Syndicate content

Tri thức chuyên ngành

Soi tất tật các tính năng của đồng hồ thông minh Samsung vừa được công bố

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đây là đồng hồ thông minh đầu tiên được công bố trong không gian công nghệ đeo/mặc vào người đang nổi lên.

(ICTPress) - Samsung đã công bố đồng hồ Android của mình được gọi là Galaxy Gear tại IFA Berlin 2013 rạng sáng nay 5/9.

Galaxy Gear đồng bộ qua Bluetooth với một smartphone Samsung mới cũng được công bố hôm nay gọi là Galaxy Note III. Chiếc đồng hồ này có màn hình cảm biến 1,6 inch hiển thị những tin nhắn, email và cuộc gọi được gửi và gọi đến và một số chức năng điều khiển hạn chế cho Galaxy Note III.

Thiết bị mới là một bước đi đáng kể đối với Samsung. Đây là đồng hồ thông minh đầu tiên được công bố trong không gian công nghệ đeo/mặc vào người đang nổi lên. Sản phẩm này là một sản phẩm lớn bởi vì đối thủ chính của Samsung là Apple cũng cho biết cũng đang sản xuất đồng hồ thông minh.

Dưới đây là những tính năng được khám phá về đồng hồ mới của Samsung:

Đầu tiên của đầu tiên. Galaxy Gear cần phải “cặp đôi” với Galaxy Note III để hoạt động. Bạn sử dụng một ứng dụng đặc biệt gọi là Gear Manager để đồng bộ hai thiết bị.

Ứng dụng Gear Manager cho phép bạn thay đổi loại đồng hồ sẽ hiển thị trên màn hình Galaxy Gear.

Đây là một đồng hồ analog có diện mạo trông khá lạ.

Bạn có thể sử dụng Gear Manager để định vị Galaxy Gear nếu bạn để quên chiếc đồng hồ ở đâu đó trong nhà bạn. Bấm vào nút khởi động màu xanh lá.

Whoa! Galaxy Gear bắt đầu kêu ồn ào hơi điên cuồng. Điều này làm bạn dễ dàng tìm thấy chiếc đồng hồ. Trượt đến chỗ “X” màu đỏ để dừng tiếng kêu.

Ngay lúc nào, toàn bộ các ứng dụng bên thứ 3 chạy trên Galaxy Gear. Không may là bạn chưa thể sử dụng các dịch vụ phổ biến như Facebook or Twitter. Samsung cho biết đang làm việc với các nhà phát triển để bổ sung nhiều ứng dụng nữa trong tương lai.

Bây giờ kiểm tra Galaxy Gear. Nhấn nút phía bên ngoài để “tỉnh thức” chiếc đồng hồ.

Bạn sẽ thấy thời gian khi bạn bật lên.

Vuốt màn hình để xem các ứng dụng.

Đây là ứng dụng âm nhạc cho phép bạn điều khiển âm nhạc bạn đang nghe qua Galaxy Note III.

Một ứng dụng đo bước có thể giám sát bao nhiêu bước bạn đã thực hiện. Ứng dụng này đồng bộ với ứng dụng theo dõi sức khỏe được gọi là S Health trên Galaxy Note III.

Đây là một diện mạo của menu các thiết lập. Trông khá là chuẩn.

Đây là một menu ứng dụng cho phép bạn trượt từ trái sang phải để xem nhiều ứng dụng hơn.

Có máy ảnh lắp trong quai đồng hồ.

Đây là những gì bạn nhìn thấy khi mở ứng dụng máy ảnh. Trông khá bất tiện khi muốn chụp ảnh bởi vì các ống kính vuông góc với màn hình. Tất cả các bức ảnh được gửi qua Bluetooth đến Galaxy Note III.

Có một micro trên đỉnh để điều khiển bằng giọng nói và thực hiện cuộc gọi.

Micro nhấn vào S Voice, hỗ trợ thoại của Samsung giống như Siri của Apple trên iPhone. Bạn có thể ra lệnh bằng giọng nói trên Galaxy Gear để thiết lập cảnh báo của bạn, thực hiện cuộc gọi với ai đó trong danh bạ, hay xem thông tin thời tiết.

Đây là mặt quay số điện thoại. Các cuộc gọi thực tế được được thực hiện trên Galaxy Note III, nhưng Galaxy Gear có vai trò như một điện thoại loa.

Hình ảnh này giống như bạn đang gọi ai đó.

Ảnh: Steve Kovach/Business Insider

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành

5 cách Nokia đã định hình ĐTDĐ hiện đại

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đây là 5 cách mà công ty sản xuất ĐTDĐ một thời thống trị này đã giúp định hình thế giới điện tử di động như chúng ta biết ngày nay.

(ICTPress) - Với việc mua bộ phận điện thoại di động (ĐTDĐ) của Nokia, Microsoft đã mua một đối tác lâu dài trong lĩnh vực này để cạnh tranh trong một trận chiến đã khó nhằn cho cả hai công ty này.

Microsoft, đã muộn trong cuộc chơi smartphone với hệ điều hành di động Windows của mình, không theo kịp Android và iOS của Apple. Và trong khi Nokia vẫn là một công ty bán điện thoại khá nổi tiếng trên thế giới, thì vẫn khó tạo một bước nhảy vọt trên thị trường smartphone.

Nhưng nếu công ty Phần Lan nay hiện tại đang vật lộn, thì vẫn tự hào với lịch sử của mình là ở tuyến đầu của phong trào di động.

Dưới đây là 5 cách mà công ty sản xuất ĐTDĐ một thời thống trị này đã giúp định hình thế giới điện tử di động như chúng ta biết ngày nay:

Điện thoại cách mạng đầu tiên

Đó không phải là điện thoại mà nhiều người sở hữu điện thoại hiện nay có thể nhớ tới vì nếu họ là những người trẻ. Nhưng  Nokia 1011, được tung năm 1992, là ĐTDĐ đầu tiên được thương mại vận hành trên cái gọi là mạng GSM.

GSM là từ viết tắt của “Global System for Mobile” (Hệ thống di động toàn cầu). Và điều này có ý nghĩa khác so với chiếc điện thoại trước đó, là máy điện thoại Nokia đã có thể thực hiện cuộc gọi từ khắp nơi trên thế giới. GSM vẫn là hệ thống di động được sử dụng rộng rãi nhất của thế giới, mặc dù sẽ đến một ngày 4G thay thế GSM.

Điện thoại như một thông điệp thời trang

Điện thoại không chỉ là điện thoại? Điều này là một tất nhiên.

Hiện nay, có rất nhiều người chấp nhận điều này hoặc không, nhưng ít nhất là một phần khẳng định với chiếc điện thoại nào trong túi.

Đây là một khái niệm khá xa lạ cho tới đầu những năm 2000, thời điểm mà nếu bạn sở hữu một ĐTDĐ thì cơ hội tốt là phải sở hữu một chiếc Nokia. Bạn có nhớ những model to khủng, tròn góc với màn hình xám và anten cục?

Nokia 5110 là một trong những chiếc ĐTDĐ phổ biến nhất. Và điện thoại này cũng là một trong những điện thoại đầu tiên của thị trường có một tấm kính ở mặt điện thoại có thể thay thế được. Những tấm kính này có nhiều màu sắc, mang lại những cơ hội đầu tiên cho những ai muốn thể hiện cá tính qua diện mạo của chiếc điện thoại.

Phát minh điện thoại trượt

Sự phổ biến của những chiếc điện thoại Nokia đầu tiền có nghĩa là các thiết kế của công ty thường trở thành chuẩn cho các ĐTDĐ.

Nokia không phát minh ra điện thoại chạm đầu tiên (vinh dự này thuộc về Motorola) nhưng “trượt” hoàn toàn thuộc về Nokia. Chiếc điện thoại trượt đầu tiên là model 8110 của Nokia, được tung ra vào năm 1998. Một thiết kế đỉnh cao vào thời điểm đó? Đây là lựa chọn điện thoại trong bộ phim khoa học viễn tưởng tương lai 1999, bộ phim “Ma trận”

Game di động

Bạn có nhớ trò chơi "Rắn săn mồi"?

Điều này có vẻ đơn giản đến nực cười khi so sánh với một loạt trò chơi trên các smartphone hiện nay. Nhưng rất nhiều người đã từng nghiện trò chơi này.

Mặc dù nay đã lỗi thời, nhưng Nokia đã bắt đầu tải trò chơi này lên các điện thoại của mình vào năm 1998.

Và nhiều trò chơi bạn có thể biết nhưng "Angry Birds," "Candy Crush" và cửa hàng ứng dụng sau này được xem như là thừa hưởng một cách thức phát triển số mà tầm nhìn của Nokia đã tiên phong trong chiếc điện thoại có thể chơi game.

Chiến binh Windows

Những chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Windows đã không làm nóng thị trường cần thiết. Trong quý II năm nay, 7,4 chiếc điện thoại chạy Windows đã được bán, theo Gartner. Cách khá xa so với hệ điều hành di động thứ 2 là iOS của Apple với 31,9 triệu chiếc đã được bán trong cùng thời điểm.

Nhưng Nokia đã có vị trí chắc chắn là nhà cung cấp điện thoại Windows hàng đầu, chiếm 82% thiết bị đã được bán trong năm ngoái. Năm 2011, Windows và Nokia đã công bố hợp tác, theo đó Nokia đã chuyển sang Windows OS như là hệ điều hành mặc định chạy trên tất cả các thiết bị cầm tay.

Điều này chưa đủ đặt Nokia vào vị trí siêu chắc chắn, ít nhất cho tới nay. Nhưng sự hợp tác dài hạn dẫn tới việc Microsoft mua lại như được công bố, và nếu phần cứng của Microsoft sẽ thúc đẩy điện thoại Windows, Microsoft và Nokia sẽ gặt hái những thành quả.

QM

Nguồn: CNN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

Ong máy điều khiển bằng smartphone cấp cứu bệnh nhân đau tim tức thời

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Khi con người phản ứng quá chậm, những robot có thể xử lý nhanh tình huống.

(ICTPress) - Khi con người phản ứng quá chậm, những robot có thể xử lý nhanh tình huống. Đó là ý tưởng đằng sau Defikopter, một chú ong máy sẽ thả những chiếc dù của nó là những chiếc máy khử rung tim hỗ trợ các nạn nhân bị đau tim và những người cấp cứu.

Ảnh: Definetz

Được tổ chức phi lợi nhuận Definetz và công ty phát triển ong máy Height Tech của Đức sáng tạo, ong máy Defikopter được điều khiển bằng một ứng dụng smartphone có GSP, cho phép người sử dụng yêu cầu một máy khử rung tim. Ong máy sẽ di chuyển trong phạm vi 10km và bay với tốc độ 70km/giờ.

Bên cạnh việc tránh tắc đường làm chậm các xe cấp cứu và các phương tiện mặt đất khác, chú ong máy này còn rất tiện ích ở những khu vực thưa thớt dân cư hay hoặc địa hình khó đi lại, theo thông báo của nhóm tác giả.

AHội Chữ thập đỏ của Mỹ cho biết: Mỗi phút máy khử rung tim bị tạm ngưng, cơ hội sống sót giảm xuống xấp xỉ 10%”, do đó thời gian phản ứng nhanh của một ong máy sẽ làm nên khác biệt.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành

New York Times đã tự cứu mình khỏi tin tặc như thế nào?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Có thông tin cho rằng Times và Melbourne IT đã thực hiện một số việc để làm cuộc tấn công này khó khăn hơn và thậm chí việc đánh sập đã không khả thi.

(ICTPress) - Vào buổi chiều Thứ Ba ngày 27/8, trang web của Thời báo New York (New York Times - Times) không thể truy cập được và lúc được lúc không vào ngày 28/8.

Làm thế nào mà một trong những công ty truyền thông lớn nhất trên thế giới bị sập 1 ngày và hơn thế?

Trang web của New York Times đã bị tấn công bằng một hệ thống tên miền, mà những tin tặc đã nhắm vào hệ thống phù hợp với URL của trang web - như nytimes.com - đến các server nơi mà các nội dung của trang web được lưu trữ. Không có nội dung nào của New York Times bị ảnh hưởng; người đọc chỉ không tìm thấy nội dung.

Bí quyết: Quy định an ninh đơn giản có thể đã ngăn chặn được cuộc tấn công.

Các thông tin DNS của New York Times được một công ty có trụ sở tại Australia có tên là Melbourne IT quản lý. Đây là một công ty thương mại có nhiệm vụ chính là quản lí việc đăng kí, bảo lưu tên miền Internet quốc tế (registrar) tương tự như công ty GoDaddy của Mỹ.

Dường như các tin tặc tấn công New York Times có thể đã thâm nhập an ninh của Melbourne IT bằng cách lấy mật khẩu và tên người sử dụng của một người quản trị.

Marc Frons, Giám đốc CNTT của Times cho biết bài báo riêng của tờ báo này về vụ tấn công mà thủ phạm có thể là “Quân đội điện tử Syria (SEA) hoặc ai đó đang cố gắng làm khó họ”.

Điều này không nói gì nhiều. SEA là một nhóm tin tặc được cho là có liên hệ lỏng lẻo hay ủng hộ chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. SEA cũng rất tích cực gần đây, trong vài tháng qua, đã nhận trách nhiệm các cuộc tấn công vào The Onion, National Public Radio và trang blog của nhà báo Anh Jon Snow (không liên hệ tới Game of Thrones).

Thế nào là một cuộc tấn công DNS?

DNS là một phần quan trọng của kiến trúc thông tin của Internet.

“DNS về cơ bản vẫn như vậy kể từ khi Web bắt đầu… và ngay từ ban đầu DNS không được xây dựng để hỗ trợ Web như hiện nay”,  Kevin O'Brien, một kiến trúc sư các giải pháp doanh nghiệp từ Cloudlock, một công ty an ninh dữ liệu dựa trên đám mây cho biết.

Theo O'Brien, DNS có một số lỗi cấu trúc, mà các tin tặc đã khai thác để đánh sập New York Times.

Đây là cách DNS vận hành: khi bạn muốn vào một trang web, bạn gõ tên miền của trang web đó. Trong trường hợp của New York Times, đó là nytimes.com, các quyền mà New York Times đã mua từ Melbourne IT.

Khi Melbourne IT đã đăng ký tên miền này, công ty này đã tạo một đăng nhập trong đăng ký DNS kết nối "nytimes.com" tới địa chỉ giao thức Internet của các server New York Times, 170.149.168.130.

Việc đăng ký này (registry) là cần thiết bởi vì các tên miền được thiết kế để nhiều người, chứ không phải máy tính, dễ dàng hiểu được. Các tên miền không chỉ đến nội dung Web theo cách mà một máy tính có thể hiểu. Tương tự, các địa chỉ IP không thân thiện người sử dụng cho nhiều người.

Do đó khi bạn gõ "nytimes.com”, trình duyệt web của bạn kết nối bạn tới một trong nhiều server DNS mà ở đó việc đăng ký được lưu và phù hợp các chữ với địa chỉ IP được đăng ký tương ứng 170.149.168.130.

Các tin tặc nhắm vào đăng ký này. Chúng đã lấy một tên người sử dụng và mật khẩu của Melbourne IT, thâm nhập vào hệ thống của công ty này và thay đổi các thông tin DNS mà sau đó đi đến các server DNS trên Internet.

O'Brien likened DNS servers to a phonebook: people can search the book by a person's name and find the entry that connects the person to a telephone number. What the hackers did is like changing the number next to the New York Times' name in the phonebook.

O'Brien đã ghi các server DNS vào một danh bạ điện thoại: mọi người có thể tìm kiếm danh bạ theo tên người và tìm thấy cách thâm nhập có kết nối người tới một số điện thoại. Những gì các tin tặc làm là giống như thay đổi số gần với tên của New York Times trong danh bạ điện thoại.

Việc thay đổi này có thể mất 15 phút để thực hiện, O'Brien cho biết. Một khi các tin tặc thực hiện thay đổi, sẽ mất một lúc để thay đổi này lan rộng đến các server DNS trên Internet.

Đối với một cửa sổ chính, gõ nytimes.com vào trình duyệt sẽ dẫn bạn không phải đến các server của Times, nhưng tới một trang web chủ đề SEA có thông điệp “bị tấn công bởi Quân đội điện tử Syria”.

Phần lớn thời gian, các trình duyệt đơn giản không thể định vị một địa chỉ IP liên quan tới tên miền www.nytimes.com, do một thông báo lỗi trình duyệt.

Về mặt kỹ thuật, các trang web không cần tên miền, và trang báo Times không bị sập hoàn toàn. Nhưng để truy cập, bạn sẽ phải biết địa chỉ IP 170.149.168.130 và nhập vào trình duyệt của bạn.

Làm thế nào để ngăn chặn một cuộc tấn công DNS

New York Times đã có thể ngăn chặn cuộc tấn công này?  Vì luôn có nguy cơ an ninh trực tuyến, nên không có gì dễ dàng. Có thông tin cho rằng Times và Melbourne IT đã thực hiện một số việc để làm cuộc tấn công này khó khăn hơn và thậm chí việc đánh sập đã không khả thi.

Ví dụ, 2 đơn vị này đã thực hiện khóa đăng ký. Thường thì các cơ quan đăng ký DNS cho khách hàng lựa chọn, điều này khi được triển khai sẽ khó khăn cho bất cứ ai muốn thay đổi các thông tin DNS, có thể quản lý các link giữa một tên miền và một địa chỉ IP. Bất lợi của khóa đăng ký này là nó có thể kéo dài thời gian cần thiết để thực hiện bất cứ thay đổi cấu trúc nào cho cơ quan đăng ký.

Tuy nhiên, O'Brien đã chỉ ra rằng các tin tặc không thực hiện bất cứ đe dọa quan trọng nào đối với cả cấu trúc trang web của New York Times hay Melbourne IT. Đúng hơn, những tin tặc đã lấy được các ủy nhiệm đăng nhập do cướp hay lừa một nhân viên để lấy thông tin. Đây là một sự khác biệt giữa việc đánh đổ một cánh cửa và ăn cắp chìa khóa.

“Lý do tôi nhận biết được cuộc tấn công này khá non nớt là vì ai đó đã lấy tên người sử dụng và mật khẩu và thâm nhập vào hệ thống của Melbourne IT. Chúng không làm việc gì kiểu siêu công nghệ hay phức tạp. Điều này về cơ bản không phải là Melbourne IT thất bại, đó là những đề phòng đã không được đặt đúng chỗ”.

Những đề phòng đó có thể đã được triển khai gồm xác thực hai yếu tố, yêu cầu người muốn đăng nhập vào một hệ thống để biết một mật khẩu và sau đó đi vào một số thông tin - thường là một loạt số được gõ chữ lên điện thoại di động. Nếu không có điện thoại di động chính xác - thì khó lấy cắp hơn là mật khẩu - tin tặc không thể thâm nhập vào hệ thống.

Nhưng bản thân kiến trúc DNS là gì? Nếu đường trục Internet bị lỗi cơ bản hoặc lỗi thời, đã đến lúc thay DNS bằng một hệ thống tốt hơn.

“Điều này nảy ra vấn đề theo thời gian, và có những ý tưởng cho các loại quản lý ghi chép khác. Ví dụ, một số chuyên gia đã gợi ý một vài loại mở rộng trình duyệt mà có thể giúp “chia tải” kết nối các tên miền với các địa chỉ IP.

Tuy nhiên, triển khai kiểu thay đổi lướt qua này có nghĩa là thay đổi toàn diện cách Internet làm việc. “Bạn cần ai đó có quyền ở cấp chính phủ và có thể là cấp liên chỉnh phủ, để sáng tạo một Internet không phụ thuộc DNS”, O'Brien cho biết.

Cấu trúc Internet đã không thay đổi trong nhiều năm, có nghĩa là sẽ không thể sớm thay đổi.

“Bạn có thể quay lại giữa những năm 1990 và thấy vào thời điểm đó một số nơi dễ bị khai thác nhất [ở DNS] đã bị các tin tặc nổi tiếng phơi bày. Và lúc này năm 2013 chúng ta vẫn dễ dàng bị khai thác”, O'Brien cho biết.

 QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo
Các chuyên mục liên quan: 
Tri thức chuyên ngành
CNTT

Thế nào là một thành phố thông minh?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Mối quan hệ của một thành phố thông minh với các công dân của thành phố là những gì để phân biệt với một thành phố truyền thống.

(ICTPress) - Một thành phố thông minh có thể được định nghĩa là một thành phố “tri thức” (knowledge), “số” (digital), “mạng” (cyber) hay “kinh tế” phụ thuộc và các mục tiêu do các nhà hoạch định ở các thành phố hình thành.

Các thành phố thông minh là những thành phố hướng tới xã hội và kinh tế. Các thành phố thông minh giám sát hạ tầng trọng yếu trong đó có cầu, đường, đường hầm, đường sắt, xe điện ngầm, sân bay, cảng biển, thông tin liên lạc, nước, điện, thậm chí là các tòa nhà lớn, để tối ưu các nguồn lực và an ninh. Và các thành phố này tối đa các dịch vụ cho các công dân, mang tới một môi trường bền vững thúc đẩy hạnh phúc và no ấm. Các dịch vụ này dựa trên hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) (ICT).

Về mặt cấu trúc mà nói, một thành phố thông minh là một hệ thống của các hệ thống cùng vận hành khớp với nhau. Việc tương hợp của nhiều hệ thống dựa trên tính mở và chuẩn hóa - những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng một thành phố thông minh. Không có tính mở và chuẩn hóa, một dự án thành phố thông minh trở nên hỗn độn và tốn kém. Các công nghệ cấu thành của một thành phố thông minh gồm các mạng quang tốc độ cao, cảm biến, cố định và di động cần thiết để khả thi các lợi ích như các hệ thống thông minh, mạng lưới thông minh và nối mạng gia đình.

Mối quan hệ của một thành phố thông minh với các công dân của thành phố là những gì để phân biệt với một thành phố truyền thống. Các dịch vụ ICT của các thành phố truyền thống là không thể phản ứng với các bối cảnh xã hội, kinh tế và văn hóa đang theo đổi nhanh chóng nhưng các dịch vụ của thành phố thông minh thì có thể. Do vậy, một thành phố thông minh trên hết là một thành phố hướng tới con người, phụ thuộc vào một hạ tầng ICT và sự phát triển đô thị liên tục, luôn luôn tính đến sự bền vững môi trường và kinh tế (hình dưới).

Các thành phố thông minh trên khắp thế giới

Các thành phố thông minh có thể là những thành phố mới được xây dựng thông minh ngay từ đầu hoặc các thành phố được hình thành vì một mục đích đặc biệt (như một thành phố công nghiệp hay một công viên khoa học) - phổ biến nhất - là một thành phố hiện tại được thông minh theo từng bước. Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã bắt tay vào các dự án thành phố thông minh, gồm Seoul, New York, Tokyo, Thượng Hải, Singapore, Amsterdam, Cairo, Dubai, Kochi và Malaga. Xem xét tỷ lệ sáng tạo hiện nay, có thể thấy trong thập kỷ tới, các mô hình thành phố thông minh sẽ ngày càng nhiều và là các chiến lược phổ biến cho sự phát triển của thành phố.

Các dự án thành phố thông minh hiện tại cũng rất khác nhau. Mục tiêu của thành phố Amsterdam là đạt được sự bền vững môi trường hơn thông qua các hoạt động thông minh hơn, sử dụng các công nghệ hiện đại trong nỗ lực giảm khí thải và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Các thành phố khác hướng tới một phạm vi rộng các chức năng thành phố thông minh, với công nghệ mọi nơi thông minh đóng một vai trò trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống công dân. Hai ví dụ điển hình của chiến lược này là thành phố mọi nơi của Hàn Quốc (u-City), được công bố năm 2004, và thành phố T của Deutsche Telekom (Viễn thông Đức) được công bố năm 2006. Thành phố Seoul thông minh hướng tới một thành phố được quản trị thông minh hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn cho mọi công dân của thành phố này.

Các thành phố này đặt ra các ưu tiên riêng, nhưng tất cả các thành phố thông minh có 3 đặc điểm quan trọng.

Đầu tiên là hạ tầng CNTT-TT. Bảo an hạ tầng CNTT-TT thế hệ kế tiếp là quan trọng đối với sự thành công của các dịch vụ thành phố thông minh hiện thời và đối với các nhu cầu dịch vụ tương lai dự báo trước.

Thứ hai, thành phố phải có khung quản trị tích hợp và được định nghĩa chuẩn. Nhiều hệ thống thông minh phải vận hành đồng bộ chỉ nhờ việc bám sát chặt chẽ các chuẩn chung.

Thứ ba, một thành phố thông minh cần những người sử dụng thông minh. CNTT-TT là những công cụ để khả thi một thành phố thông minh, nhưng sẽ không hữu ích nếu không có những người sử dụng say mê công nghệ có thể tương tác với các dịch vụ thông minh. Một thành phố thông minh không chỉ tăng việc tiếp cận các thiết bị thông minh ở các cấp độ thu nhập và nhóm tuổi, mà còn cho phép tiếp cận giáo dục nhờ sử dụng các thiết bị này. Một thành phố thông minh cần một mạng lưới gồm những người sử dụng thiết bị thông minh, với những công dân của thành phố cần và sáng tạo các dịch vụ họ thấy giá trị nhất.

Chuẩn hóa cho các thành phố thông minh

Mặc dù việc chuẩn hóa trong việc hình thành các thành phố thông minh là quan trọng, một loạt các hoạt động đang được nhiều tổ chức tiến hành. Ví dụ, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đang xem xét các tiêu chuẩn của một thành phố thông minh nhờ một nhóm chuyên về “các thông số hạ tầng của cộng đồng thông minh. Ban Tiêu chuẩn hóa Viễn thông của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU-T) đã thành lập Nhóm chuyên để về các thành phố thông minh bền vững để đánh giá các yêu cầu chuẩn hóa của các thành phố hướng tới thúc đẩy sự bền vững xã hội, kinh tế và môi trường thông qua việc tích hợp ICT vào các hạ tầng và hoạt động của họ.

QM

Nguồn: ITU

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành

Dùng Dropbox có thể bị tấn công

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Hai nhà nghiên cứu an ninh vừa chứng minh những lỗ hổng an ninh của Dropbox.

(ICTPress) - Hai nhà nghiên cứu an ninh vừa chứng minh những lỗ hổng an ninh của Dropbox, từ việc truy cập vào các tệp riêng tư của người sử dụng và điều này được giải thích trong một bài báo nghiên cứu cách thức họ thực hiện.

Mục tiêu của họ là lấy Dropbox để tạo một phiên bản nguồn mở cho chính dịch vụ này, có nghĩa là bất cứ ai có thể xem được mã của Dropbox và kiểm định được dịch vụ này có an ninh.

"Dropbox sẽ không còn là một hộp đen”, các nhà nghiên cứu Dhiru Kholia của Openwall và Przemysław Wegrzyn của CodePainters, đã viết trong bài báo nghiên cứu của mình.

Có một vài điều thú vị về sự mổ xẻ Dropbox. Một là sau khi Dropbox bị tấn công 1 năm trước, Dropbox đã bổ sung các tính năng để bảo vệ người sử dụng và làm cho Dropbox hấp dẫn người sử dụng như doanh nghiệp.

Ví dụ, Dropbox bổ sung mã hóa và điều được gọi là “xác thực dùng hai nhân tố” buộc người sử dụng phải thực hiện thêm 2 bước để đăng nhập vào tài khoản Dropbox.

Các nhà nghiên cứu đã vượt qua cả hai bước bảo vệ này.

Quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu đảo ngược phần được kỹ thuật của Dropbox chạy trên máy tính người sử dụng. Có nghĩa là họ đã xem xét mã lập trình của Dropbox. Họ đã từng không làm được điều này. Dropbox được viết trên Python sử dụng các kỹ thuật ngăn chặn kỹ thuật nghịch đảo.

Có rất nhiều dịch vụ đám mây sử dụng Python và các kỹ thuật tương tự. Điều này có nghĩa là tất cả dịch vụ này có thể rủi ro.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu muốn làm Dropbox an toàn hơn. Họ hy vọng những người khác sẽ giúp họ xây dựng một phương pháp nguồn mở an toàn để sử dụng Dropbox. Nghiên cứu này dành cho Dropbox nếu Dropbox muốn.

Dropbox cho rằng nghiên cứu này không thực sự đặt bất cứ tài khoản của ai vào rủi ro. Một phát ngôn viên cho biết:

“Chúng tôi đánh giá cao các đóng góp của các nhà nghiên cứu này và bất cứ ai hỗ trợ Dropbox an toàn. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nghiên cứu này không cho thấy điểm yếu ở phía người sử dụng Dropbox. Trong trường hợp như đã đề cập, máy tính của người sử dụng sẽ là máy tính gặp rủi ro toàn bộ, chứ không chỉ Dropbox của người sử dụng”.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Từ điển Oxford chính thức định nghĩa một loạt từ về mạng xã hội

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Từ điển Oxford trực tuyến vừa bổ sung một loạt từ và thuật ngữ công nghệ, mạng xã hội đã trở nên phổ biến.

(ICTPress) - Từ điển Oxford trực tuyến vừa bổ sung một loạt từ và thuật ngữ công nghệ, mạng xã hội đã trở nên phổ biến như: selfie, digital detox, Bitcoin, BYOD, emoji, FOMO, geek chic, hackerspace, phablet, srsly, TL;DR và nhiều nữa.

Dưới đây là những định nghĩa, các từ viết tắt của những chữ cái đầu và các cụm từ được bổ sung vào Từ điển Oxford một cách chính thức:

Selfie: "Một hình ảnh tự chụp, thường là dùng smartphone hay webcam và tải lên một trang mạng xã hội".

Digital detox: "Một khoảng thời gian mà ở đó một người kiềm chiế không sử dụng các thiết bị điện tử như smartphone hay máy tính, được xem như là cơ hội giảm stress hay tập trung vào giao tiếp xã hội trong thế giới thật."

Bitcoin: "Đồng tiền số mà các giao dịch có thể được thực hiện mà không cần qua ngân hàng trung ương".

BYOD: "Viết tắt của từ ‘bring your own device’ (mang theo thiết bị cá nhân): thực tiễn cho phép các nhân viên của một tổ chức sử dụng các máy tính, smartphone hay các thiết bị cá nhân khác cho các mục đích công việc”.

Emoji: "Một hình ảnh hay một biểu tưởng kỹ thuật số nhỏ được sử dụng để diễn tả một ý tưởng hay một cảm xúc trong giao tiếp điện tử”.

FOMO: "Viết tắt của cụm từ “Fear of missing out”: Một nỗi lo lắng mà một sự kiện thú vị hay hấp dẫn có thể đang xảy ra đâu đó, đôi khi bị nhen nhóm bởi những đăng tải được nhìn thấy trên một trang mạng xã hội".

Click and collect: "Là một nơi mua sắm mà ở đó một cách hàng có thể mua hoặc đặt hàng từ trang web của một cửa hàng và lấy hàng từ một chi nhánh địa phương”.

Geek chic: "Quần áo , diện mạo, và văn hóa liên qua tới những người thích điện toán và công nghệ, liên quan tới một phong cách hay đúng mốt".

Hackerspace: "Một nơi mà mọi người quan tâm tới điện toán và công nghệ có thể cùng nhau làm việc về các dự án thông qua việc chia sẻ các ý tưởng, thiết bị và kinh nghiệm".

Internet of things (Internet của sự vật): "Một sự phát triển Internet được đề xuất mà theo đó các đồ vật hàng ngày có kết nối mạng, cho phép các đồ vật gửi và nhận dữ liệu".

MOOC: "viết tắt của massive open online course; một khóa học đại học được cấp miễn phí qua Internet cho một số lượng người học lớn".

Phablet: "Một smartphone có một màn hình có kích thước ở giữa một smartphone điển hình và một máy tính bảng".

Srsly: "Viết tắt của từ “seriously" (Nghiêm trọng, không đùa).

TL;DR: "‘Too long didn’t read’ (Quá dài không đọc): Được sử dụng như là một trả lời lập tức cho một đăng tải trực tuyến quá dài, hoặc để giới thiệu một ngắn gọn của một đăng tải dài”.

 QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
CNTT

Xử lý tin nhắn rác qua kinh nghiệm của một số nước

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Tin nhắn rác đang là một vấn nạn nghiêm trọng đối với các thuê bao điện thoại di động ở nước ta…

(ICTPress) - Tin nhắn rác đang là một vấn nạn nghiêm trọng đối với các thuê bao điện thoại di động (ĐTDĐ) ở nước ta…

Mặc dù Chính phủ đã ban hành các Nghị định 77/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác và Nghị định 83/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông và Bộ thông tin và Truyền thông đã có nhiều cố gắng trong mặt quản lý, thanh tra các hoạt động, nhưng tin nhắn rác vẫn đang hoành hoành trên các mạng ĐTDĐ của nước ta.

Theo BKAV trung bình mỗi ngày có có tới 9,8 triệu tin nhắn rác được gửi đến ĐTDĐ của người dùng ĐTDĐ ở nước ta và các nhà mạng thu gần 3 tỷ đồng từ tin nhắn rác [1]. Nhiều người dùng ĐTDĐ bị buộc phải thanh toán hàng triệu đồng cước phí “bất ngờ” từ những thủ đoạn gian lận để tính cước của các tin nhắn rác này…

Đặc biệt đầu năm 2013, Bộ đã nghiêm khắc xử phạt 4 doanh nghiệp Tinh Vân Telecom, Hà Thành, Lạc Hồng, E-WAY gần 2 tỷ đồng vì hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, có nội dung đồi trụy [2]. Một số nhà mạng cũng đã tích cực sử dụng nhiều biện pháp ngăn chặn thư rác dù bị giảm doanh thu đáng kể, trong đó nổi bật là Viettel nhờ chính thức áp dụng hệ thống kiểm soát dịch vụ dựa trên quản lý cú pháp cung cấp dịch vụ với tất cả đầu số ngắn đang cung cấp nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng nên trong 2 tháng đầu năm 2013 số lượng khách hàng phản ánh về tin nhắn rác giảm đáng kể. Trước đó trung bình mỗi tháng Viettel nhận được 8000 cuộc gọi của khách hàng thì 2 tháng đầu năm nay chỉ còn khoảng 1500 cuộc.      

Vấn nạn tin nhắn rác không phải chỉ có ở Việt Nam mà hầu như có ở tất cả các nước đang có các mạng ĐTDĐ. Tìm hiểu kinh nghiệm xử lý tin nhắn rác ở một số nước để nghiên cứu, áp dụng cho nước ta cũng là một con đường nhanh nhất và khá hiệu quả để xử lý triệt để hơn vấn nạn tin nhắn rác này [3].

Trước tiên chúng ta hãy xem xét một vụ kiện phát tán thư rác và cách xử lý của luật pháp Mỹ. Tháng 3/2012, Nhà mạng có uy tín của Mỹ AT&T nộp đơn đề nghị khởi tố các công ty phát tán tin nhắn rác đã sử dụng 14 số điện thoại phát tán  trên 20 triệu tin nhắn rác và cuộc gọi cho các thuê bao điện thoại của AT&T. Theo lý thuyết mà nói thì trên 20  triệu tin nhắn rác đó đem lại cho AT&T không ít doanh thu, tại sao AT&T lại đâm đơn kiện? Nguyên do là ở chỗ: Đối với AT&T, VeriZon và các nhà mạng của Mỹ, tin nhắn rác là “con dao 2 lưỡi” vì ý thức pháp luật của dân chúng Mỹ khá mạnh, có thói quen kiện tụng; Nguyên nhân thứ 2 là vì trong một số gói cước của các thuê bao, khi nhận tin nhắn cũng phải nộp thêm cước phí, có những tin nhắn tính cước lên tới 20 cent, đương nhiên thuê bao sẽ liên tục khiếu nại. Và khi thuê bao thông qua điện thoại quy định của nhà mạng khiếu nại về tin nhắn rác, nhà mạng phải tốn chi phí khá cao cho mỗi cuộc  điện thoại khiếu nại đó, thậm chí có lúc lên tới 5 - 50 USD. Năm 2011, lượng tin nhắn rác ở Mỹ tăng 45%, gây bức xúc lớn cho các thuê bao di động. Cả nhà mạng và thuê bao điện thoại đều là người bị hại. Việc  nhà khai thác khởi kiện các công ty phát tán tin nhắn rác đã phát sinh trong bối cảnh đó.

Kinh nghiệm xử lý tin nhắn rác ở các nước nổi lên 5 giải pháp chính sau đây:

Tăng cường giáo dục về Luật pháp, hướng dẫn thuê bao trước tiên phải biết tự bảo vệ mình

Tháng 6/2003, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ thiết lập “Danh sách các thuê bao không nhận quảng cáo qua điện thoại toàn nước Mỹ”. Tháng 12 năm đó, Chính phủ Mỹ ban hành luật chống thư rác đầu tiên trên cả nước. Luật này quy định: Các thuê bao điện thoại cố định và di động có thể thông qua đường dây nóng hoặc cổng thông tin điện tử của Chính phủ miễn phí đăng ký số điện thoại của mình vào danh sách “các thuê bao toàn nước Mỹ không nhận tin quảng cáo” và từ sau đó sẽ không bị các tin quảng cáo hoặc tin nhắn rác gây phiền hà.

Ở Singapore, dân chúng có thể đăng ký vào “Danh sách các thuê bao không nhận tin nhắn”. Bất cứ cơ quan, công ty hoặc cá nhân nào cũng không được gửi các tin nhắn rác vào các thuê bao đã đăng ký đó.

Ở Hồng Kông, chính quyền đặc khu liên tiếp ban hành các văn bản “quy định về các thông tin điện tử không mời mà đến và “quy tắc về các thông tin điện tử không mời mà đến”. Các văn bản này một mặt khắc chế việc phát tán các tin nhắn rác, mặt khác cũng đưa ra các yêu cầu đối với dân chúng bao gồm: Nếu không muốn tiếp tục nhận các thông tin quảng cáo điện tử cần phải phát thông tin cự tuyệt tiếp nhận đến bên phát tin; nếu không muốn tiếp nhận tất cả các tin quảng cáo điện tử (Trừ một số tin quảng cáo đã được chấp thuận) cần phải đăng ký số điện thoại và số Fax của mình vào danh sách cự tuyệt nhận tin mà chính quyền đã quy định; nếu công ty phát tán không thực hiện quy định, tiếp tục gửi tin thì thuê bao phải báo cáo lên Cục quản lý Viễn thông để tiến hành khởi tố v.v...

Phân rõ trách nhiệm, tăng nặng hình phạt đối với các hành vi phát tán phi pháp

Sau khi Luật pháp về bảo hộ thông tin cá nhân đã được hoàn thiện, ở nhiều nước khi xử lý thông tin rác đã có căn cứ luật pháp rõ ràng, trong các văn bản luật lệ liên quan không những làm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan, mà còn đưa ra những hình phạt nặng nề đối với các hành vi phi pháp một cách rõ ràng.

Điểm đáng nói nhất là do pháp luật đã được kiện toàn, nhiều nước khi xử lý tin nhắn rác đã có chủ thể chấp pháp rõ ràng. Ví dụ, ở Singapore, Chính phủ thành lâp Sở bảo hộ thông tin cá nhân phụ trách xử lý các việc liên quan đến tin nhắn rác. Cục bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ có riêng một đội công tác đặc biệt tiến hành điều tra các sự việc liên quan đến máy ĐTDĐ và xử lý các khiếu kiện về phát tán tin nhắn rác. Chính phủ Đức và các cơ quan giám sát thành lập Trung tâm xử lý các tin nhắn của máy ĐTDĐ phụ trách xử lý các vi phạm và trả lời các khiếu nại của thuê bao.

Đối với các nhà khai thác viễn thông, xuất phát từ chính sách bảo hộ quyền tự do thông tin và bí mật thông tin, hầu hết các nước đều không cho phép các nhà khai thác này tiến hành che lọc các tin nhắn. Tuy nhiên, ở Ấn Độ mỗi năm Chính phủ yêu cầu nhà mạng báo cáo chính thức bằng văn bản việc ngăn chặn phát tán tin nhắn rác, cho phép nhà khai thác dùng từ gốc lọc che các tin nhắn rác, đồng thời yêu cầu nhà mạng cấm chỉ việc phát tán cùng lúc trên quy mô lớn cho nhiều khách hàng, tước bỏ quyền truy nhập mạng của máy di động của kẻ tán phát tin nhắn rác.

Đối với các doanh nghiệp, hầu hết các nước đều cho phép phát tin nhắn quảng cáo, tuy nhiên có sự hạn chế nghiêm ngặt đối với các hành vi quảng cáo của họ. Nói chung, luật pháp đều quy định rõ việc gửi tin quảng cáo phải được bên nhận chấp thuận và có sự hạn chế nhất định về thời gian. Thí dụ, ở Cộng hòa Liên bang Đức “Pháp lệnh liên bang về chống phát tán thư rác” năm 2003 quy định: gửi tin giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng phải được khách hàng chấp thuận bằng văn bản và việc phát tin quảng cáo từ 21h00 hôm nay đến 08h00 sáng hôm sau lại phải được khách hàng chấp thuận. Nhà quảng cáo khi đã được khách hàng chấp thuận, khi phát quảng cáo phải có 2 chữ: “Quảng cáo” và ghi rõ tên và địa chỉ, số điện thoại của đơn vị phát quảng cáo. Luật pháp của Anh, Hàn Quốc cũng tương tự.

Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan của nhiều nước cũng quy định công khai và rõ ràng về các hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi phát tán tin nhắn rác, tạo nên sự răn đe của pháp luật. Chẳng hạn luật pháp Đức quy định, kẻ phát tán tin nhắn rác bừa bãi, nặng nhất phải phạt tới 50.000  euro, nếu phát tán tin nhắn sex và các tin không bình thường đều bị liệt vào tội có hành vi phi pháp và bị truy tố hình sự.

Pháp luật của Anh cho rằng phát tán tin nhắn rác là một loại tội phạm, khi bị khiếu kiện ở tòa án địa phương, kẻ phát tán nặng nhất có thể bị phạt tới 5000 bảng Anh. Nếu ở tòa án có đoàn bồi thẩm tham dự khoản phạt sẽ không bị hạn chế.

Bộ Thông tin tình báo của Hàn Quốc quy định: nếu như thuê bao ĐTDĐ không muốn nhận các tin ngắn nào đó, cước điện thoại phát sinh sẽ do bên phát tán gánh chịu và được miễn phí thông qua máy điện thoại 080 báo cáo sự việc cho nhà quản lý, đồng thời kẻ phát tán bừa bãi tin nhắn rác có thể bị phạt tới 8500 USD.

Năm 2000, Nhật Bản xây dựng và ban hành “Luật giao dịch các thương vụ đặc biệt” và “Luật về Bưu kiện điện tử đặc biệt” đều quy định: Một khi thuê bao đã cự tuyệt chấp nhận gửi tin ngắn đến thì cấm chỉ việc phát tán lần nữa. Nếu không sẽ bị xử lý với tội danh cản trở việc thông tin bưu kiện điện tử.

Luật “Bảo hộ thông tin cá nhân” mà Singapore sắp thực hiện thậm chí quy định: Một khi phát hiện có hành vi phát tán phi pháp, Sở bảo hộ thông tin cá nhân có quyền xử phạt lên mức cao nhất 1 triệu đô la Singapore, trong đó mỗi lần phát một tin nhắn hoặc gọi một cuộc điện thoại đến thuê bao đã đăng ký trong danh sách không nhận tin quảng cáo thì bị phạt có thể lên tới 10.000 đô la Singapore/mỗi tin.              

Đăng ký đúng tên và địa chỉ, dễ dàng truy xét căn nguyên

Nhằm ngăn chặn các phàn tử tội phạm sử dụng ĐTDĐ phát tin ngắn lừa đảo hoặc tiến hành các hoạt động phi pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore và nhiều nước khác đều tiến hành cơ chế đăng ký thuê bao đúng tên đúng địa chỉ. Một khi phát hiện có tin nhắn rác sẽ dể dàng truy tìm căn nguyên.

Ở Mỹ, khi thuê bao ký hợp đồng với nhà mạng đều phải điền vào mã an toàn xã hội. Hàn Quốc thì sử dụng chế độ đăng ký số thuê bao để truy cập mạng. Năm 2000, Nhật Bản quy định các thuê bao trả trước mới tham gia mạng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân cho nhà khai thác. Nhà khai thác mang máy di động đến tận địa chỉ của người xin tham gia mạng, xác nhận đúng địa chỉ mới được chính thức truy nhập mạng. Đối với các thuê bao đã tham gia mạng từ trước thì yêu cầu gọi đến thuê bao đó, yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân: địa chỉ, số điện thoại, v.v... Từ năm 2005, ở Singapore bắt đầu áp dụng phổ cập hệ thống quét xác nhận thẻ chứng minh cá nhân  ở các điểm công cộng và trên các phương tiện giao thông, qua đó bắt buộc những người sử dụng thẻ di động trả trước phải đăng ký các thông tin cá nhân.

Nghiên cứu triển khai các công nghệ mới, nhà khai thác phải chủ động tấn công

Tin nhắn rác gây tổn thất không nhổ cho các nhà khai thác vô tuyến ở Mỹ; vì vậy, với sự tổ chức của Hội Vô tuyến điện và Hội Internet Mỹ, các nhà khai thác thông tin vô tuyến của Mỹ tăng cường hợp tác, bỏ ra hàng trăm triệu USD nghiên cứu phát triển  các phần mềm mới để chống tin nhắn rác, tạo nên một thị trường phần mềm triệt tin nhắn rác sôi động.

Ở các nước khác cũng không thiếu các nhà khai thác có các hành động tương tự. Các nhà khai thác viễn thông của Nhật từng đưa thiết bị mới vào, để thuê bao chủ động che lọc các tin nhắn rác có khối lượng phát tán quá 200 lần/ngày; thuê bao còn có thể tự phát tín hiệu không chấp nhận tin ngắn gửi đến ngay trên máy cầm tay của mình.

Hàn Quốc cũng đã cải tiến chức năng của máy cầm tay, cho phép thiết lập danh sách các tin ngắn không chấp thuận ngay trên máy của mình; Công ty Vodafone của Anh  phát minh ra phương pháp báo cáo tự động: khi hệ thống giám sát phát hiện có tin nhắn rác thì máy cầm tay tự động phát tín hiệu báo cáo được miễn phí cho nhà khai thác và cơ quan công an. Tất cả những biện pháp nói trên đều nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình của thuê bao và có tác dụng chống thư rác một cách tích cực.

Thay đổi tư duy, tìm tòi mô hình kinh doanh mới

Nghiên cứu các văn bản luật pháp của các nước liên quan đến xử lý thư rác, có thể phát hiện một điểm chung của các văn bản luật pháp này là đem quyền xử lý thư rác trước tiên trao vào tay thuê bao. Nếu thuê bao không muốn nhận bất cứ tin nhắn quảng cáo nào thì chỉ việc báo số điện thoại của mình cho cơ quan giám quản nhà nước và sẽ không bị phiền hà. Nếu thuê bao nhận thấy một số thông tin quảng cáo còn có ích cho mình và chọn lọc để tiếp nhận, thì người phát tin vẫn phải được sự chấp thuận bằng văn bản của thuê bao, nếu không sẽ bị xem là phát tán thư rác phi pháp.

Đi sâu nghiên cứu vấn đề này có thể nhận thấy “tin nhắn rác” thực ra cũng chỉ là một dạng quảng cáo như các quảng cáo trên truyền hình, trên báo chí, trên đài phát thanh v.v..., chỉ khác nhau ở cách truyền dẫn mà thôi. Vì vậy, cần đổi mới tư duy, làm cho các thuê bao vui vẻ tiếp nhận một phần các tin quảng cáo có ích cho họ và xem đây là một phương thức kinh doanh để tìm ra một mô thức kinh doanh hiệu quả, hấp dẫn, không gây phiền hà cho thuê bao. Ở một số nước, nhà khai thác viễn thông hoặc nhà phát tin quảng cáo ký hợp đồng với thuê bao điện thoại quy định nếu thuê bao nhận một số tin quảng cáo thì được giảm một phần cước phí hoặc được cấp thêm một thời gian đàm thoại nhất định. Trong mô thức kinh doanh này, thuê bao điện thoại đã trở thành người có lợi khi nhận tin quảng cáo, vì vậy mà họ không hề khó chịu hoặc khiếu nại.

Tóm lại, để xử lý thư rác cần có sự đồng tâm hiệp lực của các cơ quan lập pháp, cơ quan công an, cơ quan thương mại, cơ quan quản lý và giám sát thông tin, các nhà khai thác và các thuê bao điện thoại. Đối với các hành vi phát tán thư rác phi pháp phải kiên quyết tấn công kịp thời, còn đối với các thông tin quảng cáo thương mại, cần đổi mới tư duy của khách hàng, dùng mô thức kinh doanh thích hợp làm cho nó trở thành những thông tin có ích trong kinh doanh được thuê bao điện thoại vui vẻ chấp nhận.

                                                                             Nguyễn Ngô Hồng

Tài liệu tham khảo :

[1]. www.dantri.com.vn/suc-manh-so/bkav-nha-mang-thu-gan-3-ty-dong-moi-ngay-tu-tin-nhan-rac-657525.htm

[2]. www.infonet.vn/cong-nghe/nha-mang-ra-tay-xu-CSP-tin-nhan-rac-giam-manh/71486.info

[3]. www.cnii.com.cn  ngày 4/6/2013: Hiểu Nha: Làm thế nào để trừng trị tin nhắn rác.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Viễn thông

EDO - Giải pháp dạy và học tiếng Anh trực tuyến thế kỷ mới tại Đại học

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Mô hình học tích hợp và mô hình học từ xa của EDO được nhận xét là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay giúp các cơ sở đào tạo ứng dụng những công nghệ học tập tương tác.

(ICTPress) - Chính thức ra mắt vào cuối năm 2012, chương trình Dạy và Học tiếng Anh trực tuyến EDO (English Discoveries Online) ngay từ khi có mặt tại Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của các trường Đại học (ĐH), Cao đẳng, Trường nghề cũng như các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trên toàn quốc.

Mô hình học tích hợp (Blended Learning) mô hình học từ xa (Distance Learning) của EDO được nhận xét là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay giúp các cơ sở đào tạo có thể ứng dụng những công nghệ học tập tương tác tiên tiến kết hợp các phương pháp sư phạm truyền thống.

Sau khi trải nghiệm giải pháp EDO, thầy Nguyễn Văn Ngọc - Giám đốc Học viện An ninh Nhân dân chia sẻ: “Học viện An ninh Nhân dân là đơn vị rất chú trọng đến việc chuẩn hóa trình độ tiếng Anh cho sinh viên toàn trường chính vì thế chúng tôi luôn luôn tìm những giải pháp tối ưu nhất. Sau một thời gian thử nghiệm chúng tôi nhận thấy EDO là chương trình phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay khi nó giải quyết được vấn đề mà hầu hết các trường đang gặp phải là hạn chế về thời gian đào tạo và vẫn phải đáp ứng được chất lượng đầu ra”.

Trước thềm năm học mới, rất nhiều trường ĐH trên toàn quốc đã tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị đưa chương trình EDO vào kết hợp cùng với nội dung giảng dạy.

Tại miền Bắc, Học viện An ninh Nhân dân đã quyết định sử dụng EDO cho toàn bộ sinh viên khóa D44 năm học 2013 - 2014. Sinh viên của ĐH Thăng Long cũng sẽ được học chương trình tiếng Anh mới dựa trên chương trình EDO trong năm học mới. Đặc biệt hơn, ĐH Sư phạm Hà Nội đã áp dụng chương trình EDO trong Khóa đào tạo chuẩn hóa năng lực giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên bậc trung học cơ sở và phổ thông khu vực miền Bắc nhằm giúp giáo viên nâng cao được năng lực, đáp ứng tiêu chuẩn giáo viên theo Đề án Ngoại ngữ 2020.

Nhằm hỗ trợ các trường thực hiện tốt quá trình ứng dụng chương trình EDO trong năm học mới, giữa tháng 8 vừa qua, IIG Việt Nam đã tổ chức chương trình “Tập huấn phương pháp giảng dạy theo định hướng EDO” cho các giáo viên tiếng Anh của các trường: Học viện An ninh Nhân dân, ĐH Thăng Long, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Phương Đông, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tham dự khóa tập huấn, giáo viên được tiếp cận với công nghệ dạy và học tiếng Anh hiện đại EDO cũng như cách thức ứng dụng EDO trong công tác giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường. Đặc biệt, chuyên gia IIG Việt Nam cũng đã tư vấn một cách cụ thể về phương thức triển khai chương trình EDO hiệu quả cho từng trường.

Thầy Nguyễn Văn Độ - Trưởng khoa Ngoại ngữ trường ĐH Thăng Long chia sẻ: “Chương trình tập huấn đã giúp chúng tôi tiếp cận được với phương pháp Dạy và học tiếng Anh hiện đại và có được một phương pháp mới nhằm ứng dụng chương trình EDO vào nội dung giảng dạy. Tôi tin rằng ĐH Thăng Long sẽ triển khai thành công chương trình EDO trong năm học 2013 và trong các năm học tiếp theo với quy mô rộng lớn”.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về EDO tại www.iigElearning.com

X.T

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành

Novanet - Quảng cáo nhắm chọn đúng khách hàng Việt tới 90%

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Để đánh giá hiệu quả quảng cáo nhắm chọn Novanet, bạn hãy trải nghiệm với trang www.rnd.novanet.vn.

(ICTPress) - Đây là thông tin được Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ Nova cho biết về mạng quảng cáo Novanet - mạng quảng cáo ngữ cảnh hay nhắm chọn đúng khách hàng mục tiêu mà công ty Nova giới thiệu hôm nay 22/8.

Ông Tuấn Hà, Công ty Vinalink Media cho biết 50% đã là một tỷ lệ cao. Các đơn vị muốn quảng cáo hãy thử tất cả các mạng quảng cáo (ad-network) và mạng quảng cáo nào hiệu quả thì hãy sử dụng.

CEO Nova Nguyễn Minh Quý cho biết từ tháng 11/2012, mạng quảng cáo ngữ cảnh Novanet đã chính thức gia nhập thị trường và đến tháng 7/2013 đã có 300 trang xuất bản nội dung (publisher) như mp3.zing.vn, www.news.zing.vn, www.thanhnien.com.vn, www.tinhte.vn, www.tuoitre.vn... với chủ đề đa dạng: Công nghệ, Giải trí - Làm đẹp, Văn hóa - Xã hội, Sức khỏe - Y tế, Ẩm thực, Game, Giáo dục, Thể thao…

Để đạt hiệu quả quảng cáo cao, trong thời gian triển khai vừa qua, các tính năng của hệ thống đã được nâng cấp liên tục theo nhu cầu của khách hàng như tính chủ động, tính tiện ích, tính nhắm chọn đúng khách hàng. Thời điểm này sau một thời gian gia nhập thị trường có thể nói mạng Novanet đã làm khách hàng hài lòng, ông Quý cho biết thêm.

Việc nhắm chọn khách hàng đạt tỷ lệ cao cũng là nhờ Nova làm chủ công nghệ quảng cáo nhắm chọn sau 2 năm nghiên cứu. Ông Trần Trung Thành, Giám đốc Trung tâm Novanet cho biết công nghệ phân tích ngữ nghĩa vượt trội giúp Novanet có thể hiểu được nội dung của các website, phân tích và lựa chọn các quảng cáo phù hợp nhất hiển thị trên từng trang trên 1 website. Nhờ đó quảng cáo của doanh nghiệp có thể xuất hiện đúng lúc khách hàng đang quan tâm về sản phẩm và dịch vụ khi họ đang theo dõi nội dung liên quan trên các trang web thuộc về mạng quảng cáo Novanet.

Các công ty khi muốn quảng cáo thường quan tâm đến hiệu quả chi phí. Với Novanet, nhà quảng cáo có nhiều quyền nhắm chọn để mang lại hiệu quả cao cho quảng cáo của mình, như: Nhắm chọn chủ đề và từ khóa; Nhắm chọn địa lý; Nhắm chọn website; Nhắm chọn tần suất và Nhắm chọn thời gian.

Chi phí quảng cáo được tính theo hiệu quả. Cách tính chi phí quảng cáo rất linh hoạt. Lựa chọn theo hình thức CPC (Cost Per Click), nhà quảng cáo sẽ chỉ phải trả tiền khi có khách hàng click vào quảng cáo và lựa chọn hình thức CPM (Cost per 1000 impressions), nhà quảng cáo chạy sẽ trả tiền mỗi khi quảng cáo xuất hiện. Tùy vào mục tiêu và ngân sách của chiến dịch mà nhà quảng cáo lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Hiện nay, quảng cáo CPC từ 1000 - 2000 đ/click đối với text và cao hơn 20% với banner tùy theo cấp độ website và chỉ bằng 1/3 giá thị trường mua theo hình thức cố định, ông Quý cho biết.

Nhà quảng cáo sẽ biết được hiệu quả quảng cáo nhờ có báo cáo thống kê theo thời gian thực, theo đó nhà quảng cáo có thể truy cập bất cứ lúc nào để theo dõi hiệu quả chiến dịch quảng cáo theo giờ, theo ngày, theo tuần, theo lưu lượng...

Báo cáo theo giờ trong ngày

Để đánh giá hiệu quả quảng cáo nhắm chọn Novanet, bạn hãy trải nghiệm với trang www.rnd.novanet.vn.

Hệ thống sẽ phân tích từng nội dung của trang website hoặc đường dẫn (URL), xem xét nội dung trên trang, ngôn ngữ, cấu trúc đường dẫn, cấu trúc trang… Từ các yếu tố đó, Hệ thống Novanet phân định nội dung vào các chủ đề thích hợp. Các quảng cáo sẽ được “phân phối” đúng các nội dung có chủ đề liên quan. Toàn bộ quá trình trên được xử lý tự động và trả lại kết quả tức thời.

Tới nay, Novanet đã thực hiện quảng cáo với 120 khách hàng thuộc mọi lĩnh vực và 600 chiếc dịch quảng cáo.

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tri thức chuyên ngành
Các chuyên mục liên quan: 
Kinh tế chuyên ngành