Microsoft “mở” để đáp ứng chính phủ điện tử

(ICTPress) - Với mục tiêu mở ra hướng đi mới trong lộ trình thực hiện Chính phủ điện tử tại Việt Nam, các chuyên gia của Microsoft đã trao đổi nhiều nội dung về “Nền tảng mở của Microsoft và Điện toán đám mây” tại Hội thảo vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Microsoft tổ chức.

Ông Bùi Đình Trường, Giám đốc khối Khách hàng chính phủ và Doanh nghiệp nhà nước, Microsoft Việt Nam cho biết những xu hướng công nghệ tất yếu chúng ta thấy hiện nay như di động (mobility) đối với desktop, smartphone tablet, notebook… và hàng ngày chúng ta có nhu cầu mang đến văn phòng và cần các hệ thống văn phòng hỗ trợ kết nối, truy cập. Đó là những cái yêu cầu thực tế gọi là mang theo thiết bị cá nhân (Bring Your Own Device - BYOD). Chúng ta không có sự khác biệt giữa sử dụng thiết bị ở nhà và văn phòng, và các nhu cầu này tạo ra sức rất ép lớn cho đội ngũ làm công nghệ, chính sách và quản trị ứng dụng. Bên cạnh đó, là các nhu cầu phát triển ứng dụng vừa chạy trên các thiết bị văn phòng, vừa trên thiết bị smartphone, máy tính bảng, notebook… và các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ chạy các trên thiết bị văn phòng, trên điện toán đám mây và đang tạo ra nhiều dữ liệu, tạo sức ép cho hệ thống, đội ngũ quản lý là làm sao khai thác các ứng dụng đó tốt nhất và đảm bảo bảo mật. Hầu hết mọi người đang phải đối mặt với thách thức này.

Bà Sangita Jayaraman, Giám đốc cao cấp về sản phẩm, Microsoft Châu Á - Thái Bình Dương cho biết người người dùng chính phủ, luôn mong muốn được đáp ứng nguồn lực nhanh hơn nhưng kinh phí bị giới hạn. Đối với các công ty phải đảm bảo cho dự án đúng thời hạn và có chất lượng, và phải luôn sáng tạo và cạnh tranh, đòi hỏi chúng ta phải có những đầu tư cho những công nghệ khác nhau. Khi chúng ta hài hòa các quyết định này thì cung cấp cơ sở mở an toàn.

Bà Sangita Jayaraman trình bày tại Hội thảo

Để đáp ứng thách thức tính phức tạp, chi phí, môi trường sử dụng hỗn hợp nhiều loại công nghệ Microsoft đã tạo ra những sản phẩm công nghệ mang tính cởi mở ngay từ đầu. Cam kết của Microsoft về tính “mở” ở 3 lĩnh vực: điện toán đám mây, hỗ trợ mã nguồn mở và tiêu chuẩn mở, bà Sangita Jayaraman cho hay.

Trước hết về đám mây mở, sự cởi mở rất quan trong điện toán đám mây rất quan trọng và hệ điều hành đám mây là nền tảng rất mở. Sự mở của chúng tôi là mở theo sự lựa chọn. Các hệ điều hành đám mây sẽ tạo ra các trung tâm dữ liệu không biên giới. Điều này có nghĩa là lựa chọn xây dựng dữ liệu tại cơ sở của mình, hoặc sử dụng trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp, hoặc sử dụng trung tâm dữ liệu công cộng và sử dụng cả ba đám mây này kết hợp. Như vậy, có thể cho phép sử dụng các đầu tư hiện tại và chuyển sang các đầu tư mới khi có điều kiện phù hợp. Và một điều quan trọng hơn nữa đây là 3 phần riêng rẽ nhưng mang tính tích hợp trong 4 lĩnh vực khác nhau: tích hợp trong trung tâm dữ liệu, tích hợp trong nhận dạng, tích hợp ảo hóa, tích hợp trong nền tảng dữ liệu, bà Sangita Jayaraman giải thích.

Trong lĩnh vực tại cơ quan, nhiều phiên bản của hệ thống Windows server đã được sử dụng trong rất nhiều năm và đã quen thuộc với năng lực của hệ thống này. Liên quan tới điện toán đám mây công cộng, Microsoft Windows Azuze đã được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới. Hệ thống đám mây dành cho chính phủ của Microsoft đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ. Với ưu điểm tích hợp nhuần nhuyễn với mọi nền tảng đa dạng hiện có bao gồm cả các nền tảng dựa trên phần mềm nguồn mở, đồng thời giám sát sâu các nền tảng lập trình khác nhau, giải pháp toàn diện của Microsoft sẽ giải được bài toán tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng vốn luôn được coi là trở ngại lớn trên con đường thực hiện mục tiêu biến Việt Nam trở thành một nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông vào năm 2020, bà Sangita cho biết thêm.

Ông Erick Stephens, Giám đốc cao cấp về tư vấn công nghệ, Microsoft khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết Microsoft đưa 3 nguyên tắc áp dụng cho điện toán đám mây là: riêng tư, bảo mật và tin cậy.

Ông Erick Stephens, Giám đốc cao cấp về tư vấn công nghệ, Microsoft châu Á - TBD tại hội thảo

Gải pháp điện toán đám mây cho khối chính phủ, gọi tắt là G-Cloud cũng như những giải pháp an ninh mạng tối ưu đã được các chuyên gia Microsoft khẳng định.

“Giải pháp Microsoft G-Cloud sẽ tạo thuận lợi lớn trong việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý với nhau và giữa các cơ quan nhà nước có dịch vụ công với người dân, nhờ đó sẽ đưa đến rút ngắn thời hạn cung cấp các dịch vụ, tiết kiệm chi phí và minh bạch hơn. Khi đi vào triển khai, trong một “đám mây Chính phủ”, các Bộ, ngành có thể tương tác, chia sẻ và dùng chung hạ tầng đám mây để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, tác nghiệp… mà vẫn có được sự an toàn ở cấp độ cao nhất”, Bà Sangita Jayaraman nhấn mạnh.

Những đột phá trong các giải pháp công nghệ nền tảng mở của Microsoft sẽ mở đường cho sự phát triển của các trung tâm dữ liệu đám mây hiện đại, mạnh mẽ và hiệu quả. Sự linh hoạt, tính bảo mật, cùng tốc độ phân tích và xử lý thông tin ở mức độ cao, cũng như đảm bảo quy trình báo cáo liên tục và kịp thời của các giải pháp sẽ đóng góp vào quá trình ra quyết định của các cấp quản lý, xây dựng tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển của Chính phủ điện tử, hướng đến mục tiêu cuối cùng là đem lại lợi ích lớn hơn cho công dân trong quá trình sử dụng các dịch vụ công năng động và thông minh.

Microsoft đã làm việc với chính phủ nhiều nước trên thế giới từ trung ương tới địa phương đều nhìn thấy nhu cầu lớn từ phát triển ứng dụng để cung cấp ứng dụng cho y tế, giáo dục, đào tạo… cho doanh nghiệp, thành phố để họ nhận được dịch vụ công tốt nhất. Đó là những nhu cầu hiện tại và những đầu tư từ trước tới nay làm sao để tối ưu những gì đã đầu tư và hỗ trợ như thế nào để ứng dụng, sản phẩm công nghệ để mang đến cho khách hàng, người sử dụng, bộ ban ngành nhanh nhất. Cách tiếp cận của Microsoft như thế nào với những nhu cầu như thế?. Microsoft tiếp cận rất riêng là lắng nghe, hiểu các khó khăn, yêu cầu, nhu cầu của khách hàng và xu hướng công nghệ mà khách hàng nhìn nhận để có tư vấn dịch vụ tốt nhất phục vụ người dân. Bên cạnh đó với mỗi một bộ, ban ngành việc đưa ra những quyết định, đưa dịch vụ ra khách hàng nhanh nhất, hiệu quả nhất mà Chính phủ phải làm. Microsoft tiếp cận cách thức “play well with others”. Đây là chiến lược xuyên suốt của Microsoft, ông Bùi Đình Trường đã khẳng định.

Nguyễn Dung

Tin nổi bật