản chi tiết Lễ công bố và trao Giải.

Có thể tin tưởng rằng với sự đầu tư công phu, chuẩn bị chu đáo, Lễ trao Giải Báo chí Toàn quốc Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư năm 2022-2023 sẽ thành công tốt đẹp, qua đó tiếp tục lan tỏa mạnh quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Trân trọng cảm ơn ông!./.

Nguồn: Hiền Hạnh (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=905932

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo Quân giải phóng và câu chuyện làm báo trong chiến tranh

Tóm tắt: 

Chỉ trong 12 năm, những người làm báo Quân giải phóng đã cho ra đời 338 số với hàng nghìn tin bài phản ánh mọi hoạt động của quân và dân miền Nam từ năm 1963-1975. Đó là một kỳ tích.

Chỉ trong 12 năm, những người làm báo Quân giải phóng đã cho ra đời 338 số với hàng nghìn tin bài phản ánh mọi hoạt động của quân và dân miền Nam từ năm 1963-1975. Đó là một kỳ tích.

Đại tá, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Hồ Sơn Đài (ngoài cùng bên phải) giao lưu tại chương trình. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày ra đời của báo Quân giải phóng (1/11/1963-1/11/2023), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi giao lưu giới thiệu cuốn sách “Báo Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam (1963-1975)” của Đại tá, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Hồ Sơn Đài.

Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1/11/1963, báo Quân giải phóng - cơ quan của Quân ủy, Bộ Chỉ huy Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam, tiếng nói của các lực lượng Vũ trang Nhân dân giải phóng Miền Nam phát hành số đầu tiên, khởi đầu quá trình hoạt động đến ngày đất nước hòa bình thống nhất.

Trong điều kiện chiến tranh khốc liệt, việc viết được một bài báo và chuyển tay bài báo ấy (xé từ cuốn sổ học trò trăm trang) về tòa soạn đã khó, việc in ấn ra tờ báo để phát hành đến từng trung đội Quân giải phóng trên toàn miền càng khó hơn.

Vậy mà chỉ trong 12 năm, những người làm báo Quân giải phóng đã cho ra đời được 338 số. Đó là một kỳ tích. Báo có đủ tất cả chuyên mục: xã luận, bình luận, thông cáo báo chí, tin tức thời sự, phóng sự, ghi chép, tường thuật, tổ tiên ta đánh giặc, gương người tốt việc tốt, tùy bút, thơ, tranh, biếm họa…

Trong 338 số báo, các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo đã công bố hàng nghìn tin bài (chưa kể hàng trăm bài khác được đăng trên các báo Giải phóng, Quân đội Nhân dân, Nhân dân, Đài Phát thanh Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam…) phản ánh mọi hoạt động của quân và dân miền Nam từ năm 1963 đến năm 1975.

Đó là những bài báo quán triệt chủ trương, nhiệm vụ đấu tranh trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể; phổ biến các tấm gương tập thể và cá nhân điển hình, những thông tin tri thức, bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang; là những bài báo tố cáo bản chất, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn, khích lệ nhân dân và lực lượng vũ trang vượt qua mọi gian nan thử thách, tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.

Hoạt động của báo Quân giải phóng đã thực sự trở thành một bộ phận quan trọng hợp thành mũi đấu tranh chính trị trong phương châm "hai chân, ba mũi, ba vùng;" một vũ khí tin cậy, sắc bén của Quân ủy, Bộ Tư lệnh, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng và văn hóa.

Cuốn sách được giới thiệu đến độc giả dịp kỷ niệm 60 năm ngày ra đời báo Quân Giải phóng. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)

Để thực hiện được cuốn sách này, Đại tá, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Hồ Sơn Đài đã dành nhiều thời gian, công sức sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng.

Qua hơn 400 trang sách, tác giả đã tái hiện được quá trình ra đời từ số đầu tiên đến số xuất bản cuối cùng ngày 15/10/1975 của báo Quân giải phóng.

Đại tá, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Hồ Sơn Đài tâm sự: vượt qua mọi khốc liệt, hàng nghìn tin, bài viết tay trên các trang giấy xé từ tập vở trăm trang nhòe máu từ mặt trận gửi về xưởng in đang liên tục di chuyển trong các cánh rừng, rồi từng tờ báo lần lượt rời xưởng in đến tay người đọc.

Cũng như những phương tiện truyền thông khác lúc bấy giờ như báo Giải phóng, Đài Phát thanh Giải phóng, nội dung của báo Quân giải phóng phản ánh, quy chiếu cuộc chiến tranh chống Mỹ trên chiến trường miền Nam từ hướng tiếp cận của những người lính cách mạng-nhà báo.

Gần nửa trong số họ đã ra đi trước và sau ngày Ba mươi tháng Tư. Tôi viết cuốn sách nhỏ này, phần để góp tư liệu cho nỗ lực phục dựng lịch sử Việt Nam thời hiện đại, phần để tri ân các cựu cán bộ, phóng viên, nhân viên, những người giờ đây dù tuổi đã trên, dưới tám mươi, vẫn vẹn nguyên niềm tự hào một thời làm báo Quân giải phóng./.

Nguồn: Thu Hoài (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=905391

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo

Tóm tắt: 

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi mong muốn lãnh đạo tỉnh Tiền Giang tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi mong muốn lãnh đạo tỉnh Tiền Giang tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Ngày 25/10, Đoàn công tác do ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang trong thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thành Diệu chủ trì buổi tiếp và làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đánh giá cao những nỗ lực của Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao với sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh và các cấp, các ngành; qua đó, phát huy vai trò tập hợp đội ngũ phóng viên, hội viên trong toàn tỉnh vì sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ cũng như góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Ông Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh trong thời gian tới, để Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang tiếp tục phát huy vai trò đơn vị đầu mối trong công tác báo chí của tỉnh, hỗ trợ tốt hơn cho người làm báo Tiền Giang hoàn thành tốt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam và các nhiệm vụ chính trị được giao, Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn lãnh đạo địa phương hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn về nhân sự Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh cũng như thu nhập của người làm công tác Hội; rà soát, kiện toàn về tổ chức Hội; cấp thẩm quyền xem xét, quyết định giao nhiệm vụ gắn với hỗ trợ kinh phí cần thiết để Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch đề ra, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Đồng thời, tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ người làm báo, đầu tư nguồn lực đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến lược chuyển đổi số báo chí trên địa bàn.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo và các cơ quan hữu quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý phóng viên, hội viên và tổ chức giao ban báo chí định kỳ; chú trọng xử lý nghiêm những cơ quan báo chí hoạt động sai tôn chỉ, mục đích hoặc những nhà báo, hội viên đăng tải những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật, trái pháp luật…

Ông Nguyễn Đức Lợi khẳng định Hội Nhà báo Việt Nam luôn đồng hành cùng địa phương hỗ trợ nhà báo, hội viên tỉnh Tiền Giang đề cao trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp; khuyến khích và động viên người làm báo không ngừng học hỏi, nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi kỹ năng, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc. Từ đó, góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, xây dựng nền báo chí Tiền Giang ngày càng vững mạnh, tạo đồng thuận xã hội cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn đổi mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Diệu phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thành Diệu tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của Đoàn công tác; trên cơ sở đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh tiếp tục hỗ trợ Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang tháo gỡ khó khăn trên các lĩnh vực, tiếp tục phát huy vai trò tập hợp hội viên, phóng viên, người làm báo trong tỉnh, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng tại địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

Đặc biệt là thông qua truyền thông để đưa các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước vào đời sống, đấu tranh phản bác kịp thời những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch, cùng chung sức xây dựng nền văn hóa mới, con người Việt Nam mới tiên tiến, giàu bản sắc văn hóa và kiên định lập trường, tư tưởng cộng sản.

Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang có 146 hội viên đang sinh hoạt tại 1 Liên Chi hội và 4 Chi hội trực thuộc. Trong đó, có 96,4% hội viên có trình độ từ Đại học trở lên; 89,8% hội viên là đảng viên; 36,7% hội viên có trình độ Lý luận chính trị cao cấp đang phát huy vai trò là hạt nhân trong lãnh đạo và nòng cốt tích cực trong các hoạt động báo chí tại địa phương.

Theo đánh giá của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, trong thời gian qua, báo chí Tiền Giang đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, phản ánh sinh động mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.

Hội Nhà báo tỉnh tham gia tích cực các hoạt động phong trào do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức; vinh dự được nhận Cờ thi đua của Trung ương Hội năm 2022, Bằng khen Trung ương Hội năm 2021, Bằng khen Trung ương Hội cho cá nhân năm 2020 và 2021./.

Nguồn: Minh Trí (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=904137

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Các hãng truyền thông lớn đứng trước thách thức đến từ AI tổng quát

Tóm tắt: 

Từ tháng 5, Google đã bắt đầu cho ra mắt công cụ tìm kiếm mới được hỗ trợ bởi AI tổng quát có tên Trải nghiệm Sáng tạo Tìm kiếm để tạo bản tóm tắt phản hồi một số truy vấn tìm kiếm.

Từ tháng 5, Google đã bắt đầu cho ra mắt công cụ tìm kiếm mới được hỗ trợ bởi AI tổng quát có tên Trải nghiệm Sáng tạo Tìm kiếm để tạo bản tóm tắt phản hồi một số truy vấn tìm kiếm.

Google đã cho ra mắt công cụ tìm kiếm được hỗ trợ bởi AI tổng quát. (Nguồn: Google)

Người dùng có thể không bao giờ phải đọc tin tức trong đời, vì trí tuệ nhân tạo có thể xử lý tất cả thông tin trên web và đưa ra bản tóm tắt theo yêu cầu.

Đó là cơn ác mộng đối với các ông trùm truyền thông khi Google và các công ty khác thử nghiệm cái gọi là AI tổng quát, tạo ra nội dung mới dựa trên dữ liệu trong quá khứ.

AI tổng quát là loại trí tuệ nhân tạo được lập trình để tự động tạo ra nội dung mới như văn bản, hình ảnh, âm thanh và video.

Từ tháng 5, Google đã bắt đầu cho ra mắt công cụ tìm kiếm mới được hỗ trợ bởi AI tổng quát, sau khi giới chuyên gia trong ngành đặt câu hỏi về sự nổi bật trong tương lai của gã khổng lồ công nghệ này trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng sau sự nổi lên của chatbot có khả năng nói chuyện với người dùng (ChatGPT) của hãng OpenAI.

Công cụ có tên Trải nghiệm Sáng tạo Tìm kiếm (Search Generative Experience - SGE), sử dụng AI tổng quát để tạo bản tóm tắt phản hồi một số truy vấn tìm kiếm. Những bản tóm tắt này sau đó xuất hiện ở đầu trang chủ tìm kiếm của Google, với các liên kết để người đọc tìm hiểu rõ hơn.

Google cho biết các thông tin tổng quan do AI tạo ra được tổng hợp từ nhiều trang web với các liên kết được thiết kế cho việc nghiên cứu sâu hơn.

Theo Google, SGE là thử nghiệm tùy chọn cho người dùng, nhằm giúp hãng phát triển và cải thiện sản phẩm, đồng thời kết hợp phản hồi từ các nhà xuất bản tin tức.

Nếu các hãng truyền thông muốn ngăn AI của Google sử dụng nội dung của họ để giúp tạo ra những bản tóm tắt đó, thì họ phải sử dụng cùng một công cụ có thể ngăn chúng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google, khiến chúng hầu như không hiển thị trên web.

Theo 4 hãng truyền thông lớn, sản phẩm vẫn đang phát triển này - hiện đã có mặt ở Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản - đã gây lo ngại cho các các hãng truyền thông khi họ phải cố gắng xác định vị trí của mình trong một thế giới, nơi AI có thể thống trị cách người dùng tìm kiếm và trả tiền cho thông tin.

[Chatbot AI của Google vượt qua bài kiểm tra cấp phép hành nghề y ở Mỹ]

Những lo ngại đó liên quan đến lưu lượng truy cập trang web, nghi vấn liệu các hãng truyền thông còn được coi là nguồn thông tin xuất hiện trong các bản tóm tắt tin tức của SGE hay không và tính chính xác của những bản tóm tắt đó.

Đặc biệt, các hãng truyền thông muốn được trả thù lao đối với những nội dung mà các hãng công nghệ sử dụng.

Nhà phân tích cấp cao Nikhil Lai của Forrester Research cho biết SGE chắc chắn sẽ làm giảm lưu lượng truy cập tự nhiên của các hãng tin tức và các hãng này sẽ phải tính đến phương thức khác để xác định giá trị của tin tức đó.

Mặc dù vậy, ông tin rằng danh tiếng của các hãng tuyền thông sẽ vẫn được duy trì do các liên kết của họ xuất hiện trên SGE.

Các hãng truyền thông cho biết họ đã nỗ lực cải thiện trang web của họ để hiển thị nổi bật trong tìm kiếm truyền thống của Google, song họ không có đủ thông tin để làm điều tương tự cho các bản tóm tắt mới của SGE./.

Nguồn: Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=903394

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Chú trọng giáo dục đạo đức nghề báo trong đào tạo báo chí-truyền thông

Tóm tắt: 

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Đảng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đào tạo báo chí-truyền thông, nhấn mạnh vấn đề giáo dục đạo đức nghề báo phải được đặt lên hàng đầu.

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Đảng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đào tạo báo chí-truyền thông, nhấn mạnh vấn đề giáo dục đạo đức nghề báo phải được đặt lên hàng đầu.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Chiều 19/10, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác, đã làm việc với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực chính trị, khoa học xã hội và nhân văn; trọng tâm là công tác báo chí, truyền thông.

Báo cáo với Đoàn công tác, Giáo sư-Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết trong cơ cấu đào tạo và nghiên cứu hiện nay của trường, Báo chí-Truyền thông là ngành đào tạo trọng điểm, lĩnh vực chuyên sâu và phục vụ cộng đồng rộng rãi.

Từ năm 1990 đến nay, lĩnh vực báo chí-truyền thông đã được đào tạo ở cả ba hệ (Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ) với hơn 1 vạn cử nhân, gần 1 nghìn thạc sỹ, tiến sỹ, cùng nhiều khóa bồi dưỡng-tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ nhà báo toàn quốc.

Đặc thù đào tạo về báo chí của nhà trường là đào tạo liên ngành, liên thông, theo mô hình tín chỉ, đào tạo bằng kép… Nhân lực ngành Báo chí do nhà trường đào tạo có khả năng làm việc ở nhiều công việc, môi trường; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp tốt.

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo báo chí-truyền thông trong thời gian tới, lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhà trường kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo đánh giá tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí-truyền thông; ban hành văn bản chỉ đạo định hướng chiến lược cho lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí-truyền thông; có chỉ đạo sát sao hơn về quy hoạch tổng thể các cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông, định hướng phát triển ngành đào tạo này cho các cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập; chủ trì biên soạn một số giáo trình dạy chung trong các cơ sở đào tạo báo chí-truyền thông...

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn công tác và Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã trao đổi, phân tích, chỉ ra tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo báo chí-truyền thông trong tình hình mới.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng thời gian tới, đào tạo báo chí-truyền thông cần gắn nhiều hơn với thực tiễn đời sống báo chí đang biến chuyển nhanh chóng.

Sinh viên báo chí phải được thực hành càng nhiều càng tốt, tham gia nhiều hơn vào hoạt động thông tin báo chí tại tòa soạn ngay từ những năm học đầu.

[Nâng cao vai trò của Hội Nhà báo trong giáo dục đạo đức cho hội viên]

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Quốc Minh đề nghị các cơ sở đào tạo về báo chí-truyền thông cần chú trọng hơn nữa đến giáo dục đạo đức nhà báo cho đội ngũ những người làm báo chí-truyền thông tương lai ngay từ trên ghế nhà trường.

Đồng thời, cơ sở đào tạo tăng cường cập nhật các xu hướng công nghệ báo chí hiện đại để hình thành một lớp những người làm báo không chỉ tinh thông về nghiệp vụ mà còn biết ứng dụng công nghệ làm báo hiện đại vào nghề nghiệp, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong báo chí nước nhà.

Giáo sư-Tiến sỹ Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có nhiều đề án đổi mới công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trong đó có lĩnh vực báo chí-truyền thông.

Đại học Quốc gia Hà Nội đã có chính sách về phân tầng đào tạo, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội, có chính sách thu hút sinh viên giỏi. Với chính sách đó, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cấu trúc lại chương trình đào tạo gắn chặt chẽ lý thuyết với thực hành.

Nhà trường có trung tâm thực hành báo chí-truyền thông gắn với bối cảnh chuyển đổi số. Tuy nhiên, cơ sở đào tạo này đang vướng một số quy định của Nhà nước khiến cho việc triển khai mô hình đào tạo mới gặp khó khăn.

Do vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn rất mong muốn được trao các cơ chế thí điểm mô hình đào tạo mới trong giai đoạn tới.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Phát biểu chỉ đạo, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết Đảng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đào tạo báo chí-truyền thông; đặt ra yêu cầu tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo dục-đào tạo để hình thành đội ngũ nhà quản lý, phóng viên, biên tập viên báo chí-truyền thông tinh thông nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Đặc biệt, vấn đề đạo đức nghề báo phải được đặt lên hàng đầu.

Với yêu cầu đó, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cơ quan chức năng cần phối hợp nghiên cứu đưa đào tạo báo chí-truyền thông trong một thể thống nhất thích ứng với thời cuộc; tiếp tục thực hiện tốt đào tạo bồi dưỡng đội ngũ người làm báo trong thời kỳ mới, trong đó hướng tới xây dựng được một khung chương trình đào tạo chuẩn trong phạm vi toàn quốc.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống, giữ vững các giá trị cốt lõi, không ngừng đổi mới, sáng tạo, xứng đáng là một trong những cơ sở trọng điểm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực báo chí-truyền thông; cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tham gia góp ý xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tư tưởng./.

Nguồn: V.Đ (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=903204
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Bộ TT&TT phát động “Chiến dịch Tin” nâng ý thức người dùng Internet tại Việt Nam

Tóm tắt: 

Với thông điệp ‘Tin trên mạng, tin cho đúng”, mục tiêu của Chiến dịch là cung cấp những thông tin, kỹ năng cơ bản để người sử dụng Internet có thể nhận biết, phát hiện, phòng tránh tin giả, thông tin xấu độc trên mạng.

Với thông điệp ‘Tin trên mạng, tin cho đúng”, mục tiêu của Chiến dịch là cung cấp những thông tin, kỹ năng cơ bản để người sử dụng Internet có thể nhận biết, phát hiện, phòng tránh tin giả, thông tin xấu độc trên mạng.

Ngày 11/10, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) - Bộ TT&TT phối hợp cùng báo VnExpress, Công ty CP dịch vụ trực tuyến FPT và TikTok Việt Nam tổ chức Chương trình phát động các hoạt động của chiến dịch truyền thông nâng cao ý thức người dùng Internet tại Việt Nam mang tên “Chiến dịch Tin”.

Kỳ vọng tạo sân chơi lành mạnh, khuyến khích người sử dụng Internet tại Việt Nam

Công bố khởi động Chiến dịch Tin, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm hoan nghênh sáng kiến "Chiến dịch Tin", chủ đề Anti Fake News (chống tin giả).

Theo Thứ trưởng, thực trạng tin giả có thêm nhiều diễn biến mới không thể ngồi chờ đợi và cần phải có những người có ảnh hưởng tích cực trên mạng xã hội. Hiện nay, các nền tảng xuyên biên giới chuyển đổi sang mô hình thu tiền người dùng để không phải xem quảng cáo cho thấy tín hiệu tích cực việc chống tin giả, tin xấu độc. Những nhà sáng tạo nội dung muốn thu được tiền cũng cần phải thay đổi quan điểm phục vụ, phát huy trách nhiệm xã hội và đồng hành với cơ quan nhà nước để lan tỏa giá trị tốt đẹp, chính sách đến người dân theo cách phù hợp nhất.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm phát biểu. Ảnh: Bình Minh

Chia sẻ tại sự kiện, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho rằng, sáng tạo nội dung là một nghề rất mới tại Việt Nam song manh mún. Có người chọn làm nội dung “sạch”, có bộ phận không nhỏ chọn làm nội dung “bẩn” để nhanh nổi tiếng, nhanh kiềm tiền. Bởi vậy, thông điệp là: “Các nhà sáng tạo nội dung hãy chọn làm nội dung có ích sẽ được cộng đồng ủng hộ và phát triển nghề nghiệp lâu dài”.

Cục trưởng Lê Quang Tự Do cũng chia sẻ "Chiến dịch Tin" cũng đưa ra nhiều hoạt động nội dung nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, nhất là các nhà báo để sản xuất các sản phẩm nhằm cảnh báo cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong phòng, chống tin giả.

Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT Lê Quang Tự Do chia sẻ về chiến dịch "Tin". Ảnh: Bình Minh

Theo Ban tổ chức, với thông điệp ‘Tin trên mạng, tin cho đúng”, mục tiêu của Chiến dịch là cung cấp những thông tin, kỹ năng cơ bản để người sử dụng Internet có thể nhận biết, phát hiện, phòng tránh tin giả, thông tin xấu độc trên mạng. Đồng thời, nhận thức rõ trách nhiệm trong việc đăng tải, cung cấp, chia sẻ thông tin trên mạng.

Cũng theo Ban tổ chức chiến dịch, tên gọi “Tin” vừa có ý nghĩa là tin tức, thông tin hàng ngày được sản xuất trên Internet, vừa có ý nghĩa là niềm tin, là sự tin tưởng. “Chiến dịch Tin” kỳ vọng tạo một sân chơi lành mạnh, khuyến khích người sử dụng Internet tại Việt Nam có thể sáng tạo, sản xuất nội dung tích cực, đem lại giá trị cho cộng đồng; tôn vinh những người làm trong lĩnh vực truyền thông và các nhà sáng tạo nội dung và tạo không gian gặp gỡ cho những người tham gia vào quá trình xuất bản thông tin trên không gian mạng có thể chia sẻ kinh nghiệm, trách nhiệm và đạo đức làm nghề.

“Chiến dịch Tin” được bắt đầu triển khai từ tháng 10 - 11/2023 bao gồm các hoạt động chính: Cuộc thi sáng tạo nội dung “Anti Fake News” và Chương trình Tinternet - Nâng cao văn hóa mạng tại Việt Nam.

Sân chơi tuyên truyền phòng, chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng

Về hoạt động cuộc thi sáng tạo nội dung “Anti Fake News”, cuộc thi được Cục PTTH&TTĐT, Báo VnExpress và TikTok Việt Nam phối hợp tổ chức từ 2/10 - 28/10 năm 2023. Với tổng giá trị giải thưởng lên tới 150 triệu đồng, cuộc thi là sân chơi dành cho mọi đối tượng có thể sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok nhằm hướng đến mục tiêu tuyên truyền phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng.

Để tham gia, người dự thi cần đăng video tối thiểu 15 giây ở chế độ công khai kèm hashtag #AntiFakeNews #tin trên nền tảng TikTok với nội dung theo 3 chủ đề:

(1) Thực hiện điệu nhảy “Anti Fake News” dựa trên điệu nhảy do Ban tổ chức công bố;

(2) Hát bài hát chủ đề của chương trình hoặc sáng tác/viết lời bài hát theo chủ đề của cuộc thi “Anti Fake News”;

(3) Kể câu chuyện hoặc diễn hoạt cảnh về tình huống và cách xử lý khi bản thân hoặc người thân gặp phải dựa trên những thông tin:

Thứ nhất: Thông tin chưa đúng sự thật, chưa được kiểm chứng hoặc diễn giải chưa đúng bối cảnh gây ra hiểu lầm và ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Thứ hai: Thông tin lừa đảo, chưa đúng sự thật khiến cộng đồng hiểu sai và tin vào điều đó dẫn đến những tác động tiêu cực;

Thứ ba: Đạo đức của người làm truyền thông khi sản xuất thông tin trên không gian mạng;

Thứ tư: Vô tình chia sẻ thông tin sai hoặc thiếu kiểm chứng vì tin tưởng người đưa tin.

Ảnh: Bình Minh

Tinternet - Nâng cao văn hóa mạng tại Việt Nam

Về Chương trình Tinternet - Nâng cao văn hóa mạng tại Việt Nam: Chương trình dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 11/2023. Đây là chặng cuối của “Chiến dịch Tin” trong năm 2023 với các hoạt động chính bao gồm: (1) Khu gian hàng với các minigame liên quan đến chủ đề của chương trình; (2) Hội thảo “Tin nên tin” có sự góp mặt và chia sẻ đến từ các chuyên gia truyền thông, các nền tảng trực tuyến và những nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng; (3) Lễ trao giải cuộc thi “Anti Fake News” cùng những phần trình diễn, giao lưu của các nghệ sĩ khách mời.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình triển khai Chiến dịch, hoạt động truyền thông bao gồm các tin bài, video cũng được thực hiện và chia sẻ rộng rãi trên mọi nền tảng trực tuyến như Báo VnExpress, Fanpage VnExpress.net, Fanpage chính thức của chương trình Anti Fake News, TikTok,... nhằm góp phần đưa thông tin và thông điệp của chương trình tới đông đảo công chúng tại Việt Nam./.

Nguồn: Bình Minh/ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí với bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời kỳ Chuyển đổi Số

Tóm tắt: 

Báo chí đã tạo ra được khí thế sôi nổi, lan tỏa và tạo động lực cho toàn xã hội trong tham gia vào các nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước, trong đó có việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Báo chí đã tạo ra được khí thế sôi nổi, lan tỏa và tạo động lực cho toàn xã hội trong tham gia vào các nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước, trong đó có việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Văn Nhật/TTXVN)

Sáng 6/10, tại Nghệ An, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí với Công tác Bảo vệ Nền tảng Tư tưởng của Đảng trong thời kỳ Chuyển đổi Số.

Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí.

Hội nghị có ý nghĩa quan trọng đối với các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, cơ quan báo chí trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, hướng tới sơ kết 5 năm triển khai Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị, đồng thời là sinh hoạt chính trị-nghiệp vụ bổ ích đối với báo chí nói chung.

Tại Hội nghị, báo cáo của Hội Nhà báo Việt Nam cho thấy thực hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, báo chí đã tạo ra được khí thế sôi nổi, lan tỏa và tạo động lực cho toàn xã hội trong tham gia vào các nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước, trong đó có việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Thực tiễn cho thấy báo chí Trung ương với thế mạnh về nền tảng lý luận, tích cực thông tin sâu sắc mảng nội dung nghiên cứu chính trị, phân tích, khẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Marx-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền rộng rãi về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh...

Trong khi báo chí địa phương với đặc trưng khác biệt về địa lý, dân cư, văn hóa vùng miền lại có những phương pháp, cách làm riêng trong đấu tranh, ngăn chặn các đối tượng chống phá, thù địch, nhất là đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền.

Tại Hội nghị, các đại biểu có nhiều ý kiến, tham luận tập trung vào kinh nghiệm thực tế của báo chí trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; khó khăn, thách thức đối với đội ngũ nhà báo trong phản bác quan điểm sai trái, đấu tranh chống các thế lực thù địch; chia sẻ bài học kinh nghiệm, giải pháp, cách làm trong việc áp dụng thành tựu của công nghệ số trong tổ chức tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Các tham luận cho thấy các cơ quan báo chí chủ động vào cuộc, tích cực tham gia quảng bá chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, chính sách, pháp luật tiến bộ của Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và "chống;" kiên cường đấu tranh với nội dung xấu độc, quan điểm sai trái trên mạng xã hội; nhận diện, phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề "dân chủ," "nhân quyền," "tôn giáo," "dân tộc," "xã hội dân sự," "tự do ngôn luận," "tự do báo chí"... để chống Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hội nghị thêm một lần nữa khẳng định việc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch không thể không nói tới vai trò đặc biệt của báo chí cách mạng; cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng hiện nay còn không ít khó khăn, báo chí không chỉ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng-văn hóa mà còn là nguồn cổ động tập thể, người tổ chức tập thể để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.../.

Nguồn: Nguyễn Văn Nhật (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=900591

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo