Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Tầm nhìn về phổ cập của AI, mở rộng của vùng biên hiện đại và tầm quan trọng của Zero Trust

Generative AI sẽ chuyển từ giai đoạn tiến hóa sang tối ưu hóa, các đoạn hội thoại sẽ mang tính thực tiễn nhiều hơn so với mang tính lý thuyết như hiện nay.

Dell Technologies đã tổ chức hội thảo trực tuyến Visions 2024 tại khu vực APJ với sự dẫn dắt bởi ông John Roese, Giám đốc Công nghệ Toàn cầu của Dell và ông Peter Marrs, Chủ tịch của Dell tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản.

Sự kiện nhấn mạnh những xu hướng nổi bật sẽ định hình ngành công nghệ trong năm 2024 và nhiều năm tới, cũng như chỉ rõ cách Dell đang làm việc với các doanh nghiệp (DN) nhằm định hướng những xu hướng này và xây dựng dựa trên cơ hội đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong khu vực.

 

Tầm nhìn của ông John Roese về các xu hướng sẽ định hướng ngành công nghệ trong năm 2024 và nhiều năm tới

Ông John Roese, Giám đốc Công nghệ toàn cầu, chia sẻ: “AI là trung tâm của mọi thứ và vùng biên đám mây (edge) là giải pháp để bạn đưa AI vào hoạt động. Zero Trust là giải pháp mà DN sẽ cần đến để đảm bảo tính bảo mật của AI, và điện toán lượng tử sẽ trở thành công cụ tăng cường hiệu năng và hiệu quả cho AI về dài hạn để đáp ứng khả năng mở rộng thành hệ thống quy mô toàn cầu. Để đảm bảo tầm nhìn và hành động nhất quán để đạt thành công trong dài hạn, các DN cần chủ động nghĩ về AI nhưng không triển khai độc lập trên nhiều kiến trúc khác nhau".

AI đóng vai trò trung tâm, mang tính thực tiễn cao hơn

Ông Roese lưu ý rằng câu trả lời từ GenAI sẽ dịch chuyển từ lý thuyết sang thực tiễn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng đào tạo và chi phí cũng sẽ chuyển dịch sang suy luận và chi phí vận hành với nhiều trách nhiệm trong việc lãnh đạo hơn. Vì vậy, các DN sẽ ngày càng tập trung vào chiến lược đầu tư từ trên xuống (top-down) và lưa chọn một số dự án GenAI có thể mang đến khả năng chuyển đổi thật sự, thay vì thử nghiệm nhiều dự án cùng một lúc.

Ông Roese tiếp lời: “Dù GenAI mang đến nhiều ý tưởng sáng tạo có thể chuyển đổi doanh nghiệp và thế giới, nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa có nhiều hoạt động GenAI quy mô lớn và mang tính thực tiễn. Bước sang năm 2024, chúng ta sẽ chứng kiến làn sóng các dự án GenAI cấp DN đầu tiên đủ chín muồi để tìm ra những khía cạnh quan trọng về GenAI mà chúng ta chưa hiểu rõ trong giai đoạn đầu.”

Nhờ sự cởi mở chung với công nghệ, tinh thần kiên định trong việc thử nghiệm, cũng như sự ủng hộ từ giới lãnh đạo trong việc ứng dụng AI, khu vực APJ đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng và mở rộng của cơ hội triển khai AI.

Ông Marrs nhấn mạnh chính nhờ sự lãnh đạo như vậy trong ĐMST, khu vực APJ đang có một vị thế vững chắc với nhiều tiềm năng để triển khai và ứng dụng AI trong nhiều trường hợp sử dụng mang đến những tác động lớn lao.

Tuy vậy, nhận thức được những thách thức tiềm ẩn mà khu vực APJ phải đối mặt và cân nhắc khi triển khai AI như thiên kiến và sự khác biệt về văn hóa, ông Peter Marrs, Chủ tịch, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản, chia sẻ: “Thông qua hợp tác và dẫn dắt các khách hàng tiến tới kỷ nguyên dữ liệu, chúng tôi cũng cần phải hỗ trợ khách hàng tránh “những bất lợi của người đi đầu”. Bất kể họ đang trong giai đoạn nào của cuộc hành trình, Dell luôn là đối tác chiến lược hàng đầu hỗ trợ họ định hướng hệ sinh thái phức tạp.”

Trong tương lai, ông Roese lưu ý rằng điện toán lượng tử có thể giải quyết được bài toán quan trọng về nguồn lực điện toán cực lớn cần thiết cho GenAI và đa số ứng dụng AI quy mô lớn. Ông cho rằng điện toán lượng tử sẽ mang đến một bước tiến lớn cho các hệ thống AI. Nền tảng điện toán của AI hiện đại sẽ trở thành một hệ thống lượng tử lai (hybrid quantum) nơi ứng dụng AI được phân bổ trên một tập hợp các kiến trúc điện toán đa dạng, bao gồm các vi xử lý lượng tử.

Sự mở rộng của vùng biên hiện đại (modern edge), đa đám mây (multicloud) tiếp tục giữ vững vị thế

Ông Roese chia sẻ các tập đoàn sẽ nhận ra rằng có hai phương pháp để xây dựng vùng biên đám mây hiện đại: sự phổ biến của các mono-edge (mô hình điện toán vùng biên đơn giản) hoặc một nền tảng vùng biên đa đám mây. Lựa chọn công nghệ mới để ứng dụng “edge platform” (nền tảng vùng biên đám mây) là một phương pháp để phát triển khi vùng biên hiện đại trở thành một điểm mở rộng của hạ tầng đa đám mây.

Khi dữ liệu tiếp tục là trọng tâm trong lương lai, việc trích xuất giá trị từ dữ liệu đóng vai trò quan trọng để mở khóa các cơ hội chuyển đổi kinh doanh. Ông Marrs chia sẻ rằng dù đa đám mây đã trở nên phổ biến hơn tại APJ, nhưng các DN vẫn cần phải đưa ra những chiến lược có tính toán để mang đến sự nhanh nhạy và ĐMST trong kinh doanh.

Công nghệ Zero Trust củng cố thêm sự vững chắc

Với sự phổ cập của AI và ngày càng nhiều dữ liệu, cũng như thông tin di chuyển đến vùng biên, ông Marrs nhấn mạnh việc quản lý dữ liệu ngày càng quan trọng hơn để đảm bảo tương lai số của APJ và mối đe dọa tấn công bề mặt ngày càng lớn làm tăng thêm sự quan trọng của việc phát triển các kiến trúc Zero Trust đích thực và yêu cầu bắt buộc trong việc triển khai công nghệ này.

Ông Roese tiếp lời: “Chúng ta đã nói rất nhiều về Zero Trust và tầm quan trọng của nó trong việc củng cố an ninh mạng trên toàn cầu trong năm 2023. Bước sang năm 2024, công nghệ Zero Trust sẽ từ một từ khóa thông dụng trở thành một công nghệ đích thực, những tiêu chuẩn thực, và thậm chí là các chứng nhận để làm rõ mục đích sử dụng thực sự của Zero Trust.” 

Ông Roese cũng lưu ý rằng dự án Fort Zero của Dell sẽ được cung cấp cho thị trường trong năm 2024. Đây được xem là hệ thống đám mây riêng (private cloud) Zero Trust thương mại đầy đủ đầu tiên trong ngành, mở đường cho việc ứng dụng Zero Trust ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cùng nhau kiến tạo một tương lai dựa trên dữ liệu

Với sự chuyển đổi nhanh chóng và mức độ trưởng thành về kỹ thuật số ngày càng tăng, khu vực APJ đang trong thời điểm chín muồi để phát triển những công nghệ mới nổi này. Trong năm sau, ông Marrs nhấn mạnh rằng phương pháp tiếp cận theo hệ sinh thái sẽ cho phép lĩnh vực công nghệ có thể thu thập được phương pháp tốt nhất cho việc triển khai và tận dụng công nghệ theo cách tốt nhất để tạo ra ảnh hưởng lớn hơn cho các DN và cộng đồng trong khu vực APJ và rộng hơn nữa.

Ông Marrs kết thúc buổi hội thảo với nhận định: “Những cải tiến và phát triển tuyệt vời này đều có thể trở thành hiện thực nhờ tinh thần hợp tác và hệ sinh thái lớn mạnh. GenAI là một ví dụ điển hình cho chúng ta thấy sự cần thiết của việc hợp tác cùng nhau để thu được thành quả lớn hơn. Đây cũng là lý do chúng ta cần hướng tới xây dựng tính đồng nhất trong kỹ thuật số. Chúng ta chỉ có thể đat được điều này khi làm việc cùng nhau để hiện thực hóa những ý tưởng kỹ thuật số. Dell là một đơn vị hàng đầu trong việc hợp nhất những công nghệ này và cơ hội tăng trưởng kinh doanh khi kết hợp chuyên môn, các giải pháp, và đối tác để hỗ trợ các DN xây dựng tương lai dựa trên dữ liệu".

ND

6 khuyến nghị để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật cho AI

AI có tiềm năng lớn trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, thông minh hơn, nhưng đồng thời nó cũng đối mặt với các rủi ro an toàn bảo mật nghiêm trọng. Cần có tiêu chuẩn bảo mật cho AI để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

AI tạo sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế số quốc gia

Tại Hội thảo và Triển lãm “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” lần thứ 16 (Security Day 2023), do Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ và tổ chức ngày 30/11, trong phiên chuyên đề, ông Li Hai - Giám đốc An ninh bảo mật, Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei châu Á - Thái Bình Dương - đã chia sẻ về cách AI giải phóng giá trị của dữ liệu tin cậy, cũng như đưa ra 06 khuyến nghị về chính sách quản trị, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật cho AI và dữ liệu.

Ông Li Hai nhấn mạnh AI sẽ tạo ra sức mạnh phát triển nền kinh tế số, hoàn thiện quá trình chuyển đổi số quốc gia

Ông Li Hai cho biết, AI đang là công cụ quan trọng cho phép các ngành công nghiệp nâng cao hiệu quả và năng suất ở quy mô lớn hơn thông qua “Tri thức + Dữ liệu + Thuật toán + Sức mạnh điện toán”. Cụ thể, dữ liệu là thành phần, thuật toán là động lực, sức mạnh điện toán là cơ sở hạ tầng,... của AI.

Huawei dự đoán thế giới thông minh 2030 sẽ phát triển từ “Kết nối + Điện toán” hiện nay trở thành “AI + Dữ liệu + Xanh” với sự bùng nổ của thương mại kỹ thuật số, băng thông rộng gigabit, vũ trụ ảo metaverse, trí tuệ lan tỏa, hệ thống tự trị, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin (CNTT) xanh...

Với GenAI (Generative AI - AI Tạo sinh), thế giới đang ở thời điểm bước ngoặt của kỷ nguyên số. GenAI dân chủ hóa việc sử dụng AI, trao quyền sử dụng cho mọi lực lượng lao động, tạo điều kiện đổi mới và trao cơ hội kinh doanh mới cho khu vực công lẫn tư. Có thể nói, GenAI là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” có tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội, thúc đẩy năng suất và sản lượng tăng trên 18%.

Với sự phát triển của dữ liệu lớn, sự cải thiện đáng kể trong khả năng tính toán, và các đổi mới liên tục trong các phương pháp học máy (ML), các công nghệ AI như nhận diện hình ảnh, nhận diện giọng nói và xử lý ngôn ngữ tự nhiên đang trở nên ngày càng phổ biến. Ngày càng nhiều công ty đầu tư vào nghiên cứu AI và triển khai AI cho sản phẩm của họ.

Theo Tầm nhìn công nghiệp toàn cầu của Huawei (GIV), đến năm 2025, toàn thế giới sẽ đạt được hơn 100 tỷ kết nối, chiếm tới 77% dân số; 85% ứng dụng doanh nghiệp (DN) sẽ được triển khai trên đám mây; khoảng 12% số gia đình sẽ sử dụng robot ra đình thông minh, hình thành nên một thị trường hàng tỷ USD.

Ông Li Hai khẳng định, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế số (KTS) của mỗi quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh điện toán bình quân đầu người và ngược lại, cơ sở hạ tầng sức mạnh điện toán cũng trở thành động cơ mới của mỗi nền KTS. Dự đoán, AI có thể làm tăng sức mạnh điện toán lên gấp 500 lần. Do đó, hơn 50 nước đã đưa mục tiêu thúc đẩy hợp tác và đổi mới, xây dựng chính sách và tiêu chuẩn về AI vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Để các nhà hoạch định chính sách đánh giá tiến độ nền KTS mỗi quốc gia, Huawei đã hợp tác nghiên cứu với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC giới thiệu chỉ số DFE (Digital First Economy Index), nhằm đo lường liên tục mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng số.

Theo điểm DFE, Việt Nam và hầu hết quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa nước nào đạt được mức độ chuẩn bị sẵn sàng cao nhất cho nền KTS. Cải thiện chỉ số DFE sẽ tạo ra tác động cấp số nhân đối với tăng trưởng GDP: Tăng 1 điểm DFE tương quan với mức tăng trưởng 3% GDP.

6 khuyến nghị để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật cho AI

AI có tiềm năng lớn trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, thông minh hơn, nhưng đồng thời nó cũng đối mặt với các rủi ro an toàn bảo mật nghiêm trọng. Do thiếu sự cân nhắc về bảo mật trong thời kỳ đầu khi phát triển các thuật toán AI, kẻ tấn công có thể điều chỉnh kết quả dự đoán, dẫn đến đánh giá sai lệch.

Trong các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe, giao thông và giám sát, các cuộc tấn công thành công vào hệ thống AI có thể dẫn đến thất thoát tài sản hoặc gây nguy hiểm cho con người.

Các rủi ro bảo mật AI không chỉ tồn tại trong phân tích lý thuyết mà cả trong các sản phẩm AI đã triển khai. Ví dụ, kẻ tấn công có thể tạo ra các tệp (file) có khả năng vượt qua các công cụ phát hiện dựa trên AI hoặc chèn các đoạn nhiễu vào hệ thống điều khiển giọng nói nhà thông minh để thực thi các ứng dụng độc hại.

Kẻ tấn công cũng có thể giả mạo dữ liệu trả về từ thiết bị đầu cuối hoặc các cuộc trò chuyện với chatbot nhằm gây ra sai sót trong việc dự đoán của hệ thống AI. Thậm chí có thể dán các nhãn dán lên trên biển báo giao thông hoặc phương tiện giao thông khiến cho suy đoán của các phương tiện tự động không chính xác.

Ông Li Hai đã đưa ra 06 khuyến nghị về chính sách quản trị, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật tin cậy cho AI và dữ liệu đang được các Chính phủ trên thế giới triển khai:

Thứ nhất, chính phủ đi đầu trong việc xây dựng các chiến lược an ninh mạng quốc gia, quy định về nơi lưu trữ dữ liệu và bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia.

Cụ thể trong 4 hoạt động: Thiết lập các chính sách, bộ luật, quy định phù hợp với kỷ nguyên số; Ươm mầm nhân tài thích ứng với kỷ nguyên số; Thúc đẩy hệ sinh thái công nghiệp thịnh vượng; Phát triển cơ sở hạ tầng số.

Thứ hai, nền tảng đám mây chủ quyền quốc gia. Chính phủ cần tăng cường tích hợp và hợp tác để tạo ra nền tảng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây chung, nền tảng trao đổi và chia sẻ dữ liệu hợp nhất, nền tảng dịch vụ hợp nhất. Đặc biệt, đảm bảo đám mây an ninh quốc gia đạt mức độ bảo mật cao nhất.

Thứ ba, chính phủ đẩy nhanh quá trình đám mây hóa và số hóa của các bộ ngành, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) nhanh hơn trong các ngành khác nhau. Các bộ ngành đẩy nhanh đám mây hóa và số hóa sẽ giúp khơi thông và tinh gọn các dịch vụ xã hội như dịch vụ công, bảo hiểm xã hội, giao thông, thuế quan, giáo dục, y tế...

Thứ tư, chính phủ đi đầu trong việc thiết lập cơ chế quản lý và thu phí để tạo ra giá trị thông qua dịch vụ dữ liệu và tăng thuế đối với dịch vụ kỹ thuật số. Các nền tảng trao đổi dữ liệu quy mô lớn sẽ thúc đẩy chủ sở hữu dữ liệu, nhà cung cấp dữ liệu và người dùng dữ liệu mua bán với nhau.

Thứ năm, chính phủ chủ trì thiết lập cơ chế quản lý, tiêu chuẩn kiểm toán, bảo mật và hệ thống chứng nhận.

Việc thiết lập môi trường mạng an toàn cho Chính phủ, DN và người dân có vai trò quan trọng để thúc đẩy CĐS quốc gia. Do đó, Chính phủ cần sửa đổi và hoàn thiện Luật an ninh mạng quốc gia, Quy định về quyền riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân, Tiêu chuẩn an ninh mạng theo luật định quốc gia,... dựa theo các khung tham chiếu toàn cầu.

Thứ sáu, chính phủ đi đầu trong việc xây dựng mô hình quản trị hợp tác đa bên phù hợp với nền kinh tế số phát triển nhanh chóng, điều tiết và thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường bảo mật dữ liệu cơ bản cho đến bảo mật toàn bộ vòng đời dữ liệu.

Để giải phóng những giá trị dữ liệu, AI là một công cụ đáng tin cậy nhờ có các nỗ lực chung. Mục đích cuối cùng của AI cùng các chính sách và tiêu chuẩn dữ liệu là tạo ra giá trị kinh doanh thông qua việc xử lý dữ liệu bảo mật và đáng tin cậy. Chúng tôi luôn ủng hộ Chính phủ đề ra các chính sách và tiêu chuẩn nhằm khuyến khích đổi mới phát triển AI và Dữ liệu xuyên ngành, xuyên quốc gia và xuyên khu vực”, ông Li Hai nhấn mạnh.

ND

Khám phát năng lực của trợ lý thông minh Copilot

Đầu tháng 11/2023, trợ lý ảo thông minh Microsoft Copilot đã chính thức xuất hiện trên các thiết bị cài Windows 11 và Microsoft 365. Trợ lý thông minh Copilot được cung cấp miễn phí cho người dùng cá nhân sử dụng trên Windows 11, Microsoft 365 và trình duyệt Edge.

Đúng như tên gọi, trợ lý thông minh, Copilot giúp giải quyết tất cả những công tác cơ bản của nhân viên và quản lý văn phòng trong tích tắc. Hầu hết các công việc chân tay và suy nghĩ, đều được Copilot sáng tạo xử lý theo cách gọn gang, nhanh chóng và “chuyên nghiệp”.

Khi tích hợp chỉ với Windows 11, Copilot giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả trên Bing và Edge:

  • Tìm kiếm thông tin: Copilot có khả năng chat cùng người dùng, hiểu và đối thoại tự nhiên, giúp người dùng tìm kiếm thông tin trên Bing một cách dễ dàng với các kết quả phù hợp và đáng tin cậy.
  • Đề xuất từ khóa và câu truy vấn: Khi người dùng nhập từ khóa hoặc câu truy vấn vào thanh tìm kiếm, Copilot có thể đề xuất các từ khóa và câu truy vấn phù hợp để giúp người dùng tìm kiếm chính xác và hiệu quả hơn.
  • Gợi ý kết quả tìm kiếm: Copilot gợi ý các kết quả tìm kiếm liên quan khi người dùng nhập từ khóa hoặc câu truy vấn để khám phá thêm thông tin liên quan và mở rộng phạm vi tìm kiếm của mình.

Với Word, Powerpoint và Excel, năng lực của Copilot mạnh mẽ “tỏa sáng”:

Tạo tài liệu: Với khả năng đọc và hiểu nội dung của tài liệu, Copilot đề xuất các từ và cụm từ phù hợp, giúp người dùng viết tài liệu văn bản và bảng tính một cách trôi chảy, nhanh chóng và chính xác hơn. Copilot cũng đề xuất thiết kế và hình ảnh phù hợp để tăng tính tương tác của tài liệu.

Tạo bài thuyết trình: Copilot đề xuất các slide, biểu đồ và hình ảnh phù hợp để giúp người dùng tạo ra các bài thuyết trình chuyên nghiệp và hấp dẫn. Ngoài ra, Copilot còn có thể đề xuất các câu trả lời cho các câu hỏi trên slide, giúp người dùng chuẩn bị tốt hơn cho phần trình bày.

Đề xuất công thức: Đọc hiểu excel, Copilot có thể đề xuất các công thức phổ biến và phù hợp dựa trên dữ liệu trong bảng tính của bạn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác khi tạo và tính toán các công thức phức tạp.

Tự động điền dữ liệu: Copilot có khả năng tự động điền dữ liệu dựa trên các mẫu và xu hướng trong bảng tính. Nhờ đó, người dùng nhanh chóng hoàn thành các chuỗi dữ liệu, tiết kiệm thời gian và giảm khối lượng công việc lặp lại.

Phân tích dữ liệu: Copilot phân tích dữ liệu một cách thông minh và đưa ra các gợi ý về biểu đồ, bảng tổng hợp và phân tích số liệu. Do vậy, người dùng có thể  hiểu rõ hơn về dữ liệu và tạo ra báo cáo chuyên nghiệp và nhanh chóng hơn.

Định dạng và trình bày: Copilot cung cấp các gợi ý về định dạng và trình bày dữ liệu, giúp bạn tạo ra các bảng tính trực quan và dễ đọc. Bạn có thể nhận được gợi ý về cách sắp xếp dữ liệu, định dạng số, màu sắc và font chữ phù hợp.

Tóm tắt lại, trước đây các công việc đòi hỏi nhiều thời gian và tính chính xác, tỉ mỉ của “giới văn phòng” và phân tích kinh doanh, gây xì trét thì nay, chỉ cần cài Microsoft 365, trợ lý thông minh Microsoft 365 Copilot sẽ xử lý trong tích tắc.

Tuy nhiên, việc đối thoại với Microsoft Copilot cũng cần chuyên môn hóa. Hội thảo trực tuyến (webinar) chia sẻ về phương thức “hợp tác” với  Copilot sẽ được chuyên gia Microsoft, TechData và Tek Experts đồng tổ chức vào 24.11.2023 tại: https://forms.office.com/e/KQkCptWw8a.

ND

Mở khóa tiềm năng của AI tại châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản

Châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) đang sở hữu những cơ hội phát triển to lớn trong lĩnh vực AI từ việc ứng dụng rộng rãi Generative AI và tăng cường đầu tư vào các hệ thống AI trên khắp khu vực.

 Vừa qua, Dell Technologies đã tổ chức buổi hội thảo tại châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) với chủ đề “Mang AI đến dữ liệu”. Buổi hội thảo trực tuyến được chủ trì bởi ông John Roese, Giám đốc Công nghệ Toàn cầu của Dell, và ông Peter Marrs, Chủ tịch, Khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản. Họ đã thảo luận với nhau về bối cảnh của AI trước nhu cầu sáng tạo đổi mới về AI ngày càng gia tăng trong khu vực và Dell có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội này như thế nào.

Ông John Roese, Giám đốc Công nghệ Toàn cầu, Dell Technologies, chia sẻ: “Lần gần nhất chúng ta trải qua thay đổi mạnh mẽ về các hệ thống IT hỗ trợ tăng năng suất trong doanh nghiệp đã khoảng 20 năm trước. Chúng ta đã ứng dụng các hệ thống quy mô lớn như ERP và CRM. Đây là những hệ thống đã góp phần thay đổi cách các doanh nghiệp sử dụng công nghệ. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều công nghệ mới ra đời, nhưng không công nghệ nào mang đến khả năng tăng năng suất to lớn cho doanh nghiệp như AI”.

Ông Peter Marrs, Chủ tịch, Khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản, Dell Technologies, nhấn mạnh: “AI là lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ tại khu vực APJ, đặc biệt là Generative AI. AI đang thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng,giúp gia tăng năng suất làm việc đáng kể. Với vai trò một trong nhà cung cấp hạ tầng hàng đầu, Dell có thể mang tới cho doanh nghiệp một cách tiếp cận độc đáo và khác biệt nhờ danh mục Generative AI lớn nhất thế giới, từ máy bàn cho đến trung tâm dữ liệu, cho đến điện toán đám mây.”

Chiến lược AI với 4 mũi nhọn của Dell

Ông Roese đã trình bày tổng quát về các cơ hội trong lĩnh vực AI. Ông cũng nhấn mạnh cách Generative AI đã phổ cập AI đến tất cả mọi người, và chứng minh rằng các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực cần phải triển khai công nghệ này để cung cấp những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cao hơn cho khách hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Ông Roese cũng lưu ý ứng dụng Generative AI cũng kèm theo những thách thức liên quan đến các yêu cầu về quyền riêng tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và tuân thủ các biện pháp kiểm soát bảo mật.

Ông Roese cho biết: “Chúng tôi tập trung cung cấp các giải pháp Generative AI riêng tư, triển khai AI trực tiếp vào các bộ dữ liệu của doanh nghiệp nhằm cải thiện quy trình, năng suất và sự hiệu quả. Chúng tôi làm việc với các đối tác trong hệ sinh thái để cung cấp các thiết kế đã được xác thực, các kiến trúc tham chiếu, và các giải pháp mà khách hàng có thể dễ dàng triển khai. Sứ mệnh của Dell không chỉ cung cấp công nghệ, chúng tôi muốn trở thành đối tác chiến lược để hỗ trợ các doanh nghiệp làm việc trong một hệ sinh thái phức tạp để mang AI vào trong sản phẩm.”

Ông Roese cũng chia sẻ về bốn mũi nhọn trong chiến lược AI của Dell bao gồm: AI-In, AI-On, AI-For, và AI-With. Ông đi sâu vào các Giải pháp Generative AI mà Dell vừa cho ra mắt. Các giải pháp này nhắm đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi cách thức làm việc trong mọi giai đoạn của hành trình ứng dụng AI tạo sinh, đồng thời mở khóa tiềm năng của AI với các Bản thiết kế đã được Xác thực từ Dell dành cho Generative AI. Các thiết kế này hiện nay đã hỗ trợ cả điều chỉnh và suy luận mô hình, qua đó giúp người dùng triển khai các mô hình Generative AI nhanh chóng hơn thông qua hạ tầng đã được kiểm chứng.

Nắm bắt các cơ hội trong lĩnh vực AI tại khu vực APJ

Tại hội thảo, ông Marrs đã đi sâu vào bối cảnh AI của khu vực APJ, đặc biệt là các cơ hội tăng trưởng từ Generative AI và chi tiêu ngày càng tăng cho các hệ thống AI. Ông cũng nhấn mạnh rằng APJ là một thị trường đa dạng với nhiều ứng dụng AI khác nhau.

Ông Marrs cũng chia sẻ rằng các doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp và chuyên môn của Dell để đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Ví dụ, các nhà cung cấp dịch vụ mới tìm đến Dell để đổi mới và xây dựng các dịch vụ GPUaaS, trong khi các doanh nghiệp truyền thống tìm đến Dell để triển khai các dự án thử nghiệm AI và giải quyết các yêu cầu về suy luận.

Ông Marrs chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi chứng kiến đà tăng trưởng khách hàng của các giải pháp Generative AI tại khu vực APJ trong nhiều lĩnh vực như tài chính, quảng cáo, các dịch vụ điện toán đám mây, viễn thông, công nghệ web, và sản xuất. Chúng tôi vẫn tiếp tục đổi mới các giải pháp và mở rộng ứng dụng thực tiễn thông qua việc hợp tác với các khách hàng, nhà cung cấp, và đối tác. Một trong những minh chứng cụ thể là mối quan hệ hợp tác giữa chúng tôi và CyberAgent, một công ty quảng cáo kỹ thuật số lớn tại Nhật Bản. CyberAgent đang sử dụng các giải pháp của chúng tôi để đổi mới ngành quảng cáo kỹ thuật số".

Theo Dell

Những ưu việt và nhược điểm của việc thuê ngoài nhân sự IT

Theo đà phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cần nỗ lực thay đổi và cập nhật để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng một cách linh hoạt và hiệu quả chi phí. Bởi vậy chiến thuật được áp dụng phổ biến của các công ty gần đây là thuê ngoài nhân sự IT (Outsourcing IT).

Chiến lược này ngoài thuê nhân sự, còn hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài để xử lý tác vụ hỗ trợ kỹ thuật. Dù thuê ngoài nhân sự IT có nhiều lợi ích nhưng việc xem xét lại các ưu và nhược vẫn là cần thiết để cân nhắc xem Outsourcing IT phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không.

Chuyên gia Tek Experts tại dự án thuê ngoài

Dưới đây là các lợi ích của thuê ngoài nhân sự nói chung và IT nói riêng:

Tiết kiệm chi phí: Một trong những lý do chính mà các công ty lựa chọn thuê ngoài nhân sự là giảm chi phí. Thuê ngoài cho phép bạn tiếp cận với một nguồn nhân lực toàn cầu, thường là ở các khu vực có chi phí lao động thấp hơn, dẫn đến giảm chi phí. Điều này có thể giảm thiểu thời gian quá trình tuyển dụng, đào tạo, chi phí văn phòng và thiết bị.

Thuê ngoài nhân sự IT, bạn có thể đạt được giảm chi phí và tiết kiệm chi phí lao động và sản xuất, là thông tin được nhấn mạnh trong báo cáo của Deloitte về các lý do hàng đầu cho Outsourcing trong đại dịch.

Nguồn lực tăng cường: Thuê ngoài hỗ trợ kỹ thuật cung cấp quyền truy cập vào kho chuyên gia có kỹ năng mở rộng hơn so với tự tuyển dụng. Những chuyên gia này có thể xử lý một loạt các vấn đề kỹ thuật, đảm bảo khách hàng của công ty nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả. Khi thuê ngoài, công ty có thể tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm của người được thuê để nâng cao dịch vụ mà không yêu cầu các chương trình đào tạo và phát triển nội bộ rộng lớn.

Tính linh hoạt và khả năng mở rộng: Thuê ngoài nhân sự cung cấp tính linh hoạt để thích nghi với hoàn cảnh thay đổi. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng hoặc thu nhỏ lực lượng lao động của mình dựa trên nhu cầu kinh doanh giúp thích ứng nhanh chóng. Dù mở rộng hoặc giảm sút tạm thời nhu cầu hỗ trợ, thuê ngoài nhân sự giúp doanh nghiệp duy trì mức độ nhân sự tối ưu. Sự linh hoạt này giúp phản ứng hiệu quả với biến động thị trường và yêu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ liên tục.

Tập trung vào yếu tố cốt lõi: Khi thuê ngoài nhân sự các chức năng không thuộc yếu tố cốt lõi như kỹ thuật, nên doanh nghiệp có thể tập trung vào các sáng kiến chiến lược, sản phẩm và cải thiện trải nghiệm khách hàng, phát triển kinh doanh. Sự chuyển đổi này có thể dẫn đến sự đổi mới và cải tiến trong các yếu tố cốt lõi doanh nghiệp, làm doanh nghiệp của bạn cạnh tranh hơn.

Phạm vi toàn cầu: Nhiều đối tác thuê ngoài IT có mặt trên toàn cầu, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật 24/7 trên các múi giờ khác nhau. Điều này đảm bảo khách hàng nhận được sự hỗ trợ mỗi khi cần. Đây là một lợi thế quan trọng nếu doanh nghiệp hoạt động quốc tế hoặc phục vụ khách hàng ở các khu vực khác nhau. Phạm vi toàn cầu nâng cao khả năng phản ứng và sự hài lòng của khách hàng.

Giảm thiểu rủi ro: Đối tác cho thuê ngoài nhân sự thường có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về tuân thủ, bảo mật và bảo vệ dữ liệu. Điều này có thể giúp doanh nghiệp cập nhật các quy định mới nhất và giảm rủi ro vi phạm quy định.

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm của thuê ngoài nhân sự vẫn tồn tại như sau:

Mất kiểm soát: Khi thuê ngoài nhân sự IT, bạn phải giao phó cho một bên thứ ba việc tương tác với khách hàng và quản lý mạng. Điều này có thể gây lo ngại về sự kiểm soát của bạn đối với chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Mặc dù thuê ngoài nhân sự có thể cung cấp các giải pháp tiết kiệm chi phí, nhưng nó yêu cầu quản lý cẩn thận để duy trì các tiêu chuẩn và giá trị của thương hiệu doanh nghiệp. Biện pháp quan trọng là cần giao tiếp hiệu quả và giám sát để duy trì sự kiểm soát.

Khác biệt văn hóa: Làm việc với một đối tác outsourcing ở một khu vực hoặc quốc gia khác có thể gây ra rào cản văn hóa và ngôn ngữ. Những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp và trải nghiệm của khách hàng. Để giảm thiểu thách thức này, hãy chọn một đối tác outsourcing đầu tư vào đào tạo đa văn hóa và thúc đẩy các phương pháp giao tiếp hiệu quả. Xây dựng một sự đối tác mạnh mẽ dựa trên sự hiểu biết chung là rất quan trọng.

Quan ngại về bảo mật: Chia sẻ dữ liệu khách hàng với đối tác cho thuê nhân sự có thể gây ra rủi ro về bảo mật. Lựa chọn một đối tác có biện pháp bảo mật mạnh để bảo vệ dữ liệu của bạn là rất quan trọng.. Áp dụng mã hóa và kiểm soát truy cập dữ liệu để giảm thiểu lỗ hổng bảo mật.

Nhận thức của khách hàng: Một số khách hàng có thể xem thuê ngoài nhân sự IT là nhu cầu về cam kết với dịch vụ khách hàng. Biện pháp là lựa chọn một đối tác cho thuê nhân sự tốt và phù hợp. Đối tác tiêu biểu là Tek Experts, họ sẽ giúp tích hợp liền mạch giá trị dịch vụ và kỳ vọng thương hiệu doanh nghiệp. Đồng thời, duy trì tính minh bạch với khách hàng, nhấn mạnh những lợi ích của việc thuê ngoài nhân sự, như năng lực chuyên môn cao và tính sẵn sàng 247, giao tiếp hiệu quả với khách hàng qua nhiều kênh, như email và mạng xã hội, để mang lại trải nghiệm khách hàng cao cấp.

Phụ thuộc vào bên thứ ba: Phụ thuộc vào đối tác cho thuê nhân sự, nghĩa là hỗ trợ kỹ thuật phụ thuộc vào hiệu suất của họ. Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến dịch vụ của đối tác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín kinh doanh. Biện pháp là thiết lập các thoả thuận dịch vụ mức độ cao (SLA) để giảm thiểu rủi ro này và định kỳ đánh giá hiệu suất của đối tác. Cần duy trì các kênh giao tiếp mở để giải quyết các vấn đề kịp thời và cộng tác.

Tìm sự cân bằng phù hợp: Dù thuê ngoài IT có nhiều lợi ích, nhưng không phải là giải pháp phù hợp với tất cả. Trong đa số trường hợp, việc tuyển dụng nguồn nhân lực và thuê trực tiếp có thể là các lựa chọn tốt hơn. Cần xem xét các yếu tố như tính phức tạp của nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật, ràng buộc ngân sách và mục tiêu kinh doanh dài hạn khi đưa ra quyết định này.

Trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu chuyên gia CNTT, việc thuê chuyên gia CNTT từ bên ngoài là giải pháp thiết thực khi triển khai các dự án CNTT.  Tiến sĩ Hải Nguyễn, EDT đánh giá: “Với bề dày hơn 12 năm về IT Talents Outsourcing, thuê nhân viên CNTT từ Tek Experts có thể là một lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực CNTT và đạt được mục tiêu hiệu quả hơn”. 

Nhân sự Việt Nam được khách hàng thuê ngoài từ Tek Experts

Theo ông Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc điều hành Tek Experts, dưới đây là những lý do bổ sung vì sao lại nên thuê nhân viên CNTT từ Tek Experts:

Tek Experts có thành tích đã được chứng minh trong việc cung cấp các dịch vụ CNTT chất lượng cao cho khách hàng trên toàn thế giới. Họ có danh tiếng mạnh mẽ về sự xuất sắc trong ngành và cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất có thể.

Làm việc 24/7/365 trên toàn cầu: Tek Experts có văn phòng trải rộng khắp 4 châu lục, tại 14 thành phố lớn.

Tek Experts có đội ngũ chuyên gia CNTT vững chắc đã phục vụ khách hàng bằng hơn 40 ngôn ngữ phổ biến: Tek Experts có đội ngũ chuyên gia CNTT có tay nghề cao, có kiến ​​thức chuyên môn về nhiều công nghệ và ngôn ngữ lập trình phục vụ các tập đoàn lớn trên toàn cầu trong hơn 12 năm. Điều này có nghĩa là họ có thể cung cấp cho bạn nhân tài phù hợp với nhu cầu dự án cụ thể của bạn, đảm bảo rằng bạn có sẵn những kỹ năng phù hợp để mang lại kết quả chất lượng cao.

Không chỉ cung cấp chuyên gia CNTT, Tek Experts có thể cung cấp nhân sự về mọi mặt cho các tổ chức, công ty. Khách hàng quen thuộc của Tek Experts là các tập đoàn toàn cầu và cơ quan chính phủ trong lĩnh vực giáo dục và CNTT

Tổng kết lại, lợi ích và nhược điểm của thuê ngoài nhân sự đặc biệt là nhân sự IT, cần được cân nhắc về sự phù hợp với chiến lược doanh nghiệp. Thuê ngoài nhân sự chắc chắn tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất và cải thiện trải nghiệm khách hàng khi được thực hiện hiệu quả và trong các hoàn cảnh phù hợp. Tuy nhiên, lựa chọn được một đối tác cho thuê nhân sự IT, kỹ thuật với năng lực phù hợp sẽ giúp duy trì sự cân bằng giữa kiểm soát, chất lượng và tính hiệu quả chi phí, từ đó củng cố cho quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp.

 Nguồn Tek Experts

Các vi xử lý Intel Core thế hệ 14 mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho tín đồ công nghệ

Các vi xử lý dành cho máy tính để bàn mới nhất của Intel mang đến tốc độ xung nhịp và trải nghiệm tuyệt vời cho những tín đồ đam mê công nghệ, cùng khả năng ép xung mạnh mẽ.

Intel chính thức ra mắt dòng vi xử lý máy bàn Intel® Core™ thế hệ 14 mới với sản phẩm đầu bảng Intel Core i9-14900K. Dòng vi xử lý máy bàn thế hệ mới nhất bao gồm 6 vi xử lý dành cho máy tính để bàn không khóa xung (unlocked). Phiên bản cao nhất sở hữu 24 nhân, 32 luồng và tốc độ xung nhịp 6 GHz. Đáng lưu ý, i7-14700K đã được bổ sung thêm bốn nhân E-core (tiết kiệm điện năng) với 20 nhân và 28 luồng so với thế hệ trước.

Ngoài ra, ứng dụng Extreme Tuning Utility (XTU) của Intel giờ đây sẽ được bổ sung thêm tính năng AI Assist (Hỗ trợ từ AI). Nhờ vậy, người dùng có thể thực hiện ép xung (overlocking) các vi xử lý dành cho máy bàn không khóa xung Intel Core thế hệ 14 nhất định chỉ qua một thao tác dưới sự hướng dẫn của AI.

Ông Roger Chandler, Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành tại Intel, Mảng Enthusiast PC và máy trạm, Nhóm điện toán phổ thông, chia sẻ: “Kể từ khi ứng dụng kiến trúc hybrid, Intel đã và đang liên tục nâng cao hiệu năng của máy bàn. Với các vi xử lý Intel Core thế hệ 14, chúng tôi tiếp tục chứng minh tại sao những người đam mê công nghệ (enthusiast) luôn sử dụng những sản phẩm của Intel để có được trải nghiệm máy bàn tốt nhất.”

Vai trò của CPU trong chơi game và sáng tạo nội dung chưa bao giờ quan trọng như hiện nay. Với kiến trúc hybrid tân tiến của Intel, các vi xử lý máy bàn Intel Core thế hệ 14 thỏa mãn nhu cầu của người dùng đam mê PC với trải nghiệm mượt mà nhất.

Sản phẩm cao cấp nhất của dòng vi xử lý máy bàn Intel Core thế hệ 14, đồng thời là vi xử lý máy bàn nhanh nhất thế giới, i9-14900K cung cấp hiệu năng đỉnh cao để game thủ có được trải nghiệm tuyệt vời nhờ tốc độ xung nhịp 6 GHz. Nhờ bổ sung thêm 25% nhân trên i7-14700K, những nhà sáng tạo nội dung có thể thoải mái làm việc đa nhiệm mượt mà. Với sự kết hợp giữa trải nghiệm ép xung tốt nhất thế giới và khả năng tương thích với những bo mạch chủ 600/700 sẵn có, các vi xử lý máy bàn Intel Core thế hệ 14 mang đến sức mạnh xử lý và hiệu năng mà những tín đồ công nghệ mong đợi.

Trải mghiệm máy bàn

Với xung nhịp nhanh hơn, đạt đến cột mốc 6 GHz  trên vi xử lý chủ lực i9-14900K, dòng vi xử lý dành cho máy tính để bàn Intel Core thế hệ 14 sẽ giúp các tín đồ công nghệ có được trải nghiệm máy bàn tốt nhất thế giới.  

Kiến trúc hybrid của Intel tiếp tục được cải tiến để đáp ứng nhu cầu về hiệu năng xử lý của các tín đồ công nghệ trong việc sử dụng hằng ngày:

Nền tảng chơi game đỉnh cao:

Các vi xử lý Intel Core thế hệ 14 mang đến trải nghiệm chơi game sống động với hiệu năng cao hơn 23% so với những vi xử lý đầu bảng khác trên thị trường. Những tính năng tăng cường trải nghiệm chơi game như Intel Application Optimization (Trình tối ưu ứng dụng của Intel, viết tắt là APO) đảm bảo khả năng phân luồng ứng dụng tốt hơn bao giờ hết khi kết hợp cùng tính năng điều chỉnh phân luồng ứng dụng Intel® Thread Director sẵn có.

Giữ vững vị thế ép xung hàng đầu:

Các vi xử lý không khóa xung Intel Core thế hệ 14 tiếp tục mang khả năng trải nghiệm ép xung vô song đến với mọi phân khúc người dùng, từ những chuyên gia, cho đến người mới nhập môn. Thế hệ vi xử lý máy bàn không khóa xung mới nhất nay hỗ trợ tốc độ DDR 5 XMP vượt ngưỡng 8.000 megatransfers trên giây (MT/S), đồng thời tích hợp thêm tính năng Intel XTU AI Assist để hỗ trợ người dùng ép xung qua sự hướng dẫn của AI.

Hỗ trợ các chuẩn kết nối tốt nhất hiện nay: Dòng vi xử lý máy bàn mới nhất từ Intel được tích hợp sẵn khả năng hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 6/6E và Bluetooth® 5.3, cũng như hỗ trợ các chuẩn công nghệ không dây mới như Wi-Fi 7 và Bluetooth 5.4 qua các thiết bị chuyên biệt.

Hơn nữa, các vi xử lý máy bàn Intel Core thế hệ 14 cũng hỗ trợ chuẩn kết nối có dây Thunderbolt 4, và chuẩn Thunderbolt 5 sắp ra mắt với băng thông hai chiều lên đến 80 Gbps.

Tương thích với các dòng chipset 600/700:  Các vi xử lý máy bàn Intel Core thế hệ 14 vẫn duy trì khả năng tương thích với các dòng chipset Intel 600 và 700. Nhờ vậy, các tín đồ công nghệ có thể dễ dàng năng cấp hệ thống và tận hưởng hiệu năng chơi game và sáng tạo nội dung từ thế hệ mới nhất.

Các dòng vi xử lý Intel Core thế hệ 14 sẽ lên kệ tại các cửa hàng bán lẻ và các nhà sản xuất đối tác OEM từ ngày 17/10/2023.

Theo Intel

Tối đa hóa giá trị kinh doanh 5G

Bước tiến về công nghệ truyền dẫn không dây 5G đã được ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp mang lại hiệu quả rõ rệt, cần được khai thác triệt để.

Gia tăng những giá trị sẵn có

Tại sự kiện Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (MBBF 2023) lần thứ 14 tại Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Huawei kêu gọi các nhà mạng toàn cầu và đối tác công nghiệp nắm bắt cơ hội và khai phá những giới hạn mới với 5G và 5,5G (5G-Advanced, hay còn gọi là 5G-A), nhằm đáp ứng nhu cầu mạng ngày càng gia tăng, bắt kịp xu hướng và mở ra những thành công mới trong tương lai.

Ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei và ông Granryd - Tổng giám đốc GSMA, chia sẻ: “Công nghệ đang thay đổi rất nhanh và nhu cầu trải nghiệm mới của người dùng cũng không ngừng gia tăng. Vì vậy, việc kết nối mạng cũng cần được đổi mới và phát triển liên tục. Toàn ngành cần sẵn sàng hướng tới tương lai và tối đa hóa giá trị khi đầu tư vào 5G”.

Ông Ken Hu và ông Granryd trao đổi tại MBBF 2023

Nói về định hướng phát triển tiếp theo cho 5G, ông Ken Hu đã đề cập đến các sáng kiến quan trọng hướng đến người dùng, đồng thời giúp các nhà mạng đạt được thành công trong kinh doanh. Các sáng kiến bao gồm: Mở rộng phạm vi phủ sóng mạng, nâng cao trải nghiệm người dùng và khám phá các mô hình định giá linh hoạt.

Đối với thị trường B2B, ông Ken Hu đề xuất các ngành công nghiệp nên ứng dụng 5G vào quá trình sản xuất và vận hành trên quy mô lớn. Trong quá trình này, các nhà mạng có thể nâng cao khả năng tự định vị, từ đó nắm bắt các cơ hội mới bằng cách tăng cường khả năng của họ trên đám mây (cloud), phát triển các ứng dụng trong công nghiệp và tích hợp hệ thống đầu cuối.

Ông Ken Hu chia sẻ: "Trong thời gian tới, chúng ta cần nâng cao năng lực của mình, phát triển công nghệ và tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng, mở rộng quy mô ngành và tối đa hoá giá trị đầu tư vào 5G"

Cũng tại MBBF 2023, ông Li Peng, Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Mạng di động Huawei đã chia sẻ về các biện pháp tăng tốc thương mại hóa 5G và khai phá mạng 5,5G.

Theo ông Li Peng, mạng di động trong tương lai cần có 06 tính năng chủ chốt: tốc độ tải xuống 10 Gbps; tải lên 1 Gbps; mạng xác định; hỗ trợ hàng trăm tỷ kết nối IoT; cảm biến và giao tiếp tích hợp, cùng khả năng AI gốc.

Để đạt được những tính năng này, các nhà mạng và các đối tác trong ngành không chỉ liên tục nâng cao năng lực của 03 kịch bản ứng dụng cốt lõi: Băng thông rộng di động nâng cao (eMBB), Truyền thông máy số lượng lớn (mMTC), Truyền thông với độ trễ thấp và độ tin cậy cao (URLLC); mà còn phải phát triển 02 khả năng mới bao gồm: Truyền thông băng thông rộng trung tâm tải lên (UCBC) và Truyền thông băng thông rộng theo thời gian thực (RTBC).

Mở rộng năng lực mạng không dây thế hệ tiếp theo

Nói về 5,5G, bước phát triển tiếp theo của công nghệ 5G, ông Li Peng kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ của toàn ngành để cùng nhau thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái ứng dụng và thiết bị, xác định các kịch bản và tăng tốc quá trình thương mại hóa FWA, IoT Thụ động và RedCap trên quy mô lớn. Những nỗ lực này rất quan trọng trong việc nắm bắt tối đa 05 xu hướng mới sẽ định hình nền kỹ thuật số thông minh trong tương lai.

3D không cần kính: Hệ sinh thái ngành công nghiệp 3D không cần kính (Glasses-Free 3D) đang phát triển nhanh chóng. Những đột phá trong công nghệ bao gồm kết xuất đám mây (cloud rendering) và con người ảo 3D theo thời gian thực (real-time 3D virtual humans), sẽ nâng cao trải nghiệm cho người dùng.

Trong tương lai, các thiết bị như điện thoại di động và tivi hỗ trợ 3D Không cần kính, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, qua đó thúc đẩy lưu lượng dữ liệu tăng lên gấp 10 lần so với video 2D.

Xe tự hành: Đến năm 2025, thế giới sẽ có hơn 500 triệu phương tiện thông minh di chuyển trên đường phố. Với mạng băng thông rộng và độ trễ thấp, các phương tiện thông minh sẽ có thể chia sẻ thông tin với người, phương tiện, đường phố và cloud theo thời gian thực.

Trong các kịch bản hỗ trợ lái, xe thông minh sẽ tiêu thụ hơn 300 gigabyte dữ liệu/tháng để tạo ra mô hình dựa trên cloud và cập nhật thuật toán hàng tuần. Theo các kịch bản xe tự hành, mức tiêu thụ dữ liệu sẽ tăng 100 lần.

Công nghệ sản xuất thế hệ mới: Với những đột phá về năng lực của công nghệ phân chia mạng và điện toán biên, số lượng mạng 5G dành riêng cho doanh nghiệp đã tăng gấp 100 lần và quy mô thị trường cũng đã mở rộng lên hơn 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất ngày càng trở nên linh hoạt, sự phụ thuộc vào mạng không dây và số lượng hệ thống sản xuất cốt lõi được triển khai trên Cloud ngày càng gia tăng. Điều này đã đặt ra những yêu cầu cao hơn cho sự phát triển của mạng 5G.

IoT di động tổng quát: Hiện nay, hơn 03 tỷ kết nối IoT di động đang phủ sóng khắp thế giới và công nghệ 5G có khả năng kết nối nhiều thứ hơn cả con người. Trong tương lai gần, 5G sẽ hỗ trợ nhiều công nghệ IoT hơn như: RedCap với tốc độ trung bình và IoT thụ động, từ đó cung cấp nhiều phương án cho các kịch bản IoT khác nhau, làm gia tăng hiệu quả cho luồng dữ liệu, thông tin và sức mạnh điện toán.

Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất thiết bị gia dụng, IoT thụ động có thể cung cấp khả năng hiển thị trong toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối, đồng thời tăng năng suất cho toàn bộ chuỗi lên 30% trong các thử nghiệm thực tế.

Điện toán thông minh và tin cậy ở nọi nơi: Sự phát triển không ngừng của AI, chẳng hạn như mô hình nền tảng, sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng bùng nổ trong nhu cầu về sức mạnh điện toán AI, dự kiến sẽ tăng gấp 100 lần trong năm 2025. Năng lực phát triển mạng chính là chìa khoá để giải phóng toàn bộ tiềm năng của điện toán AI.

Các mạng này cần phải có băng thông rộng hơn và độ trễ thấp hơn, nhằm cung cấp khả năng kết nối thông minh. Khi các mô hình giao thông bắt đầu chuyển đổi, các mạng tương lai cần phải chủ động và thông minh hơn nữa để mang lại những trải nghiệm đáng tin cậy.

Nâng cao trải nghiệm người dùng trong kỷ nguyên số

5G hiện đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc với sự ứng dụng rộng rãi vào mọi khía cạnh cuộc sống, do đó, cơ sở hạ tầng mạng vững chắc là yếu tố tiên quyết để các ngành phát triển nhanh chóng và toàn diện hơn.

Với kinh nghiệm xây dựng cơ sở hạ tầng số như 5G, Huawei Việt Nam đưa ra giải pháp FTTR (Cáp quang tới từng phòng) và công nghệ truyền dẫn Huawei DWDM 400Gbps có hiệu suất cao nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mạng trong nước.

Theo đó, công nghệ ghép kênh theo bước sóng mật độ cao (DWDM) của Huawei có thể đạt tốc độ bước sóng 400Gbps, dễ dàng nâng cấp lên 800Gbps hay 1,2Tbps thông qua phần mềm, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng về lưu lượng lớn trong thế hệ 5G và kỷ nguyên số tại Việt Nam.

Hệ thống DWDM không chỉ có dung lượng cao, hoạt động ổn định mà ngày càng thân thiện môi trường, tối ưu chi phí cho mỗi đơn vị truyền dẫn và mức độ tiêu thụ năng giảm 30%, độ tin cậy của hệ thống cũng được nâng cao đảm bảo độ tin cậy đạt 99,999%.

Công nghệ FTTR (Cáp quang tới từng phòng) đã được triển khai ở nhiều nước phát triển, đã chứng minh được tính xu hướng tiếp theo của giải pháp cho dịch vụ băng rộng cố định của tương lai giúp gia tăng trải nghiệm WiFi-6 ổn định trong mọi môi trường vào mọi thời điểm.

Ngoài ra, giải pháp sử dụng sức mạnh tổng hợp của thiết bị đám mây để cải thiện chất lượng dịch vụ băng rộng của các nhà khai thác trên 3 khía cạnh: trải nghiệm toàn quang, dịch vụ video và thực tế ảo mượt mà, vận hành và bảo trì thông minh.

Với kiến trúc P2MP đơn giản và triển khai dễ dàng, Huawei FTTR giúp giảm 30% lượng cáp quang cho mạng, cho phép phát triển lâu dài trong 30 năm và phạm vi truy nhập lên đến 2km. Giải pháp có dung lượng cao, đảm bảo kết nối ổn định cho 300 người dùng, chuyển vùng liền mạch với độ trễ chuyển giao thấp chỉ 100ms./.

Định hình mạng 6G trong tương lai: Sự cần thiết, tác động và công nghệ

Mạng 6G - mạng không dây thế hệ thứ sáu là sự kế thừa của công nghệ di động 5G.

Mạng 6G và các dịch vụ của nó sẽ giữ vai trò trung tâm, xương sống trong xã hội tương lai do nó sẽ gắn chặt khoảng cách giữa đời sống ảo và đời sống thực tế. Mạng 6G sẽ hội tụ tất cả các tính năng, công nghệ của các thế hệ mạng trước đây nhưng phát triển ở mức chuyên sâu hơn, cụ thể như: mật độ mạng cao hơn, độ tin cậy cao hơn, tiêu thụ công suất thấp hơn, sử dụng tần số cao hơn, cung cấp dung lượng cao hơn và độ trễ thấp hơn...

Đồng thời, 6G đưa ra các dịch vụ mới cùng với các công nghệ mới được bổ sung như: AI, các thiết bị đeo thông minh, các thiết bị cấy trên người, giao thông tự động, thiết bị thực tế ảo, cảm biến và lập bản đồ 3D…

Tuy nhiên mạng 6G chỉ có thể đạt được những giá trị quan trọng vượt xa mong đợi nếu được thiết kế để tối giản sự phức tạp vận hành, tối đa hóa tự động hóa trong vận hành và đảm bảo tính sẵn sàng cao. Việc quyết định xem thành phần nào cần bỏ qua trong 6G để phân phối cho các phần khác của hệ sinh thái kết nối mạng cũng quan trọng như việc xem xét 6G gồm các thành phần nào.

 6G hứa hẹn những cơ hội hiếm có cho cộng đồng những nhà nghiên cứu để xác định những cách tiếp cận kỹ thuật tốt nhất để tạo ra những mạng có đầy đủ các đặc tính phổ chúng, giá rẻ, bảo mật và tin cậy. 

Để kịp thời cung cấp thông tin về sự cần thiết, tầm ảnh hưởng của mạng 6G trong tương lai cho những nhà lãnh đạo, chuyên môn và hoạch định chiến lược…, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã nghiên cứu, lựa chọn và xuất bản cuốn sách Định hình mạng 6G trong tương lai: Sự cần thiết, tác động và công nghệ (Shaping Future 6G Networks: Needs, Impacts, and Technologies).

Cuốn sách được viết bởi đồng tác giả Emmanuel Bertin, Noël Crespi, Thomas Magedanz - là những giáo sư, tiến sĩ khoa học về viễn thông, khoa học máy tính, nền tảng dịch vụ mạng… của các trường Đại học hàng đầu ở Pháp, Đức.

Cuốn sách được TS. Lê Tiến Hưng (Đại học Công nghệ Nanyang – Singapore) hiện đang công tác tại Học viện Kỹ thuật Quân sự biên dịch. TS. Lê Tiến Hưng đã có nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy, dịch tài liệu về viễn thông…

Nội dung cuốn sách là một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của công nghệ 5G hướng tới 6G. Các nội dung chính gồm: Nhu cầu sắp tới đối với mạng 6G, bao gồm các yêu cầu mới đến từ các doanh nghiệp lớn và nhỏ, sản xuất, kho vận và công nghiệp ô tô; Ý nghĩa xã hội của 6G, bao gồm tính bền vững kỹ thuật số, chiến lược tăng cường hiệu quả năng lượng, cũng như hệ sinh thái mạng mở trong tương lai; Tác động của việc tích hợp mạng phi mặt đất để xây dựng kiến trúc 6G; Cơ hội cho các công nghệ truy cập vô tuyến băng tần THz mới nổi trong khả năng liên lạc, định vị và cảm biến tích hợp trong tương lai trong 6G; Thiết kế các mạng lõi 6G phân tán và mô-đun cao được thúc đẩy bởi sự tích hợp RAN-Core đang diễn ra và các lợi ích của việc quản lý và kiểm soát dựa trên AI/ML…

Với sự đóng góp của các nhân vật chủ chốt trên thế giới, có tầm ảnh hưởng trong ngành công nghiệp mạng và ở các học viện, trường đại học, cuốn sách đưa ra sự kỳ vọng về những khả năng của công nghệ 6G, đồng thời cung cấp những hiểu biết sâu sắc về công nghệ và kinh doanh tiên tiến trong bối cảnh viễn thông không dây trong tương lai, góp phần xây dựng thế hệ mạng viễn thông không dây tiếp theo.

Cuốn sách Định hình mạng 6G trong tương lai: Sự cần thiết, tác động và công nghệ sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà chuyên môn và nhà quản lý tập trung vào tương lai của mạng, cũng như các nhà nghiên cứu, nhà mạng tập trung vào thiết kế, triển khai và quản lý các ứng dụng, mạng di động. Đây cũng chính là nền tảng và cơ hội để Việt Nam có thể bắt kịp, đi cùng và vượt lên thành nước phát triển về viễn thông nói riêng và công nghệ nói chung.

 ND

Trung tâm xác nhận các công nghệ liên quan đến hydro đi vào hoạt động

Takasago Hydrogen Park, trung tâm đầu tiên trên thế giới chuyên xác nhận các công nghệ liên quan đến hydro, từ sản xuất hydro cho đến phát điện, bắt đầu sản xuất hydro bằng phương pháp điện phân.

Trung tâm Takasago Hydrogen Park

Mitsubishi Power, thương hiệu giải pháp năng lượng của Mitsubishi Heavy Industries, Ltd. (MHI), đã công bố Takasago Hydrogen Park - trung tâm đầu tiên trên thế giới chuyên xác nhận các công nghệ liên quan đến hydro - bắt đầu vận hành toàn diện.

Trung tâm được đặt tại Nhà máy Cơ khí Takasago của MHI ở tỉnh Hyogo, phía tây trung tâm Nhật Bản. Gần đây, hoạt động sản xuất hydro bằng phương pháp điện phân đã được tiến hành tại trung tâm, và Mitsubishi Power đặt mục tiêu tăng cường độ tin cậy của sản phẩm thông qua việc kiểm nghiệm quá trình đồng đốt hydro và đốt 100% hydro bằng tua bin khí, đồng thời tiếp tục triển khai việc mở rộng thông qua ứng dụng các công nghệ sản xuất hydro thế hệ mới.

Trung tâm Takasago Hydrogen Park được chia thành nhiều khu vực với 3 chức năng liên quan đến hydro, bao gồm sản xuất, lưu trữ và sử dụng hydro. Tại khu vực sản xuất, thiết bị điện phân kiềm do HydrogenPro AS của Na Uy chế tạo với công suất sản xuất hydro cao nhất thế giới là 1.100Nm3/giờ đã đi vào hoạt động. Hydro sinh ra sẽ được lưu trữ trong thiết bị chứa với tổng dung tích là 39.000Nm3.

Ngoài ra, quy trình giám định thiết bị đốt hydro sẽ được thực hiện tại trung tâm xác nhận nhà máy điện chu trình hỗn hợp T-Point 2 nằm trong khu vực sử dụng, bằng cách dùng tua bin khí cỡ lớn Mitsubishi Power JAC (J-series Air-Cooled) (loại 450 MW) và tua bin khí H-25 cỡ vừa và nhỏ (loại 40 MW) đã được lắp đặt để truyền động cho máy nén tại cơ sở thử nghiệm quá trình đốt cháy.

Hydro sản xuất tại trung tâm Takasago Hydrogen Park sẽ được sử dụng để xác nhận quá trình đồng đốt hydro 30%*1 tại T-Point 2, nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp JAC đã hòa lưới và dự kiến sẽ hoàn thành trước cuối năm nay. Theo kế hoạch, công tác xác nhận quy trình đốt 100% hydro trong tua bin khí H-25 sẽ diễn ra vào năm 2024.

Mitsubishi Power đang phát triển các công nghệ sản xuất hydro, bao gồm pin điện phân oxit rắn (SOEC), máy điện phân nước sử dụng màng trao đổi anion (AEM) và công nghệ sản xuất hydro xanh ngọc thế hệ mới để sản xuất hydro mà không phát thải CO2 thông qua quá trình nhiệt phân metan thành hydro và carbon rắn.

Theo kế hoạch, công ty sẽ tiến hành quy trình xác nhận và giám định trong các lĩnh vực này theo trình tự. Sau khi phát triển các công nghệ cơ bản này cho sản phẩm dựa trên công nghệ độc quyền tại Nagasaki Carbon Neutral Park*2, Mitsubishi Power dự định tiến hành công tác kiểm nghiệm quy trình sản xuất hydro của các công nghệ này tại Takasago Hydrogen Park nhằm đạt được mục tiêu thương mại hóa.

MHI Group đang theo đuổi mục tiêu Chuyển dịch Năng lượng và coi đó là động cơ tăng trưởng của công ty dựa trên tuyên bố "MISSION NET ZERO" (Sứ mệnh đạt được mức phát thải ròng bằng 0) với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2040, tập trung vào 3 sáng kiến mang tính cốt lõi: khử carbon cho cơ sở hạ tầng hiện có, hiện thực hóa hệ sinh thái giải pháp hydro và hoàn thành hệ sinh thái giải pháp CO2

Với nỗ lực thiết lập “hệ sinh thái giải pháp hydro”, Mitsubishi Power sẽ tận dụng Takasago Hydrogen Park để đẩy nhanh quá trình phát triển và xác nhận thiết bị thực tế đối với các công nghệ sản xuất điện bằng hydro và sản xuất hydro. Thông qua các sản phẩm có độ tin cậy cao, công ty sẽ tiếp tục góp phần cung cấp điện ổn định trên toàn thế giới và nhanh chóng hiện thực hóa "một xã hội trung hòa carbon". 

*1: Tỷ lệ hàm lượng hydro theo thể tích.

*2: Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về Nagasaki Carbon Neutral Park tại https://www.mhi.com/news/230807.html

Chiến lược "trí tuệ toàn diện" nắm bắt tối đa mọi cơ hội

Hội nghị thường niên hàng đầu toàn cầu của Huawei trong ngành công nghiệp ICT - Huawei Connect 2023, vừa chính thức khởi động. Với chủ đề “Tăng tốc trí thông minh”.

Bà Mạnh Vãn Chu - Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Luân phiên kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei đã tiết lộ về chiến lược trí tuệ toàn diện (All Intelligence) của công ty. Theo đó, bà nhấn mạnh: “Huawei không ngừng nỗ lực để khai thác sâu vào nền tảng các công nghệ AI và xây dựng hệ thống điện toán xương sống vững chắc cho Trung Quốc, cũng là sự lựa chọn khác cho thế giới, nhằm hỗ trợ hàng loạt các ứng dụng và mô hình AI cho toàn ngành”. 

Bà Mạnh Vãn Chu - Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Luân phiên kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei phát biểu tại Huawei Connect 2023.

Đồng thời, Huawei cũng công bố mô hình kiến trúc mẫu để thúc đẩy chuyển đổi thông minh, và ra mắt các sản phẩm và giải pháp phù hợp với khuôn khổ hội nghị. 

Chiến lược “Trí tuệ toàn diện”

Suốt 2 thập kỷ qua, Huawei đã không ngừng hợp tác sâu rộng với toàn ngành để đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), khởi đầu với chiến lược “IP Toàn diện” (All IP) hỗ trợ thông tin hóa, tiếp theo là chiến lược “Đám mây Toàn diện” (All Cloud) hỗ trợ cho quá trình số hóa. Giữa bối cảnh AI ngày càng phát triển và tạo tác động liên tục đến ngành, Huawei đưa ra chiến lược “Trí tuệ toàn diện” (All Intelligence) nhằm giúp tất cả các ngành nắm bắt tối đa mọi cơ hội chiến lược mới từ AI.

Trọng tâm của chiến lược này là cung cấp lượng sức mạnh tính toán khổng lồ cần thiết để xây dựng các mô hình nền tảng cho các ngành khác nhau. Bà Mạnh Vãn Chu nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh cộng hưởng giữa phần cứng, phần mềm, vi xử lý, biên, thiết bị và đám mây để tạo ra ‘mảnh đất màu mỡ’ nuôi dưỡng hệ sinh thái thịnh vượng. Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi chính là đáp ứng được các nhu cầu đa dạng về điện toán AI của từng ngành khác nhau”.

Nâng cao trải nghiệm người dùng trong kỷ nguyên số tại Việt Nam

5G hiện đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc với sự ứng dụng rộng rãi vào mọi khía cạnh cuộc sống, do đó, cơ sở hạ tầng mạng vững chắc là yếu tố tiên quyết để các ngành phát triển nhanh chóng và toàn diện hơn. Là một đối tác với mong muốn song hành với sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam, với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như 5G của chính phủ, và quá trình chuyển đổi số thông minh trong các ngành công nghiệp, Huawei Việt Nam giới thiệu giải pháp FTTR và công nghệ truyền dẫn Huawei DWDM 400Gbps có hiệu suất cao nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mạng trong nước.

Theo đó, công nghệ DWDM (Công nghệ ghép kênh theo bước sóng mật độ cao) của Huawei, nhà cung cấp có thị phần DWDM luôn dẫn đầu thế giới trong hơn 13 năm qua (theo báo cáo thống kê từ Omdia). Với công nghệ ghép kênh có tốc độ bước sóng 400Gbps, dễ dàng nâng cấp lên 800Gbps hay 1.2Tbps thông qua phần mềm, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng về lưu lượng lớn trong thế hệ 5G và kỷ nguyên số tại Việt Nam.

Với sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển giải pháp mới, hệ thống DWDM của Huawei không chỉ có dung lượng cao, hoạt động ổn định mà ngày càng thân thiện môi trường, tối ưu chi phí cho mỗi đơn vị truyền dẫn và mức độ tiêu thụ năng giảm 30%, độ tin cậy của hệ thống cũng được nâng cao đảm bảo độ tin cậy đạt 99,999%.

Huawei FTTR (Cáp quang tới từng phòng) đã được triển khai ở nhiều nước phát triển, đã chứng minh được tính xu hướng tiếp theo của giải pháp cho dịch vụ băng rộng cố định của tương lai giúp gia tăng trải nghiệm WiFi-6 ổn định trong mọi môi trường vào mọi thời điểm.

Ngoài ra, giải pháp sử dụng sức mạnh tổng hợp của thiết bị đám mây để cải thiện chất lượng dịch vụ băng rộng của các nhà khai thác trên 3 khía cạnh: trải nghiệm toàn quang, dịch vụ video và thực tế ảo mượt mà, vận hành và bảo trì thông minh. Với kiến trúc P2MP đơn giản và triển khai dễ dàng, Huawei FTTR giúp giảm 30% lượng cáp quang cho mạng, cho phép phát triển lâu dài trong 30 năm và phạm vi truy nhập lên đến 2km. Giải pháp có dung lượng cao, đảm bảo kết nối ổn định cho 300 người dùng, chuyển vùng liền mạch với độ trễ chuyển giao thấp chỉ 100ms.

 ND