Syndicate content

Chuyển động ngành

Samsung chấm dứt chuỗi 14 năm liền đứng đầu về sản xuất ĐTDĐ của Nokia

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Samsung vừa vượt qua Nokia trở thành nhà cung cấp ĐTDĐ lớn nhất thế giới vào quý vừa qua, kết thúc 14 năm liên tục đứng đầu toàn cầu của hãng điện thoại Phần Lan.

(ICTPress) - Samsung vừa vượt qua Nokia trở thành nhà cung cấp ĐTDĐ lớn nhất thế giới vào quý vừa qua, kết thúc 14 năm liên tục đứng đầu toàn cầu của hãng điện thoại Phần Lan.

Số liệu của Hãng nghiên cứu Strategy Analytics cho biết, Samsung đã xuất xưởng 93,5 triệu ĐTDĐ trong quý I, tăng 36% so với cùng kì năm trước, vượt xa con số 82,7 triệu thiết bị của Nokia.

Hãng Apple đứng ở vị trí thứ ba, sau khi lượng thiết bị xuất xưởng tăng 89% lên 35,1 triệu vào quý vừa qua.

Đây là lần đầu tiên hãng điện tử Hàn Quốc đứng đầu về kết quả xuất xưởng ĐTDĐ, Strategy Analytics cho hay.

Nhu cầu cao đối với điện thoại Galaxy đã giúp Samsung đạt lợi nhuận ròng 5,05 nghìn tỷ Won (tương đương 4,5 tỷ USD), vượt qua ước tính của các nhà phân tích trước đó.

Trong khi đó, Nokia tuần trước công bố khoản lỗ quý I lên tới 1,8 tỷ USD cùng với doanh số bán giảm mạnh.

Hãng điện thoại Phần Lan đã từng vượt qua Motorola để trở thành nhà sản xuất ĐTDĐ đứng đầu về lượng xuất xưởng kể từ năm 1998 và kéo dài liên tục cho tới nay.

Theo Strategy Analytics, Samsung hiện chiếm khoảng 25% thị phần ĐTDĐ toàn cầu tính theo số lượng xuất xưởng, trong khi đó Nokia giữ khoảng 23%, còn Apple là 9,5%,

Trong quý I, Samsung cũng lấy lại ngôi đầu về nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới từ tay Apple. Hãng điện tử Hàn Quốc đã xuất xưởng được 44,5 triệu smartphone trong 3 tháng đầu năm, chiếm 31% thị phần toàn cầu.

Trong khi đó, Apple xuất xưởng được 35,1 triệu thiết bị, với 24% thị phần, còn Nokia đứng tiếp theo ở vị trí thứ 3, Strategy Analytics cho biết.

Số liệu của Strategy Analytics cũng cho biết, số lượng ĐTDĐ được xuất xưởng trên toàn cầu đã tăng 3,3%, đạt 368 triệu thiết bị trong quý vừa qua.

Bảo Lê

(Theo Bloomberg)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

3 tháng, số liệu người dùng Internet VN bất ngờ giảm 1,2 triệu

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Theo số liệu đến cuối tháng Tư do Tổng Cục Thống kê công bố, mặc dù lượng người sử dụng Internet tăng nhẹ so với tháng trước nhưng lại giảm tới 1,2 triệu người so với hồi cuối tháng Một.

(ICTPress) - Theo số liệu đến cuối tháng Tư do Tổng Cục Thống kê công bố, mặc dù lượng người sử dụng Internet tăng nhẹ so với tháng trước nhưng lại giảm tới 1,2 triệu người so với hồi cuối tháng Một.

Cụ thể, ước tính số người sử dụng Internet hiện đạt 32,2 triệu, tăng nhẹ 100 nghìn người so với tháng Ba, nhưng vẫn giảm đáng kể so với con số 33,4 triệu đạt được tại thời điểm cuối tháng 1/2012.

Đây là mức giảm tích lũy từ những tháng trước đó, bởi liên tiếp trong 2 tháng Hai và Ba, số người sử dụng Internet giảm khá mạnh, với mức giảm lần lượt là 800.000 và 500.000 người.

Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác của hiện tượng sụt giảm này, song một số ý kiến cho rằng xu thế các thuê bao ADSL chuyển sang sử dụng kết nối 3G đã bắt đầu mạnh lên trong khi Tổng Cục Thống kê vẫn chỉ lấy số liệu từ các công ty cung cấp dịch vụ Internet có dây như trước đây.

Xu thế chuyển đổi từ ADSL sang 3G bắt đầu mạnh lên?

Dù có dấu hiệu sụt giảm nhưng tính đến hết tháng 4, số người sử dụng Internet vẫn tăng 13,9% so với cùng thời điểm năm 2011. Tổng số thuê bao Internet trên cả nước cũng tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước, ước tính đạt 4,4 triệu thuê bao.

Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, số thuê bao điện thoại cả nước phát triển ổn định ở mức trên 134 triệu, với trên dưới 119 triệu thuê bao di động, chỉ tăng nhẹ 3-5% so với cùng kì năm trước.

Cũng theo Tổng Cục Thống kê, tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông cả nước bốn tháng đầu năm ước đạt 45,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2011.

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Viễn thông Trung Quốc tái cấu trúc như thế nào?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung quốc đã phát triển mạnh mẽ công nghiệp và dịch vụ viễn thông để trở thành quốc gia có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất thế giới. Cùng với sự phát triển về công nghệ và dịch vụ, viễn thông Trung quốc đã nhiều lần tiến hành cải tổ quản lý và tái cấu trúc doanh nghiệp.

(ICTPress) - Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung quốc đã phát triển mạnh mẽ công nghiệp và dịch vụ viễn thông để trở thành quốc gia có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất thế giới. Cùng với sự phát triển về công nghệ và dịch vụ, viễn thông Trung quốc đã nhiều lần tiến hành cải tổ quản lý và tái cấu trúc doanh nghiệp. Những đổi mới và cải tổ trong tiến trình phát triển của  viễn thông Trung quốc là những kinh nghiệm quý giá để các quốc gia khác có thể tham khảo.

Những cái “nhất”

Tháng 4 năm 2009, ngành viễn thông Trung quốc đã công bố con số 1 tỷ thuê bao điện thoại trên toàn quốc và trở thành quốc gia có số thuê bao điện thoại nhiều nhất thế giới. [1,2]

Theo báo cáo nghiên cứu thống kê của Ericsson [2], đến quý 3 năm 2011, Trung quốc có 900 triệu số điện thoại di động và là nước có số điện thoại di động nhiều nhất thế giới, thứ tự xếp hạng tiếp theo về các quốc gia có nhiều điện thoại di động là Ấn độ rồi đến Hoa kỳ. Khu vực châu Á – Thái bình dương, với sự góp mặt của Trung quốc và Ấn độ, là khu vực có tốc độ phát triển mới điện thoại di động cao nhất thế giới hiện nay.

Với dân số 1,3 tỷ người và hơn một tỷ thuê bao điện thoại, Trung quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, có số thuê bao điện thoại nhiều nhất thế giới, có mạng thông tin di động lớn nhất thế giới…Tuy nhiên, với những cái nhất đó, viễn thông Trung quốc đã có quá trình phát triển phức tạp với nhiều lần tái cấu trúc.

Ở quốc gia đông dân này, độc quyền viễn thông được phá bỏ vào năm 1993. Giai đoạn mở cửa cạnh tranh đã đặt nền tảng quan trọng và tạo đà cho sự tăng trưởng nhanh chóng của viễn thông Trung quốc ở thị trường nội địa và đặt nền tảng cho những bước tiến sau này của viễn thông Trung quốc ra thị trường thế giới. Ở những giai đoạn tiếp theo, để tạo nên động lực mới cho sự phát triển và phù hợp với xu thế chung của thế giới, Trung quốc cũng không ngừng cải tổ quản lý nhà nước và nhiều lần tái cấu trúc các doanh nghiệp viễn thông. Điều đó đã tạo nên  sức mạnh mới cho sự phát triển.

3 lần tái cấu trúc các doanh nghiệp viễn thông

Tái cấu trúc lần thứ nhất:

Sau thời kỳ độc quyền kéo dài sự trì trệ, việc mở cửa cạnh tranh vào năm 1993 đã tạo nên diện mạo mới và cùng với mở cửa cạnh tranh chính là sự khởi động việc tái cấu trúc lần đầu  tiên. Thị trường viễn thông Trung quốc giai đoạn mở cửa cạnh tranh từ 1993 đến 1998 đã tạo ra vô số cơ hội đầu tư, kinh doanh…Các hãng cung cấp thiết bị viễn thông nước ngoài tấp nập tìm đến thị trường Trung quốc trong thời kỳ này. Nhiều hợp đồng lớn nhỏ đã được ký kết và triển khai tạo nên diễn mạo mới cho ngành viễn thông Trung quốc. Các doanh nghiệp nội địa Trung quốc đã có những thay đổi đáng kể và tích lũy được nhiều kinh nghiệm học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài [3]. Giai đoạn mở cửa cạnh tranh này đã tạo nên những đột phá với sự ra đời của các nhà khai thác viễn thông mới tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới, dịch vụ và số lượng thuê bao.

Năm 1994 được đánh dấu là một năm quan trọng trong lần tái cấu trúc thứ nhất với việc hai công ty China Unicom và China Jitong Telecom cùng được thành lập vào năm 1994.

Việc chia tách các dịch vụ bưu chính và các dịch vụ viễn thông được tiến hành vào năm 1997.

Giai đoạn này, từ 1993 đến 1998,  Trung quốc có tới 7 nhà khai thác mạng viễn thông lớn là: China Unicom, China Telecom, China Netcom, China Mobile,  China Satellite, , China Tietong và China Jitong.

Tái cấu trúc lần thứ hai:

Tiếp theo sự ra đời của  Bộ công nghiệp thông tin trên cơ sở hợp nhất Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công nghiệp điện tử, năm 1998, các doanh nghiệp viễn thông cũng được tổ chức lại theo nhiệm vụ mới.

Hai nhà khai thác China Telecom và China Mobile được thiết lập lại cấu trúc vào năm 2000. Cùng năm đó, China Unicom mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài. Năm 2001, công ty Tiettong cũng được tổ chức lại. Đầu năm 2002, China Telecom thiết lập cấu trúc theo mô hình quản lý vùng “5+1” đối với thị trường nội địa và cũng vươn ra thị trường nước ngoài từ giữa năm đó.

Thời kỳ này Trung quốc cũng vẫn có 7 nhà khai thác mạng viễn thông lớn là: China Unicom, China Telecom, ChinaNetCom (CNC), China Mobile,  China Satcom, China Tietong và China Jitong. Tuy nhiên đã có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng hoạt động của các công ty này so với trước đây.

Trung quốc với số dân đông nhất hành tinh, còn có những đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu  đa dạng; có sự khác biệt lớn về kinh tế giữa các thành phố và nông thôn, khác biệt lớn giữa sự phát triển nhanh, mạnh ở khu vực phía đông gần biển với so sự phát triển chậm hơn ở các địa phương nằm sâu trong đại lục và các khu vực phía tây, phía bắc. Để phù hợp với yêu cầu thực tế, viễn thông Trung quốc đã áp dụng nhiều công nghệ để phát triển mạng và dịch vụ. Thời kỳ này:ChinaUnicom sử dụng cả công nghệ GSM và CDMA cho thông tin di động và các công nghệ khác cho mạng cố định. China Mobile sử dụng công nghệ GSM. China Telecom, China Tietong và CNC quản lý và phát triển mạng và các dịch vụ viễn thông cố định.China  Satcom quản lý mạng và dịch vụ vệ tinh.

Giai đoạn này các cơ chế chính sách của nhà nước về cạnh tranh ngày càng được hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế trong nước và nước ngoài đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác phát triển.

Từ 1998 đến 2003, mức độ tăng trưởng hàng năm trong lĩnh vực viễn thông của Trung quốc đạt khoảng 15%; từ 2004 đến 2008, mức độ tăng trưởng hàng năm này đạt mức cao hơn 10%. 

Tái cấu trúc lần thứ ba

Sau một chặng đường phát triển, những thành tựu lớn cũng thường đi kèm một số vấn đề bất cập, đặc biệt là vấn đề cơ cấu tổ chức. Chính vì vậy, quá trình tái cấu trúc lần thứ 3 được khởi động từ cuối năm 2008 và triển khai vào năm 2009.

Để phù hợp với tình hình mới và tạo động lực cho giai đoạn phát triển mới, các công  ty khai thác viễn thông lớn đã được sắp xếp, tái cấu trúc lại như sau:

China Mobile và China Tietong sáp nhập hợp nhất thành China Mobile. CNC (China NetCom) sáp nhập với mảng GSM (mạng, dịch vụ, quản lý… GSM) của China Unicom để trở thành China Unicom vào tháng 1 năm 2009. Mảng CDMA  (mạng, dịch vụ, quản lý…CDMA) của China Unicom được nhập vào China Telecom và một bộ phận của China Satcom để trở thành China Telecom. Phần còn lại của China Satcom vẫn giữ nguyên chức năng và kế thừa tên gọi của công ty China Satcom.

Sau lần tái cấu trúc thứ 3 này, Trung quốc đã có các nhà khai thác lớn có đầy đủ sức mạnh và kinh nghiệm để làm hoàn toàn làm chủ thị trường trong nước và vươn ra kinh doanh ở các thị trường nước ngoài.

Cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán

Để thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư từ nhiều nguồn lực khác nhau, cả 3 công  ty khai thác viễn thông lớn của Trung quốc là China Mobile, China Telecom và China Unicom đã được cổ phần hóa và niêm yết trên các  thị trường chứng khoán quốc tế như: thị trường chứng khoán New York, Hongkong…

China Mobile là mạng thông tin di động lớn nhất thế giới, có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới hiện nay với hơn 500 triệu thuê bao di động. Công ty này có tới gần 150 ngàn nhân viên. Từ năm 1997, China Mobile đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Hongkong và cũng đã niêm yết trên thị trường chứng khoánNew York.

China Telecom quản lý mạng cố định lớn nhất với gần 200 triệu đường dây đang hoạt động, mạng băng rộng với hơn 50 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ băng rộng, mạng di động EVDO với hơn 100.000 trạm EVDO. Công ty này được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hongkong từ năm 2002. Không chỉ khai thác ở cả 31 tỉnh/ thành phố của thị trường nội địa, China Telecom đã có chi nhánh ở nhiều nước châu Phi, châu Âu và Hongkong Macao…

China Unicom quản lý mạng GSM và WCDMA ở cả 31 tỉnh/thành phố, các đặc khu và các khu tự trị. Công ty này đã được niêm yết ở 3 thị trường chứng khoán:Hongkong,New Yorkvà Thượng hải.

Các nhà doanh nghiệp viễn thông Trung quốc tăng cường năng lực quản lý cấp cao và phân cấp mạnh cho các cấp điều hành. Không dừng ở hàng tỷ thuê bao ở thị trường nội địa, các doanh nghiệp viễn thông Trung quốc đã và đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh tại các thị trường khác. Các thị trường đang được ngành viễn thông Trung quốc đặc biệt quan tâm hiện nay là châu Phi và một số nước cộng hòa thuộc Liên bang xô viết trước đây. 

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông

Trong giai đoạn từ 1993 đến 1998, Bộ Bưu chính Viễn thông của Trung quốc đã có vai trò hết sức quan trọng trong việc mở cửa cạnh tranh. Chính sách mở cửa đã tạo nên những động lực cho việc mở rộng mạng và dịch vụ viễn thông, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới cách thức kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Thời kỳ này, ở Trung quốc còn có Bộ Công nghiệp điện tử, Bộ này chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp điện tử - viễn thông.

Để quản lý nhà nước phù hợp với xu thế phát triển, Bộ công nghiệp thông tin đã được thành lập vào năm 1998 trên cơ sở hợp nhất Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công nghiệp điện tử. Chính việc hợp nhất này đã tạo nên sức mạnh mới để viễn thông Trung quốc không chỉ phát triển khai thác mạng và dịch vụ trong thị trường nội địa với mà còn tạo nên nền  tảng công nghiệp vững chắc để cung cấp các hệ thống thiết bị viễn thông từ nhỏ đến lớn cho khắp thị trường trong nước và nước ngoài.

Nhờ có chính sách và sự hỗ trợ của chính phủ Trung quốc, từ các cơ sở sản xuất cáp và các thiết bị điện tử giản đơn trước đây, bước sang thời kỳ mới kể từ sau năm 1998, một số xí nghiệp thiết bị điện tử viễn thông Trung quốc đã phát triển nhanh chóng thành những doanh nghiệp có tên tuổi trên thế giới như ZTE, Huawei…

Quản lý nhà nước về viễn thông đóng vai trò quan trọng trong công tác tối ưu hóa việc xác định và việc sử dụng các nguồn tài nguyên, phân bổ các nguồn lực và các thông tin xã hội, khuyến khích phát triển cạnh tranh và sáng tạo. 

Tiếp tục đổi mới phát triển

Tuy nhiên, đánh giá của các chuyên gia cho thấy, sự phát triển của Trung Quốc hiện nay phần nhiều dựa vào đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ. Thu nhập không đồng đều bắt nguồn từ sự khác biệt giữa lợi nhuận và tiền công, hộ gia đình giàu và nghèo, các tỉnh ven biển và khu vực bên trong lục địa, các thành phố và vùng nông thôn. Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo đối với hầu hết thị trường dịch vụ quan trọng ở Trung Quốc, bao gồm cả viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông mặc dù đã cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo. Các doanh nghiệp nhà nước được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh và thực tế đóng góp cho xã hội chưa đạt mức mong đợi. Đây là nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển không cân đối của Trung Quốc. Theo thống kê năm 2010, các ngành dịch vụ chỉ làm ra 43% GDP và tạo việc làm cho 35% lực lượng lao động của Trung Quốc. Các quốc gia ở giai đoạn phát triển như Trung Quốc hiện nay thường cần phải có ngành dịch vụ chiếm 60% GDP [4].

Tuy chính sách mở cửa đã được thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng trong một số lĩnh vực vẫn tồn tại những tấm “cửa kính” khiến các doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể nhìn thấy mà không thể bước vào. Nhận ra những điểm yếu này, Chính phủ Trung quốc đang tiếp tục đưa ra các biện pháp nhằm mở những chiếc "cửa kính" cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực dịch vụ.

Trong bài phát biểu thường niên tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 3/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tổng kết công việc của chính phủ trong năm 2010, đưa ra những ưu tiên cho năm 2011 và kế hoạch năm năm tiếp theo được thông qua tại Đại hội. Chính phủ Trung quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% cho năm 2011-15. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách linh hoạt về các con số, trên thực tế, Trung Quốc đã vượt qua mục tiêu 7,5% trong năm năm qua. Mục tiêu khiêm tốn như vậy không ngăn cản tỷ lệ tăng trưởng thực tế trong giai đoạn này của Trung Quốc là hơn 11%. Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu thấp hơn cho giai đoạn 2011-15 cho thấy rằng mô hình tăng trưởng đã bắt đầu được chú trọng không kém gì tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh những nhiệm vụ hàng đầu cần thực hiện triệt để như bình ổn giá cả và an ninh quốc gia thì vấn đề tăng cường năng lực sáng tạo của quốc gia đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.

Viễn thông là một trong những lĩnh vực dịch vụ quan trọng mang tính sáng tạo và đóng góp vào quá trình tăng cường năng lực sáng tạo của các cá nhân và toàn xã hội. Viễn thông Trung quốc đã nhiều lần tái cấu trúc. Mỗi lần tái cấu trúc, cùng với diện mạo mới là động lực mới cho sự phát triển. Đồng thời với việc tái cấu trúc các doanh nghiệp, cơ cấu quản lý nhà nước về viễn  thông cũng thay đổi, đáp ứng với tình hình thực tế và xu thế phát triển. 

Với quy mô phát triển nhanh, mạnh và ngày càng lan rộng của lĩnh vực viễn thông, cấu trúc quản lý như thế nào để đáp ứng được yêu cầu thực tế và tạo điều kiện cho sự phát triển? Đó là một câu hỏi xuất phát từ yêu cầu thực tế, câu trả lời sẽ quyết định sự thành công hay thất bại và có ảnh hưởng đến lâu dài./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Competition Analysis of China’s Telecom Industry “ and “China’s Telecom Industry - Development & Strategies”; Li Yuan, Alyssa; Seminar on Telecom Marketing and Operation for Developing Countries, Shenzhen, China, 24 August - 20 September 2010.

2. Traffic and Market Data Report, Ericsson, November 2011.

3. www.chinatelecom.com.cn www.chinamobile.com & www.chinaunicom.com

4. Tái cấu trúc kinh tế, Trung Quốc đã bắt đầu khởi động. Tuần VietnamNet 17/10/2011

Quý Minh

 

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Chuyển động ngành

Apple công bố lợi nhuận quý cao kỷ lục, gần gấp đôi cùng kỳ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Apple vừa công bố kết quả tài chính của quý II năm tài chính 2012 với các chỉ tiêu kinh doanh cao kỷ lục.

(ICTPress) - Apple vừa công bố kết quả tài chính của quý II năm tài chính 2012 với các chỉ tiêu kinh doanh cao kỷ lục.

Theo đó, trong quý II, doanh thu của hãng đạt 39,2 tỷ USD, lợi nhuận ròng đạt 11,6 tỷ USD, tương đương 12,3 USD trên mỗi cổ phiếu. Trong đó, doanh thu quốc tế đóng góp 64% tổng doanh thu toàn quý.

Đây là kết quả tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, khi Apple đạt doanh thu 24,6 tỷ USD, lợi nhuận ròng 6 tỷ USD, tương đương 6,4 USD trên mỗi cổ phiếu.

Apple cũng cho biết hãng đã bán được 35,1 triệu iPhone trong quý - tăng 88% so với cùng kỳ năm trước, 11,8 triệu iPad - tăng 151%, 4 triệu máy Mac - tăng 7%, và 7,7 triệu iPod - giảm 15% so với cùng kỳ.

"Chúng tôi rất xúc động với doanh số trên 35 triệu iPhone và xấp xỉ 12 triệu iPad đã bán ra trong quý", Tim Cook - CEO của Apple nói. "iPad mới đã có một khởi đầu tuyệt vời, và trong năm nay, bạn sẽ thấy rất nhiều sáng tạo nữa mà chỉ có Apple có thể đem tới".

"Kết quả kỷ lục của Quý 2 đã đem lại quỹ tiền mặt 14 tỷ USD", Peter Oppenheimer - Giám đốc Tài chính của Apple nói. "Trong quý tài chính tới, chúng tôi kì vọng doanh thu sẽ đạt khoảng 34 tỷ USD và lợi nhuận trên mỗi cố phiếu đạt khoảng 8,68 USD".

Bảo Lê

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Sony "tụt dốc" hay cơn khủng hoảng của người Nhật

Tóm tắt: 

Rất nhiều đại gia công nghệ Nhật Bản đang lao đao, nhưng có lẽ, tình cảnh khốn khó của Sony là tấm gương phản chiếu rõ nhất đà thoái trào của một trong những nền công nghiệp công nghệ mạnh nhất thế giới.

Rất nhiều đại gia công nghệ Nhật Bản đang lao đao, nhưng có lẽ, tình cảnh khốn khó của Sony là tấm gương phản chiếu rõ nhất đà thoái trào của một trong những nền công nghiệp công nghệ mạnh nhất thế giới.

Một nguyên nhân quan trọng khiến cho Sony từng bước lún sâu vào khủng hoảng chính là nỗi ám ảnh của người Nhật về việc "Phải làm theo cách của người Nhật", kể cả khi cách đó là sai lầm đi chăng nữa.

Thời kỳ đỉnh cao huy hoàng của ngành công nghệ và sản xuất của Nhật là những năm 1983 – 1993. Khu Akihabara lúc nào cũng đông đúc, sầm uất và thể hiện một diện mạo giống như "Thánh địa Mecca" của đồ điện tử. Quá dễ để nhận ra chìa khóa thành công của những nhãn hiệu như Sony và Panasonic: Họ không chỉ thiết kế ra những sản phẩm ăn khách mà còn rất xuất sắc trong khâu sản xuất. Nói cách khác, các sản phẩm điện tử của Nhật là một tổng thể hoàn hảo của thiết kế thông minh và chất lượng sản xuất.

Thế nhưng theo giới phân tích, chính những mầm mống của sự thoái trào ngày nay đã manh nha xuất hiện ngay từ ngày ấy:

Mắc kẹt với sự nâng cấp thay vì sáng tạo từ đầu: Người Nhật tiết kiệm và họ quá chú trọng đến số tiền đầu tư mà mình đã bỏ ra. Tư tưởng kinh doanh đó đã bóp nghẹt những công ty nhỏ, dù cho họ có đang ấp ủ những ý tưởng đột phá, mở ra cả một thị trường/hạng mục mới như iPhone và iPad đi chăng nữa (nên nhớ rằng trước khi bày bán iPhone, Apple nhỏ hơn bây giờ rất nhiều). Hình thức đầu tư của người Nhật chuộng những cải tiến công nghệ định kỳ hơn là những công nghệ đi lên từ con số 0. Và điều đó càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết trong bối cảnh hiện nay.

Sự ngạo mạn: Không phải là kiêu hãnh mà là một tâm thế có phần ngạo mạn. Các chuyên gia phương Tây từng phàn nàn rằng khi tiếp xúc với người Nhật thời những năm 93, họ nhận thấy người Nhật khá coi thường những hãng công nghệ mới nổi của Mỹ như Intel, Compaq, Dell, thậm chí cả Microsoft. "Họ tin rằng đó chỉ là những cái tên tí hon, không thể cạnh tranh nổi trên thị trường sản phẩm gia dụng với những gã khổng lồ như Sony, Toshiba, Hitachi và Panasonic", một chuyên gia kể lại.

Bỏ lỡ cuộc cách mạng PC: Cả Sony, Panasonic, Hitachi và hàng loạt hãng khác đều bị ám ảnh bởi việc chạy đua sản xuất những sản phẩm như máy nghe nhạc cầm tay và đầu đĩa video. Đấy là chưa kể TV analog. Nỗi ám ảnh đó lớn đến mức họ đã bỏ lỡ cuộc cách mạng số/ PC khơi mào tại Mỹ trong nửa cuối thập niên 80. Và rồi lịch sử lại lặp lại khi người Nhật tiếp tục ứng biến chậm chạp trước cuộc cách mạng số di động, khi bộ nhớ flash thay thế gần như các phương tiện lưu trữ khác.

Monozukuri, tức "sản xuất": Đây giống như một tôn giáo tại Nhật. Tất nhiên, sản xuất là mắt xích quan trọng của bất cứ nền kinh tế nào. Thế nhưng đôi khi người Nhật sản xuất chỉ để... sản xuất. Bạn có thể sản xuất TV thường trong suốt một thời gian dài, phớt lờ thực tế hiển nhiên là TV LCD đang được bày bán rộng khắp tại các nước khác, rẻ hơn, ưu việt hơn. Sharp – đại gia sản xuất LCD một thời, giờ đây phải cầu viện Foxconn vì đã thua cuộc trong trận chiến sản xuất LCD. Trước sự nổi lên của Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc, người Nhật tỏ ra quá yếu đuối và không có sức kháng cự.

Phần mềm: Các công ty Nhật Bản chưa bao giờ thực sự nhập tâm về tầm quan trọng của phần mềm. Cũng như sự tích hợp nuột nà giữa phần cứng với phần mềm thân thiện với người dùng theo kiểu Apple hay IBM đã làm được. Thực tế này là một hệ quả của nỗi ám ảnh dành cho monozukuri. Người Nhật thực sự nghĩ rằng: phần mềm không quan trọng. Ăn thua nhau là ở phần cứng.

Tự cô lập mình: Không khó để nhận ra sự "độc đáo" của các sản phẩm Nhật. Không nơi nào mà sự phân biệt giữa sản phẩm "nội địa" và sản phẩm làm ra để xuất khẩu lại rõ rệt như ở Nhật. Cũng chính vì thế mà khi xuất ngoại, đồ điện tử Nhật không thể thiết lập được một hệ sinh thái hỗ trợ đa dạng và mạnh mẽ như của các đối thủ quốc tế.

Những năm 80, một người Nhật sẽ phải vò đầu bứt tai để nghĩ xem họ muốn mua một sản phẩm nào do người Mỹ làm ra hay không. Giờ đây, thật khó để chúng ta nghĩ được một sản phẩm nào của Sony khiến mình thật tâm thích thú. Nói cách khác, vận đã đổi và sao đã dời.

Nhật Anh

(Theo Điện tử tiêu dùng)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

VimpelCom bán toàn bộ cổ phần, xóa thương hiệu Beeline tại Việt Nam

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Công ty VimpelCom vừa phát đi thông cáo cho biết đã ký thỏa thuận bán lại toàn bộ 49% cổ phần và chấm dứt quyền kiểm soát hoạt động tại Công ty Cổ phần GTEL Mobile.

(ICTPress) - Công ty VimpelCom vừa phát đi thông cáo cho biết đã ký thỏa thuận bán lại toàn bộ 49% cổ phần và chấm dứt quyền kiểm soát hoạt động tại Công ty Cổ phần GTEL Mobile.

Theo đó, cổ phần được bán lại cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Truyền dẫn và Dịch vụ Hạ tầng GTEL (GTEL TIS) với 45 triệu USD tiền mặt.

GTEL TIS là công ty trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Toàn Cầu (GTEL) - đối tác phát triển và kinh doanh mạng di động Beeline phía Việt Nam của VimpelCom.

VimpelCom khẳng định, sau khi thương vụ hoàn tất, công ty sẽ không còn trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý đối với GTEL cũng như GTEL Mobile.

Ngoài ra, GTEL Mobile cũng sẽ chấm dứt sử dụng thương hiệu Beeline sau quá trình chuyển giao kéo dài sáu tháng.

VimpelCom cho biết, công ty đã thoái vốn đầu tư tại Việt Nam từ Quý 4/2011 sau khi xem xét kế hoạch kinh doanh chi tiết. "Chúng tôi hi vọng sẽ không có thêm tổn thất nào liên quan đến thương vụ nói trên", thông cáo viết.

Jo Lunder - Giám đốc Điều hành VimpelCom nói, "Trước đó, chúng tôi đã lên kế hoạch xem xét lại tất cả các hoạt động để đánh giá giá trị tương lai của chúng đối với Tập đoàn. Quyết định bán cổ phần tại GTEL Mobile là một trong những kết quả của quá trình này, nhằm tập trung phân bổ vốn vào các thị trường mà chúng tôi thấy có cơ hội tốt nhất để tạo ra giá trị cho cổ đông".

Bảo Lê

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

VNPT đề nghị Chính phủ cho hợp nhất một loạt công ty chủ lực

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Với việc hợp nhất này, VNPT sẽ quy tụ được nhiều nguồn lực phân tán trước đây và hình thành nên ba đơn vị thành viên rất mạnh về mạng đường trục, viễn thông di động, phần mềm và Internet.

(ICTPress) - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) đề nghị Chính phủ không cổ phần hóa MobiFone mà sẽ hợp nhất VinaPhone và MobiFone thành Tổng công ty Thông tin di động (VNPT- Mobile).

Đây là nội dung nổi bật nhất trong Đề án tái cấu trúc vừa được Tập đoàn này trình lên Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bên cạnh đó, VNPT cũng đề nghị hợp nhất một loạt các công ty thành viên chủ lực khác, gồm: Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) hợp nhất với Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) hợp nhất với Công ty Phần mềm & Truyền thông (VASC).

Cũng theo đề án mới, VNPT đề nghị sau năm 2015 mới cổ phần hóa toàn bộ Tập đoàn cùng các công ty chủ lực.

Có thể thấy, với việc hợp nhất này, VNPT sẽ quy tụ được nhiều nguồn lực phân tán trước đây và hình thành nên ba đơn vị thành viên rất mạnh về mạng đường trục, viễn thông di động, phần mềm và Internet.

Lý giải về việc việc hợp nhất hai mạng di động, VNPT cho biết, 5 năm qua, MobiFone đóng góp khoảng 40% doanh thu, trên 60% tổng lợi nhuận của Tập đoàn. Do vậy, VNPT đề nghị Chính phủ không cổ phần hóa MobiFone để tạo điều kiện hoạt động của VNPT được ổn định, đủ nguồn lực cần thiết cho quá trình đổi mới, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, VNPT và người lao động.

Mới đây nhất, VNPT cũng đã lên phương án và báo cáo với Lãnh đạo Bộ TT&TT về việc tách Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) độc lập hoàn toàn khỏi VNPT. Chủ trương này về cơ bản đã được thống nhất và không được đề cập tới trong Đề án tái cơ cấu của VNPT.

Lê Nguyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Nokia lỗ nặng, doanh thu smartphone giảm quá nửa

Tóm tắt: 

Nokia, hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới, vừa công bố báo cáo tài chính trong Quý I/2012, với khoản lỗ khổng lồ, khiến cho tương lai của hãng đang trở nên bất định hơn bao giờ hết.

Nokia, hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới, vừa công bố báo cáo tài chính trong Quý I/2012, với khoản lỗ khổng lồ, khiến cho tương lai của hãng đang trở nên bất định hơn bao giờ hết.

Doanh thu đáng thất vọng

Cụ thể, trong Quý I/2012, Nokia đã lỗ ròng 1,2 tỷ USD, vượt xa so với mức dự đoán. Trước đó, bản thân Nokia cũng đã dự đoán sẽ lỗ trong Quý I/2012, tuy nhiên chỉ ước tính ở mức 728 triệu USD.

Doanh thu trong Quý I/2012 của Nokia đạt 9,6 tỷ USD, giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, Quý I/2011, Nokia đã đạt mức doanh thu 13,66 tỷ USD, mang về khoản lợi nhuận 438 triệu USD.

Trong đó, Nokia cho biết doanh thu từ các dòng điện thoại cơ bản sụt giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mốc 5,5 tỷ USD, trong khi đó doanh thu của smartphone cũng sụt giảm hơn một nửa, xuống còn 2,2 tỷ USD.

Tương lai của Nokia đang trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết

Đây là Quý có mức doanh thu sụt giảm tệ hại nhất mà Nokia phải gánh chịu trong lịch sử của mình, một phần do sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ như iPhone của Apple và các hãng sản xuất smartphone sử dụng Android của Google, như Samsung hay HTC...

Bản báo cáo tài chính này đã vạch ra một tương lai khá ảm đạm cho hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, khiến giá cổ phiếu của Nokia sụt giảm xuống mức thấp nhất từ năm 1997, xuống còn 3,8 USD tại thị trường chứng khoán Phần Lan.

Nokia dự đoán tình hình tài chính trong Quý II/2012 sẽ ở tình trạng "tương tự hoặc thấp hơn" và hãng sẽ cố gắng để cắt giảm sự thua lỗ vào đầu năm 2013.

Bản thân CEO của Nokia Stephen Elop thừa nhận hãng đang phải đối mặt với "những thách thức và cạnh tranh lớn hơn so với dự kiến", đặc biệt tại một số thị trường giàu tiềm năng.

"Chúng tôi đang chuyển hướng, thông qua một quá trình chuyển đổi quan trọng trong một môi trường công nghiệp liên tục phát triển và thay đổi nhanh chóng", CEO Stephen Elop của Nokia cho biết.

"Trong năm qua, chúng tôi đã đạt được những tiến bộ về chiến lược mới, tuy nhiên hiện vẫn đang phải đối mặt với những thách thức và cạnh tranh lớn hơn dự kiến".

Stephen Elop cũng cho biết Colin Giles, Giám đốc bán hàng toàn cầu của Nokia từ tháng 1/2010 đến nay sẽ rời bỏ công ty, như một biện pháp để tái cơ cấu các đơn vị bán hàng.

Ngủ quên trên chiến thắng?

Nokia đã trở thành hãng sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới từ năm 1998. Tuy nhiên, sau khi đạt được mục tiêu chiếm 40% thị phần toàn cầu trong năm 2008, thị phần của Nokia đã liên tục bị sụt giảm và chỉ còn chiếm 29% thị phần cho đến thời điểm hết năm 2011.

Không chỉ thua kém Apple và Google trên phân khúc smartphone cao cấp, mà phân khúc điện thoại cơ bản giá rẻ, Nokia hiện cũng đang mất dần thị phần với sự cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt từ các hãng điện thoại đến từ châu Á, như ZTE của Trung Quốc...

Mặc dù thừa nhận đây là một Quý đáng thất vọng của Nokia, tuy nhiên Stephen Elop vẫn đặt rất nhiều niêm tin vào tương lai của hãng, đặc biệt là nền tảng Windows Phone mà Nokia hợp tác sản xuất cùng Microsoft.

Tuy nhiên, doanh thu smartphone sau khi ra mắt những chiếc Windows Phone của Nokia không những không tăng, mà còn sụt giảm so với trước.

Windows Phone chưa đủ sức để "vực dậy" một Nokia đang đi xuống

Trong Quý I/2012, Nokia chỉ tiêu thụ được 12 triệu smartphone (trong đó có 2 triệu smartphone sử dụng Windows Phone, so với 24 triệu sản phẩm trong cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, doanh thu của điện thoại cơ bản cũng chỉ đạt 83 triệu, so với 108 triệu trong năm 2011.

Nokia cho biết sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu cho năm 2012, mà chỉ xem đây như là một năm "chuyển tiếp".

Tuy nhiên, với sự chuyển động không ngừng của thế giới công nghệ và thị trường di động, thì việc Nokia vẫn đang tiến những bước chậm chạp mà không có những động thái tích cực, có thể sẽ khiến hãng điện thoại lớn nhất thế giới bị "đào thải" khỏi "cuộc chơi".

Năm ngoái, Nokia vẫn tiếp tục nắm giữ danh hiệu hãng sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới, với tổng số 419 triệu thiết bị được tiêu thụ. Tuy nhiên, các nhà phân tích thị trường dự đoán Nokia sẽ sớm mất danh hiệu hãng sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới vào các đối thủ khác, mà rất có thể là Samsung.

T.Thủy

(Theo Dân trí)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bảo tàng Israel tham gia vào dự án Nghệ thuật của Google

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Bảo tàng Israel, Jerusalem cho biết bảo tàng đã tham gia vào Dự án Nghệ thuật của Google giới thiệu những phòng trưng bày và hàng trăm hiện vật nổi bật từ Israel tới người xem trên mạng.

(ICTPress) - Bảo tàng Israel, Jerusalem cho biết bảo tàng đã tham gia vào Dự án Nghệ thuật của Google (www.googleartproject.com), giới thiệu những phòng trưng bày và hàng trăm hiện vật nổi bật từ Israel tới người xem trên mạng.

Dự án này nằm trong khuôn khổ chương trình mở rộng hợp tác toàn cầu của Google, hiện nay đã lên tới con số 151 đối tác từ 40 quốc gia. Khi dự án ra mắt vào tháng 2/2011, chỉ có 17 bảo tàng ở 9 quốc gia được giới thiệu. Hiện nay, hơn 30.000 hiện vật từ các bảo tàng trên thế giới, với hình ảnh có độ phân giải cao, được "trung bày" cho người xem thông qua dự án này.

Dự án Nghệ thuật Google hiện "trưng bày" 520 trong số những hiện vật quan trọng nhất trong các bộ sưu tập có tầm cỡ của Bảo tàng Israel, với các bức ảnh có độ phân giải cao, giúp người xem có thể xem được các chi tiết đặc biệt của hiện vật. Đi kèm là thông tin về hiện vật cũng như nghệ sỹ, nghệ nhân. Người xem còn có thể khám phá các khuôn viên của Bảo tàng Israel và các phòng trưng bày của bảo tàng bằng cách sử dụng công nghệ Street View của Google.

Bảo tàng Israel là một trung tâm văn hóa lớn nhất của Nhà nước Israel và là một trong những bảo tàng nghệ thuật và khảo cổ lớn nhất trên thế giới. Được thành lập từ năm 1965, Bảo tàng gồm các bộ sưu tập hiện vật thuộc nhiều lĩnh vực, có nguồn gốc từ các thời kỳ tiền sử cho đến đương đại, và trưng bày những bộ sưu tập hiện vật Kinh Thánh và từ miền đất Thánh lớn nhất trên thế giới, trong đó là Bộ sưu tập từ Biển Chết (Dead Sea Scrolls).

Chỉ trong vòng 45 năm, bảo tàng đã thu thập được gần 500.000 hiện vật, phần lớn là do nhiều nhà hảo tâm ở khắp mọi miền trên thế giới di tặng.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

RIM có thể "bán mình" khi bước đường cùng

Tóm tắt: 

BlackBerry đang thuê các chuyên gia để tìm kiếm lời khuyên nhằm vực lại công ty đang trượt xa dần khỏi danh sách các nhà sản xuất di động lớn.

BlackBerry đang thuê các chuyên gia để tìm kiếm lời khuyên nhằm vực lại công ty đang trượt xa dần khỏi danh sách các nhà sản xuất di động lớn.

"Những ngày nắng đẹp" đã rời xa RIM. Ảnh: Gadginator.

Mới nhậm chức được một quý, nhưng CEO Thorsten Heins của RIM đang phải đối mặt với cảnh RIM mất thị phần trầm trọng. Trong khi nền tảng BlackBerry 10 phải ít nhất 2 quý nữa mới chính thức ra mắt, các nỗ lực marketing cạn kệt dần, và các thiết bị dùng hệ điều hành BlackBerry đang tuột khỏi thị trường, Heins xác định RIM cần có biện pháp hiệu quả hơn.

Theo Bloomberg, để tìm ra biện pháp cần làm lúc này, RIM đã thuê một ngân hàng Canada và một ngân hàng thế giới nhằm đưa ra các lời khuyên tài chính giúp hãng đánh giá các lựa chọn chiến lược lúc này.

Những lựa chọn được đưa ra bao gồm cả khả năng RIM bán lại công ty cho một hãng khác, mặc dù điều này khó có thể xảy ra. Bởi vậy RIM đang nghiêng về hướng bán bản quyền nền tảng BlackBerry 10 sắp ra cho các nhà sản xuất khác, và phương án 2 là tìm kiếm đầu tư chiến lược từ các công ty khác.

Tuy nhiên, cả hai lựa chọn ưu tiên trên đều có vẻ không mấy khả quan. Theo những thông tin hiện nay, RIM đã bắt đầu tìm kiếm đơn vị đồng ý mua bản quyền BlackBerry 10 (BB10) từ vài tháng trước, và chưa thu hút được nhiều sự chú ý. Hoặc cũng có thể vì BB10 chưa có mặt trên sản phẩm nào, nên phải đợi đến khi nền tảng này chứng tỏ được khả năng của mình trên các thiết bị, lúc đó mới có hy vọng lôi kéo được đơn vị sản xuất ngoài. Và điều này chỉ có thể thành hiện thực sau vài tháng nữa.

BlackBerry Messenger, một trong những bằng sáng chế có giá trị nhất của RIM hiện nay. Ảnh: Engadget.

Bước đầu tư chiến lược nghe còn ít khả quan hơn. Hiện tài sản của RIM còn 1,77 tỷ USD và các mục đầu tư ngắn hạn. RIM có thể không thiếu tiền, nhưng chắc chắn họ đang thiếu biện pháp. Mới đây, các nguồn tin cho hay Samsung từ chối ý định mua hay đầu tư vào RIM, cả Microsoft cũng không thực sự cảm thấy hứng thú với chủ đề này. Tuy nhiên, chuyên trang tài chính Benzinga cho hay Microsoft đang có ý định đầu tư 3,5 tỷ USD vào RIM.

Nếu RIM không sớm bán được bản quyền của BB10, đồng thời không thu hút được đơn vị đầu tư chiến lược nào, có thể hãng sẽ phải tính chuyện bán bớt bằng sáng chế của mình. Các biện pháp đánh giá được đưa ra để tính toán giá trị của BlackBerry Messenger và các dịch vụ doanh nghiệp, mục đích tăng doanh thu. Kế hoạch này không khác với những gì mà cựu CEO Jim Balsillie "vẽ" ra trước khi từ chức.

Cuối cùng, nếu tất cả giải pháp trên đều thất bại, sẽ là lúc RIM phải tìm cách "bán thân". Trừ phi BB10 mang tính đột phá và tạo được tiếng vang, sẽ thật khó để định giá của RIM trong thời điểm này, nếu không tính giá trị các bằng sáng chế mà hãng đang nắm giữ. Những khách hàng lâu nay vẫn trung thành với sản phẩm của RIM đang hết sức kỳ vọng vào sự thay đổi mà BB10 có thể mang lại, mặc dù trước mắt, hãng còn cả một chặng đường dài để phục hồi và tiến lên.

Anh Quân

(Theo Số hóa)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành