Syndicate content

Chuyển động ngành

3 tháng đầu năm: các doanh nghiệp BCVT thu về 33 nghìn tỉ đồng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Mức tăng trưởng doanh thu một phần do tốc độ phát triển thuê bao di động tiếp tục tăng mạnh trở lại.

(ICTPress) - Tổng Cục Thống kê vừa cho biết, trong ba tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông ước tính đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2011.

Ảnh minh họa.

Mức tăng trưởng doanh thu một phần do tốc độ phát triển thuê bao di động tiếp tục tăng mạnh trở lại. Chỉ trong quý I, các nhà mạng đã phát triển được 2,5 triệu thuê bao mới, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng số thuê bao di động đạt 118,7 triệu.

Lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet cũng đạt tốc độ phát triển tốt. Tính đến cuối tháng 3, số thuê bao Internet trên cả nước ước tính đạt 4,2 triệu, tăng 17,5% so với cùng thời điểm năm trước; số người sử dụng Internet đạt 32,1 triệu người, tăng 15,3%.

Trong khi đó, mảng điện thoại cố định cho thấy đã không còn "đất" phát triển và tiếp tục đà sụt giảm. Trong 3 tháng đầu năm chỉ có 7,6 nghìn thuê bao cố định phát triển mới, bằng 35,4% cùng kỳ. Tổng số thuê bao cố định tính đến cuối tháng 3 là 15,3 triệu, giảm 1,6% so với cùng thời điểm năm trước.

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Red Hat trở thành công ty nguồn mở đầu tiên đạt doanh thu tỉ đô

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Red Hat vừa công bố doanh thu năm đạt 1,13 tỉ USD, tăng 25% so với năm trước.

(ICTPress) - Red Hat vừa công bố doanh thu năm đạt 1,13 tỉ USD, tăng 25% so với năm trước.

Kết quả này đã chính thức đánh dấu lần đầu tiên một công ty có doanh thu 100% từ các sản phẩm mã nguồn mở đạt cột mốc tỉ đô.

Trong quý IV/2011 kết thúc vào ngày 29/2, Red Hat đạt doanh thu 297 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 0,29 USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, các nhà phân tích dự báo quý IV/2012 Red Hat đạt lợi nhuận 0,27 USD trên mỗi cổ phần và doanh thu 291,2 triệu USD.

Cổ phiếu của Red Hat đã tăng 7%, đạt 55 USD sau khi kết thúc giờ giao dịch.

Bảo Lê

(Theo Business Insider)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Google sẽ có riêng cửa hàng trực tuyến bán máy tính bảng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Google có thể đồng thương hiệu với các máy tính bảng được bán qua cửa hàng này và đã xem xét việc bù đắp chi phí của những máy tính bảng tương lai để cạnh tranh nhiều hơn với Kindle Fire.

(ICTPress) - Google đang có kế hoạch mở một cửa hàng trực tuyến để bán các máy tính bảng trực tiếp cho khách hàng, theo một báo cáo của Tạp chí Wall Street ngày 29/3.

Cửa hàng trực tuyến sẽ cung cấp các máy tính bảng của Samsung và Asustek dựa trên nền tảng Android. Google chưa bình luận về thông tin này.

Google đã từng bán một điện thoại thông minh Android được thiết kế riêng là Nexus One - trực tiếp cho khách hàng vào năm 2010, nhưng đã đóng cửa hàng sau 4 tháng và cho biết không thể sống dựa vào các mong đợi.

Google hiện nay phụ thuộc vào các đối tác bán lẻ và phân phối để bán các điện thoại thông minh (smartphone) Android nhờ một loạt các nhà sản xuất máy cầm tay và Android đã trở thành hệ điều hành smartphone số 1, vượt cả Appple.

Nhưng Apple vẫn thống trị thị trường máy tính bảng cảm biến mới iPad 2 tuổi. Máy tính bảng Kindle Fire 199 USD của Amazon dựa trên hệ điều hành nguồn mở của Android nhưng thiết bị này có giao diện được tối ưu cho khách hàng nhưng không sử dụng nhiều dịch vụ của Google.

Google có thể đồng thương hiệu với các máy tính bảng được bán qua cửa hàng này và đã xem xét việc bù đắp chi phí của những máy tính bảng tương lai để cạnh tranh nhiều hơn với Kindle Fire.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Lãi ròng của ZTE sụt giảm 36,6% năm 2011

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Doanh thu hoạt động từ các thị trường quốc tế tăng 24% so với năm trước, và chiếm 54,2% tổng doanh thu hoạt động của ZTE trong năm 2011.

(ICTPress) - ZTE vừa thông báo sụt giảm 36,6% lãi ròng trong năm 2011 xuống còn 2,06 tỷ nhân dân tệ (326,8 triệu USD), do chi tiêu nghiên cứu và phát triển (R&D) và tiếp thị vượt qua cả doanh thu tăng mạnh.

Công ty này cho biết đã nâng doanh thu trong năm lên 23,4% lên 86,25 tỷ nhân dân tệ.

Doanh thu hoạt động từ các thị trường quốc tế tăng 24% so với năm trước, và chiếm 54,2% tổng doanh thu hoạt động của ZTE trong năm 2011.

ZTE cho biết ZTE đã bảo đảm khoảng 30 hợp đồng LTE thương mại và tham gia vào các thử nghiệm LTE thương mại đang được khoảng 100 nhà nhà thác tiến hành.

Chi tiêu cho R&D tăng lên 8,5 tỷ nhân dân tệ, từ 7,1 tỷ nhân dân tệ trong năm 2010, và các chi phí bán hàng và phân phối tăng gần 1/4 lên 11,1 tỷ nhân dân tệ.

Mức sụt giảm lãi trên đột ngột hơn dự báo của các nhà quan sát. Các nhà phân tích tài chính do Bloomberg thăm dò đã dự báo lãi của ZTE đạt 2,78 tỷ nhân dân tệ trong năm 2011. Con số này cũng đã cho thấy sụt giảm 14,4%.

Những chi tiêu lớn khác còn từ việc trả lương, thưởng. Trong lĩnh vực smartphone, Gartner đã dự báo ZTE là nhà cung cấp tăng trưởng thứ hai của thế giới trong năm 2011 và là nhà máy sản xuất lớn thứ 4 nhờ xuất hàng.

ZTE cũng đã đệ trình hợp tác sáng chế nhiều nhất so với bất cứ công ty nào trong năm 2011, với khoảng 60% trong số này liên quan đến đầu cuối thông minh và công nghệ mạng mới.

HY

Theo Telecomasia

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Nửa số hộ gia đình Mỹ sở hữu ít nhất 1 sản phẩm Apple

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Các gia đình có trẻ em cũng có thể mua sản phẩm Apple nhiều hơn. Khoảng 61% hộ gia đình có trẻ em đều sở hữu sản phẩm Apple so với 48% hộ gia đình không có trẻ.

(ICTPress) - Theo một thăm dò kinh tế toàn nước Mỹ của CNBC được thông báo hôm qua 29/3 cho biết nửa số hộ gia đình Mỹ có ít nhất 1 sản phẩm của Apple.

Theo thăm dò này, số hộ gia đình mua các sản phẩm của Apple trung bình sở hữu tới 3 sản phẩm. Tính tổng thể, mỗi hộ gia đình có 1,6 thiết bị của Apple với gần 1/4 hộ gia đình dự định mua thêm ít nhất 1 sản phẩm vào năm sau.

Thăm dò này thu thập câu trả lời từ 836 người Mỹ, cho thấy người mua sản phẩm của Apple chủ yếu là nam, trí thức và giới trẻ.

Việc sở hữu một sản phẩm liên quan nhiều tới thu nhập của hộ gia đình. Chỉ 28% số người có thu nhập chưa đến 30.000 USD/năm có ít nhất một sản phẩm Apple, so với 77% số người sở hữu kiếm được hơn 75.000 USD/năm.

Số hộ gia đình ở cấp thu nhập cao hơn trung bình sở hữu 3 sản phẩm của Apple, trong khi số gia đình thu nhập thấp hơn chỉ là 0,6%.

Trong khi đó, khoảng cách tuổi mua các sản phẩm Apple không khá xa như mọi người thường nghĩ. Khoảng 63% số người từ 18 đến 49 cho biết họ sở hữu một sản phẩm Apple và 50% số người từ độ tuổi 50 đến 60 sở hữu 1 sản phẩm. Những người từ độ tuổi 65 và lớn hơn, số người sở hữu sản phẩm của Apple cũng lên tới 26%.

Các gia đình có trẻ em cũng có thể mua sản phẩm Apple nhiều hơn. Khoảng 61% hộ gia đình có trẻ em đều sở hữu sản phẩm Apple so với 48% hộ gia đình không có trẻ.

“Đây là một mô hình kinh doanh thú vị - càng nhiều sản phẩm bạn có thì bạn lại càng muốn mua nhiều hơn. Sự lỗi thời theo kế hoạch luôn luôn là một phần của mô hình doanh thu ngành công nghệ nhưng Apple đã đưa khả năng này tới một cấp độ mới toàn diện”, Jay Campbell, Phó Chủ tịch Hart Research Associates cho biết.

QM

Theo Xinhua

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Nhà mạng Việt Nam sẽ không phản công các ứng dụng gọi điện "chùa"

Tóm tắt: 

Tin tưởng phương thức đàm thoại truyền thống chất lượng hơn, các công ty viễn thông trong nước cho rằng họ không cần nghĩ tới việc chặn phần mềm gọi điện miễn phí trên smartphone như Viber, Whatsapp.

Tin tưởng phương thức đàm thoại truyền thống chất lượng hơn, các công ty viễn thông trong nước cho rằng họ không cần nghĩ tới việc chặn phần mềm gọi điện miễn phí trên smartphone như Viber, Whatsapp.

Sau trào lưu gọi điện trên máy tính, với sự bùng nổ của smartphone, các ứng dụng gọi điện trên Android, iOS, Symbian, Windows Phone... ngày càng nở rộ. Viber, Whatsapp hay các tiện ích nhắn tin, gọi điện khác luôn nằm trong top các phần mềm được người Việt download nhiều nhất từ AppStore, Android Market.

Bên cạnh sự tham gia của các hãng viết ứng dụng thứ ba, các nhà sản xuất như Samsung, Apple, BlackBerry cũng trình làng các phần mềm nhắn tin riêng. Chỉ cần hai máy cài đặt chung ứng dụng, kết nối Internet qua Wi-Fi hoặc 3G, người dùng có thể đàm thoại, chat miễn phí.

iMessage, BlackBerry Messenger, WhatsApp, Viber hay các phần mềm như Skype, Gtalk đang là sự lựa chọn với nhiều người khi liên hệ với bạn bè. Đặc biệt, đây là các phần mềm cho phép liên lạc không biên giới. Một số tiện ích thu phí, nhưng mức giá rẻ hơn so với đàm thoại truyền thống qua mạng di động. Các ứng dụng này được cho là đang đe dọa trực tiếp đến doanh thu các hãng viễn thông.

Các ứng dụng đàm thoại, nhắn tin miễn phí hoặc miễn phí trong thời gian nhất định ngày càng nhiều. Ảnh: Quốc Huy.

Ông Lê Mai Sơn, chuyên viên marketing, giá cước của Mobifone, cho rằng hãng không nghĩ tới việc "phản công", nếu các ứng dụng đó tuân thủ quy định về viễn thông của Việt Nam.

Trong khi đó, đại diện của Viettel cho rằng, các ứng dụng gọi điện trên smartphone nói riêng và Internet nói chung có ưu điểm linh hoạt và rẻ, nhưng so với đàm thoại truyền thống, chúng vẫn có những hạn chế nhất định. Người dùng phải sử dụng kết nối mạng, cả hai máy đều phải cài chung một phần mềm, theo đó, sự linh hoạt giảm. Viettel nhận định, chất lượng cuộc gọi truyền thống tốt hơn là điều khiến họ chưa lo lắng về sự tấn công của các tiện ích trên smartphone.

Đại diện Viettel cho biết xu hướng chung của các nhà mạng trên thế giới là doanh thu từ thoại và SMS giảm. Viettel đang tìm kiếm các nguồn doanh thu mới bằng cách cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng. "Viettel không có hành động chặn ứng dụng VoIP như Skype, Viber, Whataspp", người này nói. Vào thời điểm thích hợp, nhà mạng này có thể hợp tác nhằm cho ra mắt các dịch vụ chất lượng cao hơn cho khách hàng. Cùng ý kiến, ông Lê Mai Sơn chia sẻ, sự phát triển của smartphone đang tạo ra các dịch vụ mới, nhắm vào data. Mobifone sẽ tập trung vào mảng này nhiều hơn.

Theo ông Đỗ Tuấn Anh, chủ gian ứng dụng AppStore VN, ứng dụng gọi điện miễn phí trên smartphone ở thời điểm này có ảnh hưởng đến doanh thu các nhà mạng, nhưng chưa nhiều. Hiện tại, giá cước thoại và SMS giảm dần, nhà mạng cũng tập trung nhiều vào các chương trình khuyến mãi. Ông Đỗ Tuấn Anh cho rằng thoại trên 3G vẫn chưa thịnh hành ở Việt Nam trong giai đoạn ngắn. Whatsapp hay Viber vẫn chưa ảnh hưởng đến nhiều doanh thu, tuy nhiên, tương lai sẽ có những gói cước riêng gắn với các dịch vụ này.

Theo nghiên cứu thị trường Anh của hãng Ovum, các công ty viễn thông di động mất 14 tỷ USD chỉ trong năm 2011 do khách hàng sử dụng dịch vụ SMS sang nhắn tin Internet. Mobile World Congress 2012 diễn ra đầu tháng này chứng kiến việc các nhà mạng đang tìm cách đối phó với nhiều tiện ích nhắn tin, đàm thoại miễn phí.

Hàng loạt các dịch vụ được quảng cáo ồn ào trong triển lãm như BlackBerry Messenger, WhatsApp, Viber, Facebook Messenger và KakaoTalk... cho thấy cuộc xâm lấn mới về Internet. Theo các chuyên gia phân tích công nghệ, thực trạng "chảy máu tài chính" của nhiều nhà mạng trên thế giới sẽ còn trầm trọng hơn trong tương lai.

Phát biểu tại MWC 2012, Giám đốc điều hành hãng viễn thông Telecom Italia SpA cho rằng, các ứng dụng nhắn tin miễn phí đang khiến các công ty di động mất khả năng đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Các nhà mạng lớn đang tiến hành một cuộc "phản công" nhằm lấy lại thị phần đã mất.

Quốc Huy

(Theo VnExpress)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Tấn công phần mềm độc Zeus - kỳ tích mới của Microsoft

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Microsoft vừa thông báo một kỳ tích trong các nỗ lực chống lại việc gian lận ngân hàng, cho biết công ty này đã tịch thu nhiều máy chủ được sử dụng để lấy cắp tên đăng nhập và mật khẩu, phá vỡ một số trong những nhóm gián điệp tội phạm phức tạp nhất của thế giới.

(ICTPress) - Microsoft vừa thông báo một kỳ tích trong các nỗ lực chống lại việc gian lận ngân hàng, cho biết công ty này đã tịch thu nhiều máy chủ được sử dụng để lấy cắp tên đăng nhập và mật khẩu, phá vỡ một số trong những nhóm gián điệp tội phạm phức tạp nhất của thế giới.

Hãng sản xuất phần mềm này vừa cho biết hôm qua 26/3, nhóm điều tra tội phạm mạng của  Microsoft cũng đang có những hành động pháp lý và kỹ thuật để chống lại những tội phạm lừa đảo đã tiêm độc các máy tính bằng phần mềm độc khá phổ biến có tên là Zeus.

Bằng cách đưa các máy tính vào các mạng được gọi là mạng máy tính ma (botnet), Zeus thâm nhập vào hoạt động trực tuyến của các máy nhiễm độc, tạo điều kiện cho các tội phạm với các khả năng để thâm nhập các tài khoản tài chính.

“Chúng tôi đã phá vỡ một nguồn mang lợi quan trọng cho các tội phạm số và gian lận mạng, trong khi thu thập các thông tin quan trọng để hỗ trợ xác định những người chịu trách nhiệm và bảo vệ các nạn nhân”, Richard Boscovich, luật sư cho Bộ phận tội phạm số, bộ phận xử lý điều tra cộng tác với ngành tài chính, cho biết.

Bộ phận tội phạm số của Microsoft cho biết nhóm các nhà điều tra trên toàn thế giới bao gồm các luật sư, các nhà phân tích và các chuyên gia chuyên về tội phạm mạng. Một năm trước nhóm này đã giúp các cơ quan Mỹ giải quyết được botnet có tên gọi là Rustock, đã là một trong những nhóm sản xuất email rác lớn nhất. Một số chuyên gia an ninh dự báo rằng Rustock thời cực thịnh của mình phải chịu trách nhiệm tới một nửa thư rác trong các thư đã được chuẩn bị trước để gửi cho nhiều người (junk mail).

Microsoft cho biết sự đột phá này đã chưa hẳn là một đòn chí mạng tới Zeus, đã được nhiều trang web mà các hacker thường xuyên lui tới tải về. Zeus đã được sử dụng để quản lý nhiều botnet trong số đó có cả những botnet chưa bị tác động bởi hành động của Microsoft.

"Mục đích của hành động này chưa hẳn vĩnh viễn xóa sổ các botnet Zeus đã bị nhiễm", Microsoft cho biết trong một thông báo, điều này là do bản chất phức tạp của mạng.

Marshall của Mỹ đã giúp đỡ Microsoft tìm kiếm các server hôm thứ 6 tại các trung tâm tải ở Scranton, Pennsylvania và Lombard, Illinois sau khi dành chiến thắng một phiên tòa do tòa án quận ở Brooklyn, New York đệ trình.

Microsoft cho biết nhóm đã đóng cửa một số kênh mà tội phạm mạng đang sử dụng để liên lạc với các máy bị nhiễm độc và bắt đầu giám sát các bộ phận khác của hạ tầng.

Microsoft cho biết công ty này đã cộng tác với hãng an ninh Kyrus Tech và nhiều bộ phận tài chính như Trung tâm Phân tích và chia sẻ thông tin dịch vụ tài chính (FS-ISAC) và Hiệp hội tự động làm sạch của Mỹ.

HY

Theo Reuters/Sina

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Viettel, VNPT sẽ cùng cạnh tranh trên đất Myanmar?

Tóm tắt: 

Nếu lời Chủ tịch Ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà trở thành hiện thực thì lần đầu tiên, hai tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam là Viettel và VNPT sẽ cùng "hội tụ" và cạnh tranh ở một quốc gia khác ngoài lãnh thổ quê nhà.

Nếu lời Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà trở thành hiện thực thì lần đầu tiên, hai tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam là Viettel và VNPT sẽ cùng "hội tụ" và cạnh tranh ở một quốc gia khác ngoài lãnh thổ quê nhà.

Thông tin Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang chờ được cấp giấy phép để mở mạng di động ở Myanmar được ông Trần Bắc Hà cho biết tại một cuộc họp đầu tư song phương tại Hà Nội mới đây, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Myanmar Thein Sein.

Công ty viễn thông của Việt Nam đầu tư ở ngoài lãnh thổ, đến giờ không còn là một khái niệm mới, đặc biệt với cái tên Viettel. Hiện tại, Viettel đã đầu tư mở mạng lưới viễn thông và đang hoạt động ở 5 quốc gia gồm Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti và Peru. Và trong năm 2012, tập đoàn này đặt mục tiêu sẽ mở thêm ở 3 - 4 nước nữa.

Tuy nhiên, với VNPT, mở mạng lưới ở thị trường nước ngoài có thể xem là "điều khá mới lạ". Nếu Myanmar hoặc đất nước nào đó được VNPT đầu tư mạng lưới thành lập mạng di động của mình thì đó sẽ là mạng viễn thông ở nước ngoài đầu tiên của VNPT.

Nếu cùng đầu tư vào Myanmar, không biết hai doanh nghiệp Nhà nước Viettel và VNPT có dùng chung hạ tầng?

"Con đường" đi ra nước ngoài của các doanh nghiệp viễn thông Việt, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel là do thị trường trong nước nhìn thì lớn nhưng vẫn là manh áo chật và bắt buộc doanh nghiệp phải ra nước ngoài. Vì thế, chả ai bảo ai, doanh nghiệp cứ "lóp ngóp" kéo nhau đi.

Quan điểm đầu tư ra nước ngoài của Viettel khá rõ ràng. Đó là chiến lược "kỹ thuật đi trước, kinh doanh theo sau". Nghĩa là Viettel sẽ đầu tư hạ tầng riêng của mình ở quốc gia đó hoặc có thể mua lại hạ tầng của doanh nghiệp khác và đầu tư thêm - làm chủ về hạ tầng mạng lưới để phát triển kinh doanh dịch vụ, chứ không liên doanh liên kết với nhà mạng khác để khai thác dịch vụ.

Trong khi đó, ban đầu, một lãnh đạo của VNPT cho rằng, VNPT khả năng sẽ không đi theo hướng của Viettel mà theo hướng hợp tác và đầu tư, không theo hướng đầu tư mạng lưới hạ tầng và tổ chức. Tức là hợp tác với các mạng lớn để đầu tư dài hơi hơn và tham gia góp vốn vào các nhà khai thác đó. Nhưng nay, có lẽ, chiến lược ban đầu của VNPT ít nhiều đã thay đổi.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra, do cùng là doanh nghiệp Nhà nước, cùng nguồn vốn Nhà nước nên, nếu cả VNPT và Viettel cùng đầu tư xây dựng mạng lưới tại Myanmar hoặc quốc gia khác, không biết Viettel và VNPT có xây dựng và dùng chung hạ tầng không? Điều mà cả Viettel và VNPT chưa làm được ở thị trường Việt Nam!

Trong nhiệm kỳ của nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, một trong những điều mà ông trăn trở nhất chưa làm được là giải quyết vấn đề dùng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông. Theo ông, doanh nghiệp viễn thông cứ phát triển theo kiểu mạnh ai nấy làm "dựng cột" (trạm BTS) thoải mái sẽ vừa lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia, vừa lãng phí nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước chưa thật hiệu quả.

Một chuyên gia kỳ cựu về viễn thông cho rằng, nếu cả Viettel và VNPT cùng đầu tư vào Myanmar hay một quốc gia nào khác thì nên đầu tư xây dựng hạ tầng dùng chung để tránh làm lãng phí nguồn lực của Nhà nước.

Ông phân tích, rất khó để đưa ra con số cụ thể tương đối về nguồn vốn đầu tư cho một hạ tầng mạng lưới mới mà một doanh nghiệp viễn thông đầu tư, vì còn phụ thuộc và về chính sách đầu tư, diện tích quốc gia, dân số... nhưng số tiền sẽ không thể tính đến hàng chục mà phải là hàng trăm triệu USD.

Trong khi đó, theo tính toán của ông, hạ tầng trạm BTS hiện nay của cả ba nhà mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel lãng phí gấp đôi số tiền cần thiết phải đầu tư, tức lãng phí gấp đôi so với nhu cầu cần thiết của đất nước.

"Doanh nghiệp dùng chung hạ tầng sẽ kinh doanh trên những khu vực dải tần khác nhau, hạ tầng dùng chung không làm ảnh hưởng, hạn chế đến chiến lược, hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp", vị chuyên gia này nói.

Tất nhiên, phân tích là vậy nhưng câu trả lời lại thuộc về "hai anh cả" viễn thông và các đơn vị cấp trên.

Sự lớn mạnh của ngành viễn thông và của các tập đoàn viễn thông Việt Nam là điều rất đáng khích lệ và tự hào, nhưng đầu tư và phát triển một cách hiệu quả, đem lại nguồn lợi và nguồn lực tốt nhất cho quốc gia, nhân dân mới thực sự là điều cần cân nhắc.

Mạnh Chung

(Theo VnEconomy)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Công ty chủ quản mạng S-Fone đã thay Tổng giám đốc

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) - đơn vị chủ quản mạng S-Fone - vừa phát đi thông tin cho biết Công ty này đã thay thế người điều hành ở cấp cao nhất.

(ICTPress) - Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) - đơn vị chủ quản mạng S-Fone - vừa phát đi thông tin cho biết Công ty này đã thay thế người điều hành ở cấp cao nhất.

Theo đó, ông Hoàng Sĩ Hóa đã được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám Đốc và sẽ là người công bố các thông tin của Công ty thay cho người tiền nhiệm Hồ Hồng Sơn kể từ ngày 19/03/2012.

Ông Hoàng Sĩ Hóa (phải) và ông Hồ Hồng Sơn tại một buổi lễ kỉ niệm của S-Fone. Ảnh: SaigonTel.

Ông Hóa trước đó đã được HĐQT Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SaigonTel) cho thôi giữ chức Tổng giám đốc tại SaigonTel để "tập trung các công việc hỗ trợ hoạt động ở các công ty con, công ty liên kết theo sự phân công của HĐQT" với quyết định có hiệu lực từ 12/3/2012.

SaigonTel hiện là cổ đông lớn nhất đang nắm giữ 30% số cổ phần tại SPT. Sau khi mua lại cổ phần từ SPT, vào tháng 5/2011, SaigonTel đã đưa Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm và Tổng giám đốc lúc bấy giờ là ông Hoàng Sĩ Hóa nắm giữ 2/6 vị trí trong HĐQT của SPT.

Bên cạnh mạng di động S-Fone, SPT còn kinh doanh các dịch vụ bưu chính, VoIP, điện thoại cố định và ADSL nhưng đều chiếm thị phần không đáng kể.

Mới đây nhất, công ty này đã chính thức đề nghị cho mạng S-Fone được chuyển đổi từ công nghệ CDMA hiện đang cung cấp sang HSPA (3G), và đã được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý về nguyên tắc.

Với việc đồng thời "thay máu" công nghệ và con người ở cấp quản lý cao nhất, có khả năng mạng di động S-Fone đang có phương án quay trở lại thị trường sau một thời gian dài gần như "mất dạng".

Lê Nguyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Phát hành đặc biệt tem “Vì Việt Nam không còn bệnh lao”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - "Vì Việt Nam không còn bệnh lao" là chủ đề ngày Thế giới phòng - chống bệnh lao năm 2012 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là chủ đề của bộ tem bưu chính được Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành đặc biệt sáng nay 24/3 tại Hà Nội.

(ICTPress) - "Vì Việt Nam không còn bệnh lao" là chủ đề ngày Thế giới phòng - chống bệnh lao năm 2012 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là chủ đề của bộ tem bưu chính được Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành đặc biệt sáng nay 24/3 tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên ký phát hành bộ tem

Một đất nước Việt Nam yên bình hạnh phúc, mọi người dân đều được chăm lo sức khỏe chu đáo và bệnh lao sớm bị xóa sổ trên lãnh thổ Việt Nam là ý tưởng của bộ tem. Hình ảnh chính của mẫu tem là logo của Chương trình chống Lao quốc gia đặt cân đối với hai hình ảnh mang nội dung quan trọng để Việt Nam không còn bệnh Lao bây giờ và mãi mãi đó là “khám sức khỏe thường xuyên” và “tiêm vắc xin phòng Lao cho trẻ em”.

Phong bì ngày phát hành đầu tiên 24/3/2012

Nền tem là hòa sắc xanh dịu của bầu trời và xanh xanh tươi của lũy tre thể hiện môi trường trong lành, thanh bình của người Việt Nam. Bộ tem hai họa sỹ Trần Thị Ngọc Uyển và Đỗ Lệnh Tuấn thiết kế.

Bệnh Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis, thường thấy nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bộ phận khác của cơ thể. Hiện nay, bệnh Lao là bệnh thường gặp nhất, ảnh hưởng đến hơn 1/3 dân số thế giới, với 9 triệu ca mới mỗi năm, gây 2 triệu người tử vong, hầu hết ở các nước đang phát triển.

Phát biểu tại Lễ phát hành đặc biệt bộ tem, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết: “Bộ tem góp phần thiết thực tuyên truyền, giới thiệu những thành tựu và kết quả chương trình phòng chống lao ở Việt Nam đến đông đảo cộng đồng dân cư trong cả nước và quốc tế, thể hiện quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người dân và thực hiện mục tiêu thanh toán bệnh lao của Liên hợp quốc”.

Với việc phối hợp với Bộ TT&TT phát hành con tem đặc biệt này, trong năm 2012, Bộ Y tế sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thế giới chống lao, 130 năm ngày bác sỹ R. Kock tìm ra trực khuẩn lao (1882 - 2012), 55 năm chương trình phòng chống lao của Việt Nam.

Trong những năm qua, các sự kiện và nhân vật của y học đã được Bưu chính Việt Nam thể hiện trên nhiều con tem bưu chính, từ đó vươn xa tỏa rộng đi khắp muôn nơi qua những tấm bưu gửi, lá thư như các bộ tem về chủ đề bảo vệ bà mẹ trẻ em, tiêu diệt bệnh sốt rét, bộ tem kỷ niệm 100 năm Hội chữ thập đỏ quốc tế năm 1963, bộ tem kỷ niệm 100 năm tìm ra vi khuẩn bệnh lao năm 1982, bộ tem tiêm chủng năm 1988...

BN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành