Khi công nghệ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp chuyển phát nhanh

Theo số liệu, toàn ngành logistics hiện chiếm khoảng 12% GDP toàn cầu, tương đương với 9.600 tỷ USD. Tuy nhiên, công nghệ logistics lại chỉ chiếm khiêm tốn khoảng 17,4 tỷ USD, bằng 1/7 so với thị trường công nghệ marketing (MarTech) phục vụ cho thị trường thương mại điện tử (TMĐT) [1].

Số hiếm doanh nghiệp (DN) logistics chú trọng đầu tư về công nghệ nhanh chóng tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhờ việc mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi và tiết kiệm chi phí cho tất cả các bên.

Một vài năm trước, việc tiếp nhận đơn hàng, đóng gói, phân loại hàng hóa và gửi đi được làm theo phương thức thủ công. Tuy vậy, đến những giai đoạn cao điểm như Mega Sales 11.11, 12.12 trên các sàn TMĐT, hay đợt bùng nổ mua sắm trực tuyến trong giai đoạn giãn cách thì mô hình quen thuộc này bắt đầu bộc lộ rõ nhược điểm.

Câu chuyện hàng hóa bị ách tắc tại kho hàng chục ngày dẫn đến hỏng hóc, vỡ đập từng khiến nhiều người mua và người bán lâm vào cảnh “méo mặt”. Chưa kể khi thị trường càng phát triển, số lượng hàng hoá ngày càng nhiều, việc mất mát hay thất lạc, nhầm lẫn rất dễ xảy ra nếu không có các giải pháp tối ưu.

Nhằm đón đầu nhu cầu tăng cao của thị trường và nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng, một số ít DN chuyển phát nhanh đã chủ động đầu tư công nghệ vào hệ thống trung tâm trung chuyển hiện đại từ rất sớm. Tiêu biểu, tại hệ thống 36 trung tâm trung chuyển và trung tâm thứ 37 sắp hoàn thiện, J&T Express đều áp dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống phân loại thông minh DWS, quy trình xử lý tự động theo quy chuẩn smart logistics và hệ thống băng chuyền ma trận tự động.

Trên hành trình giao hàng, công nghệ cũng giúp rút ngắn thời gian di chuyển cho shipper và tiết kiệm chi phí vận chuyển cho người mua. Những giải pháp về AI (trí thông minh nhân tạo) và Machine Learning (học máy) được nhiều đơn vị vận chuyển áp dụng nhằm thiết lập nên những cung đường tối ưu và ngắn nhất, giúp shipper nhanh chóng giao hàng tới tay người nhận ở nhiều điểm khác nhau.

Về phía người bán, trước đây khi đặt dịch vụ giao hàng, họ chỉ có thể ngồi chờ, không thể biết đơn hàng đã giao đến tận tay khách hay có vấn đề gì phát sinh giữa chừng. Nay, vấn đề này có thể được giải quyết nhờ những công nghệ mới, như tính năng Track and Trace của J&T Express giúp người bán có thể dễ dàng lên đơn hàng, xác định được số lượng vận đơn và tính toán chi phí vận chuyển trực tiếp. Ngoài ra, công nghệ này còn cho phép thay đổi điểm nhận hàng, tạo sự thuận tiện cho người nhận và người bán.

Về phía DN chuyển phát, việc đầu tư công nghệ sẽ giúp DN đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao trong làn sóng mua sắm trực tuyến ngày càng mạnh mẽ. Còn đối với người mua và người bán, việc tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng sẽ giúp các món hàng đến tay khách hàng đúng hẹn và vẹn nguyên, giảm thiểu những tình huống không mong muốn như giao sai địa chỉ, méo vỡ, hỏng hóc hàng hóa v.v. Khi có thể tự tin mua sắm và hài lòng với trải nghiệm giao nhận, khách hàng có thể quay lại mua sắm lần sau, từ đó giúp nhà bán hàng trực tuyến tăng trưởng doanh thu bền vững.

Áp dụng công nghệ vào từng mắt xích trong quy trình quản lý, vận hành, đơn vị vận chuyển đã giải quyết được những nỗi lo lớn cho người bán lẫn người mua trên hành trình mua bán trực tuyến. Đồng thời, điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn, giúp DN logistics bứt phá trên thị trường.

Ông Phan Bình - Giám đốc Thương hiệu J&T Express tại Việt Nam chia sẻ: “Trong thời gian tới, J&T Express sẽ tiếp tục những nỗ lực trong việc thấu hiểu địa phương, cho ra đời những sáng kiến lấy khách hàng làm trọng tâm để phát triển dịch vụ, đồng thời, áp dụng công nghệ vào khâu quản lý, lưu thông hàng hóa nhằm tăng cường năng lực vận chuyển. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ưu tiên việc đào tạo nhân lực có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cao về công nghệ thông tin để có thể phục vụ nhu cầu tăng cao của thị trường và hoàn thiện trải nghiệm dịch vụ của khách hàng một cách tốt nhất.”

Tin nổi bật