Đầu tư IPv6 "thông minh" để xã hội, người dùng sớm được hưởng lợi

(ICTPress) - Xu thế chuyển đổi IPv4 sang IPv6 là xu thế tất yếu trên thế giới. Việt Nam đã nhận thức và ban hành kế hoạch hành động quốc gia IPv6 gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị (2011- 2012); Giai đoạn khởi động (2013-2015); Giai đoạn chuyển đổi (2016- 2019).

Để chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển đổi 2016 – 2019, Bộ TT&TT hôm nay 26/4 đã tổ chức tổng kết Giai đoạn II để đánh giá các công tác trong giai đoạn II và bàn thảo các công tác thúc đẩy chuyển đổi IPv6 trong giai đoạn tới.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chủ trì hội nghị tổng kết giai đoạn II về kế hoạch hành động quốc gia về IPv6

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, Trưởng Ban Công tác thúc đẩy IPv6 cho biết chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 không chỉ đơn thuần giải quyết hiếu hụt IPv4. IPv6 là thế hệ công nghệ tiếp theo, hỗ trợ nhiều tính năng, khả năng mới, cao hơn để phục vụ xã hội thông tin phát triển. Chuyển đổi sang IPv6 là cơ hội. VN cần nắm bắt nắm được để phát triển bền vững tốt trong thời gian tới, bởi nếu không sẽ ”trâu chậm uống nước đục”.

Thứ trưởng Phan Tâm nêu rõ, việc tổng kết giai đoạn làm rõ lợi ích các bên được hưởng lợi ích từ việc chuyển đổi IPv6 để triển khai giai đoạn tiếp theo. ”Đầu tư IPv6 thông minh thì sẽ sớm được hưởng lợi từ bây giờ, trong tương lai gần. Tư tưởng thông mới bắt đầu triển khai thực chất kế hoạch, mang lại lợi ích cho toàn xã hội”.

Tại Hội nghị, đại diện Trung tâm Internet việt Nam (VNNIC), Bộ TT&TT, Thường trực Ban Công tác đã tổng kết các kết quả hoạt động của giai đoạn. Cụ thể, cơ sở mạng hạ tầng IPv6 quốc gia được hình thành. Từ năm 2013 đến nay, mạng IPv6 quốc gia được khai trương, duy trì ổn định. Mang IPv6 quốc gia bao gồm: Mạng DNS quốc gia và Mạng VNIX kết nội IPv4//IPV6 với lưu lượng IPv6 tăng đáng kể từ năm 2013 đến nay. Việc đấu nối và thử nghiệm IPv6 trên cơ sở hạ tầng mạng IPv6 quốc gia được triển khai rộng rãi. Từ thời điểm khai trương IPv6 tại Việt Nam, Mạng IPv6 quốc gia duy trì cho phép đầu nối và thử nghiệm IPv6 với các ISP. Tính đến nay, với 09 doanh nghiệp Internet kết nối Mạng VNIX và sẵn sàng chính thức cung cấp dịch vụ trên nền IPv4//IPv6.

Cũng theo VNNIC, tất cả các doanh nghiệp Internet sẵn sàng hỗ trợ song song IPv4//IPv6. Đối với các ISP lớn đều có bước tiếp cận sớm đối với Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 nên đã có bước chuẩn bị nhất định cho quá trình chuyển đổi sang IPv6, từ công tác lập kế hoạch, chuẩn bị nhân lực, tài nguyên, đến đánh giá mạng lưới. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, VNPT-Net đã triển khai mô hình 6PE/6VPE trên các thiết bị Router và 220Gbps kết nối song song IPv4//IPv6 với các đối tác quốc tế. Viettel đã sẵn sàng và thử nghiệp thành công triển khai IPv6 chạy song song với IPv4 đối với mạng 4G tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đặc biệt, FPT Telecom đã thiết lập kết nối IPv6 đi quốc tế, trong nước và kích hoạt IPv6 trên mạng nội bộ và triển khai dịch vụ IPv6 đến 91.200 khách hàng thực.

Theo thống kê của VNNIC, một số dịch vụ trên nền công nghệ IPv6 bắt đầu được cung cấpcho khách hàng. Theo như kết quả có được từ hệ thống thống kê của các tổ chức quốc tế, tỉ lệ sử dụng IPv6 của khách hàng của Việt Nam đạt khoảng 0.03%. Con số đánh dấu thành quả của các doanh nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ IPv6 đến phân mạng khách hàng thay vì chỉ dừng trong hệ thống mạng lõi như các năm trước.

Trong giai đoạn II vừa qua, cũng ghi nhận các tổ chức, doanh nghiệp lớn có hạ tầng công nghệ thông tin bước đầu triển khai việc chuyển đổi hạ tầng từ IPv4 sang hỗ trợ song song IPv4//IPv6. Từ kết quả làm việc của Ban Công tác với các doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp lớn đã có bước chuẩn bị tốt, hạ tầng mạng lưới đã hỗ trợ song song IPv4//IPv6. Tuy nhiên trên thực tế, không ít doanh nghiệp còn hạn chế trong việc triển khai IPv6 đến khách hàng, hệ thống mạng nội bộ, dịch vụ DNS, website, IDC. Đây chính là mục tiêu của các các doanh nghiệp cuối năm 2015 đầu năm 2016.

Trong năm 2015, các cơ quan Đảng, Nhà nước Chính thức áp dụng IPv6 cho mạng truyền số liệu chuyên dùng. Cục Bưu điện Trung ương đã phối hợp với các đơn vị phụ trách mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước để triển khai thành công IPv6 cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Trung ương Đảng. Trong thời gian tới, Cục Bưu điện Trung ương sẽ tiếp tục triển khai tiếp đối với các cơ quan Nhà nước khác.

VNNIC cũng cho biết mạng Internet Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ trên nền công nghệ IPv6. Đây là mục tiêu quan trọng nhất cũng là mục tiêu đánh giá được kết quả triển khai IPv6 tại Việt Nam. Về phía Mạng IPv6 quốc gia đã hoàn thiện và tiếp tục duy trì đấu nối với các doanh nghiệp, các ISP lớn cũng đã sẵn sàng về mạng hạ tầng. Trong năm 2015, kết quả cung cấp dịch vụ nên trên công nghệ IPv6 đã có những dấu hiệu khởi sắc. Tỉ lệ triển khai IPv6 ở Việt Nam đạt 14,06%; tỉ lệ traffic IPv6 của Việt Nam trung bình đạt 7 Mbps, dẫn đầu là VNNIC, FPT Telecom và NetNam.

Con số ghi dấu ấn trong việc triển khai IPv6 tại Việt Nam được VNNIC cho biết là tỉ lệ người sử dụng thực tế IPv6 đạt 0.03%, chứng tỏ các đơn vị đã triển khai thực tế IPv6 tới khách hàng tạo đà cho công tác chuyển đổi trong giai đoạn tiếp theo của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6.

Doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ song song IPv4//IPv6

Theo VNNIC, FPT Telecom đã thiết lập kết nối IPv6 đi quốc tế và trong nước, kích hoạt IPv6 trên mạng nội bộ; triển khai cung cấp kết nối IPv6 cho 4 tổ chức và 91.200 thuê bao băng rộng cố định tại Hà Nội và Hồ Chí Minh; dung lượng kết nối IPv6 quốc tế 1.5Gbps.

Trong khi tại NetNam, lưu lượng băng thông IPv6 trung bình trong giờ hành chính đạt 6Mb, thời điểm cao nhất lên đến 10Mb; số người dùng IPv6 kết nối dual stack gần 500 kết nối, trong đó kết nối native gần 50 kết nối; số lượng IPv6 tunnel Broker đang hoạt động gần 80 tunnel; số lượng người dùng IPv6 Tunnel SixxS là 326.

Viettel đã thử nghiệm thành công việc cung cấp dịch vụ di động, cố định băng rộng trên nền IPv6: thử nghiệm đối với thuê bao FTTH dung công nghệ GPON; thử nghiệm IPv6 trên nền mạng 4G tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Viettel có 10 hướng kết nối IPv6 quốc tế với tổng dung lượng 432 Gbps.

VNPT đã triển khai mô hình 6PE/6VPE trên các thiết bị Router biên của mạng VNPT-Net; triển khai 7 hướng kết nối quốc tế chạy song song IPv4//IPv6 với tổng dung lượng 220 Gbps;

Đối với Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước, Cục Bưu điện Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm CNTT – Văn phòng Trung ương Đảng để triển khai thử nghiệm thành công kết nối IPv6 và một số dịch vụ IPv6 trên mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các mạng văn phòng tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông và trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng.

HM

Tin nổi bật