Syndicate content

Nghề báo

Đọc lại bài báo đoạt giải B báo chí Quốc Gia 2013

Tối 21-6, đúng ngày kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, lễ trao giải Báo chí quốc gia đã được tổ chức trang trọng tại Cung văn hóa hữu nghị Hà Nội.

Trong đêm trao giải, Tác phẩm "Thuế báo chí - Cần một cái nhìn chuẩn mực" của tác giả Trần Lan Anh (Khánh An, Nguyên Huy) – Chi hội Nhà báo Báo và Tạp chí, Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam đã lên nhận giải B

Nhóm tác giả đoạt giải B (Ảnh:Tuổi Trẻ)

Congluan.vn trân trọng giới thiệu lại tác phẩm báo chí  Thuế báo chí - Cần một cái nhìn chuẩn mực

Mức thuế suất 25% là quá cao

Tại dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP chỉ cho phép tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của cơ quan báo chí là 1 lần tiền lương trả cho người lao động, phần còn lại lấy từ lợi nhuận sau thuế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phần thu nhập phải chịu thuế TNDN của cơ quan báo chí. Cũng theo các báo thì thời gian qua, hoạt động phát hành báo hầu như không có lãi, thậm chí lỗ, còn hoạt động quảng cáo lại tách riêng để tính theo mức thuế suất 25%, không cho bù trừ chi phí với hoạt động phát hành. Do đó, mức thuế suất 25% là quá cao.

Với những lý do đó, Bộ Tài chính đề xuất phương án điều chỉnh chính sách thuế đối với hoạt động báo chí trên nguyên tắc: các báo được dùng thu nhập từ hoạt động quảng cáo để bù đắp chênh lệch chi lớn hơn thu (nếu có) của hoạt động báo chí trước khi xác định thu nhập tính thuế TNDN, đồng thời vận dụng cách xác định thu nhập tính thuế TNDN phù hợp với đặc thù hoạt động của các cơ quan báo chí và hướng dẫn các báo được trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

Theo phân ngành kinh tế quốc dân của Tổng cục Thống kê, báo chí được xếp vào lĩnh vực văn hóa, tuy nhiên đến nay, thuế TNDN đối với các cơ quan báo chí vẫn ở mức 25%. Có ý kiến cho rằng, nên thay đổi mức thuế suất thuế TNDN áp dụng để tạo điều kiện cho kinh tế báo chí phát triển.

Báo chí: Cần chính sách thuế hợp lý hơn

Không phủ nhận Quốc hội, Chính phủ đã có sự ưu đãi nhất định về thuế đối với báo chí, như không thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu từ xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành. Tuy nhiên, sự ưu đãi về thuế là chưa đủ để báo in tăng sức cạnh tranh với các phương tiện thông tin truyền thông khác; chưa đủ để các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng ấn phẩm nhằm đấu tranh trực diện với những thông tin độc hại, phản cảm, phi văn hoá, thậm chí là phản động xuất hiện ngày càng nhiều trên Internet trong thời đại bùng nổ thông tin.

Theo số liệu tại Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế do Bộ Công thương thực hiện năm 2012, thị trường quảng cáo tại Việt Nam đang tăng trưởng rất mạnh. Nếu như năm 2008, tổng doanh thu của thị trường quảng cáo mới đạt 9.057 tỷ đồng, thì đến năm 2011 đã đạt 17.206 tỷ đồng và theo ước tính, vào năm 2015, tổng doanh thu quảng cáo sẽ đạt trên 24.000 tỷ đồng cùng với sự góp mặt của trên 4.000 DN cung cấp dịch vụ quảng cáo.

Thị trường quảng cáo tăng trưởng 20-30%/năm, nhưng doanh thu quảng cáo của các cơ quan báo in lại tăng trưởng rất thấp, hiện chỉ đạt khoảng 2.332 tỷ đồng, chỉ tăng 13% so với năm 2008. Như vậy, nếu trừ đi tốc độ lạm phát trong 5 năm vừa qua là 63% thì doanh thu quảng cáo trên báo in giảm khoảng 25%.

Cả nước hiện có trên 780 cơ quan báo in với hơn 1.000 ấn phẩm đang phải chia nhau “miếng bánh quảng cáo” quá nhỏ, chỉ chiếm 13% tổng doanh thu quảng cáo trên báo chí và khó có thể nâng được thị phần trước sự cạnh tranh quyết liệt của truyền hình (chiếm 81% thị phần), báo điện tử (chiếm 5% thị phần) nếu không có cơ chế đặc thù về thuế đối với báo in.

Với mức thuế suất 10%, hiện ngân sách cũng chỉ thu được khoảng 233 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng từ hoạt động quảng cáo của báo in - số tiền quá nhỏ nếu đem so với khoản tiền mà các cơ quan thụ hưởng ngân sách chi tiêu không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ (năm 2012, Kho bạc Nhà nước tạm dừng chưa thanh toán trên 800 tỷ đồng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức). Nhưng số tiền này lại đủ lớn để hỗ trợ các cơ quan báo in nâng cao chất lượng ấn phẩm, cải thiện đời sống cho người làm báo, tăng sức cạnh tranh trong thu hút quảng cáo với Internet và truyền hình.

Luật Thuế Thu nhập DN và Luật Thuế Giá trị gia tăng hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là các quy định về thuế suất, ưu đãi thuế đối với cơ quan báo chí nói chung, báo in, tạp chí nói riêng. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, khi xem xét sửa đổi Luật Thuế Thu nhập DN và Luật Thuế Giá trị gia tăng tại Kỳ họp thứ 5 tới đây, Quốc hội cần cân nhắc tính đặc thù của báo chí để ưu đãi thuế như đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường để áp thuế thu nhập DN với thuế suất 10%. Coi doanh thu quảng cáo của báo in, tạp chí như doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ bưu chính, dạy học, dạy nghề… để đưa vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Báo chí rất cần có sự ưu đãi về thuế hợp lý mới thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình. Tổng biên tập một số cơ quan báo chí lớn cho biết, họ mong muốn có một cuộc đối thoại với các cơ quan chức năng để làm rõ các vấn đề liên quan đến chính sách thuế với báo chí, nhằm góp phần làm cho luật pháp của nước ta trở nên hoàn thiện, công bằng và bình đẳng hơn.

N.Huy

Trong thời gian gần đây, kinh tế báo chí trở thành vấn đề được các cơ quan báo chí hết sức quan tâm. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình kinh tế đang có nhiều khó khăn như hiện nay, chúng tôi cho rằng, để báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự là vũ khí của Đảng, Nhà nước trên mặt trận tư tưởng, vấn đề kinh tế báo chí cần được nhìn nhận, đánh giá một cách sâu sắc, đầy đủ hơn, để từ đó có sự điều chỉnh chính sách tài chính đối với cơ quan báo chí phù hợp hơn với tình hình thực tế. Qua trao đổi với lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí, chúng tôi thấy đây cũng là nguyện vọng chung của các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo in.

Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, Nhà nước nên hỗ trợ các cơ quan báo in bằng việc cấp trở lại một phần thuế thu nhập DN đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước để đầu tư cho phát triển, đồng thời nên cho phép các cơ quan báo chí được hưởng các chính sách ưu đãi như đối với DN quy mô vừa và nhỏ. Chúng tôi tin tưởng rằng sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các cơ chế, chính sách nói trên sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình.

Ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam

Kinh tế báo chí, câu chuyện cần được giải quyết thấu đáo

Là người rất quan tâm đến vấn đề kinh tế báo chí, TS. Nguyễn Anh Tuấn- Tổng Biên tập Báo Đầu tư- đã có những phân tích rất sâu sắc thuế báo chí.

Chủ trương khuyến khích các cơ quan báo chí tự trang trải tài chính là đúng đắn nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nhưng đây là một công việc hoàn toàn không dễ dàng đối với các cơ quan báo chí. Để trang trải chi phí sản xuất, các cơ quan báo chí thực hiện kinh doanh thông qua hoạt động phát hành và quảng cáo. Kết quả kinh doanh tùy thuộc vào nhiều yếu tố, không phải lúc nào cũng thuận lợi. Liên tiếp trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến suy giảm kinh tế trong nước đã tác động rất lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các cơ quan báo chí hoạt động tự chủ, tự trang trải về tài chính. Theo thống kê sơ bộ của Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong số hơn 600 tờ báo đang hoạt động, chỉ có khoảng 50 tờ cân đối được thu - chi và có lãi. Ngay cả đối với 50 đơn vị này cũng có năm lãi, năm lỗ. Khi có lãi phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khá cao nhưng khi lỗ, khó có thể được sự hỗ trợ của Nhà nước.

Luật Báo chí đã xác định Báo chí “là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân” với nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng dư luận xã hội. Như vậy, Báo chí là đơn vị sự nghiệp, nhưng là đơn vị sự nghiệp đặc thù, là một ngành nghề đặc biệt. Xét về cả tính chất, chức năng và nội dung hoạt động, cơ quan báo chí không thể được xem là một doanh nghiệp thuần túy, bởi vì doanh nghiệp được thành lập là để kinh doanh còn cơ quan báo chí phải thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, sản phẩm báo chí không phải là một thứ hàng hóa bình thường, mà là một thứ sản phẩm có tác động mạnh mẽ tới nhận thức và hành vi của xã hội. Xét về mặt công nghệ, sản phẩm báo chí là sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao. Do đó, việc quy định báo chí nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp thuần túy là chưa hợp lý.

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã điều chỉnh một số chính sách tài chính nhằm tạo thêm thuận lợi cho các cơ quan báo chí. Đặc biệt, Thông tư số 150/2010/TT-BTC ngày 27/9/2010 của Bộ Tài chính đã cho phép các cơ quan báo chí được hạch toán đầy đủ tiền lương vào chi phí hợp lý, qua đó thuế thu nhập doanh nghiệp của các cơ quan báo chí giảm đi so với trước. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan báo chí vẫn phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 25% là mức cao nhất trong các mức thuế suất.

Chúng tôi kiến nghị cần xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đối với cơ quan báo chí ở mức 10% để có điều kiện tích lũy, đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ tác nghiệp của phóng viên và đầu tư cho công tác đào tạo. Trong tình hình khó khăn hiện nay, các cơ quan báo chí cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước thông qua các chính sách, trong đó có chính sách về thuế nhập khẩu giấy in báo.

Giảm thuế không giảm thu ngân sách

Tại Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, trong báo cáo tổng hợp chung của ba cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo VN tại hội nghị cho hay về hoạt động kinh tế báo chí đang gặp nhiều khó khăn. Khá nhiều doanh nghiệp làm ăn sa sút, hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động ảnh hưởng lớn đến nguồn thu quảng cáo của các cơ quan báo chí.

Cụ thể, theo thống kê bước đầu, tổng doanh thu quảng cáo trên báo chí năm 2012 ước đạt 18.600 tỉ đồng (gần 900 triệu USD), tăng gần 30% so với năm 2011, tuy nhiên tăng chủ yếu từ khối các đài truyền hình, phát thanh - truyền hình và một số ít cơ quan báo chí có khả năng chi phối thông tin và thị trường quảng cáo từ nhiều năm nay. Đáng chú ý là quảng cáo trên báo điện tử và các đài phát thanh vẫn chưa có bước chuyển đáng kể. Khó khăn về tài chính, về nguồn thu quảng cáo khiến nhiều cơ quan báo chí phải giảm kỳ xuất bản, giảm số lượng phát hành...

Liên quan đến hoạt động kinh tế báo chí, tại hội nghị nhiều đại biểu đề cập đến việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần có nội dung bổ sung quy định ưu đãi về thuế suất đối với thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo). Ông Nguyễn Quang Thông (Tổng biên tập báo Thanh Niên) nói: “Khi chúng ta đang tiến hành hội nghị ở đây thì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đang cho ý kiến về dự thảo luật, sắp tới sẽ trình Quốc hội. Dự thảo luật có điều khoản rất mới và rất phấn khởi cho khối báo in. Đó là đề xuất về thuế suất đối với thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo) thay vì ở mức 25% được đề nghị giảm xuống 10%”. Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết đề nghị này cũng là kết quả của văn bản do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông và Hội Nhà báo VN chính thức gửi các cơ quan chức năng.

Theo quy định của Luật Báo chí thì sản phẩm báo chí là sản phẩm văn hóa. Báo chí hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao. Thực tế trong thời gian vừa qua, hoạt động phát hành của hầu hết các cơ quan báo chí đều bị lỗ, phải lấy nguồn thu từ quảng cáo để bù đắp. Đặc biệt, đối với các báo in, số liệu thống kê trong năm 2011 cho thấy, cả hoạt động phát hành và hoạt động quảng cáo cũng bị lỗ.

Để tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan báo trong hoạt động báo in, tạo điều kiện giúp cơ quan báo có nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 13 Luật Thuế TNDN theo hướng bổ sung quy định thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo) của cơ quan báo chí (được thành lập và hoạt động theo Luật Báo chí) được áp dụng mức thuế suất 10% (những hoạt động khác của cơ quan báo chí như chuyển nhượng bất động sản, tổ chức sự kiện, kinh doanh khách sạn, du lịch... thì nộp theo mức thuế suất quy định chung đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các loại hình tương tự).

Giảm thuế cho cơ quan báo chí, giúp cơ quan báo chí, xuất bản hoạt động tốt, vận hành hiệu quả, mang lại lợi ích cho bản thân và lợi ích to lớn hơn cho xã hội, đồng thời, nuôi dưỡng được nguồn thu... Đó chính là sự nhìn xa trông rộng của các nhà làm chính sách, giảm thuế nhưng không giảm thu ngân sách.

K.A

*Nhà báo Đinh Đức Lập- Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết:

Cần phải sắp xếp và phân loại hệ thống báo chí của chúng ta hiện nay ra thành từng nhóm với những tiêu chí cụ thể: về tôn chỉ mục đích, về trách nhiệm tuyên truyền chính trị, văn hóa thuần phong mỹ tục và về trách nhiệm xã hội, về vai trò và hiệu quả hoạt động… căn cứ vào đó để xem xét việc đánh thuế. Việc thu thuế báo chí như hiện nay là cào bằng, và đánh đồng tất cả, rất thiệt thòi cho một bộ phận cơ quan báo chí và dễ đẩy báo chí đến chỗ buộc phải “xa rời tôn chỉ, thương mại hóa” để tồn tại.

*Nhà báo Nguyễn Như Phong- Tổng biên tập báo Năng lượng mới:

Thuế báo chí như hiện nay là một điều vô lí. Trừ những tờ báo được Nhà nước nuôi, cấp kinh phí bằng tiền hoặc bằng cơ chế (bắt buộc các đơn vị phải mua) thì khác, còn các tờ báo ngoài thị trường để sống được là rất khó khăn. Thế cho nên cần phải chia các tờ báo ra, loại báo nào, ấn phẩm nào cần khuyến khích không đánh thuế, thậm chí phải khuyến khích để cho phát triển, tạo điều kiện ưu đãi về cấp vốn, về các cơ chế phát hành báo…

*Nhà báo Lê Quốc Vinh- Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Le Group:

Xét về sự bình đẳng giữa các tổ chức kinh doanh có lợi nhuận và trách nhiệm xã hội, tôi ủng hộ việc báo chí cũng phải nộp thuế như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, thuế suất bao nhiêu thì phải bàn. Chính sách thuế phải đảm bảo cho báo chí có cơ hội tồn tại và không buộc phải đánh mất mình để duy trì sự tồn tại. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, đánh vào lợi nhuận của cơ quan báo chí, nên áp dụng thuế suất dành cho các loại hàng hoá ưu tiên.

NB Nguyễn Tiến Thanh- Tổng Biên tập báo Đời sống & Pháp luật:

Trong điều kiện thực tế hiện nay, cần nhìn nhận báo chí như một lĩnh vực khuyến khích đặc biệt, hoặc được coi là lĩnh vực cần khuyến khích đẩy mạnh xã hội hoá (giống như xã hội hoá văn hoá, y tế, giáo dục,...) và cơ quan báo chí cần được áp dụng thuế suất ưu đãi với mức thuế suất thuế TNDN tối đa là 10%.

Nguồn: congluan.vn

Nhật kí hành trình: Gặp nhà báo 76 tuổi, dự 11 kì World Cup liên tiếp

Nhiều đề tài khác nhau đã được các phóng viên/biên tập viên của báo TT&VH/TTXVN khai thác trong ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Phóng viên Vũ Tú ở Rio de Janeiro, trong ngày nhà báo, đã thực hiện phóng sự cho Kênh truyền hình thông tấn Vnews và viết bài cho ấn phẩm Tin nhanh World Cup 2014 của báo TT&VH, về các đồng nghiệp đang tác nghiệp tại Brazil.

Có hơn 5000 phóng viên, biên tập viên tác nghiệp tại Brazil, và chừng đó người là chừng đó câu chuyện. Đặc biệt, anh Vũ Tú nhấn vào nhà báo Lerman Sy, phóng viên của Hiệp hội báo chí Nam Phi. Năm nay ông 76 tuổi, nhưng ông vẫn làm phóng viên hiện trường. Ông đã dự 11 kỳ World Cup liên tiếp từ năm 1974 tại Tây Đức.

Nhà báo Lerman Sy, ảnh của phóng viên Vũ Tú.

Trong bài "Quyền lực thứ Tư ở World Cup", phóng viên Vũ Tú ghi lại câu trả lời của ông Sy về đam mê nghề nghiệp của ông: “Đây là giải đấu có nhiều vấn đề xảy ra nhất tôi từng tham dự, nhưng hiện tại tôi thấy mọi thứ khá ổn. Bản thân tôi chưa bao giờ thấy mình già, và có thể 4 năm tới tôi sẽ lại đi tiếp.”

Ngoài ra, phóng sự còn đề cập đến các nữ phóng viên châu Âu lỉnh kỉnh đồ đạc, máy quay phim, máy ảnh... tác nghiệp tại World Cup. Đáng ra đó là công việc cho các nam phóng viên, nhưng với niềm đam mê nghề nghiệp và thể thao, các nữ phóng viên đã vượt nhiều khó khăn để theo nghề.

Phóng viên Anh Ngọc thì trung thành với các câu chuyện thú vị và thật lãng mạn dưới góc nhìn của anh. Trong số Tin nhanh TT&VH, Anh Ngọc viết về các bãi biển ở Rio với lời giới thiệu dí dỏm: "Ai đó nói rằng, muốn sống tốt, hãy nhắm mắt lại, đừng nhìn gì hết. Nhưng trên các bãi biển dài hết tầm mắt ở Copacabana và Ipanema tại Rio de Janeiro, bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài mở mắt ra".

Bãi biển nổi tiếng Copacabana, nhìn từ núi Pao de Acucar.
Trang 2-3 của Tin nhanh TT&VH sáng nay.

Anh Ngọc cũng đã thực hiện một phóng sự thú vị về hai người đàn ông Canada đi qua 14 ngàn kilomet, 13 nước, đến Brazil dự World Cup. "Không ít người đã bảo với Tom Henriksen, rằng anh bị điên khi tuyên bố ý tưởng về hành trình độc đáo ấy: 14 nghìn cây số từ Vancouver đến Rio de Janeiro trong vòng hai tháng để dự World Cup, và bằng một chiếc xe cũ rích. Nhưng anh đã làm được, bằng tình yêu bóng đá và cái máu phiêu lưu đến mức điên rồ", Anh Ngọc viết. Bài viết đã được đăng tải sáng nay tại chuyên mục Ký sự World Cup của Thethaovanhoa.vn.

Anh Ngọc (phải) và Tom Henriksen, người đi qua 13 nước, 14 ngàn kilomet.

Nhà báo Phạm Tấn và nhà báo Đức Lộc từ Sao Paulo thì tập chung nhiều vào chuyên môn bóng đá trong các sản phẩm của các anh nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Nhà báo Phạm Tấn, vốn là phóng viên thường trú của TTXVN tại Washington D.C, Mỹ, viết trong chuyên mục "Thư Brazil" về HLV tuyển Mỹ Jurgen Klinsmann. Và chỉ có anh, người có thời gian sống ở Mỹ và rất hiểu nước Mỹ, mới có liên hệ thú vị tư tưởng huấn luyện, chọn quân của Klinsmann với sự bảo thủ của phe Cộng hòa trên chính trường Mỹ. Bài viết đã được đăng tải trên Thethaovanhoa.vn và Tin nhanh TT&VH báo giấy.

Một số bức ảnh rất đẹp về Brazil, từ facebook nhà báo Trương Anh Ngọc:

Đường phố Brazil và giấc mơ vô địch thế giới lần thứ 6.
Ông lão bán hàng và tình yêu đất nước.
Một bức tranh chế giễu chương trình "bình định" các khu xóm liều ở Rio de Janeiro, cho rằng, chính phủ chỉ tạo nên những điều giả tạo với chương trình đưa cảnh sát và đem trường học, y tế đến cho họ... Chụp ở khu xóm liều Manqueira, ngay gần sân Maracana.

 

Những con thuyền trên vịnh Rio de Janeiro... Chụp từ núi Pao de Acucar.

Nguồn: thethaovanhoa.vn

Chùm ảnh: "Rưng rưng" tại Lễ trao giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII

(ICTPress) - Giải báo chí Quốc gia là cuộc hội ngộ được chờ đợi nhất của những người làm báo, những tác phẩm báo chí xuất sắc nhất hàng năm.

Dưới đây là những hình ảnh đẹp, với những khoảnh khắc "rưng rưng" vì tình cảm, khả năng tạo động lực cuộc sống và tính lan tỏa của một tác phẩm báo chí tại Lễ trao giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII.

> Giải báo chí quốc gia 2014: số tác phẩm dự thi, số giải A cao kỷ lục

Tới dự lễ trao giải có các đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TW; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông; Thuận Hữu, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập báo Nhân dân; Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội; Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam; Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, lãnh đạo các Bộ ngành đoàn thể, lãnh đạo các Ban báo chí và địa phương, các tác giả đạt giải và hàng trăm phóng viên, nhà báo.
Màn trình diễn đặc biệt của các phóng viên, nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam
Đồng chí Thuận Hữu, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân phát biểu khai mạc Lễ trao giải.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TW phát biểu tại Lễ trao giải
Đồng chí Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải C
Cuộc "hội ngộ" xúc động khiến tất cả mọi người có mặt tại Lễ trao phải đều "rưng rưng" giữa tác giả đạt giải C Phạm Trung Thành - "Chuyện của tôi" với anh Sơn (cán bộ doanh nghiệp Mạnh Dũng) qua 20 năm làm việc, gắn bó chia sẻ với nhau. Qua cuộc hội ngộ, gặp gỡ giữa tác giả và nhân vật trong tác phẩm của mình, ta có thể thấy được tình cảm giữa nhân vật và nhà báo sâu nặng như thế nào. Sau câu chuyện ý nghĩa này, chúng ta có thể thấy sứ mệnh của những người làm báo, đó là chia sẻ động lực cho những nhân vật của mình, từ động lực và câu chuyện của họ sẽ lan tỏa về nghiệp sống đến những người xung quanh, những người được theo dõi và nghe câu chuyện đó.
Đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả giải B
Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải B
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TW trao giải cho tác giả, nhóm tác giả giải A
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ trao giải các các tác giả, nhóm tác giả giải A
Các tác giả, nhóm tác giả giải A
Các tiết mục văn nghệ kết thúc Lễ trao giải Báo chí quốc giả lần thứ VIII

 Nguyễn Dung

Ảnh: Trần Hải, Nguyễn Dung

Giải báo chí quốc gia 2014: số tác phẩm dự thi, số giải A cao kỷ lục

(ICTPress) -  Tại lễ trao giải báo chí quốc gia lần thứ VIII diễn ra tối 21/6, ông Thuận Hữu - Chủ tịch Hội đồng giải, Chủ tịch Hội Nhà báo VN cho biết, số lượng tác phẩm đoạt giải A cao nhất từ trước đến nay.

> Chùm ảnh: "Rưng rưng" tại Lễ trao giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII

Đây là những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất trên các phương diện: vấn đề, chủ đề, nội dung phản ánh; kỹ thuật trình bày.

Giải báo chí quốc gia năm nay cũng nhận được 1665 tác phẩm dự thi - số lượng cao nhất kể từ mùa giải đầu tiên năm 2006 đến nay. Hội đồng Chung khảo đã tuyển chọn và đề nghị Hội đồng Giải báo chí quốc gia xem xét, quyết định trao giải cho 115 tác phẩm, gồm 8 giải A, 27 giải B, 41 giải C và 39 giải Khuyến khích thuộc 11 thể loại khác nhau.

Lễ trao giải và tôn vinh các tác phẩm báo chí xuất sắc nhất năm 2013 được tổ chức tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội đúng vào ngày kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, ngày truyền thống vẻ vang của những người làm báo cả nước.

Lễ trao giải nhận được sự quan tâm, tham dự của nhiều lãnh đạo Đảng và nhà nước: ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TW; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông; Thuận Hữu, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập báo Nhân dân; Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội; Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam; Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, lãnh đạo các Bộ ngành, đoàn thể, lãnh đạo các Ban báo chí và địa phương, các tác giả đạt giải và hàng trăm phóng viên, nhà báo.

Trưởng Ban Tuyên giáo TW Đinh Thế Huynh, và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao giải cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải A

Đánh giá về giải năm nay, ông Thuận Hữu - Chủ tịch Hội đồng giải Báo chí quốc gia, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Giải năm nay nổi lên nét mới là nhiều tác phẩm viết về điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các đề tài biển đảo; các nỗ lực chống tiêu cực, chống thói hư tật xấu, chống luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch,… khá nổi trội trong giải. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện vấn đề, được đầu tư công phu, cách thể hiện ngày càng chuyên nghiệp, hấp dẫn, thu hút, đưa được thành tựu mới vào hoạt động báo chí.”

Tuy nhiên, ông Thuận Hữu nhấn mạnh, giải năm nay vẫn chưa có những tác phẩm thật sự nổi trội về tính phát hiện, bình luận sắc sảo, điều tra chuyên sâu; thể loại tin, ảnh báo chí vẫn yếu.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Thế Huynh đánh giá, báo chí đã thông tin nhanh nhạy, toàn diện về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa trong nước và quốc tế, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. "Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao vai trò, những đóng góp to lớn của báo chí đối với đất nước", ông Đinh Thế Huynh khẳng định.

Nguyễn Dung

Nhà báo Thông tin và Truyền qua những chuyến đi

(ICTPress) - Ai đó đã nói rằng “Cuộc đời là những chuyến đi”. Điều này càng đúng với các nhà báo, đi để viết và sáng tạo những tác phẩm báo chí. Nhân dịp ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 xin có đôi dòng về các nhà báo Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và những chuyến đi.

Những chuyến đi không thể nào quên

Nhiều năm qua các nhà báo TT&TT đã có nhiều chuyến đi ý nghĩa. Nhưng đặc biệt nhất, ấn tượng nhất có thể kể đến hàng chục nhà báo TT&TT đã được đến với quần đảo Trường Sa và mới đây nhất cũng đã có phóng viên đến với “điểm nóng” Hoàng Sa. Kết quả của những chuyến đi là nhiều tác phẩm báo chí về Trường Sa đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo của Ngành.

Ngọc Khôi, Phóng viên Báo Bưu điện Việt Nam, tham gia đoàn công tác đi thăm Quần đảo Trường Sa năm 2012 cho biết cảm xúc: “Được trực tiếp gặp quân dân trên các điểm đảo ở Trường Sa, nghe và thấy những câu chuyện đời thường nơi đảo xa, tôi cảm nhận những gì mình đã biết trước đây chỉ là một góc rất nhỏ so với thực tế từ chuyến đi này. Và với những câu chuyện đời thường đó, chính những người dân, những lính đảo Trường Sa đã giúp tôi trưởng thành hơn sau chuyến đi”.

Lê Trọng Hiếu, phóng viên quay phim Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng, Tập đoàn VNPT trong chuyến công tác lần đó đã xúc động chỉ nói một câu duy nhất về ấn tượng nhất chuyến đi: “Đã là công dân Việt Nam, nếu có cơ hội hãy ra Trường Sa ít nhất 1 lần”.

Kiên Trung, phóng viên Vietnamnet, đã viết mở đầu một bài báo: Tôi năm nay 31 tuổi. Tôi được ra Trường Sa lần đầu tiên trong đời, sau rất nhiều ngày tháng ấp ủ. Cảm xúc của tôi như thế nào, có lẽ không nói các bạn cũng hiểu…

Đọc bài báo của Trung, bạn đọc xúc động với những dòng viết: Những con người Trường Sa tôi gặp, còn hơn cả những đồng bào ruột thịt. Mỗi con người Trường Sa tôi gặp, với tôi, mỗi người là một pháo đài, kiên trung, bền chắc đến lì lợm, như những cây pơ-mu khổng lồ mọc giữa biển khơi”.

Năm đó, một nhà báo từ Thái Nguyên đã viết về các nhà báo ngành và Kiên Trung: Từ những chuyện rất đời thường như: cây xanh, nước ngọt, họa sĩ vẽ về đảo, sư thầy ra đảo, lễ Phật đản ở Trường Sa, những chú chó ở Đá Lát, đôi chim bồ câu ở Đá Tây,… qua tay Kiên Trung, đều sống động và đầy cảm xúc. Đồng nghiệp í ới gọi nhau đọc rồi trầm trồ: “Cùng đi với mình, mà sao nó quan sát nhanh, viết tài thế nhỉ?”

Nhà báo Kiên Trung đã “thu hoạch” kha khá từ chuyến đi với khoảng 20 bài viết đăng trên báo điện tử VietnamNet và mới đây lại có thêm những bài viết mới về Trường Sa sau chuyến tác nghiệp tháng 4/2014.

Nhà báo TT&TT ghi lại những hình ảnh nơi đầu sóng ngọn gió (Ảnh: Vũ Anh Tuấn)

Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Hải Đường, Trưởng đoàn công tác số 7 năm 2012 đã đánh giá cao nhất các nhà báo tác nghiệp tại Trường Sa vì những hoạt động không ngừng nghỉ kể cả khi các đoàn khác, thành viên khác trong đoàn đã nghỉ ngơi. Đặc biệt, ông cảm động khi biết các nhà báo TT&TT đã dành những phần tiền tiết kiệm cá nhân để gửi ra Trường Sa, trực tiếp trao tặng, giúp đỡ các chiến sỹ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như lực lượng không quân tại đảo Trường Sa lớn, Trường Sa Đông, Phan Vinh, Đá Lát, Tốc Tan, An Bang, nhà giàn DK1... và xây dựng chùa trên đảo Trường Sa lớn.

Trong chuyến đi thăm Trường Sa năm 2013, 5 nhà báo TT&TT vất vả hơn bởi đi vào mùa bão tố. Nhà báo Hồng Chuyên, Báo Bưu điện đã ghi lại một trong những khoảnh khắc của chuyến đi đó: Càng về những ngày cuối biển càng gầm gào hơn. Đến đảo Sinh Tồn Đông sóng lớn, mưa to. Khi đoàn phóng viên đã mặc áo phao chỉnh tề chờ lên xuồng vào đảo, thấy tình hình nguy hiểm, Trưởng đoàn công tác quyết định không đưa phóng viên lên đảo mà chỉ dám đưa thân nhân lên. Chỉ có phóng viên Mạnh Vỹ (Tạp chí CNTT&TT) trà trộn vào thân nhân và xuống xuồng vào đảo. Những phóng viên còn lại, đến bây giờ vẫn cảm thấy nuối tiếc vì không vào được đảo nhưng cũng không quên được cảnh lên xuống xuồng hôm đó. Tiếng hò hét chỉ huy, những bước chân lẩy bẩy của thân nhân lần đầu xuống xuồng. Chiến sĩ Hải quân phải bắt chân từng người đặt vào thành xuồng đang liên tục lắc lư vì sóng.

Chuyến công tác nơi đầu sóng ngọn gió khiến những nhà báo cùng ngành đã trở nên thân thiết như những người ruột thịt. Nhà báo Hồng Chuyên mỗi lần gặp nhau sau chuyến đi lại nói sẽ không bao giờ quên những cử chỉ ân cần của nhà báo Mạnh Vỹ đã bưng từng bát cháo, vừa đi vừa thổi rồi hòa từng cốc nước đường chăm chút những người bị say sóng như tôi. Chỉ có nơi đầu sóng ngọn gió, nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc mới hiểu được tình đồng nghiệp quý giá như thế nào.

Sẵn sàng tác nghiệp (Ảnh: PV)

Mới đây nhất, nhà báo Hồng Chuyên đã có mắt tại “điểm nóng” Hoàng Sa. Nhà báo Hồng Chuyên đã kể lại: ở nơi ấy, hàng ngày chúng tôi được chứng kiến sự hung hãn, nghênh ngang côn đồ của tàu Trung Quốc. Tôi đã thấy những cái vồi rồng (pháo nước) từ tàu Trung Quốc bắn vào tàu Việt Nam. Ngày 1/6, biên đội tàu của chúng tôi 3 lần bị tàu Trung Quốc uy hiếp, cản trở. 16 giờ 23 phút ngày 1/6, tàu Trung Quốc đã điên cuồng phun vòi rồng vào tàu chúng tôi, sau đó chủ động đâm va vào tàu Cảnh sát biển (CSB) 2016 của chúng tôi. Khi đâm va, tàu nghiêng nhẹ, chúng tôi đang đứng trên tàu chao đảo. Sau khi đâm xong tàu Trung Quốc còn tiếp tục uy hiếp cản trở tàu của chúng tôi đến gần 1 giờ. Con tàu cảnh sát biển mở hết tốc lực tránh đâm va, lúc đấy bản thân phóng viên như chúng tôi ra biển, lần đầu tiên bị tàu Trung Quốc đâm va thoáng chút lo lắng, bàng hoàng. Nhưng nhìn anh em cảnh sát biển bình tĩnh mưu trí lại thấy yên tâm rất nhiều. Với tôi, thời khắc ấy sẽ mãi không bao giờ quên trong đời làm báo của mình.

Hoàng Sa, Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng, ai cũng muốn đến đó dù chỉ một lần. Tôi may mắn là người được đặt chân đến hai nơi ấy, trong hai năm liên tiếp, nhà báo Hồng Chuyên đã xúc động cho biết.

Kinh nghiệm làm báo từ chính đồng nghiệp những chuyến đi

Qua nhiều năm làm báo, kinh nghiệm cho thấy việc học hỏi từ những đồng nghiệp sẽ hiệu quả nhất và nhanh nhất.

Nhà báo Trần Bình Tám, Trưởng đoàn nhà báo TT&TT năm 2012, lần thứ hai đi Trường Sa cho biết dường như mỗi nhà báo tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa trong chuyến đi đều cảm thấy như không đủ thời gian, chạy đua với thời gian để kịp ghi chép lại tất cả. Từ trải nghiệm đặc biệt trong chuyến công tác lần này mỗi nhà báo ở từng cơ quan ngoài thời gian tác nghiệp, đã có thời gian trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm tác nghiệp, làm việc nhóm, hỗ trợ nhau và phát huy những ưu điểm của nhau. Trưởng đoàn Trần Bình Tám cho biết từ chuyến đi đầy ý nghĩa này, mỗi nhà báo sẽ phát huy nghiệp báo của mình hơn nữa trong tương lai.

Trong chuyến đi Điện Biên dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ cuối tháng 4/2014 tôi cũng rất ấn tượng với các nhà báo ngành mình. Đến với Điện Biên Phủ vào những ngày nắng nóng hơn 40o của đầu hè Tây Bắc nhưng các nhà báo đã xông xáo không biết mệt mỏi để thu thập các tư liệu, hình ảnh, những gì nhiều nhất có thể về mảnh đất lịch sử này và tối đến lại làm việc tới tận khuya để truyền những thông tin, hình ảnh kịp thời về trang báo của mình.

Năng suất nhất có lẽ là những người làm báo điện tử, hôm nào cũng phải 2 tin, bài trở lên. Các nhà báo Nguyễn Dũng, Hoài Thu (Báo điện tử Infonet), Khổng Nhung (Báo điện tử VNMedia) là “cày” ghê nhất đoàn. Cặm cụi cả tối để kịp đưa tin. Đi ngủ cũng không tắt máy tính. Sáng sớm chưa kịp rửa mặt, đánh răng đã ngồi xem tin lên chưa và tranh thủ xem hôm nay đi đâu, phỏng vấn ai…

Ba nhà báo “thâm niên” của Báo điện tử VietnamNet lại tìm cách viết khác, đó là tìm những đề tài “độc”. Nhà báo Phong Doanh, Quốc Tín tìm đến một nơi tưởng niệm những binh lính Pháp đã tử trận trong 56 ngày đêm ở nơi mà với họ là hỏa ngục và có một bài viết “Một giọt lệ cho những linh hồn vương vất”. Nơi tưởng niệm đó ở chính ngay trong lòng Điện Biên Phủ. Nhà báo Nguyễn Đăng Tấn với bài viết “Điều ít biết về Tô Vĩnh Diện” đã cho bạn đọc thêm nhiều thông tin về anh hùng Liệt sỹ Tô Vĩnh Diện: “Tôi đứng lâu trước mộ anh hùng Tô Vĩnh Diện, nghĩ về chiến công của anh, nhớ về ngôi làng đã sinh ra anh. Thật ra trên sách báo vẫn lẫn lộn huyện của anh và ít ai biết được ngôi làng đã sinh ra anh thế nào”.

Trong chuyến đi Điện Biên đáng nhớ ấy, bất cứ lúc nào rảnh một chút nhà báo Nguyễn Đăng Tấn, cũng đã từng là lính cụ Hồ, lại kể nhiều câu chuyện đời, chuyện tác nghiệp, thỉnh thoảng lại ấn tay vào trán nhà báo trẻ Nguyễn Dũng với giọng nói như một người cha “viết như này chưa được con ạ”. Nhà báo Nguyễn Đăng Tấn kết thúc chuyến đi còn sáng tác được 5 bài thơ về Điện Biên Phủ.

Còn nhiều nữa những chuyến đi, những kỷ niệm về con người, địa danh đã qua nhưng trong giới hạn một bài báo không thể nói hết những cảm xúc, những hoạt động của những nhà báo của Ngành, nhưng những kỷ niệm sẽ đi cùng năm tháng với mỗi nhà báo.

Quế Lâm

Báo chí quốc tế tiếp tục bình luận về tình hình Biển Đông

Các hãng thông tấn lớn trên thế giới và nhiều tờ báo quốc tế tiếng Anh, Pháp, Nhật, Nga ra ngày 20/6 tiếp tục đưa tin về chuyến thăm của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Việt Nam và bình luận về tình hình Biển Đông.

Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Nguồn: Cảnh sát biển

Tờ Les Echos của Pháp đưa ra bình luận về tình hình Biển Đông và những hành động tiếp theo của Việt Nam và Trung Quốc.

“Trung Quốc và Việt Nam đang cố gắng để nối lại đối thoại mà việc lắp đặt giàn khoan dầu ở vùng biển của Việt Nam. Nhưng ngược lại trên thực địa, vụ việc dường như còn rất lâu mới được giải quyết. Trước hết là bởi mỗi ngày xung quanh giàn khoan có không dưới 136 tàu Trung Quốc, trong đó có 5 tàu chiến”. (Theo trang VnExpress).

Tiếp đó và quan trọng hơn là việc Bắc Kinh không chịu nhượng bộ trên khu vực quần đảo Hoàng Sa mà nước này coi là lãnh thổ của mình từ năm 1974.

Như Philippines đã làm vào cuối tháng 3, Việt Nam đang chuẩn bị để nộp hồ sơ lên Hội đồng Trọng tài Liên Hợp Quốc ở La Haye để công nhận đường biên giới biển của mình. 

Ở giai đoạn này, sự linh hoạt của Trung Quốc là rất thấp. Không nghi ngờ gì, nước này sẽ cố gắng ngăn cản Hà Nội đi đến La Haye. Các tranh chấp dự kiến ​​sẽ còn kéo dài.

Trong khi đó, trang Tân Hoa Xã tiếng Nhật có trích lời của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. "Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Trung. Hiện tại, quan hệ Việt - Trung đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng vì vấn đề trên biển".

Trang này cũng trích lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Việt Nam mong muốn tiến hành tiếp xúc, đàm phán với Trung Quốc một cách thẳng thắn, trung thực; mong muốn xử lý vấn đề trên biển một cách đúng đắn, hợp lý; mong muốn cụ thể hóa những nhận thức chung và đồng thuận giữa hai nước và thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực".

Hồng Hoa

Nguồn: vtv.vn

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Tòa án cần bỏ “giấy phép con” gây khó nhà báo

Bên hành lang kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, sáng ngày 19-6, trao đổi với phóng viên về Thông tư 01/2014 của TAND Tối cao buộc nhà báo dự tòa để đưa tin phải trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, đó là “giấy phép con” không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: “Các đơn vị chức năng của Bộ đã báo cáo kết quả rà soát thì thấy Thông tư 01 của TAND Tối cao có quy định nhà báo đến tham dự phiên tòa theo dõi, rồi đưa tin phải trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác của cơ quan là có vướng với Nghị định của Chính phủ và  Luật Báo chí. Trong Nghị định của Chính phủ đã quy định rất rõ là nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo thôi.

Từ kết quả trên, Bộ Tư pháp thấy rằng cần phải góp ý với TANDTC về việc này. Tuy nhiên, về nguyên tắc Bộ Tư pháp không có quyền kiểm tra, kiểm soát Thông tư của TAND Tối cao nên chỉ có thể góp ý. Dự kiến ngày 21- 6, chúng tôi sẽ có văn bản góp ý chính thức gửi đến TAND tối cao”.

*  Trong trường hợp TAND tối cao không sửa thì cơ quan chức năng nào có thẩm quyền “tuýt còi” buộc tòa án phải sửa, thưa ông?

Tôi chắc là TAND tối cao sẽ sửa, nếu không có thể gây ra những rào cản nhất định đối với báo chí. Vì theo quy định trong Thông tư thì bắt buộc nhà báo phải xuất trình trước 15 phút, chậm hơn 15 phút là không được dự, trong khi đó nguyên tắc xét xử của chúng ta là xét xử công khai. Hơn nữa các quyền của báo chí được quy định rõ ràng trong Luật Báo chí và nghị định của Chính phủ rồi.

Còn nếu trong trường hợp TAND tối cao không sửa thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền yêu cầu TAND tối cao xem xét chỉnh sửa cho phù hợp. Tuy nhiên, cá nhân tôi tin chắc rằng, TAND tối cao sẽ sửa lại quy định trên.

Nhưng qua việc này, có thể nói việc thẩm định, kiểm soát các Thông tư của nhánh tư pháp còn có những “khoảng trống”. Bộ trưởng nghĩ sao?

- Hiện nay Bộ đang soạn thảo dự thảo sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tinh thần là sẽ đề nghị với Chính phủ và Quốc hội có cơ chế kiểm soát đối với các thông tư. Tuy nhiên, đối với dự thảo thông tư do TAND tối cao với Viện kiểm sát nhân dân tối cao soạn thảo thì lại là một nhánh khác và trực thuộc Quốc hội.  Vì thế, có lẽ cũng phải có cách tiếp cận thế nào đó, ví dụ như quy định vào trong luật là phải lấy ý kiến của Bộ Tư pháp khi các đơn vị trên xây dựng dự thảo thông tư…

Có ý kiến cho rằng gần đây các bộ, ngành có xu hướng ra các văn bản không thuận lợi cho hoạt động báo chí. Nhận định này có xác đáng không, thưa ông?

- Thực ra đối với các bộ, ngành trong Chính phủ thì tôi chưa thấy có quy định nào đi ngược lại các quy định của Chính phủ về hoạt động của báo chí. Chỉ có một điều chúng tôi còn nợ báo chí là các nghị định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến việc cung cấp thông tin, đăng tải thông tin nhưng mập mờ giữa một bên là chủ thế báo chí, nhà báo với một bên là người dân bình thường khi người ta tung tin sai sự thật. Mới đây tôi cũng đã đốc thúc các đơn vị trong bộ đẩy nhanh việc này, trong đó tách riêng nội dung trách nhiệm của báo chí, xử phạt báo chí thì cấp nào mới được xử phạt, chứ không phải mọi người đều có quyền xử phạt theo quy định của luật.

* Xin cảm ơn Bộ trưởng.

ANH THƯ (ghi)

Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt thân mật những người làm báo

Nhân kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2014) và 2 năm Chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”, chiều 19/6/2014, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật những người làm báo và các tổ chức, cá nhân cùng đồng hành với Chương trình. Dự buổi gặp mặt có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên và đông đảo lãnh đạo các bộ, ngành, phóng viên các cơ quan báo chí.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bác Hồ đã nói báo chí cũng là vũ khí sắc bén để “phò chính, trừ tà”. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Gửi lời chúc mừng tới đội ngũ phóng viên, nhà báo nhân kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cảm ơn các phóng viên báo chí luôn sát cánh cùng Chính phủ, là kênh thông tin hữu hiệu không chỉ phổ biến, tuyên truyền về sự điều hành của Chính phủ mà còn là kênh ghi nhận, tiếp thu ý kiến của nhân dân. Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự đóng góp của báo chí trong thời gian qua. Các kênh báo chí đã hiến kế trực tiếp cho Chính phủ, góp phần hình thành nên những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nói lên tiếng nói của nhân dân. Phó Thủ tướng mong muốn báo chí luôn là vũ khí sắc bén, phò chính trừ tà, cổ vũ, nêu gương những điển hình tiên tiến, nêu cao chính nghĩa, đấu tranh với những thói hư tật xấu và trên hết báo chí cần tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật, bài trừ những thứ mang danh sự thật.

Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên khẳng định, suốt chặng đường 89 năm xây dựng và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đóng góp xứng đáng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Các cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên đã luôn đồng hành cùng Chính phủ thực hiện ngày càng tốt hơn công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các hoạt động chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, những sự kiện quan trọng mang tính thời sự được người dân trong nước và quốc tế quan tâm; đồng thời phản ánh xác thực, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và doanh nghiệp để Chính phủ lắng nghe, nghiên cứu, giải quyết. Trong đó, nổi bật là việc thông tin tuyên truyền, phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Bộ trưởng nhấn mạnh: để có được một sản phẩm đúng nghĩa và có chất lượng, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị và phục vụ công chúng, những người làm báo cách mạng đã luôn tìm tòi, sáng tạo, chủ động xây dựng các kế hoạch chi tiết hàng ngày, thậm chí hàng giờ, thân chinh lao lách, thức khuya dậy sớm, không ngại khó khăn, vất vả. Chất liệu làm nên một sản phẩm có giá trị đích thực đối với báo chí cách mạng là lòng yêu Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, đem cả tâm trí để cống hiến. Phẩm chất của nhà báo cách mạng là sẵn sàng vượt mọi khó khăn, thử thách, chấp nhận rủi ro, dám hy sinh vì nghĩa lớn. Những gương sáng đó xứng đáng được khen thưởng, tôn vinh.

Bộ trưởng cũng khẳng định Chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” là một sáng kiến có hiệu quả, với gần 100 số được phát sóng, Chương trình đã có tác dụng tích cực đối với hoạt động điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, góp phần quan trọng giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân trên nhiều lĩnh vực.

Theo báo quốc phòng

Nhớ nhà báo lão thành Nguyễn Minh Vỹ

(ICTPress) - Tôi được gặp ông, có lẽ là lần gặp cuối cùng vì không lâu sau lần gặp ấy ông đã lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 90. Câu chuyện ông kể với tôi chỉ xoay quanh tình cảm của bà con người Việt Nam tại Pháp.

Nhà báo lão thành Nguyễn Minh Vỹ (baokhanhhoa.com.vn)

Ngày ấy ông tham gia hội nghị Paris về Việt Nam với tư cách phó đoàn, một hội nghị mà theo ông phải gọi là “có một không hai” trong lịch sử Việt Nam và thế giới. Nó kéo dài suốt gần 5 năm từ 1968 đến đầu năm 1973.

Trong 5 năm đấu tranh và đấu trí cam go ấy, đoàn Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ của các nước bè bạn trên toàn thế giới, sự ủng hộ của nhân dân Pháp và đặc biệt là sự ủng hộ của bà con Việt kiều ta tại Pháp. Ông nói: Có bao nhiêu giấy mực cũng không thể ghi lại hết được tình cảm của kiều bào ta, họ đã chia sẻ, lo lắng và không quản khó khăn gian khổ để luôn sát cánh với phái đoàn ta tại Thủ đô Paris. Bất kể thời gian nào, bất kể thời tiết nào hễ có thông báo tập trung là bà con lại kéo về đông đủ…

Vào thời điểm ấy, đất nước ta đang ở giai đoạn của cuộc chiến tranh gay go và ác liệt nhất, cả miền Bắc và miền Nam đều gồng mình lên để đánh Mỹ. Trên bàn đàm phán của Hội nghị Paris về Việt Nam, Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn luôn gây áp lực với phái đoàn của ta, chúng luôn đưa ra những luận điệu cũ rích hoặc tìm cách lẩn tránh những vấn đề mà phái đoàn ta đưa ra để tìm cách trì hoãn hoặc dùng lời lẽ đe dọa bằng Quân sự, cụ thể là cho máy bay đánh phá miền Bắc Việt Nam lần thứ hai…

Dừng lại hồi lâu như để nhớ lại những năm tháng “chiến đấu” không thể nào quên của dân tộc Việt Nam, ông chậm rãi kể tiếp: Sau 170 phiên họp công khai bốn bên và 20 lần gặp riêng hai bên, đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Xuân Thủy làm trưởng đoàn đã công bố “dự thảo hiệp định Paris về hòa bình ở Việt Nam”, phía Mỹ đã chấp nhận vì dự định ký kết chính thức ngày 31/10/1972. Như thể hòa bình đã ở trong tầm tay? Nhưng sau đó ngày 24/10/1972, cố vấn Hen-ry Ket-Sing-Giơ lại thay đổi ý kiến, đề nghị phía Việt Nam sửa đổi một số điều khoản, trong đó có vấn đề về khu phi quân sự “DMZ” và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Trước sự lật lọng đó, cả hai đoàn đại biểu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng phản đối và bỏ các phiên họp chính thức. Tổng thống Mỹ Ních-Xơn liền đe dọa ném bom trở lại miền Bắc với cường độ lớn hơn nếu Việt Nam không trở lại đàm phán và không chấp nhận điều kiện mà phía Mỹ đã đề ra… Cả thế giới sững sờ trong niềm hy vọng mong manh: Hòa bình liệu có đến với Việt Nam? Những ngày đó, không khí làm việc của hai phái đoàn ta tại Paris thật ngột ngạt và căng thẳng.

Chiều 18/12/1972 đồng chí cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ về Hà Nội để nhận sự chỉ đạo chuẩn bị đối phó với tình hình mới đang chuyển hướng căng thẳng. Và đúng như dự kiến, ngay sau khi đồng chí Lê Đức Thọ vừa đặt chân xuống sân bay Gia Lâm - Hà Nội, hồi 18h15’ đồng loạt các màn hình ra đa phòng không của miền Bắc Việt Nam phát hiện 9 tốp máy bay từ sân bay Guam đang bay thẳng vào bầu trời Việt Nam, mở đầu “cuộc hành quân Lai-nơ Bênh-Ker” và đến 19h40’ lệnh báo động khẩn cấp phát ra: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không bắt đầu. Suốt đêm hôm đó, Hà Nội của chúng ta liên tiếp gánh chịu 3 đợt tập kích của 90 lần chiếc B52 và hơn 100 lần các máy chiến thuật ném bom tàn phá Thủ đô và một số tỉnh thành ở miền Bắc. Nhân dân cả nước căm phẫn, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới nín thở theo dõi Ních-Xơn đang “biến Hà Nội thành thời kỳ đồ đá: như thế nào? Nhưng chúng nó đã nhầm, Hà Nội không những vẫn đứng vững mà còn giáng trả cho lũ giặc trời một đòn thích đáng.

Ở Paris, 5h sáng ngày 19/12/1972 dù chưa nhận được tin nhà nhưng qua theo dõi từ hãng thông tấn AP chúng tôi biết Hà Nội đã hạ pháo đài bay B52. Ngay lúc đó tôi đã thảo thông cáo số 1 và bổ sung thêm một số thông tin trong nước. Tin vui nối tiếp tin vui vì mấy ngày tiếp sau, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác đã hạ thêm nhiều B52 và các loại máy bay chiến thuật khác. Đây cũng là bàn đạp để phái đoàn ta tại Paris tấn công liên tục trên phương tiện truyền thông. Ngày 21/12/1972 phiên họp thứ 171 được diễn ra bằng lời tố cáo của Bộ trưởng Xuân Thủy về sự lật lọng của phía Mỹ và tuyên bố bỏ phiên họp này để biểu thị sự phản đối trước những trận ném bom cực kỳ dã man và thái độ lật lọng trền bàn đàm phán của phía Mỹ.

Ở ngoài kia, trên các ngả đường của thành phố Paris, nhân dân Pháp đã xuống đường để phản đối Mỹ và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Bà con Việt kiều tại Pháp mang theo cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ đã tập trung rất đông trước cửa Đại sứ quan Mỹ và trước trụ sở của Hội nghị Paris về Việt Nam để lên án và phản đối phía Mỹ, đòi Mỹ phải dừng ngay lập tức việc ném bom Hà Nội, Mỹ phải rút khỏi đất nước Việt Nam vô điều kiện… Rồi ông cười rất tươi, còn đôi mắt thì cứ nhìn tôi như muốn nói rằng: Cuối cùng ý chí Việt Nam, nhân cách Việt Nam, tinh thần Quốc tế và lòng yêu nước của kiều bào ta ở nước ngoài đã thắng.

Đã ở tuổi 90, mặc dù tinh thần còn minh mẫn nhưng sức khỏe của ông không còn được tốt. Tôi đã xin phép ông được dừng câu chuyện. Chẳng ai ngờ, chỉ ít tháng sau, nhà hoạt động Cách mạng, nhà báo, nhà ngoại giao lão thành đã vĩnh viễn ra đi… Cậu thanh niên họ Nguyễn, dòng giống quyền quý nhưng dám vất bỏ tất cả để đi theo cách mạng để rồi phải chịu sự đánh đập và tù đày của bọn thực dân, chịu biết bao gian khổ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng để làm nên một cái tên bình dị nhưng rất đỗi tự hào: Nhà báo, nhà ngoại giao Nguyễn Minh Vỹ.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông 17/7/1914 - 17/7/2014 và 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc câu chuyện nhỏ về cuộc gặp gỡ muộn màng như một nén tâm nhang thành kính dâng lên nhà báo lão thành Nguyễn Minh Vỹ.

                                                                                 Nhà báo Trần Bình Tám

Mỹ Linh - nhân vật chính trong tác phẩm ảnh giải Nhất

Ngày 18.6 tại Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, CLB Ảnh báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng và khai mạc triển lãm ảnh "Khoảnh khắc đẹp" nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2014).

Triển lãm “Khoảnh khắc đẹp” là dịp để những người đam mê nhiếp ảnh và công chúng quan tâm đến ảnh báo chí được thưởng thức các bức ảnh đẹp về thiên nhiên, con người với những góc  nhìn mới, đa chiều. Đây còn còn là cơ hội để các học viên giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao kỹ năng về nhiếp ảnh.

Cuộc thi ảnh "Khoảnh khắc đẹp" đã thu hút được hơn 1000 tác phẩm dự thi qua hơn 2 tháng phát động với nhiều nội dung phong phú, đa sắc màu. Hội đồng giám khảo đã chọn ra 173 tác phẩm xuất sắc của 68 tác giả trưng bày tại triển lãm ảnh báo chí "Khoảnh khắc đẹp".

Tác phẩm đạt giải nhất "Ca sĩ Mỹ Linh tình nguyện làm từ thiện ở miền Trung"

Trong số 173 tác phẩm, Hội đồng giám khảo chọn được 1 giải Nhất - tác phẩm "Ca sĩ Mỹ Linh tình nguyện làm từ thiện ở Miền Trung"; 2 giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Hữu Nền với tác phẩm "Ngôi trường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp" và "Chiến sỹ đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn tăng gia, phát triển đàn gia cầm, đảm bảo đời sống cho cán bộ chiến sỹ" của tác giả Nguyễn Quốc Hùng; 3 giải Ba thuộc về 3 tác giả Ngô Anh Tuấn, Nguyễn An và Nguyễn Huy Thịnh; và 5 giải khuyến khích.

Tác giả giải Nhất và nhân vật chính trong tác phẩm - ca sĩ Mỹ Linh

Đặc biệt, trong buổi trao giải còn có sự góp mặt của ca sĩ Mỹ Linh. "Đây là khoảnh khắc khó quên trong cuộc đời cô trong một chuyến đi làm từ thiện ở miền Trung và đã vô tình trở thành nhân vật chính của tác phẩm của tác phẩm đạt giải nhất của tác giả Nguyễn Văn Luận. Và tôi hi vọng rằng trong lần tới tôi sẽ được góp mặt tại đây với tư cách là một tác giả của một tác phẩm ảnh hoặc có thể biểu diễn", Mỹ Linh chia sẻ.

Lễ cắt băng khai mạc Triển lãm ảnh

Triển lãm sẽ diễn ra hết ngày 22/6.

Nguyễn Dung