Nguyên tắc 20-20-20 khi làm việc với máy tính

(ICTPress) - Mắt của bạn sẽ mệt mỏi khi nhìn màn hình máy tính quá lâu.

Khoảng 50 - 90% số người làm việc trước một màn hình máy vi tính có một số triệu chứng về mắt, các nghiên cứu cho biết.

Sau nhiều giờ nhìn chằm chằm vào màn hình, mắt của bạn sẽ trở nên khô, ngứa hay rát? Thị lực của bạn trở nên mờ mờ, hoặc bạn thậm chí thấy mọi thứ thành hai? Hay đầu bạn trở nên quay quay do nghiêng nghiêng và căng thẳng?

Những vấn đề về mắt như thế nào cần đến thuốc nhỏ mắt - hay có thể phải rời màn hình?. Macs và PC là những thiết bị thực tế làm mắt bạn bị căng?

Sử dụng máy tính hoàn toàn làm mắt bạn bị căng nhưng có những cách để ngăn nguy cơ này.

Các nghiên cứu đã cho biết 50 - 90% số người làm việc trước màn hình máy vi tính có một số triệu chứng về mắt.

“Chúng tôi đã chứng kiến nhiều người phàn nàn về việc mắt bị căng. Hàng giờ tập trung vào màn hình máy tính mà không nghỉ thường xuyên là thủ phạm”. TS. Brian Boxer Wachler cho biết.

Vấn đề khá phổ biến, thậm chí đã có một cái tên được đặt cho bệnh này là: Hội chứng thị giác máy tính (Computer Vision Syndrome - CVS).

TS. Wachler cho biết mọi người thường chớp mắt 18 lần/phút, sẽ làm mắt tỉnh táo một cách tự nhiên. Nhưng tốc độ chớp mắt sẽ giảm khi nhìn chằm chằm vào một màn hình máy tính hay một thiết bị số khác và điều này làm mắt bạn nóng, khô, chuyển sang đỏ hoặc cảm thấy ngứa.

Ngồi quá gần với màn hình máy tính, hay cầm một thiết bị số quá gần mắt so với việc bạn cầm một cuốn sách hay tờ báo, cũng sẽ gây ra vấn đề. Điều này buộc mắt bạn phải làm việc cật lực hơn bình thường khi bạn buộc phải tập trung vào các kích cỡ phông chữ nhỏ bé”, Wachler cảnh báo.

Các triệu chứng của căng mắt hay CVS có: đau mắt, không mắt, chảy nước mắt, thị lực mờ, nhìn 1 thành 2, nhạy cảm với ánh sáng, khó tập trung vào hình ảnh, đau cổ, đau đầu hay kết hợp tất cả các yếu tố trên.

Thay cho việc chuyển sang mắt đỏ đến các máy tính hỏng đang làm hại mắt bản, có những bước nhanh chóng và dễ dàng để bạn có thể thực hiện để làm giảm việc căng mắt. Jeffrey Anshel, người sáng lập công ty Vision Counseling và tác giả của cuốn sách Visual Ergonomics Handbook (Tạm dịch: Sổ tay nghiên cứu thị lực) gợi ý cách đầu tiên làm hạ thấp màn hình.

“Bởi vì việc đọc thông thường như đọc sách hay tạp chí thường ở một vị trí được hạ thấp, nếu màn hình ở một vị trí thẳng với đầu là không tự nhiên. Đỉnh màn hình nên ở ngang bằng với mắt của người sử dụng, tạo một góc xem được hạ thấp đáng kể”, Jeffrey Anshel cho biết.

Tiếp theo là giảm độ chói bằng cách quay màn hình do đó bạn có thể không thấy những phản chiếu của bất cứ ánh sáng nào trên bề mặt trước của monitor. Khoảng cách xem tốt nhất là khoảng 20 – 40 inch (50 cm – 1m) từ mắt tới mặt trước của màn hình.

Anshel gợi ý thực hiện cái mà ông gọi là 3 bước “B”: Blink (Nháy mắt), breathe (Thở) và break (Nghỉ ngơi). Bởi vì chúng ta sẽ nháy mắt thường xuyên ít hơn khi bắt đầu nhìn vào màn hình, nên nhớ là việc nháy mắt thường xuyên sẽ làm mắt ướt và làm mắt bạn tỉnh táo. Thở đúng cách có thể làm các cơ mắt của bạn nghỉ ngơi, do đó bạn nên chú ý tới nhịp thở của mình - đặc biệt vào những lúc căng thẳng khi mọi người có xu hướng nín thở.

Và bởi vì công việc máy tính thường đòi hỏi sự tập trung cao, việc nghỉ ngơi thường xuyên là một bắt buộc. “Mắt của chúng ta không chỉ được thiết kể để sử dụng tại một khoảng cách gần cho một thời gian dài. Hãy ghi nhớ nguyên tắc 20 - 20 - 20: Cứ 20 phút lại nghỉ 20 giây và nhìn xa 20 feet (6 mét)”, Anshel cho biết.

Bằng cách thực hiện những điều chỉnh nhỏ này, Anshel cho biết sẽ làm giảm căng thẳng của mắt và cũng cải thiện toàn diện sức khỏe của bạn.

"Không có một giải pháp nào cho tất cả mọi loại vấn đề xảy ra với việc sử dụng máy tính nhưng với một nghiên cứu nhỏ, câu trả lời cho tất cả vấn đề này có thể phù hợp cho mắt của bạn”, Anshel kết luận.

QM

Theo upwave.com

Tin nổi bật