Syndicate content

Thời sự ICT

Facebook chính thức “cấm cửa” tài khoản Taliban

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Dường như Taliban không thể cưỡng lại ảnh hưởng marketing do Facebook tạo ra.

(ICTPress) - Taliban Pakistan sẽ không còn bất cứ bạn bè nào - cả bạn bè Facebook.

Facebook đã rỡ bỏ một tài khoản do Taliban nắm giữ vào cuối tuần qua. Tài khoản này có 281 likes vào thời điểm rỡ bỏ, Thời báo Los Angeles cho biết.

Tài khoản này đã kết nối tới TTP, hay còn gọi là Tehreek-i-Taliban Pakistan, và đã được sử dụng trong vài tuần như là một công cụ tuyển dụng cho tạp chí hàng quý Ahyah-e-Khilafat (Sign of the Caliphate - Dấu hiệu cộng đồng tinh thần Hồi giáo). Trang này đăng tải các thông tin việc làm cho các biên tập viên video hay những người viết về “các vụ việc gần đây của người Hồi giáo”.

Đây là một sự thay đổi đáng ngạc nhiên đối với tổ chức khủng bố mà Washington Post cho rằng thường sử dụng “các quầy Internet thích hợp để truyền đi các thông điệp”.

Nhưng có thể thấy dường như Taliban không thể cưỡng lại ảnh hưởng marketing do Facebook tạo ra.

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Cảnh sát Úc gọi bản đồ Apple là “mối đe dọa đối với cuộc sống”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - “Một số lái xe mô tô được cảnh sát định vị đã bị mắc kẹt tới 24 giờ không có thực phẩm và nước uống và đã phải đi bộ những quãng đường dài qua các địa hình nguy hiểm".

(ICTPress) - Không chính xác, bất tiện, ấn tượng không tốt và nay bổ sung thêm “mối đe dọa tiềm tàng đối với cuộc sống” là những từ được sử dụng để mô tả những thiếu sót về ứng dụng bản đồ nhiều khiếm khuyết của Apple.

Cảnh sát ở Mildura, Úc đang cảnh báo các lái xe phải cẩn thận sử dụng bản đồ của Apple để tìm đường, ứng dụng đã đưa những người lái ô tô đi cách xa vào trong rừng sâu tới 70 km.

Bản đồ Apple chỉ thành phố Mildura, Úc (điểm màu tím), nằm giữa công viên quốc gia (điểm màu đỏ), cách xa tới 70km

Gọi đây là một “vấn đề đe dọa tiềm tàng đối với cuộc sống”, cảnh sát Úc cho biết hệ thống bản đồ chỉ Mildura, một thành phố có 30.000 người, nằm giữa trung tâm Công viên quốc gia Murray-Sunset.

Nhiều lái xe ô tô đã được cảnh sát cứu thoát ra khỏi công viên, nơi mà cảnh sát cho biết không có nguồn nước và nơi nhiệt độ có thể tăng tới 46oC.

Một số lái xe được cảnh sát định vị đã bị mắc kẹt tới 24 giờ không có thực phẩm và nước uống và đã phải đi bộ những quãng đường dài qua các địa hình nguy hiểm để có thể nhận được điện thoại”, cảnh sát Mildura cho biết trong một thông báo.

Cảnh sát đã liên hệ với Apple liên quan tới vấn đề này và hy vọng lỗi này được sửa chữa nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho các lái xe mô tô đi tới Mildura. Bất cứ ai đi tới Mildura hoặc các địa điểm khác ở Vitoria nên dựa vào các hình thức bản đồ khác cho đến khi vấn đề này được giải quyết”.

Đại diện của Apple Adam Howorth không bình luận về những thông tin của cánh sát Úc, nhưng cho CNN biết Apple “đang nỗ lực giải quyết vấn đề bản đồ”.

Các hệ thống đối thủ của Apple, như Google Maps đã liệt kê Mildura ở địa điểm chính xác, Đông Bắc công viên quốc gia Murray-Sunset.

Apple Maps đã thay thế ứng dụng Google Maps trên các thiết bị di động của Apple khi hãng công nghệ này tung ra hệ điều hành iOS 6 vào tháng 9, đã nhận được nhiều lời phê bình gay gắt và cũng như của người sử dụng.

CEO Apple Tim Cook đã xin lỗi về bản đồ ngay sau khi được tung ra. Trong một bức thư đăng trên trang web của Apple hồi tháng 9, Cook viết “Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự thất vọng này xảy ra cho khách hàng và chúng tôi sẽ làm mọi thứ để làm cho bản đồ tốt hơn”.

Scott Forstall, người đã phụ trách bộ phận phần mềm di động của Apple trước khi rời công ty hồi tháng 10 đã cho Tạp chí Wall Street biết ông bị buộc rời khỏi Apple vì từ chối xin lỗi vì lỗi bản đồ.

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Cảnh sát Italia “hỏi thăm” Facebook và Google về thuế thu nhập

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Nguồn tin điều tra cho biết các nhân viên thuế đầu tiên đã tới thăm các văn phòng Facebook tại Milan gần 1 tháng trước để thu thập các văn bản.

(ICTPress) - Cảnh sát Italia đã và đang tiến hành các kiểm tra tại các văn phòng của Facebook tại Milan để đánh giá liệu Facebook có thường xuyên thông báo thu nhập của công ty này ở Italia, một nguồn tin điều tra và công ty của Mỹ này cho biết.

Các quan chức Italia đang nỗ lực thu thuế trong những tháng gần đây và đã tập trung vào các tên tuổi công nghệ lớn khác như Google để kiểm tra xem các công ty này có đang đóng thuế hay không.

Nguồn tin điều tra cho biết các nhân viên thuế đầu tiên đã tới thăm các văn phòng Facebook tại Milan gần 1 tháng trước để thu thập các văn bản.

Facebook đã trả thuế ở Italia như một phần của công việc kinh doanh ở nước này và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tài chính của Italia. Facebook đã hợp tác hoàn toàn với cảnh sát thuế trong cuộc điều tra và sẽ tiếp tục thực hiện điều này”, Facebook cho biết trong một thông báo thư điện tử.

Cảnh sát Italia đã mở cuộc điều tra thuế mới đối với Google Italia cuối tuần trước, 5 năm sau khi điều tra trước đó về định giá chuyển nhượng.

Google đã cho biết công ty này tuân thủ các luật về thuế ở tất cả các quốc gia mà công ty này hoạt động.

HY

Theo Reuters

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

“Đọc vị” kiểu tấn công trang web của Đức Dalai Latma

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Một thành viên của nhóm nghiên cứu các mối đe dọa của hãng an ninh F-Secure đã vừa phát hiện cách thức tấn công.

(ICTPress) - Một trang web liên kết với tài khoản YouTube của Đức Dalai Lama đã bị tấn công bằng sử dụng phần mềm độc hại (malware), một thành viên của nhóm nghiên cứu các mối đe dọa của hãng an ninh F-Secure đã vừa phát hiện.

Trang web Gyalwarinpoche.com “bị tấn công và đang đẩy tới phần mềm độc hại Mac mới, được gọi là Dockster, sử dụng virus dựa trên Java”.

Trang web bị tấn công được cho là của Đức Dalai Lama bởi vì trang web này chia sẻ một cái tên với kênh YouTube của Đức Dailai Latma và có những thông tin tương tự của Đức Dalai Latma, trong đó có liệt kê đăng ký như là Văn phòng của Dalai Lama và chia sẻ cùng địa chỉ đăng ký trang web chính thức.

Chi tiết của vụ tấn công này, F-Secure viết:

Virus dựa trên Java khai thác chỗ yếu tương tự như "Flashback," CVE-2012-0507. Các phiên bản hiện hành của Mac OS X và những phiên bản với plugin Java của trình duyệt này đã bị làm tổn hại nên được an toàn tránh khỏi bị khai thác. Phần mềm độc hại được đọc vị là Backdoor:OSX/Dockster.A, là một phương thức mà tin tặc (hacker) dùng để xâm nhập bất hợp pháp hệ thống mục tiêu (backdoor) với tải tệp (file) và các khả năng ghi lại các thao tác trên bàn phím, chuột (keylogger). Ngoài ra cũng còn một khai thác nữa là CVE-2012-4681, với đoạn mã (payload) dựa trên Windows là Trojan.Agent.AXMO.

Đây không phải là lần đầu tiên các tổ chức liên quan đến Tây Tạng trở thành mục tiêu. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang tập trung ở Tây Tạng cũng có những máy tính là mục tiêu của phần mềm độc hại.

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Thúc đẩy phát triển điện toán đám mây và các ứng dụng trên mạng thông tin Á - Âu TEIN4

Tóm tắt: 

(ICTPress) - TEIN 4 là mạng trục tốc độ cao kết nối các viện nghiên cứu, trường đại học tại các châu lục khác nhau. Đây là nơi tốt nhất để triển khai các dịch vụ đám mây định hướng nghiên cứu.

(ICTPress) - “Thúc đẩy phát triển điện toán đám mây và các ứng dụng trên mạng TEIN4” là chủ đề của hội thảo quốc tế nhằm triển khai các ứng dụng mạng tiên tiến phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia phối hợp với Mạng Thông tin Á - Âu (TEIN4) và Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Thái Lan (ThaiREN) tổ chức từ ngày 6 đến 7 tháng 12 năm 2012 tại Hà Nội.

Hội thảo đã thu hút hàng trăm đại biểu tham dự từ xa qua truyền hình trực tuyến và hơn 40 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học và các trung tâm vận hành mạng nghiên cứu và đào tạo quốc gia của các nước thành viên mạng TEIN4. Hội thảo cũng là dịp để ra mắt Trung tâm Điều phối TEIN4 mới được thành lập nhằm phối hợp và điều hành các hoạt động của TEIN4 trong thời gian tới.

TEIN4 là mạng trục tốc độ cao kết nối các viện nghiên cứu, trường đại học tại các châu lục khác nhau. Đây là nơi tốt nhất để triển khai các dịch vụ đám mây định hướng nghiên cứu. Theo ông Patch Lee - Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm Điều phối TEIN4: với mô hình tham gia cộng đồng, một số tổ chức nghiên cứu có thể tham gia việc xây dựng và duy trì các dịch vụ đám mây và những ứng dụng trên mạng TEIN4. TEIN4 là mạng tốc độ cao liên lục địa, liên kết mạng của các tổ chức nghiên cứu, do vậy nó có thể đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của các dịch vụ điện toán đám mây và các ứng dụng.

Giới thiệu TEIN 4

Với vai trò là một thành viên của TEIN4, trong thời gian qua mạng VinaREN đã phát triển lớn mạnh và là siêu hạ tầng thúc đẩy ứng dụng điện toán đám mây và ứng dụng cho cộng đồng nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. VinaREN là mạng nghiên cứu đào tạo Việt Nam do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia quản lý vận hành. Tiến sĩ Tạ Bá Hưng - Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia - cho biết: VinaREN hiện là thành viên của Mạng tiên tiến châu Á - Thái Bình Dương (APAN) và Mạng thông tin Á - Âu giai đoạn 4 (TEIN4). Quy mô của VinaREN đã vươn tới hầu hết các trung tâm nghiên cứu và đào tạo quan trọng của đât nước. Hiện tại VinaREN kết nối trên 60 mạng thành viên thuộc phạm vi 11 tỉnh/thành phố lớn trong cả nước, đồng thời kết nối với 50 triệu người dùng thuộc hơn 8000 trung tâm nghiên cứu và đào tạo trên thế giới.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chia sẻ những thành tựu nghiên cứu và phát triển mới nhất và kinh nghiệm trong việc triển khai điện toán đám mây và các ứng dụng mạng tiên tiến khác. Nội dung hội thảo bao quát nhiều vấn đề chủ yếu trong triển khai điện toán đám mây như: Các mô hình dịch vụ (SaaS/PaaS/laaS); Bảo mật thông tin/thông tin cá nhân/sự toàn vẹn thông tin và các dịch vụ ứng dụng của điện toán đám mây; Mô hình kinh doanh điện toán đám mây; Các chiến lược và chính sách về điện toán đám mây; Các biện pháp, khung hành động và phương pháp luận để thẩm định hiệu năng của các đám mây; Các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, các tiêu chuẩn, khả năng tương tác, độ trễ, hiệu suất và độ tin cậy v.v… trong điện toán đám mây. Các đại biểu cũng đã thảo luận về khả năng triển khai các ứng dụng, tạo ra đám mây hàn lâm phối hợp giữa các nước thành viên trên nền tảng mạng TEIN4.

Điện toán đám mây là sự tiến hóa tự nhiên của điện toán lưới và việc ứng dụng rộng rãi ảo hóa phần cứng và phần mềm và cấu trúc định hướng dịch vụ (SOA). Mục tiêu của Điện toán đám mây là chia sẻ các tài nguyên giữa những người sử dụng dịch vụ, các đối tác và các nhà cung cấp điện toán đám mây trong chuỗi giá trị điện toán đám mây. Điện toán đám mây đã trở thành nền tảng phân phối các dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ điện toán. Các đám mây bao gồm các tài nguyên (ví dụ như phần cứng/ phần mềm ảo) có thể được khai thác qua hình thức trả tiền cho mỗi lần sử dụng. Thành phần cơ bản của điện toán đám mây bao gồm các công nghệ chính sau: Ảo hóa, điện toán lưới, cấu trúc định hướng dịch vụ, tính toán phân tán, các mạng băng thông rộng, trình duyệt như là nền tảng, phần mềm mã nguồn tự do và mở và các công nghệ khác như các hệ thống tự động hóa, web 2.0, khung ứng dụng web và thỏa thuận mức cung cấp dịch vụ. Do vậy, chúng ta có thể nói rằng điện toán đám mây là bước tự nhiên tiếp theo của việc tích hợp các công nghệ và các ứng dụng khác nhau.  

Hội thảo đã đề cập tới những vấn đề rộng lớn trong điện toán đám mây và các ứng dụng trên mạng TEIN4, mục tiêu là tập hợp các nhà nghiên cứu và phát triển các ứng dụng lại để trao đổi ý kiến, trình bày và thảo luận những thành tựu mới nhất và những bài học kinh nghiệm giải quyết những thách thức liên quan đến điện toán đám mây, bàn về việc hợp tác giữa các NREN để xây dựng đám mây hàn lâm và phát triển những ứng dụng trong mạng TEIN4. Hội thảo đã góp một phần quan trọng thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng mạng tiên tiến phục vụ nghiên cứu và đào tạo.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT
Các chuyên mục liên quan: 
Thời sự ICT

EU phạt nặng một số công ty công nghệ tên tuổi của Nhật và Hàn Quốc

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Ủy ban châu Âu (EU) đã ra lệnh phạt chống độc quyền nặng nhất trong lịch sử của Ủy ban này, phạt 6 công ty trong đó có Philips, LG Electronics và Panasonic với tổng số tiền 1,92 tỷ USD.

(ICTPress) - Ủy ban châu Âu (EU) đã ra lệnh phạt chống độc quyền nặng nhất trong lịch sử của Ủy ban này vào ngày hôm qua 5/12, phạt 6 công ty, trong đó có Philips, LG Electronics và Panasonic với tổng số tiền 1,47 tỷ euro (1,92 tỷ USD) vì thực hiện hai thỏa thuận cạnh tranh cartel gần 1 thập kỷ.

Cơ quan chống độc quyền của EU đã phạt nặng nhất đối với Philips

Ủy ban này cho biết các quan chức cấp cao từ các công ty châu Âu và châu Á đã gặp nhau 6 năm trước để thỏa thuận giá cả và phân chia thị trường về tivi và đèn chân không monitor máy tính, công nghệ mà nay đã lỗi thời sử dụng trong các màn hình phẳng.

Trong thời gian từ 1996 đến 2006, các công ty này đã gặp nhau tại Paris, Rome, Amsterdam và ở châu Á để họp cái gọi là “bật đèn xanh”.

“Những thỏa thuận cạnh tranh này đối với đèn chân không là những “thỏa thuận dạng văn bản”: những thỏa thuận này đã cho thấy các kiểu hành vi chống độc quyền tồi tệ nhất mà bị cấm chặt chẽ đối với các công ty kinh doanh ở châu Âu”, Joaquin Almunia, Ủy viên Hội đồng cạnh tranh EU cho biết.

Cơ quan chống độc quyền của EU đã phạt nặng nhất đối với Philips về việc định giá và chia cắt thị trường. Công ty có cơ sở tại Hà Lan bị phạt 313,4 triệu euro và phải đối mặt với hình thức phạt nặng hơn thông qua một liên doanh.

Tuy nhiên CEO Frans van Houten cho biết Philips sẽ thách thức cái mà ông gọi là hình thức phạt mất cân đối và không công bằng.

LG Electronics của Hàn Quốc phải trả 295,6 triệu euro cộng với phạt cổ phần liên doanh, trong khi đó Panasonic bị phạt về vấn đề này 157,5 triệu euro.

Philips cho biết cho biết công ty này cũng có thể kiện ngược. “Panasonic cho rằng quyết định của EU là sai lầm về pháp lý và lịch sử… và sẽ cẩn thận xem xét quyết định và tính đến các lựa chọn kháng cáo tới các tòa án châu Âu.

Ủy ban EU cũng đã phạt Samsung SDI 150,8 triệu euro, Toshiba 28 triệu euro, và công ty Pháp Technicolor 38,6 triệu euro.

Một liên doanh giữa Philips và LG Electronics đã bị phạt 391,9 triệu euro trong hai hai liên doanh của Panasonic cũng đã bị phạt.

Joaquin Almunia cho biết các vi phạm này đặc biệt gây tai hại cho các khách hàng, vì các đèn chân không chiếm 50 - 70% giá của màn hình.

Các đèn chân không đã bị thay thế phần lớn bằng các công nghệ màn hình tiên tiến hơn như màn hình tinh thể lỏng (LCD), màn hình plasma và các diode phát sáng cơ bản.

Philips đã bán kinh doanh này được cho là xâm phạm trong năm 2001 nhưng cho biết có thể lấy dự phòng 509 triệu euro trong quý IV để nộp phạt.

Nhà phân tích của ING cho ANP-Reuters biết mức phạt này là lớn nhưng đã được dự báo. Cổ phiếu của Philips đã giảm 0,82% xuống còn 19,93 euro vào cuối giờ chiều, xóa đi việc tăng trước đó sau khi có những tin tức về các hình thức phạt.

Technicolor cho biết mức phạt này được xem như là một việc ngoại lệ trong các chi phí của 6 tháng cuối năm, sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu và các mục tiêu dòng tiền rỗi năm 2012 của công ty này.

Cho tới nay, mức phạt chống độc quyền lớn nhất của Ủy ban này là 1,38 tỷ euro đối với những công ty tham gia vào thỏa thuận kính ô tô năm 2008.

Các mức phạt của Ủy ban này là tiếp sau một mức phạt tổng 128,74 triệu euro năm ngoái đối với 4 nhà sản xuất kính được sử dụng trong các đèn chân không.

Chunghwa Picture Tubes, Samsung Electronics, LG Display và ba công ty LCD khác đã bị phạt tổng số 648 triệu euro hai năm trước khi tham gia vào một thỏa thuận cạnh tranh.

HY

Theo Reuters

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

“Kế hay” để Hà Nội dẫn đầu cả nước về ứng dụng CNTT trong CQNN

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Rất nhiều ý kiến đã được đề xuất cho Hà Nội và Sở TT&TT Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục gặp gỡ các DN CNTT để tiếp tục bàn thảo, thực hiện, triển khai chương trình mục tiêu.

(ICTPress) - Theo báo cáo đánh giá về Chỉ số Mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng về CNTT - Truyền thông năm 2011, Hà Nội xếp thứ 7 về xếp hạng chung, thứ 3 về hạ tầng kỹ thuật, thứ 32 về hạ tầng nhân lực, thứ 27 về ứng dụng, thứ 7 về sản xuất CNTT, và thứ 20 về môi trường chính sách trên 63 tỉnh, thành phố cả nước.

Sở TT&TT Hà Nội ký kết hợp tác với Hiệp hội An toàn Thông tin và Hội Tin học Viễn thông Hà Nội

Điều này đặt ra những thách thức lớn đối với TP. Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo. Nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, UBND TP. Hà Nội ngày 28/8/2012, đã ban hành Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước (CQNN) TP. Hà Nội theo Quyết định số 3855/QĐ-UBND.

Theo đó, Chương trình có 5 mục tiêu tổng quát: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử Thủ đô đạt mức 3; Ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước; Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp; Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo các cấp Ủy Đảng, chính quyền về tầm quan trọng của ứng dụng và phát triển CNTT và TP. Hà Nội sẽ đi đầu cả nước về chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT - truyền thông, về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng môi trường tổ chức và chính sách.

Thứ 5 ngày 6/12 tuần này, Quy hoạch phát triển CNTT TP. Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ được UBND TP. Hà Nội thông qua. Đây là một tin mừng cho Sở TT&TT Hà Nội, mừng cho người yêu CNTT, và cống hiến cho CNTT Hà Nội”, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội Tô Văn Động thông báo.

Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Tô Văn Động cũng cho biết thêm TP. Hà Nội đã coi ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước là 1 trong 2 chương trình mục tiêu của thành phố cùng với chương trình chống ùn tắc giao thông.

Để triển khai thành công Chương trình mục tiêu và Quy hoạch ứng dụng CNTT trong các CQNN thành công ngoài sự nỗ lực, quyết tâm của lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước TP. Hà Nội còn cần sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp (DN) CNTT.

Giám đốc Sở TT&TT Tô Văn Động đã mong muốn các DN CNTT cho Hà Nội biết còn vướng ở đâu, còn chưa vào được với Hà Nội hãy đối thoại, chia sẻ các ý kiến, tư vấn, đề xuất thực hiện Chương trình để những tâm huyết, tình yêu CNTT Hà Nội được chứng minh.

Theo “thông điệp” này của Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội, nhiều DN CNTT mới đây đã chia sẻ nhiều ý kiến rất “mở”, rất thẳng thắn cho Hà Nội. Những ý kiến này cũng có thể xem là một tham khảo cho các địa phương khác trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong các CQNN.

Cần một hoạch định, tầm nhìn dài hạn

Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel, ông Hoàng Sơn cho biết Sở TT&TT cần có 1 hoạch định, tầm nhìn dài hạn. Thực tế, Viettel triển khai một số dự án CNTT cho một số tỉnh đã nhận thấy không phải một số tỉnh không có kinh phí chi cho CNTT, nhưng mỗi năm đầu tư cho một bộ phận một chút và qua một số năm thì các hệ thống không liên thông và đến lúc Chủ tịch, hay Bí thư tỉnh cần dữ liệu tổng thể để ra quyết sách thì rất khó khăn. Một chương trình mục tiêu tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN như Hà Nội đã phê duyệt là tốt, mỗi năm Hà Nội nên lắp ghép một ô còn trống, còn thiếu thì Hà Nội sẽ tiến được đến đích. Sở TT&TT Hà Nội cũng cần quy định quận, huyện làm gì để có đồng bộ và phải có người tổng chỉ huy.

Để thực hiện chiến lược, tầm nhìn dài hạn Sở TT&TT cần ban hành văn bản pháp lý, bắt buộc, thống nhất từ trên xuống dưới. Nếu Sở Hà Nội làm được 30% bắt buộc như với Đà Nẵng cũng là thành công, đại diện công ty ECO IT cho biết.

Tính pháp lý của chương trình mục tiêu cần đưa vào phần hạ tầng. Pháp lý là cái lề nên cần Sở TT&TT Hà Nội cần đầu tư để ổn định làm ít nhất là từ Sở TT&TT, cao hơn là từ thành phố đưa xuống để công dân, DN tuân thủ nếu không mỗi đơn vị phát triển một kiểu, công dân làm một nẻo thì không thể nào “nói chuyện” được với nhau.

Nên đứng đầu về chất lượng

Đại diện của công ty DTT và một số công ty cho biết quan điểm Hà Nội nên đứng đầu cả nước về chất lượng, trong thời gian tới. Tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu ứng dụng CNTT nên hướng tới chất lượng, đặc biệt là năng lực ứng dụng. Năng lực ứng dụng được đo bằng chất lượng dịch vụ, chất lượng hệ thống cung cấp dịch vụ. Chúng ta nói nhiều cung cấp bao nhiêu cho người dân nhưng thực sự hệ thống cung cấp như thế nào mới là một vấn đề, người dân và DN được lợi gì.

Hướng tới thuê phần mềm - dịch vụ giảm đầu tư

Để hiệu quả trong đầu tư và phát triển, ông Hoàng Sơn cho rằng Hà Nội nên tư duy theo hướng mới là thuê và sử dụng dịch vụ vì bản thân vay vốn ODA vẫn phải trả lãi, chẳng hạn có vốn ODA giao cho DN làm thì chỉ mất mỗi phí, không phải đi vay. Sở TT&TT hãy giao DN đầu tư cả hạ tầng, server để Sở thuê đỡ phải đi vay. Hoặc DN nào đã đầu tư dịch vụ nào tốt cho Sở thuê lại rồi thu phí hợp lý, người dân thấy tiện ích thì Sở cũng không phải đầu tư, bỏ tiền. Ở nước ngoài, hầu hết dịch vụ thu phí. Ví dụ, một dịch vụ xếp hàng cả ngày mà nay chỉ xếp hàng 5 phút thì người dân có thể trả một mức nào đó rất rẻ rồi lại được nhận hồ sơ tại nhà.

Đồng quan điểm về thuê phần mềm, dịch vụ, đại diện của công ty cổ phần phần mềm Việt Vietsoftware cho rằng chiến lược mục tiêu để đầu tư và lại đầu tư thì đến năm 2020, số ứng dụng đếm được trên đầu ngón tay, vì đầu tư cần nhiều DN tham gia triển khai vì ít DN triển khai hộ, nhất là DN lớn. Vậy giải pháp là thuê phần mềm, thuê các dịch vụ vì phương án này hiệu quả. Nếu thuê phần mềm có thể thu từ 2 nguồn: ngân sách thường xuyên của các đơn vị (ví dụ, 1 phần mềm thuê 1 - 2 triệu đồng) và từ phí của các giấy phép (một giấy phép có thể cộng thêm giá CNTT hợp lý như 2000 - 3000 đồng) và Sở TT&TT Hà Nội có thể trả  tiền cho DN nào có phần mềm tốt, không tốt trả tiền. Do vậy, DN luôn phải nâng cấp phần mềm, đảm bảo phần mềm hoạt động tốt nếu không thì thay thế. Vietsoftware đang vận động nhiều địa phương thực hiện xu hướng này. Nếu thuê phần mềm thì sau 1 - 2 năm Hà Nội sẽ có nhiều ứng dụng được triển khai, nếu đầu tư mua thì khó triển khai thành công vì khối lượng lớn.

Quan điểm lại cách tin học hóa và đào tạo

“Để đạt được mục tiêu ứng dụng CNTT đến năm 2015 mà không nhắm đến tin học hóa hóa lĩnh vực thì năm 2020 Hà Nội chưa đạt được vì tin học hóa mới là khối lượng công việc lớn. Chẳng hạn, 1 quận, huyện cần hàng trăm dịch vụ cần phải tin học hóa chứ không phải luân chuyển hồ sơ”, công ty Vietsoftware cho biết.

Tin học hóa liên quan đến đào tạo ứng dụng CNTT. Đào tạo ứng dụng CNTT không đơn giản là ngồi ở hội trường. Nếu muốn ứng dụng CNTT thành công thì phải hướng dẫn từng chuyên viên, lãnh đạo thực hiện suôn sẻ, mỗi người phải thực hiện 3 - 5 hồ sơ theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Cách đào tạo kiểu này dự án sẽ thành công hơn vì một dự án triển khai khoảng 12 tháng, khi hết dự án hết trách nhiệm. Sau đó phần mềm chết, phần mềm hỏng, hoặc có người mới thì người ứng dụng không biết làm sao vì vẫn chưa thành thạo ngay cả khi chỉ sửa một từ. Kinh phí xin sửa chữa, đào tạo sau đó không thể nào trong 1 tháng vì phải xin qua dự án, kinh phí đầu tư. Vậy, nhiều người được “cầm tay chỉ việc” sử dụng phần mềm thành công là dự án thành công.

“Chúng ta càng đào tạo tốt bao nhiêu thì thành công của hệ thống càng cao”, đại diện của công ty giải pháp Thuận An cho biết. Hiện nay có một xu hướng một số lãnh đạo yêu cầu cán bộ trước khi vào hệ thống phải tự đào tạo, hoặc qua bạn bè, người đi trước bàn giao công việc lại. Nếu người mới trong một mắt xích không được đào tạo sẽ bị thải loại. Đây là điều kiện tiên quyết cho cán bộ trước khi tham gia vào “dây chuyền” ứng dụng CNTT. Sở Nội vụ Hà Nội được biết đã đưa ra yêu cầu chi tiết này áp dụng cho một số quận, huyện Hà Nội.

“Sở làm gì, các ban ngành làm gì, cái gì DN làm và phải chịu trách nhiệm, chức năng cần làm rõ. Một DN không thể có tiền làm tất cả mọi thứ, phải thuê nhân lực chuyên ngành” là ý kiến về đào tạo đối với Sở TT&TT của Viettel.

Cần ban hành chuẩn dữ liệu

Một vấn đề quan trọng mà nhiều DN cho rằng Sở TT&TT Hà Nội nên ban hành chuẩn dữ liệu. Công ty giải pháp Thuận An cho biết trong quá trình triển khai phần mềm cho  một số CQNN những đơn vị nào đã áp dụng chuẩn ISO thực tế, thành thạo thì khi Thuận An đưa phần mềm vào thì hầu hết các phần mềm đều chạy và thành công từ chuyên viên đến lãnh đạo cao nhất. Thuận An đã triển khai hệ thống 1 cửa đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế trực tiếp vào thụ lý hồ sơ đồng thời giảm bớt cấp mã số thuế trong các dịch vụ đất đai. Tuy nhiên, lãnh đạo cao nhất của một đơn vị tập trung chỉ đạo và kiểm soát được quy trình thủ tục thì đòi hỏi sự gắn bó giữa Sở TT&TT và các Sở quản lý chuyên môn để đưa ra được quy trình, thủ tục chuẩn cấp quận, huyện, phường xã. Từ đó, các đơn vị áp dụng đưa vào đó chuẩn ISO, từ chuẩn ISO hệ thống này kiểm soát mức độ nào, khâu nào. Không có chuẩn ISO thì mỗi đơn vị một kiểu. Một số đơn vị đã đi theo hướng hội tụ vì nhận thấy hệ thống giúp họ làm được gì.

“Phần mềm là quan trọng. Nhưng sau 1, 2 năm triển khai ứng dụng CNTT dữ liệu mới quan trọng. Nếu chuyển sang phần mềm khác, chuẩn dữ liệu khác thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động. Sở TT&TT phải có ý kiến với Bộ TT&TT để xây dựng chuẩn dữ liệu để các DN xây dựng phần mềm phù hợp với chuẩn và có thể “nói chuyện” với nhau và dữ liệu đó mới thực sự thuộc sở hữu của CQNN", công ty Thuận An cho biết.

Chỉ đột phá khi giải hai bài toán khó

Đại diện của công ty DTT, DN chưa bao giờ vào được các hệ thống của Hà Nội, cho rằng muốn dẫn đầu về ứng dụng CNTT, Hà Nội phải giải quyết bài toán khó vì không thể nào số lượng triển khai ứng dụng CNTT có thể dẫn đầu, đó là:

Thứ nhất, tích hợp giữa hệ thống địa phương và trung ương vì từ trước tới nay các loại hệ thống do trung ương đưa xuống, địa phương cho rằng không phù hợp. Hà Nội có thể thực hiện được vì Trung ương nằm trong Hà Nội. Hà Nội nên có một số ví dụ đi đầu để nói rằng hệ thống trung ương và địa phương tích hợp tốt. Công ty này đang làm 11 hệ thống cho Đà Nẵng thì có 6 hệ thống mâu thuẫn với trung ương, mà chưa biết giải quyết thế nào. Mỗi lần công văn mất 2 tuần mà cả dữ liệu có 9 tháng.

Thứ hai, tích hợp dữ liệu rồi phải công khai dữ liệu nhà nước cho DN và nhân dân dùng vì DN và người dân rất cần nhiều dữ liệu để làm giàu từ dữ liệu.

Sở TT&TT Hà Nội cũng không nên đấu thầu các giải pháp nhỏ lẻ, không giao việc nhỏ lẻ xuống dưới, tập trung các bài toán lớn để giải quyết đột phá, đấu thầu lớn yêu cầu DN liên doanh để làm, giải quyết bằng được bài toán lớn.

Tại “Hội nghị diên hồng” này nhiều DN cũng đã đề xuất những công việc có thể làm ngay cho Hà Nội, như Viettel hiện đang thực hiện hệ thống quản lý văn bản đến cấp quận, huyện, xã, 18 bộ, 64 tỉnh, thành, Văn phòng chính phủ rồi, Hà Nội mong muốn thì Viettel sẽ làm luôn, đồng bộ cơ sở dữ liệu, chuyển đổi các phần mềm để về cùng 1 văn bản để báo cáo. Trong khi đó, công ty Eco IT cho biết 6 tháng sẽ làm được cho các hệ thống phần mềm “nói chuyện” được với nhau.

Rất nhiều ý kiến đã được đề xuất cho Hà Nội và Sở TT&TT Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục gặp gỡ các DN CNTT để tiếp tục bàn thảo, thực hiện, triển khai chương trình mục tiêu chi tiết hơn để Hà Nội sớm đạt mục tiêu.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Sẽ nổ ra một cuộc tấn công mạng kiểu 11/9?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - “Bỗng nhiên, mất điện, không thể rút tiền, không thể ra khỏi thành phố, không thể trực tuyến, và giao dịch, như thế giới hiện vẫn đang hoạt động, bắt đầu dần hiện thực. Có thể gọi đó như là vụ Chân Châu Cảng".

(ICTPress) - Internet đang phải đối mặt “tấn công mạng kiểu tấn công Trung tâm thương mại thế giới”? Theo Cựu Giám đốc tình báo Mỹ John “Mike” McConnell. Mỹ đã nhận được “cảnh báo 11/9” về một cuộc tấn công mạng có thể làm sập các ngân hàng, ngành điện và cuối cùng là lật đổ nền kinh tế.

Cựu Giám đốc tình báo Mỹ John “Mike” McConnell, từng làm việc dưới thời các tổng thống Clinton, George W. Bush và Barack Obama, cho Financial News biết Mỹ đã được cảnh báo về một cuộc tấn công mạng lớn có thể xảy ra tác động tiêu cực to lớn tới đất nước này.

“Chúng tôi đã nhận được cảnh báo 9/11. Chúng tôi có nên đợi một cuộc tấn công kiểu làm sụp đổ Trung tâm Thương mại thế giới?”, McConnell kêu gọi cảnh báo với tất cả các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo chính trị.

McConnell cụ thể mối đe dọa do cuộc tấn công mạng kiểu này xảy ra.

Bỗng nhiên, mất điện, không thể rút tiền, không thể ra khỏi thành phố, không thể trực tuyến, và giao dịch, như thế giới hiện vẫn đang hoạt động, bắt đầu dần hiện thực. Có thể gọi đó như là vụ Chân Châu Cảng và khả năng cao”, McConnell cho biết.

Mặc dù, McConnell tin rằng một nhóm khủng bố có thể tiến hành một cuộc tấn công tức thời, các công cụ phức tạp có thể rơi vào những người có ý định đen tối trong tương lai.

McConnell gần đây là Phó Chủ tịch tại Booz Allen Hamilton, một công ty tư vấn công nghệ ký kết các hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân cũng như chính quyền liên bang.

Tin tức này đến nhiều tháng sau một loại các vụ tấn công nhằm vào các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase và Ngân hàng Mỹ (Bank of America) và các máy tính bị tê liệt tại công ty dầu Saudi Aramco của Ả rập Saudi hồi tháng 8.

Tháng 11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu tại một cuộc họp các lãnh đạo doanh nghiệp về An ninh quốc gia và cảnh báo các nhà lãnh đạo về “một sự leo thang nhanh chóng về an ninh mạng”.

 HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Dịch vụ truyền hình cáp sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang số trước năm 2020

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Định hướng phát triển cho thị trường truyền hình cáp tương tự sẽ được sắp xếp lại theo hướng giảm đầu mối, đến năm 2015 còn lại từ 5 đến 7 đơn vị.

(ICTPress) - Theo Dự thảo Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình (PTTH) Việt Nam đến năm 2020, định hướng phát triển cho thị trường truyền hình cáp tương tự sẽ được sắp xếp lại theo hướng giảm đầu mối, đến năm 2015 còn lại từ 5 đến 7 đơn vị, đồng thời chuyển đổi hoàn toàn sang dịch vụ truyền hình cáp số trước năm 2020.

Tại những địa bàn đã có dịch vụ truyền hình cáp tương tự không cấp phép mới dịch vụ truyền hình cáp tương tự; Khuyến khích phát triển dịch vụ truyền hình cáp số và dịch vụ truyền hình cáo theo giao thức Internet (IPTV). Ưu tiên cấp phép dịch vụ truyền hình IPTV cho những doanh nghiệp có hạ tầng mạng viễn thông cố định (bao gồm cả mạng truyền hình cáp); Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trên mạng Internet công cộng để đáp ứng tối đa nhu cầu người dân…

Theo dự thảo của Quy hoạch này về nội dung từ năm 2015 đảm bảo cung cấp ổn định 70 đến 80 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, khu vực và địa phương trên hệ thống dịch vụ PTTH phù hợp theo địa bàn hành chính và khả năng kỹ thuật; Cung cấp khoảng 40 - 50 kênh truyền hình chuyên biệt của Việt Nam cho truyền hình trả tiền và các nội dung theo yêu cầu và Bảo đảm tỷ lệ và cơ cấu nội dung hợp lý các kênh truyền hình nước ngoài trả tiền theo từng thời kỳ.

Về chỉ tiêu cung cấp nội dung, dự kiến đến năm 2015 cả nước có khoảng 30 - 40% số hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền và đến năm 2020, cả nước có khoảng từ 60% đến 70% số hộ sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền; từ 30% - 40% số hộ sử dụng dịch vụ truyền hình quảng bá.

Theo Ban soạn thảo xây dựng Quy hoạch gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết việc xây dựng và ban hành “Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam” là hết sức cần thiết, để tạo điều kiện cho dịch vụ PTTH tại Việt Nam phát triển lành mạnh và bền vững, là sở cứ để Nhà nước ban hành các chính sách và huy động các nguồn lực, làm cơ sở cho các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực PTTH xây dựng các kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch chung của quốc gia.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

AT&T: nhà mạng tồi nhất nhưng 4G tốt nhất

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Verizon nhận được các điểm số cao nhất về chất lượng dịch vụ thoại và dữ liệu, cũng như các yếu tố hỗ trợ như kiến thức của nhân viên và giải quyết các vấn đề.

(ICTPress) - AT&T vừa được xếp hạng là nhà mạng lớn tồi nhất ở Mỹ trong năm thứ 2 xếp hạng, theo một thăm dò khách hàng mới. Trong khi đó Verizon Wireless một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng.

Mạng 4G của AT&T nhỏ hơn Verizon nhưng dịch vụ 4G thì thông suốt, theo báo cáo khách hàng

Báo cáo đánh giá của khách hàng này tiến hành thăm dò khoảng 63.000 thuê bao dự trên thoại, dữ liệu và dịch vụ khách hàng. Báo cáo này phản ánh quan điểm của khách hàng về 4 nhà mạng lớn gần như không thay đổi so với một năm trước đó.

Verizon nhận được các điểm số cao nhất về chất lượng dịch vụ thoại và dữ liệu, cũng như các yếu tố hỗ trợ như kiến thức của nhân viên và giải quyết các vấn đề. Ngược lại, Sprint, T-Mobile và AT&T nhận được các điểm số trung bình đến thấp, đặc biệt là về các tiêu chí chất lượng dịch vụ và thoại.

Mặc dù, Verizon được xếp hạng nhất trong các nhà mạng lớn, nhà mạng nhỏ hơn như Consumer Cellular, sử dụng mạng của AT&T, và Credo sử dụng mạng của Sprint, đã vượt qua các nhà mạng lớn.

Các nhà mạng được xếp hạng đầu là Consumer Cellular (Số 1), U.S. Cellular (Số 2), Credo Mobile (Số 3), Verizon Wireless (Số 4), Sprint (Số 5), T-Mobile (Số 6) và AT&T (Số 7).

Mặc dù AT&T được xếp hạng chót, nhưng mạng 4G LTE của nhà mạng này được đánh giá tốt nhất khi người sử dụng dịch vụ đánh giá ít lỗi hơn.

“AT&T vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng chưa nhiều đột phá trong năm nay nhưng họ có mạng 4G tốt nhất – điều đó cho biết họ không nhận được nhiều lời phàn nàn trong thăm dò này”, phát ngôn viên của báo cáo này cho biết.

 HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT