26 thành phố tham gia mạng lưới thành phố thông minh ASEAN
(ICTPress) - ASEAN vừa công bố thông báo ý tưởng (Concept Note) về đề xuất của Singapore hình thành mạng lưới các thành phố ASEAN (ASCN).
Các nhà lãnh đạo các quốc gia ASEAN tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 với chủ đề "Tự cường và sáng tạo" từ 25 - 28/4/2018 tại Singapore |
Theo thông báo này, sự tăng trưởng của ASEAN đã, đang diễn ra và tiếp tục được thúc đẩy nhờ có đô thị với hơn 90 triệu dân nữa sẽ đổ về các thành phố vào năm 2030 và các thành phố tầm trung dự báo sẽ có khoảng 200.000 đến 2 triệu dân sinh sống sẽ thúc đẩy tăng trưởng của khu vực khoảng 40%.
Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng đang gặp phải các thách thức đối như tắc nghẽn đô thị, chất lượng nước/không khí, đói nghèo, sự bất bình đẳng gia tăng, khoảng cách đô thị và nông thôn, an toàn và an ninh công dân. Các giải pháp công nghệ, số có thể được ứng dụng để giải quyết các vấn đề này và để nâng cao chất lượng, tiếp cận các dịch vụ, theo đó cải thiện cuộc sống của người dân ở cả đô thị và nông thôn, hình thành các cơ hội mới cho các công dân để hỗ trợ bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.
Các nước thành viên ASEAN nhận thức xu hướng này và đã xác định các khu vực cụ thể là các thành phố thông minh hoặc đã công bố các dự án phát triển thành phố thông minh. Trong bối cảnh này, Singapore đề xuất hình thành ASCN để tăng cường các nỗ lực và kết hợp các thành phố thông minh trong khu vực lại với nhau, theo đó đóng góp xây dựng cộng đồng ASEAN.
ASEAN được xem là một nền tảng cộng tác theo đó các thành phố từ các nước ASEAN, trong đó có các thủ đô với không gian rộng mở cùng hướng tới một mục tiêu chung là phát triển đô thị thông minh và bền vững. 26 thành phố sẽ tham gia mạng lưới để thúc đẩy các nỗ lực ở các cấp. Mục tiêu chung là cải thiện cuộc sống của các công dân nhờ ứng dụng công nghệ làm đòn bẩy.
Bằng cách đặt trọng tâm vào con người, mạng lưới sẽ thông qua một mục tiêu mở cho sự phát triển thành phố thông minh đã là tôn trọng quyền con người và các tự do cơ bản đã được nêu trong Hiến chương ASEAN. Mạng lưới các thành phố thông minh ở ASEAN cũng sẽ đóng góp tăng cường sự hiểu biết hơn nữa giữa các nền văn hóa.
Cụ thể, 26 thành phố tham gia ASCN gồm: thành phố Singapore (Singapore); Manila, Cebu và Davao (Phillipines), Bandar Seri Begawan (Brunei); Bangkok, Chonburi và Phuket (Thái Lan); Banyuwangi, Jakarta, và Makassar (Indonesia); Battambang, Phnom Penh và Siem Reap (Campuchia), Johor Bahru, Kota Kinabalu, Kuala Lumpur và Kuching (Malaysia); Luang Prabang và Vientiane (Lào); Mandalay, Nay Pyi Taw và Yangon (Myanmar) và Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng (Việt Nam).
ASCN sẽ:
a) Tăng cường hợp tác phát triển các thành phố thông minh. Các thành phố thành viên của mạng lưới và đại diện của quốc gia sẽ nhóm họp để tìm kiếm các tiềm năng, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất, xây dựng các kế hoạch hành động riêng cho sự phát triển thành phố thông minh từ 2018 – 2025 (song hành cùng với tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025) và soạn thảo một khuôn khổ chung cho phát triển các thành phố thông minh dành riêng cho ASEAN.
b) Thúc đẩy các dự án ngân hàng với khu vực tư nhân. Các thành phố thành viên sẽ liên kết với các nhà cung cấp giải pháp khu vực tư nhân để khởi động các dự án thực tiễn và thương mại khả thi với các kế quả rõ ràng;
c) Bảo đảm tài trợ và hỗ trợ từ các đối tác ngoài ASEAN. Các thành phố thành viên mạng lưới sẽ hợp tác với các đối tác bên ngoài cụ thể trên cơ sở tự nguyện và hình thành các hợp tác cùng có lợi để thúc đẩy phát triển các thành phố thông minh, trong khi thúc đẩy sự hiểu biết giữa ASEAN và các đối tác ở cấp các thành phố. Các tổ chức tài chính đa phương như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) và TTrung tâm hạ tầng toàn cầu (GIH) sẽ cùng đồng hành.
Phát triển các thành phố thông minh liên quan đến nhiều ngành như vận tải, chất lượng nước, năng lượng, y tế, giáo dục, dịch vụ công, dữ liệu, và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Dưới các ưu tiên khác nhau, ASCN dự kiến sẽ cho phép các thành phố thành viên tập trung vào các vấn đề của các thành phố cùng với từng bối cảnh địa phương và văn hóa của từng thành phố.
Các thành tố cốt lõi của ASCN là:
Các kế hoạch hành động cho phát triển thành phố thông minh (2018 - 2025). Các kế hoạch hành động ban đầu này sẽ được các thành phố thành viên xây dựng với sự tham vấn các cơ quan đại diện quốc gia trong Hội thảo quản trị thành phố thông minh, một hội thảo chuyên đề kéo dài 5 ngày do Singapore tổ chức vào tháng 5/2018.
Các thành tố sẽ bao gồm các dự án cụ thể và các kế hoạch hành động mà các thành phố thành viên sẽ tiến hành từ 2018 – 2025, dựa trên các lĩnh vực ưu tiên tập trung.
Các thành phố thông minhh sẽ được phát triển từ các kế hoạch hành động hiện tại để thông minh, hội tụ và đô thị hóa bền vững.
Khuôn khổ thành phố thông minh ASEAN. Các thành phố thành viên ASCN và đại diện các quốc gia sẽ cùng soạn thảo một khung thành phố ASEAN: (i) hình thành một định nghĩa của ASEAN về thành phố thông minh; (ii) đề ra các nguyên tắc chính; (iii) Xác định các kế quả cốt lõi.
Khuôn khổ sẽ không áp đặt lên các kế hoạch phát triển quốc gia hiện nay. Khuôn khổ sẽ là một tài liệu mang tính quy chuẩn hướng dẫn phát triển thành phố thông minh ở từng thành phố thành viên thuộc mạng lưới , có đặc trưng liên quan bối cảnh văn hóa và địa phương của từng thành phố.
Một dự thảo ban đầu của khung này đã được Singapore đề xuất và đệ trình AMS vào tháng 3/2018. Các thành phố thành viên và đại diện các quốc gia sẽ bản thảo một khung dự thảo sửa đổi tại hội nghị ở Singapore vào tháng 5/2018. Khuôn khổ này sẽ hướng tới bổ sung tại hội nghị ASCN đầu tiên vào tháng 7 và sẽ được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua vào Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33 vào tháng 11/2018.
Các cuộc họp thường niên của ASCN: Singapore sẽ tổ chức cuộc họp thường niên của ASCN vào tháng 7 cùng với Hội nghị thượng đỉnh các thành phố thế giới, mời các thành phố thành viên và đại diện các quốc gia.
Sau Hội nghị thượng đỉnh thông qua khuôn khổ các thành phố thông minh ASEAN, các thành phố thành viên sẽ chia sẻ các kế hoạch hành động và gỡ gỡ các nhà cung cấp giải pháp khu vực tư nhân từ ASEAN và từ đó tìm kiếm các dự án khả thi thương mại. Sau năm 2018, ASCN sẽ tiếp tục gặp gỡ bản thảo kế hoạch hành động của từng thành phố, công bố các dự án mới với các nhà cung cấp giải pháp tư nhân khả thi và tìm kiếm các cơ hội mới để đưa các đối tác bên ngoài ASEAN cùng tham gia. Cuộc họp thường niên sẽ được chủ trì và tổ chức bởi Chủ tịch ASEAN, với sự hỗ trợ cho Chủ tịch và thúc đẩy các nỗ lực trong các nhiệm kỳ lãnh đạo ASEAN. ASEC sẽ ra một thông báo thường niên về các kế quả của cuộc họp này.
Minh Anh