Syndicate content

Tiếng nói ICTPress

Tuyên truyền về chính sách viễn thông công ích của Nhà nước là 1 trong 5 nhiệm vụ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015, nêu rõ việc tổ chức tuyên truyền về chính sách viễn thông công ích của Nhà nước tới người dân, doanh nghiệp và xã hội là một trong 5 nhiệm vụ của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Quyết định số 1643/ QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (VTCI) giai đoạn 2011 - 2015, nêu rõ việc tổ chức tuyên truyền về chính sách VTCI của Nhà nước tới người dân, doanh nghiệp và xã hội là một trong 5 nhiệm vụ của Quỹ dịch vụ VTCI Việt Nam. Bài viết này được thực hiện với sự phối hợp của ICTPress và Ban Thống kê Tin học, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

Ảnh minh họa

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc phát triển hạ tầng thông tin, phổ cập dịch vụ viễn thông, Internet cho các vùng nông  thôn, những nơi xa xôi hẻo lánh và đặc biệt khó khăn, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích trong những năm qua đã tích cực hoạt động đóng góp cho xã hội và người dân nhiều lợi ích to lớn.

Đặc biệt nổi bật trong những lợi ích đã đóng góp cho xã hội là các chương trình  cung cấp dịch vụ VTCI đến năm 2010 theo Quyết định 74/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 74), hỗ trợ hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã (BĐ-VHX). Để tiếp tục thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và phổ cập dịch vụ VTCI tại vùng đặc biệt khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1643/QĐ-TTg, ngày 21/9/2011, phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình 1643).

Chương trình 74 

Chương trình 74 là cách gọi ngắn về Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI đến năm 2010 theo Quyết định 74/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình 74 đã đem lại cơ hội cho hơn 22 triệu người dân khu vực nông thôn được tiếp cận, sử dụng dịch vụ viễn thông. Chương trình này không chỉ phổ cập dịch vụ viễn thông cho người dân mà còn thực hiện hỗ trợ duy trì các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng trong đó có các điểm BĐ-VHX; đồng thời còn hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng mạng, phát triển dịch vụ ở thị trường viễn thông nông thôn, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Việc thực hiện chính sách viễn thông công ích đối với các điểm BĐ - VHX trong giai đoạn qua đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ.

Từ năm 2006 đến năm 2010, Quỹ Dịch vụ VTCI Việt Nam đã hỗ trợ khoảng 4.000 điểm BĐ-VHX thuộc vùng VTCI trên cả nước. Quỹ kết hợp với một số Bưu điện tỉnh và các đối tác tổ chức tuyên truyền cho người dân về lợi ích của viễn thông, Internet, hướng dẫn sử dụng máy tính và các dịch vụ viễn thông cơ bản. Áp dụng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông về xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng viễn thông băng rộng đa dịch vụ đã được kết nối tới hầu hết các điểm BĐ-VHX bằng các phương thức truyền dẫn hiện đại như cáp quang, Micowave, vệ tinh, từ đó tăng khả năng cung cấp dịch vụ cho người dân. Nhờ được đào tạo và tự học hỏi, trình độ cũng như thái độ phục vụ của nhân viên quản lý điểm BĐ-VHX đã nâng cao đáng kể. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực cung cấp dịch vụ được tăng cường khiến điểm BĐ-VHX ngày càng khang trang. Số lượng người dân đến sử dụng và tìm hiểu về các dịch vụ tại các điểm BĐ-VHX ngày một tăng. Việc dễ dàng tiếp cận thông tin đã giúp người dân có thêm nhiều cơ hội để hiểu biết, học tập, làm việc, kinh doanh, cải thiện cuộc sống cả về tinh thần và vật chất.

Chương trình 1643 

Chương trình 1643 là cách gọi ngắn của “Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Chương trình 1643 là bước phát triển tiếp theo của Chương trình 74 trong quá trình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và phổ cập dịch vụ VTCI tại vùng đặc biệt khó khăn.

Như trong hầu hết tiến trình phát triển, bước phát triển kế tiếp luôn kế thừa những thành tựu của giai đoạn trước nhưng cũng đối mặt với vô vàn khó khăn mà giai đoạn trước chưa làm được.

Chương trình 1643 sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh phí duy trì các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ thuộc Chương trình 74 đến hết năm 2013; hỗ trợ việc nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với các điểm BĐ-VHX tại các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ; hỗ trợ một phần kinh phí cho các dự án phát triển hạ tầng viễn thông tại các vùng được cung cấp dịch vụ VTCI; hỗ trợ kinh phí duy trì các điểm truy nhập Internet công cộng phát triển mới tại các xã thuộc 69 huyện nghèo, các đảo xa bờ, các đồn biên phòng…

Mặt khác, để khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc triển khai Chương trình VTCI tại các điểm BĐ-VHX giai đoạn trước; ở giai đoạn 2011-2015, việc thực hiện chích sách VTCI đối với các điểm BĐ-VHX thuộc các xã đặc biệt khó khăn sẽ có các giải pháp sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao hoạt động của hệ thống điểm BĐ-VHX, chủ động đề xuất các dự án, mức hỗ trợ tương ứng để nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với các điểm BĐ-VHX thuộc Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ, đặc biệt là các điểm BĐ-VHX chưa có khả năng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng; thiết lập đường truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ tới các điểm BĐ-VHX chưa được kết nối.

Quỹ Dịch vụ VTCI Việt Nam sẽ tích cực, phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, các Sở Thông tin và Truyền thông để nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm BĐ-VHX thông qua kinh phí hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan, vận động các tổ chức trong nước, quốc tế tài trợ hoặc phối hợp tài trợ về kinh phí, trang thiết bị, đường truyền dẫn băng rộng cho các điểm BĐ-VHX nhằm mở rộng phổ cập dịch vụ viễn thông cho người dân trong cả nước.

Tổ chức tuyên truyền về chính sách VTCI của Nhà nước tới người dân, doanh nghiệp và xã hội

Được thành lập từ năm 2004 theo quyết định số 191/2004/QĐ-TTg, Quỹ Dịch vụ VTCI trong những năm qua đã tích cực hoạt động đóng góp cho xã hội và người dân nhiều lợi ích to lớn. Quỹ cũng đã xây dựng website www.vtf.vn công bố thông tin về các hoạt động của Quỹ một cách chính tắc, công khai với nội dung ngày càng phong phú.

Bên cạnh đó Quỹ cũng tổ chức một số hoạt động tuyên truyền về các dịch vụ VTCI… Các hoạt động công ích của Quỹ có ý nghĩa hết sức quan trọng - bởi đó là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ TT&TT và Quỹ Dịch vụ VTCI hiện thực hóa để mang những lợi ích thiết thực đến những vùng khó khăn, xa xôi hẻo lánh, đến với người dân và toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong thực tế thông tin về các hoạt động VTCI chưa đến được với nhiều người dân, kể cả những người dân đang được thụ hưởng lợi ích từ Quỹ. Đa số người dân và kể cả các phương tiên truyền thông, báo chí… chỉ biết thông tin về các dịch vụ khuyến mại của các nhà khai thác mạng, các doanh nghiệp  mà không biết về chính sách VTCI của Đảng và Chính phủ cũng như các hoạt động tích cực của Quỹ trong thời gian qua.  

Quyết định số 1643/ QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI giai đoạn 2011-2015, cũng nêu rõ việc tổ chức tuyên truyền về chính sách VTCI của Nhà nước tới người dân, doanh nghiệp và xã hội là một trong 5 nhiệm vụ của Quỹ Dịch vụ VTCI Việt Nam, trong tiến trình tổ chức thực hiện chương trình này.

Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiên nay, công tác thông tin tuyên truyền quảng bá cần được tổ chức một cách hệ thống, thường xuyên và rộng rãi hơn nữa với các cách thông tin dễ đọc, dễ xem, dễ hiểu để người dân hiểu biết hơn về các hoạt động công ích trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, về các hoạt động của Quỹ và những lợi ích thiết thực đóng góp cho xã hội, qua đó người dân và xã hội hiểu thêm về vai trò nhiệm vụ của Bộ TT&TT đối với người dân và xã hội, và thêm tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước./.         

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Google nói phần mềm diệt virus là "bịp bợm": Bkav, CMC "phản pháo"

Tóm tắt: 

Giám đốc phụ trách phần mềm nguồn mở của Google, Chris DiBona nói các nhà cung cấp phần mềm diệt virus cho di động là "bịp bợm" nhưng Bkav và CMC Infosec đều cho rằng virus trên đi động hoàn toàn có khả năng ăn cắp thông tin, lừa đảo người dùng.

Giám đốc phụ trách phần mềm nguồn mở của Google, Chris DiBona nói các nhà cung cấp phần mềm diệt virus cho di động là "bịp bợm" nhưng Bkav và CMC Infosec đều cho rằng virus trên đi động hoàn toàn có khả năng ăn cắp thông tin, lừa đảo người dùng.

Ông Vũ Ngọc Sơn - GĐ bộ phận Nghiên cứu của Bkav giới thiệu sản phẩm phần mềm diệt virus trên di động Bkav Mobile Security.

Không còn là "cảnh báo cho vui"

Các chuyên gia về an toàn thông tin (ATTT) ở VN cho rằng, 1 -2 năm trước vấn đề "virus trên mobile" vẫn còn là khái niệm "xa xỉ" ngay cả với nhiều người dùng smartphone. Nhưng đến thời điểm hiện nay, khi những dịch vụ nội dung trên nền tảng mạng 3G ngày càng phát triển mạnh, các nhà mạng như MobiFone, Viettel, VinaPhone... không ngừng mở rộng độ phủ sóng thì câu chuyện đảm bảo an toàn cho smartphone không còn là "cảnh báo cho vui". Để minh chứng, ông Vũ Ngọc Sơn - GĐ bộ phận Nghiên cứu của Bkav cho biết, với dòng điện thoại dùng hệ điều hành Android, riêng trong năm 2011 đã phát hiện tới khoảng 3.800 loại virus khác nhau.

Nghiên cứu của Juniper Networks cũng chỉ rõ, trong vòng 3 tháng rưỡi kể từ tháng 7/2011, số lượng phần mềm độc hại được viết trên nền tảng Android gia tăng đến 472%.

Tuy nhiên, theo thông tin trên CNET News, GĐ phụ trách phần mềm nguồn mở của Google, Chris DiBona đã lên án các nhà cung cấp phần mềm diệt virus cho thiết bị di động là bịp bợm và gian lận trên trang Google Plus cá nhân. Ông cho rằng smartphone không có nguy cơ về virus theo cách như Windows.

Ông Chris DiBona gọi các nhà sản xuất phần mềm diệt virus cho thiết bị di động là "lang băm và gian lận". "Các công ty diệt virus đang dựa vào nỗi sợ của các bạn để bán sản phẩm bảo vệ vô tích sự dành cho Android, RIM và iOS".

Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất phần mềm diệt virus đều có sản phẩm cho Android, trong đó có những nhà sản xuất như Symantec, F-Secure, Kaspersy Lab và Doctor Web... hay ở VN là Bkav và CMC.

Trao đổi với phóng viên, ông Sơn cho hay, không chỉ riêng Bkav mà các hãng bảo mật khác trên thế giới đều có phản hồi về việc ông DiBona không phân biệt được giữa phần mềm bình thường và phần mềm nguy hiểm đối với người sử dụng. Chính vì thế, ông DiBona đã phải bê nguyên khái niệm virus trên máy tính sang ĐTDĐ và muốn các kỹ thuật của virus trên di động phải giống hệt máy tính như lây nhiễm vào sâu bên trong hay "ăn vào hệ thống" của hệ điều hành.

Nhưng trên thực tế, virus di động hoàn toàn có thể ăn cắp được thông tin hay lừa đảo người dùng mà không cần phải chiếm quyền admin như dụ người sử dụng vào các trang web lừa đảo có giao diện giống với website quen thuộc. Còn trên máy tính, virus phải vào sâu bên trong hệ thống mới có thể làm được điều đó.

Virus trên ĐTDĐ có khả năng phát tán rộng

Cùng quan điểm với ông Sơn, ông Vũ Lâm Bằng, GĐ Bộ phận nghiên cứu và phát triển CMC Infosec cũng cho rằng, vị giám đốc phụ trách phần mềm nguồn mở của Google đã hiểu sai về phần mềm diệt virus trên ĐTDĐ. "Phần mềm diệt virus trên di động không cần hoạt động theo cơ chế giống như trên hệ điều hành Windows đã có thể ăn cắp được thông tin, lừa đảo người dùng", ông Bằng nhấn mạnh.

Dẫn chứng mới nhất là việc hàng loạt chương trình phần mềm Việt trên Android Market xuất phát từ VN bao gồm các bộ truyện tranh như Doremon, 7 Viên Ngọc Rồng, Thám tử lừng danh Conan, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Siêu quậy Teppi, Tam Quốc Diễn Nghĩa và một phần mềm có tên gọi Nhạc Chờ... tự nhận của IPRO tiến hành "ăn cắp" tiền của người dùng bằng cách tự động gửi tin nhắn tới đầu số 8777, khi người dùng cài đặt vào máy.

Khi được hỏi về việc lây lan trên diện rộng của virus trên di động, ông Sơn khẳng định, virus trên di động hoàn toàn có khả năng phát tán rộng giống như với máy tính thông qua việc "lừa đảo" người dùng tải file và cài đặt thông qua đường dẫn. Mới đây nhất, Bkav đã phát hiện ra phần mềm trên Symbian phát tán qua tin nhắn thông qua một đường dẫn chứa trong đó, khi đó người dùng chỉ cần bấm vào đường dẫn đó và phần mềm tự động cài đặt vào máy.

Cuối tháng 1/2012 Symantec đã công bố thông tin về 1 loại trojan mới mang tên "Android.Counterclank", một biến thể của trojan "Android.Tonclank" trước đó. Loại trojan này có trong nhiều ứng dụng trên Android Market và khi được tải về, chúng sẽ gửi thông tin thiết bị gồm địa chỉ MAC, Serial của SIM, IMEI, IMSI đến nhiều máy chủ khác nhau. Symantec ước tính Android.Counterclank đã được cài đặt trên 1 đến 5 triệu máy Android.

Phóng viên báo BĐVN đã tiến hành cài đặt các phần mềm diệt virus trên di động Bkav Mobile Security, CMC Mobile Security, Kaspersky Mobile Security, AVG Antivirus, Lookout Anvirus cũng như phần mềm trong danh sách mã độc mà Symantec công bố như Balloon Game,Sexy Girls Puzzle, Sexy Women Puzzle, Deal & Be Millionaire, Wild Man. Kết quả cho thấy, ngoại trừ Kasperksy Mobile Security thì các phần mềm diệt virus còn lại đều cho phép cài đặt những phần mềm mà Symantec cho là trojan. Các thông tin trên đều đã được ghi rõ trong Description của phần mềm. Ngoài ra, hiện có rất nhiều tranh cãi khi Google đã có thông báo khẳng định những phần mềm trên không phải trojan. Bkav đang tiến hành nghiên cứu mã nguồn để xem mã độc trên những phần mềm này.

Thế Phương

(Theo BĐVN)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Dùng SIM nội mạng thay... bộ đàm taxi

Tóm tắt: 

Thực trạng SIM di động rẻ như cho đã khiến thuê bao di động trở thành công cụ liên lạc một cách cơ động cùng chi phí hợp lý cho các đơn vị chuyên doanh.

Thực trạng SIM di động rẻ như cho đã khiến thuê bao di động trở thành công cụ liên lạc một cách cơ động cùng chi phí hợp lý cho các đơn vị chuyên doanh.

Nhiều hãng taxi tại Hà Nội đang sử dụng SIM di động nội mạng thay bộ đàm với chi phí rẻ.

Tổng đài taxi dùng SIM nội mạng thay bộ đàm

Đợt Tết vừa rồi, có dịp đi taxi của hãng M., một điều ngạc nhiên là không còn tiếng liên lạc qua bộ đàm liên tục như thường lệ mà thay vào đó là các tổng đài viên liên tục gọi vào di động của lái xe. Đây được xem là chuyện lạ bởi trong lịch sử hơn 20 năm, việc điều xe qua hệ thống bộ đàm trở thành kênh liên lạc tối cần thiết của các hãng taxi tại Việt Nam.

Anh Trung, lái xe taxi một công ty tại Hà Nội cho biết: "Gần nửa năm trở lại đây hãng mình bắt đầu dùng hệ thống liên lạc qua di động thay vì tổng đài bộ đàm. Không chỉ hãng mình, ở Hà Nội cũng có vài chục đơn vị vận chuyển taxi đang học theo cách làm này".

Với chi phí cước nội mạng rẻ, thậm chí miễn phí cùng tính di động cao nhờ độ phủ của sóng điện thoại, các dòng SIM nội mạng đang được các đơn vị taxi đánh giá cao cả ở độ bảo mật bởi các băng tần di động được mã hoá tốt.

Chị Thanh Hương, phụ trách tổng đài điều xe của một công ty vận tải cho biết: "Dùng bộ đàm thì chất lượng cũng vậy, có khi kém hơn, chi phí duy trì bảo dưỡng hàng năm cho hệ thống bộ đàm cũng tốn kha khá. Trang bị điện thoại dùng SIM nội mạng vừa rẻ vừa tiện, thậm chí còn tránh được thảm cảnh băng tần bị đối thủ dò rồi ra lệnh điều xe linh tinh như vài năm trở về trước".

Hiện nay, hầu hết các nhà mạng lớn nhỏ trong nước đều đã và đang áp dụng các gói cước nội mạng khá hấp dẫn. Nhỏ thì nội mạng miễn phí 10 phút mỗi lần gọi, lớn thì gói cước tỷ phú tha hồ nghe, gọi. Tính ra trung bình một tháng, tổng đài mất chi phí chưa đến 60 ngàn/tài xế cho một SIM nội mạng. Trong khi khấu hao hệ thống bộ đàm hàng năm cũng xấp xỉ con số này.

Anh Thức, nhân viên phụ trách an ninh của một công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ cho biết: "Cái tiện của bộ đàm là online liên tục và 3,4 người có thể cùng tham gia 1 kênh thoại. Tuy nhiên đặc tính của bộ đàm chỉ có 1 chiều chỉ nghe, hoặc nói trong 1 thời điểm nên nếu trong trường hợp cần trao đổi rất khó để đối thoại, trong khi đó SIM di động thì như thực hiện cuộc thoại thông thường nên thoải mái nói, thoải mái nghe".

Trong một khía cạnh khác, anh Lê Quang, giám đốc điều hành một hãng taxi cho biết: "Công ty mình áp dụng việc dùng SIM nội mạng trên các xe thuộc hãng được hơn 6 tháng cùng dịch vụ định vị của nhà mạng thông qua công nghệ Cell-ID. Nhờ đó, có thể biết chính xác địa điểm các xe đang đỗ và từ đó điều phối hợp lý tới các khách hàng có nhu cầu gọi xe quanh khu vực".

Việc các nhà mạng hiện nay đang phổ biến chính sách SIM di động gọi cố định giá rẻ và ngược lại cũng là một điều kiện tốt cho các tổng đài điều phối kiểu này bởi việc lắp hệ thống cố định/cố định không dây cùng mạng với SIM di động là một cách làm rất dễ dàng cùng chi phí thấp, lắp đặt, bảo trì nhanh chóng.

Di động nội mạng - cơ hội còn bỏ ngỏ

Một điều dễ thấy là, nếu như các đối tượng người dùng là sinh viên, hãng taxi hay hãng vệ sỹ đã nhìn thấy tiềm năng của loại hình dịch vụ SIM di động nội mạng giá cước rẻ này thì đại đa số người dùng vẫn chưa nắm bắt để khai thác triệt để.

Dựa trên công nghệ di động, rất nhiều dịch vụ khi biết cách tích hợp sẽ đem lại hiệu quả cao cho cả người dùng và doanh nghiệp.

Hầu hết các chương trình lớn của VNPT, Viettel hay Beeline gần đây đều tạo ra khá nhiều giá trị sử dụng cho khách hàng nội mạng. Bằng việc miễn phí các cuộc gọi dưới 10 phút, vô hình chung, các đối tượng khách hàng đăng ký dịch vụ tại thời điểm này có khả năng tiếp cận các phương thức liên lạc giá rẻ, đặc biệt là các đối tượng doanh nghiệp như vừa nêu.

Khác với bộ đàm sử dụng sóng ngắn, băng tần thấp và tính bảo mật không cao, sóng di động hiện nay được coi là loại hình có độ phủ rộng và mạnh nhất trong mọi điều kiện, bất kể vật cản.

Dựa trên nền tảng sóng di động này, các dịch vụ không dây có thể triển khai dễ dàng không riêng gì các gói cước nội mạng giá rẻ. Đó có thể là định vị đối tượng, kết nối thông tin bản đồ dẫn đường hoặc thậm chí là triển khai các gói cước WiFi trên taxi như một số nước trên thế giới đã từng làm.

Đại diện một nhà mạng cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu đẩy mạnh thêm các gói cước data 3G kết hợp với các hãng vận tải mặt đất như taxi, xe buýt... để phát triển mạng WiFi di động. Dựa vào tính năng chia sẻ kết nối trên các dòng thiết bị điện thoại/USB hỗ trợ 3G, việc tạo các điểm phát WiFi cơ động với độ phủ rộng là một hình thức cung cấp dịch vụ tiên tiến cũng như đem Internet được phổ cập rộng rãi hơn tới người dân".

Rõ ràng việc định hướng khách hàng tới các dịch vụ cấp tiến hơn dựa trên nền hạ tầng di động nội mạng sẽ thúc đẩy sự phát triển của chỉ số ARPU nói chung cũng như trình độ người sử dụng nói riêng. Đó vừa là một cách kích thích người tiêu dùng lựa chọn các gói cước nội mạng mà nó còn là một sự kích cầu cho nhiều giải pháp về kinh doanh nội dung số trong tương lai gần.

Vương Long

Theo VietNamNet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Hội chứng sợ game xấu và... sợ "Luyện"

Tóm tắt: 

Số ngày nghỉ Tết Nhâm Thìn của học sinh khá dài. Bên cạnh niềm vui các em có thêm thời gian nghỉ ngơi, nhiều bậc phụ huynh cũng mất ăn mất ngủ về việc quản con em mình trước quá nhiều cám dỗ, nhất là Game o­nline.

Số ngày nghỉ Tết Nhâm Thìn của học sinh khá dài. Bên cạnh niềm vui các em có thêm thời gian nghỉ ngơi, nhiều bậc phụ huynh cũng mất ăn mất ngủ về việc quản con em mình trước quá nhiều cám dỗ, nhất là Game o­nline.

Ảnh minh họa

Khoảng thời gian 3 tuần trước Tết Nhâm Thìn, cái tên Lê Văn Luyện đã trở thành đề tài sôi sục trên các phương tiện truyền thông. Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới con đường phạm tội của Luyện, một sát thủ chưa tới tuổi thành niên này là game o­nline bạo lực. Điều đáng buồn nhất là Luyện đã lập kế hoạch cướp vàng và hành động tàn ác không khác gì cách hành xử của các nhân vật trong game của mình.

Qua khảo sát, nhiều bậc phụ huynh khá lo lắng về vấn đề này và quan ngại với tình trạng kích thích từ nội dung của nhiều trò chơi trực tuyến hay ngay trên điện thoại đi động. Rõ ràng khi rất nhiều game lôi cuốn chủ yếu lại là các game bạo lực, chém giết, bắn nhau… thì các bậc phụ huynh không khỏi nhấp nhổm mỗi lúc con em mình ngồi trước màn hình máy vi tính.

Mặc dù Tết chưa đến nhưng thay vì để con cái tự do vui chơi, chị Nga (trú tại đê Yên Phụ, Hà Nội) đã quán triệt tư tưởng với cậu con trai 12 tuổi chỉ được chơi game khi có sự giám sát của nguời lớn. Chị đã đổi mật khẩu truy cập máy và không tiết lộ cho con.

“Một phần vì các điểm giải trí lành mạnh quá tải, khu vui chơi ở thành phố vừa ít trò chơi vừa quá đơn điệu trong khi đó, các game o­nline thu hút bọn nhỏ lúc nào cũng đầy ắp cảnh chém giết, cướp bóc không nương tay. Nếu cứ để con chơi những trò này thật không biết hậu quả ra sao”, chị Nga phân trần.

“Tôi tận mắt chứng kiến con tôi dí mắt vào một trò chơi kính thích giới tính không phù hợp với một đứa bạn nó đến chơi với nội dung người chơi đóng vai một nhân vật nam sẽ chộp lấy để hãm hiếp cho đến chết bất cứ nhân vật nữ nào. Tra hỏi thì tôi được biết con và mấy đứa bạn thường chơi những game kiểu này. Từ đó tôi luôn cảnh giác và giám sát chặt những trò chơi của con, nhất là những ngày nghỉ dài ngày như này”, anh Nguyễn Văn Toàn tại Hà Đông chia sẻ.

Cẩn thận hơn, bác Trần Đình Tiến (Hải Phòng) còn chịu khó phân công tất cả người lớn trong nhà giám sát đứa cháu đức tôn duy nhất mọi lúc mọi nơi trong dịp Tết dù hằng ngày cháu vẫn ngoan ngoãn và chưa có biểu hiện đáng nghi nào. Theo gia đình bác, hình ảnh kẻ sát nhân lấy tiền chơi game Lê Văn Luyện “vô cảm”, không chút mảy may hối lỗi trong ngày gần ra tòa khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Không ai muốn con cái mình là người kế tiếp.

Dù chưa có những đánh giá đầy đủ về tác động tiêu cực của game bạo lực có liên quan thế nào tới các những hành xử giang hồ của một bộ phận giới trẻ nhưng những câu chuyện đau lòng mà nguyên nhân xuất phát việc mê game o­nline vẫn luôn ám ảnh các bậc làm cha mẹ. Nhẹ nhất là những sinh viên bỏ học, nợ tiền chơi đến mức cha mẹ ở quê phải bán trâu, bán đất trả nợ.

Rồi chuyện một game thủ 17 tuổi ở TP. HCM chơi game liền 57 tiếng trong tình trạng không ăn, không ngủ, khi được chủ quán Internet nhắc nhở, ngăn cản không cho chơi tiếp thì dùng ghế phang vỡ máy tính rồi… ngất xỉu. Nguy hiểm nhất là em Nguyễn Viết Thành ở Hải Dương mới chỉ ở lứa tuổi học sinh nhưng đã giết cha lấy tiền chơi game. Không những vậy, Thành còn tìm cách phi tang tội lỗi bằng cách chặt xác cha thành nhiều mảnh vứt xuống sông rồi vẫn ung dung tiếp tục mua thẻ game để chơi.

“Các cháu học sinh, đặc biệt là các cháu học cấp III vẫn là những người đang trong giai đoạn hình thành nhân cách. Các cháu có xu hướng học hỏi, bắt chước, làm theo bạn bè hay những gì xung quanh. Nếu các cháu tiếp xúc quá nhiều với những nội dung không lành mạnh thì rất dễ để các cháu có những suy nghĩ lệch lạc về cái gì đúng, cái gì sai”, bà Lê Thị Thìn, một giáo viên đã về hưu nhận định.

Trong một cuộc trả lời trực tuyến mới đây về quản lý game o­nline do Bộ TT&TT tổ chức, các nhà quản lý lĩnh vực này đã khẳng định những game o­nline khi phát hành tại VN phải được thẩm định về nội dung trước khi phát hành để đảm bảo không có nội dung độc hại. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng thừa nhận có thể những game không phát hành tại Việt Nam mà phát hành trực tiếp trên mạng không qua kiểm duyệt sẽ có nội dung độc hại.

Theo ông Đào Mạnh Thắng, cán bộ trưởng phòng một đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ “Tôi rất thích chơi cờ tướng, cờ vua trực tuyến và thấy vui mừng khi hai con mình cũng thích những trò này. Tuy nhiên, những game có nội dung kiểu này vẫn chiếm tỷ lệ quá ít trong khi những trò cờ bạc, đánh nhau ngày càng phát triển. Tôi tin rằng nếu các nhà phát triển chú ý đầu tư nhiều hơn những trò chơi có nội dung tốt và hấp dẫn thì người chơi sẽ không bỏ qua”,

“Chơi game không phải là xấu nếu game có nội dung lành mạnh, an toàn. Nhu cầu chơi game là một phần tất yếu của cuộc sống vì nếu loại bỏ game hoàn toàn là điều không thể. Bản thân tôi cũng là một người chơi game nên tôi không cấm đoán con cái mình không được chơi. Vấn đề ở chỗ mình có thể định hướng cho con chơi game an toàn trong tầm kiểm soát”, ông Phạm Tiến Hùng, giảng viên đại học Hà Nội bày tỏ quan điểm.

Trên thực tế, những game trên không phải ở Việt Nam chưa có. Nhiều bậc phụ huynh cho biết cũng đã tìm được cho con mình những game giáo dục theo hình thức “chơi mà học” nhằm phát triển tư duy trẻ rất hiệu quả.

Song vấn đề then chốt, theo một số chuyên gia phát triển game, thách thức lớn nhất của các game lành mạnh vẫn là làm sao để “kéo” được học sinh và khiến họ đam mê, đặc biệt là những game thủ vốn chỉ mê hành động bạo lực bắn nhau, chém, giết. Không có lượng người chơi đủ thì không thể thu hồi vốn. Đây chính là cái khó khiến nhiều doanh nghiệp chỉ phát hành game thị trường và đành bỏ quên game “lành”.

Và vấn đề cốt lõi vẫn là bài toán kinh tế và doanh thu. Chừng nào chưa có các game có nội dung lành mạnh nhưng hấp dẫn người chơi thì chừng đó các game bạo lực, chém giết, sex… còn là mối lo của các bậc phụ huynh không chỉ trong dịp Tết này.

Quế Anh

VNMedia

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Tên miền .com và chuyện linh hồn thương hiệu

Tóm tắt: 

Trong vài ngày gần đây, một số tờ báo đã thông tin về một loạt dự án bất động sản (BĐS) bị mất thương hiệu tên miền .com và đang phải xúc tiến mua lại. Thực chất câu chuyện có nghiêm trọng đến như vậy?

Trong vài ngày gần đây, một số tờ báo đã thông tin về một loạt dự án bất động sản (BĐS) bị mất thương hiệu tên miền .com và đang phải xúc tiến mua lại. Thực chất câu chuyện có nghiêm trọng đến như vậy?

Khởi nguồn của .com

Ảnh: hura.vn

Trước hết, xin quay trở lại đôi nét về khái niệm tên miền. Cũng giống như các đuôi tên miền khác như .net, .info, .org… tên miền .com được định nghĩa ban đầu dành cho các công ty (.com viết tắt của company). Từ khi Internet trở nên phổ biến, các công ty công nghệ lớn và các tập đoàn đa quốc gia đều sở hữu tên miền .com gắn liền với thương hiệu của mình. Các quốc gia cũng có các đuôi tên miền riêng để phân biệt với các nhóm tên miền quốc tế.

Tuy nhiên, dần theo thời gian, các loại tên miền cũng được sử dụng vào các mục đích khác nhau, và các khái niệm phân loại tên miền cũng dần bị trộn lẫn, chỉ còn mang tính tương đối. Chẳng hạn, các website liên quan đến dịch vụ truyền hình thường có xu hướng thích chọn tên miền .tv, trong khi đây là tên miền quốc gia cấp cao nhất của… quốc đảo Tuvalu do Chính phủ Tuvalu quản lý.

Các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi một quốc gia vì thế cũng thường quy hoạch tên miền của họ nằm trong tên miền quốc gia, chẳng hạn các công ty của Anh thường lấy đuôi .co.uk, .của Nga là com.ru. Tuy nhiên, với các công ty tại Mỹ lại có đặc thù khác. Vì là nơi mạng Internet được hình thành và phát triển, dù có tên miền quốc gia .us nhưng các doanh nghiệp vẫn thích chọn tên miền .com chứ không phải là .com.us.

Một cách giải thích có phần hợp lý, là các nhà cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế phần lớn nằm ở Mỹ, nên việc nhà quản lý tên miền kiểm soát và thu hồi lại các tên miền .com trong trường hợp bị hacker cướp, (hijack domain) là điều không khó và có thể thực hiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, với các quốc gia khác, nhất là các nước châu Á có múi giờ lệch với châu Âu và Mỹ, thời gian làm các thủ tục để lấy lại tên miền khi bị hack sẽ lâu hơn khá nhiều. Do đó, ngay cả với các nước có ngành công nghệ cao và Internet phát triển mạnh như Nhật Bản hay Hàn Quốc, người ta vẫn có thể nhận thấy sự ưu tiên dành cho các tên miền quốc gia như .jp hay .kr trên card visit của các doanh nhân.

Những bài học đắt giá từ tên miền quốc tế

Nói như vậy không có nghĩa rằng tên miền .com chẳng mang lại ý nghĩa gì cho một doanh nghiệp hay dự án BĐS tại Việt Nam. Thực tế là tên miền .com được sử dụng phổ biến nhất, gắn liền với một thời kỳ bùng nổ DOTCOM của mạng Internet. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng tên miền .com để vận hành website, thì các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được khá nhiều bài học đắt giá. Xin kể ra sau đây vài ví dụ.

Bài học đầu tiên, như đã đề cập ở trên, chính là rủi ro khi bị cướp mất tên miền. Chỉ cần bị trộm được mật khẩu tài khoản email dùng để quản trị tên miền quốc tế như .com, hacker có thể tiến hành chuyển (transfer) sang lần lượt vài nhà quản lý tên miền quốc tế, khiến việc chủ tên miền liên hệ để đòi lại sẽ rất khó khăn, mất thời gian. Nếu nạn nhân không cung cấp được các giấy tờ chứng minh giao dịch mua tên miền và nộp phí duy trì thì việc mất tên miền quốc tế hoàn toàn có thể xảy ra.

Một vụ việc hồi tháng 07/2008 khiến hàng loạt website tại Việt Nam không truy cập được, khi nhà cung cấp dịch vụ tên miền PA Vietnam bị cướp mất tên miền pavietnam.com. Điều đáng nói là tên miền này lại được dùng để quản trị và phân giải địa chỉ (DNS) cho các website khách hàng tại Việt Nam, khiến hàng loạt website tiếng Việt không thể truy cập trong vài ngày.

Ngay sau sự cố, PA Vietnam đã phải chuyển sang sử dụng tên miền .vn, còn tên miền pavietnam.com đến nay vẫn đang nằm trong tay của hacker. Hiện người truy cập vào địa chỉ này sẽ được đọc các tài liệu cơ bản hướng dẫn làm hacker bằng tiếng Anh.

Bài học thứ hai, khi đường cáp quang Internet của cả châu Á bị đứt tại eo biển Đài Loan do động đất vào cuối năm 2006, dung lượng Internet của Việt Nam chỉ còn 30%, khiến việc truy cập ra quốc tế bị nghẽn hoàn toàn.

Các website tiếng Việt sử dụng tên miền quốc tế như .com do được quản trị và phân giải địa chỉ bởi các nhà cung cấp quốc tế nên không thể truy cập được, dù có thể vẫn đặt máy chủ ở Việt Nam. Các website .vn do được phân giải địa chỉ ngay trong nước, nên nếu đặt máy chủ tại Việt Nam thì vẫn có thể truy cập và hoạt động bình thường.

Tên miền .vn hơn gì .com?

Nếu nói tên miền .vn bảo mật hơn .com hay an toàn hơn thì hoàn toàn không đúng. Đơn giản vì tên miền nào cũng cần quy trình bảo mật tài khoản email quản trị như nhau. Thậm chí các website tên miền .vn còn được các hacker trên thế giới quan niệm như “bãi tập” để thử nghiệm trình độ vì thường không được bảo mật chặt chẽ.

Như đã đề cập ở trên, việc bị cướp quyền quản trị tên miền luôn là nguy cơ thường trực đối với bất kỳ website nào, và không ai có thể đảm bảo tên miền họ sử dụng không bao giờ bị kẻ xấu chiếm đoạt. Chính vì thế, sự khác biệt lớn nhất giữa tên miền .vn và .com là khả năng khắc phục sự cố, nhờ nhà quản lý tên miền can thiệp, lấy lại quyền kiểm soát cho khổ chủ.

Với tên miền .com, nếu bị hacker cướp quyền kiểm soát và chuyển đổi qua nhiều nhà quản lý, hoặc người mua tên miền sử dụng tài khoản tín dụng của người khác (hoặc mã thẻ tín dụng “chùa”) thì hầu như chắc chắn tên miền sẽ bị mất vĩnh viễn. Còn với tên miền .vn, việc lấy lại tên miền bị mất là hoàn toàn khả thi và nhanh chóng, chỉ cần chủ tên miền cung cấp được các giấy tờ xác nhận là chủ sở hữu hợp pháp.

Cần thiết, nhưng chưa phải là “linh hồn thương hiệu”

Mục đích sử dụng tên miền .com, suy cho cùng là để hội nhập với thế giới, để các khách hàng tiềm năng trên toàn cầu có thể chỉ cần nhìn vào thương hiệu và tự mò ra website bằng cách thêm đuôi .com vào đằng sau. Đó là một sự tiện lợi và hợp logic không thể bàn cãi, và là một kênh quan trọng để thu hút người đọc website cũng như khách hàng tiềm năng.

Do đó, các website doanh nghiệp có quy mô lớn tại Việt Nam khi muốn khai thác những lợi ích từ tên miền quốc tế thường lựa chọn giải pháp dùng đồng thời cả tên miền .vn và điều hướng các truy cập từ tên miền .com về địa chỉ web .vn của mình. Như vậy, mọi khách hàng tìm theo địa chỉ .com vẫn sẽ đến được website doanh nghiệp.

Một ví dụ điển hình về cách khai thác hiệu quả các đuôi tên miền khác nhau chính là trường hợp của tập đoàn công nghệ IBM tại Việt Nam. Tuy sở hữu tên miền ibm.vn nhưng khi truy cập vào địa chỉ này, người xem sẽ được điều hướng về website bản tiếng Việt ibm.com/vn/vi/ nằm trong hệ thống website của tập đoàn. Các khách hàng Việt Nam vẫn được đọc thông tin bằng tiếng Việt, nhưng IBM không phải vận hành một website riêng tại địa chỉ ibm.vn.

Quay trở lại câu chuyện các dự án BĐS bị đăng ký mất tên miền .com và được cho là đã “mất linh hồn thương hiệu”, cách đặt vấn đề này dường như bị “nâng cao quan điểm” hơi thái quá.

Thực tế, đã có rất nhiều dự án bất động sản lớn tại Việt Nam đi vào hoạt động từ lâu, chẳng hạn như Phú Mỹ Hưng, nhưng họ cũng chỉ dùng tên miền .com.vn. Kể cả với những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam như FPT hay VNPT, họ cũng không sử dụng tên miền .com. Nếu để hội nhập thế giới, tìm kiếm khách hàng quốc tế thì các tập đoàn công nghệ này chắc chắn có nhu cầu cao hơn rất nhiều so với các dự án BĐS đang triển khai.

Với các doanh nghiệp Việt Nam, việc sử dụng tên miền .com ở góc độ nào đó có thể hiểu như nỗ lực mở rộng phạm vi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ ra thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp còn chưa có website, thì việc nói họ đã mất “linh hồn thương hiệu” vì có người đăng ký mất tên miền .com nghe có vẻ khập khiễng. Cách đặt vấn đề như vậy chỉ càng giúp “thổi giá” cho các tên miền .com đang bị đầu cơ.

Huy Phong

VietnamNet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

2011: Siêu di động tại Việt Nam vào cuộc đua

Tóm tắt: 

Thị trường Việt đã chứng kiến một năm 2011 đầy nóng bỏng của cuộc đua di động với những biến thiên cả về doanh số lẫn tâm lý tiêu dùng.

Thị trường Việt đã chứng kiến một năm 2011 đầy nóng bỏng của cuộc đua di động với những biến thiên cả về doanh số lẫn tâm lý tiêu dùng.

Việt Nam - điểm đến của những siêu di động

Nếu cách đây chừng 3 năm, Việt Nam thường là quốc gia được đón nhận các sản phẩm smartphone mới một cách khá chậm chạp từ các nhà sản xuất thì chỉ trong 2 năm trở lại đây, thị trường Việt đang là một mảnh đất "hút khách" trong khu vực.

Bằng chứng là từ đầu năm trở lại đây, hàng loạt các siêu di động đều chọn Việt Nam làm điểm đến ngay khi xuất hiện hoặc chậm nhất cũng chỉ khoảng 1,2 tuần sau lễ công bố ra mắt trên toàn cầu.

Các cái tên như Nokia N9, LG Optimus 3D, Samsung Galaxy S II hay Motorola RAZR... lần lượt chạm mặt thị trường với những mức cạnh tranh cả về giá thành lẫn các chương trình "đặt trước" hoành tráng.

Anh Hoàng Hải, khách hàng mua điện thoại cho biết: "Trước đây để sở hữu những dòng máy cao cấp này mình thường phải đặt ở nước ngoài về và chờ từ 2 đến 4 tuần. Nhưng bây giờ chỉ hôm trước hôm sau là Việt Nam có máy, thậm chí giá rẻ hơn cùng với phụ kiện đi kèm đa dạng".

Lấy ví dụ LG Optimus 3D, khi ra mắt lần đầu tại Anh quốc, chiếc điện thoại 3D không cần kính này có mức giá gần 500 Bảng Anh, tức là xấp xỉ 18 triệu đồng. Trong khi đó, chỉ 1 tháng sau khi có mặt tại Việt Nam, hàng chính hãng chỉ xấp xỉ 13 triệu và bao gồm các phụ kiện như dây nối HDMI và cũng được tặng kèm các game 3D độc quyền.

Điểm đến của nhà máy sản xuất smartphone

Trong một phương diện khác, Việt Nam cũng là một quốc gia đang thu hút các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối đặt nhà máy. Việc chiếc điện thoại Samsung Galaxy S II được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam là một điểm nhấn cho thị trường trong năm vừa qua. Bỏ qua việc đâu đó vẫn còn lùm xùm về lỗi màn hình, Samsung Galaxy S II nói riêng và trình độ kỹ thuật của nhân lực Việt Nam cho thấy nước ta là mảnh đất màu mỡ cho việc thiết lập các nhà máy sản xuất thiết bị công nghệ cao.

iPhone 4S không "làm mưa làm gió" thị trường như kỳ vọng

Cùng với cuộc đua tiên phong ra mắt thì các nhà sản xuất cũng liên tục tấn công thị phần di động bằng nhiều hình thức khác nhau. Từ việc liên kết với nhà mạng để tặng SIM 3G cho tới việc trợ giá, giảm giá thiết bị đầu cuối hay thậm chí hỗ trợ tài chính với những mức trả góp lãi suất 0% cho các siêu di động đã vẽ nên diện mạo mới của cuộc cạnh tranh không đến hồi kết.

Đứng ở góc độ nhà phân phối, anh An, chủ cửa hàng di động lớn tại phố Thái Hà cho biết: "Xét về giá thành thì hiện nay các siêu di động tại Việt Nam đã thuộc hàng tốt gần như nhất thế giới kể cả hàng chính hãng hay hàng xách tay. Số lượng người mua các dòng điện thoại này không lớn nhưng doanh thu thì lại tương đối, bù cho doanh số nên các đơn vị phân phối hiện nay tập trung vào thị phần ngách này".

Đây cũng là nhận định chung của nhiều đại lý phân phối di động nhỏ lẻ, bởi việc đi vào các thị trường tầm trung và thấp đã không còn là miếng bánh dễ ăn trong vài năm trở lại đây. Các đại gia phân phối như Thegioididong, Viettel hay gần đây là cả VNPT đều là "chiếu trên" với số lượng nhập lớn, độ phủ rộng, nhiều hậu mãi và trường vốn, dẫn tới việc các đại lý nhỏ không thể cạnh tranh về giá cũng như khả năng truyền thông, mạng lưới bán hàng.

iPhone lần đầu tiên "thất thủ"

Lần đầu tiên thị trường iPhone chứng kiến sự sụt giảm về doanh số ngay cả khi thời điểm cao trào của mùa mua sắm cuối năm. Sau hơn 1 năm làm mưa làm gió trên thị trường, iPhone 4 đã chạm ngưỡng bão hoà với mức giá có lúc xuống tới xấp xỉ 13,5 triệu đồng/máy 16GB bản quốc tế.

Một thực tế tréo nghoe là khi iPhone 4S ra mắt, phiên bản iPhone 4 không những không hạ giá mà còn tăng kịch trần với giá bán ra xấp xỉ 16 triệu đồng. Điều này được giới dân buôn đánh giá là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử buôn các sản phẩm Quả táo.

Sự kiện iPhone 4S ra mắt năm nay được đón nhận không mấy hồ hởi từ phía người tiêu dùng là một thực tế đã được dự báo từ rất sớm. Tuy nhiên, cũng không ai có thể ngờ rằng sản phẩm này khi được phân phối bởi nhà mạng cũng chịu cảnh "chợ chiều" khi ghi nhận tại các điểm bán của VinaPhone là khá vắng lặng.

Theo anh Tiến Dương, một chuyên gia trong lĩnh vực phân phối sản phẩm Apple cho biết: "Năm nay các nhà mạng dù đã khá nhanh chân trong việc phân phối iPhone 4S, có hàng chỉ sau 2 tháng bán ra trên toàn cầu nhưng sức cầu quá yếu khiến sản phẩm không tạo được thị trường như năm ngoái".

Điều này dẫn tới việc, một nhân viên phụ trách nhập hàng của nhà mạng tiết lộ theo kế hoạch nhập hàng đợt tới, số lượng và tần suất nhập iPhone 4S sẽ giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái bất kể mùa mua sắm Tết Nguyên đán của người Việt đang đến gần.

Trong một phương diện khác, Việt Nam cũng là một quốc gia đang thu hút các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối đặt nhà máy. Việc chiếc điện thoại Samsung Galaxy S II được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam là một điểm nhấn cho thị trường trong năm vừa qua. Bỏ qua việc đâu đó vẫn còn lùm xùm về lỗi màn hình, Samsung Galaxy S II nói riêng và trình độ kỹ thuật của nhân lực Việt Nam cho thấy nước ta là mảnh đất màu mỡ cho việc thiết lập các nhà máy sản xuất thiết bị công nghệ cao.

Cùng với cuộc đua tiên phong ra mắt thì các nhà sản xuất cũng liên tục tấn công thị phần di động bằng nhiều hình thức khác nhau. Từ việc liên kết với nhà mạng để tặng SIM 3G cho tới việc trợ giá, giảm giá thiết bị đầu cuối hay thậm chí hỗ trợ tài chính với những mức trả góp lãi suất 0% cho các siêu di động đã vẽ nên diện mạo mới của cuộc cạnh tranh không đến hồi kết.

Đứng ở góc độ nhà phân phối, anh An, chủ cửa hàng di động lớn tại phố Thái Hà cho biết: "Xét về giá thành thì hiện nay các siêu di động tại Việt Nam đã thuộc hàng tốt gần như nhất thế giới kể cả hàng chính hãng hay hàng xách tay. Số lượng người mua các dòng điện thoại này không lớn nhưng doanh thu thì lại tương đối, bù cho doanh số nên các đơn vị phân phối hiện nay tập trung vào thị phần ngách này".

Đây cũng là nhận định chung của nhiều đại lý phân phối di động nhỏ lẻ, bởi việc đi vào các thị trường tầm trung và thấp đã không còn là miếng bánh dễ ăn trong vài năm trở lại đây. Các đại gia phân phối như Thegioididong, Viettel hay gần đây là cả VNPT đều là "chiếu trên" với số lượng nhập lớn, độ phủ rộng, nhiều hậu mãi và trường vốn, dẫn tới việc các đại lý nhỏ không thể cạnh tranh về giá cũng như khả năng truyền thông, mạng lưới bán hàng.

Sự yếu thế của các dòng sản phẩm Windows Phone 7 khiến Nokia Lumia 800 rất khó có cơ hội toả sáng tại thị trường Việt

Một điều dễ thấy là Tết năm nay sẽ khó có cảnh iPhone 4S cháy hàng hay bị thổi giá tăng vọt như năm ngoái. Thay vào đó, ngoài việc lựa chọn siêu di động của Apple, người dùng có rất nhiều sản phẩm khác để trải nghiệm với những tính năng mới mẻ và hấp dẫn từ các nhà sản xuất khác.

Theo ước đoán, từ nay đến hết tháng 1/2012, sức mua di động sẽ tăng từ 15 đến 20%. Hiện tại cho đến hết tháng 2/2012, các hãng chưa có kế hoạch ra mắt thêm các dòng sản phẩm cao cấp mới, ngoại trừ Nokia vẫn đang khá "rập rình" với Lumia 800 bởi sự thất bại của các dòng sản phẩm Windows Phone 7 tại thị trường Việt là bài học để nhà sản xuất Phần Lan này phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Vương Long

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

CNTT Việt Nam 2011: Nông dân được ‘lên mây’

Tóm tắt: 

Năm 2011 đã trôi qua khá trầm lắng trên thị trường CNTT Việt Nam. Bối cảnh kinh tế khó khăn đã để lại dấu ấn sâu sắc trong bức tranh toàn cảnh. Điểm sáng đáng chú ý nhất có lẽ là người dân nông thôn đã có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn tới Internet và laptop, smartphone 3G giá rẻ.

Năm 2011 đã trôi qua khá trầm lắng trên thị trường CNTT Việt Nam. Bối cảnh kinh tế khó khăn đã để lại dấu ấn sâu sắc trong bức tranh toàn cảnh. Điểm sáng đáng chú ý nhất có lẽ là người dân nông thôn đã có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn tới Internet và laptop, smartphone 3G giá rẻ.

Hội chứng “đám mây”

Mặc dù bối cảnh kinh tế trong năm 2011 rất khó khăn và đầy thách thức, song các doanh nghiệp phần mềm và gia công Việt vẫn cho thấy khả năng xoay xở, ứng biến nhanh nhạy và duy trì được đà tăng trưởng của mình. Đa số các công ty tại Công viên phần mềm Quang Trung và các doanh nghiệp gia công thô cho thị trường nước ngoài đều đạt mức tăng trưởng từ 3-4%. “Tại thời điểm khó khăn như hiện nay mà mức tăng trưởng như vậy là rất tốt”, một đại diện của IDG cho biết.

Một số doanh nghiệp phần mềm nội địa như CloudSME, Vietsoftware... cũng can đảm thử sức trong lĩnh vực điện toán đám mây, sẵn sàng cạnh tranh với những tên tuổi lớn, đa quốc gia như Microsoft, IBM. … cho thấy triển vọng của điện toán đám mây tại Việt Nam là khá sáng sủa, nhờ những ưu điểm như sản phẩm linh hoạt, giá mềm, tính tùy biến nội địa cao.

Tuy nhiên dường như nhiều đơn vị, cơ quan tổ chức tại Việt Nam vẫn nhìn nhận điện toán đám mây như một công nghệ tối tân dành cho các khách hàng cao cấp. Trong khi bản chất của giải pháp điện toán đám mây là để đáp ứng cho các khách hàng chưa có đủ điều kiện triển khai hệ thống máy chủ dịch vụ và cơ sở dữ liệu riêng, cho phép họ đưa toàn bộ dữ liệu lên “đám mây” và sử dụng dịch vụ/dữ liệu của mình qua kết nối Internet từ bất kỳ đâu. Trên thế giới, nhiều tổ chức cũng từng kỳ vọng "đám mây" sẽ mang đến nhiều thay đổi, nhưng thực tế lại khiến họ khá thất vọng.

Do đó, cuộc đua về “điện toán đám mây” ở Việt Nam vẫn mới nhắm đến mục tiêu thể hiện khả năng ứng dụng công nghệ cao, giống như trước đây các doanh nghiệp Việt Nam thi nhau lấy chứng chỉ ISO, chứ chưa phải vì mục tiêu công việc thực sự.

Phần cứng ảm đạm

Trái ngược với thị trường phần mềm và dịch vụ, phân khúc phần cứng trong năm qua lại tiếp tục ảm đạm, tẻ nhạt và không có được dấu ấn nào rõ nét. Tương tự, lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực CNTT cũng chưa có được sự đột phá hay khai thông nào. Các Hội thảo diễn ra trong năm liên quan đến chủ đề này vẫn tiếp tục loay hoay nêu nút thắt nan giải về con người nhưng vẫn chưa tìm ra được cách nào gỡ nút.

Theo ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo “Lãnh Đạo Công nghệ Thông tin - Truyền thông Việt Nam 2011” diễn ra 06/2011 tại Hà Nội, thì vấn đề mấu chốt chính là việc quy trình đào tạo tại Việt Nam đang đi ngược chiều với quy luật thị trường. “Ở nước ngoài, đầu vào rất dễ nhưng đầu ra lại cực khó. Sinh viên đã tốt nghiệp được là có thể làm việc được ngay và thích ứng rất nhanh với môi trường thực tế. Nhưng ở VN thì hoàn toàn ngược lại: đầu vào tuyển sinh quá đỗi ngặt nghèo nhưng đầu ra lại bị buông lỏng: hễ đậu được Đại học là tốt nghiệp được. Hậu quả là sinh viên ra trường nhưng vào Doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại”.

Dự án công viên phần mềm lớn nhất Việt Nam đổ bể

Tháng 11/2011, UBND TP.HCM đã quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án Công viên Phần mềm Thủ Thiêm của chủ đầu tư là Công ty TA Associates Việt Nam.

Mô hình công viên phần mềm Thủ Thiêm

Sau lễ khởi công dự án hoành tráng vào ngày 19-7-2008, dự án công viên phần mềm được xem lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỉ USD, dự kiến tạo việc làm cho 40.000 công nhân trong giai đoạn xây dựng và 70.000 chuyên viên, kỹ sư công nghệ thông tin khi hoạt động từ năm 2012 đã gần như không nhúc nhích.

Sau hơn ba năm TP.HCM đã kiên trì tạo cơ hội và điều kiện cho Công ty TA thực hiện dự án nhưng công ty vẫn kéo dài thời gian, không thực hiện các cam kết theo giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp, tiếp tục đề nghị xem xét các kiến nghị không phù hợp với cam kết khi đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đây cũng là những lý do khiến lãnh đạo UBND TP thống nhất áp dụng biện pháp thu hồi dự án đối với Công ty TA.

Triển lãm đìu hiu, giải thưởng CNTT thoái trào

Hoạt động quanh năm của các doanh nghiệp trầm lắng nên các kỳ Triển lãm – Hội thảo thường niên, nơi thể hiện phong độ hiện tại và bộ mặt của ngành công nghệ nội địa cũng cho thấy sự đi xuống rõ nét. Rất nhiều triển lãm quy mô lớn của các năm trước đã bị thu hẹp lại, chỉ còn diễn ra trong khuôn viên tiền sảnh của một khách sạn với lượng khách tham quan thưa thớt.

Triển lãm Vietnam Comm 2011vắng khách, phần lớn là thương hiệu Trung Quốc với các sản phẩm công nghệ na ná hàng nổi tiếng

Ngay như Vietnam Comm 2011, một trong những Triển lãm công nghệ lớn nhất năm cũng thể hiện sự đuối sức. Năm nay, chỉ có một số ít doanh nghiệp Việt tham gia như VNPT, VTC… với diện tích trưng bày khiêm tốn. Các gian hàng lớn được trang hoàng hoành tráng và tọa lạc ở các khu vực trung tâm lại thuộc về những thương hiệu Trung Quốc như Huawei, ZTE….

Hàng loạt thương hiệu điện tử quốc tế nổi tiếng như Samsung, LG Electronics, HTC…đều vắng mặt. Nhưng đáng nói hơn, rất nhiều sản phẩm như smartphone và máy tính bảng được trưng bày tại Vietnam Comm lại có thiết kế na ná, từa tựa như sản phẩm của họ, khiến người xem cảm giác như đang vào một chợ hàng nhái.

Sau quyết định của Thủ tướng về việc chấn chỉnh lại các giải thưởng Quốc gia và quy định mới về việc các giải thưởng cấp Quốc gia chỉ được tổ chức ba năm một lần, số lượng giải thưởng, danh hiệu liên quan đến lĩnh vực CNTT năm qua đã được rút xuống đáng kể. Chỉ còn lại một số giải thưởng lớn như Nhân tài Đất Việt,  Giải thưởng CNTT-TT Việt Nam (VICTA 2011)… được trao, nhưng một lần nữa, Nhân tài Đất Việt lại không thể tìm được gương mặt nổi trội nhất để trao giải Nhất.

Internet về thôn làng nhiều hơn

Bất chấp sự siết chặt về ngân sách đầu tư công nói chung, các chương trình về đưa Internet băng rộng và phổ cập máy tính tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trường học... vẫn được tích cực triển khai trong năm 2011. Theo đề án Phát triển và hoàn thiện Hạ tầng viễn thông và CNTT, băng rộng là một trong 6 mục tiêu lớn mà Việt Nam cần đạt được từ nay đến năm 2020, như một tiền đề của Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Người nông dân được tiếp cận với Internet và máy tính, điện thoại nhiều hơn trong năm 2011

Tại các cuộc Hội thảo diễn ra trong năm, Bộ TT&TT đều cam kết sẽ chú trọng xây dựng các chính sách và giải pháp để phát triển viễn thông, CNTT nông thôn, tạo điều kiện cho mọi người dân đều được tiếp cận công nghệ mới, tránh tình trạng CNTT trở thành đặc quyền của một số ít người dân thành thị.

Đại diện quỹ Bill & Melinda Gates cũng khẳng định, Internet và công nghệ đang thay đổi cuộc sống của rất nhiều người dân nông thôn VN, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Chương trình thí điểm từ năm 2008-2011 của dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại VN” do Quỹ này và Bộ TT&TT phối hợp triển khai tại ba tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh đã tạo được hiệu ứng xã hội tích cực.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho dự án được mở rộng ra 40 tỉnh khó khăn tại Việt Nam. Thời gian thực hiện là 5 năm (2011-2016) với tổng kinh phí lên tới hơn 50,5 triệu USD. Người dân sẽ được miễn phí 100% khi đến sử dụng Internet tại 1500 điểm bưu điện văn hóa xã và 400 điểm thư viện công cộng trong thời gian tới. Dự kiến sau 5 năm, sẽ có thêm khoảng 760.000 người nông thôn được sử dụng máy tính và Internet.

Song song với những nỗ lực về mặt chính sách từ phía cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp cũng giới thiệu các sáng kiến về sản phẩm giá rẻ để người dân dễ tiếp cận với công nghệ hơn. Tập đoàn Viettel hiện đang phát triển mẫu điện thoại 3G giá rẻ đầu tiên với mức giá dự kiến khoảng 2,1 triệu VND và những dòng máy tính xách tay giá dưới 200 USD. Ngoài ra tập đoàn này còn có kế hoạch phát triển máy tính bảng notepad với giá bán dưới 100 USD.

Nhìn lại ngành CNTT năm 2011, trong bức tranh khá ảm đạm vì bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, điểm sáng đáng kể hơn cả chính là việc người dân nông thôn đang có cơ hội được tiếp cận Internet và máy tính nhiều hơn bao giờ hết.

Y Lam

VietnamNet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Việt Nam nên chặn việc truy cập đến tên miền .XXX?

Tóm tắt: 

Việt Nam nên chặn các truy vấn đến tên miền .xxx vì ngành công nghiệp tình dục được coi là trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, lối sống người Việt. Khi đó, chúng ta sẽ tránh được các tiêu cực ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá của dân tộc.

Theo VNNIC, ngành công nghiệp tình dục ở Việt Nam được coi là trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục và nên chặn việc truy cập tên miền .xxx như Malaysia, Ấn Độ, Ả rập đã thực hiện. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, việc chặn truy cập phải dựa trên nội dung website và đây không phải cách làm hay.

Mảnh đất riêng cho ngành công nghiệp tình dục

Chặn hay không chặn các truy vấn đến tên miền.xxx là vấn đề đáng được các chuyên gia đặt ra (Ảnh: Thái Anh)

Từ ngày 6/12/2011, khi tên miền.xxx chính thức được cơ quan quản lý tên miền quốc tế (ICANN) cho phép đăng ký rộng rãi thì cũng là lúc nhiều doanh nghiệp, tổ chức đứng ngồi không yên trước nỗi lo mất thương hiệu và ảnh hưởng hình ảnh công ty.

Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100.000 tên miền.xxx được đăng ký và con số này đang tăng lên với số lượng chóng mặt từng giờ. Đặc biệt, không chỉ những tổ chức chuyên cung cấp nội dung “người lớn” nhanh tay đăng ký tên miền.xxx mà nhiều tên tuổi lớn trong ngành công nghệ, tài chính, điện ảnh, thậm chí nhiều trường đại học danh tiếng cũng đã nhanh chóng nhập cuộc giành tên miền .xxx cho mình do lo ngại trước viễn cảnh bị các đối tượng xấu lợi dụng bôi nhọ thương hiệu. Các “đại gia” trong làng công nghệ đều đã nhanh chóng giữ lại cho mình các tên miền như google.xxx, youtube.xxx, apple.xxx.... Tại Việt Nam, một số tên miền người lớn .xxx trùng tên với những doanh nghiệp, tổ chức, diễn đàn lớn như tinhte, vatgia, vietnamworks...đã bị một số cá nhân đầu cơ và rao bán trên các trang web.

Trao đổi với phóng viên Báo Bưu điện Việt Nam, ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam cho biết, do tên miền như một loại "hàng hoá" nên việc đầu cơ tên miền là khó tránh khỏi, nhất là đối với nhóm tên miền thương mại. Tên miền .xxx cũng vậy, là "mảnh đất" riêng cho ngành công nghiệp tình dục trên Internet để dễ quản lý, thay vì tồn tại dưới những tên miền khác như sex.com... 

Tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền nhằm mục đích: Đăng ký để gia nhập và nhận dạng cộng đồng trên môi trường Internet. Còn các đối tượng đầu cơ mua các tên miền .xxx, sau đó bán lại cho các tổ chức, cá nhân không muốn bị kẻ xấu sử dụng tên miền trùng với tên công ty, cơ quan, tổ chức, cá nhân mình vào những mục đích xấu, bất lợi cho mình hay lạm dụng làm méo mó hình ảnh công ty như cách Yahoo, Google đã làm.

Đối với chính sách quản lý tên miền .xxx, trên thế giới đang có 2 quan điểm khác nhau: Những quốc gia mang quan điểm tự do và công nhận ngành công nghiệp tình dục trên Internet thì họ coi tên miền này là bình thường. Còn các nước coi ngành công nghiệp đó không phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức lối sống, cơ quan nhà nước sẽ cấm hoặc chặn không cho tên miền .xxx được chạy trên môi trường Internet của nước đó như Malaysia, Ả rập, Ấn Độ...

Luật sư Phạm Thành Long, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Phạm cho biết, việc đăng ký tên miền .xxx phụ thuộc vào chính sách của mỗi doanh nghiệp. Bởi vì, nếu có cá nhân hay tổ chức nào muốn làm xấu hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp thì họ có thể làm điều đó trên bất cứ tên miền nào chứ không chỉ riêng tên miền .xxx.

Việc chặn phải dựa trên hành lang pháp lý đã có

Cũng theo ông Tân, Việt Nam nên chặn các truy vấn đến tên miền .xxx vì ngành công nghiệp tình dục được coi là trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, lối sống người Việt. Khi đó, chúng ta sẽ tránh được các tiêu cực ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá của dân tộc và các tổ chức, cá nhân Việt Nam cũng không nên truy cập vào các trang web chứa tên miền loại này. Cùng quan điểm với ông Tân, một chuyên gia trong lĩnh vực Internet cũng cho rằng, việc chặn và không cho phép đăng ký tên miền .xxx sẽ giúp các doanh nghiệp bớt đi một mối bận tâm, lo lắng bị kẻ xấu lạm dụng tên miền .xxx trùng tên đơn vị, tổ chức, cá nhân mình vào những mục đích xấu.

Theo ông Vũ Thế Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Netnam, tên miền website và nội dung trên đó là 2 vấn đề khác nhau. Do đó, chặn hay không chặn việc truy cập đến tên miền .xxx cần xem xét kỹ lưỡng và phải xét đến nội dung tên miền đó có liên quan gì đến nội dung người lớn, khiêu dâm, có phù hợp với luật pháp của quốc gia đó hay không. Bên cạnh đó, việc chặn truy cập đến tên miền .xxx phải dựa trên các hành lang Pháp lý đã có, còn nếu không thì chúng ta sẽ bị nhiều người phản đối. “Mặc dù vậy, các cơ quan quản lý vẫn nên cho các doanh nghiệp đăng ký để tránh việc bị sử dụng với mục đích xấu”, ông Bình kết luận.

Ông Long cho rằng, việc chặn hay không chặn truy vấn đến tên miền .xxx phụ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia. Nhưng trên môi trường Internet, nếu nay chúng ta chặn một website hay tên miền này, mai lại chặn một trang web, tên miền khác thì đó không phải là cách làm thực sự hiệu quả của các cơ quan quản lý.

Việt Nam nên chặn các truy vấn đến tên miền .xxx vì ngành công nghiệp tình dục được coi là trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, lối sống người Việt. Khi đó, chúng ta sẽ tránh được các tiêu cực ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá của dân tộc.

Thế Phương

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Viễn thông VN 2011: 'Nhà giàu' cũng... khóc

Tóm tắt: 

Năm 2011 kết thúc với những cơn sóng lớn chưa từng có trên thị trường viễn thông di động với những tác động không thể đo đếm.

Năm 2011 kết thúc với những cơn sóng lớn chưa từng có trên thị trường viễn thông  di động với những tác động không thể đo đếm.

Khuyến mại giảm, thuê bao chững, doanh thu không đạt

Một điều dễ nhận thấy nhất ngay từ những ngày đầu năm 2011 là các gói cước trả trước của tam đại gia Viettel, VinaPhone và MobiFone đã không còn những mức khuyến mại "khủng" hay các SIM trả trước tài khoản lớn.

Với mức khuyến mại thẻ chỉ còn tối đa 50% giá trị, dường như trả trước không còn là miếng bánh ngon đối với người tiêu dùng. Điều này dẫn đến hệ quả là khách hàng không còn mặn mà với việc cào thẻ nạp tiền.

Lãnh đạo một nhà mạng cho biết: "Mặc dù giảm giá trị tiền nạp nhưng nếu khách hàng tinh ý sẽ thấy chúng tôi gia tăng mật độ khuyến mại. Tuy nhiên, xem ra vẫn chưa đủ để kích cầu thuê bao".

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, các gói cước khuyến mại của nhà mạng lớn tập trung vào các khoảng thời gian giữa tháng và cuối tháng với thời gian kéo dài trong 3 ngày. Càng sát thời điểm cuối năm, lượng khuyến mại càng tăng và thị trường ghi nhận sự trở lại của các dòng SIM rác tài khoản khủng từ các đại gia viễn thông.

Một thực trạng khác, lượng khách hàng cũng ngày càng bão hoà và không còn mấy quan tâm đến việc nạp thẻ. Chị Lương ở Thanh Xuân cho biết: "Năm ngoái tôi mua nạp cả triệu để được khuyến mại gấp rưỡi, gấp đôi. Bây giờ dùng cũng chưa hết tài khoản vì chẳng mấy khi gọi, toàn nghe và nhắn tin. Năm nay khuyến mại ít nên cũng chưa có hứng nạp lắm, cũng chẳng dùng để làm gì".

Ngoài ra, xu hướng trung thành với nhà mạng cũng dần được định hình rõ trong các thuê bao. Theo một thống kê gần đây, hiện tượng thuê bao nhảy mạng trong các đợt khuyến mại đã không tái diễn với mức tăng trưởng kỷ lục và chỉ lác đác trong một bộ phận người tiêu dùng, tập trung ở các khách hàng trẻ.

Nếu trước đây người dùng đổi mạng để được hưởng khuyến mại thì hiện nay, khi khuyến mại ít đi, việc đổi mạng chỉ diễn ra khi người dùng phát sinh nhu cầu đổi số hay do những yếu tố ngoại cảnh như sóng của nhà mạng A kém tại nơi đang ở hay công tác, phải chuyển sang mạng B v.v...

Đây có thể coi là một nỗ lực đáng ghi nhận của các mạng di động trong việc tiến tới định hình lớp khách hàng viễn thông bền vững, nhưng đồng thời cũng tạo ra khó khăn cho các nhà mạng nhỏ bởi không thu hút được thuê bao mới.

Sóng yếu, 3G không có hoặc độ phủ hẹp, SIM đầu số xấu... là những thực tế nhà mạng nhỏ phải đối mặt trong cuộc cạnh tranh khốc liệt mà Beeline, SFone là những cái tên tiêu biểu. Ngoài ra, lợi thế trong cuộc đua về giá dường như cũng không còn phát huy tác dụng khi các đại gia liên tục "lách luật" bằng những gói cước nội mạng siêu rẻ như Cà chua xanh của Viettel hay chương trình "cặp đôi hoàn hảo" VinaPhone - MobiFone gọi nội mạng khiến những chương trình "Tỷ phú 2", "Gọi cả ngày" của các mạng "tiểu gia" cũng lâm vào cảnh lao đao trong cuộc chiến không cân sức.

Mặc dù cạnh tranh bằng đủ chiêu trò nhưng sau một năm 2011 đầy biến động, một thực tế dễ thấy là các nhà mạng không đạt đủ thuê bao như kế hoạch đề ra từ cuối năm 2010.

Viettel với sự bành trướng của "đế chế" 3G cũng vẫn chưa đạt nổi doanh thu và vào những ngày cuối năm, mỗi nhân viên của tập đoàn này dù ở kỳ vị trí nào cũng phải kiêm vai trò một người bán hàng để phát triển thêm thuê bao D-Com 3G.

VinaPhone với “canh bạc” iPhone 4S cũng cho thấy một doanh số không như kỳ vọng dù theo thông cáo phát ra thì lượng máy nhập về lần đầu tiên đã được tiêu thụ hết. Không còn cảnh chen lấn, xếp hàng, hay danh sách đăng ký mua máy dài dằng dặc mà thay vào đó là cảnh "chợ chiều" ghi nhận ở hầu hết các điểm bán máy vào sáng ngày 16/12 - một điều hiếm thấy trong những lần bán iPhone 4 trước đây.

Khởi động xu thế sáp nhập - chia tách

Ngay từ đầu năm 2010, thông tin SKTelecom thoái vốn hoàn toàn khỏi SFone đã là một dự liệu được tiên đoán sớm xuyên suốt quá trình kinh doanh liêu xiêu của nhà mạng này.

Giờ đây, khi còn đơn thương độc mã trên phân khúc thị trường CDMA, liệu SFone sẽ đứng lên hay "gục ngã" trên thị trường là một câu trả lời dễ tìm ra lời giải. Việc chuyển sang chuẩn mạng LTE dường như là một viễn cảnh rất xa vời với nhà mạng này nhưng cũng là lối thoát duy nhất. Tuy nhiên khó khăn mà SFone đang phải đối mặt là trong tương lai gần chưa có một trợ lực nào về mặt vốn.

Về câu chuyện trợ lực, Beeline cũng là nhà mạng đình đám trong năm qua khi được cam kết rót thêm tới gần 500 triệu USD từ tập đoàn mẹ VimpelCom. Thay tướng, thêm đầu số đẹp 099, thêm tiền đầu tư, Beeline đặt ra khá nhiều tham vọng trên thương trường “top 4 từ dưới lên” (hiện chỉ còn top 3). Tuy nhiên nhà mạng này cũng phải đón nhận cú shock đầu tiên là việc gói cước Tỷ phú nội mạng bị Bộ TT-TT "tuýt còi".

Không nản lòng, Beeline tiếp tục tung ra gói Tỷ phú 2, nhưng xem ra cuộc chiến cạnh tranh với các gói nội mạng của VinaPhone, MobiFone và Viettel thật căng thẳng và tương lai nào cho Beeline trong năm mới cũng vẫn là ẩn số khó đoán.

Nếu có một bình chọn nhà mạng tiêu biểu của năm thì chắc chắn EVN Telecom sẽ được vinh danh đầu tiên với những lùm xùm xuyên suốt năm 2011. Từ canh bạc trăm tỷ đổ bể với FPT cho tới việc "tình tay ba" giữa Hanoi Telecom, Viettel khiến nhà mạng này bỗng dưng... nổi tiếng.

Số phận của EVN Telecom dường như đã được định đoạt, nhưng dư âm của nó sẽ còn kéo dài khá lâu khi mà Hanoi Telecom đang liên đới phải chịu cảnh bĩ cực hậu sáp nhập.

Cùng liên thông giấy phép 3G năm 2009 nhưng giờ đây khi "hôn thú tách đôi", mạng Vietnamobile của Hanoi Telecom sau hồi kêu cứu không thành đã phải gồng mình triển khai 3G trong một bối cảnh đầy khó khăn và những bài toán nan giải. Độ phủ hẹp, băng tần cao khiến chi phí triển khai, vận hành đắt đỏ cùng yếu thế của một nhà mạng đi sau hơn 2 năm, Vietnamobile đang đứng trước những thách thức cao như núi và lời giải cũng không dễ tìm.

Về phần đại gia MobiFone và VinaPhone, số phận của 2 đứa con thuộc Tập đoàn VNPT cũng vẫn kín như bưng bởi theo luật thì thời điểm 2 mạng phải nhập lại thành 1 không còn bao xa.

Thị trường đã lác đác xuất hiện các mạng di động ảo nhưng để tiến tới một thị trường mở, đầy cạnh tranh và ổn định, có lẽ năm 2012 chưa phải thời điểm. Thương vụ EVN Telecom - Viettel báo hiệu xu thế nhà mạng nhỏ bị “xóa sổ” đã trở thành sự thực sau một thời gian dài chỉ có thêm mạng di động mới. Viễn cảnh nào sẽ xảy ra nếu một mạng “Vi-Mo-Fone” ra đời cạnh tranh với “Viet-EVN” và mạng 4G của “S-Bee” được thành lập? Đó không phải là một kịch bản mang tính đùa cợt, mà dường như năm 2012 sẽ là thời khắc bản lề để quyết định hướng chuyển của ngành viễn thông Việt Nam.

Vương Long

VietnamNet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress

Truyền hình IPTV tại VN: Xu thế mới, rào cản cũ

Tóm tắt: 

IPTV đang là một xu hướng mới tại Việt Nam với những kênh truyền hình giải trí chất lượng cao, nhưng vẫn còn nhiều bất cập ngăn cản người tiêu dùng tiếp cận dịch vụ.

IPTV đang là một xu hướng mới tại Việt Nam với những kênh truyền hình giải trí chất lượng cao, nhưng vẫn còn nhiều bất cập ngăn cản người tiêu dùng tiếp cận dịch vụ.

Đa dạng lựa chọn

Bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2009 với tiên phong là nhà cung cấp VNPT, dịch vụ IPTV đầu tiên có tên gọi là MyTV với một số kênh truyền hình tương tự trên các kênh analog hay cable thông thường. Qua 2 năm, hiện nay thị trường đã đa dạng hơn với việc có thêm các nhà cung cấp khác như Viettel, FPT cùng gia nhập với các gói kênh truyền hình đặc sắc hơn.

Trước trào lưu phát triển của nội dung HD, các ISP này cũng không bỏ lỡ việc "câu khách" bằng các kênh phim truyện nước ngoài hay các dịch vụ truyền hình theo nhu cầu VoD (Video on Demand) độ phân giải cao.

Anh Thành Văn, khách hàng lắp NetTV của Viettel cho biết: "Nhân tiện lắp cáp quang nên mình thử đăng ký luôn gói IPTV của nhà cung cấp này. Nội dung cũng được, nhất là các kênh VoD nhiều phim HD hay, cập nhật nhanh hơn... phim lậu".

Theo khảo sát thì ngoài các kênh cơ bản của các đài trung ương, truyền hình IPTV được bổ sung thêm khá nhiều các kênh địa phương mà nhiều dịch vụ truyền hình cơ bản không có. Đáng chú ý là, một số kênh truyền hình trung ương các nhà cung cấp còn chiều lòng khách bằng cách nâng cao (upscale) độ phân giải, giúp việc hiển thị mượt hơn trên các TV LCD.

Với mức giá dao động khoảng 70 ngàn đến 150 ngàn/tháng, đây được xem là số tiền hợp lý đối với những người dùng có nhu cầu thưởng thức các nội dung có chiều sâu trên nền IPTV.

Thêm vào đó, theo chị Hải Hà, nhân viên văn phòng thì "mình không quan tâm lắm các kênh thêm hay độ phân giải cao  mà điểm ưng ý nhất ở IPTV chính là việc nó hỗ trợ xem lại chương trình tuỳ ý. Mình làm ca nên buổi tối thường lỡ mất các phim không chiếu lại. Nhưng buổi chiều ngày hôm sau về bật lại trên TV là xem được ngay".

Tính ra việc sử dụng IPTV không đắt hơn so với truyền hình cáp truyền thống là bao bởi hiện nay qua vài lần điều chỉnh giá thì mức cước hàng tháng trên TV thứ nhất cũng đã hơn 80 ngàn đồng, tất nhiên không tính trường hợp đấu "lậu" một hợp đồng thuê bao ra nhiều TV. Ngoài các tính năng về truyền hình, xem lại kênh hay VoD thì các bộ giải mã Set top box trên nền IPTV còn hỗ trợ khách hàng các dịch vụ gia tăng khác như nghe nhạc trực tuyến, lướt web hay xem các video clip.

Anh Minh Anh, khách hàng vừa chuyển từ  dịch vụ truyền hình số sang IPTV cho biết: "Dùng đầu thu số vệ tinh thì phải chỉnh hướng này hướng nọ rất mệt người, chưa kể mưa gió một tí là chẳng bắt được kênh nào chứ đừng nói xem đá bóng. Bây giờ lắp IPTV có cả bóng đá vừa ổn định hơn, có cả đường Internet thì tội gì không dùng".

Tính trung bình mỗi dịch vụ IPTV có khoảng 80 kênh, với phần lớn là các kênh truyền hình SD và trên dưới 10 kênh HD. Đây chưa phải là con số lớn nhưng nó cũng là một giải pháp mới dành cho những khách hàng đã quen với các dịch vụ nền Internet.

Các ISP đua nhau cung cấp nhiều nội dung "độc" cho khách hàng IPTV (Ảnh: HDVietnam)

Vẫn còn nhiều bất cập

Đầu tiên là việc mỗi khách hàng muốn triển khai phải có sẵn đường truyền Internet tối thiểu ADSL, hoặc cáp quang FTTH. Đây là một rào cản khá lớn bởi có nhiều khách hàng muốn sử dụng dịch vụ truyền hình của nhà cung cấp này nhưng lại đang ký hợp đồng Internet với ISP khác.

Anh Lê Sơn, khách hàng mới lắp IPTV than thở: "Dịch vụ hay thật nhưng khi khảo sát xong nhân viên cho biết là đường ADSL của mình chỉ lắp được ra 1 TV cùng 1 Set top box do lưu lượng băng thông không đủ, trong khi nhà mình có tới 3 TV. Theo lời nhân viên thì phải nâng cấp đường truyền lên gói cáp quang FTTH mà chi phí thuê bao cũng như lắp đặt vẫn còn ở mức khá cao".

Việc hạn chế ở đường truyền dữ liệu, chi phí lắp đặt và chi phí thuê Set top box đang là một rào cản khá khó gỡ đối với các nhà cung cấp dịch vụ và buộc các đơn vị này phải hướng tới các thị phần ngách vốn là các thuê bao Internet của mình thay vì phát triển thuê bao mới.

Mặt khác, tại nhiều toà nhà, khu đô thị, việc các đơn vị viễn thông đấu thầu độc quyền dịch vụ Internet cũng đang gây tình trạng sống dở khóc dở cho các khách hàng muốn lắp dịch vụ IPTV. Chẳng hạn, nếu một toà nhà của VNPT đấu thầu toàn bộ dịch vụ Internet thì sẽ không sử dụng được dịch vụ IPTV của Viettel và ngược lại. Vậy là lựa chọn của khách hàng cũng bị giảm đi và điều này gây những thất vọng bởi dịch vụ nội dung của mỗi nhà cung cấp là khác nhau.

Ngoài ra, hiện tại các ISP đang hút khách bằng các kênh VoD thử nghiệm với chất lượng HD gồm toàn các phim "bom tấn" vừa đưa ra chiếu rạp. Nhưng do vẫn trong thời gian thử nghiệm, không bị kiểm duyệt nội dung nên đa phần các phim đưa lên đều chưa có bản quyền. Vì vậy người xem tuy được thưởng thức các phim “bom tấn” mới phát hành, nhưng luôn thấp thỏm không biết đến lúc dịch vụ chính thức cung cấp thì các nguồn phim này có bị cắt hay không.

Việc các ISP tham gia vào thị phần này với sự đầu tư mạnh bạo về chất và lượng là một xu hướng tốt, đem tới nhưng tối ưu hơn cho khách hàng sử dụng Internet. Nhưng rõ ràng các nhà cung cấp dịch vụ cần có sự đảm bảo hơn về chất lượng nội dung, đồng thời có thêm nhiều lựa chọn về gói dịch vụ để tránh việc khách hàng phải chịu quá nhiều chi phí như ban đầu khi đăng ký thuê bao.

Vương Long

VietnamNet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Tiếng nói ICTPress