Mạo hiểm cả cuộc sống để chụp ảnh dung nham núi lửa
(ICTPress) - Hai nhà nhiếp ảnh CJ Kale và Nick Selway đã dành hơn 5 năm để chụp được những hình ảnh chưa bao giờ nhìn thấy về một ngọn núi lửa đang hoạt động.
Khi các điều kiện cuối cùng đã phù hợp, hai người bạn đã mạo hiểm cả mạng sống để chụp được những tấm hình.
Kale và Selway đang tìm kiếm một tấm ảnh mà dung nham rơi vào nước được thể hiện qua một làn sóng đột ngột bắn tung.
Để chụp được tấm hình này hai nhiếp ảnh gia đã dành 7 ngày cắm trại gần miệng các núi lửa ở quần đảo Hawaii. Sau đó, chỉ mặc quần áo bảo hộ, nhảy vào nước gần như đang sôi.
Cuộc diễn tập vô cùng nguy hiểm nhưng cả hai đã sở hữu nhưng gallery ánh sáng nham thạch ở Kailua Kona, Hawaii, đã không muốn bỏ qua cơ hội hiếm gặp này.
“Để làm lại việc này, chúng tôi cần nham thạch tuôn trào qua bờ biển khác. Không may, bờ biển gần nhất kế tiếp cách 7 dặm (11,2km) với đường tuôn trào bình thường của nham thạch. Thậm chí, nó tạo thành hình chảy về phía biển, có khoảng 30 ngôi nhà trên đường, do đó tôi cầu nguyện chúng tôi không bao giờ có lại cơ hội này lần nữa”, Kale cho biết qua một thư điện tử.
Để chụp được những tấm hình chưa từng thấy, CJ và Nick đã lặn lội tới Kilauea, một ngọn núi lửa gần quần đảo Lớn của Hawaii.
Lilauea là một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất của thế giới. Nó đã phun trào từ 3/1/1983, tạo ra đủ nham thạch mỗi ngày để tạo ra một con đường hai làn dài tới 2 dặm.
Sự phun trào của núi lửa này đã tăng thêm trung bình 42 mẫu Anh (16,8 ha) đất mỗi năm cho quần đảo Hawaii.
Kilauea đôi khi được gọi là một núi lửa ngay trong ô tô bởi vì nó khá an toàn và dễ tiếp cận. Dĩ nhiên, mối đe dọa của khí gas núi lửa độc hại và đất không ổn định luôn luôn hiện hữu.
Nham thạch lỏng tuôn trào từ miệng phun xuống các bên núi lửa khoảng 7 dặm tới mặt biển. Khi cả hai núi lửa gặp nhau, sẽ tạo ra một hình ảnh đẹp.
Những nhiếp ảnh gia dũng cảm dành 6 ngày cắm trại gần núi lửa để đợi khoảnh khắc hoàn hảo.
Vào ngày 9/5/2010, CJ đã bước vào đại dương này chỉ mặc trang phục bảo hiểm thông thường. “Bạn điều phối nhiệt bằng khoảng cách các ống bên cạnh là quan trọng để giúp bạn bơi nhanh nếu chúng ta muốn được gần hơn với một làn sóng”, CJ cho biết.
CJ đã ở dưới 20 feet từ macma đang rộp, nóng tới 2000 Fahrenheit, làm nóng nước đại dương ngay lập tức.
Nhiệt độ khoảng 110 Fahrenheit nơi CJ đang đứng. Da của CJ đỏ rực do nhiệt, nhiệt độ nóng hơn nhiều lần một chậu nước nóng.
Anh đã phải thận trọng với các giọt nham thạch nổi, được gọi là các quả bom núi lửa, và kính núi lửa được hình thành khi nham thạch nhanh chóng nguội đi. “Cả hai chúng tôi bị vài chỗ bỏng, Nick cắt đã bỉ bỏng đầu gối và tôi bị bỏng ống quyển khá nặng”, CJ cho biết.
Một chiếc vỏ bảo vệ, được gọi là trang bị lướt sóng, bảo vệ máy ảnh khỏi nóng và nước.
Khoảng 5h50 sáng, chỉ khi mặt trời bắt đầu mọc, CJ đã chụp được bức ảnh đầu tiên của nham thạch rớt xuống đại dương nhờ một lần lướt sóng.
Nick đã quay được những khoảnh khắc quý giá từ bờ khi CJ đang được dòng nước đưa đi.
Trong ngày cuối cùng, nham thạch phủ biển cát màu đen mà hai nhiếp ảnh gia đã đang sử dụng để tiếp cận nước. Ở một khoảng cách, Nick chụp một số bức ảnh cuối cùng.
CJ và Nick cũng đã quay phim được khoảnh khắc rất riêng.
T. Dương