Băng thông rộng đóng góp bao nhiêu cho GDP
(ICTPress) - Băng thông rộng được xem như là nguồn lực để tạo sự biến chuyển cho xã hội, cho GDP của mỗi nước, năng suất lao động cũng như sự đổi mới cho toàn xã hội. Băng thông rộng cũng giúp người tiếp cận tốt hơn các dịch vụ công nhiều thông tin hơn, để từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, cộng đồng.
Thế nào là băng thông rộng?
Cách đây khoảng 20 năm người ta định nghĩa chỉ 256kbit/s đã là băng thông rộng. Nhưng bây giờ là chưa đủ bởi tốc độ này đã trở nên quá chậm để có thể truy cập thông tin và dịch vụ khác nhau. Ủy ban băng thông rộng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã định nghĩa lại băng thông rộng là mất bao nhiêu thời gian để tải một lượng thông tin nhất định.
Với tốc độ 256kbit/s thì phải mất 20 giây để một trang web như trang web của ITU mới được tải về đầy đủ. Hoặc một ví dụ khác là tải một video clip với tốc độ 2Megabit/giây mất 1 phút và 47 phút để tải về cho bộ phim với chất lượng thấp 700M. Bây giờ, chúng ta phải cần tốc độ nhanh hơn thì mới có thời gian tải nhanh hơn.
Ông Ralph Corey, Giám đốc Chương trình World Ahead tại Intel mới đây cho biết băng thông rộng được định nghĩa bởi lượng thông tin mà chúng ta muốn truy cập trong thời gian ngắn nhất có thể theo tốc độ cụ thể. Viễn thông đang cải thiện chất lượng truy cập bởi lượng thông tin trên Internet ngày càng nhiều thông tin muốn truy cập.
Lợi ích kinh tế của băng thông rộng
Theo nghiên cứu tác động đối với kinh tế của TS. Raul Katz, Đại học Culumbia theo đặt hàng của ITU thực hiện, nghiên cứu một số yếu tố khác nhau trong nền kinh tế đặc biệt nghiên cứu sự tăng trưởng GDP với tác động của băng thông rộng tại 20 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) và một số nước tại Mỹ La tinh, đã tập hợp thành 3 nhóm nghiên cứu: nhóm quốc gia có truy cập băng thông rộng thấp, các quốc gia truy cập băng rộng trung bình và truy cập băng thông rộng cao.
Nghiên cứu tìm ra 3 điểm quan trọng. Thứ nhất, đó là tác động về những lợi ích đối với tăng trưởng GDP sẽ tăng lên nhờ truy cập băng thông rộng tốc độ cao, chúng ta càng có lượng truy cập băng thông rộng cao thì có GDP tăng trưởng cao.
Thứ hai, nghiên cứu cũng chỉ ra mức ngưỡng về phát triển băng rộng. Nếu một quốc gia vượt qua ngưỡng đó thì lợi ích về kinh tế bắt đầu tăng lên được. Mức ngưỡng đó là 20%, nếu quốc gia chưa đạt mức 20% người dân được truy cập băng thông rộng thì khó có tác động tới tăng trưởng kinh tế GDP tăng. Nếu vượt qua ngưỡng 20% thì bắt đầu có thể có cải thiện đáng kể. GDP sẽ tăng lên đáng kể, nếu có phổ cập truy cập băng thông rộng.
Thứ ba, đến nay chưa thấy có dấu hiệu của sự dừng của tăng trưởng băng thông rộng. Nếu tiếp tục tăng truy cập băng thông rộng và tiếp tục lan tỏa được băng thông rộng thì có sự tăng trưởng GDP thật nhanh.
Băng thông rộng phát triển sẽ cho thấy những tác động:
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người dân, năng suất lao động ở nhà, nơi làm việc đều tăng lên. Giá trị thặng dư từ người tiêu dùng là một điểm lưu ý quan trọng. Đó là sự khác biệt chênh lệch giữa mức muốn chi và thực chi. Ví dụ, người ta muốn mua ghế sofa 2000 USD chúng ta lên mạng Internet và tìm kiếm nhưng giá chỉ 1500 và tiết kiệm được 500 USD - đó là thặng dư tiêu dùng.
Ví dụ, theo nghiên cứu của McKenzie cho thấy người Mỹ đã thặng dư tiết kiệm 64 tỷ USD/năm nhờ băng thông rộng. Điều đó có nghĩa là người Mỹ đã tiết kiệm được 64 tỷ USD bằng cách so sánh giá cả của hàng hóa thông qua sử dụng băng thông rộng. Cho đến ngày hôm nay, con số trên toàn cầu ước tính tiết kiệm được gần 300 tỷ USD/năm. Đó là lợi ích rất lớn. Châu Á cũng đang tăng lên 75% lên mỗi năm, và lợi ích này lan tỏa nhanh chóng và đưa tiết kiệm vào nền kinh tế người ta có tiền để chi vào khoản chi khác. Lợi ích kinh tế từ băng thông rộng.
Thêm nữa, sự khác biệt, chênh lệnh kỹ thuật số, băng thông rộng cũng làm chênh lệnh về kinh tế giữa các quốc gia phát triển và phát triển nên các quốc gia phải nhanh chóng đưa băng rộng đến công dân của mình. ASEAN đang cải thiện nhưng phải mang lại nhiều hơn để mang lại băng rộng cho người dân. Sự phổ cập băng thông rộng cần phải làm nhiều hơn nữa. Đây là đề xuất từ nghiên cứu của ITU tại ASEAN.
Các nước triển khai băng rộng cũng cần trả lời các thách thức: Làm thế nào để khai thông? Có băng thông rộng để cung cấp hay không? Có phát triển hệ thống mạng lưới để nhiều người đăng ký? Mức giá người dân có thể chi trả được không? Người dân có ý thức để sử dụng CNTT không?.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Ngân hàng thế giới về băng thông rộng cho thấy cứ 10% tăng trưởng về truy cập băng rộng thì sẽ làm tăng 1,27% GDP ở quốc gia đang phát triển.
QM