Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Nguy cơ từ robot trích xuất thông tin nhạy cảm

Ví dụ, trong một số tình huống, sự hiện diện của robot có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc người dùng sẵn sàng cho phép robot quyền ra vào các tòa nhà có an ninh bảo vệ.

Thế giới đang nhanh chóng hướng đến tăng cường việc số hóa và tính linh động của các dịch vụ. Nhiều ngành công nghiệp và hộ gia đình đang phụ thuộc nhiều vào sự tự động hóa và sử dụng hệ thống robot.

Theo một số đánh giá, việc sử dụng hệ thống robot sẽ trở thành chuyện bình thường đối với các hộ gia đình khá giả trước năm 2040. Hiện tại, đa số các hệ thống robot này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu hàn lâm và vẫn còn quá sớm để thảo luận về cách tích hợp các biện pháp an ninh mạng.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Kaspersky và Đại học Ghent đã tìm ra một khía cạnh mới và khá bất ngờ về những rủi ro liên quan đến ngành robot - ảnh hưởng xã hội lên hành vi của con người cũng như những nguy hiểm cùng đường hướng tấn công tiềm ẩn mà ngành robot mang lại.

Nghiên cứu này tập trung vào tác động của một robot xã hội cụ thể - được thiết kế và lập trình để tương tác với con người thông qua kênh giao tiếp như con người, ví dụ như giọng nói hoặc giao tiếp phi ngôn ngữ, và với khoảng 50 người tham gia.

Giả định rằng robot xã hội có thể bị tấn công, và kẻ tấn công đã nắm thế chủ động trong trường hợp này, thì bài nghiên cứu đã tiên liệu được những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh liên quan đến việc robot tác động mạnh mẽ đến người dùng để thực hiện những hành vi như:

Ra vào những khu vực hạn chế tiếp cận

Robot được đặt gần cửa an ninh của một tòa nhà đa chức năng tại trung tâm thành phố Ghent, Bỉ, và đã tiến hành dò hỏi nhân viên về việc liệu nó có thể theo nhân viên này qua cửa an ninh được hay không.

Khu vực này mặc định chỉ có thể ra vào bằng cách chạm thẻ an ninh vào máy đọc thẻ được trang bị tại cửa ra vào. Xuyên suốt quá trình thực nghiệm, không phải tất cả nhân viên đều nghe theo yêu cầu của robot, nhưng có tới 40% nhân viên đã mở và để cửa mở cho robot vào khu vực an ninh.

Tuy nhiên, khi robot được bố trí với vai trò là nhân viên giao bánh pizza, cầm hộp bánh pizza có tên của một nhãn hiệu thức ăn mang đi nổi tiếng trên toàn cầu, các nhân viên sẵn sàng chấp nhận vai trò của robot và có vẻ như ít khi nghi ngờ về sự hiện diện cũng như lý do robot cần vào khu vực an ninh.

Khai thác những thông tin nhạy cảm

Phần thứ hai của nghiên cứu tập trung vào việc lấy các thông tin cá nhân thường được sử dụng để khôi phục mật khẩu (bao gồm ngày sinh, nhãn hiệu của chiếc xe đầu tiên, màu sắc yêu thích, v.v…).

Một lần nữa, robot xã hội đã được sử dụng, và lần này đã mời một số người đến để trò chuyện thân mật. Trong tất cả người tham gia, ngoại trừ một người, các nhà nghiên cứu đã có thể có được thông tin cá nhân của tất cả người tham gia còn lại với tần suất khoảng một câu trong một phút.

Bình luận về các kết quả của cuộc thực nghiệm, ông Dmitry Galov, nhà nghiên cứu bảo mật của Kaspersky, cho biết: “Khi bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi đã kiểm tra phần mềm được sử dụng để phát triển hệ thống robot. Điều thú vị là chúng tôi phát hiện ra các nhà thiết kế đã có chủ ý loại trừ cơ chế bảo mật và thay vào đó chú trọng việc phát triển sự thuận tiện và hiệu quả.

Tuy nhiên, dựa trên những kết quả cho thấy từ thực nghiệm, ông Dmitry Galov cho biết: “Tốt nhất các nhà phát triển robot không nên bỏ qua tính bảo mật khi giai đoạn nghiên cứu hoàn thành. Bên cạnh các đặc tính kỹ thuật, có những khía cạnh chủ chốt đáng lo ngại khi đến bước nghiên cứu về tính bảo mật của ngành robot. Chúng tôi mong muốn dự án liên kết và bước đột phá của chúng tôi trong lĩnh vực robot an ninh mạng cùng các đồng nghiệp tại Đại học Ghent sẽ khuyến khích mọi người theo dõi những minh chứng chúng tôi đưa ra và nâng cao nhận thức công chúng và cộng đồng về vấn đề này.”

Ông Tony Belpaeme, Giáo sư trong ngành trí tuệ nhân tạo (AI) và Robot của Đại học Ghent bổ sung thêm: “Tài liệu khoa học chỉ ra rằng sự tin tưởng đối với robot và cụ thể là robot xã hội là có thật và niềm tin này có thể được sử dụng để thuyết phục mọi người hành động hoặc tiết lộ thông tin. Nhìn chung, robot càng được lập trình giống con người, nó càng có khả năng thuyết phục và thu phục.

Thực nghiệm của chúng tôi cho thấy điều này có thể đem lại những rủi ro bảo mật rất lớn: Mọi người có xu hướng không để tâm đến những vấn đề này, cho rằng robot thì thân thiện và đáng tin cậy.

Tuy nhiên, ông Tony Belpaeme cho hay: "Điều này dẫn đến những rủi ro tiềm năng đối với những đợt tấn công bằng mã độc và ba tình huống thực tế được đề cập trong báo cáo chỉ là một phần nhỏ về các rủi ro bảo mật liên quan đến robot xã hội. Đây là lý do vì sao việc cấp thiết bây giờ là phải cùng nhau hiểu và giải quyết những rủi ro và lỗ hổng mới phát sinh - vì những cố gắng bây giờ sẽ được đền đáp trong tương lai".

QA

Phát hiện công cụ gián điệp tấn công các trung tâm tài chính và nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky đã phát hiện một công cụ gián điệp chưa từng được xác định trước đây được cài vào các tổ chức tài chính và trung tâm nghiên cứu của Ấn Độ.

Được gọi là Dtrack, công cụ gián điệp này được cho là do nhóm Lazarus tạo nên, đang được dùng để tải tập tin đến hệ thống của các nạn nhân, lưu lại thông tin gõ phím và thực hiện nhiều thao tác khác dưới dạng chương trình điều khiển từ xa (RAT) có chứa mã độc.

Năm 2018, các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã phát hiện ra ATMDtrack, phần mềm chứa mã độc được tạo ra để xâm nhập các máy ATM ở Ấn Độ và đánh cắp dữ liệu thẻ của khách hàng.

Sau những cuộc điều tra mở rộng bằng Kaspersky Attribution Engine và nhiều công cụ khác, các nhà nghiên cứu tìm thấy thêm hơn 180 mẫu phần mềm độc hại mới có sự tương đồng về chuỗi mã với ATMDtrack, tuy nhiên các mẫu này rõ ràng không nhắm đến các máy ATM. Thay vào đó, các chức năng được liệt kê xác định rằng các phần mềm này là công cụ gián điệp, nay được biết đến với tên Dtrack.

Hơn nữa, 2 dòng phần mềm độc hại này không những có sự tương đồng với nhau mà còn với chiến dịch DarkSeoul năm 2013, có liên hệ đến Lazarus, một nhóm có tiếng thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động gián điệp mạng và các cuộc tấn công mạng.

Dtrack có thể được dùng như một công cụ điều khiển từ xa (RAT), cho phép các nhóm đe dọa có quyền kiểm soát hoàn toàn trên các thiết bị bị nhiễm mã độc. Tội phạm sau đó có thể thực hiện các hoạt động tấn công khác nhau như tải lên/xuống các tệp tin và thực hiện các quy trình quan trọng.

Các tổ chức nằm trong tầm ngắm của các nhóm đe dọa dùng Dtrack RAT thường có chính sách an ninh mạng và tiêu chuẩn mật khẩu lỏng lẻo, đồng thời, các tổ chức này cũng không thể theo dõi lượng dữ liệu qua lại trong hệ thống.

Nếu được cài cắm thành công, phần mềm độc hại có thể liệt kê tất cả các tập tin có sẵn và các quy trình đang chạy, các dữ liệu thao tác bấm phím, lịch sử tìm kiếm và địa chỉ IP máy chủ, bao gồm thông tin về các mạng lưới có sẵn và các kết nối đang hoạt động.

Phần mềm độc hại vừa được phát hiện này đang hoạt động và dựa trên phép đo từ xa của Kaspersky, và vẫn đang được sử dụng trong các cuộc tấn công mạng.

Konstantin Zykov, nhà nghiên cứu về an ninh tại Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersly nhận xét: “Lazarus là một tổ chức khá bất thường được tài trợ bởi quốc gia dân tộc. Một mặt, cũng như các tổ chức tương tự, Lazarus tập trung vào việc thực hiện các hoạt động gián điệp mạng hoặc phá hoại. Mặt khác, người ta còn phát hiện rằng tổ chức này gây ảnh hưởng lên các cuộc tấn công rõ ràng nhắm đến việc đánh cắp tiền. Việc làm này khá lạ đối với một nhóm đe dọa có danh tiếng như Lazarus, bởi nhìn chung, các tổ chức khác không có động cơ tài chính trong hoạt động của họ.

Ông cũng cho biết: “Số lượng lớn mẫu Dtrack tìm được cho thấy rằng Lazarus là một trong những tổ chức tấn công có chủ đích hoạt động năng nổ nhất, thường xuyên phát triển và tiến hóa các mối đe dọa trong một nỗ lực gây ảnh hưởng đến các ngành có quy mô lớn”.

Việc thực thi thành công Dtrack RAT, theo nhà nghiên cứu Konstantin Zykov, ngay cả khi một mối nguy dường như biến mất, nó vẫn có khả năng xuất hiện trở lại trong một hình thái khác để tấn công mục tiêu mới. Thậm chí các trung tâm nghiên cứu hay tổ chức tài chính hoạt động chỉ trong lĩnh vực thương mại và không có liên kết gì với chính phủ cũng nên cân nhắc khả năng bị tấn công bởi một tổ chức đe dọa tinh vi và chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó. Các sản phẩm của Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn thành công phần mềm độc hại Dtrack.

Kaspersky khuyến cáo để tránh bị tấn công bởi phần mềm độc hại như Dtrack RAT, cần sử dụng phần mềm theo dõi lưu lượng traffic như Kaspersky Anti Targeted Attack Platform (KATA); các giải phép an ninh đã được chứng nhận với công nghệ  phát hiện đe dọa dựa trên hành vi như Kaspersky Endpoint Security for Business.

Bên cạnh đó, tổ chức cần thực hiện thường xuyên việc kiểm toán an ninh cho hạ tầng IT của tổ chức,  đào tạo thường xuyên về an ninh mạng cho nhân viên.

QA

Ra mắt một loạt các giải pháp năng lượng sáng tạo dựa trên 5G và AI

Huawei đã ra mắt một loạt các giải pháp năng lượng sáng tạo dựa trên 5G và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Đại hội Năng lượng Thế giới 2019 (World Energy Congress 2019) diễn ra tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất từ ngày 9 – 12/10/2019

Với chủ đề 'Đổi mới sáng tạo đang định nghĩa lại Năng lượng', Huawei đã chia sẻ với hơn 70 bộ trưởng năng lượng, 500 CEO ngành năng lượng và nhiều đối tác - những người tham dự sự kiện - đến từ hơn 150 quốc gia để mở rộng tầm nhìn thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững bằng ICT sáng tạo.

Huawei cũng chia sẻ những tri thức về 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), đám mây và các công nghệ sáng tạo khác, cách các công nghệ định hình lại ngành năng lượng và cách nó xây dựng cốt lõi của một thế giới kỹ thuật số để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ngành công nghiệp năng lượng từ số hóa sang trí thông minh.

Ji Xiang, Tổng Giám đốc của Bộ phận Kinh doanh Năng lượng, Nhóm kinh doanh giải pháp Enterprise của Huawei, cho biết: "Sự phát triển của nền văn minh nhân loại có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển năng lượng. 100 năm trước, việc sử dụng năng lượng điện quy mô lớn đã đánh dấu sự khởi đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ hai. Các công nghệ truyền thông, như 2G, 3G và 4G, đã mở ra cuộc CMCN thứ ba và kết nối mọi người lại với nhau. Giờ đây, 5G, AI, đám mây và nhiều công nghệ ICT sáng tạo đang mang đến Cuộc CMCN lần thứ tư".

"5G có tốc độ cao, độ trễ thấp và dung lượng lớn, cho phép kết nối có mặt khắp nơi. AI làm nổi bật sức mạnh tính toán cao, tiêu thụ điện năng thấp và ứng dụng mọi kịch bản, cho phép trí thông minh lan tỏa. Đám mây hỗ trợ ảo hóa, quy mô cực lớn, và khả năng mở rộng cao, cho phép chia sẻ rộng rãi. Các công nghệ này sẽ cùng thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của tất cả các ngành, lĩnh vực và xây dựng nền tảng cho thế giới kỹ thuật số trong tương lai", ông Xi Jang chia sẻ thêm.

Giải pháp trạm gốc 5G chia sẻ

Các trạm gốc 5G sử dụng các dải tần số cao và có vùng phủ sóng nhỏ, dẫn đến mật độ trạm gốc cao. Do đó, 'không gian hạn chế để đặt nhiều trạm’ đã trở thành một rào cản cản trở việc triển khai nhanh mạng 5G. Huawei cung cấp một giải pháp mới để xây dựng các trạm gốc 5G trên các trạm biến áp (substation), giúp giải quyết rào cản này một cách thích hợp.

Giải pháp cho phép các nhà cung cấp năng lượng, nhà cung cấp trạm gốc và nhà mạng được hưởng lợi bằng cách chia sẻ tài nguyên cơ sở hạ tầng. Các nhà cung cấp năng lượng cung cấp cơ sở vật chất cho các trạm biến áp, mà ở đó các nhà mạng có thể sử dụng để lắp đặt các trạm gốc 5G.

Các nhà mạng thuê tủ trạm biến áp và cung cấp điện từ các nhà cung cấp năng lượng để đảm bảo cung cấp điện liên tục (UPS) cho các trạm gốc 5G. Sử dụng công nghệ ăng-ten 5G độc đáo của Huawei, các nhà cung cấp tháp có thể sử dụng và tích hợp đầy đủ tài nguyên tháp của họ bằng cách gắn nhiều loại ăng-ten lên một tháp đơn cực.

Vào tháng 9/2019, China Unicom Nam Kinh đã triển khai thành công một trạm cơ sở như vậy. Thời gian xây dựng đã được rút ngắn từ 30 ngày xuống chỉ còn một ngày, giảm đáng kể chi phí xây dựng. Ngoài ra, một lượng lớn đất đai, đường ống, truyền tải và năng lượng được tiết kiệm. Việc sử dụng đất giảm được 840.000 mét vuông, tương đương với 117 sân bóng đá và 420.000 tấn thép đã được tiết kiệm. Tổng chi phí tiết kiệm được là 1,3 tỷ USD.

Giải pháp khai thác mỏ 5G

Huawei và Yuexin Intelligent Machinery đã hợp tác để phát triển các ứng dụng với công nghệ 5G. Bằng cách sử dụng tính năng truyền thông độ trễ thấp đáng tin cậy (URLLC) của mạng 5G, Huawei đã áp dụng thành công mạng 5G cho mỏ kim loại molypden lớn nhất ở Trung Quốc và hỗ trợ triển khai các xe tải khai thác tự động và điều khiển máy đào từ xa. Các máy đào tại chỗ trong một mỏ khác ở Luoyang, Trung Quốc, có thể được điều khiển từ xa từ phòng điều khiển của Huawei ở Thâm Quyến thông qua mạng 5G. Hai địa điểm cách nhau hơn 2.000 km.

Sử dụng tính năng Băng thông rộng di động nâng cao (eMBB) của mạng 5G, các công ty khai thác có thể tiến hành phân tích dựa trên AI cho một số lượng lớn video tại chỗ được quay bằng camera cố định và di động để tạo điều kiện khai thác chính xác và hiệu quả. Công nghệ 5G sẽ giúp giảm nhiều hoạt động thủ công trong ngành khai thác và cho phép khai thác thông minh không người lái trong tương lai.

Giải pháp giám sát truyền tải điện thông minh với AI

Huawei và Zhiyang Innovation cùng phát triển một giải pháp truyền tải điện thông minh. Giải pháp tích hợp khả năng phân tích tiên phong, đào tạo dựa trên đám mây và sức mạnh tổng hợp của đám mây. Nó sử dụng bộ xử lý Ascend AI của Huawei để xây dựng một hệ thống giám sát truyền tải điện thông minh. Các mô-đun tăng tốc Atlas 200 AI của Huawei với bộ xử lý Ascend AI được tích hợp vào các đơn vị giám sát điện cực và tháp. S

au khi cài đặt, các đơn vị có thể thực hiện phân tích thông minh cho các điện cực và tháp. Các mô-đun làm việc với đám mây để cập nhật các thuật toán phát hiện trong thời gian thực và tự động theo dõi và truyền các mối nguy tiềm ẩn như xâm nhập cơ học, vật thể lạ và tổ chim đến trung tâm giám sát mà không cần hỗ trợ thủ công. Theo cách này, hiệu quả của việc kiểm tra đường dây điện được cải thiện hơn năm lần so với phương pháp truyền thống và đảm bảo vận hành đường dây an toàn và ổn định.

Biến áp phân phối thông minh + Điện toán biên

Huawei, Viện nghiên cứu năng lượng điện Trung Quốc, Công ty điện lực Sơn Đông, Công ty điện lực Giang Tô, Tập đoàn NARI và Tập đoàn XJ cùng ra mắt một loại máy biến áp phân phối thông minh mới. Biến áp phân phối thông minh mới áp dụng khái niệm thiết kế ‘thiết bị đầu cuối được điều khiển bằng phần mềm’ và sử dụng kiến ​​trúc điện toán biên mở.

Việc nâng cấp và bổ sung các tính năng có thể được áp dụng linh hoạt thông qua các ứng dụng, tăng cường cấu hình tài nguyên và cải thiện khả năng phản ứng với các thay đổi yêu cầu của mạng phân phối điện. Sản phẩm thực hiện cắm-và-chạy sáng tạo và kết nối giữa các thiết bị. Nó tiến hành phân tích toàn diện tại chỗ và ra quyết định thông minh dựa trên nhiều loại dữ liệu được thu thập và hỗ trợ hiệu quả các yêu cầu dịch vụ như phân tích sự cố điện, quản lý trạng thái thiết bị phân phối điện, kiểm soát sạc xe điện và dịch vụ khách hàng chất lượng cao.

Xây dựng hệ sinh thái ngành điện toàn cầu

Huawei có hơn 100 đối tác trong ngành điện trên toàn thế giới và đã gia nhập nhiều tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Viện kỹ sư điện và điện tử (IEEE), CIGRE và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC). Huawei đã là thành viên của hơn 10 hiệp hội, tổ chức và liên minh trong ngành, như Hiệp hội Kỹ thuật Điện Trung Quốc (CSEE), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kết nối Năng lượng Toàn cầu (GEIDCO) và Liên minh Cơ sở hạ tầng đo lường thông minh Trung Quốc... Hơn 30 đề xuất đã được gửi đi.

 Trước đó vào năm 2018, Huawei và IEEE IOT IC đã cùng công bố IEEE P1901.1, Tiêu chuẩn cho truyền thông đường dây điện lưới thông minh (SGPLC). Vào tháng 8 vừa qua, Huawei HiSilicon đã chính thức công bố Quy trình thử nghiệm tiêu chuẩn IEEE 1901.1.1 cho IEEE 1901.1.

Tiêu chuẩn được xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn khác của IEEE. Nó thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng truyền thông liên lạc qua đường dây tần số trung bình (dưới 12 MHz) trong các lĩnh vực liên quan, và cung cấp hướng dẫn và tài liệu tham khảo tiêu chuẩn cho sự phát triển của công nghệ mới. Tiêu chuẩn IEEE 1901.1 cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và tiêu chuẩn hóa ứng dụng HPLC trong ngành công nghiệp trên toàn cầu.

 QA

Khác biệt căn bản giữa iPhone 11, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro là gì?

Dưới đây là những khác biệt căn bản nhất giữa ba phiên bản iPhone mới vừa ra mắt.

Về tổng thể, Phone 11, 11 Pro và 11 Pro Max mang đến những cải tiến khi nói đến hiệu năng chung, thời lượng pin và độ bền. Máy ảnh thực sự nổi bật.

Sự khác biệt rõ ràng nhất là iPhone 11 có màn hình LCD 6,1 inch, trong khi iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max đi kèm với màn hình OLED Super Retina XDR 5,8 inch và 6,5 inch tương ứng.

Một điểm khác biệt lớn và khá rõ ràng là iPhone 11 được trang bị hai camera - rộng và cực rộng - trong khi iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max đi kèm với ba - rộng, siêu rộng và tele.

Một sự khác biệt đáng kể khác là bộ nhớ. Trong khi tất cả bắt đầu với 64GB dung lượng lưu trữ, iPhone 11 cũng đi kèm với dung lượng lưu trữ 128GB và 256GB, trong khi các phiên bản Pro có sẵn trong 256GB và 512GB.

Cuối cùng, chống thấm cũng khác nhau giữa các mô hình. IPhone 11 được đánh giá ở độ sâu 2 mét trong 30 phút, trong khi các phiên bản Pro có khả năng sống sót khi bơi sâu hơn, độ sâu 4 mét trong 30 phút.

QM (Theo business insider, zdnet.com)

Trình làng 4 đột phá lớn trong ngành công nghiệp sạc không dây

Công ty công nghệ Xiaomi chính thức giới thiệu 4 đột phá lớn trong ngành công nghiệp sạc không dây, bao gồm sạc nhanh không dây 30W đầu tiên trên thế giới với khả năng sạc ngược hiệu suất cao.

Chiếc MI 9 Pro 5G sẽ sớm được trang bị công nghệ này, cùng với hai phụ kiện sạc không dây hoàn toàn mới. 

 

4 đột phá lớn trong công nghệ sạc không dây

 Xiaomi vừa công bố 4 đột phá lớn về công nghệ trong lãnh vực không dây, bao gồm kiến trúc sạc trực tiếp 4:1 mang đến hiệu quả cao, công nghệ sạc không dây ngược hiệu suất cao, công nghệ truyền dẫn băng tần kép bảo mật và ổn định hơn, cùng sự kết hợp chuẩn quốc tế giữa sạc ngược có dây OTG và sạc ngược không dây hiệu suất cao. Tất cả những công nghệ trên mang đến hiệu quả cao hơn cho sạc không dây trong mọi tình huống. 

So sánh với kiến trúc sạc không dây trực tiếp 2:1 công suất 20W, kiến trúc sạc không dây trực tiếp 4:1 mới tối ưu hơn khi giảm hai mức tăng áp. Kiến trúc mới này còn nâng cao sự hiệu quả trong khi giảm nhiệt lượng phát sinh trong khi sạc, khiến nó trở thành công nghệ sạc trực tiếp pin đơn lõi tốt nhất trên thị trường hiện nay. 30W Fan-cooled Wireless Charging Stand (Đế sạc Không dây 30W tích hợp quạt làm mát) có thể sạc một viên pin 4000mAh từ 0 lên 50% trong 25 phút và đầy 100% trong 69 phút.

Sạc ngược không dây hiệu suất cao sử dụng BOOST kết hợp với tăng giảm điện áp ngược 1:2. Điện áp tăng gấp đôi để đạt được nguồn điện tối đa 10W, gấp đôi so với các giải pháp sạc ngược 5W đang được cung cấp trên thị trường.

Đồng thời, công nghệ này cũng bao gồm 7 thước đo an toàn, như bảo vệ khi dòng điện quá tải và điện áp cao quá mức, để đảm bảo sạc ngược không dây an toàn và đáng tin cậy.

Công nghệ truyền dẫn băng tần kép hoàn toàn mới cũng tận dụng Bluetooth. So với giao thức kết hợp giữa dữ liệu và truyền dẫn điện từ của chuẩn Qi, công nghệ truyền dẫn băng tần kép tách biệt truyền dẫn điện từ và truyền dữ liệu.

Công nghệ này cũng sử dụng kết nối Bluetooth trên điện thoại di động để truyền dữ liệu, giúp tăng tính ổn định và giảm khả năng mất kết nối khi sạc không dây, cùng một số lợi thế khác như thời gian truyền tải và thông tin dung lượng pin giữa các thiết bị. 

 

MI 9 Pro 5G sẽ hỗ trợ 4 loại sạc: sạc nhanh có dây, sạc nhanh không dây, sạc ngược có dây OTG và sạc ngược không dây. Sự kết hợp linh hoạt này cho phép người dùng sạc các thiết bị mọi lúc, mọi nơi.

Có thể lấy ví dụ, khi điện thoại của bạn dùng sạc nhanh bằng dây, bạn cũng có thể sử dụng tính năng sạc ngược không dây để sạc những chiếc điện thoại hay tai nghe khác hỗ trợ sạc không dây, hay sạc cho các thiết bị khác qua OTG trong khi đang sạc nhanh không dây.

Các phụ kiện sạc không dây hoàn toàn mới để phổ biến sạc không dây

Xiaomi cũng giới thiệu hai phụ kiện sạc không dây hoàn toàn mới đó là 30W Fan-cooled Wireless Charging Stand (Đế sạc Không dây 30W tích hợp quạt) và 20W Smart Tracking Wireless Charging Pad (Tấm sạc Không dây 20W hỗ trợ theo dõi thông minh).

30W Fan-cooled Wireless Charging Stand sở hữu thiết kế công thái học mang đến sự tiện dụng khi xem và sử dụng điện thoại trong khi sạc. Sản phẩm này cũng trang bị thiết kế ống gió đứng để không khí có thể đi thẳng đến điện thoại giúp cải thiện khả năng tản nhiệt và giảm bụi kẹt lại trong ống dẫn khí. 

20W Smart Tracking Wireless Charging Pad nâng cao trải nghiệm sạc không dây bằng việc tự động theo dõi và điều chỉnh lõi sạc bên trong thẳng hàng với smartphone của người dùng. Công nghệ truyền tải băng tần kép mới hiển thị tình trạng và thời gian sạc của smartphone. 

Đột phá ngành công nghệ sạc nhanh 

Trong những năm qua, Xiaomi tiếp tục có nhiều đột phá trong lãnh vực công nghệ sạc nhanh có dây và không dây. Về sạc có dây, MI 3 và MI 5 là những smartphone đầu tiên hỗ trợ sạc nhanh QC 2.0/3.0, MI 9 là thiết bị đầu tiên hỗ trợ sạc nhanh 27W, và hãng cũng đã trình diễn sạc đầy viên pin 4000mAh trong 17 phút với công nghệ sạc siêu nhanh 100W. 

Trong lãnh vực sạc không dây, Xiaomi tiếp tục thăng tiến với chiếc smartphone đầu tiên ở Trung Quốc hỗ trợ sạc không dây – MI MIX 2S. Mi Wireless Charging Pad (Tấm sạc không dây Mi) được bán với giá 99 nhân dân tệ mang sạc không dây đến gần với người dùng hơn, trong khi MI MIX 3 tăng công suất sạc không dây lên 10W.

Sạc không dây 20W trên MI 9 hiện tại vẫn là giải pháp sạc không dây nhanh nhất trong ngành, đồng thời nhận được chứng chỉ sạc không dây an toàn 2.0 từ tổ chức TÜV Rheinland (Đức). Nhiều phụ kiện sạc không dây khác như Mi Wireless Power Bank và Mi Wireless Car Charger sẽ mang sạc không dây đến gần với cuộc sống thường nhật của đại chúng hơn. 

Xiaomi là thành viên soạn thảo của hai tiêu chuẩn sạc không dây quốc gia, thành viên chính thức của tổ chức WPC Wireless Charging Alliance và sở hữu hàng chục bằng sáng chế trong lãnh vực sạc không dây. Công nghệ sạc nhanh không dây hiệu suất cao 40W của Xiaomi hiện đã được đưa vào giai đoạn thử nghiệm.

Khi kỷ nguyên 5G đang cận kề, các chế độ truyền dẫn sẽ phải chuyển hóa, sạc không dây sẽ trở thành xu hướng của ngành và sẽ dần thay thế công nghệ sạc có dây hiện tại. Với mục tiêu cuối cùng là cung cấp trải nghiệm sạc liền mạch và dễ tiếp cận, Xiaomi cùng với thương hiệu smart home – MiJia, đã hợp tác cùng một số công ty hàng đầu trong ngành để thành lập một liên minh sạc không dây.

Liên minh này sẽ tiếp tục mở rộng và ứng dụng sạc không dây vào những ứng dụng thường ngày. Trải nghiệm sạc on-the-go (khi đang di chuyển) sẽ mang đến sự tiện lợi cho tất cả mọi người và thay đổi hành vi sống cũng như tăng tốc cho sự tiến hóa sạc không dây trong kỷ nguyên 5G.

 QA

Tiềm năng vô hạn của các ứng dụng thương mại 5G

Ngày Sáng tạo Huawei Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 5 có chủ đề "Đổi mới sáng tạo thúc đẩy số hóa Châu Á-Thái Bình Dương" đã được tổ chức tại Thành Đô, Trung Quốc từ 3/9.

Hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp và học viện của các quốc gia và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã cùng nhau thảo luận về các công nghệ và ứng dụng 5G sáng tạo, phát triển bền vững, cũng như về công nghệ, về con người và về tự nhiên.

Với hệ thống mạng đa lớp 5G, sẽ có thêm nhiều ứng dụng sáng tạo dựa trên nền tảng 5G

Tại sự kiện, China Mobile Tứ Xuyên và Huawei đã ra mắt mạng phủ sóng đa lớp 5G (5G stereo-coverage network), bao gồm lớp phủ sóng cơ bản, lớp trải nghiệm công suất và vùng phủ sóng trong nhà cho các kịch bản có giá trị cao để đạt được phạm vi phủ sóng 5G liền mạch.

Huawei và các đối tác đã trình diễn nhiều ứng dụng công nghệ sáng tạo để chứng minh tiềm năng vô hạn của các ứng dụng thương mại 5G, như 5G và thực tế ảo (5G + VR), 5G và video 8K, 5G và thiết bị bay không người lái, khám chữa bệnh từ xa (telemedicine) dựa trên 5G, và xe cứu thương với kết nối 5G.

Trình diễn ứng dụng 5G + thực tế ảo tại sự kiện

Nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng và thúc đẩy số hóa các ngành, lĩnh vực là các mục tiêu chính của việc triển khai 5G.

Được hỗ trợ bởi mạng 5G tốc độ cực cao, những ứng dụng sáng tạo này đã lọt vào mắt xanh của du khách từ nhiều quốc gia và khu vực ở Châu Á - Thái Bình Dương.

5G + VR: Tại cơ sở nuôi gấu trúc Panda (Panda Sanctuary) cách đó vài km, các camera toàn cảnh 360° thực tế ảo (VR) đã ghi lại và phát sóng trực tiếp các hoạt động của gấu trúc từ cơ sở này qua mạng 5G cho các đại biểu đeo thiết bị VR.

Trong khi đeo tai nghe, những người tham gia đã tận hưởng trải nghiệm nhập vai bên trong cơ sở với những chú gấu trúc đáng yêu.

5G + Video 8K: Được hỗ trợ bởi mạng 5G, màn hình 8K hiển thị các video biểu diễn độ phân giải UltraHD (UHD) trực tiếp trong thời gian thực, có nghĩa là người tham gia có thể thưởng thức các màn trình diễn này với hình ảnh và chi tiết rõ ràng hơn.

Độ phân giải của nó lên tới 7680 × 4320; cao gấp 4 lần video 4K. Nó đòi hỏi băng thông tối thiểu 100 Mbit/s, mà chỉ mạng 5G mới có thể cung cấp.

Vì mạng 5G có vùng phủ sóng lớn hơn, nên phát trực tiếp 8K bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào bạn muốn, với chi phí thấp hơn và hiệu quả cao hơn.

Trong tương lai, 5G sẽ được tích hợp thêm với VR, phát trực tiếp 8K và các dịch vụ khác. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhiều ứng dụng sáng tạo hơn trong các lĩnh vực như khám chữa bệnh từ xa và truyền hình trực tiếp, điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số. 

5G sẽ thúc đẩy nhiều ứng dụng hơn trong các ngành, lĩnh vực khác nhau, cải thiện đáng kể hiệu quả và giảm chi phí. Các mạng 5G sẽ đóng vai trò là nền tảng của một hệ thống hỗ trợ y tế khẩn cấp toàn diện bao gồm các xe cứu thương được kết nối và các ứng dụng được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) như AR, VR và các thiết bị bay không người lái (drones).

Khi một bệnh nhân được đưa lên xe cứu thương kết nối 5G, bác sĩ có thể sử dụng thiết bị y tế trên xe để hoàn thành kiểm tra y tế giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm ECG hoặc quét B-mode.

Đồng thời, các thông tin liên quan, chẳng hạn như hình ảnh quét, các dấu hiệu y tế và hồ sơ y tế của bệnh nhân có thể được gửi đến bệnh viện trong thời gian thực, để các bác sĩ có thể lập kế hoạch điều trị khẩn cấp và chuẩn bị cho hoạt động phẫu thuật kịp thời. Điều này sẽ tiết kiệm nhiều thời gian hơn cho việc cấp cứu những người bị thương và tăng tỷ lệ điều trị thành công.

Ngoài các ứng dụng được trình diễn tại sự kiện, khách tham quan còn được trải nghiệm các ứng dụng sáng tạo khác được cung cấp bởi mạng 5G bên ngoài địa điểm. Những ứng dụng này bao gồm một xe tải demo các mạng 5G đa chiều ở khu vực phía Nam của Khu phát triển công nghiệp công nghệ cao Thành Đô, xe buýt 5G ở đường vành đai thứ hai Thành Đô, và khám chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Nhân dân số 3 Thành Đô.

Trong các kịch bản này, các đại biểu đã trải nghiệm tốc độ cao của các mạng và ứng dụng 5G như VR và và video UHD chạy trên nền tảng 5G khi đang di chuyển.

Công nghệ cho cuộc sống - việc sử dụng các công nghệ mới mở ra một thế giới thông minh tốt hơn

StorySign là một ứng dụng dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh và nhận dạng ký tự quang học để dịch sách của trẻ em sang ngôn ngữ ký hiệu, giúp trẻ bị điếc và câm học cách đọc sách.

Tại Costa Rica, một công ty có tên Rainforest Connection đã triển khai thiết bị giám sát sử dụng năng lượng mặt trời trong diện tích 2.500 km2 rừng nhiệt đới. Với khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ và khả năng phân tích thông minh của Huawei Cloud, thiết bị giám sát có thể xử lý dữ liệu âm thanh phức tạp trong rừng nhiệt đới trong thời gian thực và xác định tiếng ồn của cưa máy và xe tải một cách chính xác và kịp thời, để ngăn chặn việc xâm nhập bất hợp pháp và tàn phá rừng.

Giúp đỡ các nhóm dễ bị tổn thương, bảo vệ trái đất và đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên là những vấn đề liên quan đến mọi người trong xã hội. Các công nghệ mới như 5G, đám mây, IoT và AI đang định hình một thế giới nơi tất cả mọi thứ sẽ có cảm biến, được kết nối và trở nên thông minh. thế giới thông minh đang đến với tất cả các cá nhân, tất cả các công ty và tất cả các ngành, lĩnh vực. Công nghệ đang làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Hơn 50 hợp đồng 5G đã được ký kết và chuyển giao hơn 200.000 trạm gốc 5G

Phát biểu tại sự kiện, William Xu, thành viên Hội đồng quản trị và là Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược của Huawei cho biết: "5G đang đến đúng thời điểm. Cụ thể hơn, 5G có thể cung cấp vùng phủ sóng rộng, băng thông lớn và độ trễ thấp trên cơ sở các kết nối truyền thống. Nó cũng có thể cung cấp nền tảng cho các ứng dụng khác nhau.

Tính năng mới này giúp 5G có thể được triển khai trong nhiều ứng dụng công nghiệp phức tạp. Với sự tiến bộ của 5G, sẽ có nhiều ứng dụng dựa trên sự hỗ trợ của 5G sẽ làm thay đổi thế giới. Đồng thời, 5G, AI, IoT và đám mây đang cải thiện cuộc sống và tự nhiên hàng ngày, biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn".

Ông William Xu, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược của Huawei

 Châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu thế giới về triển khai 5G. Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã sử dụng 5G thương mại quy mô lớn. Kể từ khi triển khai 5G vào đầu tháng 4, số lượng thuê bao 5G tại quốc gia này đã vượt quá 2 triệu. Hàn Quốc đã trở thành chuẩn mực toàn cầu cho việc sử dụng 5G thương mại.

Trung Quốc đã xây dựng một mạng 5G quy mô lớn để sử dụng thí điểm thương mại. Ba nhà mạng lớn đã triển khai mạng 5G tại các thành phố bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến và Thành Đô. Tốc độ đường xuống được thử nghiệm đạt tới 1 Gbps, có nghĩa là chỉ mất vài giây để tải xuống một bộ phim HD ở độ phân giải 1080P.

5G đang trở thành hiện thực. Trên khắp thế giới, 35 nhà mạng tại 20 quốc gia đã ra mắt 5G và 33 quốc gia khác đã cấp phép băng tần 5G.

Huawei đã ký kết được hơn 50 hợp đồng thương mại 5G trên toàn thế giới và chuyển giao hơn 200.000 trạm phát Massive MIMO AAU. Với kinh nghiệm phong phú trong việc sử dụng thương mại thí điểm 5G và tích cực khai phá các ứng dụng sáng tạo 5G, Huawei cam kết cung cấp các sản phẩm và giải pháp 5G an toàn và tiên tiến nhất, cùng các kịch bản ứng dụng.

Huawei mong muốn hỗ trợ các nhà mạng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương triển khai 5G nhanh hơn và tận dụng triệt để những lợi thế của 5G. Mục đích là để hỗ trợ phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hơn, nâng cao hiệu quả xã hội và đẩy nhanh số hóa các ngành, lĩnh vực. 

Kể từ năm 2013, Ngày Sáng tạo Huawei đã được tổ chức tại nhiều thành phố khác nhau, bao gồm London, Milan, Munich, Paris, Singapore, Sydney, Kuala Lumpur, Bangkok, Dubai và São Paulo. Theo nguyên tắc cởi mở, đổi mới sáng tạo, hợp tác và cùng chia sẻ thành công, Huawei cam kết mang kỹ thuật số đến mọi người, mọi gia đình và tổ chức để xây dựng một thế giới thông minh, được kết nối trọn vẹn.

 QA

Làm sao để các DN SME triển khai giải pháp an ninh mạng phù hợp với nhu cầu?

Mọi người hẳn đều đã trải qua cảm giác khi mặc quần áo sai kích cỡ. Mặc dù kiểu dáng, màu sắc và chất liệu đều ổn, nhưng bạn sẽ vẫn thấy không thoải mái - tay áo quá dài gây phiền toái, vai hẹp khiến hạn chế cử động và thắt lưng không ở đúng vị trí.

Trong thế giới kinh doanh, kịch bản này xảy ra khi một công ty có không gian văn phòng không phù hợp với quy mô hoặc nhu cầu của công ty - có thể là quá nhỏ hoặc quá lớn, thiếu phòng họp, công ty phải chi nhiều tiền cho một bãi đậu xe quá lớn, hay hệ thống mạng không đủ đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh.

Một công ty có thể nhận thấy điều tương tự khi nói đến an ninh mạng. Có thể không dễ dàng để biết được điều gì là cần thiết để doanh nghiệp (DN) đảm bảo an ninh mạng, hay dịch vụ hoặc giải pháp DN đang sử dụng có phù hợp với mục đích của DN hay không. Trong trường hợp này, điều tối quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật cần hiểu và đáp ứng nhu cầu an ninh mạng cụ thể cho khách hàng của họ.

Với những công ty nhỏ gồm vài chục nhân viên và công ty có quy mô lớn hơn một chút có chức năng an ninh mạng tương tự nhau, việc quyết đinh mức độ bảo vệ nào sẽ là tốt nhất cho DN vẫn khá mơ hồ. Cách duy nhất để hiểu về nhu cầu an ninh mạng của công ty khi bản thân công ty chưa rõ về điều này chính là đánh giá cách thức hoạt động của DN và sự lành nghề của đội ngũ CNTT nội bộ, từ đó giúp xác định các công cụ cụ thể và mức độ quản lý phù hợp nhất với công ty.

Giả sử một công ty nhỏ gồm 50 người sản xuất và bán quần áo mang thương hiệu của riêng mình tại địa phương. Công việc kinh doanh đang phát triển nhanh chóng: chỉ trong hai năm, số lượng nhân viên đã tăng gần gấp đôi. Có một số nhân viên chịu trách nhiệm tìm mua chất liệu, một vài nhân viên sale tại các cửa hàng và họ hầu như không bao giờ ở văn phòng vì phải làm việc từ xa hoặc tại nhiều địa điểm khác nhau.

Trong công ty trên, hoạt động bảo mật mạng thường được thuê ngoài với một quản trị viên bảo trì hệ thống CNTT và an ninh mạng. Cùng với việc cài đặt các ứng dụng văn phòng và mua máy tính cho công ty, công ty thuê ngoài quản lý hoạt động an ninh mạng bằng cách cài đặt giải pháp bảo mật cho các thiết bị mới, kiểm tra cập nhật chương trình và đảm bảo rằng tính năng bảo vệ luôn hoạt động.

Công ty không cần phân tích chuyên sâu sự cố và điều chỉnh quyền truy cập của người dùng cho các dịch vụ khác nhau. Cơ sở hạ tầng của công ty có thể bao gồm một máy chủ hoặc thậm chí không có máy chủ tại chỗ, với tất cả dữ liệu được lưu trữ trên đám mây.

Thương hiệu quần áo địa phương này có thể là điển hình cho các loại hình kinh doanh vừa và nhỏ nào khác: công ty quảng cáo, công ty tư vấn hoặc nhà xuất bản nhỏ. Bất kể loại hình là gì, cách tiếp cận của mỗi công ty đều giống nhau: để quản lý an ninh mạng trong các công ty này, nhà cung cấp dịch vụ cần mang đến một giải pháp nhỏ gọn, giá rẻ từ lưu trữ đám mây - những giải pháp đòi hỏi nguồn lực tối thiểu để cài đặt và quản lý, nhưng vẫn có thể bảo vệ trên tất cả thiết bị - từ máy tính để bàn đến điện thoại di động và máy tính bảng của nhân viên làm việc từ xa.

Với một công ty lớn hơn có cơ sở hạ tầng CNTT được thiết lập tốt, các công ty này mong đợi điều gì từ an ninh mạng? Ví dụ, đối với nhà bán lẻ trực tuyến lưu trữ và xử lý lượng lớn dữ liệu cá nhân người dùng, đồng thời sử dụng nhiều hệ thống CRM, ERP và hệ thống dịch vụ khách hàng, để phục vụ hoạt động phức tạp như vậy, công ty cần một bộ phận CNTT nội bộ và quản trị viên an ninh mạng chuyên dụng hoặc một nhóm – có thể là nội bộ hoặc từ nhà cung cấp dịch vụ - để bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống.

Trong các tổ chức như vậy, hoạt động tấn công mạng sẽ rộng hơn nhiều. Các công ty sử dụng nhiều ứng dụng hơn những DN nhỏ, khiến khả năng bị tấn công mạng cao hơn, cũng như nhiều thiết bị có thể bị xâm phạm bởi phần mềm độc hại. Làm việc với nhiều nhà thầu và đối tác cũng khiến cơ sở hạ tầng dễ bị tấn công chuỗi cung ứng hơn.

Do vậy, nhiệm vụ của người quản lý an ninh mạng, cho dù đó là chuyên gia nội bộ hoặc nhà cung cấp dịch vụ, là bảo vệ chống lại phần mềm độc hại trên mỗi thiết bị. Họ cũng phải đảm bảo tất cả nhân viên có quyền truy cập vào những dịch vụ cần thiết, tùy thuộc vào vai trò của từng người. Cuối cùng, quản trị viên cần báo cáo chi tiết về trạng thái của hệ thống và trong các trường hợp mất an toàn, họ sẽ có thể nhanh chóng phát hiện, phân tích và phản hồi sự cố an ninh mạng.

Bất kỳ thời gian chết khi xảy ra sự cố hoặc vi phạm dữ liệu có thể khiến công ty mất tiền của, lòng trung thành của khách hàng và danh tiếng của DN. Các công ty cỡ vừa có nguy cơ mất đến 120 nghìn USD do vi phạm dữ liệu, phần lớn trong số đó được dùng để giải quyết thiệt hại về mặt uy tín, cũng như  bị bồi thường và phạt tiền. Mặc dù bất kỳ công ty bảo mật thông tin nào cũng không thể đảm bảo 100% sẽ đẩy lùi sự cố, việc sử dụng các công cụ bảo vệ chuyên nghiệp có thể giảm thiểu thiệt hại và hậu quả của sự cố an ninh mạng.

Một công ty nhỏ có thể không trả quá cao cho một dịch vụ bảo mật đắt tiền, nhưng nếu một công ty lớn tìm cách tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng sản phẩm bảo mật không đáp ứng nhu cầu của DN, rủi ro an ninh mạng có thể xảy ra. Để lựa chọn dịch vụ phù hợp cho khách hàng của mình, các nhà cung cấp cần xem xét khả năng của chức năng bảo mật mạng của khách hàng - thường sẽ tương quan với quy mô của doanh nghiệp.

Chúng tôi đã trao đổi vấn đề này với một công ty dịch vụ của Pháp - Weodeo. Chủ công ty - ông Philippe Aymonod cho biết: “Các DN nhỏ nhận thức được tầm quan trọng của bảo mật mạng và họ cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa an ninh mạng như các DN lớn. Nhưng họ không có nguồn lực đủ mạnh để đối phó với tấn công mạng. Do đó, họ mong đợi đối tác của mình sẽ là cố vấn bảo mật để cung cấp cho họ những giải pháp bảo mật đơn giản và hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến năng suất công việc.”

“Chúng tôi đánh giá mức độ bảo vệ an ninh mạng của khách hàng theo một vài thông số: mức độ nhận thức của công ty về vấn đề an ninh mạng và bối cảnh đe dọa mạng; Sự phức tạp của cơ sở hạ tầng khách hàng; mọi đặc thù liên quan đến hoạt động kinh doanh, thiết bị và khả năng năng điều chỉnh chiến lược sắp tới của khách hàng.”

Điều quan trọng không kém là các nhà cung cấp dịch vụ cần xác định các mục tiêu và tài nguyên của công ty, như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và khả năng kỹ thuật. Ví dụ: nếu nhà cung cấp chỉ làm việc với các dịch vụ đám mây (MSPs) hoặc tìm cách nhanh chóng triển khai cho khách hàng mới và dễ dàng quản lý khách hàng thông qua một bảng điều khiển duy nhất, họ sẽ làm việc hiệu quả nhất với dịch vụ bảo mật có thể được giám sát thông qua bảng điều khiển lưu trữ trên đám mây.

Mặt khác, các nhà cung cấp có cơ sở hạ tầng riêng có thể chọn giải pháp quản lý tại chỗ, tập trung vào các khách hàng có cơ sở hạ tầng công nghệ cao hơn và yêu cầu bảo vệ chi tiết hơn. Đây là cơ hội tốt để cung cấp dịch vụ linh hoạt cho những khách hàng khó tính hơn, duy trì dịch vụ SLAs và trở thành chuyên gia trong mắt khách hàng. Trong trường hợp này, công ty dịch vụ cũng cần có những tài năng phù hợp để quản lý nâng cao.

Cả hai phương pháp đều có ưu điểm riêng. Các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật đám mây có thể tập trung vào các dịch vụ đám mây rộng hơn và mở rộng danh mục đầu tư của họ, bao gồm các SME đang sử dụng dịch vụ SaaS với tỷ lệ ngày càng tăng. MSPs làm việc với các DN cỡ trung bình và có cơ sở hạ tầng riêng có thể sử dụng tài nguyên của họ để phát triển các dịch vụ bảo mật tiên tiến.

Mặc dù người ta vẫn nói có bảo mật mạng thì vẫn tốt hơn không làm gì, nhưng nếu không đáp ứng các yêu cầu của công ty, nên chăng chuyển sang một giải pháp tốt hơn phù hợp với DN của mình?

Kaspersky cung cấp các giải pháp bảo vệ điểm cuối phù hợp cho cả công ty quy mô nhỏ cho đến quy mô lớn lên đến 250 nhân viên, hoặc có quy mô lớn hơn nữa.

Kaspersky Endpoint Security Cloud là giải pháp bảo vệ di động và thiết bị đầu cuối mạnh mẽ, có thể dễ dàng triển khai và quản lý. Sự đơn giản của sản phẩm giúp việc quản lý đơn giản hơn, với các chính sách bảo mật vượt trội và không yêu cầu bất kỳ cấu hình cụ thể nào.

Sản phẩm cũng không yêu cầu bất kỳ khoản đầu tư phần cứng tốn kém nào. Ngoài ra, sản phẩm tích hợp tất cả các chức năng cần thiết để tinh chỉnh thêm nếu cần, với hoạt động bảo mật hướng đến người dùng, bảo vệ thiết bị khỏi ransomware và các lớp bảo vệ bổ sung bằng cách cung cấp mã hóa và quản lý bản vá từ đám mây.

Kaspersky Endpoint Security for Business là sản phẩm bảo mật thiết bị đầu cuối được thiết kế dành cho các công ty có nhu cầu bảo mật không gian mạng chuyên dụng và nhóm bảo mật công nghệ cao có quá trình tự động hóa được tối ưu. Sản phẩm mang đến giải pháp mở rộng cho các công ty ở mọi quy mô và bảo vệ nhiều lớp với tính năng phát hiện hành vi, kiểm soát bất thường và phòng ngừa khai thác, cũng như khả năng quản lý và kiểm soát an ninh mạng dạng hạt.

Ivan Bulaev

Trưởng kênh toàn cầu tại Kaspersky

Nhiều công ty chậm trễ trong việc gửi yêu cầu xử lý sự cố tấn công mạng

Có tới hơn 50% yêu cầu xử lý sự cố được gửi đi khi tấn công mạng đã hoàn tất là một trong những phát hiện chính nằm trong Báo cáo phân tích phản ứng sự cố mới nhất của Kaspersky (Kaspersky’s Incident Response Analytics Report).

Cụ thể, năm 2018, khoảng 56% yêu cầu phản hồi sự cố (IR) được gửi về Trung tâm bảo mật Kaspersky sau khi công ty đã bị ảnh hưởng bởi tấn công mạng như phát sinh giao dịch chuyển tiền trái phép, máy trạm bị mã độc tống tiền (ransomware) mã hóa hay lỗi không có dịch vụ.

Trong khi đó, 44% yêu cầu được gửi đi ngay khi phát hiện tấn công ngay ở giai đoạn đầu, giúp tổ chức tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Nhiều ý kiến cho rằng phản ứng sự cố chỉ cần thiết khi tấn công mạng xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, phân tích về những trường hợp ứng phó sự cố mà Kaspersky thực hiện năm 2018 cho thấy hoạt động phản ứng sự cố không chỉ đóng vai trò điều tra mà còn là công cụ đẩy lùi tấn công mạng ngay từ giai đoạn đầu để ngăn chặn thiệt hại.

Năm 2018, 22% phản ứng sự cố được thực hiện sau khi phát hiện hoạt động độc hại ẩn trong hệ thống mạng và 22% được thực hiện sau khi phát hiện có tệp độc hại trong hệ thống mạng. Ngoài hai dấu hiệu trên, không còn dấu hiệu nào khác cho thấy có thể có một cuộc tấn công mạng sẽ diễn ra.

Tuy nhiên, không phải mọi bộ phận bảo mật của doanh nghiệp nào cũng có thể phân biệt liệu công cụ bảo mật tự động đã phát hiện và dừng hoạt động độc hại hay chưa, hay đây chỉ là bước đầu cho những hoạt động độc hại không nhìn thấy được, sẽ trở nên nghiêm trọng hơn về lâu dài, và cần có sự trợ giúp của chuyên gia bên ngoài. Do bước đầu đánh giá không chính xác, hoạt động mạng độc hại phát triển thành những cuộc tấn công mạng nghiêm trọng với hậu quả cực kỳ nặng nề.

Năm 2018, 26% trường hợp phản ứng sự cố muộn là do bị mã độc mã hóa tấn công, trong đó có 11% vụ dẫn đến bị mất cắp tiền. 19% được báo cáo sự cố sau khi phát hiện thư rác từ tài khoản email của công ty; phát hiện lỗi không có dịch vụ hoặc lỗ hổng bảo mật.

Các phát hiện khác của báo cáo bao gồm: 81% công ty cung cấp dữ liệu phân tích được phát hiện có dấu hiệu có hoạt động độc hại trong mạng nội bộ; 34% công ty cho thấy có dấu hiệu của một cuộc tấn công mạng tiên tiến; 54,2% tổ chức tài chính bị tấn công bởi một hoặc nhiều tấn công APT.

Ayman Shaaban, chuyên gia bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Hiện nay, nhiều công ty đã cải tiến các phương pháp phát hiện và xây dựng quy trình ứng phó sự cố an ninh mạng. Nếu công ty phát hiện các cuộc tấn công càng sớm, hậu quả của chúng sẽ càng được giảm thiểu.

Tuy nhiên, theo chuyên gia bảo mật Ayman Shaab, các công ty thường không quan tâm đúng mức đến các dấu hiệu của những cuộc tấn công mạng nghiêm trọng, và bộ phận phản ứng sự cố của chúng tôi khi nhận được tin thì cũng đã quá muộn.

Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy rằng: “Nhiều công ty đã học được cách nhận biết dấu hiệu của một cuộc tấn công mạng nghiêm trọng, từ đó chúng tôi có thể giúp họ ngăn chặn được những hậu quả nặng nề về sau.”

Để ứng phó hiệu quả với các sự cố, Kaspersky khuyến nghị: Công ty nên đảm bảo có một nhóm chuyên trách (ít nhất là nhân viên) chịu trách nhiệm về hoạt động bảo mật mạng, thực hiện sao lưu các dữ liệu quan trọng thường xuyên.

Để ứng phó kịp thời với tấn công mạng, hãy sử dụng nhóm phản ứng sự cố nội bộ để xử lý vấn đề trước khi báo với đơn vị bên ngoài để tránh sự leo thang của các sự cố phức tạp hơn; Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố với các hướng dẫn và quy trình chi tiết đối với các loại tấn công mạng khác nhau; cập nhật phần mềm và các bản vá thường xuyên; Thường xuyên đánh giá bảo mật cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin của công ty.

Các doanh nghiệp cũng cần đào tạo nâng cao nhận thức cho nhân viên về an toàn kỹ thuật số, cũng như hướng dẫn học cách nhận ra và tránh các email hoặc liên kết độc hại.

QA

Người dùng cần cảnh giác với các ứng dụng từ các App Store chính thức

Theo một số trang tin tức công nghệ, gần đây đã xuất hiện thông tin ứng dụng quét ảnh CamScanner trên Android có chứa mã độc tấn công thiết bị người dùng.

Theo trang Engadget, CamScanner xuất hiện từ năm 2010 và được tải xuống hơn 100 triệu lần trên Android này vừa được phát hiện chứa và phát tán phần mềm độc hại bởi hãng bảo mật Nga Kaspersky. Google đã rút CamScanner từ Google Play Store.

Theo trả lời từ nhà phát triển ứng dụng, thì mã độc được một bên thứ ba “tiêm” vào bản cập nhật phần mềm mới nhất mà không có sự nhận biết và đồng thuận từ phía nhà phát triển. Trên thực tế, chỉ có một số ít người dùng đã tải phải ứng dụng có chứa mã độc. 

Thông tin về sự việc này, các chuyên gia từ Kaspersky cảnh báo về một ứng dụng phổ biến trên Google Play để quét ảnh thành file PDF. Ứng dụng này chứa cơ chế tự động tải mã độc xuống thiết bị của người dùng.

Từ đó, nạn nhân có thể phát hiện mình đã đăng ký những dịch vụ phải trả tiền trong khi họ chưa hề thực hiện động tác này. Tính tới hiện tại, ứng dụng đã có hơn 100 triệu lượt cài đặt. Google Play đã xóa ứng dụng theo cảnh báo mã độc từ Kaspersky. 

Trong quá trình nghiên cứu ứng dụng chứa mã độc, những nhà nghiên cứu tại Kaspersky đã phát hiện ra một “dropper” độc hại nằm sẵn ở ứng dụng để “thả” trình tải mã độc xuống thiết bị của người dùng. Trình tải này sau đó được sử dụng để tải xuống các tệp độc hại vào điện thoại của nạn nhân.

Chức năng của mã độc khác nhau tùy thuộc vào ý định của bên phát triển phần mềm độc hại, nhưng theo các mẫu được Kaspersky phân tích có mã độc, chúng sẽ khiến hiển thị quảng cáo trên thiết bị người dùng và tự động đăng ký các gói dịch vụ trả phí. Ngay sau khi xóa ứng dụng khỏi Google Play, nhà phát triển CamScanner đã phản hồi rằng sự cố do đơn vị thứ ba thực hiện.

Ông Igor Golovin, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Chúng tôi ít khi thấy một ứng dụng có lượng người dùng trung thành cao và số lượng cài đặt lớn như vậy lại phát tán mã độc. Với các đánh giá tích cực trên Google Play và thực tế là các nhà nghiên cứu bảo mật cũng chưa bao giờ phát hiện ra hoạt động độc hại của ứng dụng, chúng tôi cho rằng các mô-đun độc hại đã có thể được tiêm vào khi ứng dụng tiến hành cập nhật”.

Nhìn chung, theo ông Igor Golovin, đây là một ví dụ khác cho thấy người dùng rất cần quan tâm bảo vệ thiết bị của mình ngay cả khi họ tải xuống phần mềm từ đơn vị chính thức. 

Để giữ an toàn mạng, các chuyên gia Kapersky lưu ý người dùng cần cảnh giác với các ứng dụng từ cửa hàng chính thức cũng có thể bị chỉnh sửa và chứa mã độc, cài đặt các bản cập nhật hệ thống và ứng dụng ngay khi được phát hành giúp thiết bị vá các lỗ hổng nếu có và được bảo vệ

Người dùng cũng cần sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy cho Android và kiểm tra thiết bị thường xuyên để đảm bảo điện thoại của bạn luôn được bảo vệ.

QM

Mùa khai trường, chọn ổ cứng gì thì phù hợp cho máy tính

Nhập trường, đồng hành trong thời đại của công nghệ là làm sao có một bộ máy tính vừa “ngầu”, vừa đáp ứng tốt mọi nhu cầu cả học tập và giải trí.

Đảm bảo được cả nhu cầu ngầu – tương đương với máy khỏe, hình thức ‘bắt mắt’ thì việc đáp ứng tốt các nhu cầu học tập và giải trí – đồng nghĩa với có một bộ ổ cứng dung lượng lớn, tốc độ truy cập thật nhanh.

Khi mua máy tính, băn khoăn lớn nhất của đa phần người dùng ngoài CPU, RAM kế đến sẽ là ổ cứng, rồi mới đến Case, card đồ họa…  CPU, RAM giúp người dùng có thể có một bộ máy xử lý thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn và nắm vai trò chủ chốt khi làm việc thì ổ cứng lại là thành phần chủ chốt lưu lại “hiệu quả” công việc, lưu lại đầu ra và cung cấp đầu vào hiệu quả nhất cho người dùng máy tính.

Không có thông tin lưu trữ, mọi thao tác xử lý trước đó của CPU và RAM sẽ bị xóa nhòa. Có một ổ cứng bền bỉ, dung lượng đủ lớn để chứa những thư viện liên quan phục vụ công việc hiện tại, hoặc phim ảnh giải trí, lưu trữ kí ức với bạn bè, người thân…  luôn là nhu cầu cấp thiết với mọi cá nhân.

Trong thị trường miên man các loại ổ cứng hiện nay, lựa chọn được một thương hiệu đạt yêu cầu “nhanh, bền, rẻ” sẽ là ưu tiên lớn nhất của người tiêu dùng.  Seagate sẽ là một thương hiệu được đề xuất lựa chọn bởi những yếu tố sau:

Seagate là tập đoàn sản xuất thiết bị lưu trữ và ổ cứng danh tiếng toàn cầu, đứng trong Top đầu những nhà cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu cho các hệ thống công nghệ, được các Doanh nghiệp toàn cầu  đề cử, với nhiều sản phẩm đoạt giải thưởng công nghệ liên tục trong nhiều thập niên. 

Ảnh minh hoạ

Ổ cứng Seagate BarraCuda, BarraCuda Pro là dòng ổ cứng được đánh giá rất cao về chất lượng, độ bền và hiệu năng bởi các chuyên gia công nghệ và liên tục được cập nhật các sáng kiến và phát minh công nghệ mới nhất để có thể lưu trữ dữ liệu an toàn hơn, tối ưu hơn. Series mới nhất của Seagate BarraCuda được nâng cấp bộ nhớ Cache từ 64MB lên tới 256MB, giúp gia tăng hiệu năng hệ thống, rút ngắn thời gian khởi động để truy cập và khởi chạy ứng dụng nhanh hơn nữa.

 Ổ cứng Seagate BarraCuda có thời hạn bảo hành 2 năm. BarraCuda Pro có thời hạn bảo hành 5 năm và MTBF 1.8 triệu giờ.

Cụ thể hơn, nếu sử dụng PC thì lựa chọn BarraCuda là chuẩn xác nhất. BarraCuda có nhiều loại dung lượng lưu trữ,  lớn nhất là 14TB. BarraCuda có tốc độ ưu việt của một SSD, có thể lên đến 7200 vòng quay/ phút. Khi mua BarraCuda thuộc dòng HDD, bao gồm cả ổ 2.5” và 3.5”, người dùng có thể lựa chọn các dung lượng từ 500GB- 8TB đối với ổ 3.5” và 500GB -5TB với ổ 2.5” tùy thuộc nhu cầu sử dụng.  

BarraCuda Pro là dòng chuyên biệt cho các chuyên gia sáng tạo, game thủ cần cấu hình cao, dung lượng lưu trữ lớn và hoạt động ổn định 24/7 với dung lượng lên đến 14TB. Với thời gian bảo hành lên tới  5 năm, Khách hàng có thể lựa chọn 2 phiên bản là BarraCuda SSD 2.5” hoặc BarraCuda 510 SSD (Chuẩn M.2 2280) cho nhu cầu nâng cấp. Cả 2 phiên bản đều mang đến sự tin cậy về chất lượng với thời gian bảo hành lên đến 5 năm và MTBF 1.8 triệu giờ.

Từ 28/8/2019  đến hết 30/9/2019, mua SeaGate các ổ cứng dòng BarraCuda, BarraCuda Pro  có dung lượng từ 2TB do TLC phân phối không chỉ nhận được khuyến mại thông thường của đại lý, mà còn nhận ngay thêm quà tặng là thẻ cào điện thoại trị giá 100.000đ.

Bạn Lê Đức Hoàng, sinh viên công nghệ đồng thời là một game thủ chia sẻ, "Hiện nay, với đa phần học sinh, sinh viên, sử dụng máy tính là nhu cầu tất yếu. Ổ cứng với dung lượng lớn, chất lượng tốt thường có giá khá cao.”

“Chương trình khuyến mại này của TLC và Seagate giúp giới sinh viên như chúng tôi có thể tiếp cận được ổ cứng với dung lượng 2TB, gấp đôi ổ cứng 1TB thông thường với giá tiền không đổi, lại còn được tặng thêm quà tặng thẻ cào nữa. Chắc chắn là sử dụng chiếc máy tính có ổ cứng tốt và dung lượng lớn sẽ giúp người dùng thoải mái hơn nhiều”, bạn Hoàng chia sẻ.

QA