Nghề báo
New York Times sửa lỗi cho sai lầm… 26 năm tuổi
Submitted by nlphuong on Thu, 15/12/2011 - 07:14Đây không phải lần đầu tiên N.Y Times đính chính cho một lỗi mắc phải đã nhiều thập kỷ.
Trụ sở chính của New York Times ở thành phố New York |
Vào năm 1985, một độc giả đã viết thư gửi tới báo này yêu cầu điều chỉnh việc sử dụng cụm từ “hansom cabs” (tạm dịch: taxi xe ngựa hai bánh) để mô tả loại xe ngựa chở khách Công viên Trung tâm.
“Hansom cabs” chỉ có 2 bánh, trong khi loại xe ở Công viên Trung tâm có tới 4 bánh. N.Y Times cho xuất bản bức thư, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng “hansom cabs” cho đến ngày thứ Ba tuần này, 13/12, khi nó phát hành bản sửa sai cho một bài báo phát hành hồi tuần trước.
Đây không phải lần đầu tiên N.Y Times đính chính cho một lỗi mắc phải đã nhiều thập kỷ. Trước đó, năm 1969, báo này đã rút lại một bài xã luận xuất bản năm 1920 - tuyên bố du lịch không gian là chuyện không tưởng.
Họp báo ở đâu?
Submitted by nlphuong on Tue, 13/12/2011 - 06:27(ICTPress) - Phải chăng đó là thông điệp mà Ericsson muốn gửi đến các nhà báo và bạn đọc ngay từ việc chọn địa điểm họp báo ở đâu?
(ICTPress) - Phải chăng đó là thông điệp mà Ericsson muốn gửi đến các nhà báo và bạn đọc ngay từ việc chọn địa điểm họp báo ở đâu?
Họp báo tại một sân golf trong nhà là sáng kiến thú vị của những người bạn tôi ở công ty Ericsson. Đã đến vài sân golf và một số nơi tập golf có mái che và không có mái che nên quả thực khi đọc giấy mời tôi nghĩ ngay đến một không gian cao, rộng và thoáng cho đường bay của bóng từ những cú swing mà chưa hình dung được rằng các báo cáo, hình ảnh và video sẽ được trình chiếu thế nào để có thể thu hút người nghe. “Nhưng chắc chắn sẽ có cái mới” - đó là lời quả quyết của các bạn ở Ericsson.
Vào cuối một chiều thứ Sáu, thật khoan khoái khi được trút bỏ trang phục công sở rồi khoác lên người bộ thể thao, mang theo túi gậy golf, tôi đã cảm thấy thoải mái dễ chịu ngay khi lái xe đến tòa nhà SkyCity nơi đặt CityGolf và là nơi tổ chức họp báo. Nhưng chợt nhớ ra rằng đây vẫn là một cuộc họp và có ai lại mang gậy đánh golf vào nơi họp hành đâu, mà bộ gậy thì cũng nặng, thôi để lại trong ô tô vậy, mang theo giấy bút để tỏ ra làm việc nghiêm túc chứ nhỉ. Bước vào thang máy, lên tầng KT, cửa thang máy mở - vẫn là sảnh, sàn và trần như bất cứ tầng giữa của một tòa nhà hiện đại nào, không thấy bầu trời hay không gian rộng thoáng của môn thể thao yêu thích thiên nhiên. Biển hiệu CityGolf đây rồi, không gian golf hiện ra ngay khi bạn bước chân qua cánh cửa, sát bên quầy bar là tấm thảm màu cỏ xanh được dùng làm nơi tập putt, một hố cát trắng nho nhỏ ra dáng có địa hình, xa hơn một chút là màn hình 3D hiện lên cỏ xanh tít tắp, hồ nước, bụi cây cùng những cảnh quan sinh động của một sân golf.
Jan Wassenius - Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam |
Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam - Jan Wassenius tươi cười bên bộ gậy golf ra chào đón khách và rất vui khi thấy tôi diện bộ thể thao đến họp báo; có lẽ nếu tôi cứ xách thêm túi gậy golf thì lại hợp cảnh và có vẻ sành điệu hơn là giấy bút. Theo lời giới thiệu của các bạn Việt Nam ở Ericsson thì Jan Wassenious là một tay golf lão luyện, người Thụy Điển mà, họ có dịp làm quen với môn thể thao này ngay từ khi mới tập đi. Khác hẳn với vẻ đăm chiêu thường thấy khi trả lời câu hỏi (không biết có phải vì các nhà báo luôn đặt câu hỏi khó hay vì cạnh tranh trên thị trường Việt nam quả thực còn khó hơn); với cây gậy golf trong tay, Jan Wassenious thật cởi mở với nụ cười đầy tự tin. Dáng vẻ này khiến tôi nhớ ngay đến những sân golf ở xứ sở Scandinavia không hề có hàng rào, những sân tennis nền đất đỏ au cũng chả cần tường bao để bất kỳ ai cũng có thể đến chơi. Cởi mở, chân thành, thân thiện là tính cách của đất nước, con người Thụy Điển và điều đó đang được thể hiện ở cuộc họp báo này.
Buổi họp báo bắt đầu bằng bản thuyết trình ngắn gọn chỉ gồm bảy slide về mười xu thế viễn thông năm 2012 với thị trường Việt Nam, tiếp theo là một video về ứng dụng thông tin di động chăm sóc sức khỏe, rồi đề cập đến những ý tưởng trong NEST Forum bàn về tác động của thông tin và truyền thông tới ngành giáo dục, phần cuối là khá nhiều câu hỏi thú vị với những câu trả lời gợi mở. Tất cả xoay quanh chủ đề xã hội kết nối và làm thế nào để viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ tốt hơn cho cuộc sống. Trong lúc các nhà báo hướng về phía trình chiếu slide và video, màn hình 3D sau lưng vẫn tiếp tục cảnh quan mô phỏng các sân golf nổi tiếng thế giới…
Những cú swing và putt bắt đầu khi họp báo kết thúc. Mặc dù không thể so sánh bầu trời và khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng ở những sân golf thực sự với không gian mô phỏng trong phòng tập, nhưng chắc chắn điều dễ chịu hiển nhiên đối với các tay golf nữ là không phải lo nắng mưa ảnh hưởng đến làn da. Sau cú swing, màn hình hiện lên đường bóng bay, chạm đất, tiếp tục lăn rồi dừng lại; ở một góc màn hình hiện lên con số kết quả bóng đã đi bao nhiêu mét cùng việc phân tích góc tiếp xúc của gậy và bóng… Chương trình mô phỏng thật tiện lợi cho việc luyện tập. Tôi chợt nghĩ đến việc nếu kết nối băng rộng từ nơi đây đến những phòng tập tương tự ở Stockholm hay Sydney, Nairobi, Los Angeles và những nơi khác nữa… cùng phần mềm mô phỏng được nâng cấp bổ sung thêm một số tính năng thì một giải đấu Golf-Online sẽ được thực hiện giữa các tay golf đang hiện diện ở khắp năm châu lục. Rất có thể những suy nghĩ của tôi đang được hiện thực hóa ở một phòng thí nghiệm nào đó, bởi xã hội kết nối đang làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng phong phú hơn, thuận tiện hơn.
Màn hình 3D mô phỏng cú swing golf |
Xã hội kết nối mang đến những tiện ích, những người bạn phương xa và cả những cạnh tranh ngày càng gắt gắt. Vượt lên để chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh luôn luôn là việc khó, nhưng cái khó nhất lại là vượt qua chính mình, mà golf là môn thể thao rèn luyện điều đó - kỹ năng chiến thắng bản thân. Ericsson với những tay golf lão luyện cùng vị trí hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông vẫn luôn tiếp tục những sáng kiến mới, thử nghiệm mới, hướng đi mới để vượt qua thành tựu của chính mình và mang đến cho xã hội những điều tốt đẹp hơn. Phải chăng đó là thông điệp mà Ericsson muốn gửi đến các nhà báo và bạn đọc ngay từ việc chọn địa điểm họp báo ở đâu?
Hiền Nguyễn
Nhu cầu tuyển dụng ngành truyền thông, báo chí giảm mạnh
Submitted by nadung on Fri, 09/12/2011 - 13:23(ICTPress) - Số lượng tuyển dụng ngành truyền hình - truyền thông - báo chí tháng 11 giảm 42% và là mức giảm thấp nhất từ đầu năm đến nay.
(ICTPress) - Số lượng tuyển dụng ngành truyền hình - truyền thông - báo chí tháng 11 giảm 42% và là mức giảm thấp nhất từ đầu năm đến nay.
Nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks vừa cho biết nhu cầu nhân lực trực tuyến trong tháng 11 giảm mạnh với mức giảm 13,7%.
Số lượng tuyển dụng giảm nhiều nhất ở các ngành: chứng khoán (giảm 47%), kho vận (giảm 43%), và tiếp đến là truyền hình - truyền thông - báo chí (giảm 42%).
VietnamWorks cho biết đây là tháng thứ ba liên tiếp nhu cầu tuyển dụng trực tuyến ngành truyền hình - truyền thông - báo chí bị giảm mạnh và tháng 11 là tháng thấp nhất từ đầu năm đến nay.
Lê Nguyên
Các nhà báo nói gì về sở thích du lịch
Submitted by nlphuong on Wed, 07/12/2011 - 07:11(ICTPress) - Đội ngũ làm báo của trang du lịch CNNGo mới đây đã chia sẻ những trải nghiệm và các lý do cho việc đi du lịch hay sở thích “đánh bóng mặt đường” của mình.
(ICTPress) - Đội ngũ làm báo của trang du lịch CNNGo mới đây đã chia sẻ những trải nghiệm và các lý do cho việc đi du lịch hay sở thích “đánh bóng mặt đường” của mình.
Những câu chuyện ly kỳ vô giá
Charlene Fang, Biên tập viên CNNGo ở Singapore chia sẻ “Một vài năm trước tôi đã quyết định nhảy tàu từ biên giới Thái Lan/Campuchia để đến Bankok tất cả là vì tôi nghe được rằng có cơ hội được cưỡi trên nóc tàu”.
Không may, khi tôi tới nhà ga thì được biết rằng không người ta không cho phép nữa. Tôi có chút thất vọng nhưng sáu giờ sau đó là việc giải trí rất thuần khiết: ngắm nhìn những người phụ nữ với chiếc rổ đầy những món ăn vặt địa phương nhảy lên và xuống tàu, những nhà sư đi chữ chi vượt qua đường ngang tàu để bắt xe và thậm chí “kết bạn” với bảo vệ an ninh tàu.
Trên tất cả, tôi đã được ngắm phong cảnh đồng quê Thái Lan và những tiếng xình xịch của đoàn tàu như là những bản nhạc ghi âm của tôi và tất cả chỉ mất 48 baht.
Bức chân dung tự chụp của Charlene ở biên giới Campuchia sang Bangkok |
Những bức ảnh hoàn hảo
Jason Kwok, Biên tập viên thiết kế và hình ảnh của CNNGo cho biết: “Tây Tạng là một thiên đường của nhiếp ảnh gia, tuy nhiên để có được tấm hình ưng ý không hề đơn giản”. Để bắt được khoảnh khắc tuyệt vời nhất, đôi khi tôi phải đợi rất lâu. Giơ chiếc máy ảnh lên trong một ngày nóng và nắng trong 15 phút, đợi cho gió thổi qua để chụp được bức ảnh tuyệt đẹp nhất. Thực sự không hề dễ!”, Jason cho biết.
“Thêm vào đó, nếu là một người biết sử dụng phim để chụp ảnh, bạn sẽ phải đợi cho đến khi trở về nhà để xử lý đoạn phim để xem thành quả. Sẽ không có cơ hội thứ hai. Đôi khi, tôi nghĩ chúng ta phải chậm lại khi chúng ta đi lại để hưởng thụ vẻ đẹp thực sự của một nơi chốn, giống như khi chúng ta chụp ảnh”, Jason chia sẻ thêm.
Cuối cùng, Jason có được tấm ảnh lý tưởng về bầu trời trong xanh của Tây Tạng |
Những giấc mơ viết lách
Frances Cha, Biên tập viên mảng Seoul của CNNGo chia sẻ: “Tôi yêu thích tìm kiếm những làng xã truyền thống ở Hàn Quốc bởi vì nó giống như du lịch thời gian. Khi tôi làm công việc viết lách cách đây một vài thập kỷ ở Hàn Quốc, những chuyến đi như thế này quan trọng để tạo nên các nhân vật của tôi và để có được một thời gian bình yên thoát khỏi sự bận rộn của Seoul”, Frances chia sẻ.
Điều thú vị nữa mà Frances cho biết là các làng xã là những nơi nhiều bộ phim và kịch được quay ở đây, vì vậy rất thú vị là khám phá ra những nơi bạn chỉ nhìn thấy trên truyền hình.
Làng Bukchon Hanok, Seoul |
Những câu chuyện cho con cháu
Tracy You, Biên tập viên CNNGo ở Thượng Hải cho biết: “Tôi đi du lịch do đó tôi có những câu chuyện thú vị để kể cho con cháu tôi sau này như được mạo hiểm cuộc sống băng qua những cánh rừng nhiệt đới hay được một con voi hôn…”.
Có thời gian vui vẻ với gia đình
Sita Wadhwani, Biên tập viên CNNGo ở Mumbai cho biết “Tôi đi du lịch với gia đình. Bố tôi (một nhiếp ảnh gia ưa thích cuộc sống hoang dã), mẹ, anh trai, em gái và bắt đầu cười đầu cười. Thậm chí chúng tôi khóc và đánh nhau. Tuy nhiên rồi chúng tôi quên hết, Sita cho biết.
Uống bia trên bãi biển
Zoe Li, Biên tập viên CNNGo ở Hong Kong thì nói: Tôi đi du lịch để mở rộng sự hiện diện của tôi mỗi ngày và tìm kiếm những khoảnh khắc tuyệt vời, cảm thấy kết nối với nhiều thứ lớn hơn. Nhưng trên hết, tôi đã tìm được những khoảnh khắc tuyệt vời trên bãi biển tinh khôi ở Bali với bia trong tay.
Bãi biển Canggu, Bali |
Mang lại hạnh phúc
Winnie So, nhà báo tự do cho biết: Tiền có thể hoặc không thể mang lại hạnh phúc, điều này phụ thuộc vào người bạn hỏi. Nhưng du lịch hoàn toàn mang lại hạnh phúc.
Du lịch giúp tôi hạnh phúc vì mang lại cho chúng tôi cơ hội được bước ra bên ngoài những thực tế đã cũ kỹ, tự cấu trúc và mang lại một nền tảng để khám phá và phát hiện những tầm nhìn lý tưởng riêng cho tôi, Winnie So kết luận.
Bảo Ngọc
Pulitzer 2012: các tác giả nộp bài trực tuyến
Submitted by nlphuong on Fri, 02/12/2011 - 07:52(ICTPress) - Hội đồng Giải thưởng báo chí Pulitzer đã thông báo ngày 30/11 là các tác giả dự thi 14 thể loại báo chí Pulitzer 2012 phải nộp bài qua mạng. Hội đồng cũng đã sửa định nghĩa tiêu chí về đưa tin nóng địa phương, một trong 14 tiêu chí, nhấn mạnh đến việc đưa tin nóng trực tuyến.
(ICTPress) - Hội đồng Giải thưởng báo chí Pulitzer đã thông báo ngày 30/11 là các tác giả dự thi 14 thể loại báo chí Pulitzer 2012 phải nộp bài qua mạng.
Các tác phẩm báo chí tham dự Pulitzer không còn phải nộp bản giấy |
Hội đồng cũng đã sửa định nghĩa tiêu chí về đưa tin nóng địa phương, một trong 14 tiêu chí, nhấn mạnh đến việc đưa tin nóng trực tuyến (ở thời gian thực).
Hệ thống nộp bài sẽ chấm dứt việc nộp bài giấy, mà trước đây nộp theo hình thức tập bài, có lịch sử 95 năm từ khi giải thưởng này bắt đầu. Tất cả các bài bài nộp, từ những câu chuyện đến những hình ảnh, những trình bày và video, hiện nay phải nộp dạng số qua trang web nộp bài riêng của Pulitzer.
Chi tiết của sự thay đổi này được tiến hành cùng với việc các quy định và hướng dẫn cũng được sửa đổi, sẽ chính thức trên website Pulitzer. Hạn chót nộp bài là 25/1/2012, sớm hơn một tuần so với các năm trước.
Hệ thống mới này sẽ sắp xếp quá trình nộp bài cho các tác phẩm gửi đến, ước tính khoảng 1,100 bài/năm và sẽ dễ dàng cho các giám khảo báo chí Pulitzer và Hội đồng Giải thưởng Pulitzer quản lý và đánh giá các tác phẩm dự thi. Ban giám khảo Pulitzer sẽ đề cử ba ứng cử viên cho từng tiêu chí giải thưởng. Người thắng cuộc sẽ được Hội đồng Giải thưởng lựa chọn.
Hội đồng cũng hoan nghênh một loạt các hình thức nộp bài báo chí theo hình thức số – như các bài báo được đánh máy, các hình ảnh tương tác, blog, cơ sở dữ liệu, video và các hình thức đa phương tiện khác - trong số 12 của 14 tiêu chí. Hai tiêu chí ảnh chụp vẫn quy định phải là ảnh tĩnh, và phải được nộp dạng số.
Việc sửa định nghĩa về “Tin nóng” tập trung vào việc đưa tin là “nhanh chóng nhất có thể, đưa tin các sự kiện chính xác khi diễn ra, và thời gian diễn ra, những chú thích rõ ràng, để cung cấp bối cảnh và mở rộng trong bối cảnh ban đầu”.
Một ví dụ được mở rộng là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa tin trực tuyến (thời gian thực), Hội đồng cho biết sẽ không chấm điểm cho tác phẩm về một sự kiện diễn ra lúc 8 giờ sáng và tin về sự kiện này hôm sau mới đăng.
Hội đồng cũng đánh giá những tác giả nộp thông tin thời hạn của tác phẩm, trong thư giới thiệu và trong hồ sơ liên quan đến tác phẩm, chi tiết trình tự diễn ra các sự kiện trong một câu chuyện “nóng” và liên quan như thế nào tới thời gian của các sự kiện khi nộp bài.
Trong tất cả các tiêu chí của Giải thưởng Pulitzer, các tác phẩm nộp phải dựa trên các tài liệu từ một tờ báo của Mỹ hoặc các trang tin tức được xuất bản hàng tuần và tuân thủ các nguyên tắc báo chí cao nhất. Các tạp chí và các cơ quan phát tin tức và các website liên quan sẽ không đủ tư cách.
Hệ thống báo chí điển tử mới này sẽ bao gồm cả việc thanh toán thẻ tín dụng với phí 50 USD/lần nộp, không áp dụng cho các tác phẩm tiêu chí giải thưởng sách, kịch và âm nhạc.
Các giải thưởng Pulitzer được quản lý tại trường đại học Columbia được Joseph Pulitzer, một nhà báo và nhà xuất bản báo Mỹ gốc Hungary, người đã để lại tiền cho trường đại học Comlumbia khi ông mất năm 1911, thành lập. Một phần của sự trao tặng này được sử dụng để thành lập trường báo chs năm 1912 và thành lập các giải thưởng Pulitzer, được tổ chức trao giải thường lần đầu vào năm 1917.
Bảo Ngọc
Theo pulitzer.org
Những tờ báo 200 tuổi xuất hiện trên mạng trực tuyến
Submitted by nlphuong on Wed, 30/11/2011 - 20:02Công chúng sẽ có thể đọc được nội dung của 200 tựa báo lâu đời nhất trên khắp nước Anh và Ai-len khi mới đây bốn triệu trang báo từ thế kỷ 18 và 19 đã được Thư viện Anh đưa lên mạng trực tuyến.
Công chúng sẽ có thể đọc được nội dung của 200 tựa báo lâu đời nhất trên khắp nước Anh và Ai-len khi mới đây bốn triệu trang báo từ thế kỷ 18 và 19 đã được Thư viện Anh đưa lên mạng trực tuyến.
Công việc scan các trang báo ở Thư viện Anh |
Vậy là ở thời hiện đại, người ta có thể xem tin tức về các sự kiện lớn trong quá khứ như đám cưới của Nữ hoàng Victoria với Thái tử Albert vào năm 1840 cũng như sự phát triển của những tuyến đường sắt. Mọi người có thể tự do tìm kiếm trong kho lưu trữ số này, nhưng để đọc sẽ cần một khoản phí.
Người đứng đầu bộ sưu tập báo chí của Thư viện Anh, ông Ed King, nói: "Thay vì việc phải lật giở từng trang báo trong thư viện, người dân khắp Vương quốc Anh và trên toàn thế giới sẽ có thể khám phá cho mình những mỏ vàng của các câu chuyện và thông tin chứa đựng trong đó.”
"Khả năng tìm kiếm trên hàng triệu bài viết sẽ mang lại kết quả nhanh chóng chỉ sau một vài giây nhấp chuột cho mỗi người dùng, công việc mà trước đây họ có thể mất đến vài tuần hoặc vài tháng.”
Những báo có mặt trong dự án này bao gồm Aberdeen Journal (ra đời năm 1747), Belfast Newsletter (1737), Western Mail (1869), và Manchester Evening News (1868). Một nhóm nghiên cứu đã dành cả một năm qua ở kho báo chí Thư viện Anh tại Colindale, phía bắc London, số hóa đến 8.000 trang báo một ngày. Họ hy vọng sẽ quét thêm được khoảng 40 triệu trang trong vòng 10 năm tới.
Ông Ed Vaizey, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Truyền thông và Các ngành công nghiệp Sáng tạo, nhận định kho lưu trữ số này là "một nguồn tài nguyên phong phú và cực kỳ thú vị" của nước Anh.
Hoài Thanh
Nhà báo và Công luận/BBC
Nhầm cảnh “tấn công CSGT” và mặt trái của báo online
Submitted by nadung on Fri, 25/11/2011 - 18:52Một số trang báo trực tuyến đăng bản tin gây sốc: Một nhóm thanh niên hành hung hai CSGT bằng dao chọc tiết lợn, tuy nhiên, thực tế những hình ảnh này chỉ là một cảnh diễn mới được phát trên VTV6.
Chiều ngày 24/11, trên một số trang báo trực tuyến xuất hiện một bản tin gây sốc: Một nhóm thanh niên đang hành hung hai CSGT bằng dao chọc tiết lợn. Tuy nhiên, thực tế những hình ảnh này chỉ là một cảnh diễn mới được phát trên VTV6.
Hình ảnh được nhiều tờ báo điện tử và trang tin trực tuyến đăng tải về một vụ "tấn công CSGT bằng... dao chọc tiết lợn" trong ngày 24/11 vừa qua. |
Bản tin "tấn công CSGT" gây sốc
Hiện khi tìm kiếm trên Google với cụm từ "tấn công CSGT bằng dao chọc tiết lợn" vẫn cho ra kết quả nhiều tin bài trên các báo điện tử và trang thông tin trực tuyến đăng lại bản tin dẫn nguồn từ báo NLĐ Online. Tuy nhiên, khi bấm vào kết quả tìm kiếm, một số trang báo như Bee, 24h, TT&VH... đã gỡ bỏ nội dung bài viết này. Bản thân bản tin gốc trên báo NLĐ Online cũng đã được xóa.
Bản tin gốc của tác giả có bút danh Quý Lâm được xuất bản lúc 12h05p ngày 24/11 trên NLĐ Online, xuất phát từ một hình ảnh "ghê rợn" được chia sẻ trên diễn đàn otosaigon.com với cảnh một nhóm thanh niên đang tấn công 2 CSGT bằng côn nhị khúc và dao chọc tiết lợn. Bản tin cũng cho biết "hiện chưa thể xác định địa điểm, thời gian xảy ra và hậu quả của vụ tấn công".
Ngay sau đó, với tính chất "ghê rợn" của hình ảnh tấn công CSGT, rất nhiều tờ báo và trang thông tin trực tuyến đã đăng tải lại bản tin này với tốc độ chóng mặt, cả với hình thức lấy lại thủ công (copy & paste) và lấy lại tự động bằng phần mềm máy tính.
Tuy nhiên, sau khi bản tin được chia sẻ trên Facebook và các diễn đàn trực tuyến như WTT..., nhiều cư dân mạng đã phát giác đây là cảnh dàn dựng trong đoạn phim "Vào rượu bia, ra... tai nạn" của chương trình Tòa tuyên án phát trên VTV6 vào đầu tuần này. Có thể một thành viên vui tính nào đó đã chụp lại cảnh côn đồ tấn công CSGT trong phim và chia sẻ lên diễn đàn otosaigon.com, khiến tác giả Quý Lâm xem được và "chuyển thể" ngay thành một bản tin "chưa thể xác định địa điểm, thời gian và hậu quả vụ tấn công".
Kết quả tìm kiếm trên Google cho thấy khá nhiều tờ báo và trang tổng hợp tin tức trực tuyến đã đăng tải lại bản tin gây sốc này. |
Mặt trái của thông tin trực tuyến
Điều đáng nói là xuất phát từ sự bất cẩn của một phóng viên trong việc xác minh thông tin, môi trường Internet đã gián tiếp thúc đẩy cho sự lan tỏa nhanh chóng của bản tin thiếu chính xác này. Trong thời buổi báo chí online cạnh tranh nhau đến từng phút như hiện nay, các trang thông tin trực tuyến cũng trở nên thụ động và phản xạ máy móc theo cách đơn giản là lập tức đăng tải lại mà không cần xác minh thông tin.
Tất nhiên, sau khi có thông tin xác minh rằng hình ảnh tấn công CSGT bằng dao chỉ là đóng phim, các trang báo online có nhiều người đọc đã tiến hành xóa bỏ thông tin không chính xác. Tuy nhiên hiện vẫn còn rất nhiều trang thông tin tổng hợp và sao chép tự động còn lưu lại bản tin này.
Nếu một người được nghe kể lại và lên mạng tìm kiếm thông tin thì vẫn đọc được các thông tin cho thấy đã xảy ra một vụ tấn công CSGT bằng dao với hình ảnh ghê rợn, còn thông tin trên các trang báo online có uy tín hơn thì chỉ là trang web đã xóa trắng nội dung.
Cảnh phim "Vào rượu bia, ra... tai nạn" trong chương trình Tòa tuyên án trên VTV6 với các đối tượng hành hung CSGT bị xét xử. (Nguồn: vtv6.com.vn) |
Cần chỉnh sửa ngay trên nội dung sai
Không phải chỉ ở Việt Nam, các trang báo online quốc tế cũng phải chịu áp lực cạnh tranh thông tin, và việc đăng tải những thông tin thiếu chính xác, không có cơ sở xác minh cũng là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, với các trang báo trực tuyến quốc tế, bao gồm cả tờ báo uy tín lẫn các trang tin "lá cải" chuyên về tin đồn, cũng có những quy định khi đưa thông tin không chính xác. Cụ thể là bản tin không chính xác được hiệu đính lại, sửa đổi tiêu đề, ghi rõ phần nội dung mới cập nhật (Update), gạch chân hoặc gạch giữa các thông tin sai và bổ sung thêm các thông tin chính xác về sự việc.
Cách làm này giúp các độc giả sau khi đọc phải thông tin sai lệch ban đầu có cơ hội được cập nhật những thông tin chính xác hơn, không bị thiếu thông tin để bán tín bán nghi vào thông tin sai. Việc cập nhật nội dung cũng giúp giữ thể diện một cách tốt nhất cho tờ báo đã đăng tải thông tin thiếu chính xác, tránh gây phản cảm và thể hiện sự tôn trọng độc giả hơn khi họ truy cập vào đường link cũ để kiểm tra lại thông tin.
Các độc giả trực tuyến tại Việt Nam cũng xứng đáng được hưởng quyền lợi tương tự, và theo lẽ tất yếu sẽ ưa thích những trang báo nào thể hiện được sự tôn trọng với độc giả nhiều hơn. Áp lực cạnh tranh thông tin trực tuyến tới đây sẽ không chỉ còn là độ nhanh, độ chính xác của thông tin hay lượng hit truy cập, mà còn cả độ tôn trọng độc giả.
Huy Phong
Theo Vietnamnet
Sẽ thiết lập đường dây nóng ứng cứu việc tấn công báo mạng
Submitted by nlphuong on Fri, 25/11/2011 - 15:14(ICTPress) - “Một số tờ báo điện tử lớn của Việt Nam bị tấn công trong thời gian dài” được Hiệp hội an toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) đánh giá là một trong những sự kiện nổi bật về An toàn Thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2011.
(ICTPress) - “Một số tờ báo điện tử lớn của Việt Nam bị tấn công trong thời gian dài” được Hiệp hội an toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) đánh giá là một trong những sự kiện nổi bật về An toàn Thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2011.
Báo điện tử VietNamNet bị tấn công trong một thời gian dài (Ảnh minh họa) |
Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống kê lại các vụ điển hình như:
Tối 26/10/2003, website của báo điện tử Thể thao Việt Nam đã bị các hacker xâm nhập vào hệ thống bảo mật và tấn công, thay đổi một loạt nội dung của trang web này...
Ngày 27/3/2011, Báo Người đưa tin - Báo điện tử của Báo Đời sống & Pháp luật - đã bị tin tặc tấn công từ chối dịch vụ. Cuộc tấn công kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, bắt đầu từ 10 giờ 30. Trước đó, chiều 26/3/2011 trong khoảng thời gian 16h10 đến 16h30, hệ thống của báo cũng đã bị tấn công DDoS.
Ngày 9/6/2011, báo điện tử Petrotimes.vn vào lúc hơn 20h, một lượng truy cập khoảng trên 600.000 kết nối đồng thời đã dồn vào websie petrotimes.vn khiến website bị ngừng hoạt động vì quá tải. Không chỉ bị tấn công từ chối dịch vụ, toàn bộ dữ liệu của website Petrotimes đã bị hacker xóa sạch.
Tháng 11/2010, một tờ báo điện tử lớn của Việt Nam bị tấn công khi độc giả không thể truy cập được trong gần 1 tháng. Đến tháng 8/2011, tờ báo điện tử này tiếp tục bị tấn công trong suốt gần 1 tháng không truy cập được mặc dù huy động năng lực ứng cứu, nhà cung cấp dịch vụ internet mở rộng đến tận 20 Gbps (hiện nay, hầu hết các báo điện tử đáp ứng được khoảng 2 - 5 Gbps).
Hình thức tấn công các báo mạng được chuẩn bị từ trước, các thủ đoạn tấn công được thực hiện có tổ chức và kế hoạch chi tiết được cho là hiện tượng tấn công đáng chú ý nhất trong thời gian qua. Tin tặc (hacker) đã xâm nhập được vào hệ thống từ trước và tiến hành cài các phần mềm backdoor (tạo cổng sau để xâm nhập lại) và các phần mềm gián điệp dạng keylogger trong hệ thống mạng máy tính nội bộ để chặn bắt thao tác gõ bàn phím của nhân viên quản trị, từ đó lấy trộm được các mật khẩu quản trị hệ thống, lên kế hoạch phá hoại hàng loạt bằng chương trình hẹn giờ xóa sạch ổ cứng.
Sau khi đội ngũ kỹ thuật tiến hành cài đặt lại toàn bộ hệ thống máy chủ mới và triển khai các biện pháp bảo mật hệ thống chặt chẽ, hacker tiếp tục tìm cách lấy trộm tài khoản email nội bộ và tài khoản xuất bản của hệ thống quản trị nội dung (CMS) của báo. Tài khoản xuất bản nội dung được hacker sử dụng để xuất bản nội dung xấu lên các chuyên mục của báo.
Sau khi đội ngũ kỹ thuật đưa toàn bộ hệ thống xuất bản nội dung (CMS) vào trong mạng nội bộ (không cho phép nhập nội dung và xuất bản từ xa), hacker chuyển hướng sang tấn công các chuyên trang (sử dụng mã nguồn mở), thay đổi nội dung tiêu đề các tin bài.
Sau khi toàn bộ các hệ thống xuất bản nội dung và chuyên trang được đưa vào mạng nội bộ, không thể xâm nhập qua Internet, hacker chuyển hướng sang tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS với quy mô lớn chưa từng có tại Việt Nam.
Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử tại Hội thảo quốc tế ngày ATTT 23/11/2011 đánh giá khả năng ứng phó của của các cơ quan báo chí khi bị tấn công còn hạn chế. Điều này có ba lý do: Ý thức người sử dụng không cao như máy tính không có phần mềm diệt vi rút, sử dụng USB không diệt vi rút; Gửi và nhận mail không kiểm soát; Hạ tầng công nghệ kém, trình độ kỹ thuật chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa có quản trị nội dung chuyên biệt và Phần mềm quản trị không phải viết riêng, hầu hết là sử dụng những phần mềm có sẵn cùng một mã nguồn mở cũ và vẫn còn lỗi.
Vấn đề cần phải quan tâm hiện nay để giải quyết vấn đề này, theo Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử về phía các cơ quan báo điện tử cần quan tâm con người và công nghệ.
Về phía cơ quản quản lý sẽ thành lập đường dây nóng, điều phối chung giữa các đơn vị: các nhà cung cấp dịch vụ, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp, Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao, các đơn vị, doanh nghiệp chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin để ứng cứu, ngăn chặn và tìm nguồn gốc tấn công, phá hoại.
Việt Nam hiện có khoảng 53 cơ quan báo chí điện tử (46 báo điện tử, 7 tạp chí điện tử); khoảng 250 cơ quan báo chí (báo, tạp chí, đài) có giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet. Báo điện tử có những đặc điểm: Không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, địa điểm, khoảng cách địa lý; Nhanh chóng, tương tác cao và khả năng tìm kiếm.
MV
Biên giới hải đảo: những bức ảnh từ “Cuộc thi thông tin và cuộc sống”
Submitted by nlphuong on Fri, 18/11/2011 - 09:33(ICTPress) - Hãy cùng ngắm những tác phẩm dự thi Cuộc thi “Thông tin và cuộc sống” về đề tài chung tay xây dựng một thế giới không khoảng cách cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
(ICTPress) - Hãy cùng ngắm những tác phẩm dự thi Cuộc thi “Thông tin và cuộc sống” về đề tài chung tay xây dựng một thế giới không khoảng cách cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
Sau hơn 80 ngày phát động, từ ngày 22/8/2011 đến 10/11/2011, Cuộc thi “Thông tin và Cuộc sống” năm thứ 3 (2011) do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức đã nhận được hơn 1000 tác phẩm dự thi của gần 400 tác giả trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Trong đó, nổi bật lên những đề tài về chung tay xây dựng một thế giới không khoảng cách cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
Báo điện tử VNMedia, đơn vị thường trực của Cuộc thi này đã cung cấp những hình ảnh những tác phẩm đoạt giải và dự thi về chủ đề này. Xin giới thiệu đến bạn đọc.
Tác phẩm “VNPT vươn ra biển lớn”, tác giả Trần Thanh Giang, Giải Nhất |
Tác phẩm “Tin vui từ đất liền đến với đảo xa”, tác giả Nguyễn Mỹ Vân, Giải Khuyến khích |
Tác phẩm dự thi "Em đang trên biên giới, hẹn anh ngày mốt em về nhé!" của tác giả Nguyễn Liên |
Tác phẩm dự thi: "Oh vui thế" của tác giả Trần Cao Bảo Long |
Tác phẩm dự thi "Niềm vui về bản" của tác giả Nguyễn Văn Thủy |
Tác phẩm dự thi: "Uh phủ sóng rồi" của tác giả Trần Cao Bảo Long |
Tác phẩm dự thi "Alô…Nghe rõ không em" của tác giả Hồ Anh Tiến |
Tác phẩm dự thi: "Ơi hết tiền rồi" của tác giả Trần Cao Bảo Long |
Tác phẩm dự thi: "Cho tớ gửi lời thăm" của tác giả Trần Cao Bảo Long |
Tác phẩm dự thi "Mẹ vẫn khoẻ, đang chặt củi" của tác giả Nguyễn Liên |
Tác phẩm dự thi "Có cái máy tính chuyển thư nhanh quá hà" của tác giả Nguyễn Liên |
Báo điện tử VNMedia
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khen video Cuộc thi “Thông tin và cuộc sống”
Submitted by nlphuong on Thu, 17/11/2011 - 17:51(ICTPress) - Gần 1.000 tác phẩm dự thi, trong đó có hơn 200 bài viết, hơn 700 ảnh và 20 clip đã phản ánh cuộc sống bưu chính viễn thông và CNTTT ở nhiều mặt với nhiều câu chuyện, ý nghĩa cảm động khác nhau.
(ICTPress) - Gần 1.000 tác phẩm dự thi, trong đó có hơn 200 bài viết, hơn 700 ảnh và 20 clip đã phản ánh cuộc sống bưu chính viễn thông và CNTTT ở nhiều mặt với nhiều câu chuyện, ý nghĩa cảm động khác nhau.
Sáng 17/11/2011, Ban Tổ chức Cuộc thi “Thông tin và Cuộc sống” lần thứ 3 năm 2011 đã tổ chức trao giải thưởng của cuộc thi. Đây là một trong những Chương trình trong chuỗi sự kiện, hoạt động của Tuần lễ VNPT từ 14/11 đến 20/11/2011.
Cuộc thi “Thông tin và Cuộc sống” năm nay nhận được số lượng tác phẩm dự thi vượt trội cả về lượng và chất. Gần 1.000 tác phẩm dự thi, trong đó có hơn 200 bài viết, hơn 700 ảnh và 20 clip đã phản ánh cuộc sống bưu chính viễn thông và CNTTT ở nhiều mặt với nhiều câu chuyện, ý nghĩa cảm động khác nhau.
Đơn vị thường trực Ban Tổ chức cuộc thi, Báo điện tử VnMedia cho biết Hội đồng sơ khảo cuộc thi đã có hai ngày làm việc khá căng thẳng để chọn lựa ra những tác phẩm xuất sắc nhất từ gần 1.000 tác phẩm tham dự cuộc thi Thông tin và Cuộc sống năm 2011.
Ở lĩnh vực tác phẩm Viết, năm nay chứng kiến sự nổi trội của 14 tác phẩm, trong đó có 3 kịch bản xuất sắc lọt chung khảo, vượt qua hơn 200 tác phẩm của 200 tác giả gửi về dự thi.
Đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, sâu sắc về ý nghĩa là một ưu thế nổi trội của các tác phẩm Viết dự thi năm 2011. Các bài viết về biển đảo, nông thôn, miền núi, biên giới gây được ấn tượng sâu sắc. Có câu chuyện rất đỗi cảm động về tình cảm những người chiến sĩ nơi đảo xa, thay mặt đồng đội đã hy sinh biên thư đều đặn về cho mẹ già, con nhỏ với những lời nhắn nhủ, ân tình, đó là tác phẩm “Những cánh thư đảo xa”, hay có chuyện chỉ giản dị như sợi dây gắn kết tình yêu của một cô nhân viên Mobifone với chàng lính là những bức thư tình “Mobifone - kết nối yêu thương” (Đoạt giải khuyến khích).
Với những tiện ích mà CNTT và bưu chính viễn thông đem lại, đặc biệt với sự góp ích của VNPT đóng góp cho xã hội, cho sự phát triển ngành CNTT của đất nước, nhiều tác phẩm đã chia sẻ những cảm nhận rất đỗi bình dị của bản thân tác giả về sự phát triển của VNPT, về kỷ niệm của bản thân khi là nhân viên trong ngành… Đặc biệt, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty Thông tin Di động VMS Mobifone có sự tham gia vượt trội tới gần 100 bài viết chia sẻ những cảm nhận về ngành, về công việc yêu thích của mình. Trong đó, sự góp sức của Đoàn Thanh niên VNPT chung tay xây dựng một thế giới không khoảng cách cho các đồng bào vùng sâu, vùng xa… là đề tài được khá nhiều tác giả khai thác.
Tại cuộc thi này, đã có rất nhiều tác phẩm đầy tính nhân văn của các tác giả ngoài ngành gửi về. Có những câu chuyện đầy nước mắt về người con gái phải chứng kiến sự ra đi người mẹ mình qua webcam khi đang làm giúp việc ở xứ người qua tác phẩm “Đám tang online” của Nguyễn Trung Kiên, đoạt giải Ba, hay những cảm nhận sâu sắc về nghề đưa thư, làm bưu chính hoặc bộc lộ những khao khát được trở thành người nhà của VNPT sau khi tốt nghiệp qua bài “Con muốn làm nhân viên Bưu chính”.
Ban tổ chức cũng cho biết có nhiều kịch bản chất lượng, vượt trội hơn so với năm ngoái cả về lượng và chất được gửi về ban tổ chức ở lĩnh vực tác phẩm viết. Các kịch bản khai thác rất đậm nét dấu ấn cuộc sống hiện đại ngày nay với những tiện ích của CNTT và viễn thông.
Vẫn với ưu thế áp đảo so với hai lĩnh vực dự thi Viết và Video Clip, lĩnh vực dự thi tác phẩm Ảnh năm 2011 có sự tham gia vượt trội của hơn 700 tác phẩm. Đặc biệt, với tiêu chí cuộc thi năm nay ưu tiên những tác phẩm hướng về biển giới, hải đảo, miền núi… các tác phẩm Ảnh dự thi làm Hội đồng sơ khảo khá căng thẳng để chọn ra được 40 bức ảnh xuất sắc nhất. Tác phẩm “VNPT vươn ra biển lớn” của tác giả Trần Thanh Giang đã đoạt giải Nhất thể loại Ảnh, giải Nhất duy nhất trong ba thể loại..
Mặc dù là một lĩnh vực dự thi khó, đòi hỏi sự đầu tư công sức, tiền của nhưng lĩnh vực tác phẩm Video Clip năm nay cũng nhận được sự vượt trội về tác phẩm dự thi, lên tới 20 clip. Các clip xoay quanh mảng đề tài khá quen thuộc là phản ánh các hoạt động về sự phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT của VNPT hoặc các sự kiện nổi bật của Tập đoàn.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa (thứ 2 từ phải sang) trao giải cho các tác giả đoạt giải thể loại video clip |
Đại diện cho Ban giám khảo đánh giá các tác phẩm video dự thi, nhà thơ Trần Đăng Khoa, người đồng hành với Cuộc thi 3 năm qua, nhận xét các tác phẩm đoạt giải thể loại video mang tính truyền thông, đẹp nội dung và hình ảnh, chất lượng có thể phát trên đài truyền hình. Do chất lượng các tác phẩm dự thi đồng đều về chất lượng nên chọn một tác phẩm đỉnh đối với Hội đồng chấm thi là rất khó. Tác phẩm tuổi trẻ VNPT với hành trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương (http://www6.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=256639&CatId=397) đoạt giải Nhì, không có giải Nhất là tác phẩm có tính nóng hổi, thời sự và rất thu hút. Nhà thơ cũng rất ấn tượng với tác phẩm đoạt giải 3 “Sức mạnh CNTT đối với người khiếm thị” (http://www6.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=256648&CatId=397). Người khiếm thị nhờ có thông tin để rực sáng tài năng. Ở thể loại này không có giải Nhất nhưng nhà thơ cho biết, điều này sẽ tạo nên sự hy vọng, chờ đợi phía trước của Cuộc thi năm 2012.
Năm nay, tác phẩm nói về hoạt động của Viễn thông TP. Hồ Chí Minh kỷ niệm 20 năm chuyển đổi thành công hệ thống tổng đài cơ khí (công nghệ analog) sang hệ thống tổng đài kỹ thuật số (công nghệ Digital), thay thế toàn bộ các tổng đài cơ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố bằng 2 tổng đài điện thoại điện tử số, dung lượng 45.000 số, mở màn cho sự phát triển vượt bậc về công nghệ Viễn thông của Việt Nam, sánh bước cùng công nghệ viễn thông của thế giới được Hội đồng sơ khảo đánh giá khá cao.
Trưởng ban tổ chức cuộc thi - Tổng biên tập Báo điện tử VnMedia Võ Quốc Trường cho biết “Với việc tổ chức Cuộc thi này, VNPT mong muốn được “lắng nghe”, “thấu hiểu” khách hàng thân thiết của mình, để sự gắn bó thêm mật thiết. Những nụ cười trên các tác phẩm ảnh được trưng bày tại triển lãm hôm nay cũng chính là những nụ cười của CBCVN Tập đoàn trao tới khách hàng và chúng tôi mong muốn nhận được niềm tin từ khách hàng, niềm tin vào Cuộc sống đích thực”.
Chi tiết các tác phẩm đoạt giải bạn đọc có thể tải tại đây.
Mai Vân