Tri thức chuyên ngành
4 nguy cơ Internet bị “sập”
Submitted by nlphuong on Thu, 12/07/2012 - 08:28(ICTPress) - Phần mềm độc hại “DNSChanger” hôm 9/7 đã ảnh hưởng đến 200.000 máy tính, mặc dù đã có cường điệu nhưng cho thấy những nguy cơ. Bài viết trình bày 4 nguy cơ kết nối Internet có thể bị ngắt trên diện rộng.
(ICTPress) - Internet được thiết kế để trở thành sức mạnh, giải quyết sự hỏng hóc và phân tán, nhưng công nghệ vẫn đang còn ở vào thời kỳ đầu.
David Eagleman tin rằng chúng ta cần một kế hoạch an ninh dự phòng để tăng cường Internet |
Thực tế là Web đã không ngừng hoạt động trong các thập kỷ đầu, đôi khi cho chúng ta thấy không bao giờ có lỗi. Nhưng như bất kỳ hệ thống nào, sinh học hoặc nhân tạo, Internet có khả năng bị hỏng.
Phần mềm độc hại “DNSChanger” hôm 9/7 đã ảnh hưởng đến 200.000 máy tính, mặc dù đã có cường điệu nhưng cho thấy những nguy cơ. Dưới đây là 4 nguy cơ kết nối Internet có thể bị ngắt trên diện rộng.
1. Thời tiết trong vũ trụ
Khi bạn nghĩ đến lướt Web, bạn có thể không lo lắng về điều gì đang diễn ra trên bề mặt trái đất cách mặt trời 92 triệu dặm. Nhưng bạn nên nghĩ tới. Ánh sáng mặt trời là một trong những mối đe dọa nhất đối với các hệ thống thông tin liên lạc của chúng ta.
Hãy xem xét các lỗi vệ tinh. Một buổi chiều năm 1998, Galaxy IV, một vệ tinh trị giá 250 triệu USD nằm cách trái đất 35.000 km, bỗng dưng nằm ngoài tầm kiểm soát. Lý do chính được cho là do ánh sáng mặt trời: Mặt trời đã gây làm hỏng Galaxy IV vào thời điểm đó, và nhiều vệ tinh khác của Đức, Nhật Bản, NASA và Motorola, tất cả đều bị lỗi cùng lúc.
Những tác động là ngay tức thời và toàn thế giới. 80% máy nhắn tin lập tức bị lỗi. Các nhà vật lý, quản lý và những người bán thuốc trên toàn nước Mỹ nhớ lại và nhận thấy họ không nhận được cái tin nhắn. NPR, CBS, Direct PC Internet và hàng chục dịch vụ khác cũng không thể hoạt động. Theo ước tính trong những năm gần đây có ít nhất 12 vệ tinh đã biến mất do những tác động của thời tiết trong vũ trụ.
Nhưng không chỉ có vệ tinh làm chúng ta phải lo lắng. Khi một quầng ánh sáng mặt trời mạnh phát ra, nó còn gây ra những cơn bão từ trên trái đất. Sự phát xạ mặt trời lớn nhất được ghi lại cho tới nay là vào năm 1859. Được gọi là vệt ánh sáng Carrington, đã làm nổ đường dây điện báo khắp châu Âu và Mỹ và trở thành một vụ nổ kinh hoàng.
Từ lúc đó, công nghệ phủ lên trái đất đã thay đổi đôi chút. Nếu chúng ta gặp phải kiểu quầng ánh sáng đó vào lúc này, thì điều gì sẽ xảy ra? Đối với các nhà vật lý vũ trụ và các kỹ sư điện câu trả lời là rõ ràng: nó sẽ quét bay các máy biến thế và làm tan chảy các hệ thống máy tính của chúng ta. Trong một vụ việc nhỏ hơn vào năm 1989, một trận bão từ đã làm mất nguồn điện phần lớn Quebec và làm dán đoạn thị trường chứng khoán Toronto trong 3 giờ.
Một vệt ánh sáng mặt trời lớn về lý thuyết có thể làm tan chảy toàn bộ Internet. Động đất, bom và khủng bố không thể tàn phá trong khoảnh khắc như khả năng của quầng mặt trời.
Dù trông cậy các hệ thống liên lạc của hành tinh chúng ta, cả hệ thống vệ tinh và mặt đất, thì vẫn có một nỗ lo. Các trận bão từ lớn kế tiếp sẽ đỉnh điểm vào chu kỳ quầng đen mặt trời vào giữa năm 2013. Chúng ta cùng theo dõi.
2. Chiến tranh mạng
Những cuộc chiến tranh trong tương lai không phải là những cuộc chiến tranh trên chiến trường giữa những người lính khỏe mạnh mà là bởi những đứa trẻ thông minh ngồi trước máy tính uống nước ngọt. Do đó sự phụ thuộc của chúng ta vào mạng, cũng có thể gặp phải những đe dọa.
Tương lai này có thể nhận thấy trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các cuộc xung đột vật chất và tấn công mạng. Có thể thấy các cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, người Israel và Palestin hay các bên trong sự tan rã của Nam Tư, sự leo thang thô bạo của thế giới thực lập tức được không gian mạng phản ánh.
Các mục tiêu chính trong chiến tranh mạng chủ yếu là các mục tiêu quân sự, nhưng ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia cũng trở thành những mục tiêu. Hãy lấy một ví dụ, thậm chí tạm thời, thì bạn đã thấy có nhiều đe dọa tới khả năng kinh tế của đối thủ hơn chứ không phải số người lính hy sinh.
Kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên máy tính, những năm 1960, đã có rất nhiều virus máy tính: các chương trình xâm nhập vào một hệ thống chủ để tự tái sản xuất và gửi đi các sao chép mới. Ngay như trong sinh học, khi các máy tính đã phát triển đến phức tạp, sẽ có những virus cùng gia tăng. Và con cháu của virus, “sâu”, thậm chí không cần một hệ thống chủ mà còn nhân lên rất lan tràn qua các mạng.
Dẫu có những phòng vệ tại chỗ, thì những kẻ ăn bám này có phải là mối quan ngại nhỏ nhoi hay không? Quả thực là không nhỏ. Hãy xem con con “sâu” Stuxnet đã khuấy động trong năm 2010. Con “sâu” này đã đi con đường zíc zắc để xâm nhập vào các hệ thống ngành của Iran, lập trình lại các hệ thống này, che dấu những dấu vết của mình và phá hoại các hoạt động nhà máy. Không biết đến từ đâu, Stuxnet đã tự cho thấy là một “kẻ” hủy diệt, không thể ngăn chặn.
Không ai ngạc nhiên khi chiến tranh mạng tương lai sẽ không chỉ liên quan đến quân sự và các mục tiêu ngành mà còn liên quan đến các mục đích dân sinh. Nếu bạn muốn ngăn chặn đối thủ, hãy bắt đầu bằng chia nhỏ mạng của mình.
3. Yếu tố chính trị
Trong cuộc bạo loạn trước bầu cử ở Iran năm 2010, chính phủ đã ngắt kết nối Internet |
Đối mặt với sự bạo loạn trước bầu cử 2010 ở Iran, chính phủ lúc đó đã ngắt kết nối Internet 45 phút, được cho là để thiết lập lọc YouTube, Twitter và các trang khác. Ai Cập đã thực hiện việc tương tự trong cuộc cách mạng đầu 2011. Trung Quốc đang tích cực theo đuổi khả năng cắt Internet của mình theo cách này.
Nhưng không chỉ các nước như Iran và Trung Quốc nghĩ đến cách kiểm soát này đối với Web. Ngày 24/6/2010, một ủy ban An ninh nội địa ở Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật cho phép văn phòng tổng thống thi hành việc ngắt kết nối Internet. Dự luật Bảo vệ không gian mạng này là một Đạo luật Sở hữu quốc gia (National Asset Act - PCNAA), cho phép tổng thống “quyền khẩn cấp ngắt kết nối các mạng khu vực tư nhân hoặc chính phủ trong trường hợp bị tấn công mạng diện rộng hay có tổn thất về con người”.
Quy định ngắt kết nối đột ngột này đã được bỏ ra khỏi phiên bản của dự luật an ninh mạng trước quốc hội hiện nay.
Gần như tất cả các nhà phân tích an ninh Internet cảm thấy đóng cửa Web sẽ mang lại tác hại nhiều hơn là lợi ích, chẳng hạn mức độ phụ thuộc vào Web để kịp thời nắm tin tức, liên lạc với những người thân và việc lan truyền thông tin khủng hoảng có thể đoán trước.
Một chuyên gia có uy tín về an ninh Bruce Schneier xác định ít nhất có 3 vấn đề nảy sinh đối với ý tưởng ngừng Internet. Đầu tiên là hy vọng xây dựng được một đường công sự điện tử sẽ không hoàn thiện bởi vì luôn có hàng trăm cách cho kẻ địch tác chiến vòng ngoài. Không có quốc gia hay nghị định pháp lý nào có thể bít được tất cả các lỗ thủng.
Vấn đề lớn thứ hai là chúng ta sẽ hoàn toàn không thể dự báo các tác động của việc đóng cửa Internet có chủ đích. Schneier cho biết: “Internet là một người máy phức tạp nhất được xây dựng và những khu vực ngừng Internet sẽ có tất cả các loại tác động phụ thuộc không lường trước được”.
Vấn đề chính thứ 3 là lỗ hổng an ninh hiện hữu. Một khi việc ngắt kết nối Internet trong nước đột ngột đã được thực hiện, tại sao một kẻ tấn công mạng lại không tập trung vào việc gì khác?
Dẫu rằng rố người có thể sử dụng Internet vì mục đích tốt trong tình hình khủng hoảng được cho là vượt xa số người có mục đích xấu, nhưng tốt nhất vẫn là cắt đứt truy cập vào Web khi mọi thứ đang trở nên tồi tệ. Dẫu một cuộc thăm dò gần đây của Unisys cho biết 61% người Mỹ đồng ý khái niệm ngắt kết nối Internet đột ngột, nhưng vấn đề này sẽ cần sự thận trọng chắc chắn.
4. Cắt cáp
Mặc dù vệ tinh được sử dụng đáp ứng một lưu lượng Internet nhất định, nhưng hơn 99% lưu lượng Web toàn cầu phụ thuộc vào mạng lưới cáp quang biển được được xem như là một hệ thống thần kinh. Đây là một mục tiêu lớn trong các cuộc chiến tranh, đặc biệt là các điểm nhạy cảm trên hệ thống. Và đây không phải là một dự báo lý thuyết đơn thuần, các trận đánh dưới nước cũng đang diễn ra khốc liệt.
Những kỹ thuật viên đang lắp cáp quang vào tháng 10/2011 cho phép Gabon và 22 quốc gia châu Phi có kết nối Internet |
Có đến 3/4 liên lạc quốc tế giữa Trung Đông và châu Âu được thực hiện nhờ hai tuyến cáp quang biển: SeaMeWe-4 và cáp xuyên Á - Âu FLAG của FLAG Telecom. Ngày 30/1/2008, cả hai tuyến cáp này bị cắt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lưu lượng Internet và điện thoại quốc tế từ Ấn Độ đến Ai Cập.
Đến nay vẫn chưa rõ cáp này bị cắt như thế nào và ai cắt và vẫn chưa rõ bao nhiêu cáp đã bị cắt: một số thông tin cho biết có ít nhất là 8. Những nghi ngờ ban đầu là do mỏ neo của tàu, nhưng một phân tích video đã sớm cho thấy không có tàu ở khu vực này từ 12 giờ trước cho đến 12 giờ sau khi vụ việc xảy ra.
Vụ cắt cáp này chỉ là mở đầu. Một vài ngày sau, ngày 1/2/2008, một cáp FLAG Falcon ở vịnh Péc-xích đã bị cắt cách bờ biển Dubai 55 dặm. Ngày 3/2, một cáp giữa Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất vài Qatar lại bị cắt. Ngày 4/2, Thời báo Khaleej cho biết không chỉ những cáp này, mà còn nhiều vụ cắt cáp nữa, một cáp ở vịnh Péc-xích gần Iran, và một cáp SeaMeWe4 xa bờ biển Malaysia.
Những vụ việc này đã dẫn tới việc Internet bị gián đoạn trên diện rộng, đặc biệt là ở Iran. Những nghi ngờ cho thấy việc phá hoại này xuất phát từ một lý do không hề nhỏ: phần lớn tất cả các cáp bị cắt ở khu vực biển Trung Đông là gần các quốc gia hồi giáo. Ai có thể làm việc này? Không ai biết.
Dù sự thực nào đằng sau việc này, chúng ta thấy nếu một chính phủ hay một tổ chức muốn phá hoại viễn thông theo vệt rộng là có thể làm được. Những cáp biển mới đang rất cần thiết để bảo vệ nền kinh tế toàn cầu bởi vì các doanh nghiệp trên toàn thế giới có thể rủi ro do các điểm nhạy cảm của các liên lạc nằm dưới biển.
Dù là khủng bố, chính phủ hay cướp biển, những điểm yếu này trong chuỗi nên được chúng ta cập nhật.
Web dường như là một công nghệ quan trọng đã được phát minh. Chúng ta ở vào thế hệ may mắn được chứng kiến sự khởi đầu, và chúng ta hiện là những người có trách nhiệm đối với sự bảo vệ Internet.
David Eagleman, tác giả được yêu thích của Thời báo New York
Người châu Á phụ thuộc thiết bị di động cao hơn đáng kể so với thế giới
Submitted by nlphuong on Thu, 05/07/2012 - 13:37(ICTPress) - Sự phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông cá nhân diễn ra mạnh mẽ với 59% đối tượng khảo sát người châu Á thừa nhận họ không thể không truy cập các mạng xã hội và 67% không thể không nhắn tin SMS trong một ngày.
(ICTPress) - Fortinet® (FTNT), công ty chuyên về lĩnh vực bảo mật mạng hiệu năng cao vừa tiến hành khảo sát toàn cầu mức độ thách thức đối với hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của doanh nghiệp (DN) bởi hiện tượng thế hệ người dùng đầu tiên Mang Thiết bị Cá nhân (Bring Your Own Device - BYOD) đến nơi làm việc, với mong muốn sử dụng các thiết bị di động của riêng mình.
Ảnh minh họa (Nguồn: OBCW) |
Khảo sát cho thấy những nhân viên sử dụng các thiết bị riêng chưa được quan tâm đúng mức đến an ninh, thậm chí có thực tế đáng lo ngại là hầu hết 1 trong 2 nhân viên người châu Á sẽ phản đối chính sách bảo mật của DN về việc cấm sử dụng các thiết bị cá nhân phục vụ công việc tại công sở. Nhìn chung, những phát hiện này nhấn mạnh tính cấp thiết trong việc các DN nên phát triển các chiến lược bảo mật để bảo vệ và quản lý thành công hoạt động BYOD.
Cuộc khảo sát toàn cầu này được tiến hành tại 15 vùng lãnh thổ: Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan và các tiểu vương quốc Ả Rập, kéo dài từ tháng 5 - 6/2012, khảo sát trên 3.800 nhân viên ở độ tuổi 21 - 31 về quan điểm của họ đối với hoạt động BYOD, ảnh hưởng của việc này đối với môi trường làm việc và cách xử lý của họ về vấn đề bảo mật CNTT của DN và cá nhân. Trong số các đối tượng được khảo sát, người châu Á là 1443.
Phụ thuộc lớn vào phương tiện truyền thông cá nhân, BYOD sẽ diễn ra thường xuyên
Xét về phương diện nhân khẩu học của cuộc khảo sát, những người đại diện cho thế hệ quản lý và những người sẽ đưa ra quyết định trong tương lại xem BYOD như một hoạt động chủ đạo. Hơn 3/4 (85%) đối tượng khảo sát người châu Á thường xuyên gắn kết với hoạt động này trong thực tế. Quan trọng hơn nữa, hơn một nửa (55%) đối tượng khảo sát người châu Á xem việc sử dụng thiết bị của họ tại nơi làm việc như một “quyền” hơn là một “đặc ân”.
Đứng ở góc độ người dùng, yếu tố đầu tiên tác động đến hoạt động BYOD là các cá nhân có thể liên tục truy cập các ứng dụng ưa thích của mình, đặc biệt là các phương tiện truyền thông cá nhân và xã hội. Sự phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông cá nhân diễn ra mạnh mẽ với 59% đối tượng khảo sát người châu Á thừa nhận họ không thể không truy cập các mạng xã hội và 67% không thể không nhắn tin SMS trong một ngày. Trên thực tế, người dân châu Á phụ thuộc vào các thiết bị di động cao hơn đáng kể so với mức trung bình trên toàn cầu là 35% đối với các mạng xã hội và 47% đối với SMS .
Nhân viên làm trái với chính sách của công ty vì các yếu tố rủi ro kinh doanh không được quản lý chặt
Thế hệ những nhân viên sử dụng thiết bị cá nhân ở cơ quan hiểu rõ những rủi ro do hoạt động này gây ra đối với tổ chức của họ. 42% người châu Á trong mẫu khảo sát thực sự tin rằng khả năng mất mát dữ liệu và tiếp xúc với các mối nguy hiểm độc hại CNTT là nguy cơ chủ yếu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại cho bộ phận CNTT là nhận thức về nguy cơ này không ngăn được các nhân viên đó phớt lờ các qui định của DN. Trên thực tế, gần một nửa (47%) đối tượng khảo sát người châu Á thừa nhận họ đã hoặc sẽ làm trái với qui định của công ty về việc cấm sử dụng các thiết bị thuộc sở hữu cá nhân cho công việc.
Khi được hỏi về các qui định cấm sử dụng các ứng dụng không được phê duyệt, con số vẫn như vậy, với 39% đối tượng khảo sát người châu Á thừa nhận họ đã hoặc sẽ phản đối qui định. Những nguy cơ có thể xảy ra với doanh nghiệp từ các ứng dụng không được phê duyệt được xác định sẽ tăng lên. Thật vậy, hơn ba phần tư (81%) đối tượng khảo sát người châu Á xác nhận họ thích Mang Ứng dụng Riêng (BYOA) của mình đến công sở, nơi mà người dùng tạo ra và sử dụng các ứng dụng tùy thích của riêng họ.
Kết quả khảo sát cũng gợi ý về sự phản kháng liên quan đến việc triển khai bảo mật trên thiết bị của một nhân viên mà các DN có thể đối mặt. Phần lớn các đối tượng khảo sát người châu Á (54%) thấy rằng chính bản thân họ, chứ không phải là công ty, phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của các thiết bị cá nhân mà họ sử dụng cho công việc. Con số này lớn hơn nhiều so với số người tin rằng trách nhiệm cuối cùng thuộc về người chủ sử dụng lao động (35%).
“Cuộc khảo sát cho thấy rõ rằng các DN đang đối mặt với thách thức to lớn về việc dung hòa giữa an ninh và hoạt động BYOD”, ông Patrice Perche, Phó Chủ tịch cấp cao bộ phận Kinh doanh và Hỗ trợ quốc tế tại Fortinet cho biết.
“Trong khi người dùng mong muốn sử dụng các thiết bị của riêng họ cho công việc, phần lớn là vì sự tiện lợi cá nhân, nhưng họ lại không muốn chuyển trách nhiệm bảo mật các thiết bị của mình cho DN. Trong một môi trường như vậy, các DN phải giành lại quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng CNTT của mình bằng việc đảm bảo an ninh chặt chẽ các truy cập bên trong và bên ngoài vào mạng lưới của DN, không phải chỉ là triển khai việc quản lý thiết bị di động hoặc“MDM”. Các DN không chỉ dựa vào một công nghệ đơn lẻ để giải quyết các thách thức về an ninh do hoạt động BYOD. Chiến lược an ninh mạng hiệu quả nhất đòi hỏi sự kiểm soát chi tiết không chỉ trên các thiết bị mà còn đối với người dùng và các ứng dụng”, ông Patrice Perche khẳng định.
HY
70% thanh thiếu niên che dấu bố mẹ những hành vi trực tuyến
Submitted by nlphuong on Wed, 27/06/2012 - 08:45(ICTPress) - Bố mẹ giám sát con trẻ một cách bí mật không phải là một ý tưởng hay, bởi vì cuối cùng những đứa trẻ có thể phát hiện ra điều gì đó chúng sẽ chống đối lại và sẽ cắt đứt các sợi dây liên lạc khác
(ICTPress) - Đây là một thông tin shock: Thanh thiếu niên giỏi hơn bố mẹ trong việc sử dụng Internet, và thích che dấu một số hành vi trực tuyến.
Thông tin này là từ một cuộc thăm dò 2.017 người do nhà sản xuất phần mềm an ninh trực tuyến McAfee thực hiện, để phát triển một sản phẩm giúp bố mẹ giám sát con cái trực tuyến.
70% thanh thiếu niên “che dấu bố mẹ hành vi trực tuyến của mình”, theo báo cáo này. Năm 2010 là chỉ 45%.
Gần 3/4 thanh thiếu niên “che dấu bố mẹ hành vi trực tuyến”, theo cuộc thăm dò |
Những hành vi che dấu này bao gồm những hành vi có thể dự báo - như tiếp cận bạo lực (43%) hay nội dung hình ảnh khiêu dâm trực tuyến (32%) - nhưng cũng chỉ là vài ngạc nhiên.15% thanh thiếu niên đã tấn công mạng xã hội; 9% tấn công vào các tài khoản thư điện tử; 12% đã gặp gỡ trực tiếp những người mà những thanh thiếu niên này gặp trên Internet; và 16% thanh thiếu niên được thăm dò cho biết đã gọi điện thoại để kiểm tra ở trường học, là những kết quả khác.
McAfee cho biết các bậc phụ huynh thường không thể biết hết những hành vi này.
“Các bậc phụ huynh phải được biết. Kể từ khi những đứa trẻ lớn lên trong một thế giới trực tuyến, chúng nghiện trực tuyến hơn bố mẹ nhưng bố mẹ không thể không biết cách nào. Bố mẹ phải thách thức chính họ để quen hơn với những thách thức của thế giới trực tuyến của con trẻ và phải biết cập nhật nhiều thiết bị khác nhau mà con trẻ đang sử dụng để vào mạng”, Robert Siciliano của McAfee đã viết trên một blog.
“Nếu là bố mẹ của 2 con gái, tôi tích cực tham gia vào các hoạt động trực tuyến và nói chuyện với các con về “các quy định” khi truy cập Internet. Tôi hy vọng báo cáo này giúp các bậc phụ huynh nhận thức để tham gia nhiều hơn và cũng xem xét việc sử dụng công nghệ để bảo vệ con trẻ của mình trên mạng như sản phẩm McAfee Safe Eyes”.
Gần một nửa bậc phụ huynh lắp đặt một số kiểm soát trực tuyến, thăm dò này cho biết. 44% cho biết họ biết mật khẩu của con cái họ và 1 trong số 10 bậc phụ huynh sử dụng một thiết bị giám sát vị trí.
McAfee Safe Eyes, giống như các sản phẩm tương tự khác từ các công ty trực tuyến, cho phép các bậc phụ huynh giám sát các hành vi trực tuyến của trẻ và chặn một số trang web nhất định. Theo một mô tả trực tuyến của sản phẩm, Safe Eyes cho phép phụ huynh đăng nhập các đăng tải truyền thông xã hội và các trao đổi tin nhắn của trẻ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm tới biệc bảo vệ trực tuyến cho con trẻ.
“Chúng tôi không nghĩ đây là ý tưởng hay cho bố mẹ giám sát con trẻ một cách bí mật, bởi vì cuối cùng những đứa trẻ có thể phát hiện ra điều gì đó chúng sẽ chống đối lại và sẽ cắt đứt các sợi dây liên lạc khác”, Justin Patchin, một giáo sư Tư pháp về tội phạm và đồng giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm mạng cho biết.
Trong báo cáo, McAfee cũng khuyến khích các bậc phụ huynh nên thông báo trước với con trẻ nếu họ quyết định giám sát các hành vi của con.
“Một nửa thanh thiếu niên cho biết họ suy nghĩ gấp đôi về các hoạt động trực tuyến của các em nếu các em biết cha mẹ các em đang theo dõi”, báo cáo này cho biết.
Báo cáo này do McAfee tài trợ, đã được công ty nghiên cứu TRU tiến hành, thăm dò 1.013 bậc phụ huynh và 1.004 thanh thiếu niên trong độ tuổi 13 đến 17. Những cuộc phỏng vấn đã được tiến hành trực tuyến vào tháng 5.
Báo cáo này có nhan đề: “The digital divide: How the online behavior of teens is getting past parents" (PDF) (Tạm dịch: Khoảng cách số: hành vi trực tuyến nào của trẻ đang qua mặt các bậc phụ huynh”) cũng bao gồm một danh sách “top 10 cách thanh thiếu niên “qua mặt” các bậc phụ huynh.
Dưới đây là danh sách về số phần trăm thanh thiếu niên cho biết các em đã có những cách để che dấu hình vi, theo các kết quả của cuộc thăm dò này:
1. Xóa lịch sử trình duyệt (53%)
2. Đóng/thu hẹp trình duyệt khi cha mẹ đi vào (46%)
3. Ẩn hoặc xóa các thông điệp tức thời (IM) hay các video (34%)
4. Nói dối hoặc bỏ qua các chi tiết về các hoạt động trực tuyến (23%)
5. Sử dụng một máy tính mà các bậc phụ huynh không kiểm tra (23%)
6. Sử dụng thiết bị di động có Internet (21%)
7. Sử dụng các thiết lập bí mật để nội dung nhất định chỉ có bạn bè mới xem được (20%)
8. Sử dụng các phương thức trình duyệt riêng tư (20%)
9. Thiết lập địa chỉ thư điện tử riêng mà cha mẹ không biết (15%)
10. Thiết lập các hồ sơ mạng giả mạo/bản sao (9%)
Quang Minh
Theo CNN
Mua lại và sáp nhập DN - yêu cầu tất yếu khi tái cơ cấu nền kinh tế
Submitted by nlphuong on Mon, 25/06/2012 - 07:38(ICTPress) - Mua lại và sáp nhập (M&A) là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường đang có yêu cầu phát triển và là yêu cầu tất yếu khi tái cơ cấu nền kinh tế.
Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp - Xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường
Những tháng cuối năm 2011, câu chuyện về mua lại hay sáp nhập EVN Telecom đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các người làm báo cả trong và ngoài nước. Việc FPT Telecom rút khỏi thương vụ được mua trên 50% cổ phần của EVN Telecom cùng việc kinh doanh thua lỗ của EVN Telecom nói riêng và EVN nói chung đã dẫn đến cuôc tranh chấp về mua lại EVN Telecom giữa Tập đoàn Viễn thông quân đội và Hanoi Telecom.
Trong năm nay, thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng chứng kiến một số thương vụ mua lại và sáp nhập khác nhỏ hơn như: Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, một công ty trực thuộc Bưu chính Việt Nam (VNPost) đã được sáp nhập vào Ngân hàng Liên Việt và ngân hàng này đã đổi tên thành ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Một thương vụ “giá khủng” khác là việc NTT Docomo (Nhật) chi khoảng 370 tỷ đồng để nắm giữ 25% cổ phần của công ty truyền thông VMG...
Năm 2011, trên thị trường ICT thế giới cũng chứng kiến một số vụ sáp nhập có quy mô lớn và gây nhiều tranh cãi. Đó là thương vụ hợp tác giữa Nokia và Microsoft để cho ra đời Windows Phone 7 vào năm 2012 (Microsoft phải trả cho Nokia trên 1 tỷ USD qua thương vụ này) và vụ hãng công cụ tìm kiếm khổng lồ Google mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD. Theo các nhà quan sát, thương vụ giữa Nokia và Microsoft là nhằm phát triển hệ điều hành Windows trên điện thoại di động nhằm cạnh tranh với hệ điều hành Android và iPhone. Còn thương vụ mua lại Motorola Mobility của Google là nhằm củng cố phát triển hệ điều hành Android, cạnh tranh mạnh mẽ với iPhone của Apple và sở hữu 17.000 bằng sáng chế của Motorola Mobility.
Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng, những vụ mua lại và sáp nhập như vậy không phải chỉ mới diễn ra trong năm 2011 mà nó đã xảy ra hàng chục năm nay. Theo ước tính của Forrester Research, trong năm 2004 thế giới đã chứng kiến nhiều thương vụ mua lại sáp nhập của trên 2000 các công ty trên khắp các châu lục với chi phí lên tới gần 70 tỷ USD. Còn năm 2007 lại được gọi là năm kỷ lục của các vụ mua lại và sáp nhập. Theo thống kê của Hãng thông tin tài chính Thomson Financial có trụ sở tại Mỹ cho thấy năm 2007 tổng giá trị của các vụ mua lại và sáp nhập đạt 4400 tỷ USD, tăng 21% so với mức 3600 tỷ USD của năm 2006.
Như vậy mua lại và sáp nhập (M&A) là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường đang có yêu cầu phát triển và là yêu cầu tất yếu khi tái cơ cấu nền kinh tế của nước ta. Vì vậy, cần hiểu rõ và đầy đủ thuật ngữ mua lại và sáp nhập cũng như những nguyên tắc cơ bản của việc mua lại và sáp nhập.
M&A - viết tắt của cụm từ tiếng Anh: mergers and acquisitions là việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp (DN) trên thị trường. Theo định nghĩa kỹ thuật của David L.Scott thì:
- Sáp nhập là sự kết hợp của 2 hay nhiều công ty, trong đó có tài sản và trách nhiệm pháp lý của công ty được công ty khác tiếp nhận. Mặc dù hãng mua lại có thể hình thành một tổ chức mới khác đi rất nhiều sau quá trình mua lại, nhưng nó vẫn là thực thể ban đầu.
- Mua lại là quá trình mua lại tài sản như máy móc, nhà xưởng, công nghệ, v.v... một bộ phận hay toàn bộ một công ty.
Tại sao lại xảy ra việc mua lại và sáp nhập?
Có rất nhiều động cơ trong bất cứ một vụ mua lại hay sáp nhập nào. Lý do đầu tiên là để mở rộng và phát triển hơn việc kinh doanh trên thị trường vốn đã rất chật hẹp. Một công ty có tiềm lực lớn hơn và tăng trưởng mạnh hơn có thể cố gắng tiếp quản những đối thủ nhỏ hơn để nâng cao vị thế của mình trên thương trường.
Thời gian qua, tập đoàn Cisco đã tiến hành các vụ mua lại và sáp nhập lớn như mua lại công ty viễn thông Okena với giá 160 triệu USD, hay bỏ ra gần nửa tỷ USD để sáp nhập với Linksys Group (Một công ty thiết bị mạng viễn thông). Chính những thương vụ M&A này đã mở rộng đáng kể vị thế của Cisco trước những đối thủ cạnh tranh như D-link, Netgear, 3 Com... Những vụ sáp nhập khác lại nhằm bảo toàn chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. HP đã thể hiện rõ mục tiêu này khi sáp nhập với Compaq. Thông qua vụ sáp nhập, riêng trong những tháng đầu tiên, HP đã tiết kiệm được gần 700 triệu USD. Một năm sau ngày sáp nhập tập đoàn HP đã giảm được khoản chi phí lên tới 3,5 tỷ USD. Năm 2006, Nokia và Siemens sáp nhập bộ phận mạng thiết bị di động và cố định của 2 công ty và lấy tên là Nokia-Siemens Networks. Bản thỏa thuận có trị giá hơn 31 tỷ USD sẽ giúp tiết kiệm mỗi năm 1,5 tỷ euro trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển, đạt doanh số 16 tỷ EUR và tạo thêm khoảng 60.000 việc làm.
Trong một vài trường hợp, một số công ty nhỏ có kế hoạch mở rộng thị trường nhưng bị các hàng rào về tài chính và uy tín cản trở. Do đó những công ty này chủ động tìm kiếm những đối tác có tiềm lực lớn hơn để có những khoản vốn đầu tư cần thiết cho việc mở rộng kinh doanh, và đến một thời điểm thích hợp biện pháp sáp nhập là phương án được ưu tiên hàng đầu. USA Networks là một thí dụ, là một công ty mới thành lập và để đẩy mạnh hoạt động của mình trên thị trường thương mại điện tử. USA Networks đã quyết định sáp nhập với Expedia với giá trị lên đến 1,5 tỷ USD. Đây không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa 2 công ty mà còn là sự sáp nhập để dựa vào nhau mà phát triển.
Ngoài ra còn có nhiều vụ mua lại và sáp nhập mang tính chất phòng thủ, phản ứng lại các cuộc sáp nhập khác đang được tiến hành mà trong tương lai có thể đe dọa đến vị thế cạnh tranh của một công ty.
Vậy khi nào thì các thương vụ mua lại và sáp nhập xảy ra:
Thông thường M&A được thực hiện trong một số trường hợp sau đây:
- Nguyên tắc cơ bản để tiến hành mua lại và sáp nhập một công ty là thương vụ đó phải tạo ra được giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được.
- Về mặt giá trị của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ.
- Về năng lực cạnh tranh, sau khi thực hiện M&A công ty mới phải có năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cũng tốt hơn.
- Có sự đồng thuận cao .Các cổ đông phải đồng ý với thương vụ M&A này với đa số phiếu thuận. Vụ M&A giữa Microsoft và Yahoo đã không thành công do không đạt được sự đồng thuận cần thiết của các cổ đông.
Cũng cần nói thêm rằng: Mỗi khi tiến hành các thương vụ M&A, yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm chính là giá trị thị trường của công ty sáp nhập, giá này bao gồm cả giá trị trên sổ sách và những lợi thế về kinh doanh. Sự tăng giá trị đột xuất trên thị trường chứng khoán cũng khiến các vụ M&A trở nên hấp dẫn hơn. Bởi vì sẽ là tương đối dễ dàng để có được một công ty khác bằng việc trả cho họ những cổ phiếu có giá trị qua cuộc sáp nhập. Qua vụ sáp nhập cả 2 bên đều có lợi: Đối với công ty bị sáp nhập thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên, hoạt động kinh doanh sẽ được phục hồi; Còn đối với công ty tiến hành sáp nhập thì đây như một món hời lớn bởi lúc này họ mua lại với giá thấp hơn so với giá thực tế. Và rồi khi mọi thứ đi vào ổn định, giá cổ phiếu tăng lên thì người có lợi nhiều nhất đương nhiên là những nhà đầu tư này.
Thông thường sau thương vụ M&A, nếu 2 công ty có cùng quy mô hợp nhất với nhau thì trở thành một DN mới với tên gọi mới. Nokia Siemens Networks là tên gọi mới sau khi bộ phận mạng di động và cố định của Nokia và Siemens sáp nhập với nhau là một thí dụ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, công ty tiến hành mua lại vẫn để công ty bị mua lại tồn tại độc lập với tên cũ. Chẳng hạn như Ebay mua lại Paypal, Skype, Unilever mua lại BestFood vẫn để các công ty bị mua lại này tồn tại độc lập với tên cũ. Lý do thì có nhiều nhưng lý do chính vẫn là sự ưa chuộng của khách hàng đối với những công ty đã có lịch sử tương đối lâu này.
Trong thực tế cũng đã xẩy ra việc một số vụ mua lại và sáp nhập mặc dầu đã đạt được sự thỏa thuận của cả 2 bên mua và bán nhưng vì lý do chính trị như chống độc quyền, bảo vệ an ninh quốc gia v.v... mà Chính phủ có thể ra quyết định đình chỉ thực hiện các thương vụ này. Vừa qua, Chính phủ Mỹ đình chỉ việc Huawei mua cổ phần trị giá 2 tỷ USD cua 3Com là một thí dụ.
Khái quát về cơ sở pháp lý khi thực hiện M&A ở Việt Nam
Trong Luật DN Việt Nam năm 2005 không có khái niệm mua, bán DN mà chỉ có khái niệm hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Điều 107 và Điều 108 Luật DN đã định nghĩa việc hợp nhất DN là: “Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.
Còn sáp nhập là: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập)có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.
Khoản 2 Điều 153 Luật DN năm 2005 quy định thủ tục sáp nhập công ty như sau:
- Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ, trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên,địa chỉ, trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.
- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong truờng hợp này hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo Hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong vòng 18 ngày kể từ ngày thông qua.
- Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
- Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
Để mua lại một DN có hiệu quả, công ty đi mua phải chú ý cả 3 giai đoạn: Lựa chọn công ty mục tiêu, lựa chọn chiến lược mua lại thích hợp và hòa nhập 2 tổ chức thành một. Lựa chọn công ty mục tiêu thường dựa vào tình hình tài chính, vị trí sản phẩm của công ty đó trên thị trường, môi trường cạnh tranh, năng lực quản lý và văn hóa DN.
Nhiều chuyên gia kinh tế của nước ta còn có ý kiến cho rằng: Mua lại và sáp nhập có thể là hình thức đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả cho các nhà đầu tư Việt Nam. Mua lại và sáp nhập có 4 lợi ích cơ bản so với đầu tư mới:
Thứ nhất, công ty có thể nhanh chóng hiện diện tại một thị trường nước ngoài hơn là đầu tư mới.
Thứ hai, bằng hình thức này công ty có thể ngăn cản các đối thủ cạnh tranh, nhất là trên các thị trường toàn cầu hóa nhanh chóng.
Thứ ba, công ty mua lại có thể tăng hiệu quả các công ty được mua lại bằng cách chuyển giao công nghệ, vốn và kinh nghiệm quản lý.
Cuối cùng, M&A có thể ít rủi ro hơn đầu tư mới. Tuy nhiên, dùng hình thức M&A trong đầu tư ra nước ngoài có nhược điểm là bên mua lại thường đánh giá công ty được mua với giá quá cao, do vậy hiệu quả kinh tế đạt thấp.
Để kết thúc bài viết này sẽ là rất thú vị với bạn đọc khi chúng ta cùng nhau trao đổi sơ bộ một vấn đề thời sự đang được các nhà báo, các nhà kinh tế và các nhà quản lý quan tâm sôi nổi: Mobifone và Vinaphone có nên sáp nhập hay không?
Câu hỏi đầu tiên được bạn đọc đặt ra là: MobiFone, Vinaphone đều là công ty thành viên của VNPT, sáp nhập hay không là chuyện của họ, tại sao lại có nhiều ý kiến tham gia vậy?
Vấn đề là ở chỗ ngày 6/4/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông. Điểm 1, Điều 3 về kinh doanh dịch vụ viễn thông của Nghị định này quy định: Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Do VNPT đang sở hữu 100% vốn tại cả MobiFone và Vinaphone, nên theo Nghị định 25/2011 VNPT phải thoái 80% vốn sở hữu tại 1 trong 2 DN này. VNPT đề xuất 3 phương án: Sáp nhập MobiFone và Vinaphone, cổ phần hóa một trong hai mạng di động trên và cuối cùng là cổ phần hóa toàn bộ Tập đoàn.
Sáp nhập MobiFone và Vinaphone là phương án mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn nhất cho VNPT vì nó giảm được chi phí sản xuất, tiết kiệm được lao động, phát huy được thế mạnh của mỗi công ty thành viên khi sáp nhập, sử dụng chung được hạ tầng mạng v.v... Tuy nhiên nhiều nhà khai thác viễn thông và đặc biệt là một số nhà khai thác thông tin di động và một số nhà đầu tư nước ngoài lại phản đối phương án này, họ cho rằng phương án này vi phạm Điều 6 của Nghị định 25/2011 cũng như trái với quy định về cạnh tranh khi thực hiện M&A trong Luật DN. Họ cho rằng phương án thoái vốn tốt nhất của VNPT là cổ phần hóa một trong 2 DN đó.
VNPT là nhà khai thác Bưu chính Viễn thông lớn nhất và lâu đời nhất ở nước ta với truyền thống trên 65 năm lịch sử, VNPT cũng là nhà khai thác BCVT làm nghĩa vụ công ích lớn nhất của cả nước trong ngành ICT của nước ta. VNPT cũng là DN cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất trong 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mà nhà nước nắm cổ phần chi phối trên 50% theo quyết định 55/2011/QĐ-TTG ngày 14/10/2011 của Thủ tướng chính phủ. Vì vậy, làm thế nào để có sự kết hợp hài hòa giữa chống độc quyền với bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, trí tuệ và khách quan. Kết luận cuối cùng về sáp nhập hay cổ phần hóa đang chờ câu trả lời từ các nhà quản lý ở cấp cao nhất.
Nguyễn Ngô Hồng
Tại sao New York trở thành thiên đường cho những công ty công nghệ mới
Submitted by nlphuong on Wed, 20/06/2012 - 15:33(ICTPress) - 4 năm qua, đã có 40% công ty mới đổ tiền vào “Đại lộ Silicon” (Silicon Alley) này - cao hơn cả bất cứ đâu ở Mỹ. Bí quyết nào để New York thành công? Các thành phố có thể học tập thành công của New York theo 4 bước.
(ICTPress) - Hỏi những doanh nhân công nghệ mới ở Mỹ về việc họ thích khởi động doanh nghiệp ở đâu thì thường nhận được câu trả lời giống nhau: New York.
4 năm qua, đã có 40% công ty mới đổ tiền vào “Đại lộ Silicon” (Silicon Alley) này - cao hơn cả bất cứ đâu ở Mỹ.
Các thành phố trên thế giới đang ngày càng quan tâm nhiều đến New York, chứ không phải là San Francisco hay thung lũng Silicon, như là một mô hình nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các công ty mới nhờ hoạch định chính sách và quy hoạch đô thị.
Bí quyết nào để New York thành công? Theo Brad Hargreaves, đối tác thành lập của không gian cộng tác mới General Assembly, câu trả lời có 2 ý là: một nửa là do sự khủng hoảng tài chính 2007/2008 và một nửa là kết quả của việc quy hoạch công thông minh và chính sách của New York.
Hàng ngàn lập trình viên (coder) của thành phố này cho Hargreaves biết, họ đã làm việc cho ngành tài chính khi khủng hoảng bong bóng nổ ra. Các công ty phá sản, những kỹ sư phần mềm này hoặc là ra đi hoặc từ bỏ công ty - một số công ty còn lại đã có không gian để khởi động lại sự bùng nổ các công ty mới ở New York.
“Các lập trình viên phần mềm đã thích nghi để mở các công ty mới. Trong 10 năm qua, chi phí - kịp thời và tiền - để khởi động một công ty mới đã giảm đáng kể. Dù công ty công nghệ đó đang phát triển các sản phẩm mới, bán các sản phẩm đó theo cách thức mới, hoặc giúp đỡ những lập trình viên có cuộc sống ổn định, bước đầu tiên trong phát triển một công ty thường liên quan đến người viết phần mềm - vương quốc của các lập trình viên”, Hargreaves viết trong cuốn sách điện tử Fix Young America.
Viễn cảnh khởi động của New York, mà như Hargreaves miêu tả, là tìm thấy một “sự may mắn” trong sự sụp đổ kinh tế. Tuy nhiên, không thể chính xác tư vấn cho một thành phố muốn sao chép thành công của New York đang hỗ trợ một ngành lớn để hỗ trợ các ngành khác. Thay vào đó, Hargreaves cho biết, bản chất chiến lược của New York nằm ở việc hoạch định chính sách. New York đã đầu tư đáng kể vào văn hóa mới - cả về nghĩa đen và nghĩa bóng, mà có thể được ở đâu đó có thể học tập.
Hargreaves, khuyến nghị các thành phố khác muốn tìm kiếm, học tập thành công của New York, đặc biệt là các thành phố nhỏ hơn, theo 4 bước:
Đầu tiên là tài năng mới - nhà doanh nhân, lập trình viên và những người khác – phải được phát triển và nuôi dưỡng.
Nếu bạn đang tìm kiếm điều này từ phía chính quyền thành phố, một trong những cách hiệu quả nhất là huấn luyện hoặc thu hút nhiều tài năng công nghệ hơn. Việc đào tạo sẽ thúc đẩy vòng quay. Có những tài năng công nghệ và các công ty lớn thu hút nhiều tài năng hơn và nhiều công ty lớn.
Tiếp theo, các thành phố phải làm việc để giữ tài năng đổ về các thành phố như New York, San Francisco hay Boston. Các sinh viên là một đầu tư, và việc chảy máu chất xám có hủy hoại sự đầu tư đó. Một gợi ý từ Hargreaves là tập trung vào đào tạo con người trong độ tuổi 30 và 40 để trở thành các lập trình viên. Họ có thể thiết lập các gốc rễ, và do đó không muốn chuyển đi.
Thứ ba, các doanh nhân, lập trình viên và những người khác trong cộng đồng công ty mới ở địa phương phải bao gồm cả các trường đại học và các tổ chức phát triển kinh tế trong đối thoại về tương lai của thành phố. Các trường đại học có thể xây dựng trung tâm tài năng từ đó các công ty mới có thể thu hút tuyển dụng mới - nếu một thành phố nổi tiếng về các sinh viên công nghệ, thì thành phố đó sẽ thu hút các công ty công nghệ mới.
Cuối cùng quy hoạch đô thị thông minh là quan trọng. Một trong những lý do mà New York đã thành công là mật độ và hệ thống phương tiện công cộng đã tạo điều kiện cho doanh nhân đi từ nơi này đến nơi khác.
Quang Minh
Theo Mashable/CNN
Công nghệ di động nào sẽ bùng nổ vào năm 2017
Submitted by nlphuong on Mon, 18/06/2012 - 08:45(ICTPress) - Lưu lượng dữ liệu di động tăng gần gấp hai lần trong quãng thời gian từ quý 1/2011 tới quý 1/2012. Mức độ tăng trưởng trong một quý, trong khoảng thời gian từ quý 4/2011 tới quý 1/2012 là 19%.
(ICTPress) - Ericsson vừa công bố báo cáo về lưu lượng, thị trường viễn thông và công nghệ đến năm 2017. Báo cáo này vừa được phát hành trong tháng 6 này.
Báo cáo về Lưu lượng và Thị trường của Ericsson công bố vào tháng 6/2012 này cho biết 85% dân số thế giới sẽ được phủ sóng 3G vào năm 2017, 50% dân số thế giới sẽ được phủ sóng 4G vào năm 201; Tới năm 2017, dự kiến sẽ có 3 tỉ thuê bao smartphone; Trên toàn cầu, số lượng thuê bao di động tính tới quý 1 năm 2012 là 6,2 tỉ và số lượng thuê bao di động mới trong một quý là 170 triệu và lưu lượng dữ liệu toàn cầu sẽ tăng gấp 15 lần tính tới năm 2017.
Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, và nhóm quốc gia này góp phần tạo nên 93 triệu thuê bao mới trong quý 1/2012.
Thuê bao di động tăng trưởng trung bình 60%/năm
Tính tới quý 1/2012, tổng số thuê bao di động là 6,2 tỉ thuê bao, chiếm 87% dân số thế giới. Tuy nhiên số lượng thuê bao thực tế khoảng 4,2 tỉ bởi có người dùng có vài thuê bao một lúc. Tính riêng trong quý 1/2012, số lượng thuê bao mới tăng thêm là 170 triệu.
Mức độ tăng trưởng về số lượng thuê bao trung bình tính theo năm là 12% và theo quý là 35%.
Số lượng thuê bao băng rộng di động tăng trưởng trung bình 60%/năm và đã đạt tới 1,1 tỉ thuê bao.
Việt Nam thuộc châu Á - Thái Bình Dương (không tính Ấn Độ và Trung Quốc) là nhóm quốc gia có mức tăng trưởng thuê bao tính tới quý 1/2012 là 82%.
Biểu đồ 1: Số lượng thuê bao theo khu vực, tính tới quý 1/2012. APAC viết tắt cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. |
Biểu đồ 2: Tăng trưởng về thuê bao di động băng rộng từ năm 2008 tới năm 2017 |
Hiện nay, khoảng 75% mạng HSPA trên toàn cầu đã được nâng cấp lên tốc độ 7,2 Mbps và khoảng 40% đã nâng cấp lên tốc độ 21 Mbps. Khoảng 15% mạng HSPA đã nâng tốc độ lên 42 Mbps và một số nơi đã tạo nên đột phá khi nâng tốc độ lên 100 Mbps.
Biểu đồ 3: Tỉ lệ các mạng di động 3G/HSPA nâng cấp theo tốc độ |
Công nghệ di động - thuê bao GSM/EDGE giảm sau 2012
GSM/EDGE sẽ tiếp tục đi đầu về mức tăng trưởng trong những năm tới cho dù công nghệ HSPA cũng đang có mức tăng trưởng nhanh chóng. Lý do cho xu hướng này là vì người sử dụng ở nhóm thu nhập thấp tại các quốc gia đang phát triển có xu hướng sử dụng các loại điện thoại giá rẻ đồng thời cần thời gian để nâng cấp hệ thống nền tảng điện thoại. Tuy nhiên, sau năm 2012, xu thế thuê bao GSM/EDGE sẽ giảm.
LTE đang được triển khai ở một số vùng trên thế giới và có khoảng 1 tỉ thuê bao vào năm 2017. Tính tới năm 2017, sẽ có khoảng 9 tỉ thuê bao di động.
Biểu đồ 4: Mức tăng trưởng số lượng thuê bao tính theo công nghệ từ 2008 tới 2017 |
Thiết bị đầu cuối - smartphone sẽ đạt 3 tỷ vào 2017
Năm 2011, số lượng thuê bao smartphone là 700 triệu và dự kiến sẽ là 3 tỉ vào năm 2017. Các dòng điện thoại smartphone Lưu lượng cao (High Trafic Smartphones - HT Smartphone) như iPhone, Android và Windows thường tạo ra lưu lượng gấp 5 - 10 lần so với loại thiết bị lưu lượng thấp.
Các yếu tố khác như kích thước màn hình, năm ra đời của thiết bị và sự phổ biến của từng dòng sản phẩm có liên hệ chặt chẽ đối với những người sử dụng tích cực, tạo ra lưu lượng trung bình khoảng 1MB/ngày. Ericsson dự đoán tổng số thuê bao sử dụng các thiết bị lưu lượng lớn sẽ tăng từ 850 triệu năm 2011 lên tới 3,8 tỉ năm 2017, bao gồm smartphone, PC di động và máy tính bảng kết nối mạng di động. Một số PC di động tuy có tính năng kết nối 3G/4G nhưng không có kích hoạt thuê bao di động
Biểu đồ 5: Tỉ lệ giữa các loại PC di động cài đặt modem 3G/4G có kết nối hoặc không kết nối thuê bao di động |
Năm 2017, khoảng 1/3 số lượng PC di động sẽ có đăng ký thuê bao 3G/4G, số còn lại sẽ sử dụng Wi-Fi hoặc Ethernet. Đồng thời, khoảng ½ số lượng máy tính bảng sẽ cài đặt sẵn modem 3G/4G. Một số máy tính bảng tuy có tính năng kết nối 3G/4G nhưng không có kích hoạt thuê bao di động.
Biểu đồ 6: Tỷ lệ giữa các loại máy tính bảng tablet cài đặt tính năng 3G/4G có kết nối hoặc không kết nối thuê bao di động |
Lưu lượng dữ liệu và thoại chủ yếu tăng ở châu Á - TBD, Trung Đông và châu Phi
Xu hướng tương lai là sự tăng trưởng ổn định của lưu lượng dữ liệu cả trên phương diện số lượng thuê bao sử dụng dữ liệu di động và lưu lượng dữ liệu trung bình của mỗi thuê bao. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do số lượng người dùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi. Tuy nhiên mức độ lưu lượng có sự khác biệt lớn giữa các thị trường, khu vực và các nhà mạng.
Lưu lượng dữ liệu di động tăng gần gấp hai lần trong quãng thời gian từ quý 1/2011 tới quý 1/2012. Mức độ tăng trưởng trong một quý, trong khoảng thời gian từ quý 4/2011 tới quý 1/2012 là 19%.
Biểu đồ 7: Mức tăng trưởng lưu lượng thoại và lưu lượng dữ liệu từ 2007 tới quý 1/2012 |
Tới cuối năm 2017, lưu lượng dữ liệu di động sẽ tăng 15 lần. Hiện tại, PC di động chiếm tỉ lệ chính về việc tạo ra lưu lượng trong các mạng di động, tuy nhiên trong những năm tới, tỉ lệ này sẽ cân bằng hơn giữa PC di động, máy tính bảng và điện thoại di động (ĐTDĐ).
Biểu đồ 8: Mức tăng trưởng của lưu lượng dữ liệu của PC di động/máy tính bảng và ĐTDĐ so với tăng trưởng về thoại |
Lưu lượng trên mỗi thuê bao liên quan tới kích thước màn hình thiết bị đầu cuối. Trung bình PC di động tạo ra lưu lượng gấp 4 lần so với HT smartphone. Tới cuối năm 2011, lưu lượng dữ liệu trung bình theo tháng của mobile PC là 2 GB/tháng và của smartphone là 500 MB. Tới cuối 2017, dự kiến một PC di động sẽ tạo ra 8 GB/tháng và một smartphone sẽ tạo ra trên 1 GB/tháng.
Vùng phủ sóng - 85% dân số phủ sóng WCDMA/HSPA vào 2017
Tới năm 2017, 85% dân số sẽ phủ sóng WCDMA/HSPA.
Hiện tại, công nghệ GSM/EDGE đã phủ hơn 85% dân số thế giới và WCDMA/HSPA phủ sóng 45% dân số. Sự phổ biến WCDMA/HSPA sẽ tăng nhanh hơn khi xuất hiện nhiều điện thoại smartphone giá rẻ và sự tăng trưởng của băng rộng di động tốc độ cao kèm theo chính sách điều hành viễn thông của từng khu vực.
Tới tháng 2/2012, LTE phủ sóng khoảng 315 triệu người trên toàn cầu. Trong 5 năm tới, dự kiến sẽ phủ sóng cho 50% dân số.
Biểu đồ 9: Mức độ phổ biến theo từng công nghệ so sánh giữa năm 2011 và tương lai 2017 |
Thuê bao smartphone hài lòng vùng phủ sóng 3G
Sự tăng trưởng smartphone diễn ra nhanh chóng với tỉ lệ trung bình 40% người sử dụng truy cập Internet và các ứng dụng trước khi rời khỏi giường ngủ. 51% người sử dụng smartphone hài lòng với chất lượng mạng di động và chỉ có 3% là không hài lòng. 47% cho rằng tốc độ mạng chậm là nguyên nhân phổ biến nhất cho các vấn đề về truy cập Internet qua smartphone.
Nghiên cứu này tiến hành ở Hà Lan và Phần Lan, được thực hiện trực tuyến với 1.000 người sử dụng smartphone 3G, tuổi đời từ 18 tới 69 với tần suất sử dụng là trên 1 lần/1 tuần.
Nghiên cứu cho thấy một số nhân tố phổ biến dưới đây mang lại sự hài lòng đối với người sử dụng smartphone, đó là vùng phủ sóng mạng 3G, mạng 3G có tốc độ truy cập cao và mức chi phí.
Biểu đồ 10: Sự tương quan giữa các yếu tố và mức độ hài lòng của thuê bao smartphone |
Lưu lượng dữ liệu theo hệ điều hành
iPhone và Android tạo ra mức lưu lượng lớn nhất trong các thuê bao. Nguyên nhân chính về sự khác biệt giữa các hệ điều hành là gói giá cước do các nhà mạng quy định.
Biểu đồ 11: Lưu lượng trung bình tính trên từng thuê bao đối với các dòng điện thoại có hệ điều hành khác nhau trên các mạng di động khác nhau, trong đó vạch đen ngang chỉ giá trị trung bình. |
Lưu lượng trung bình mỗi thuê bao sử dụng phụ thuộc nhiều vào gói cước và dòng điện thoại mà họ sử dụng. Có một thực tế là người sử dụng nhiều có xu hướng chuyển sang model điện thoại mới hơn. Vì vậy sự gia tăng về mức độ sử dụng phụ thuộc vào cả hai yếu tố thiết bị mới và phân khúc khách hàng mà các hãng hướng tới. Lưu lượng do các điện thoại đang dùng sẽ cao hơn so với loại điện thoại mới ra đời bởi sự khác biệt về gói giá cước dịch vụ đi kèm.
Biểu đồ 12: Lưu lượng trung bình tính trên mỗi gói cước theo từng dòng điện thoại khác nhau của cùng một nhà cung cấp |
Biểu đồ 13: Lưu lượng trung bình tính trên mỗi gói cước theo từng mẫu iPhone |
Tài liệu tham khảo:
[1]. Phiên bản Báo cáo tiếng Anh đầy đủ: http://www.ericsson.com/res/docs/2012/traffic_and_market_report_june_2012.pdf
[2]. Chuyên trang về báo cáo: http://www.ericsson.com/traffic-market-report
[3]. Thông cáo báo chí tiếng Anh: http://www.ericsson.com/news/1617338
"Bước đi lịch sử" của Internet ảnh hưởng gì đến chúng ta?
Submitted by nadung on Fri, 08/06/2012 - 10:26Internet đã có sự "thay đổi lịch sử" vào ngày 6/6 vừa qua khi bắt đầu chuyển đổi từ giao thức IPv4 sang IPv6. Vậy sự thay đổi này có ý nghĩa gì và ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
Internet đã có sự "thay đổi lịch sử" vào ngày 6/6 vừa qua khi bắt đầu chuyển đổi từ giao thức IPv4 sang IPv6. Vậy sự thay đổi này có ý nghĩa gì và ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
IPv4 là gì?
IPv4 là viết tắt của chữ Internet Protocol version 4 (giao thức Internet phiên bản 4). Đây là công nghệ cơ bản giúp cho các thiết bị có thể kết nối vào Internet.
Bất cứ khi nào một thiết bị truy cập Internet (cho dù là máy tính, smartphone hay máy tính bảng...), nó đều được gắn với 1 địa chỉ IP duy nhất. Để gửi dữ liệu từ máy này sang máy khác thông qua trang web, một gói dữ liệu phải được chuyển giao trên mạng có chứa địa chỉ IP của cả 2 thiết bị.
Nếu không có địa chỉ IP, máy tính sẽ không thể giao tiếp và gửi dữ liệu cho nhau. Đó là điều cần thiết cơ bản để tạo nên cơ sở hạ tầng của Internet.
IPv6 là gì?
IPv6 được xem là tương lai của Internet |
Tương tự như IPv4, IPv6 là Giao thức Internet phiên bản 6 và là phiên bản kế tiếp của IPv4. Chức năng của Ipv6 cũng tương tự như Ipv4, sẽ cung cấp cho mỗi thiết bị một địa chỉ IP duy nhất và cần thiết cho quá trình truy cập Internet.
Tuy nhiên, IPv6 có sự khác biệt so với Ipv4 đó là sử dụng địa chỉ 128-bit, điều này cho phép tạo ra số lượng địa chỉ IP nhiều hơn so với giao thức IPv4.
Tại sao IPv6 lại quan trọng đến vậy?
Giao thức IPv4 sử dụng địa chỉ 32-bit để tạo nên địa chỉ IP. Điều này có nghĩa rằng nó sẽ chỉ tạo ra tối đa 2^32 địa chỉ IP, tương đương với khoảng 4,3 tỷ địa chỉ. Điều này có vẻ là khá nhiều so với những ngày đầu khi Internet mới ra đời, nhưng giờ đây, khi các thiết bị kết nối Internet đang dần trở nên nhiều hơn thì 4,3 tỷ là con số quá nhỏ bé.
Điều này đồng nghĩa với việc thế giới sẽ phải "chạm mốc" các thiết bị kết nối Internet. Đây được xem như là một hạn chế cho sự phát triển của Internet toàn cầu.
Vậy IPv6 giải quyết vấn đề này như thế nào?
IPv6 sử dụng địa chỉ 128-bit, đồng nghĩa với việc cung cấp tôi đa 2^128 địa chỉ IP, tương đương với 340,282,366,920,938,000,000,000,000,000,000,000,000, một con số khổng lồ. Nên việc con người có thể sử dụng hết số lượng địa chỉ IP này dường như là một điều không thể, đủ để Internet vẫn có thể tiếp tục hoạt động và phát triển trong một thời gian rất dài.
Tuy nhiên, có một điều cần phải làm rõ rằng trên thực tế không phải số lượng địa chỉ IPv4 đã bị cạn kiện, mà một phần lớn trong số đó được sử dụng trong các viện nghiên cứu của các tập đoàn công nghệ hay các học viện, như tại MIT, Ford hay IBM...
Trên thực tế, người ta đã có thể áp dụng IPv6 từ những ngày đầu tiên Internet được ra đời, tuy nhiên vào thời điểm bấy giờ, điều này là không cần thiết nên IPv4 đã được lựa chọn để sử dụng vì đơn giản hơn.
Địa chỉ IPv6 có dạng như thế nào?
Có thể nhiều người trong chúng ta đã quen thuộc với kiểu địa chỉ của IPv4, chẳng hạn như 192.168.2.1. Tuy nhiên, với địa chỉ của IPv6, con số này sẽ dài và khó nhớ hơn rất nhiều.
IPv6 sẽ có dạng rất dài và khó nhớ |
Địa chỉ IP của IPv6 sẽ có dạng kiểu như 2001:db8::1234:ace:6006:1e. Với dạng địa chỉ này, sẽ có đến hơn 340 tỷ tỷ tỷ tỷ địa chỉ. Tuy nhiên, người dùng cũng sẽ rất khó để có thể nhớ được địa chỉ IP của mình.
Quá trình chuyển đổi được diễn ra như thế nào?
Tiên đoán về sự cạn kiệt của địa chỉ IPv4 đã được đưa ra từ vài năm trước đây, và việc dần chuyển đổi sang địa chỉ IPv6 đã từng được áp dụng và thử nghiệm. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này diễn ra khá chậm.
Để chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6, phần mềm và router sẽ phải hỗ trợ nhiều công nghệ mạng tiên tiến hơn, điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Quá trình thử nghiệm chuyển đổi IPv6 rầm rộ nhất được diễn ra lần đầu tiên vào 8/6/2011, với tên gọi 'Ngày IPv6 Thế giới'. Các trang web lớn như Google, Facebook, Yahoo! và các công ty web nổi tiếng khác đã thử nghiệm mạng IPv6 để kiểm tra xem khả năng xử lý và xác định những điều vẫn cần phải làm trước khi cả thế giới chuyển sang giao thức mới.
Cho đến tận ngày hôm 6/6 vừa qua, giao thức IPv6 mới được chính thức áp dụng rộng rãi và đi vào sử dụng thực tiễn.
Việc chuyển đổi này sẽ ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
Nếu chỉ là những người dùng Internet thông thường, thì trên thực tế quá trình chuyển đổi này không ảnh hưởng quá nhiều đến chúng ta, thậm chí nhiều người trong chúng ta còn không nhận thức được rằng quá trình chuyển đổi đang diễn ra, ngoại trừ tốc độ duyệt web trong thời gian chuyển đổi có thể bị đôi chút chậm lại.
Ngày nay, hầu hết các hệ điều hành đều đã hỗ trợ IPv6, bao gồm cả Mac OS X 10.2 và Windows XP SP1.
Trong quá trình chuyển tiếp giữa IPv4 và IPv6, sẽ có một hệ thống kép, nơi cả IPv4 lẫn IPv6 được xem là hợp lệ. Những thiết bị sử dụng IPv4 vẫn được sử dụng bình thường, tuy nhiên trong tương lai, những thiết bị mua mới hoặc những người dùng Internet mới lắp đặt đều sẽ phải sử dụng IPv6 làm chuẩn mặc định của mình.
Với những người dùng chuyên nghiệp, việc chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng IPv6 sẽ mang lại những lợi ích nhất định, nhưng với những người dùng thông thường, việc chuyển đổi này không thực sự mang lại nhiều lợi ích.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng người dùng không thực sự phải lo lắng cũng như không cần phải làm bất cứ điều gì để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi này. Mọi thứ sẽ được chuyển đổi một cách tự động và các nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ có nghĩa vụ thực hiện điều này.
Để kiểm tra xem thiết bị của bạn đã được cấp phát địa chỉ IPv6 hay chưa, bạn có thể truy cập vào trang web tại http://test-ipv6.com/, thông tin về địa chỉ IP (bao gồm IPv4 và IPv6) sẽ được hiển thị cho bạn biết rõ.
Kết quả kiểm tra cho thấy máy tính vẫn chưa được cấp phát địa chỉ IPv6 |
Nếu máy tính hay thiết bị của bạn chưa được hỗ trợ IPv6 thì đây cũng là một điều bình thường vì phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ Internet vẫn chưa sẵn sàng để cung cấp IPv6 rộng rãi đến cho người dùng.
Hiện không ai có thể biết rõ rằng quá trình thực hiện sẽ mất bao lâu và mất bao nhiêu tiền để có thể hoàn tất, tuy nhiên đây là điều không thể không thực hiện để xây dựng tương lai của Internet.
Phạm Thế Quang Huy
(Theo Dân trí)
Tim Cook đang thay đổi Apple ra sao
Submitted by nlphuong on Fri, 01/06/2012 - 08:33(ICTPress) - Một số hành động và lời nói của Cook đã tác động tới cốt lõi của quá trình phát triển sản phẩm quan trọng của Apple. Nói chung, Apple đã cởi mở hơn và hợp tác hơn nhiều.
(ICTPress) - Một số hành động và lời nói của Cook đã tác động tới cốt lõi của quá trình phát triển sản phẩm quan trọng của Apple. Nói chung, Apple đã cởi mở hơn và hợp tác hơn nhiều.
Tim Cook tại sự kiện giới thiệu iPad mới tại San Francisco hồi tháng 3 |
Hồi tháng 2, một nhóm các nhà đầu tư đã viếng thăm Apple trong một chuyến xe bus (bus tour) do nhà phân tích nghiên cứu cho Citibank dẫn đầu. Chuyến viếng thăm này bắt đầu bằng một bài thuyết trình 45 phút của Peter Oppenheimer, Giám đốc tài chính của Apple, và khoảng 15 nhà đầu tư đã tham gia phiên này được tiếp đón nồng hậu rất riêng của Apple: Họ gặp nhau trong một phòng họp cũ ở trung tâm hội nghị công chúng Town Hall của Apple ở tòa nhà Infinite Loop số 4 ở Cupertino, Calif., và được phục vụ 3 cái bánh cũ và hai coke ăn kiêng”, theo lời của một người tham dự.
Tất cả đó, giống như những cuộc thăm viếng thông thường khác, là chương trình của các công ty nổi tiếng ở thung lũng Silicon, được coi như là các cơ hội để giao tiếp với những người nắm giữ cổ phiếu lớn của họ. Điều gây ngạc nhiên với các nhà đầu tư Apple ngày hôm đó là CEO Tim Cook ghé vào 20 phút tham dự bài nói chuyện của Oppenheimer, lặng lẽ ngồi xuống ở cuối phòng, và làm một cái gì đó không bình thường đối với một CEO của Apple: Cook đã lắng nghe. Cook không kiểm tra thư điện tử một lần nào. Cook rất tập trung.
Sau khi giám đốc tài chính kết thúc bài trình bày, Cook, lúc đó đã là CEO của Apple được 5 tháng, đã đứng trình bày những đánh giá của mình. Cook sải bước tự tin đến trước cửa phòng và tổ chức buổi họp theo phong cách hiệu quả điều mà đã trở thành thương hiệu của ông. “Cook hoàn toàn kiểm soát và biết chính xác ông ta là ai và muốn đi tới đâu”, một trong những nhà đầu tư tham dự chuyến đi này cho biết. “Cook đã trả lời mọi câu hỏi đặt ra và giải thích bất cứ vấn đề nào. Cook thậm chí đưa ra một số nét riêng biệt dựa trên những dữ liệu hiệu suất đã được Apple công bố. Hỏi ông về Facebook (FB), Cook đã gọi người hàng xóm là “Một công ty gần gũi nhất của Apple”, ý rằng ông rất tôn trọng FB, theo đó Apple có thể hợp tác chặt chẽ hơn. (Gần đây hơn, Cook đã khen ngợi các đối thủ/đối tác khác, cho biết tại một hội nghị các kết quả tài chính cho rằng Amazon là “một kiểu đối thủ khác biệt” có sức mạnh khác với Apple và Amazon sẽ bán được nhiều Kindles, thiết bị đang cạnh tranh cao với iPad của Apple.
Đây là những gì ấn tượng nhất về sự xuất hiện của Cook ngày cuối đông này năm ngoái - Steve Jobs đã không phải lo lắng. Nhà đồng sáng lập Apple nổi tiếng, đã rời cương vị CEO của Apple ngày 24/8 năm ngoái, 6 tuần trước khi ra đi, là người hiếm khi ngó ngàng tới việc gặp gỡ các nhà đầu tư. Đó là một trong những việc của Tim Cook với vai trò là CEO. Đó là một việc nhỏ nhưng là một thay đổi lớn - các nhà đầu tư hiện nay nhận được sự lắng nghe của CEO lần đầu tiên trong nhiều năm - và đó là một trong nhiều việc Cook đã và đang xây dựng ở Apple khi ông tiến tới dấu ấn 1 năm tiếp quản Apple. Cũng phải kể đến cả việc Cook đã thiết lập mối quan hệ với Wall Street cũng như các viên chức chính phủ, quyết định của Cook về cấp cổ phần cho các cổ đông, thiết lập chương trình để tặng quà của nhân viên cho công việc từ thiện - trên cương vị của mình ở Apple, Tim Cook đang bắt đầu đi vào trọng tâm.
Là một cựu binh 14 năm tại Apple, Cook đang ổn định, cả lời nói và hành động, phần lớn là văn hóa riêng của Apple. Nhưng những thay đổi này có thể thấy rõ ràng; một số hành động và lời nói của Cook đã tác động tới cốt lõi của quá trình phát triển sản phẩm quan trọng của Apple. Nói chung, Apple đã cởi mở hơn và hợp tác hơn nhiều. Trong một số trường hợp, Cook đang hành động mà Apple thực sự thấy cần thiết và các nhân viên không không phải lúc nào cũng mong muốn. Điều này hoàn toàn đúng bởi vì nếu Cook đang làm việc theo cách của mình là thực hiện một danh sách những việc phải sửa chữa mà người tiền nhiệm (Jobs) đã để quá lâu không giải quyết, mà không ngoài lý do bướng bỉnh.
Điều rõ ràng là Cook đang xử sự như người đàn ông độc lập, đặt dấu ấn lên Apple - có những thay đổi sẽ gây tranh cãi về lòng tin, sự thận trọng của Apple vì những thay đổi đó có khác với cách thức của Steve Jobs về lĩnh vực giải trí. Cook kiên định kính trọng di sản Jobs để lại, nhưng Cook không hối tiếc sẽ tạo nên một thời kỳ mới. Cook cuối mỗi ngày, dường như thực hiện một trong những yêu cầu khát khao của Jobs là quản lý Apple chứ không hỏi “Steve sẽ làm gì?” và làm những gì tốt nhất cho Apple.
Hãy xem xét Apple trên diện rộng là không có Jobs cầm lái, con thuyền Apple đã chạy ổn định như thế nào. Wall Street đặc biệt đưa ra các lý do - thực tế là hàng tỷ lý do - để chứng minh đế chế Cook mới có những niềm say mê mới. “Một số người có những lý do riêng”, Katy Huberty, nhà phân tích Apple của Morgan Stanley cho biết. Ví dụ, giá trị thị trường của Apple, đã tăng lên khoảng 140 tỷ USD kể từ khi Cook tiếp quản. Giá trị thị trường của Apple khoảng 500 tỷ USD, tính đến thời điểm hiện nay. Apple giá trị hơn Exxon Mobil 100 tỷ USD - mặc dù cổ phiếu của Apple có giảm 15% so với đợt đỉnh điểm. Trong 3 quý kể từ khi Cook trở thành CEO, Apple đã có doanh thu 31 tỷ USD và đã xuất đi 89 triệu iPhone và 38 triệu iPad, tất cả vượt qua cả mong đợi của Wall Street và đang tiếp tục, nhìn chung, là thu hút và làm say mê khách hàng. “Theo bất cứ đánh giá số lượng nào, thì cho tới nay khả năng của Cook là phi thường”, Bill Shope, một nhà phân tích nghiên cứu của Goldman Sachs cho biết.
Cook không thể nhận tất cả sự công nhận cho những kết quả đó. Cook tiếp quản Apple với khả năng của một con tàu phản lực trong chuyến bay đêm. Thêm nữa là Cook vẫn chưa công bố một sản phẩm mới nào đáng kể, nhưng phương thức chính được các nhà quan sát theo dõi chặt chẽ là sự sáng tạo tiếp tục được duy trì. Những giới thiệu sản phẩm chính cho tới nay là: iPhone 4S, có tính năng hỗ trợ thoại Siri và một iPad có độ phân giải màn hình cao hơn, cả hai là phiên bản kế tiếp của các sản phẩm trước đó.
Đằng sau những hình ảnh này, những dấu hiệu Cook lãnh đạo Apple là ở đâu. Thường thì những thay đổi nằm ở lý lịch và sức mạnh của CEO mới. Cook là chuyên gia về hiệu quả hoạt động, đã gia nhập Apple từ năm 1998 để đổi mới lại hệ thống các nhà máy, nhà kho và các nhà cung cấp bị khủng hoảng nặng. Đặc biệt, Cook đã củng cố hợp tác của Apple với các nhà sản xuất đã ký kết hợp đồng với Apple ở Trung Quốc.
Do đó có một lời khen cá nhân cho Cook khi Thời báo New York đăng tải một bài báo đình đám hồi tháng 1 chỉ trích điều kiện làm việc ở Foxconn, Trung Quốc, nhà máy sản xuất theo hợp đồng với Apple của Đài Loan sản xuất theo dây chuyền các sản phẩm của Apple. Mặc dù sự chỉ trích này không phải là mới, nhưng sự việc này đã vẽ lên một bức chân dung ảm đạm về cuộc sống của những người lao động ở các nhà máy. Phản ứng của Cook đã đánh dấu một sự thay đổi khác biệt so với Jobs, người đã chưa quan tâm nghiêm túc tới vấn đề này. Với cương vị là CEO mới, Cook không chỉ thăm Foxconn với tư cách cá nhân, mà còn bị chụp ảnh đăng tải. Apple cũng đã tham gia Hiệp hội Lao động Công bằng (Fair Labor Association), một tổ chức giám sát bên thứ ba do ngành tài trợ có chức năng kiểm tra các nhà máy và báo cáo những phát hiện độc lập. (Apple cho biết các các thành viên của Apple tham gia trong tổ chức này đã 1 năm).
Tuy nhiên, Apple của Cook đã giải quyết việc sản xuất ở Trung Quốc. Cuối năm ngoái, Apple đã lần đầu tiên công bố giá trị tiền đô các tài sản của Apple tại đây là 2,6 tỷ USD. Dù vậy Apple chỉ có 6 cửa hàng bán lẻ ở Trung Quốc, con số nói lên giá trị của vật liệu và thiết bị Apple đã mua mua đại diện cho các nhà cung cấp của mình. Apple chịu rủi ro với vốn riêng của mình với 110 tỷ USD tiền mặt, khá nhiều rủi ro - như là cách tài trợ cho các nâng cấp lớn cho các khả năng sản xuất của Apple ở châu Á, mặc dù các đối tác của Aple sẽ vận hành thiết bị.
Apple thường không lên tiếng về những đầu tư để làm gì, nhưng với chi tiêu có chủ định được công bố là 7 tỷ USD trong năm 2012, Apple đang đạt tăng trưởng lớn, các nhà phân tích nhận định. “Đó được xem là để đạt khối lượng”, David Eiswert, một người quản lý hồ sơ ở T. Rowe Price, sở hữu 24 triệu cổ phiếu của Apple. Ông này cho biết các nhà cung cấp của Apple như Pegatron và Jabil đang mua những công cụ máy móc phức tạp và các nhà sản xuất máy khoan Nhật Bản cho biết họ đang chuyển sang điện tử tiêu dùng. Eiswert cho rằng điều này phụ thuộc Apple. “Chuỗi cung ứng của Apple đang thực hiện những việc mà không ai có thể”, dù dư dả tiền nong và bí quyết sản xuất, Eiswert lưu ý. Sự thay đổi này, ông và các nhà quan sát cho biết là có dấu ấn của Cook đối với họ.
Những hiệu quả hoạt động như vậy là một yếu tố đã từng bị đánh giá thấp trong thành công của Apple trong thập kỷ qua; tất cả sự chú ý là cuốn vào những thiết kế đẹp và tiếp thị thời trang được Jobs giám sát. Nếu có điều gì, Apple dưới thời Tim Cook sẽ đẩy hiệu quả tới một cấp độ thậm chí cao hơn, đặc biệt khi công ty đang ngày càng phát triển lớn mạnh và phức tạp hơn - đến cả những người cho rằng những tay nghề bậc cao nên là người lãnh đạo. “Điều này giống như một động cơ hoạt động bảo thủ hơn là thúc đẩy một động cơ kỹ thuật bao bì”, cựu phó chủ tịch kỹ thuật Max Paley đã làm việc tại Apple 14 năm cho đến cuối năm 2011. “Tôi được cho biết rằng bất cứ cuộc họp lớn nào hiện nay luôn luôn về quản lý dự án và quản lý chuỗi cung cấp toàn cầu”, Max Paley cho biết. Khi tôi ở Apple, kỹ thuật quyết định những gì chúng ta muốn và đó là công việc quản lý sản phẩm và quản lý cung cấp để đạt được. Điều đó thể hiện một sự thay đổi ưu tiên”.
Sự thực thì cho phép bất cứ ai can thiệp vào các kỹ sư sáng tạo là không thể được theo yêu cầu của Jobs tại Apple. Chú ý đến một kỹ sư: “Điều này dẫn đến chia sẻ nhiều nguồn lực hơn, dẫn đến cuộc chiến không thể chống đỡ, dẫn đến những lý do lẩn tránh. Họ là những mối quan tâm của công ty, nói một cách khác là rất không giống Apple.
Thật là không phải khi cố gắng đọc quá nhiều đến những thay đổi riêng tại Apple trong thời gian ngắn sau khi Steve Jobs ra đi. Dù biết rằng việc nghiên cứu kỹ công ty được quan tâm lớn nhất trên thế giới này là rất lớn. Như là một ví dụ cho điều này, trong một bài phê bình khác được tranh luận khá nhiều, Thời báo New York đã sử dụng chính sách giảm thuế đa quốc gia của Apple là một trường hợp của những giai đoạn mà các công ty Mỹ sẽ tiến hành để giảm gánh nặng thuế của mình.
Không có hoạt động nào không được thông báo khi có tin về Apple, kể cả tin nhỏ như thế nào. Ví dụ, một nhân viên trước đây của Apple kể lại, một bữa trưa gần đây với một kỹ sư mới của Apple. Cuối bữa, cựu nhân viên của Apple, hiện ở một công ty mới của thung lũng Silicon, đã cho biết người bạn thân của mình muốn quay trở lại làm việc ngay lập tức. “Anh này nói “Tôi muốn uống café nếu anh có thời gian”. Kết luận của người ngoài: “Tôi nghĩ mọi người hiện đang thở”. Thực sự thì không cần phải có một bình luận như thế.
Ở đâu đó có các dấu hiệu của Apple đang trở thành một công ty bình thường hơn. Khi Adrian Perica, từng là một chủ ngân hàng của Goldman Sachs, đã gia nhập Apple vài năm trước, ông này là viên chức duy nhất có thẩm quyền thực hiện thỏa thuận. Steve Jobs cơ bản đã vận hành M&A cho Apple. Hiện nay Perica phụ trách một phòng với 3 chuyên gia phát triển công ty và một nhóm nhân viên hỗ trợ họ, do đó Apple có thể làm việc ba ca đồng thời. Sự thực, sự rung cảm, trong lời nói của một người nhân viên cũ, là một Apple đang trở nên truyền thống hơn, có nghĩa là nhiều MBA hơn, nhiều quy trình và cấu trúc hơn. (Thực tế, 2.153 nhân viên của Apple liên quan điều kiện “MBA” trong hồ sơ LinkedIn chưa kể đội ngũ không bán lẻ khoảng gần 28.000 người. Hơn 1 nửa nhân viên là MBA đã ở Apple chưa đến 2 năm.
Có thể nói những thay đổi kiến tạo ở Apple sẽ là chất lượng các sản phẩm. Những ai để ý đến những thiếu hút đã thấy những điều này ở Siri, một sản phẩm chưa hoàn hảo mà Apple đã tung ra với bản beta chưa phổ biến vào năm 2011, một dấu hiệu cho thấy dịch vụ này không được xem xét đầy đủ. Thời gian phản hồi của Siri khá chậm chạp, có nghĩa là các máy chủ và phần mềm phục vụ là không hoàn hảo. “Siri gây khó khăn cho mọi người. Steve đã dành quá nhiều công sức vào Siri”, một người ở Apple trước đây cho biết.
Rõ ràng, không ai có thể chắc chắc làm thế nào Steve Jobs có thể phản ứng đối với bất cứ việc gì đang diễn ra tại Apple, và Cook dường như đang thoải mái lãnh đạo công ty ở nơi ông cho rằng công ty sẽ đi đến. Jobs bị phản đối về cổ phiếu và mua lại cổ phiếu. Nhưng Cook đã chuẩn bị cho các nhà đầu tư về một cổ phiếu mới bằng cách thông báo rộng rãi ông không có ý kiến “tín ngưỡng” về họ. Apple thông báo hôm 19/3 rằng sẽ trả cổ phần theo quý là 2,65 USD/cổ phần và mua lại giá trị cổ phiếu 10 tỷ USD.
Biểu đồ cổ phiếu của Apple |
Hiểu theo nhiều cách, thông điệp không nói ra của Cook là cuộc sống vẫn đang diễn ra và Apple vẫn là Apple. Vào giữa tháng 4, Apple đã tiếp quản tổ hợp khách sạn Carmel Valley Ranch tại cuộc họp Top 100 siêu bí mật lần đầu tiên kể từ khi Jobs qua đời. Buổi họp kín này là một cơ hội hiếm hoi đối với những giám đốc hàng đầu - không phải là lựa chọn theo thứ hạng, mà theo đánh giá của CEO về ai là người đóng góp giá trị nhất tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào - để biết những gì sản phẩm và dịch vụ tung ra 1,5 năm sau hoặc hơn. Theo truyền thống, Cook yêu cầu các cán bộ của mình đi 80 dặm từ Cupertino đến khu nghĩ dưỡng trên các xe bus dành riêng do đó việc đến và đi của các cán bộ được kiểm soát. Cook cũng yêu cầu nhiều cán bộ thực hiện thuyết trình - giống như Jobs đã làm.
Một sự khác biệt, theo nhiều thông tin là tinh thần của cuộc họp là lạc quan và thậm chí vui vẻ. Cook được cho rằng là người thích đùa - khác hẳn với giọng nói quá dứt khoát và lạnh của Jobs đem đến các cuộc họp. Những người tham dự rời cuộc họp Top 100 ấn tượng về tầm nhìn ngắn hạn của Apple, có thể nhìn thấy iPhone kế tiếp của Apple và sản phẩm tivi đã được trông đợi từ lâu.
Cook cũng công nhận vai trò của một người có nghệ thuật nói chuyện của Jobs. Là một CEO của một công ty công nghệ có ảnh hưởng, Jobs đã gặp Cook, nhận thấy Cook là “một người thực tế, độc lập, chi tiết và nhẫn nại". Jobs còn nói Cook là “một người tình cờ, kiên định và dễ nói chuyện”. Tôi đã quên mất Cook là CEO của Apple. Và đó không phải là trải nghiệm của tôi với Jobs. Các dấu hiệu khác của Cook còn là một người thẳng tính tầm cỡ CEO. Cook đã cho thấy mong muốn giải quyết kiện tụng thương hiệu với Samsung, một nhà cung cấp quan trọng của Apple cũng như là một đối thủ. Cook thậm chí viếng thăm thường xuyên ở Washington, D.C., hồi giữa tháng 5, thuyết phục những người đứng đầu của quốc hội là cá nhân ông muốn gặp họ.
Là người đứng đầu, Cook bay xa khỏi tầm kiểm soát radar mà thực tế đã tàng hình bên ngoài công ty. Apple, sau tất cả, là một công ty do một người thống trị mà tính cách của người đó liên quan chặt chẽ với hình ảnh công chúng và hình ảnh riêng của Apple. Với tư cách là CEO, Cook đã bắt đầu đưa những câu chuyện của mình vào trong những bình luận của ông. Ví dụ, một lần xuất hiện hồi tháng 2 tại một hội nghị nhà đầu tư được Goldman Sachs tổ chức, Cook đã đề cập rằng ông đã từng làm việc tại nhà máy giấy ở Alabama và một nhà máy nhôm ở Virginia - những sự thực mới trong câu chuyện của Cook.
Tim Cook trong trang phục màu vàng thăm một nhà máy Foxconn ở tỉnh Henan, Trung Quốc, nơi iPhone được sản xuất |
Những mẩu tin mang tính cá nhân thể hiện con người Cook, một người khá kín đáo, với một vài sở thích ngoài các môn thể thao thể thao giữ gìn sức khỏe và làm khán giả. Cook đi nghỉ ở khu nghỉ dưỡng (resort) Canyon Ranch ở Arizona, tại đây có một số người đã nhìn thấy ông và cho biết Cook khá lặng lẽ, thường ăn một mình, đọc sách trên chiếc iPad. Cook cho biết trong lần xuất hiện tại hội nghị Goldman Sachs rằng ông không thể sống thiếu cái tivi của Apple - điều này đặt ra câu hỏi là ông đang xem cái gì, cho thấy một năm trước Cook đã nói với một cổ đông tại cuộc học thường niên của Apple rằng nếu không chiếu trên kênh CNBC hay ESPN, thì Cook đã không xem nó. (Một chuyện bên lề: là cổ đông đó đã hỏi Cook là ông đã từng xem nhân vật một người đàn ông xấu hiện nay của Mike Daisey trong vở “Đau đớn và xuất thần của Steve Jobs” (Agony and Ecstasy of Steve Jobs) đang được công diễn ở Berkeley. Ông cho biết chưa từng xem). Cook cũng đã cho thấy sự hài hước sắc sảo, nói với các nhà đầu tư trước khi thông báo cổ phiếu rằng Apple sẽ không “tiến hành một bữa tiệc thời La mã hay làm gì đó lạ lùng” với số tiền của Apple.
Đối với tất cả những thể hiện hướng ngoại của mình với tư cách là CEO, Cook đã giữ được được giới truyền thông trong phạm vi. Ông trả lời vài cuộc phỏng vấn, và Apple đã từ chối bắt ông phải xuất hiện trong bài báo này. Thực sự, Apple dường như dự định chỉ để Cook xuất hiện với tư cách là CEO mới trong một vài tin đã có kịch bản cẩn thận. Viết trong danh sách 100 người ảnh hướng nhất của năm 2012 của Tạp chí Time, ủy viên hội đồng của Apple Al Gore khen ngợi Cook đã lãnh đạo Apple đến tầm cao mới “Trong khi thực thi những thay đổi chính sách lớn từ từ và sáng sủa”. Khi được Fortune hỏi, cả Apple và Gore không trả lời chính xác những thay đổi chính sách đó là gì, cựu phó tổng thống Mỹ trả lời.
Thậm chí khi nhà đầu tư này căn vặn về thông tin hoạt động của Apple, Cook đi thẳng vào những vấn đề lớn nguyện trung thành với văn hóa công ty mà Steve Jobs đã đặt nền tảng. Được hỏi tại diễn đàn nhà đầu tư Goldman là sự lãnh đạo của ông sẽ thay đổi Apple như thế nào và ông dự định duy trì văn hóa của Apple là gì, Cook đã lờ đi phần đầu của câu hỏi và đã chỉ tập trung vào phần sau. “Steve đã in sâu vào tất cả chúng ta trong nhiều năm mà công ty nên quyết tâm xung quanh các sản phẩm lớn và chúng ta sẽ hoàn toàn tập trung vào một vài thứ chứ không phải nỗ lực làm quá nhiều thứ mà chúng ta làm không giỏi”. Cook đã gọi Apple là một “nơi huyền bí”, nơi các nhà viên có thể làm được “công việc tốt nhất trong đời của mình”.
Còn về phía nhân viên, phần lớn đội ngũ dường như hài lòng hơn với Cook. Cook thường ngồi với nhân viên không theo quy tắc nào trong quán café vào bữa trưa, trong khi đó Jobs thường ăn với Trưởng nhóm thiết kế Jonathan Ive. Một sự khác biệt nhỏ khi nói về tần suất nhân viên có thể gặp với với CEO của họ. Tại Apple, Jobs đồng thời được kính trọng, yêu mến và kính sợ. Cook rõ ràng là một "sếp" khắt khe nhưng ông không làm ai sợ hãi. Cook được kính trọng, nhưng không tôn thờ. Khi Apple bước vào một giai đoạn mới trong lịch sử công ty, có thể không cần một vị chúa với tư cách là một CEO mà cần một con người bình thường hiểu công việc được hoàn thành như thế nào.
Quang Minh
Nguồn: Tạp chí Fortune tháng 6/2012
Hội nghị thượng đỉnh LTE vinh danh nhà mạng LTE thế giới
Submitted by nlphuong on Wed, 30/05/2012 - 00:05(ICTPress) - Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu là Hội nghị cấp cao nhất, quy mô tổ chức lớn nhất trên toàn cầu của lĩnh vực LTE.
(ICTPress) - Tại Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu năm 2012 được tổ chức từ ngày 22 - 24/5/2012 tại Barcelona, Tây Ban Nha, nhà cung cấp viễn thông và giải pháp viễn thông Huawei đã vinh dự giành được 2 giải thưởng cao nhất của Hội nghị thượng đỉnh là các giải thưởng: “Nhà mạng LTE có bước phát triển mạnh mẽ nhất” và “Nhà mạng core LTE tốt nhất”.
Ảnh Hội nghị thượng đỉnh LTE tại Barcelona (ws.lteconference.com) |
Ba năm liên tiếp giành giải thưởng cao của Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu của Huawei đã cho thấy những nỗ lực không ngừng và đóng góp của Huawei trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh của công nghệ LTE đồng thời cũng khẳng định vị thế của Huawei trong lĩnh vực LTE.
Theo “Báo cáo phát triển LTE” mới nhất được Hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị di động toàn cầu GSA (Global mobile Suppliers Association) công bố tháng 5/2012 thì hiện nay trên thế giới có 72 mạng LTE. Trong đó, Huawei có 34 mạng LTE và 27 mạng EPC. Huawei cung cấp dịch vụ cho 37 nhà mạng nằm trong Top 50 nhà mạng hàng đầu thế giới. Hệ thống công nghệ LTE của Huawei và các mạng thử nghiệm đã hiện diện tại châu Âu, châu Á, châu Đại Dương, châu Phi, Trung Đông và Mỹ La tinh….
Những bước tiến trong lĩnh vực EPC đã giúp Huawei giành giải thưởng “Nhà mạng core LTE tốt nhất” tại Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu lần này.
Bản cực đơn Single EPC tích hợp công nghệ GPRS/UMTS/LTE do Huawei sáng tạo đầu tiên trên thế giới cho phép các thuê bao truy cập mạng LTE mọi lúc mọi nơi. Trong ưu hóa lưu lượng dữ liệu truyền tải, Huawei tập trung nâng cao mức độ trải nghiệm của các thuê bao. Trong công nghệ mạng core chuyển mạch, Huawei đã đưa ra hàng loạt giải pháp công nghệ mới, trong đó có giải pháp ưu hóa tín hiệu với lưu lượng truyền tải 64Mbps và giải pháp ưu hóa video để tạo ra một mạng viễn thông LTE/EPC an toàn, đáng tin cậy. Với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực mạng không dây và IP, Huawei SingleEPC có thể trợ giúp các nhà mạng xây dựng mạng viễn thông EPC tích hợp nhiều kĩ thuật và hiệu quả cao, nâng cao mức độ thử nghiệm với LTE, qua đó thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo mô hình thương mại mới.
Tổng giám đốc phụ trách mạng core trong mạng không dây của Huawei, ông Từ Vĩ Trung cho biết: “Tập đoàn Huawei sẽ tập trung xây dựng mạng viễn thông LTE/EPC lấy trải nghiệm của thuê bao làm trung tâm. Bằng việc hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng trên toàn thế giới, Huawei không ngừng đưa ra những giải pháp công nghệ sáng tạo mới cho mạng core di động băng thông rộng, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ LTE/EPC, giúp các nhà mạng sáng tạo trong xây dựng mô hình kinh doanh mới thông qua lưu lượng truyền tải”.
Tổng giám đốc phụ trách công nghệ GSM/UMTS/LTE trong mạng không dây của Huawei, ông Ứng Vi Dân tiết lộ: “Song song nghiên cứu phát triển công nghệ LTE, Huawei sẽ tích cực sáng tạo những sản phẩm tiện ích hơn cho các thuê bao và giải pháp công nghệ hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình thương mại hóa toàn cầu của công nghệ LTE. Giải pháp công nghệ SingleRAN LTE của Huawei đang có những đóng góp cho sự phát triển của thương mại LTE”.
Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu là Hội nghị cấp cao nhất, quy mô tổ chức lớn nhất trên toàn cầu của lĩnh vực LTE. Tính đến nay, Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu đã được tổ chức 8 lần. Hội nghị thượng đỉnh LTE toàn cầu năm nay được tổ chức tại Barcelona với sự tham gia của hơn 1000 thành viên đến từ các nhà mạng, các nhà cung cấp thiết bị, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan truyền thông, các nhà phân tích… trên toàn thế giới. Tại Hội nghị lần này, các thành viên đã nghiên cứu và thảo luận sâu sắc về tương lai phát triển của công nghệ LTE.
X.T
MobiFone chọn Nokia Siemens Networks mở rộng mạng lõi và hệ thống 3G
Submitted by nlphuong on Tue, 29/05/2012 - 15:21(ICTPress) - VMS MobiFone vừa tăng thêm 50% công suất của hệ thống mạng lõi truyền tin của mình thông qua lựa chọn Nokia Siemens Networks (NSN) là đơn vị triển khai.
(ICTPress) - VMS MobiFone vừa tăng thêm 50% công suất của hệ thống mạng lõi truyền tin của mình thông qua lựa chọn Nokia Siemens Networks (NSN) là đơn vị triển khai.
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, trong một bản hợp đồng khác, NSN đã giúp hiện đại hóa hệ thống mạng vô tuyến GSM và 3G của MobiFone tại khu vực miền Trung và miền Nam. Điều này sẽ giúp MobiFone quản lý hiệu quả sự bùng nổ của dữ liệu trên hệ mạng của mình do ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ di động băng thông rộng ưu việt mà nhà mạng đang cung cấp. Cả hai gói nâng cấp mạng lõi truyền tin và mạng vô tuyến này hiện đã được hoàn tất và đưa vào khai thác sử dụng.
NSN cho biết đã nâng cấp mạng lõi truyền tin của MobiFone với giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả Flexi ISN (Intelligent Service Node), giúp đơn giản hóa việc quản lý dữ liệu cũng như chức năng tính cước. NSN cũng giúp tối ưu hóa hệ thống mạng đường trục IP của MobiFone để tăng tính ổn định cũng như độ khả mở. Bên cạnh đó, bản hợp đồng nâng cấp cũng bao gồm triển khai Cổng mạng Flexi Network Gateway (Flexi NG) trên nền ATCA, một phần trong kiến trúc Liquid Core của NSN. Giải pháp này giúp cung cấp thông lượng cũng như khả năng truyền tín hiệu cao để hỗ trợ cho lưu lượng truy cập di động băng thông rộng đang ngày càng tăng cao.
NSN cũng triển khai giải pháp Serve atOnce Traffica, thuộc gói giải pháp Customer Experience Management (Quản lý trải nghiệm khách hàng) của NSN, cho phép MobiFone có thể kiểm soát được chất lượng dịch vụ, mức độ sử dụng dịch vụ cũng như lưu lượng toàn mạng trong thời gian thực trên nhiều công nghệ và hệ thống khác nhau từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Bản hợp đồng này cũng bao gồm hệ thống quản lý dữ liệu thuê bao One-NDS của NSN, sẽ bao quát hợp nhất về dữ liệu thuê bao, giúp nhà mạng đẩy nhanh được thời gian ra mắt các dịch vụ mục tiêu mới. Ngoài ra, NetAct, một hệ thống quản lý hợp nhất, có khả năng quản lý tất cả các yếu tố mạng liên quan, đồng thời cũng là điểm duy nhất của hệ thống quản lý chính sách và xác thực mạng cho tất cả các loại hệ thống mạng cũng sẽ được NSN cung cấp.
Trong một hợp đồng riêng khác, NSN đã tiến hành nâng cấp mạng GSM/3G của MobiFone với nền tảng Single RAN, được thiết kế xung quanh thiết bị trạm Flexi Multiradio Base Station nhỏ gọn, tiết kiệm điện năng. NSN cũng cung cấp các giải pháp nền tảng truyền tải dữ liệu quang học của mình - hiT 7035 và hiT 7065 nhằm mang đến đầy đủ các lựa chọn kết nối, đáp ứng nhu cầu phát triển dung lượng, trong khi vẫn bảo vệ được các khoản đầu tư hiện có. NSN cũng đã nâng cấp hệ thống quản lý mạng NetAct, cho phép việc phép giám sát, quản lý và tối ưu hóa hệ mạng GSM/3G của MobiFone thống nhất và hiệu quả.
Theo cả hai hợp đồng này, bên cạnh việc quản lý toàn diện dự án nâng cấp, NSN còn cung cấp các dịch vụ bao gồm thiết kế, lắp đặt, vận hành và triển khai hệ thống mạng giúp cho triển khai nhanh chóng trên toàn hệ mạng. Ngoài ra, NSN cũng thực hiện đào tạo dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết Nguyễn Đăng Nguyên: “Chúng tôi cần một hệ thống mạng linh hoạt và độ tin cậy cao, có thể đáp ứng được nhu cầu về truyền dữ liệu cho ngày hôm nay cũng như trong tương lai. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn hiện đại hóa mạng vô tuyến của mình để tăng công suất truyền dẫn dữ liệu cho các mạng GSM hiện tại, đồng thời tăng cường trải nghiệm dịch vụ cho các khách hàng đang thuê bao dịch vụ GSM và 3G của chúng tôi. NSN đã giúp chúng tôi hiện thực hóa hai mục tiêu quan trọng này”.
Tổng giám đốc Nokia Siemens Networks Việt Nam Tanat Techatanabaht cho biết những dự án nâng cấp này sẽ cùng MobiFone triển khai được nhiều dịch vụ giá trị gia tăng.
Được biết hệ thống mạng lõi công suất cao sẽ giúp Mobifone phục vụ được nhiều thuê bao hơn, trong khi mạng vô tuyến được nâng cấp cho phép Mobifone triển khai các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao đến với những thuê bao điện thoại thông minh đang tăng mạnh của Mobifone.
HM