Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Người Singapore phát minh chụp ảnh không cần flash

(ICTPress) - Không flash? Không vấn đề gì. Một bộ cảm biến hình ảnh mới có thể giúp người chụp ảnh chụp những tấm ảnh sáng sủa, sắc nét, thậm chí cả khi ánh sáng lờ mờ.

Được một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học công nghệ Nanyang (NTU), Singapore sáng tạo, bộ cảm biến này rất nhạy cảm với ánh sáng trong tầm mắt và hồng ngoại, có thể được sử dụng từ mọi thứ từ dòng máy ảnh Nikon đến các máy ảnh theo dõi và vệ tinh.

Bộ cảm biến này nhạy cảm với ánh sáng nhiều gấp 1000 lần so với các bộ cảm biến máy ảnh của phần lớn các máy ảnh hiện nay, giúp phản ứng ảnh nhanh nhờ cấu trúc sáng tạo của bộ cảm biến.

Bộ cảm biến này được làm bằng grapheme, một hợp chất carbon siêu mạnh với cấu trúc tổ ong mềm dẻo như cao su, việc truyền dẫn tốt hơn silicon và có thể cách nhiệt tốt hơn kim cương.

Graphene, là một lớp khoáng than chì đậm đặc nguyên tử, đã được đánh giá là một vật liệu xây dựng của tương lai. Andre Geim và Konstantin Novoselov đã dành giải Nobel vật lý năm 2010 về công trình với hợp chất này.

Người phát minh ra bộ cảm biến mới này là Wang Qijie, phó giáo sư tại trương Kỹ thuật Điện và Điện tử thuộc NTU, cho biết đây là lần đàu tiên một bộ cảm biến phổ tần rộng, nhạy cảm hình ảnh đã được thực hiện nhờ grapheme nguyên chất.

“Chúng tôi đã thấy rằng hiện nay có thể sáng tạo ra các bộ cảm biến rẻ, nhạy cảm và dẻo từ riêng grapheme. Chúng tôi mong sáng tạo của mình sẽ tác động lớn tới không chỉ ngành công nghiệp hình ảnh dân dụng, mà còn các ngành liên lạc và hình ảnh vệ tinh, cũng như các ứng dụng hồng ngoại ở mức giữa”.

Wang cho biết chìa khóa cho bộ cảm biến mới này là sử dụng các cấu trúc nano “bẫy ánh sáng” sử dụng graphene như là cơ sở. Các cấu trúc nano giữ các phần tử electron tạo ánh sáng dài hơn các bộ cảm biến truyền thống.

Việc này tạo ra một tín hiệu điện mạnh hơn thông thường, có thể được xử lý thành một hình ảnh, giống như một bức ảnh được chụp bằng máy ảnh số.

Phần lớn các bộ cảm biến máy ảnh hiện nay sử dụng một chất bán dẫn kim loại oxide bổ sung như là một nền tảng. Nhưng Wang cho biết nền tảng graphene hiệu quả hơn nhiều, giúp chụp được những bức ảnh rõ ràng, sắc nét hơn.

Và, Wang cho biết anh đã tính đến sản xuất thực tiễn khi thiết kế bộ cảm biến này. Theo nguyên tắc, ngành máy ảnh có thể giữ quy trình tương tự để làm các bộ cảm biến, nhưng có thể chuyển sang các vật liệu cơ bản sang graphene.

Nếu ngành máy ảnh chọn thiết kế này, Wang cho biết sáng tạo này có thể giúp sản xuất các máy ảnh rẻ, nhẹ hơn với độ tuổi pin có thể kéo dài hơn.

QM

Nguồn: Technewsdaily

Các bước làm Inbox Gmail hoàn toàn mới

(ICTPress) - Như đã đồn đại, inbox của Gmail đang thay đổi diện mạo mới trên máy tính để bàn, iOS và Android.

Gmail đã cập nhật inbox, cho phép các thư được lựa chọn tự động phụ thuộc vào tầm quan trọng của thư

Inbox mới đã bị rò rỉ thông tin vào cuối tuần trước và có diện mạo hỗ trợ người sử dụng quản lý inbox theo các tiêu chí bằng các tab ngang, khác với một danh sách các nhãn.

Bấm vào một trong các tab sẽ hiện ra tất các thư để có thể xem. Người sử dụng có có thể tự làm tab mới để luôn hiển thị những người gửi nhất định trong một tab cụ thể hoặc cho các thư đánh dấu sao xuất hiện trên tab chính.

Trên điện thoại di động, các ứng dụng iOS và Android cũng sẽ giúp người sử dụng tiếp cận với các nhãn thông minh được đặt trước theo các tiêu chí như xã hội, quảng cáo và các cập nhật.

Google đã thông báo giao diện mới trên blog của Gmail và cho biết sẽ triển khai cập nhật thường xuyên trên máy tính để bàn. Các cập nhật cho iOS và Android sẽ sẵn sàng trong vài tuần tới. Người sử dụng không muốn diện mạo mới trên máy tính để bàn có thể chuyển về hình thức truyền thống.

Google cho biết nếu bạn muốn inbox mới sớm hơn, hãy tìm thiết lập "Configure Inbox" để bấm vào biểu tượng menu khởi động trên Gmail.

1. Soạn thư (Compose)

Bấm Shift + C để tạo một thư mới ở một cửa sổ mới.

2. Cuộn lên và xuống (Scroll Up & Down)

Cuộn giữa các thư trong inbox bằng cách bấm KJ để tiếp cận các thư mới và cũ hơn.

(Một thanh màu xanh nhỏ hướng tới bên phải mũi tên để chỉ thư được đánh dấu)

3. Chọn thư (Select a Message)

Nếu bạn đang trượt qua toàn bộ inbox, chọn một thư bằng cách nhấn X. Từ đó, bạn có thể thực hiện nhiều chức năng, như đánh dấu, lưu giữ…

4. Di chuyển giữa các trao đổi (Conversations)

Khi bạn đang ở trong một chuỗi thư điện tử, gõ NP để di chuyển giữa các trao đổi mới và cũ hơn. Bấm vào O hoặc Enter để mở rộng một trao đổi.

(Một thanh màu xanh nhỏ hướng tới bên phải mũi tên để chỉ thư được đánh dấu)

5. Lưu

Khi bạn đang ở trong một thư điện tử, đơn giản bấm E để lưu. Nếu đã có một nhãn đã làm một nhãn, thư điện tử sẽ lưu vào trong thư mục đó.

6. Trả lời và chuyển tiếp thư

Khi xem một thư điện tử, bấm vào R để trả lời, A để trả lời tất cả, hoặc F để chuyển tiếp thư.

7. Lưu thư nháp (Save Draft)

Nếu bạn đang soạn một thư điện tử và muốn lưu lại để sử dụng sau, gõ Ctrl + S để lưu như một thư nháp.

8. Xóa (Delete)

Để di chuyển một thư tới thùng rác, gõ #.

9. Dán nhãn hoặc di chuyển

Dù bạn đang ở trong một thư điện tử hay đã chọn một thư từ inbox của bạn, gõ L để đánh dấu. Một hộp các thư mục rơi xuống sẽ xuất hiện. Hoặc bạn chọn 1 hay gõ tên thư mục để tìm kiếm.

10. Đánh dấu đã đọc và chưa đọc (Mark as Read or Unread)

Một khi bạn đã chọn thư, có thể gõ Shift + I để đánh dấu đã đọc hoặc Shift + U để đánh dấu chưa đọc.

QM

13 tính năng vẫn còn ẩn giấu trong iPhone của bạn

(ICTPress) - Có thể vẫn còn một số tính năng mà bạn chưa biết Apple đã đưa vào hệ điều hành iPhone.

Business Insider hướng dẫn thêm một số tính năng để tiện ích cho các bạn:

iPhone của bạn có thể dịch các cụm từ hay các từ viết tắt các chữ cái đầu thành bất cứ thứ gì bạn muốn. Vào Settings (Cài đặt) > General (Cài đặt chung) > Keyboard (Bàn phím) >  Add New Shortcut (Thêm phím tắt mới) để thử.

Nếu bạn muốn lưu một hình ảnh từ một trang web vào điện thoại của bạn, bấm và giữ bức ảnh đó cho đến khi menu này mở ra. Bấm vào "Save Image" (lưu ảnh) để lưu lại bức ảnh vào điện thoại của bạn. Bạn có thể lấy lại bức ảnh này sau này từ ứng dụng Photos (ảnh) trong điện thoại của bạn.

Ở Settings, bạn có thể bật tính năng Do Not Disturb (Không làm phiền) của iPhone. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không nhận được các thông báo hay các cuộc gọi trong khi điện thoại của bạn khóa. Tốt nhất nên bật tính năng này trong khi bạn đang ngủ.

Bạn có thể tạo ra text nhờ sử dụng giọng nói của mình. Từ bàn phím, bạn bấm vào biểu tượng microphone và chỉ nói những gì muốn gõ chữ. iPhone của bạn sẽ làm phần còn lại (Rất chính xác!).

Bạn có thể bật bàn phím Emoji theo các bước Settings (Cài đặt) > General (Cài đặt chung) > Keyboard (Bàn phím). Rồi cuộn đến lúc nhìn thấy "Emoji" và bấm để bổ sung. Sử dụng Emoji, bấm vào nụt trông giống như quả cầu trên bàn phím của bạn.

Nếu bạn muốn đóng ứng dụng, bấm đúp vào nút Home của iPhone. Một loạt các ứng dụng sẽ bật lên. Bấm và giữ vào một biểu tượng cho đến khi tất cả các ứng dụng bắt đầu rung. Sau đó bấm vào vòng tròn đỏ để đóng ứng dụng.

Bạn có thể sao lưu danh bạ điện thoại, các thiết lập, thư điện tử của bạn vào iCloud mỗi lần điện thoại của bạn sạc và kết nối WiFi. Thực hiện các bước Settings (Cài đặt) > iCloud > Storage & Backup (Lưu trữ và Dự phòng) để hiển thị tính năng này.

Điện thoại của bạn có thể kết nối trực tiếp tới Twitter và Facebook, sẽ dễ dàng cho bạn chia sẻ hình ảnh và các trang web. Bạn vào Settings > Facebook (hay Twitter) để đăng nhập.

Nếu bạn đang đọc một danh sách dài và muốn quay trở lại đầu trang, bấm vào thanh đen sẽ hiển thị thời gian trên đỉnh màn hình của bạn.

Bạn có thích đặt một đồng hồ mới sử dụng ứng dụng đồng hồ của iPhone. Dễ dàng hơn nhiều nếu bạn dùng Siri thay thế.. Bấm và giữ nút Home cho đến khi Siri bật ra. Sau đó nói “Đặt đồng hồ báo thức cho tôi [nói giờ nào bạn muốn]”. Quá đơn giản!

Trong khi lướt web trên Safari, bạn có thể chia sẻ các link dễ dàng nhờ sử dụng một loạt các dịch vụ. Bấm vào biểu tướng ở đáy màn hình trông giống như một mũi tên nhảy ra khỏi một chiếc hộp và chọn dịch vụ bạn muốn chia sẻ.

Bạn có thể kiểm soát âm nhạc của bạn mà không phải mở ra một ứng dụng riêng. Kích đúp vào nút Home, sau đó trượt qua một loạt ứng dụng từ trái sang phải để xem các lệnh này. Nút bấm phía xa bên trái có thể khóa hướng điện thoại của bạn về phong cảnh và chân dung.

Bạn có thể sử dụng tai nghe của iPhone để kiểm soát các cuộc gọi, Siri và âm nhạc.

Dưới đây là một số bước cơ bản:

  • Bấm vào nút trung tâm một lần để dừng nhạc. Bấm lại để bắt đầu.

  • Trả lời một cuộc gọi đến bằng cách nhấn nút trung tâm. Bấm và giữ nút trung tâm để giữ cuộc gọi.

  • Khi sử dụng ứng dụng máy ảnh, bấm vào nút tăng âm lượng "+" để chụp ảnh.

  • Bấm và giữ nút trung tâm để kích hoạt Siri.

 QM

Cách đồng bộ danh bạ Facebook với iPhone

(ICTPress) - Với iOS 6, Apple đã giới thiệu khả năng tích hợp với Facebook nhiều hơn. Một phần của việc này là khả năng đồng bộ bạn bè của Facebook của bạn với danh bạ (liên hệ) iPhone của bạn.

Tuy nhiên, đây không phải là một quá trình tự động. Bạn thực tế sẽ phải kích hoạt việc tích hợp trong các thiết lập iPhone của bạn. Mashable đã tạo ra một gallery nhanh chóng và dễ dàng các bước làm việc này, và cách để hợp nhất các liên hệ giống nhau giữa Facebook và iPhone.

Nếu bạn muốn đồng bộ hai danh bạ này, bạn hãy theo những bước đơn giản dưới đây.

1. Các thiết lập (Settings)

Để bắt đầu, bấm vào Settings (cài đặt) trên iPhone của bạn và kéo xuống cho đến khi bạn nhìn thấy Facebook.

2. Settings của Facebook

Mặc dù bạn đã có ứng dụng Facebook trên máy điện thoại của bạn, bạn phải đăng nhập vào đây để kích hoạt chức năng cho phép bạn đồng bộ các liên hệ của bạn.

3. Tạo sự cho phép

Một khi bạn đã đăng nhập, bạn cần đặt danh bạ (contacts) ở để chế độ “on” (Bật).

Đăng nhập cũng sẽ đồng bộ các sự kiện của Facebook của bạn vào Lịch (Calendar) nếu bạn muốn - đơn giản bấm vào “off” (Tắt) nếu bạn không muốn.

Đơn giản là bấm vào “Update All Contacts” (Cập nhật các liên hệ) để làm cho sự kỳ diệu diễn ra.

4. Bạn bè trên Facebook trên điện thoại của bạn

Nếu bạn tải lên ứng dụng Contacts của iPhone, bạn giờ đây đã có thể xem các bạn bè trong danh sách này, hoàn thiện các bức ảnh hồ sơ và các dữ liệu liên quan được lấy từ các hồ sơ Facebook của bạn.

5. Các liên hệ trùng nhau

Không thể không có những liên hệ trùng nhau nếu bạn bè Facebook của bạn đã có trong ứng dụng danh bạ iPhone, nhưng nhập lại là một quá trình khá đơn giản.

6. Kết nối các liên hệ

Để nhập 2 liên hệ vào 1, bạn đơn giản đi đến 1 trong 2 liên hệ sau đó bấm vào Edit (biên tập) trên đỉnh bên tay phải.

Trượt xuống đáy trang; dưới phần Linked Contacts (các liên hệ được kết nối), bấm vào biểu tượng cộng thêm (plus) gần Link Contact.

7. Lựa chọn Contact

Sau khi chọn contact bạn muốn, bạn đã có thể nhập vào danh sách liên hệ của bạn.

8. Thông tin hợp nhất

Giờ đây bạn đã thấy 1 danh bạ chung, với tất cả thông tin từ danh bạ ban đầu của bạn và dữ liệu Facebook đã được nhập lại.

9. Không muốn đồng bộ nữa

Nếu ở bất cứ thời điểm nào bạn không muốn đồng bộ nữa các bạn bè Facebook của bạn từ ứng dụng danh bạ iPhone của bạn, trượt đến menu “Settings” của điện thoại của bạn, vào Facebook và trượt đến lực chọn “Contacts” để “off”.

QM

Công nghệ chấm lượng tử đột phá vào smartphone, máy tính bảng và tivi

(ICTPress) - Bạn đã nghĩ công nghệ màn hình khó có thể tốt hơn nữa, nhưng với chấm lượng tử (quantum dot) màn hình của bạn sẽ nhiều màu sắc hơn trong khi "ngốn" ít nguồn hơn.

Đây không phải là giấc mơ trên trời của các nhà khoa học và say mê khoa học nữa. Nanosys và 3M đưa đưa công nghệ kiểu Star Trek- vào nghiên cuus, và đã qua giai đoạn thử nghiệm, và hiện đã sẵn sàng để đưa vào trong các smartphone, máy tính bảng và tivi.

Hai công ty này cho biết trong một thông cáo báo chí là họ sẽ có các mẫu cho các nhà sản xuất và cuối quý II năm nay, có nghĩa là các công ty quan tâm tới việc sử dụng công nghệ này trong các màn hình của họ có thể bắt tay hợp tác về công nghệ này trong 5 tuần trở lên.

Vậy quantum dot là gì? Chúng là các phần từ phát sáng, rất nhỏ chỉ có bán kính khoảng 2 = 10 nanomet, bằng độ rộng của khoảng 50 nguyên tử đặt cạnh gần nhau. Quantum dot dẹt hơn 1000 lần so với một sợi tóc của con người.

Một đặc điểm đặc biệt khác của những điểm sáng nhỏ bé này là kích thước có thể điều chỉnh chính xác, và do đó kích thước sẽ được thay đổi, do đó bước sóng ánh sáng mà các điểm sáng này phát ra có thể thay đổi. Điều đó có nghĩa là chúng có thể sản sinh ra nhiều màu hơn pixel thông thường, tạo ra các màn hình nhiều màu sắc hơn nữa.

Trong những màn hình mới này, các chấm đã được đưa vào phần cải tiến Quantum Dot (QDEF) của 3M mà công ty này cho biết có thể làm cho các thiết bị như smartphone, máy tính bảng và tivi sáng hơn, nhẹ hơn và tiết kiệm điện năng nhiều hơn”.

Phần đặc biệt này có vai trò như là một hệ thống chiếu sáng (đèn backlight) cho các màn hình LCD, và bởi vì nó mang đến sự kiểm soát màu sắc chính xác, và có thể thể hiện chính xác màu thật qua các pixel cụ thể trên các màn hình, tạo ra một dải màu rộng hơn nhiều. 3M cho biết hàng nghìn tỷ những chấm nhỏ bé này có thể vừa vào trong một bộ phận hệ thống chiếu sáng cho một LCD, thay thế các LED kém hiệu quả và kém chính xác hơn hay các hệ thống chiếu sáng bùng nổ trong các màn hình LCD hiện nay.

Trên hết, bởi vì phần cải tiến của quantum dot chỉ thay thế hệ thống ánh sáng trong một màn hình LCD, nên công nghệ này có thể được đưa vào các thiết kế LCD hiện nay, mà không cần phải thay đổi các quy trình sản xuất hiện tại cho các màn hình LCD.

 QM

Sạc điện thoại di động chỉ mất 20 giây

(ICTPress) - Eesha Khare, chỉ mới 18 tuổi, vừa sáng tạo ra một thiết bị là mơ ước của mỗi chúng ta.

Eesha Khare

Đây là một thiết bị nhỏ vừa bằng pin điện thoại di động, và cho phép pin được sạc đầy chỉ trong 20 - 30 giây. Thường bạn có khi mất tới vài giờ để sạc đầy.

Tin tức trên được SF Gate đăng tải lần đầu.

Khare trình diễn thiết bị siêu khả năng này vào thứ Sáu vừa qua tại Hội chợ Khoa học và Kỹ thuật quốc tế Intel. Cô gái thiên tài 18 tuổi này đến từ Saratoga, California đã dành được 50.000 USD cho thiết bị lưu trữ năng lượng có thể kéo dài lên tới 10.000 chu kỳ sạc. So sánh với các pin tiêu chuẩn thường chỉ đạt 1000 chu kỳ sạc.

Tại buổi demo này, Khare đã trình diễn cách thiết bị này sạc một đèn LED. Nhưng trong tương lai, thiết bị này có thể được sử dụng dễ dàng trong các điện thoại có thể uốn cong hoặc thậm chí có thể các pin cho xe ô tô.

“Với số tiền thưởng này em có thể chia sẻ cho các bạn cộng sự và tiếp tục thực hiện những cải tiến khoa học”, Khare cho khán giả biết sau khi nhận giải thưởng.

Khare, đã nhận được sự quan tâm từ Google, và sẽ học Đại học Havard vào mùa thu này.

QM

Kỷ lục tốc độ mạng cho phép tải 10 bộ phim HD trong tích tắc

(ICTPress) - Bạn nghĩ mạng của bạn nhanh? Bạn tải một bộ phim cỡ 1 Gigabyte qua mạng di động về ổ cứng chỉ mất vài giây thì nay điều này đã trở nên cũ.

Hiện có loại mạng mà bạn có thể tải một bộ phim phân giải cao, dài 2 giờ đồng hồ về máy tính cách xa 1,6 km chỉ bằng thời gian bạn đọc 1 từ.

Tại Viện Công nghệ Karlsruhe, Đức, một kỷ lục mới đã được thiết lập: tốc độ 40GB/giây ở khoảng cách tới 6 dặm (9,6 km), tương đương gửi 10 bộ phim truyện phân giải cao.

Điều này khả thi là nhờ sự kết hợp giữa phần cứng chất lượng hơn và việc sử dụng các tần số radio cao hơn, trong trường hợp này là 240 gigahertz. Phần cứng này là một tập hợp các chip được Viện Karlsruhe phát triển có thể xử lý được các tín hiệu ở các tần số cao hơn. Các tần số cao hơn có nghĩa là các cấu phần nhỏ hơn, vì bước sóng ngắn hơn để một anten nhỏ hơn có thể bắt được (đó là lý do tại sao các radio FM và AM thường cần các anten lớn, trong khi các bộ thu WiFi có thể sử dụng các anten nhỏ). Các chip này mỗi chiều chỉ một vài milimet.

Các tần số cao là cần thiết để truyền nhiều dữ liệu - số bit có thể đi qua sóng vô tuyến theo cấp số nhân theo bước sóng. Bước sóng càng ngắn, thì càng nhiều dữ liệu được truyền đi trong một thời gian nhất định.

Một mạng Wi-Fi có thể hoạt động ở 2,4 hay 5 GHz, và hàng chục megabyte/giây không còn phổ biến. Các smartphone trên các mạng mới có thể hoạt động ở các tần số dưới mức ấy, và không ngạc nhiên có thể đạt 10MB/giây.

Ở một số tần số cao độ ẩm trong không khí có thể làm tín hiệu bị giảm đi, nhưng 240 GHz dường như là mốc phù hợp để hầu như độ ẩm không gây nhiễu. Do đó việc truyền tải có thể đi nhanh hơn qua một bộ WiFi, đó là khả năng mà máy phát kiểu này có thể hoạt động tốt ở các khu vực nông thôn nơi đang lắp đặt cáp quang - khả năng được xem là phù hợp nhất cho tốc độ truyền dẫn - còn đang khá tốn kém để phủ.

 QM

Open Mesh - giải pháp phủ Wi-Fi ở những vùng rộng

(ICTPress) - Open Mesh được phát triển trên nền tảng công nghệ Mesh và được quản lý theo điện toán đám mây với mức chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao, đáp ứng sát nhu cầu thực tế của người dùng.

Các sản phẩm Open-Mesh được hàng triệu NSD sử dụng trên hơn 35.000 mạng được quản lý trên toàn thế giới mỗi ngày.

1. Tổng quan về Open-Mesh

Mesh là một trong những kiến trúc mạng đang được sử dụng rỗng rãi, sẽ kết nối các điểm truy cập Wi-Fi (Access Point - AP) với nhau thông qua sóng vô tuyến chỉ cần một hoặc vài node mạng được nối dây để làm Gateway các AP còn lại sẽ chỉ cần cắm nguồn là có thể kết nối đến Gateway đó.

Đây là một cách kết nối sử dụng phù hợp cho các tình huống triển khai mà gặp khó khăn trong việc đi dây đến các thiết bị và mở rộng vùng phủ sóng một cách linh động, dễ dàng. Việc cần tính toán ở đây là có bao nhiêu thiết bị để phủ sóng cho một khu vực nào và sau đó chỉ cần Plug-and-Play.

Sử dụng mã nguồn mở được cộng đồng phát triển, tích hợp quản lý thông qua công nghệ đám mây, tính năng Mesh tự động, chuẩn kết nối tốc độ cao 802.11n, hỗ trợ cả trong nhà và ngoài trời, bảo mật cao, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao, Open-Mesh phù hợp để triển khai ở những môi trường có sự thay đổi thường xuyên về người sử dụng (NSD) (user) truy cập như: Khách sạn, sân bay, sân vận động, các địa điểm thu hút khách du lịch, khu dân cư, quán café, bến đậu du thuyền.

Sử dụng tối ưu các công nghệ mới nhất đem lại những lợi ích đáng ngạc nhiên mà một thiết bị nhỏ bé có thể đáp ứng, vì thế Open-Mesh được triển khai rộng rãi với các ưu điểm như: Triển khai nhanh chóng; Lắp đặt nhỏ gọn không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình; Hỗ trợ chứng thực NSD truy cập thông qua quản lý đám mây; Quản lý cấu hình, cảnh báo, giám sát tập trung tại server đám mây Cloudtrax.com; Tính năng Mesh tự động và tối ưu và hỗ trợ chứng thực; Quản lý sử dụng server AAA bên ngoài.

Hình 1. Tổng quan Mesh

2. Các giải pháp triển khai Open-Mesh

Giải pháp 1: Cung cấp Internet

Giải pháp này sử dụng hoàn toàn các thiết bị Open-Mesh để triển khai dịch vụ Internet cơ bản cho người dùng. Các thiết bị Open-Mesh được quản lý và cấu hình đồng bộ thông qua một tài khoản trên Cloudtrax.com. Tài khoản này sẽ cấu hình chung cho toàn bộ các thiết bị Open-Mesh của khách hàng như SSID và mật khẩu truy cập AP (WPA, WPA2). Roaming của thiết bị Open-Mesh sẽ đáp ứng hoàn hảo cho những người sử dụng thường xuyên di chuyển trong khu vực phủ sóng của các AP này và có thể tận dụng các AP cũ để lắp đặt ở những vị trí sóng yếu còn lại. Tuy nhiên, việc cấu hình sẽ riêng biệt với các AP của Open-Mesh và cũng không có roaming cũng như các tính năng Splash Page, Redirect Page.

Hình 2. Giải pháp 1

Với mô hình trên NSD sau khi đăng nhập password  (mật khẩu) Wi-Fi thì có thể truy cập Internet. Nhà quản trị mạng có thể cấu hình các Option có sẵn trên CloudTrax nếu muốn như trang hiển thị, trang định hướng trở lại (Splash Page, Redirect Page). Để sau khi truy cập Web thì trang đầu tiên khách hàng gặp là trang Splash Page rồi đến Redirect Page để quảng cáo những gì mà nhà quản trị mạng mong muốn đến NSD của mình. Với công suất phát cao 26dBm thiết bị có thể phủ sóng cho nhiều lầu hoặc nhiều phòng của một tòa nhà. Như mô hình trên, việc đi dây chỉ thực hiện đến các thiết bị làm Gateway và các thiết bị khác để cùng lầu hoặc các phòng gần đó có thể sử dụng mesh  để kết nối đến Gateway. Một thiết bị sẽ có thể phủ sóng cho 2 tầng và 3 hoặc 4 phòng tùy vào cấu trúc vật liệu mà công trình sử dụng (bê tông dày, gỗ, kim loại…). Do đó việc khảo sát trước luôn được yêu cầu trước khi triển khai.

Giải pháp 2: Cung cấp Internet theo thời gian (Voucher)

Ở giải pháp này, NSD truy cập Internet cần phải được cung cấp bởi một Voucher code của nhà quản trị mạng. Tính năng này tính hợp sẵn trên thiết bị và nó hoàn toàn miễn phí trên CloudTrax (Đối với các thiết bị khác phải thuê server AAA và trả một khoảng chi phí hàng tháng mới sử dụng được tính năng Voucher code cũng như Redirect Page). Voucher code sẽ được nhà quản trị mạng tạo ra với thời gian giới hạn cho NSD truy cập Internet. Sau thời gian đó NSD sẽ tự động ngắt kết nối và phải yêu cầu renew lại Voucher code hoặc được cung cấp Voucher code mới bởi nhà quản trị mạng. Trên trang website yêu cầu NSD nhập Voucher code nhà quản trị có thể sử dụng những template sẵn có và sửa chữa theo ý muốn bằng HTML hoặc WYSIWYG  với mục đích quảng cáo, hướng dẫn hay bất cứ gì mà nhà quản trị muốn. Sau nhập Voucher code  NSD cũng có thể được Redirect đến bất kỳ trang trang web nào (Đây là tùy chọn có thể sử dụng hoặc không).

Hình 3. Giải pháp 2

Giải pháp 3: Sử dụng kết hợp AAA bên ngoài để thêm các tính năng nâng cao

Để sự dụng các tính năng nâng cao như gửi Voucher code thông qua SMS, tính tiền theo dung lượng sử dụng, đăng nhập username + password… hay bất cứ tính năng gì bạn yêu cầu thì phải thuê các server AAA của bên thứ 3 hoặc bạn phải cấu hình một AAA server trên nền Linux chẳng hạn. Hạn chế của giải pháp này là phức tạp và tốn kém chi phí nhưng ưu điểm của nó là với những thiết bị nào hỗ trợ chứng thực AAA đều có thể sử dụng chung với nhau được. Khi đó nhà quản trị có thể tận dụng những AP cũ để dùng lại.

Hình 4: Giải pháp 3

Giải pháp 4: cho các nhà cung cấp dịch vụ ở cấp 2

Ví dụ nếu bạn là nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp 2. Bạn mua các gói dịch vụ Internet từ ISP của bạn mua các thiết bị Open-Mesh và cung cấp cho khách hàng của mình. Và khách hàng của mình ở đây không phải là NSD cuối cùng mà khách hàng của bạn là người có địa điểm mà địa điểm đó có thể cung cấp Internet cho người dùng.

Hình 4. Giải pháp 4

Với mô hình trên, CloudTrax cũng sẽ có phân cấp quản lý cho từng vị trí khác nhau để quản lý hệ thống bao gồm:

Tài khoản chính của Nhà cung cấp dịch vụ cấp 2: Ở tài khoản này nhà quản trị có thể cấu hình, xem băng thông, tốc độ của NSD, cấp xem Voucher và mọi tính năng mà Cloudtrax cung cấp cho từng mạng riêng. Như nhà quản trị có thể cấu hình SSID #1 cho mạng của công ty A và công ty B khác nhau.

Tài khoản mạng: Với tài khoản cũng có quyền tương tự như tài khoản chính nhưng mọi thiết lập và xem chỉ được áp dụng cho mạng con mà tài khoản chính cung cấp. Tức là khi đăng nhập (login) vào tài khoản công ty A thì sẽ không cấu hình và xem được của cấu hình của companyB.

Tài khoản mạng Lobby: Dùng để login vào website https://lobby.cloudtrax.com/lobby.php

Ở tài khoản này người đăng nhập chỉ có thể xem, tạo và sửa chữa Voucher cho mạng của mình. Ngoài ra không thể cấu hình bất cứ gì khác.

Khả năng ứng dụng giải pháp

Westin Grand Vancouver là một khách sạn 4 sao với 210 phòng nằm ở trung tâm thành phố Vancouver, Canada, giữa các cửa hàng, nhà hát, câu lạc bộ sôi động về đêm và hàng chục nhà hàng đẳng cấp thế giới trên đường Robson.

Mặc dù có vị trí và sự phục vụ đẳng cấp thế giới, Mark Abbott, Giám đốc CNTT của khách sạn, nhận thấy dịch vụ Internet của khách sạn ngày càng giảm sút so với mong đợi của khách hàng. Hệ thống hiện có tốc độ chậm, vùng phủ sóng chắp vá, việc truy cập, đăng nhập hệ thống chậm và không an toàn mang gây cho khách hàng một trải nghiệm ban đầu khó chịu.

Đối mặt với nguồn chi phí vốn đầu tư lớn để mở rộng hay sửa chữa hệ thống hiện có, Abbott tìm đến Liveport, nhà cung cấp dịch vụ WiFi cho khách sạn.

Liveport thay thế hệ thống thiết bị lỗi thời của Westin bằng thiết bị Access point Open-Mesh 802.11n và CloudTrax điều khiển mạng đám mây của Open-Mesh. Có khoảng 40 điểm truy cập có dây nối với các gateway, và thêm vào đó là 15 repeater công suất được dùng để lấp đầy đủ sóng cho những vị trí cáp không thể có mặt. Các thiết bị này tự tổ chức để cung cấp một hệ thống mạng không dây hoàn chỉnh cho tất cả các phòng khách, phòng hội nghị và các khu vực chung. Liveport cũng cài đặt một thiết bị Open-Mesh để quản lý các chứng thực lưu lượng mạng có dây và chỏm băng thông trong các phòng khách.

Được tích hợp vào thiết bị, công nghệ Mesh mở rộng cho phép loại bỏ việc đi dây phức tạp.

Không cần phải đi các đường dây mới hay nâng cấp các máy chủ và bộ chuyển đổi, Abbott cho biết rằng các bộ chuyển đổi đã tiết kiệm khách sạn trong năm đầu tiên với chi phí lên tới 65.000 USD và nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng như vùng phủ sóng được cải thiện và tình trạng nghẽn mạch được loại bỏ. Số lượng cuộc gọi nhờ hỗ trợ giảm 75% và sự khiếu nại của khách hàng gần như không còn.

Abbott đầu tiên quan tâm tới giải pháp này bởi mức chi phí trọn gói thấp, nhưng sau đó nhận thấy cả phần cứng của Open-Mesh và trình điều khiển đám mây mang đến nhiều lựa chọn và chức năng hơn so với các hệ thống giá cao hơn và các nhà cung cấp dịch vụ khác mà Abbott được tham khảo.

Với trình điều khiển đám mây, Abbott có thể kiểm soát những gì đang diễn ra tại các điểm truy cập cá nhân và bao nhiêu người dùng đang truy cập toàn hệ thống vào bất cứ lúc nào muốn từ diện thoại hay laptop của Abbott. Abbott cũng có thể tách riêng biệt các thiết bị người dùng, cung cấp cho mỗi người dùng một đường đi an toàn ra Internet.

Với trình Điều khiển đám mây, Liveport có thể kích hoạt một trang Flash quảng bá nhãn hiệu được xác nhận của khách hàng - nhanh hơn nhiều so với hệ thống cũ - cho phép nhân viên tạo và quản lý các mã chứng từ. Với các mã, khách sạn có thể tạo ra nhóm mã khách hàng và thiết lập truy cập vào các khoảng thời gian xác định, các bậc tầng băng thông, và số lượng các dịch vụ. Các mã tương tự nhau có thể sử dụng cả hệ thống mạng có dây lẫn hệ thống mạng không dây.

“Khách hàng luôn mong đợi chất lượng dịch vụ mạng không dây tốt - đặc biệt là khi họ phải trả phí khi truy cập. Với thiết bị Open-Mesh, chúng tôi có thể đáp ứng tất cả các mong đợi đó, với một mức chi phí thật sự có ý nghĩa cho một khách sạn với bất kỳ quy mô nào”, Danny Bakker, Phó Chủ tịch của Liveport cho biết.

“Chất lượng của các lần trải nghiệm hệ thống mạng đã phù hợp với phần còn lại của toàn thời gian lưu trú và đang lên kế hoạch cho việc sử dụng hệ thống Open-Mesh cho tất cả các tài sản khác của mình”, Abbott cho biết.

Về khả năng áp dụng tại Việt Nam, ông Hân Hồ, Giám đốc công ty Mitel Distribution đánh giá giải pháp Open Mesh là công nghệ đón đầu cho xu hướng phát triển trong lĩnh vực WiFi trong tương lai. Theo dự đoán trong tương lại gần công nghệ Mesh và quản lý trên nền tảng đám mây của Open Mesh sẽ được sử dụng phổ biến không chỉ tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng (resort), trường học,… mà còn phổ biến trong hộ gia đình do yếu tố tiện lợi trong việc dễ dàng quản lý, công nghệ thông minh đảm bảo sóng ổn định với giá thành hợp lý.

“Công nghệ Open Mesh được kỳ vọng rất lớn sẽ thay thế toàn bộ công nghệ Access Point truyền thống đã lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng”, ông Hân Hồ cho biết thêm.

An Vân

Tài liệu tham khảo:

[1]. www.openmesh.com

[2]. www.mitel.vn

6 dự báo cho cộng tác dựa trên nền điện toán đám mây năm 2013

Khi bước vào năm 2013 và có cái nhìn cận cảnh vào tương lai, chúng ta thấy được sự thay đổi xung quanh chủ đề về cộng tác dựa trên nền điện toán đám mây.  Nhân đây, tôi có một vài suy nghĩ về một viễn cảnh có thể dự báo được trong một vài năm tới, và cả trong tương lai.

Trong năm 2013, chúng ta sẽ thấy rằng yếu tố mềm dẻo và linh hoạt sẽ là những tiêu chí hàng đầu khi triển khai điện toán đám mây.

“Các doanh nghiệp (DN) sẽ phải tạo ra một môi trường mà các nhân viên sẽ được kết nối theo những phương thức chưa từng xảy ra trước đó.”

Khi càng nhiều công ty nhận ra những rắc rối gia tăng trong việc thu thập dữ liệu lớn và ngày càng có nhiều nhân viên phải làm việc ngoài văn phòng, việc áp dụng công nghệ đám mây cũng sẽ tăng theo cấp số nhân. Thống kê của Gartner cho thấy 71% các DN đã sử dụng Dịch vụ phần mềm (SaaS) trong ba năm vừa qua, với ¾ trong số đó có kế hoạch về việc tăng ngân sách cho SaaS. Tuy nhiên, lý do khiến các công ty tăng cường đầu tư vào SaaS có thể sẽ thay đổi. Một điều tra của Forrester chỉ ra rằng, những công ty áp dụng SaaS với mục đích giảm chi phí đang ngày càng ít đi, trong khi đó số lượng các DN chú trọng đến “sự linh hoạt trong kinh doanh” khi họ triển khai các giải pháp SaaS đang ngày một tăng lên.

Để có thể cạnh tranh hiệu quả trong tương lai, các DN cần phải tạo ra một môi trường mà nhân viên được kết nối theo những phương thức chưa từng xảy ra trước đó - kết nối nhân viên với khách hàng, đối tác và nhà phân phối trong theo thời gian thực, mọi lúc, mọi nơi và  cung cấp cả thông tin bối cảnh cho các kết nối cộng tác này. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc sử dụng ngày càng nhiều các công nghệ cộng tác, và chia sẻ những dữ liệu phù hợp nhất trên các phương tiện truyền thoại, video và các đoạn chat truyền thống. Điện toán đám mây giúp tăng tốc độ triển khai của công nghệ này một cách nhất quán trong toàn bộ DN và các đối tác kinh doanh của họ, nhờ đó họ có thể cải thiện hiệu quả của quá trình ra quyết định và chất lượng trải nghiệm của khách hàng. Bởi vì điện toán đám mây và các yếu tố kinh tế vĩ mô làm tăng tốc độ kinh doanh và hợp tác, các doanh nghiệp sẽ tìm đến điện toán đám mây như một giải pháp để triển khai các các bộ công cụ hợp tác tích hợp đang ngày càng phát triển và đạt được lợi thế cạnh tranh.

Do cộng tác đám mây đã đang phát triển vượt xa hơn ở những DN đã áp dụng trong năm 2013, những mô hình lai sẽ tăng lên nhanh chóng và các khách hàng sẽ ngày càng yêu cầu những trải nghiệm người dùng xuyên suốt, liền mạch giữa điện toán đám mây và  điện toán nội bộ của họ.

“Hơn 50% các DN đã bắt đầu dịch chuyển tải công việc vào đám mây trong năm 2011.”

Dần dần, các doanh nghiệp sẽ tìm đến một thế giới với nhiều đám mây nơi một số dịch vụ được lưu trữ trên các đám mây riêng cho những lý do như phù hợp với chính sách, quy định hoặc bảng cân đối tài chính trong khi các dịch vụ khác lại được lưu trữ bởi các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây công cộng. Các DN sẽ chuyển sang tìm một sự cân bằng hợp lý giữa hai hình thức trên với các mô hình đám mây lai. Hơn 50% các doanh nghiệp đã bắt đầu dịch chuyển tải công việc vào đám mây trong năm 2011 và tốt thiểu 12% tổng tải công việc của DN sẽ được vận hành trên các đám mây (các đám mây công cộng, đám mây riêng, đám mây lai và đám mây cộng đồng) trên toàn cầu vào năm 2013.

Trong năm 2013, điện toán đám mây truyền video sẽ cho phép chuyển đổi mô hình chi phí dẫn đến việc đẩy mạnh áp dụng hội thảo qua video tới-bất-kỳ-đâu trên diện rộng.

“Việc triển khai những tiến bộ của điện toán đám mây sẽ cho phép chúng ta thực hiện kết nối video tới-bất-kỳ-đâu giữa các hệ thống di động, cá nhân và trong văn phòng”

Từ trước tới nay, ba yếu tố chính gây cản trở cho sự áp dụng công nghệ video trên diện rộng là các chi phí cơ sở hạ tầng và thiết bị đầu cuối cao, chất lượng trải nghiệm ổn định, và sự thiếu hụt tương tác giữa các hệ thống. Trong năm 2013, chúng ta sẽ thấy những tiến bộ trên cả ba thách thức này, đặc biệt là khả năng của phần mềm làm giảm đi đáng kể các chi phí về cơ sở hạ tầng và thiết bị đầu cuối.Triển khai những tiến bộ của điện toán đám mây sẽ cho phép chúng ta thực hiện kết nối video tới-bất-kỳ-đâu giữa các hệ thống di động, cá nhân và trong phòng trong khi phân bổ nguồn lực tối ưu dựa trên khả năng của thiết bị đầu cuối, dẫn đến chi phí giảm đi và chất lượng tăng lên đáng kể.Điều này sẽ cho phép các DN có quy mô khác nhau có thể tận dụng được sức mạnh của việc cộng tác qua video.

Trong vòng vài năm tới, điện thoại di động sẽ được kết nối mạng 4G LTE và trở thành các thiết bị đầy đủ tính năng cho các hợp tác kinh doanh, tận dụng sự ưu việt của mạng kết nối để có trải nghiệm với chất lượng tuyệt vời cho các tính năng thoại,  thư tín và video.

“LTE cung cấp đủ băng thông để truyền thoại, video và dữ liệu trên một mạng vô tuyến duy nhất”

LTE cung cấp đủ băng thông để truyền thoại, video và dữ liệu trên một mạng vô tuyến duy nhất. Với những sự triển khai đã tăng tốc trên toàn thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ di động đang chuyển đổi từ chuyển mạch kênh thoại (GSM/CDMA) sang một kiến trúc dựa trên Giao thức Khởi tạo Phiên SIP (IMS) trên nền LTE, hỗ trợ các ứng dụng truyền thông đa phương tiện băng thông cao và thời gian thực. Trong năm nay, công ty Metro-PCS và các công ty viễn thông Hàn Quốc đã ra mắt ứng dụng thoại trên nền LTE dựa trên kiến trúc IMS (VoLTE), và các nhà khai thác lớn mong đợi sẽ cho ra mắt các ứng dụng tương tự vào cuối năm 2013 hoặc 2014. Nhờ kiến trúcmới này, việc tích hợp một thiết bị di động thành một phần của mạng DN sẽ trở nên khả thi mà không cần cài đặt phần mềm. Các nhà cung cấp sẽ tạo ra một bộ các chức năng nền tảng thoại, video, hay  thư tín chất lượng cao thông qua hệ thống mạng đồng thời tạo ra những trải nghiệm phong phú và thống nhất với một phần mềm hay trình duyệt di động. Khi các DN càng yêu cầu cao về sự cộng tác qua video và các ứng dụng DN xã hội, những sự hỗ trợ từ các mạng lưới 4G LTE mới này sẽ tăng chất lượng của các phương thức liên lạc và cộng tác.

Trong những năm tới, chiến dịch Internet Kết Nối Mọi Thứ sẽ kết nối mọi người và “mọi thứ”, cho phép sự cộng tác theo bối cảnh, cho phép những phong cách làm việc mới, và cho phép con người thực hiện được những điều phi thường.

“Những trải nghiệm này sẽ được hiện thực hóa bởi Internet Kết Nối Mọi Thứ, kết quả tạo ra một khối lượng dữ liệu lớn cung cấp cho chúng ta bối cảnh và thông tin trong mọi thứ chúng ta làm.”

Những người lao động trí óc sử dụng phần mềm DN để gửi tin nhắn, gặp gỡ qua đàm thoại hoặc video, và chia sẻ nội dung với đồng nghiệp hay khách hàng cũng có thể sử dụng các mạng xã hội như Facebook và Twitter, những thứ chưa được tích hợp đầy đủ vào DN. Hiện tại, một nhân viên có thể tham gia một cuộc họp video trực tuyến mà không nhận biết được tên của người tham gia còn lại. Ngày nay, với một số ứng dụng plug-in như vài ví dụ đầu tiên của xu hướng đang phát triển, khi di chuột đến tên của một người có thể làm hiển thị những email trao đổi gần đây với người đó, cung cấp một chút về bối cảnh dẫn tới cuộc họp này. Bây giờ hãy thử tưởng tượng về một giải pháp cho hội nghị cung cấp nhiều dữ liệu bối cảnh hơn. Khi bạn lướt đến tên của người tham dự khác, một tiểu sử trên trang LinkedIn sẽ hiện ra với đầy đủ ảnh, chức danh và mô tả công việc, và một danh sách đối tác mà họ kết nối. Thông tin lý lịch từ phần mềm xã hội về DN hay khách hàng ngay lập tức sẽ cho phép bạn chia sẻ những sở thích cá nhân và chuyên môn với đối tượng này. Những trải nghiệm này sẽ được hiện thực hóa bởi Internet Kết Nối Mọi Thứ, kết quả tạo ra một khối lượng dữ liệu lớn cung cấp cho chúng ta bối cảnh và thông tin trong mọi thứ chúng ta làm, kể cả ở nơi làm việc.

Năm 2013 sẽ “đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên CNTT mới với sự nổi lên của những giám đốc CNTT tên tuổi”

“2013 sẽ là năm của các giám đốc công nghệ thông tin (CIO)”

Trong năm 2012, chúng ta đã chứng kiến được vai trò và nhu cầu về CNTT đã tăng lên theo cấp số nhân, và khi bước sang năm 2013 chúng ta nhận thấy xu hướng này ngày càng gia tăng. Sự tăng trưởng của điện toán đám mây và sự di chuyển từ máy tính để bàn sang không gian làm việc (đa thiết bị và đa nền tảng) sẽ bắt đầu trở thành trọng tâm của chiến lược kinh doanh và thành công trong điều hành. Những CIO thành công sẽ có cách đối phó với thách thức này bởi họ đã bớt lệ thuộc vào thời gian vận hành của hệ thống mạng và tăng sự chú ý đến ích lợi sẵn có của dịch vụ, ảnh hưởng họ tạo ra cho DN và cách họ có thể thúc đẩy các quy trình kinh doanh, sự đột phá và chuyển đổi kinh doanh hiệu quả. 2013 sẽ là năm của các CIO. Tầm ảnh hưởng và hình ảnh của các CIO sẽ thay đổi theo từng năm và chúng ta sẽ bắt đầu thấy các “ngôi sao” CIO nổi lên. Họ sẽ nổi lên như những ngôi sao ở Thung lũng Silicon trong thời gian gần đây.Những kỹ năng ngày càng phong phú của họ sẽ được đánh giá rất cao bởi những DN đang tìm kiếm sự đột phá, hấp dẫn thị trường và giá trị cổ phiếu. Đổi lại, họ sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn, được ghi nhận nhiều hơn và có sức mạnh điều hành hơn.

Như chúng ta đang tiếp tục nhận thấy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực này, tầm quan trọng của việc cộng tác và tương tác xã hội trong môi trường làm việc tiếp tục được ưu tiên như những cấu thành cần thiết của một DN thành công.

Eric Schoch

Giám đốc cấp cao
Nhóm Cộng tác và Truyền thông, Cisco Systems

Cơ hội kinh doanh mới trong nền kinh tế cá nhân

Thông tin là một tài sản

Thông tin cá nhân được gọi là “dầu hỏa” của thế kỷ 21. Đây là khẳng định của báo cáo "Nền kinh tế thông tin cá nhân - Khách hàng và sự phát triển của các mối quan hệ kinh doanh” mới được Ericsson ConsumerLab công bố tháng 2/2013.

Cuộc cách mạng số và di động đã mang đến những khả năng chưa từng thấy trong việc thu thập và sử dụng những thông tin cá nhân của khách hàng để phát triển các dịch vụ cá thể hóa. Thông tin cá nhân cũng mang tới những khả năng sinh lời từ thông tin này, tìm kiếm các nguồn thu mới và tăng lợi nhuận. Thông tin cá nhân là yếu tố quyết định trong Nền kinh tế Thông tin cá nhân mới.

Thế giới đang ở thời điểm chuyển đổi, ở tư thế một sự thay đổi lớn trong các cơ hội cạnh tranh cho các quốc gia, doanh nghiệp, các xã hội và cá nhân. Thay đổi này sẽ dẫn tới sự hình thành xã hội kết nối nơi mọi người và mọi thứ sẽ được kết nối ở thời gian thực, hình thành một môi trường liên kết nối số, kết nối toàn cầu.

Ericsson dự báo vào năm 2020, có hơn 50 tỷ thiết bị được kết nối. Điều này có nghĩa là khối lượng thông tin chưa từng thấy sẽ được khách hàng và các đồ gia dụng, ô tô, điện thoại di động và các thiết bị được kết nối khác của họ tạo ra. Những tiến bộ vượt bậc về công nghệ khả thi cho các cơ hội to lớn mới hình thành giá trị kinh tế và xã hội dựa trên các thông tin cá nhân.

Thông tin cá nhân bao gồm các loại thông tin và dữ liệu khác nhau như nhận dạng số, các mối quan hệ, sở thích, hành vi, sức khỏe và dữ liệu tài chính cũng như dữ liệu tổ chức do các tổ chức công cộng lưu giữ. Những thông tin này thường được chia sẻ tự nguyện, số thông tin khác được quan sát qua theo dõi hành vi của chúng ta hoặc thậm chí được tổng hợp bằng cách kết hợp nhiều loại dữ liệu.

Khu vực tư nhân, chính phủ các nước và các tổ chức công cũng như khách hàng cá nhân đều là những người tham gia vào thông tin cá nhân được tạo ra, lưu trữ và được sử dụng ngày nay.

Thông tin cá nhân được các doanh nghiệp tư nhân sử dụng hiện nay để phát triển và cải tiến dịch vụ và sản phẩm, hình thành các hiệu quả mới và tạo ra doanh thu và tăng trưởng.

Các công ty như Google và Facebook có các mô hình kinh doanh được xây dựng xung quanh việc thu thập, tổng hợp, phân tích và thu lợi nhuận từ thông tin cá nhân.

Trong khi đó, chính phủ các nước và các tổ chức công, thông tin cá nhân có thể và hiện đang được sử dụng thông tin cá nhân để tăng cường các dịch vụ công như y tế, giáo dục và vận tải công cộng cũng như có giá trị từ các quan điểm thực thi pháp luật và an ninh quốc gia.

Giá trị của thông tin cá nhân thể hiện ở việc thiết lập quan hệ. Thông tin cá nhân mang lại khả năng xây dựng quan hệ vững chắc giữa cá nhân và doanh nghiệp. Khi thông tin được sử dụng theo đúng nhu cầu khách hàng, họ sẽ thêm hài lòng với các trải nghiệm, thêm gắn kết và nhờ đó tăng doanh thu bán hàng.

Trong một xã hội kết nối, nơi có 50 tỷ thiết bị kết nối, các dịch vụ liên quan tạo ra thông tin và sự tổng hòa hệ sinh thái sẽ ngày càng quan trọng. Điều này mang tới cơ hội cho các khách hàng nhận được các dịch vụ và các cung cấp tốt hơn và riêng biệt hóa hơn.

Các cơ hội kinh doanh hiện tại

Có nhiều cơ hội kinh doanh liên quan tới xử lý thông tin cá nhân của khách hàng. Cơ hội chính nằm ở việc xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Xây dựng các dịch vụ và các nhu cầu kinh doanh cần được dựa trên ba thành phần chính: sự cho phép, minh bạchchia sẻ giá trị.

- Các công ty cần mua và tiến tới sự cho phép của khách hàng. Khách hàng thấy thuận lợi để cho phép sẽ là một yếu tố quan trọng đối với các công ty để xây dựng sự tin cậy.

-  Sự minh bạch liên quan tới việc thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin cá nhân sẽ làm tăng mong muốn của khách hàng chấp thuận các ứng dụng thương mại. Việc thiếu sự minh bạch gần như dẫn tới việc khách hàng chọn thái độ không hài lòng đối với công ty.

-  Việc hình thành giá trị thương mại được dựa trên thông tin cá nhân được cần được đi cùng với việc hình thành giá trị cho khách hàng theo hình thức cá thể hóa dịch vụ, giảm giá…

Các lợi ích thương mại tiềm năng

Ngày nay, các công ty thực hiện nắm bắt các thị trường thông qua việc phân đoạn khách hàng. Cụ thể hơn nữa, hiểu khách hàng cá nhân thông qua thông tin cá nhân sẽ là điều sống còn để thành công.

Sử dụng thông tin cá nhân để xây dựng một mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng có thể làm tăng: trải nghiệm khách hàng, sự trung thành và doanh thu. Tóm lại, điều này sẽ tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa người bán và người mua.

Tăng trải nghiệm của khách hàng

Dù là khách hàng duy nhất một lần hay lâu dài, khách hàng đều muốn trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng một dịch vụ.

Thông tin cá nhân sẽ giúp các công ty hiểu rõ hơn nhu cầu và các sở thích, các phân mảng sử dụng và các thói quen. Điều này cho phép cá thể hóa các sản phẩm và dịch vụ để làm cho các dịch vụ và sản phẩm phù hợp, dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tăng sự trung thành

Một lý do cho việc duy trì một mối quan hệ dài hạn là việc nhận thức được các lợi ích mà mối quan hệ mang lại. Đối với các nhà mạng và các công ty khác, các mối quan hệ dài hạn có nghĩa là một luồng doanh thu ổn định và làm giảm rủi ro bị bị động. Với việc sử dụng thông tin cá nhân một dịch vụ có thể linh hoạt hơn và giao tiếp có thể phù hợp hơn và hỗ trợ các nhu cầu khách hàng tốt hơn.

Tăng doanh số bán ra

Hiểu được khách hàng cá nhân và tình hình của họ tại bất cứ thời điểm cụ thể nào sẽ mang lại những cơ hội bất ngờ cho việc phát triển sản phẩm và dịch vụ. Một khách hàng chuyển nhà tới một địa chỉ mới, thiếu băng rộng cố định tốc độ cao mà họ đã có ở ngôi nhà trước đây, họ có thể muốn nâng cấp lên một băng rộng di động tốt hơn.

Với việc tiếp cận thông tin cá nhân của khách hàng nhà cung cấp có thể mang tới các sản phẩm phù hợp, giá cả hợp lý, thông qua kênh chính thức đúng thời điểm.

Các cơ hội kinh doanh mới

Có rất nhiều lĩnh vực cần xử lý thông tin cá nhân của khách hàng và điều này là các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Hiện tại, 4 phương thức mà các nhà mạng thường sử dụng để xử lý thông tin cá nhân:

Cổng thông tin (Information Gateway)

Một cổng thông tin có thể cho phép các khách hàng dễ dàng quản lý những gì thông tin được chia sẻ và đảm bảo chỉ các công ty được lựa chọn có thể tiếp cận và sử dụng thông tin đó, ngăn ngừa các thông tin và các lời mời không phù hợp. Cổng thông tin cũng hỗ trợ các khách hàng lựa chọn hoặc đứng ngoài các dịch vụ. Các công ty có thể sử dụng một cổng thông tin để vươn tới các khán giả mục tiêu.

Bảo vệ và bảo hiểm (Protection and insurance)

Ai làm cho khách hàng thay đổi khi bị đặt vào tình huống gian lận, trộm nhận dạng, mất thông tin hoặc không thể quyết định tham gia vào một dịch vụ? Có một cơ hội để thực hiện bảo vệ cho khách hàng, trong đó có các dịch vụ xác thực, chia sẻ thông tin, các dịch vụ tư vấn pháp lý và dự phòng.

Nhân thực số (Digital identification)

Nhân thực số là cần thiết trong nhiều tình huống; cho các dịch vụ công, cho các dịch vụ thanh toán, và cho các dịch vụ cá nhân như thư điện tử, mạng xã hội, …

Với một sự hiện diện vật lý hiện tại, các ngân hàng và các nhà mạng lý tưởng để cung cấp các dịch vụ nhận dạng trong thế giới vật lý cũng như trực tuyến. Một số ngân hàng và nhà mạng ở các thị trường nhất định hiện đang cung cấp nhận dạng cả vật lý và IRL.

Đám mây cá nhân (Personal cloud)

Một dịch vụ đám mây cá nhân là một máy tính ảo có các khả năng khác nhau khi khách hàng lựa chọn, cho phép khách hàng xem, kiểm soát và quản lý thông tin cá nhân, chứ không phải truy cập thông tin nhờ các khả năng “xuất khẩu” và “nhập khẩu” giới hạn như các dịch vụ đám mây hiện tại. Danh tiếng sẽ là thành phần chính trong hệ đám mây tương lai. Do vậy, các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực phải điều chỉnh để cũng cung cấp các dịch vụ trong danh tiếng.

An Vân

Nguồn: Ericsson