Tri thức chuyên ngành
Mỏ kali thông minh đầu tiên của ASEAN tại Lào
Submitted by nlphuong on Sun, 18/12/2022 - 09:51Kết hợp mạng không dây 4G vòng ring với mạng có dây tốc độ cao để kết nối vào hệ thống vận hành khai thác mỏ thông minh đang mang lại nhưng cải tiến đáng kể trong lĩnh vực này.
Thông minh hóa hệ thống khai thác mỏ
Mạng 4G công nghiệp dạng vòng ring có thể nâng cấp lên 5G vừa chính thức ra mắt tại mỏ khai khoáng thông minh của Tập đoàn Đầu tư Quốc tế Asia-Potash tại tỉnh Khammouane, cách thủ đô Viêng Chăn 350km. Một thợ mỏ đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên ở độ sâu 300m dưới lòng đất, cập nhật tình hình hầm mỏ theo thời gian thực cho trụ sở chính cách đó 3.500km ở Bắc Kinh.
Hình ảnh hoạt động của đội đội ngũ khai khoáng của Huawei tại mỏ khai khoáng thông minh Asia-Potash |
Tập đoàn Đầu tư Quốc tế Asia-Potash là một trong những nhà cung cấp phân bón kali lớn nhất châu Á, với sản lượng 1 triệu tấn vào năm 2022. Mỏ khai thác kali tại Lào là mô hình mỏ thông minh đầu tiên do Asia-Potash xây dựng tại Đông Nam Á, cũng là mỏ đầu tiên triển khai giải pháp khai khoáng thông minh của Huawei trong khu vực.
Asia-Potash đã không ngừng mở rộng năng lực sản xuất, với số lượng nhân công khai thác mỏ ở Lào tăng từ vài trăm lên hơn 3.000 người trong những năm qua, với nhu cầu vận hành thông minh và tự động hóa ngày càng cao. Do đó, tập đoàn Asia-Potash đặt mục tiêu phải loại bỏ các lỗ hổng trong việc liên lạc giữa trên và dưới mặt đất để có thể giám sát an toàn sản xuất ngầm theo thời gian thực. Công nhân trong phòng vận hành trên mặt đất cần được điều khiển các phương tiện khai thác từ xa, nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động trong môi trường dưới lòng đất khắc nghiệt với nhiệt độ và độ ẩm cực cao. Các phương pháp thông minh để đánh giá chất lượng sản xuất quặng theo thời gian thực cũng cần được củng cố, từ đó nâng cao hiệu quả vận hành.
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là hệ thống vận chuyển các phương tiện khai thác ngầm cần được lên lịch linh hoạt. Sẽ khó có thể đạt được những điều này nếu thiếu sự kết nối mạnh mẽ được hỗ trợ bởi mạng công nghiệp phủ sóng toàn bộ khu vực khai thác. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với nền sản xuất thông minh trong tương lai.
Những thành công bước đầu
Sau hơn 2 tháng xây dựng, giải pháp khai khoáng thông minh của Huawei đã được triển khai tại các khu vực khai thác mỏ, đạt phạm vi phủ sóng toàn bộ mạng riêng không dây trên và dưới mặt đất, đồng thời đáp ứng các yêu cầu liên lạc theo thời gian thực giữa các thợ mỏ và yêu cầu kiểm tra sự cố thông minh.
Một mặt, giải pháp áp dụng cho các trường hợp không thể kết nối mạng có dây, mặt khác, các mạng riêng có dây cũng được xây dựng, đáp ứng các yêu cầu liên lạc trên mặt đất cũng như yêu cầu giám sát, vận hành và bảo mật ngay cửa hầm mỏ sản xuất và các cơ sở sản xuất quan trọng khác. Do đó, giải pháp có thể đáp ứng được các tình huống sử dụng mạng có dây yêu cầu băng thông cao, độ trễ thấp và kết nối lớn.
Đội ngũ Asia-Potash tại mỏ khai khoáng thông minh |
Đại diện Asia-Potash chia sẻ, nền tảng cộng tác đám mây, các ứng dụng khai thác thông minh và các dịch vụ dưới lòng đất dựa trên phạm vi phủ sóng toàn mạng và công nghệ 5G đều yêu cầu băng thông cực lớn hoặc độ trễ cực thấp. Chẳng hạn như việc điều khiển từ xa và lái xe tự động hiện không thể triển khai trên mạng riêng dưới hầm, nhưng sẽ được triển khai trong tương lai để tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng hệ sinh thái kiến trúc Internet công nghiệp và phát triển các mỏ thông minh lấy con người làm trọng tâm.
Ông Zhang Lu, chuyên gia kỹ thuật của Huawei, cho biết, trước đây các mỏ chủ yếu sử dụng điện thoại cố định để liên lạc dưới và trên mặt đất. Giờ đây, mạng công nghiệp dạng vòng ring không dây hỗ trợ các cuộc gọi di động mọi lúc mọi nơi. Trong các tình huống làm việc di động, mọi bộ phận được kết nối theo thời gian thực trên toàn bộ khu vực khai thác, giúp cải thiện sự an toàn và hiệu quả đáng kể. Giải pháp Khai khoáng Thông minh của Huawei xem xét đầy đủ các yêu cầu về cải tiến mạng và tính khả thi trong các khu vực mỏ này. Một mạng lưới có thể cung cấp đa dịch vụ, hỗ trợ đáp ứng nhanh cũng như nâng cấp linh hoạt lên 5G trong tương lai.
Chỉ riêng năm qua, Đội ngũ Khai khoáng mới thành lập của Huawei đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khai khoáng thông minh. Hệ điều hành MineHarmony do Huawei và China Energy cùng phát triển, đã được triển khai trên hơn 3.300 bộ thiết bị tại 13 mỏ than và một trạm rửa than của Tập đoàn Than Shendong. Đặc biệt, MineHarmony còn được triển khai trên toàn bộ mỏ Wulanmulun (còn gọi là mỏ Ulan Moran) ở khu vực Nội Mông, đạt được nhiều tiến bộ đáng kể về chuyển đổi kết nối, giao diện tương tác và truy cập dữ liệu.
Ngoài ra, công nghệ ghép video 5G+AI đã được sử dụng để điều khiển từ xa trên một số mỏ. Ví dụ, mỏ than Sanyuan của Công ty Công nghiệp than Jinneng Holding Shanxi đã triển khai công nghệ điều khiển từ xa trên toàn bộ bề mặt khai thác và chuyển đổi các trình điều khiển khai khoáng dưới hầm sâu lên trên mặt đất.
Kết hợp 5G và AI vào điểu khiển máy công tác khai thác mỏ từ xa |
Việc giám sát thông minh hệ thống giao thông giúp giảm 20% lượng nhân viên kiểm tra dưới lòng đất. Mỏ than Shenmu Hongliulin của Tập đoàn công nghiệp hóa chất và than Thiểm Tây cũng triển khai mô hình bản sao số (digital twin) cho toàn bộ mỏ.
Với mạng vòng ring được trực quan hóa các kết nối người-máy và có thể quản trị cùng việc xây dựng trí thông minh toàn mỏ, số lượng nhân viên kiểm tra dưới lòng đất giảm 18% và hiệu suất mỗi ca làm việc tăng 30%. Công nhân chuyển đổi nơi làm việc từ dưới lòng đất lên trên mặt đất, thực hiện các hoạt động khai thác than từ xa ngay trong văn phòng. Điều này cải thiện đáng kể môi trường làm việc, giúp ngành đạt được tham vọng sản xuất an toàn với ít nhân lực hơn, hiệu quả cao hơn.
ND
5G: Trụ cột của chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0
Submitted by nlphuong on Thu, 08/12/2022 - 20:46Trong bài tham luận “Tầm nhìn 5G và ngành công nghiệp toàn cầu” tại Internet Day 2022, ông Nguyễn Duy Lâm, chuyên gia của Huawei Việt Nam nhận định 5G là trụ cột của chuyển đổi số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0.
5G: Trụ cột của chuyển đổi số trong Cách mạng công nghiệp 4.0
Theo ông Nguyễn Duy Lâm, khác với 3G hay 4G ra đời làm thay đổi cuộc sống người dùng thiết bị di động, sự xuất hiện của 5G đã thay đổi cả xã hội, khiến cho hoạt động của ngành công nghiệp 4.0 hiệu quả hơn.
Cụ thể, trong ngành khai khoáng, 5G giúp điều khiển xe khai thác mỏ từ xa thông qua các video HD ghi nhận theo thời gian thực. 5G cũng tham gia các dự án cảng biển thông minh với kết nối hơn 2.500 thiết bị vận hành trên 15 quy trình, tăng hiệu quả bốc dỡ hàng hóa 75% nhờ hệ thống theo dõi theo thời gian thực. Cùng với 5G+AI, hệ điều hành phân tán HarmonyOS của Huawei sẽ tạo ra trải nghiệm thông minh cho mọi kịch bản ngành.
Ông Nguyễn Duy Lâm chia sẻ về 5G |
Ông Lâm chia sẻ: “Để triển khai 5G thành công, bên cạnh sự hợp tác toàn diện giữa chính phủ và các doanh nghiệp, quy mô và kinh nghiệm chính là chìa khoá. Đồng thời, ngành cần cung cấp nhiều hơn các dịch vụ trọn gói giải quyết vấn đề quốc gia, cơ sở hạ tầng xanh bền vững, đội ngũ nhân tài số và hệ sinh thái mở an toàn”.
Giải pháp trung tâm dữ liệu (TTDL) full-stack giảm phát thải carbon
Cũng tại Internet Day 2022, trong bài chia sẻ về “Giải pháp TTDL Full-stack của Huawei - đối tác hàng đầu cung cấp giải pháp giúp trung hòa carbon”, ông Trần Quyền, Huawei Việt Nam đã giới thiệu về xu hướng chuyển đổi cũng như những lợi ích mà TTDL Full-stack đem lại. Cụ thể hơn, TTDL Full-stack được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tiếp nhận các TTDL hiện đại, đặt nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số với 4 nguyên tắc cốt lõi chính: đổi mới điện toán và lưu trữ, đổi mới mạng, đổi mới độ tin cậy và đổi mới xanh.
Ông Trần Quyền trình bày về giải pháp TTDL Full-stack của Huawei. |
Giải pháp này tận dụng sức mạnh của các nguồn lực toàn diện của Huawei từ mức tiêu thụ năng lượng đến thiết bị công nghệ thông tin, bao gồm 4 cấp độ: Cơ sở hạ tầng, nền tảng phần cứng, nền tảng đám mây và các ứng dụng kinh doanh.
Ông Quyền chia sẻ: “TTDL Full-stack sẽ giúp giảm phát thải carbon 60%, đảm bảo hiệu suất liên kết đầy đủ 95,5%, và tiết kiệm 12% điện và 40% nước. Bên cạnh đó, quá trình gia công dựa trên Số hóa và AI, cũng góp phần làm giảm 35% chi phí O&M và giảm 8% hiệu quả sử dụng điện năng PUE”.
Trung hòa carbon không chỉ là sứ mệnh toàn cầu, mà đang trở thành mục tiêu chiến lược của các nền kinh tế hàng đầu. Tại COP26, Việt Nam cũng lần đầu tiên cam kết trước cộng đồng quốc tế sẽ đạt net-zero vào 2050 và mau chóng hành động để giảm phát thải 43,5% vào 2030. Trong ngành ICT, 29 nhà khai thác đã ký cam kết ITU L.1470 của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) về việc cắt giảm ít nhất 45% khí thải carbon vào 2030.
ND
Giúp DN tiếp cận các khả năng của điện toán hiệu năng cao
Submitted by nlphuong on Thu, 01/12/2022 - 11:49Dell Technologies mở rộng danh mục sản phẩm HPC để mang đến những giải pháp mạnh mẽ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) chuyển đổi nhanh chóng và tự tin.
Với dải sản phẩm mới, Dell cung cấp các công nghệ và dịch vụ để giúp DN chạy mượt mà những ứng dụng nặng, cũng như giúp DN tiếp cận các khả năng của điện toán hiệu năng cao (HPC) nhằm tạo ra những giá trị kinh doanh.
Các máy chủ Dell PowerEdge dẫn đầu về mô hình hóa và các bộ dữ liệu nâng cao
Các máy chủ PowerEdge mới của Dell hỗ trợ các DN tận dụng AI và HPC để tạo ra kết quả nhanh và thông minh hơn. Đồng thiết kế với Intel và NVIDIA, các hệ thống mới sử dụng công nghệ Smart Cooling (làm mát thông minh) và giúp các DN khai thác AI để huấn luyện mô hình, mô hình hóa và mô phỏng HPC, hệ thống suy luận từ trung tâm dữ liệu đến điện toán vùng biên, và trực quan hóa dữ liệu.
PowerEdge XE9680: Máy chủ 8x GPU hiệu năng cao đầu tiên của Dell sử dụng tám GPU (card đồ họa) NVIDIA H100 Tensor Core hoặc NVIDIA A100 Tensor Core để tối ưu hóa hiệu năng với thiết kế làm mát bằng không khí. Máy chủ kết hợp hai vi xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ 4 và tám card đồ họa NVIDIA để mang đến hiệu suất tối đa cho các ứng dụng về AI.
PowerEdge XE9640: Máy chủ 4x GPU PowerEdge kích thước 2U, được tối ưu hóa hiệu năng, trang bị các vi xử lý Intel Xeon và dòng card đồ họa Intel Data Centre Max. Với công nghệ làm mát trực tiếp hoàn toàn bằng chất lỏng, hệ thống được thiết kế để giảm chi phí năng lượng với mất độ tủ rack lớn hơn.
PowerEdge XE8640 – Máy chủ 4x GPU kích thước 4U, được tối ưu hóa hiệu năng và làm mát bằng không khí, trang bị bốn card đô họa NVIDIA H100 Tensor Core và công nghệ NVIDIA NVLink, cùng với hai vi xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ 4 sắp ra mắt. Được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, huấn luyện và triển khai các mô hình máy học để tăng tốc và tự động hóa phân tích.
Ông J.J. Kardwell, Tổng Giám đốc Constant, người tạo ra Vultr, nhận định: “Là công ty điện toán đám mây (ĐTĐM) tư nhân lớn nhất thế giới, với 27 trung tâm ĐTĐM trên toàn cầu, chúng tôi cần phải triển khai công nghệ để hỗ trợ những ứng dụng nặng nhất về AI, máy học, và điện toán hiệu năng cao. Các máy chủ PowerEdge XE9680 của Dell với card đồ họa NVIDIA H100 Tensor Core và A100 Tensor Core sẽ cung cấp đủ khả năng để mang đến hiệu năng và giá trị tối đa.”
Triển khai HPC để đánh giá rủi ro nhanh và hiệu quả hơn
Ngành tài chính toàn cầu với tốc độ phát triển nhanh cần đến những công nghệ có thể cung cấp những kết quả thu về (return of investment) có thể đo đếm được. Thiết kế đã được kiểm định của Dell dành cho HPC – đánh giá rủi ro chạy các mô phỏng chuyên sâu về dữ liệu trên các hệ thống HPC, bao gồm các máy chủ GPU PowerEdge được tăng tốc tính toán, Red Hat® Enterprise Linux® và phần mềm NVIDIA Bright Cluster Manager®, để xem qua khối lượng lớn dữ liệu trong quá khứ, cùng dữ liệu thời gian thực để đánh giá rủi to và cho ra kết quả nhanh hơn.
Bản thiết kế đã được kiểm định cung cấp cho các tổ chức dịch vụ tài chính những hệ thống tối ưu cả về hiệu năng lẫn hiệu quả. Những hệ thống này được thiết kết, kiểm định và tinh chỉnh cho trường hợp ứng dụng đặc thù này bởi đội ngũ kỹ thuật HPC và chuyên viên ứng dụng của Dell. Thành quả là đội ngũ của Dell đã tạo ra một khối CNTT lắp ghép dạng module với thiết kế tinh giản, lựa chọn cấu hình và đặt hàng nhanh hơn thông qua một đầu mối liên hệ duy nhất cho tất cả các dịch vụ.
Ông Rajesh Pohani, Phó Chủ tịch mảng Quản lý Danh mục và Sản phẩm PowerEdge, HPC và điện toán lõi (core compute), Dell Technologies, chia sẻ: “Khi công nghệ điện toán đang tăng tốc đổi mới để bắt kịp xu hướng tiêu dùng, người dùng cũng đang tìm kiếm những lựa chọn để nâng cấp môi trường CNTT và khai thác các khả năng điện toán nâng cao, từ đó tăng tốc độ khám phá và chiết xuất giá trị dữ liệu. Các máy chủ và giải pháp mới của Dell Technologies cung cấp cho DN lớn và nhỏ khả năng truy xuất những công nghệ mà trước đây chỉ dành cho các cơ quan chính phủ và những tổ chức nghiên cứu lớn nhất thế giới. Nhờ vậy, các DN có thể giải quyết các vấn đề của HPC, dễ dàng ứng dụng AI và thúc đẩy sự phát triển của DN”
Ông Chris Kelly, Phó chủ tịch cấp cao, mảng kinh doanh TTDL, châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản, Dell Technologies, cho biết: “Những nhà quản trị DN hiện nay đang liên tục tìm kiếm những công cụ có thể hỗ trợ đưa ra quyết định theo thời gian thực để luôn dẫn đầu thị trường. Nhưng đây là một thách thức không đơn giản bởi việc này tăng thêm sự phức tạp của môi trường hiện hữu.
Chúng tôi nhận thầy rằng xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai và không có dấu hiệu chậm lại. Các DN cần phải quản lý dữ liệu thông minh, hiệu quả, và đảm bảo khả năng mở rộng, phục hồi và bảo mật. Trên hết, chúng tôi giúp các khách hàng thu được những thông tin hữu ích có thể mang đến giá trị thực và nắm được lợi thế cạnh tranh thông qua các máy chủ PowerEdge mới.”
ND
Nâng cao điện toán di động thông qua các hoạt động hợp tác AI
Submitted by nlphuong on Sun, 20/11/2022 - 20:57Tại Hội nghị thượng đỉnh Snapdragon thường niên năm 2022, Tập đoàn Qualcomm Technologies đã vạch ra tầm nhìn trong việc nâng cao điện toán di động thông qua các hoạt động hợp tác AI đổi mới nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa thiết bị di động và PC để mang lại những cải tiến di động tiên tiến đến với máy tính cá nhân chạy hệ điều hành Windows 11.
Các nhà lãnh đạo từ Microsoft, Adobe và Citi đã diễn tả về cách công nghệ Snapdragon, với những khả năng đột phá của AI, đang cải thiện hoạt động kinh doanh của họ, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với điện toán Snapdragon để thúc đẩy hiện đại hóa ngành PC và nâng tầm trải nghiệm AI trong các sản phẩm mỏng, không sử dụng quạt.
Ông Kedar Kondap, Phó Chủ tịch cấp cao và Giám đốc điều hành, điện toán và chơi game tại Qualcomm, cho biết: “Tầm nhìn của chúng tôi là thúc đẩy sự kết hợp giữa điện thoại di động và PC và mang những gì tốt nhất của điện thoại thông minh vào máy tính xách tay của bạn. Phần mềm nâng cao, phần cứng tùy chỉnh, khả năng kết nối chưa từng có và hỗ trợ hệ sinh thái rộng lớn giúp các sản phẩm điện toán Snapdragon khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Với Snapdragon là trung tâm của trải nghiệm cao cấp, chúng tôi tiếp tục mang tới các thiết kế sáng tạo và trải nghiệm phi thường mà người dùng xứng đáng có được, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang hệ điều hành Windows trên các thiết bị dùng Snapdragon
Qualcomm Technologies và Microsoft đang nâng tầm những khả năng của AI và chuyển hóa những máy tính xách tay hiện đại với hiệu năng mạnh mẽ, khả năng xử lý thần kinh và hiệu quả hàng đầu trong ngành với nền tảng điện toán Snapdragon.
Sự hợp tác này trên Snapdragon đã mang đến những trải nghiệm mới với AI được cải tiến cho người dùng Windows 11, bao gồm các trải nghiệm trên Hiệu ứng Tập trung vào Giọng nói và Làm Mờ Nền sau thuộc tính năng Hiệu ứng Studio của Windows (Windows Studio Effects). Tính năng Tự động Tạo Khung và Giao tiếp bằng Mắt là hai yếu tố nổi bật ở lễ ra mắt Surface Pro 9 5G, có chip Microsoft SQ3 được cung cấp bởi Snapdragon. Snapdragon chuyển các tác vụ tính toán chuyên sâu này cho một Công cụ AI chuyên dụng thay vì sử dụng CPU và GPU như thông thường để mang lại hiệu suất và hiệu suất năng lượng đáng kinh ngạc.
Các tài nguyên ISV như Windows Developer Kit 2023 được hỗ trợ bởi chip Snapdragon 8cx Gen 3 giúp các nhà phát triển sử dụng AI Engine chuyên dụng dễ dàng nâng cao trải nghiệm của họ, cho dù là để vận hành các công cụ tăng năng suất, chơi trò chơi hay sử dụng các ứng dụng sáng tạo. Để đơn giản hóa quy trình làm việc và mở rộng ranh giới sáng tạo, Adobe đã sử dụng bộ công cụ dành cho nhà phát triển chạy trên nền tảng Snapdragon 8cx Gen 3 để đảm bảo bộ ứng dụng Creative Suite sử dụng các khả năng xử lý AI chuyên dụng để mang lại trải nghiệm trực quan và cá nhân hơn khi kết hợp Adobe Sensei.
Ngoài ra, Adobe đã thông báo rằng vào năm 2023, sẽ có nhiều ứng dụng Adobe Creative Cloud quan trọng hơn có sẵn trên PC chạy Windows 11 sử dụng nền tảng điện toán Snapdragon. Thông báo này là kết quả mới nhất từ cam kết toàn công ty [link Adobe note] nhằm tận dụng công nghệ Snapdragon và mang lại trải nghiệm ứng dụng tốt nhất trong phân khúc.
Các doanh nghiệp như Citi cũng tận dụng những cải tiến AI, hiệu suất nâng cao và sự sử dụng năng lượng hiệu quả của nền tảng điện toán Snapdragon để đưa khái niệm ‘năng suất’ và ‘cộng tác’ lên một tầm cao mới mới đồng thời thúc đẩy các mục tiêu bền vững. Hôm nay, Citi đã công bố kế hoạch chuyển đổi hơn 70% trong số 300.000 người dùng toàn cầu của mình sang các sản phẩm máy tính di động, bao gồm các sản phẩm đoạt giải thưởng sử dụng công nghệ của Snapdragon như Lenovo ThinkPad X13s.
Hệ sinh thái máy tính cá nhân công nhận rằng PC chạy Windows 11 được cung cấp bởi nền tảng điện toán Snapdragon giúp cải thiện năng suất, khả năng cộng tác và bảo mật từ hầu hết mọi nơi – giúp thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh và vượt quá mong đợi của ngành.
ND
Trải nghiệm âm thanh mới với nền tảng âm thanh Qualcomm S5 và S3 Gen 2
Submitted by nlphuong on Sun, 20/11/2022 - 16:24Tại Hội nghị thượng đỉnh Snapdragon 2022 (Snapdragon Summit 2022) vừa diễn ra, Tập đoàn Qualcomm Technologies International đã công bố nền tảng âm thanh Bluetooth® cao cấp nhất từ trước đến nay - nền tảng âm thanh Qualcomm® S5 Gen 2 Sound Platform và Qualcomm® S3 Gen 2 Sound Platform chuyên hỗ trợ cho công nghệ Snapdragon Sound™.
Được tối ưu hóa để hoạt động với nền tảng di động Snapdragon® 8 Gen 2 mới nhất, các nền tảng giàu tính năng, công suất cực thấp này bổ sung thêm nhiều ưu điểm vượt trội cho Snapdragon Sound, bao gồm âm thanh vòm ảo với tính năng dynamic head-tracking, cải thiện chất lượng phát nhạc lossless trực tuyến, có độ trễ 48ms giữa điện thoại và tai nghe để chơi game mà không bị gián đoạn.
Ông James Chapman, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc bộ phận âm thanh, âm nhạc và thiết bị đeo tại Tập đoàn Qualcomm Technologies International cho biết: “Nền tảng Qualcomm S5 và S3 thế hệ tiếp theo được thiết kế để cung cấp các tính năng phong phú mà người tiêu dùng mong muốn nhất, đồng thời mang lại hiệu suất điện năng cực thấp. Chúng tôi là người đầu tiên cung cấp âm thanh Lossless qua Bluetooth và kể từ đó, chúng tôi đã tiếp tục đổi mới cải tiến”.
“Từ nghiên cứu về người tiêu dùng State of Sound năm 2022, hơn một nửa số người tiêu dùng nói rằng họ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ cho âm thanh vòm ảo trên bộ tai nghe earbuds không dây tiếp theo của họ. Tôi rất hào hứng khi nói rằng chúng tôi đang hỗ trợ âm thanh vòm ảo với tính năng dynamic head-tracking cho công nghệ Snapdragon Sound, âm thanh lossless với thông số kỹ thuật Âm thanh Bluetooth LE mới và độ trễ thấp hơn trên các nền tảng mới nhất của chúng tôi”.
Những nền tảng này cũng hỗ trợ tính năng khử tiếng ồn chủ động Qualcomm® Adaptive Active Noise Cancellation thế hệ thứ ba, giúp cải thiện trải nghiệm người nghe bằng cách thích ứng với cả tai nghe in-ear và môi trường bên ngoài của người dùng.
Công nghệ Qualcomm Adaptive ANC này cũng bao gồm chế độ Adaptive Transparency của chúng tôi với tính năng phát hiện giọng nói tự động, để hỗ trợ chuyển đổi mượt mà giữa loại bỏ tiếng ồn và âm thanh tự nhiên bị rò rỉ khi người nghe cần nghe âm thanh của không gian xung quanh họ. Đối với các nhà phát triển thiết bị âm thanh, công nghệ ANC nâng cao giúp giải quyết các vấn đề thường gặp phải như tiếng ồn của gió, tiếng hú và các sự cố bất lợi.
“Cuộc khảo sát State of Sound của chúng tôi năm nay cũng cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng cao của người tiêu dùng đối với công nghệ Bluetooth LE Audio, với hơn một phần ba số người được khảo sát quan tâm đến trải nghiệm người dùng mới như âm thanh phát sóng Auracast™. Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Bluetooth SIG để đảm bảo các nền tảng mới này hoàn toàn đủ điều kiện để hỗ trợ trường hợp sử dụng này”, ông Chapman nói thêm.
ND
Vi xử lý mới hiệu năng cao dành cho máy bàn tại Việt Nam
Submitted by nlphuong on Sat, 19/11/2022 - 21:06Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, các vi xử lý Intel Core thế hệ 13 mới này có thể ép xung (overclock) dễ dàng chỉ với một thao tác, hỗ trợ tương thích ngược trên các mainboard chipset 600.
Intel đã chính thức ra mắt tại Việt Nam dòng vi xử lý dành cho máy bàn Intel® Core™ thế hệ 13, với 22 vi xử lý từ phân khúc phổ thông cho đến cao cấp. Intel tin rằng dòng vi xử lý mới này có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng cuối. Đáng nói, sản phẩm đầu bảng Intel® Core™ i9-13900K với 24 nhân, 32 luồng, tốc độ xung nhịp lên đến 5.8 GHz đảm bảo mang đến trải nghiệm chơi game và sáng tạo nội dung đỉnh cao.
Bà Alexis Crowell, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Intel công bố dòng vi xử lý dành cho máy bàn Intel® Core™ thế hệ 13 |
Với 22 vi xử lý và hơn 125 sản phầm từ các đối tác trong hệ sinh thái, dòng Intel Core thế hệ 13 mang đến cho người dùng trải nghiệm mượt mà, cả về hiệu năng ứng dụng lẫn tính tương thích. Bất kể bo mạch chủ Intel® 600 đang hiện hành hoặc dòng Intel® 700 mới, Intel Core thế hệ 13 đều có thể phát huy sức mạnh. Khả năng tương thích với bộ nhớ DDR5 mới lẫn bộ nhớ DDR4 khiến dòng vi xử lý tuyệt vời này có thể đáp ứng mọi nhu cầu lẫn mức ngân sách của người dùng.
Nền tảng toàn diện cho game và sáng tạo
Intel Core thế hệ 13 mang đến hiệu năng đáng kinh ngạc. Nhờ được xây dựng trên quy trình Intel 7 vàkiến trúc x86 hybrid, các vi xử lý máy bàn này đủ sức cân cả những tác vụ đa nhiệm nặng nhất, với hiệu năng đơn nhân tăng đến 15%, và hiệu năng đa nhân tăng đến 41%.
Với vi xử lý thế hệ mới, kiến trúc hybrid của Intel là tổ hợp của những nhân hiệu năng cao (P-core) nhanh nhất hiện nay, và nhân tiết kiệm điện năng (E-core) với số lượng tăng gấp đôi so với thế hệ trước nhằm cải thiện hiệu năng đơn nhân và đa nhân để mang đến nhiều cải tiến lớn, bao gồm:
Khả năng chơi game đáng gờm: Các game thủ có thể an tâm với tốc độ chơi game, streaming và thu video chơi game cực kỳ mượt mà khi sử dụng Core i9-13900K - vi xử lý sở hữu đến 24 nhân (8 nhân P-core và 16 nhân E-core) và 32 luồng. Với xung nhịp lên đến 5.8 GHz và hiệu năng đơn nhân tăng 15%, vi xử lý này giúp gia tăng số lượng khung hình, đảm bảo người dùng có thể thoải mái “chiến” hàng loạt tựa game hàng đầu mà không lo bị gián đoạn.
Trợ thủ đắc lực cho các nhà sáng tạo nội dung: Giờ đây, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo trên máy bàn bất kể tác vụ tính toán đa nhiệm nặng nhất khi có sự hỗ trợ của “trợ thủ” Intel Core thế hệ 13 với số lượng nhân E-core nhiều hơn và hiệu năng đa nhân tăng lên đến 41%.
Khả năng ép xung vô song: Một cải tiến quan trọng khác của vi xử lý Intel Core thế hệ 13 đó là khả năng ép xung ưu việt. Với tốc độ ép xung trung bình ở P-core, E-core và bộ nhớ DDR5 vượt trội so với thế hệ tiền nhiệm, vi xử lý Intel Core thế hệ 13 chắc chắn sẽ làm hài lòng tất cả người dùng, từ người mới cho đến các chuyên gia.
Intel cũng cập nhật tính năng ép xung dễ dàng chỉ với một nút bấm (1-click), Intel® Speed Optimizer, hỗ trợ các vi xử lý thế hệ 13 để người dùng có thể ép xung một cách đơn giản. Chưa dừng lại ở đó, Intel còn mang đến nhiều lựa chọn ép xung cho người dùng khi tích hợp công nghệ Intel® Extreme Memory Profile (XMP) 3.0 mạnh mẽ. Khi kết hợp cùng Intel® Dynamic Memory Boost, XMP 3.0 giúp người dùng ép xung bộ nhớ dễ dàng trên cả DDR4 và DDR5.
Những tính năng hàng đầu dành cho các nền tảng máy bàn
Các vi xử lý Intel Core thế hệ 13 dành cho máy bàn mang đến hiệu năng và trải nghiệm hàng đầu khi chơi game, sáng tạo nội dung và làm việc, với nhiều tính năng mới hoặc được cải tiến:
Adaptive Boost Technology và Thermal Velocity Boost của Intel® tăng tốc độ xung nhịp của vi xử lý dựa trên điện năng và khoảng trống nhiệt trong khi xử lý công việc. Có trên các vi xử lý Intel Core i9 không khóa xung.
Tăng số lượng E-core trên các sản phẩm Intel Core i5, i7, i9 – qua đó tăng tốc hiệu năng đa nhân một cách rõ rệt, từ đó xử lý các tác vụ đa nhiệm mượt mà hơn.
Hỗ trợ PCIe Gen 5.0, tối đa 16 làn.
Hỗ trợ DDR5-5600 và DDR5-5200, trong khi vẫn tương tích với DDR4.
Gấp đôi bộ nhớ đệm L2 và tăng bộ nhớ đệm L3.
Dòng chipset Intel 700 với khả năng tương thích ngược
Bên cạnh các vi xử lý Intel Core thế hệ 13 dành cho máy bàn, Intel cũng giới thiệu dòng chipset Intel 700 mới với nhiều tính năng cao cấp để tăng cường hiệu năng và sự bền bỉ.
Tám làn bổ sung trên PCIe Gen 4.0 kết hợp cùng PCIe Gen 3.0 cung cấp tổng cộng 28 làn. Nhờ vậy, hai cổng USB 3.2 Gen 2 (20Gbps) cải thiện tốc độ kết nối USB, trong khi DMI Gen 4.0 tăng băng thông từ chipset đến CPU để tăng tốc kết nối các thiết bị ngoại vi và kết nối mạng. Ngoài ra, Intel cũng mang đến khả năng tương thích ngược. Người dùng có thể tận hưởng những cải tiến về hiệu năng trên vi xử lý Intel Core thế hệ 13 trên những bo mạch chủ sử dụng chipset Intel 600./.
Zoom đã ra mắt hơn 1.500 tính năng
Submitted by nlphuong on Fri, 18/11/2022 - 10:59Zoom vừa công bố một loạt đóng góp mới nhất tại sự kiện Zoomtopia cho các tổ chức phi lợi nhuận tại Châu Á - Thái Bình Dương do Zoom Cares, là bộ phận tác động xã hội của Zoom tiến hành.
Cũng tại Zoomtopica APAC, ông Eric Yuan, Người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành chia sẻ: “Tầm nhìn tương lai của Zoom là kết hợp thế giới thực và thế giới số theo những cách mới lạ, tạo nên trải nghiệm mang tính hợp tác, hòa nhập và toàn diện hơn. Chúng tôi tập trung mang đến cho các tổ chức cũng như nhân viên và khách hàng của họ một nền tảng hiệu quả nhất, cho cả cuộc sống và quy trình làm việc của họ.”
Tại Zoomtopia APAC năm nay, Zoom đã chia sẻ những cập nhật tiêu biểu sau:
Sáng kiến đổi mới nền tảng giúp trao quyền cho tổ chức và cá nhân: Trong năm nay, Zoom đã ra mắt hơn 1.500 tính năng và cải tiến trên nền tảng trực tuyến.
Để tăng cường hơn nữa năng lực của nền tảng, tính năng Zoom Mail and Calendar được kết hợp với các dịch vụ giao tiếp và cộng tác có sẵn trong các tính năng Zoom Meetings (họp trực tuyến), Phone (điện thoại), whiteboard (bảng trắng) và Team Chat (trò chuyện nhóm). Giờ đây, các đội nhóm có thể chuyển đổi nhanh chóng và liền mạch từ email sang cuộc họp video, từ tin nhắn thành cuộc gọi điện thoại, cộng tác trong các dự án. Đầu năm sau, người dùng có thể chia sẻ Whiteboard mà không cần rời khỏi ứng dụng Zoom.
Đồng thời, Zoom còn công bố tùy chọn dịch vụ email và lịch được lưu trữ trên Zoom, hiện đang có sẵn trên phiên bản thử nghiệm tại thị trường Mỹ và Canada. Tính năng này sẽ tích hợp hoàn toàn với nền tảng Zoom, phù hợp cho những doanh nghiệp đang thiếu dịch vụ CNTT chuyên dụng và có nhu cầu tăng cường tính riêng tư trong giao tiếp kinh doanh.
Cũng tại sự kiện này, Zoom giới thiệu không gian làm việc chung Zoom Spots, dự kiến ra mắt năm 2023. Đây là một không gian liên tục có hỗ trợ video, tích hợp với nền tảng Zoom, giúp thúc đẩy các cuộc thảo luận toàn diện, giữ kết nối giữa các đồng nghiệp và mang lại môi trường tương tác linh hoạt như đang làm việc mặt đối mặt suốt cả ngày cho đội ngũ làm việc theo mô hình phân tán, hỗn hợp.
Cùng khách hàng thúc đẩy sáng kiến đổi mới tại khu vực
Tại sự kiện, ông Kapur đã có buổi trao đổi cùng Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (Infocomm Media Development Authority, IMDA) của Singapore và chợ tuyển dụng trực tuyến SEEK tại Úc. Nêu bật những trường hợp giàu tính sáng tạo trong việc sử dụng Zoom, các diễn giả đã thảo luận về tầm quan trọng của việc thúc đẩy quá trình hòa nhập số trong cộng đồng, và vai trò của Zoom trong chuyển đổi trải nghiệm của nhân viên cũng như tái định hình tương lai ngành ngân hàng và nhiều ngành nghề khác.
Đồng thời, Zoom cũng đang hợp tác với chợ không gian làm việc theo yêu cầu Switch (công ty con của Tập đoàn JustCo) nhằm trang bị tính năng hội nghị truyền hình cho các gian hàng làm việc thực tế hay không gian làm việc chung tại Singapore. Điều này sẽ giúp nâng tầm mô hình "làm việc mọi nơi", khiến mọi cá nhân đều có thể thoải mái tham dự buổi họp trực tuyến từ bất cứ nơi đâu.
Tiếp tục phát triển hệ sinh thái đối tác của Zoom tại Châu Á - Thái Bình Dương
Kể từ khi ra mắt Zoom Up Partner Programme (Chương trình Phát triển đối tác của Zoom) vào tháng Ba năm 2022, đã có hơn 800 đối tác kênh tại Châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) tham gia. Những đối tác này tập trung vào việc giúp đỡ khách hàng giải quyết nhu cầu giao tiếp và cộng tác, đóng góp doanh thu chiếm đến 35% toàn bộ hoạt động kinh doanh của Zoom tại khu vực.
Đến Quý 3 năm tài chính 2023, Zoom đưa DMOA trở thành nhà phân phối mới tại Hàn Quốc, bổ sung vào hệ sinh thái đối tác rộng lớn của Zoom tại Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Dicker Data tại Úc, Tradewinds tại New Zealands, rhipe tại Châu Á, và Savex Technologies tại Ấn Độ. Sức mạnh của hệ sinh thái đối tác đã góp phần làm nên thành công vang dội của Zoom Phone, đạt 4 triệu lượt mua trên toàn cầu chỉ sau 3,5 năm.
Xây dựng nền tảng đáng tin cậy cho người dùng trong khu vực
Trong số các cập nhật được Zoom công bố tại Zoomtopia APAC 2022, những dịch vụ bảo mật mới nhất bao gồm: tính năng mã hóa đầu cuối giữa các Người dùng dịch vụ (đang trong giai đoạn THỬ NGHIỆM) như một phần của Zoom Mail Service (cũng đang trong giai đoạn THỬ NGHIỆM), tính năng mã hóa nâng cao cho dịch vụ thư thoại Zoom Phone cũng như triển khai các bản cập nhật tự động ứng dụng Zoom cho khách hàng doanh nghiệp, giúp người dùng tận dụng các tính năng và cập nhật bảo mật mới nhất của Zoom.
Ngoài ra, Zoom đánh dấu cột mốt mới nhất của mình bằng việc hoàn thành đánh giá Information Security Registered Assessor Program (Chương trình Đánh giá viên có Đăng ký bảo mật thông tin - IRAP), chứng minh sản phẩm của Zoom đạt chuẩn dựa trên các tiêu chuẩn bảo mật của Úc để cung cấp dịch vụ truyền thông cho khu vực công tại quốc gia này.
QA
Hơn 90% DN Việt Nam xem con người là tài sản giá trị nhất cho những dự án thúc đẩy CĐS
Submitted by nlphuong on Wed, 09/11/2022 - 21:51Nghiên cứu của Dell Technologies từ hơn 40 quốc gia cho thấy sau hai năm tăng tốc chuyển đổi số (CĐS), các lãnh đạo doanh nghiệp (DN) đang chú ý hơn đến tầm quan trọng của nhân viên trong việc chuyển đổi thành công của DN.
Theo khảo sát mới nhất của Dell Technologies, sau hai năm tăng tốc CĐS, khoảng một nửa các lãnh đạo công nghệ thông tin (CNTT) (IT) tại Việt Nam (APJ: 45%) cho rằng DN của họ hiểu rõ hệ quả của việc CĐS nguồn nhân lực, nhưng sau quá trình chuyển đổi quá nhanh, nhiều nhân viên đang đối mặt với thử thách thích nghi và bắt kịp với những thay đổi. 43% (APJ: 67%) số người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng DN của họ đã đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của con người khi lên kế hoạch các chương trình CĐS.
Các kết quả chỉ ra rằng các DN và người lao động đang cần thời gian để nghỉ ngơi, thích nghi và điều chỉnh trước khi bắt tay tiếp vào những dự án mới sau giai đoạn CĐS quá nhanh. Bất chấp những nỗ lực và tiến bộ to lớn trong vài năm qua, báo cáo nhấn mạnh khả năng CĐS vẫn còn tiềm năng vì 71% người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng sự phản kháng của nguồn nhân lực với sự thay đổi có thể dẫn đến thất bại.
Hơn 53% (người tham gia khảo sát tại Việt Nam lo ngại họ sẽ tụt hậu trong thế giới kỹ thuật số đang phát triển rất nhanh do thiếu người có đủ thẩm quyền/tầm nhìn để tận dụng cơ hội. Đây cũng chính là lý do mô hình as-a-Service (như một dịch vụ) trở thành lựa chọn có lợi cho nhiều doanh nghiệp.
Ông Amit Midha, Chủ tịch, khu vực châu Á - Thái Bình Dương & Nhật Bản, Nhóm giải pháp Thành phố số trên toàn cầu, Dell Technologies, chia sẻ: “Để xây dựng một tương lai tốt hơn và phù hợp cho tất cả mọi người, chúng ta cần nhìn nhận rằng thành công của DN và phúc lợi của nhân viên có mối quan hệ khắn khít. Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cho thấy việc CĐS bền vững chỉ xảy ra khi con người và công nghệ giao thoa với nhau”.
Để đạt được một bước tiến hiệu quả, các DN nên cân nhắc cách tiếp cận ba hướng. Đầu tiên, cung cấp cho nhân viên trải nghiệm làm việc bảo mật và đồng nhất, ở bất kỳ nơi nào họ làm việc, chứ không phải chỉ ở văn phòng. Thứ hai, hỗ trợ thúc đẩy năng suất làm việc bằng cách tăng cường khả năng của nhân viên với những công cụ công nghệ để giúp họ làm việc hiệu quả nhất. Cuối cùng, truyền cảm hứng cho nhân viên qua văn hóa đồng cảm (empathetic culture) và phong cách lãnh đạo đích thực (authentic leadership).”
Ông Vũ Trần, Tổng Giám đốc, Dell Technologies Việt Nam, cho biết: “Tương lai của môi trường làm việc đã dịch chuyển và sẽ còn tiếp tục thay đổi khi các đội nhóm và cá nhân tìm ra được quy trình phù hợp. Nền tảng của những mô hình làm việc kết hợp thành công sẽ thay đổi những trải nghiệm cá nhân hóa, đồng nhất và liền mạch; cũng như dựa trên chiến lược CNTT lấy con người làm trung tâm. Nhân viên cần được cung cấp công cụ phù hợp để hoàn thành công việc, dù cho họ làm việc ở đâu, vào lúc nào. Các DN cần đảm bảo những công cụ và hạ tầng cần thiết luôn sẵn sàng để hỗ trợ nhân viên đạt được thành công.”
Đây là thời điểm các DN cần phải phân tích và xem xét trước khi bắt đầu dự án CĐS mới nhằm đảm bảo người lao động được hỗ trợ đầy đủ và hiểu rõ giai đoạn triển khai tiếp theo.
So sánh chỉ số sẵn sàng cho CĐS
Dell và các chuyên gia nghiên cứu hành vi độc lập đã nghiên cứu nhu cầu CĐS của những người tham gia khảo sát và phát hiện ra rằng chỉ có 7% người lao động tại Việt Nam – từ những lãnh đạo DN cấp cao, cho đến những người ra quyết định về CNTT và nhân viên – đang theo đuổi các dự án hiện đại hóa. Hơn nữa, 35% người tham gia khảo sát từ Việt Nam đang chậm trễ hoặc không muốn chấp nhận thay đổi.
Sau đây là tỉ lệ của lực lượng lao động Việt Nam hiện nay:
Điểm chuẩn đột phá |
Số liêu APJ |
Số liệu Việt Nam |
|
1 |
Sprint (Tăng tốc): Sẽ theo đuổi đổi mới và đi trước thay đổi về công nghệ. |
7% |
7% |
2 |
Steady (Ổn định): Sẵn sàng chấp nhận thay đổi về công nghệ được lựa chọn bởi người khác. |
41% |
58% |
3 |
Slow (chậm): Có xu hướng ngập ngừng và quan sát/cân nhắc |
46% |
32% |
4 |
Still (Trì trệ): Có xu hướng tránh né các vấn đề và phản kháng những đổi mới về công nghệ được đề xuất dựa trên những rủi ro mà bản thân đưa ra. |
6% |
3% |
Nghiên cứu đưa ra định hướng và chỉ ra các cơ hội để DN tập trung và bắt kịp với những thay đổi, đột phá xảy ra tại giao điểm giữa con người và công nghệ qua 3 yếu tố sau:
1. Kết nối
Các DN đã có những bước tiến lớn trong viêc kết nối, làm việc nhóm, và vận hành DN trực tuyến trong thời kỳ đại dịch. Nhưng như vậy là chưa đủ.
72% (APJ: 77%) người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết họ cần DN cung cấp các công cụ và hạ tầng cần thiết để làm việc ở bất kỳ đâu (bao gồm cả quyền tự do lựa chọn cách thức làm việc mong muốn). Trên thực tế, họ lo lắng nhân sự của mình có thể bị tụt hậu khi không có được những công nghệ phù hợp để chuyển đổi sang mô hình phân tán cao (mô hình mà công việc và máy tính không diễn ra tại một trung tâm làm việc, thay vào đó sẽ xảy ra ở khắp mọi nơi).
Chỉ riêng công nghệ là không đủ. Các DN cũng cần phải tạo ra môi trường làm việc bình đẳng cho tất cả mọi người với nhu cầu, sở thích và trách nhiệm khác nhau, bao gồm những điều bên dưới mà 75% nhân viên tham gia khảo sát tại Việt mong muốn DN thực hiện: Xác định cam kết rõ ràng với việc sắp xếp môi trường làm việc linh hoạt và dựa trên thực tiễn để đạt được hiệu quả; Trang bị cho các cấp quản lý công cụ để quản lý đội ngũ từ hiệu quả và công bằng; Trao quyền cho nhân viên lựa chọn cách thức làm việc mong muốn và cung cấp những công cụ/hạ tầng cần thiễt
2. Năng suất
Thời gian của chúng ta đều có giới hạn và hiện nay có quá ít ứng viên đạt tiêu chuẩn cho những vị trí đang ứng tuyển. Để giải quyết những vấn đề này, các doanh nghiệp có thể giao những công việc có tính lặp lại cho các quy trình tự động để nhân viên có nhiều thời gian thực hiện những công việc mang đến nhiều giá trị hơn.
Hiện nay, chỉ 34% những người tham gia khảo sát tại Việt Nam chia sẻ rằng công việc của họ rất thú vị và không lặp lại. Với cơ hội tự động hóa những công việc mang tính lặp lại, gần 79% người tham gia khảo sát kỳ vọng được trau dồi những kỹ năng và công nghệ mới, như các kỹ năng lãnh đạo, các khóa học về máy học (machine learning), hoặc tập trung hơn vào những cơ hội chiến lược để nâng cao vai trò của bản thân.
Tuy nhiên, các DN với kinh phí giới hạn đang lo ngại họ sẽ không thể phát triển lực lượng lao động và năng lực cạnh tranh.
3. Đồng cảm
Thực tiễn cho thấy, các DN cần phải xây dựng một văn hóa xem nhân viên như nguồn lực quý báu nhất của DN về sự sáng tạo, cũng như giá trị, dưới sự dẫn dắt của những lãnh đạo có sự đồng cảm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các DN còn rất nhiều việc cần làm và sự đồng cảm phải trở thành nền tảng để đưa ra quyết định phù hợp, từ đơn giản hóa công nghệ cho hơn 60% người tham gia khảo sát cảm thấy bị ngộp bởi những công nghệ phức tạp, cho đến điều chỉnh các chương trình chuyển đổi sao cho phù hợp với kỹ năng của các cá nhân./.
Theo Dell Technologies
5G đang trên đà phát triển nhanh chóng
Submitted by nlphuong on Tue, 25/10/2022 - 19:41Tính đến tháng 10/2022, đã có hơn 230 nhà cung cấp dịch vụ trên khắp thế giới triển khai 5G thương mại. Tổng cộng, ngành công nghiệp này đã thiết lập hơn 03 triệu trạm gốc 5G, và phục vụ hơn 700 triệu thuê bao.
5G đang phát triển thần tốc
"5G đã phát triển thần tốc hơn bất kỳ thế hệ công nghệ di động nào từng có trước đây. Chỉ trong 03 năm, chúng ta đã chứng kiến những tiến bộ bền vững vượt bậc trong quá trình triển khai mạng lưới 5G, dịch vụ khách hàng và các ứng dụng trong ngành", ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei nhận định tại sự kiện khai mạc Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (MBBF 2022) lần thứ 13.
MBBF 2022 do Huawei phối hợp cùng Hiệp hội hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSMA) và GTI tổ chức. Diễn đàn thường niên quy tụ các nhà cung cấp dịch vụ di động, nhà lãnh đạo ngành và đối tác trong hệ sinh thái từ khắp nơi trên thế giới đến thảo luận về cách triển khai thành công 5G thương mại, cũng như trao đổi về các chủ đề ưu tiên khác trong ngành như: phát triển xanh, trí thông minh (intelligence) và tiến bộ 5G.
"5G đang trên đà phát triển nhanh chóng, và tất thảy chúng ta nên tự hào về loạt tiến bộ đã đạt được. Song, chúng ta có thể làm được nhiều hơn thế nữa để tối đa hóa giá trị lợi ích của 5G. Huawei kêu gọi toàn ngành ICT cần làm việc cùng nhau để phát huy hết sức mạnh của mạng lưới 5G và mở rộng sang các dịch vụ như đám mây và tích hợp hệ thống", ông Ken Hu cho biết thêm.
Trong lĩnh vực viễn thông, dịch vụ khách hàng vẫn chiếm phần lớn doanh thu của nhà cung cấp. Khi 5G trở nên phổ biến hơn, trải nghiệm vượt trội mà mạng lưới này mang lại sẽ thúc đẩy hành vi người dùng thay đổi, bao gồm cả việc gia tăng mạnh mẽ nhu cầu lưu lượng video độ nét cao. Các ứng dụng di động mới tận dụng tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn của 5G đã tăng gấp đôi mức tiêu thụ dữ liệu trung bình của người dùng (DOU) và đang tăng doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) lên đến 20% – 40%, góp phần đưa doanh thu của nhà cung cấp dịch vụ kết nối tăng trưởng ổn định.
Đồng thời, các ứng dụng 5G B2B cũng đang trở thành động lực mới đóng góp vào tốc độ tăng trưởng doanh thu của nhà cung cấp dịch vụ, tạo ra giá trị đáng kể trong các ngành dầu khí, sản xuất và vận tải.
Các ứng dụng này không chỉ sáng tạo, mà còn tạo ra giá trị thương mại thực tế cho nhà cung cấp dịch vụ. Tại Trung Quốc, năm 2021, các nhà cung cấp dịch vụ nước này đã mang về hơn 3,4 tỷ CNY (500 triệu USD) doanh thu mới từ hơn 3.000 dự án 5G công nghiệp. Chưa kể, các dự án này còn tạo ra gấp 10 lần số tiền đó từ các dữ liệu liên quan và dịch vụ ICT tích hợp.
Các ứng dụng 5G B2B đã và đang sẵn sàng trở thành nguồn doanh thu tăng trưởng nhanh nhất cho các nhà cung cấp dịch vụ. 5G đang tạo ra các bối cảnh sử dụng dịch vụ, ứng dụng và mô hình kinh doanh mới, mở lối cho các cơ hội tăng trưởng chưa từng có trong ngành.
"Để nắm bắt các cơ hội này, có một số điều chúng ta cần làm", Chủ tịch Ken Hu nêu 3 điều.
Hoàn thiện mạng lưới để tối ưu trải nghiệm người dùng
Ngoài việc mở rộng phạm vi phủ sóng, mạng lưới phải được xây dựng hướng tới mục tiêu tối ưu hóa trải nghiệm của mọi người dùng khác nhau. Chẳng hạn, các nhà cung cấp dịch vụ Trung Quốc đã tối ưu hóa mạng lưới phục vụ trải nghiệm người dùng trên TikTok và các dịch vụ video phổ biến khác, bằng cách giảm 50% độ trễ đầu vào đầu tiên và 90% độ trễ khung hình. Trải nghiệm video mượt mà hơn hẳn này đã thúc đẩy mức tiêu thụ dữ liệu tăng gấp đôi, cũng như thu hút người dùng mới đến với các dịch vụ 5G.
Thúc đẩy đà phát triển của thế hệ mạng lưới tiếp theo 5,5G
Để đưa 5G lên tầm cao mới, Huawei đã làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ và đối tác trong ngành nhằm đề xuất 04 tính năng cho 5.5G, bước phát triển tiếp theo của công nghệ 5G: tải xuống 10 Gbps, tải lên 1 Gbps, hỗ trợ 100 tỷ kết nối và trí thông minh gốc.
Chủ tịch Ken Hu kêu gọi: “Toàn ngành công nghiệp cần hợp tác với nhau để thiết lập nên các tiêu chuẩn chung, chuẩn bị băng thông và xây dựng hệ sinh thái đi kèm.
Đổi mới các dịch vụ để tối đa hóa giá trị lợi ích của 5G
Với băng thông lớn và độ trễ thấp, 5G có thể tích hợp với đám mây và AI, mang đến các dịch vụ hoàn toàn mới cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể mang đến những trải nghiệm mới như thực tế mở rộng (XR), trò chơi trên đám mây và dịch vụ gọi thoại phong phú cho người dùng cá nhân; đồng thời cung cấp các giải pháp chuyển đổi số toàn diện hơn cho doanh nghiệp. Những lĩnh vực này không chỉ tạo ra doanh thu mới, mà còn tạo cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ vượt ra ngoài kết nối hữu hạn, chuyển sang khai thác các dịch vụ đám mây và tích hợp hệ thống.
Số hóa ngành công nghiệp sẽ tạo ra làn sóng phát triển kinh tế toàn cầu tiếp theo. Là nhân tố chính trong chuyển đổi số, 5G sẽ mở ra cả thế giới rộng lớn của những cơ hội mới. Song, hệ sinh thái ICT cần phải hợp tác chặt chẽ cùng nhau để khai thác tối đa các cơ hội này./.
Chuyển đổi vùng biên qua nền tảng phần mềm Project Frontier
Submitted by nlphuong on Tue, 18/10/2022 - 20:57Dell Technologies chính thức giới thiệu Project Frontier (Dự án biên giới) với kỳ vọng cung cấp nền tảng phần mềm vận hành vùng biên đám mây, tích hợp trực tiếp với những giải pháp vùng biên của Dell.
Thông qua dự án này, các doanh nghiệp (DN) có thể quản lý và điều phối các ứng dụng và hạ tầng vùng biên một cách bảo mật để triển khai trên phạm vi toàn cầu.
Công tác vận hành ở vùng biên, từ các phân xưởng sản xuất và cửa hàng bán lẻ cho đến những tua-bin điện gió, đang ngày càng trở nên phức tạp hơn. Do đó, các DN mong muốn quản lý và bảo mật dữ liệu ngay tại điểm xuất phát nhưng gặp phải những hạn chế về IT.
Theo khảo sát của IDC trong năm 2022, 42% các DN tham gia khảo sát cho biết thách thức lớn nhất khi triển khai điện toán vùng biên chính là hợp nhất các giải pháp. Với lượng dữ liệu phát sinh tăng 9 lần mỗi năm và dự đoán có thể cán mốc 221 exabyte vào năm 2026, các DN cần giải pháp đơn giản và hiệu quả để quản lý và bảo mật hệ sinh thái đa dạng về công nghệ điện toán vùng biên.
Ông Gil Shneorson, Phó chủ tịch cấp cao về các giải pháp vùng biên, Dell Technologies, chia sẻ: “Số lượng các ứng dụng chạy tại vùng biên đang tăng một cách nhanh chóng. Vì vậy, nơi đây chính là tiền tuyến tiếp theo của việc chuyển đổi kinh doanh - nơi các thiết bị, hạ tầng và dữ liệu kết hợp cùng nhau để cung cấp những thông tin chi tiết liên tục trên quy mô lớn”.
Sự phát triển nhanh chóng này cũng mang đến những vấn đề phức tạp. Việc đưa nhân viên CNTT đến triển khai tại mọi địa điểm vùng biên là bất khả thi. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều thập kỷ trong lĩnh vực triển khai vùng biên kết hợp với các giải pháp mới, chúng tôi có thể hỗ trợ các DN đơn giản hóa vùng biên và sắp xếp dữ liệu hợp lý hơn để có được những thông tin chi tiết về sự an toàn của nhà máy, tốc độ và sự chuẩn xác trong việc chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện. Đồng thời, chúng ta cũng cung cấp nhiều lựa chọn về công nghệ điện toán vùng biên và đa đám mây để doanh nghiệp cân nhắc.”
Project Frontier giúp mở rộng quy mô hoạt động tại vùng biên bảo mật hơn, phù hợp với trường hợp sử dụng của DN
Với nền tảng phần mềm vận hành vùng biên đám mây Project Frontier, các DN có thể:
Tùy chọn các ứng dụng phần mềm, các bộ khung IoT, công nghệ vận hành (operational technology - OT), các môi trường đa đám mây và công nghệ tương lai được hỗ trợ bởi một thiết kế mở có nhiệm vụ hợp nhất các trường hợp sử dụng (use case) vùng biên hiện có và mới phát sinh của doanh nghiệp.
Hỗ trợ mô hình bảo mật Zero Trust trên khắp các ứng dụng, dữ liệu và hạ tầng vùng biên đám mây, từ thiết kế cho đến triển khai, nhờ các giải pháp bảo mật đầu cuối trong chuỗi cung ứng.
Các hoạt động tại vùng biên đầu cuối sẽ hiệu quả và bền bỉ hơn với khả năng quản lý tập trung, triển khai không chạm và bảo mật thiết bị khi nhân sự hội nhập.
Yêu cầu tối thiểu về chuyên môn CNTT với khả năng tự động hóa để sắp xếp việc triển khai và vận hành vùng biên đám mây hợp lý tại hàng ngàn địa điểm khác nhau.
Tích hợp điện toán vùng biên và hệ thống lưu trữ với các ứng dụng để tăng cường khả năng sử dụng và bảo mật.
Các dịch vụ lên kế hoạch và hỗ trợ toàn cầu tại 170 quốc gia để đưa ra kế hoạch triển khai vùng biên đám mây và đưa ra lộ trình mở rộng quy mô hạ tầng vùng biên của DN để đáp ứng nhu cầu mới.
Tiêu biểu, Dell Technologies là một trong những nhà sản xuất công nghệ hàng đầu thế giới và quản lý một trong những chuỗi cung ứng lớn nhất toàn cầu. Dell có kế hoạch triển khai nền tảng vùng biên đám mây để tăng năng suất của dây chuyền sản xuất bằng cách đơn giản hóa hoạt động, kết nối bảo mật dữ liệu quan trọng từ nhà máy đến hạ tầng CNTT, và cung cấp báo cáo liên tục về tự động hóa dữ liệu.
Ngoài ra, với Dell Edge Design Program (Chương trình thiết kế vùng biên đám mây của Dell), Dell đang hợp tác với các doanh nghiệp để cùng thiết kế và nhào nặn quá trình phát triển của Project Frontier để đáp ứng những nhu cầu đặc thù.
Bà Jenifer Cooke, Giám đốc Nghiên cứu về Chiến lược Vùng biên đám mây của IDC, chia sẻ: “IDC nhận thấy hàng loạt địa điểm sẽ phát sinh những ứng dụng vùng biên hiện đại, do vậy, điều tối quan trọng là những môi trường này cần có khả năng phục hồi cao và có thể vận hành mà cần ổn định mà cần ít đến sự can thiệp của con người. Nỗ lực của Dell với Project Frontier như một bước tiến mạnh mẽ trong việc hiện thực hóa kiến trúc để giải quyết các nhu cầu này, đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp sắp xếp các hoạt động tại vùng biên đám mây hợp lý".
Ông Arnaud Langer, Giám đốc sản phẩm cấp cao về vùng biên đám mây và IoT toàn cầu, cho biết: “Dell Technologies và Atos đã hợp tác cùng nhau trong một thời gian dài để mang nhiều giá trị hơn cho các DN qua việc hỗ trợ họ nhận thấy hết tiềm năng dữ liệu mà họ đang sở hữu”.
Cải tiến về hạ tầng và danh mục sản phẩm người dùng cuối giúp đơn giản hóa quá trình triển khai vùng biên đám mây
Với việc Project Frontier được đưa vào thực tiễn, Dell đang mở rộng danh mục sản phẩm vùng biên để hỗ trợ các DN mở rộng quy mô và quản lý quá trình triển khai vùng biên đám mây.
Phân tích và vận hành vùng biên đám mây:
Các nhà sản xuất có thể dễ dàng sắp xếp cách thức họ triển khai các ứng dụng vùng biên thông qua Dell Validated Design for Manufacturing Edge (bản thiết kế đã được kiểm định dành cho vùng biên đám mây tại nơi sản xuất). Giải pháp này hiện nay bao gồm những ứng dụng từ đối tác đã được Dell kiểm định để hỗ trợ các trường hợp sử dụng vùng biên đám mây nâng cao và cải thiện các quy trình, cũng như hiệu quả của nhà máy. Chưa hết, giải pháp này cũng hạn chế chất thải và số lượng nguyên liệu thô sử dụng để hoạt động vận hành bền vững hơn.
Ví dụ, Claroty cung cấp tính năng khám phá tài sản (asset discovery), bảo vệ mạng (network protection), phát hiện mối đe dọa (threat detection) và quản lý lỗ hỏng và rủi ro cho các hệ thống không gian mạng thực tế-ảo (cyber-physical systems).
Hệ thống thị giác máy (machine vision) của Cognex cải thiện chất lượng và hiệu quả sản xuất qua việc loại bỏ các khiếm khuyết, kiểm tra việc lắp ráp và theo dõi thông tin xuyên suốt quy trình sản xuất. Telit tự động hóa việc thu thập dữ liệu và quản lý các cảm biến, thiết bị, máy móc và nhà máy thông qua nền tảng IoT. XMPro tạo ra những bản sao số liên kết dựa trên hoạt động của nhà máy để giúp các nhà sản xuất tiết kiệm thời gian và nguyên liệu trong suốt quá trình vận hành. Các nhà sản xuất có thể phản hồi trước sự thay đổi về cung cầu và điều chỉnh lại các dây chuyền sản xuất tính năng 5G riêng tư của Dell.
Điện toán và phân tích vùng biên đám mây:
Dell PowerEdge XR4000 là máy chủ có chiều sâu ngắn nhất trong dòng sản phẩm
Dell PowerEdge với kích thước tương đương một hộp đựng giày. XR4000 ngắn hơn 60% so với các máy chủ trung tâm dữ liệu truyền thống, và có nhiều tùy chọn lắp đặt vào rack, tường hay kệ để tiết kiệm không gian quý giá trên sàn. Hệ thống tính toán đa điểm (multi-node), máy chủ khung 2U có thể tồn tại trước những điều kiện không thể tiên đoán trước như sóng nhiệt hay rơi rớt.
Tuy nhỏ bé, nhưng XR4000 lại là một máy chủ hiệu năng cao với khả năng xử lý nhiều ứng dụng vùng biên đám mây và được trang bị các vi xử lý Intel® Xeon® D với đa hệ điều hành, và tùy chọn trang bị GPU. XR4000 đi kèm với Dell Validated Design for Manufacturing Edge và tương thích với Dell VxRail cứng hóa dạng mô đun, nhờ đó mang đến hiệu năng cao và khả năng mở rộng quy mô tại những địa điểm độ trễ cao và băng thông thấp.
Thu thập dữ liệu tại vùng biên đám mây: Được tạo ra để vận hành ở những địa điểm vùng biên khắc nghiệt nhất, máy tính bảng Dell Latitude 7230 Rugged Extreme sở hữu cấu hình mạnh mẽ, màn hình 12”, trọng lượng nhẹ với vỏ ngoài siêu bền hạng nặng (fully-rugged).
Được thiết kế để hoạt động trong những môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt, máy tính bảng siêu bền của Dell đạt chuẩn bảo kệ cao nhất trước bụi, cát và nước, một thiết bị lý tưởng dành cho lực lượng tuyến đầu và các môi trường ngoài trời.
Chuẩn Wi-Fi 6E3 với băng tần kép cung cấp kết nối ổn định hơn, các vi xử lý Intel® Core™ thế hệ 12 cho hiệu năng mạnh mẽ, và tùy chọn các tính năng tích hợp, như quét barcode, mô đun GPS và đầu đọc thẻ thông minh (smartcard reader), qua đó tăng năng suất làm việc tại hiện trường. Máy tính cung cấp khả năng xem trong điều kiện ánh sáng chói và khắc nghiệt nhất với màn hình lớn 12” siêu bền theo tiêu chuẩn quân đội.
ND