Việt Nam xếp hạng 72/81 quốc gia về Chỉ số Web

(ICTPress) - world wide web (WWW) - Mạng lưới thông tin toàn cầu, có lẽ là hơn cả bất kỳ sự sáng tạo con người nào khác, mang triển vọng và mang đợi mà nó có thể nâng cao khả năng của con người.

Tổ chức World Wide Web (WWWF) vừa công bố một báo cáo ngày 22/11 chi tiết về các nước đang sử dụng web như thế nào để nâng cao các quyền con người, Mashable đưa tin.

Đây là năm thứ 2 tổ chức này đưa ra báo cáo này với tên gọi Chỉ số Web (Web Index) tại một buổi lễ tại London, Anh. Theo báo cáo này Thụy Điển vẫn giữ vị trí số 1, tiếp theo là Na Uy, Vương Quốc Anh, Mỹ… Việt Nam xếp thứ 72/81 nước được xếp hạng.

Theo xếp hạng của WWWF, báo cáo này đánh giá web giúp con người không chỉ nhận thông tin mà còn có tiếng nói trong các quan điểm riêng, tham gia vào các sự kiện công chúng và có hành động để cải thiện cuộc sống như thế nào.

Báo cáo này xếp hạng các quốc gia trên 4 tiêu chí: sự phổ cập truy nhập Internet, sự tự do truy cập thông tin an toàn và riêng tư và thể hiện các ý kiến trực tuyến; số lượng và sự hiện hữu của các thông tin liên quan; và khả năng để sử dụng các công cụ web để thúc đẩy sự thay đổi tích cực. Bảng xếp hạng đầy đủ như dưới đây:

Truy cập Internet toàn cầu đã tăng gấp đôi - tăng từ 16% lên 39% - kể từ Hội nghị thượng đỉnh về Xã hội thông tin năm 2003, theo Chỉ số Web. Báo cáo này cũng cho thấy mọi người trên toàn thế giới đang sử dụng truyền thông xã hội để tác động thay đổi chính trị, các công cụ đã đóng một vai trò tích cực trong việc thay đổi ở 80% các quốc gia được nghiên cứu trong báo cáo này.

Các chính phủ và các cơ quan thực thi luật cũng đang sử dụng Internet ngày càng tăng để giúp bảo vệ quyền thông qua việc giám sát và kiểm duyệt. Chỉ 5/81 nước đáp ứng những gì báo cáo này cho là các chuẩn cao nhất về sự riêng tư của giao tiếp điện tử”.

“Có một sự cần thiết khẩn cấp cho các nước để đánh giá các luật và thực tiễn hiện nay để giải quyết tốt hơn các thách thức của các công nghệ theo dõi số mới đầy quyền lực”, báo cáo cho biết.

Về kiểm duyệt, ngăn chặn có mục tiêu và lọc thông tin nhạy cảm đã được 30%/81 các quốc gia thực hiện. Các nghiên cứu cho thấy sự linh hoạt của các chính phủ trong sử dụng luật chống lại tội phạm mạng, những thông tin bang bổ, chủ nghĩa cực đoan hay việc nói xấu, báo cáo cho biết.

Một vấn đề lớn theo báo cáo này là 60% các quốc gia được điều tra thiếu sự tiếp cận “thậm chí các thông tin cơ bản nhất”, như các thông tin về y tế, giáo dục và nông nghiệp là không đạt chuẩn.

Các quyền của phụ nữ được web đáp ứng khá thấp ở hầu hết các nước được nghiên cứu, theo báo cáo. Thông tin về các chủ đề như sức khỏe giới tính và sinh sản, bạo lực gia đình, thừa kế và trả lương thấp vẫn khá ít trên web ở các quốc gia này.

Bảo cáo này đưa ra 4 khuyến nghị cho các chính phủ, các công ty và nhiều bên muốn sử dụng web để thúc đẩy nhân quyền: làm thay đổi làn sóng theo dõi và kiểm duyệt trực tuyến; đưa băng rộng đến với tất cả mọi người với giá hợp lý và khả dụng; đảm bảo tất cả phụ nữ, nam giới, các em gái và trai có thể tiếp cận các thông tin cơ bản, và giáo dục mọi người về các quyền và kỹ năng số.

Phiên bản đầu tiên của báo cáo của WWWF được xuất bản năm 2012. Người sáng lập Wikipedia Jimmy Wales và Tim Berners-Lee, được vinh danh là những người phát minh ra World Wide Web, cũng phát biểu trong buổi lễ ngày 22/11. Berners-Lee thành lập ra WWWF năm 2009.

Bạn có thể xem đầy đủ Chỉ số Web 2013 ở đây.

 HY

// Mới cập nhật
// Tin đã đăng
Tin nổi bật