Syndicate content

Thời sự ICT

Sheryl Sandberg, người phụ nữ đầu tiên tham gia Hội đồng quản trị của Facebook

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Facebook vừa thông báo Giám đốc điều hành (COO) Sheryl Sandberg đã gia nhập Hội đồng Quản trị toàn nam giới của Facebook. Sandberg được biết đến rộng rãi như là cánh tay phải của Zuckerberg.

(ICTPress) - Facebook vừa thông báo Giám đốc điều hành (COO) Sheryl Sandberg đã gia nhập Hội đồng Quản trị của Facebook gồm 8 người.

4 năm sau khi gia nhập Facebook, Sheryl Sandberg cuối cùng đã đặt dấu mốc khi tham gia Hội đồng quản trị Facebook

"Sheryl đã là đối tác của tôi trong việc điều hành Facebook và đã là trung tâm của sự phát triển và thành công của Facebook trong nhiều năm. Kinh nghiệm của Sheryl ở cả Facebook và ban công chúng của công ty rất phù hợp tự nhiên với ban điều hành của Facebook”, CEO Mark Zuckerberg cho biết.

Sandberg, gia nhập Facebook vào năm 2008, là một trong những quan chức quyền lực nhất của Facebook. Sự hiện diện của Sheryl Sandberg vào Hội đồng quản trị toàn nam giới đã nhiều lần được thảo luận ở thung lũng Silicon, đặc biệt khi Sandberg trở thành đại diện cho tiếng nói của phụ nữ ở Facebook.

Bạn không thể hy vọng vận hành một công ty và không có đại diện phụ nữ trong ban điều hành - Tôi nghĩ điều này rất quan trọng”, Giám đốc điều hành (COO) của Mashable Sharon Feder gần đây cho biết tại Tọa đàm Tuần Internet đề cập đến chủ đề tại sao Sandberg, đóng một vai trò quan trọng tại Facebook, nhưng đã chưa tham gia vào ban điều hành.

Trong các bài phát biểu và phỏng vấn báo chí, Sandberg thường xuyên khuyến khích các phụ nữ trẻ hãy nhiệt huyết hơn trong việc theo đuổi các vai trò nổi bật trong chính phủ và doanh nghiệp.

Trước khi làm việc tại Facebook, Sandberg đã là trưởng nhóm nhân viên của Bộ Ngân khố và trở thành một quan chức cấp cao của Google. Sandberg gần đây đã tham gia vào ban điều hành công ty Walt Disney và nhiều tổ chức phi lợi nhuận khác.

Zuckerberg tuyển dụng Sandberg để tạo sự ổn định cho Facebook đang phát triển nhanh nhưng nhiều lúc còn chưa quy củ. Sandberg được biết đến rộng rãi như là cánh tay phải của Zuckerberg trong việc điều hành và các hoạt động kinh doanh của Facebook trong khi Zuckerberg tập trung vào phát triển sản phẩm.

Các đồng nghiệp mới của Sandberg trong ban điều hành của Facebook có đồng sáng lập Netscape Marc Andreessen, đối tác Accel Jim Breyer, Washington Post. CEO Donald E. Graham, đồng sáng lập PayPal Peter Thiel, và CEO Netflix Reed Hastings, đã tham gia ban điều hành vào tháng 6/2011.

Tin tức bổ nhiệm Sandberd được thông báo trước một ngày xuất bản cuốn sách "The Boy Kings: A Journey Into the Heart of the Social Network," (Tạm dịch: Những ông vua còn là cậu bé: Một hành trình tới trái tim của mạng xã hội”, xóa bỏ việc công ty này không thích phụ nữ tham gia điều hành.

Trong cuốn sách, được trích dẫn hôm qua trên Tạp chí Wall Street, Katherine Losse, một trong những nhân viên đầu tiên của Facebook, viết “Tôi đã nhận thấy: nếu bạn không thể vẽ kiểu nghệ thuật graffiti, hoặc văn hóa công ty toàn người trẻ không chịu sửa đổi như đã cho thấy, thì công việc không bao giờ tiến triển”.

Quang Minh

Theo CNN/Mashable

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Beeline muốn "xin lại" đầu số vàng 099 từ Đông Dương Telecom

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Công ty Viễn thông Di động Toàn cầu (Gtel Mobile) - đơn vị chủ quản mạng Beeline mới đây đã gửi công văn tới Bộ TT&TT ngỏ ý muốn được "tiếp cận" với những dải số còn lại của đầu số 099.

(ICTPress) - Công ty Viễn thông Di động Toàn cầu (Gtel Mobile) - đơn vị chủ quản mạng Beeline mới đây đã gửi công văn tới Bộ TT&TT ngỏ ý muốn được "tiếp cận" với những dải số còn lại của đầu số 099.

Beeline từng có sự trở lại ấn tượng với đầu số 099 và gói cước Big Zero. Ảnh minh họa.

Đầu số 099 - vẫn thường được giới kinh doanh gọi là đầu số vàng - đã được Bộ TT&TT cho phép Beeline và Đông Dương Telecom khai thác chung từ cuối năm 2010. Theo Bộ TT&TT, việc cấp phát cụ thể đầu số này sẽ dựa trên đăng ký và nhu cầu sử dụng thực tế của hai nhà mạng.

Đến thời điểm này, mạng Beeline đã được cấp phát 4 dải thuộc đầu số 099 gồm 0993, 0994, 0995, 0996, còn Đông Dương Telecom được cấp 2 dải được đánh giá là đẹp hơn là 0998 và 0999.

Trong khi Beeline khai thác khá hiệu quả đầu số 099 cùng các gói cước "Tỷ phú" thì Đông Dương Telecom sau nhiều lần "đánh tiếng", đến nay đã gần ba năm được cấp phép thiết lập mạng di động ảo nhưng vẫn chưa thể triển khai cung cấp dịch vụ ra thị trường. Đây cũng chính là lý do khiến Beeline "dòm ngó" tới các dải số còn lại chưa cấp phát của đầu số 099.

Tuy nhiên đề nghị này đã không được Bộ TT&TT chấp thuận, bởi theo Bộ TT&TT, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc phân bổ đầu số di động cho Gtel Mobile, theo đó 50% số thuê bao thuộc đầu số 099 sẽ được phân bổ cho nhà mạng này, và hiện nay Bộ đã phân bổ 4 triệu số thuê đầu số 099 cho Gtel Mobile đúng theo Quyết định của Thủ tướng.

Được biết, Gtel Mobile cũng có đề nghị Bộ TT&TT tạo điều kiện cho tiếp cận với các đầu số 10 số khác khi EVN Telecom được chuyển giao sang Viettel.

Song, Bộ TT&TT cho biết đề nghị này của Gtel Mobile cũng không thể thực hiện, bởi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chuyển chuyển EVN Telecom sang Viettel thì toàn bộ tài nguyên viễn thông của EVN Telecom sẽ được điều chuyển và bàn giao nguyên trạng. Ngoài ra, hiện tại các đầu số di động 10 số cũng đã được phân bổ hết cho các doanh nghiệp.

Lê Nguyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Rộ tin "ông chủ" Google gặp vấn đề lớn về sức khoẻ

Tóm tắt: 

Sự vắng mặt bất thường của Larry Page trong một loạt sự kiện và lời giải thích thiếu thuyết phục của Google khiến dư luận đồn đoán rằng CEO này đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Sự vắng mặt bất thường của Larry Page trong một loạt sự kiện và lời giải thích thiếu thuyết phục của Google khiến dư luận đồn đoán rằng CEO này đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Vào thứ 5 tuần vừa rồi, Larry Page đã vắng mặt trong cuộc họp cổ đông thường niên của Google. Và theo thông tin từ phía Google, vị CEO 39 tuổi của hãng đang 'bị mất giọng' và anh sẽ không xuất hiện trong hội nghị các nhà phát triển hàng năm của công ty, cũng như buổi thông báo lợi nhuận hàng quý của công ty vào tháng tới.

Trong khi đó, lần cập nhật trạng thái gần đây nhất của Larry trên mạng xã hội Google+ là vào ngày 25 tháng 5, tức là gần một tháng trước.

Mặc dù Larry đã gửi một bức thư tới trấn an nhân viên, khẳng định rằng 'không có vấn đề gì nghiêm trọng', nhưng dư luận không khỏi liên tưởng tới trường hợp của Steve Jobs và nghi ngờ về việc Larry cũng như Google đang dấu diếm điều gì đó và vấn đề không chỉ là 'bị mất giọng' bởi những sự kiện Larry vắng mặt đều là những cuộc họp quan trọng của hãng.

CEO 39 tuổi của Google đang dấu diếm về tình trạng sức khỏe của mình?

Một số người thậm chí đã đưa những nghi vấn của mình tới các bác sĩ. Do chỉ mới bước qua tuổi 39 nhưng mái tóc bạc một cách bất thường của Larry Page khiến một số bác sĩ nghi ngại có thể anh đang gặp một số vấn đề với tuyến giáp và nghiêm trọng hơn là ung thư tuyến giáp.

Một số bác sĩ khác lại đưa ra những chẩn đoán ít nghiêm trọng hơn, dựa trên tuyên bố của Google và phân tích đặc điểm làm việc của Larry, đó là CEO này có thể bị viêm thanh quản cấp tính, căng cơ thanh quản hoặc một số tổn thương trên thanh quản.

Vào tháng 10 năm ngoái CEO Steve Jobs của Apple đã qua đời do căn bệnh ung thư tuyến tụy. Bệnh tình của ông đã bị giữ kín trong một thời gian dài. Dư luận cũng đã đưa ra rất nhiều phỏng đoán vì sự từ chức đột ngột của ông, tuy nhiên Apple lại không đưa ra lời bình luận nào về những thông tin này, kể cả về một số bức ảnh được coi là của Steve Jobs gầy gò trên chiếc xe lăn được tung lên mạng không lâu trước khi ông qua đời.

Bảo Anh

(Theo Vtc)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Máy tính bảng đang "hot" Microsoft Surface giá có thể từ 599 USD

Tóm tắt: 

Phiên bản chạy chip ARM sẽ có giá tương đương với iPad bản 32 GB trong khi bản chạy chip Intel giá từ 799 USD, cạnh tranh tốt với ultrabook.

Phiên bản chạy chip ARM sẽ có giá tương đương với iPad bản 32 GB trong khi bản chạy chip Intel giá từ 799 USD, cạnh tranh tốt với ultrabook.

Surface có giá từ 599 USD.

Surface chính là sản phẩm công nghệ "hot" nhất tuần trước nhưng một thông tin quan trọng mà Microsoft "quên" không đưa ra chính là giá. Đây được coi là yếu tố quyết định để nhiều chuyên gia dự đoán sự thành bại của sản phẩm khi bán ra thị trường.

Nguồn tin từ Digitimes cho hay phiên bản chạy Windows 8 RT sử dụng chip AMD sẽ có giá từ 599 USD. Dù cao hơn giá bán khởi điểm của iPad là 499 USD nhưng tablet của Microsoft có dung lượng 32 GB, tương đương phiên bản cùng lưu trữ với sản phẩm từ Apple. Mặc dù vậy, iPad 2012 lại ưu thế hơn hẳn về độ phân giải màn hình.

Trong khi đó, Surface bản chạy Windows 8 Pro sử dụng vi xử lý Intel Ivy Bridge sẽ có giá từ 799 USD. Đây là mức khá cạnh tranh so với các mẫu ultrabook hiện tại trên thị trường đều có giá trong khoảng từ 899 đến hơn 1.000 USD.

Digitimes cũng tiết lộ máy tính bảng của Apple được sản xuất bởi Pegatron.

Minh Phương

(Theo Số hóa)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Google nỗ lực cứu 3.054 ngôn ngữ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Bạn có thể không phải chứng kiến, hoặc không ở vào lúc đó. Nhưng loài người có thể. Khoa học, nghệ thuật và văn hóa có thể gặp. Có thể nói ngôn ngữ khác có liên quan tới nền văn hóa, theo đó khoảng 3.054 nền văn hóa, 50% tổng số ngôn ngữ thế giới - sẽ biến mất vào năm 2100.

(ICTPress) - Sẽ như thế nào một ngày con người không nói tiếng Aragon? Hay tiếng Navajo hay Ojibwa? Hay Koro, một ngôn ngữ mới chỉ được phát hiện ở một con ngõ nhỏ ở Đông Bắc Ấn Độ?

Nhiều ngôn ngữ Mỹ bản địa cũng đang bị đe dọa

Bạn có thể không phải chứng kiến, hoặc không ở vào lúc đó. Nhưng loài người có thể. Khoa học, nghệ thuật và văn hóa có thể gặp. Có thể nói ngôn ngữ khác có liên quan tới nền văn hóa, theo đó khoảng 3.054 nền văn hóa, 50% tổng số ngôn ngữ thế giới - sẽ biến mất vào năm 2100.

Có một hy vọng đặt vào các trung tâm thông tin của thế giới - như là Google. Trung tâm từ thiện của hãng tìm kiếm khổng lồ này, Google.org, đã giới thiệu dự án Ngôn ngữ bị đe dọa (Endangered Language), một trang web có mục đích bảo tồn những ngôn ngữ cổ mà hiện nay chỉ một vài ngàn người sử dụng.

Trang web này mới được thông báo vài ngày, đăng tải các video và một bản đồ tương tác. Bạn có thể click vào bất cứ dấu chấm nào ở từng quốc gia (ở Mỹ dấu chấm này đang tăng lên), mỗi dấu chấm thể hiện một ngôn ngữ.

Bạn có thể nghe trái tim đập, âm thanh tuyệt vời của ngôn ngữ Koro đang được hát, hay đọc những bản viết tay được viết bằng ngôn ngữ châu Mỹ gốc gần như biến mất.

Ý tưởng là hội tụ nhiều nỗ lực nhỏ hơn dưới ngọn cờ Google.org. “Bằng cách kết hợp các nỗ lực trên toàn thế giới chúng tôi hy vọng sẽ đẩy lùi được nguy cơ đe dọa ngôn ngữ. Lưu giữ lại hơn 3000 ngôn ngữ đang trên bờ vực thẳm là một bước đi quan trọng trong việc bảo tồn sự đa dạng của văn hóa”, các giám đốc quản lý dự án Clara Rivera Rodriguez và Jason Rissman cho biết.

HY

Theo Sina/CNN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Doanh nghiệp CNTT Việt Nam: Đầu tư R&D hay mãi là “ô sin” hạng bét

Tóm tắt: 

“Nếu không xây dựng được lịch trình rõ ràng cho R&D thì mãi mãi doanh nghiệp Việt Nam chỉ đi làm thuê và nhận tiền công với vai trò là “ô sin” hạng bét trong ngành”

Theo Dự thảo Chương trình Quốc gia phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, một trong 6 trụ cột quan trọng của công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 là phát triển sản phẩm, thị trường.

Trong đó, tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, ngân hàng, tài chính... Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, Dự thảo chưa trả lời được câu hỏi đâu là thế mạnh trong phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin mà doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác.

Ảnh minh họa.

"Nếu tập trung vào phát triển phần cứng tức là sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại di động, thiết bị lưu trữ.. liệu các doanh nghiệp Việt Nam có tạo ra được những tên tuổi như HP, Nokia, Samsung, Lenovo hay không? Còn nếu tập trung thúc đẩy phát triển phần mềm, liệu doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra các phần mềm đóng gói có khả năng "xuất ngoại", hay chỉ quanh quẩn với công việc làm gia công cho nước ngoài", ông Nguyễn Long, Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam băn khoăn. Đó là chưa kể một số nhãn hiệu lớn như Samsung đang có hoạt động sản xuất tại Việt Nam nhưng phần tham gia của doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 0,5%.

Cùng chung quan điểm này ông Phạm Tấn Công, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm và Dịch vụ nội dung số Việt Nam cho hay, từ bài học của Hanel trong phát triển các thiết bị thuộc phần cứng, nên chăng cần dựa vào nguồn lực nước ngoài để thực hiện. Còn doanh nghiệp nội địa sẽ tập trung nguồn lực phát triển phần mềm.

Cho rằng, muốn phát triển sản phẩm thuộc lĩnh vực phần cứng hay phần mềm, trước hết cần tập trung tìm hiểu thị trường và dồn lực cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội tin học TP. HCM nhận xét, phải hình thành các sản phẩm trọng điểm từ nhu cầu thị trường, hoặc từ đặt hàng của Chính phủ. Nếu không, sản phẩm làm ra cũng khó có khả năng tiêu thụ.

Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc chiến lược của FPT, thay vì đầu tư dàn trải để phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, Nhà nước nên dành kinh phí để thực hiện những việc khó mà không ai muốn làm, như R&D. Bình luận này được ông Hòa rút ra từ chính hoạt động của FPT trong thời gian qua. Theo đó, Công ty mẹ FPT đã phải làm chuyện mà các công ty con không làm được, đó là trích 5% lợi nhuận trước thuế cho công tác R&D để trong vòng 3 năm nữa có thể đưa ra những sản phẩm thuần túy FPT. "Nếu không xây dựng được lịch trình rõ ràng cho R&D thì mãi mãi doanh nghiệp Việt Nam chỉ đi làm thuê và nhận tiền công với vai trò là "ô sin" hạng bét trong ngành", ông Hòa nhận xét.

Cho rằng, sự hỗ trợ của nhà nước cho R&D sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng tạo ra sản phẩm mới nhanh hơn, ông Công dẫn chứng, tại Ấn Độ, các doanh nghiệp trích khoảng 1% doanh thu cho công tác R&D bên cạnh được Nhà nước hỗ trợ. Kết quả là trong 5 năm qua, số lượng phát minh sáng chế của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Ấn Độ đã tăng khoảng 30 lần; sản phẩm mới tạo doanh số tăng gấp 3 lần và số lượng các trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp cũng tăng 4 lần.

Huyền Anh

(Theo Đầu tư)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Yahoo, Facebook tìm kiếm thêm thời gian để đối thoại kiện bản quyền

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Yahoo và Facebook tin tưởng những cuộc đối thoại để giải quyết những tranh cãi trong vụ kiện bản quyền sẽ được trợ giúp nếu một thẩm phán Mỹ thúc đẩy các hạn chót cụ thể trong vụ kiện này

(ICTPress) - Yahoo và Facebook tin tưởng những cuộc đối thoại để giải quyết những tranh cãi trong vụ kiện bản quyền sẽ được trợ giúp nếu một thẩm phán Mỹ thúc đẩy các hạn chót cụ thể trong vụ kiện này, theo một thông tin tòa án hôm thứ 3 ngày 19/6.

Yahoo kiện Facebook đầu năm nay về việc công ty mạng xã hội này đã xâm phạm 10 bằng sáng chế của Yahoo, trong đó có nhiều bằng sáng chế liên quan đến công nghệ. Trong hồ sơ kiện, Yahoo cho biết Facebook đã bị kiện với lý do “một trong những trang thực hiện quảng cáo tồi tệ nhất” trước khi điều chỉnh theo các ý tưởng của Yahooo.

Facebook sau đó đã bảo vệ mình và cho rằng Yahoo thiển cận trong quyết định của mình để ưu tiên “sự kiện tụng về sáng tạo”.

Yahoo đã tiến hành kiện tụng trong khi công ty này do cựu CEO Scott Thompson lãnh đạo. Tuy nhiên, ngay sau khi vụ kiện bắt đầu thì Thompson từ chức vì những vấn đề liên quan đến bằng cấp.

Trong hồ sơ kiện hôm 19/6, luật sư của Yahoo Kevin Smith đã đề nghị một thẩm phán liên bang San Francisco ra một loạt các hạn chót về vụ kiện trong vòng 2 tuần. Facebook chưa phản hồi về yêu cầu này.

HY

Theo Reuters

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Samsung, Nokia mở nhà máy tại VN: Khách "gặt" nhiều, chủ chẳng được bao nhiêu

Tóm tắt: 

Với các khoản đầu tư lên tới hàng tỷ USD hay viễn cảnh kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, phần giá trị gia tăng được làm ra tại VN không quá nhiều và số thu ngân sách từ các đại gia này chẳng đáng là bao.

Với các khoản đầu tư lên tới hàng tỷ USD hay viễn cảnh kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, nhưng có một điều chắc chắn là phần giá trị gia tăng được làm ra tại VN sẽ không quá nhiều và số thu ngân sách từ các đại gia này sẽ chẳng đáng là bao.

Dây chuyền sản xuất điện thoại di động tại nhà máy Samsung Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

1. Sau nhiều lần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, đầu tháng 4 vừa qua, Công ty Samsung Electronic Asia Hoding Pte Ltd có đăng ký kinh doanh tại Singapore lại chính thức đề nghị tới Ban quản lý các KCN – KCX tỉnh Bắc Ninh việc chuyển đổi hình thức hoạt động của Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam (SEV) sang loại hình doanh nghiệp chế xuất, thay cho hình thức doanh nghiệp nội địa hiện nay.

Theo SEV, việc chuyển đổi này là phù hợp với luật pháp của Việt Nam, đồng thời giúp công ty tận dụng các cơ chế ưu tiên về thuế và hải quan để tiết kiệm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Dĩ nhiên là để giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, nhà đầu tư cũng đề nghị các cơ quan chức năng cho SEV được giữ nguyên tất cả các ưu đãi đang thực hiện cho dự án đồng thời bổ sung thêm một số ưu đãi khác. Đó là được quyền kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam, được bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu vào thị trường nội địa mà không bị giới hạn bởi số lượng và đại lý mua hàng. Được mở thêm chi nhánh bán hàng ngoài khu chế xuất để thực hiện bán hàng nội địa khi cần. Được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi khi giao dịch với các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp chế xuất khác.

Đi kèm với các ưu đãi cho bản thân, SEV cũng đề xuất cho các doanh nghiệp vệ tinh của mình được thành lập mới theo loại hình doanh nghiệp chế xuất hoặc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp chế xuất khi có nhu cầu. Hay một số các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu...

Mặc dù có thể có người choáng ngợp với khoản đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD hay viễn cảnh về kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh của tập đoàn này, nhưng có một điều chắc chắn là phần giá trị gia tăng được làm ra tại Việt Nam sẽ không quá nhiều và số thu vào ngân sách từ dự án này sẽ chẳng đáng là bao so với hàng loạt ưu đãi, miễn giảm thuế các loại để thu hút nhà đầu tư này.

Đơn cử như việc SEV xin được miễn thuế nhập khẩu với toàn bộ nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu để sản xuất máy tính bảng Galaxy Tab trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất theo quy định tại Khoản 15, Điều 16, Nghị định 149/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã từ chối đề nghị này với lý do những vật tư, linh kiện trong nước đã sản xuất được chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và không phải là chính yếu để cấu thành nên sản phẩm máy tính bảng Galaxy Tab. Với việc chuyển thành doanh nghiệp chế xuất, SEV sẽ đương nhiên không phải nộp thuế nhập khẩu đầu vào đối với các linh phụ kiện này.

Không thể phủ nhận, sự có mặt của SEV đã kéo theo hàng chục nhà đầu tư vệ tinh, góp phần làm phong phú ngành công nghiệp phụ trợ vốn đang hết sức yếu kém của Việt Nam. Nhưng cũng có thực tế là các vệ tinh này đều đã hoặc đang đề nghị được ăn theo các ưu đãi của SEV như miễn thuế nhập khẩu hay giảm các loại thuế khác trong quá trình hoạt động. Ngay chính SEV cũng cho hay, công ty sẽ tối ưu hóa chuỗi cung ứng khi các nhà cung cấp cho SEV cũng áp dụng mô hình doanh nghiệp chế xuất và được hưởng các ưu đãi tương tự. Nghĩa là phần thu chính đây sẽ vẫn là khoản tiền lương ít ỏi của người lao động trong các hoạt động lắp ráp các thiết bị điện tử.

Kỳ vọng về việc nhận chuyển giao công nghệ sản xuất các thiết bị điện tử kỹ thuật cao vẫn đang ở phía trước bởi có ít doanh nghiệp nội địa được tham gia vào chuỗi vệ tinh của SEV. Còn nhớ, khi SEV đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, đã có nhiều chuyên gia theo dõi về xuất nhập khẩu cho hay, để đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD này, đầu vào mà doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam cũng lên đến trên 900 triệu USD!

2. Cũng trong tháng 4, một tên tuổi khác trong lĩnh vực thiết bị điện – điện tử là Nokia đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh. Nhà máy có công suất 30 triệu sản phẩm trong năm đầu tiên đi vào sản xuất (năm 2013) và sẽ nâng quy mô lên 180 triệu sản phẩm/năm khi hoạt động ổn định (năm 2016). Tổng vốn đầu tư của dự án này tương đương 302 triệu USD.

Có lẽ rút kinh nghiệm từ thực tế triển khai của dự án SEV, giấy chứng nhận đầu tư của dự án Nokia Việt Nam đã có rất nhiều điều khoản ràng buộc rõ ràng ngay từ lần cấp phép đầu tiên như: nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đúng 9 cam kết với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong số đó có các vấn đề về chính sách chống chuyển giá, việc bán sản phẩm vào thị trường nội địa sẽ phải chịu mức thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu theo đúng quy định. Hay mức độ hiện đại, tiên tiến của dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Nokia Việt Nam so với các nhà máy sản xuất hàng đầu thế giới với nhiều tính năng hiện đại như định vị toàn cầu, kết nối Internet. Đặc biệt là điều khoản qui định giá trị nội địa hóa trong các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy của Nokia Việt Nam phải đạt 30-50% sau khoảng 3-4 năm kể từ khi đi vào sản xuất ổn định. Hay tuân thủ yêu cầu 5% số lao động của công ty có bằng đại học sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản xuất.

Dĩ nhiên đổi lại, Nokia Việt Nam cũng được hưởng nhiều ưu đãi như được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong vòng 15 năm kể từ khi chính thức đi vào sản xuất kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Sản phẩm điện thoại di động do nhà máy của Nokia Việt Nam sản xuất tại Việt Nam cũng được công nhận là sản phẩm công nghệ cao và công ty cũng cam kết sẽ thực hiện đủ 5 tiêu chí theo quy định của Luật Công nghệ cao. Dĩ nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ là đầu mối chủ trì các đợt kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp.

Như vậy, sau 16 năm kể từ thời điểm điện thoại di động Nokia được bán hàng thông qua một số nhà phân phối lớn tại Việt Nam, Nokia đã quyết định dừng chân tại đây với việc xây dựng nhà máy điện thoại. Mặc dù thời hoàng kim của điện thoại di động Nokia tại Việt Nam với thị phần chiếm tới khoảng 65% về số lượng đã lùi xa, nhưng điều đó không ngăn cản nhà đầu tư này tìm kiếm các lợi thế tại đây để sản xuất điện thoại.

Lý giải cho việc đóng cửa, thu hẹp quy mô nhà máy sản xuất và cắt giảm nhân công tại châu Âu là những nỗ lực nhằm cân bằng sản xuất và cắt giảm chi tiêu, đại diện hãng Nokia cũng bày tỏ sẽ tập trung cho mảng smartphone tại các nhà máy ở khu vực châu Á - nơi có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới.

Đại diện Nokia cũng nhấn mạnh, trước khi đi đến quyết định đầu tư tại Việt Nam, hãng này đã nghiên cứu rất nhiều yếu tố, tiêu chuẩn khác nhau để đầu tư và đã nhận thấy Việt Nam là một điểm đến phù hợp. Nokia cũng bày tỏ tham vọng với nguồn nhân lực dồi dào, cơ sở hạ tầng phù hợp cho công việc giao vận... nhà máy này sẽ giúp hãng lấy lại "thế cân bằng". Đây cũng là nhà máy thứ 10 của tập đoàn này sau các nhà máy đặt ở Brazil, Phần Lan, Hungary, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...

Tuy nhiên, cần phải nói thêm là Nokia Việt Nam cũng đăng ký hoạt động theo mô hình doanh nghiệp chế xuất. Cộng thêm với các ưu đãi cao nhất được dành cho doanh nghiệp công nghệ cao hiện nay, có thể nhìn thấy nguồn thu của ngân sách nhà nước từ đây sẽ không nhiều.

Bắt đầu khởi động năm 2007 với quy mô đầu tư 670 triệu USD, hiện tại Samsung có 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động với tổng công suất 11 triệu sản phẩm/tháng và đã đạt mốc xuất khẩu 123 triệu sản phẩm vào cuối năm 2011. Riêng trong năm 2011, SEV đã đạt mốc xuất khẩu 6 tỷ USD, tạo hơn 18.000 việc làm, thu hút được 53 công ty vệ tinh với hơn 33.000 lao động. Dự kiến, tới năm 2015, công ty có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 16,5 tỷ USD.

Trước khi mở rộng sản xuất tại Việt Nam, Nokia đã phải đóng cửa và thu nhỏ quy mô của một số nhà máy sản xuất đặt tại châu Âu (như đóng cửa nhà máy tại Đức), sa thải hàng nghìn nhân viên để cắt giảm chi phí, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng". Tháng 4/2011, Nokia tuyên bố cắt giảm 7.000 nhân công, đến tháng 9 cắt thêm 3.500 việc làm nữa. Đến tháng 11/2011, công ty con là Nokia Siemens của tập đoàn này cũng phải cắt giảm tới 17.000 người.

Yên Hưng

(Theo Doanh nhân)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Video mô phỏng quá trình phóng vệ tinh F-1 của FPT

Tóm tắt: 

Dưới đây là hình ảnh mô phỏng quá trình phóng các vệ tinh nhỏ, trong đó có vệ tinh F-1 của FPT.

Dưới đây là hình ảnh mô phỏng quá trình phóng các vệ tinh nhỏ, trong đó có vệ tinh F-1 của FPT:

Nguồn: FPT

Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Sinh viên Viễn thông, CNTT với cơ hội đạt chứng nhận quốc tế của Ericsson

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Chương trình này bao gồm cơ hội làm việc trong môi trường thực tế và tham gia các khóa học về công nghệ và các kỹ năng mềm.

(ICTPress) - Ericsson Việt Nam vừa công bố về việc triển khai chương trình thực tập 3 tháng dành riêng cho các sinh viên tài năng mới tốt nghiệp từ các trường đại học chuyên ngành viễn thông và CNTT tại Hà Nội.

Ảnh: Ericsson

Chương trình này bao gồm cơ hội làm việc trong môi trường thực tế và tham gia các khóa học về công nghệ và các kỹ năng mềm. Kết thúc chương trình, những thành viên đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ của Ericsson, xác nhận năng lực của họ trong việc thích ứng và gia nhập vào ngành CNTT&TT Việt Nam.

Ericsson đặt mục tiêu thực hiện chương trình này thường niên và sẽ mở rộng quy mô trong năm 2013 với việc tổ chức các khóa kiến thức về viễn thông tại các trường đại học, hỗ trợ các sinh viên sắp tốt nghiệp hoàn thành luận văn và dự kiến sẽ tổ chức một cuộc thi kiến thức nhằm tôn vinh những sinh viên xuất sắc nhất.

Ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết "Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ trở thành quốc gia mạnh về CNTT trong đó 80% sinh viên tốt nghiệp sẽ có kiến thức về ngoại ngữ và công nghệ để thích ứng với tiêu chuẩn làm việc quốc tế. Ericsson mong muốn đóng góp vào tầm nhìn đó từ chính quy mô phát triển toàn cầu của tập đoàn và chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ. Chúng tôi mong muốn cung cấp cho các bạn sinh viên cơ hội trải nghiệm thực tế để họ thích ứng nhanh chóng với ngành CNTT&TT đang có tốc độ phát triển nhanh chóng”.

Ericsson, công ty hàng đầu về viễn thông và CNTT và là đối tác cung cấp chính cho các nhà mạng di động tại Việt Nam, đã 19 năm gắn bó ở Việt Nam. Với mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Ericsson mong muốn mang lại giá trị cho những sinh viên tham gia chương trình này, giúp họ tạo dựng một tương lai tươi sáng trong ngành CNTT&TT.

Logo chương trình

Chương trình thực tập sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 1/8 và kết thúc vào ngày 31/10/2012. Các khóa học sẽ do các thành viên Ericsson hướng dẫn trực tiếp hoặc qua Internet hoặc truyền hình trực tuyến tại văn phòng của Ericsson Việt Nam ở tầng 15, tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark.

Các sinh viên mới tốt nghiệp có thể đăng ký tham gia chương trình từ ngày 20/6 tới hết ngày 6/7/2012.

Mọi thông tin đăng ký xin gửi về hr.vietnam@ericsson.com trong khoảng thời gian từ 20/6 đến hết 6/7/2012. Những ứng viên có kết quả học tập tốt và có những chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh sẽ có những ưu thế. Các ứng viên đạt yêu cầu sẽ được mời phỏng vấn vào giữa tháng 7. Mẫu đăng ký xin tải xuống ở đây. Mọi thông tin xin liên hệ chị Chi Nguyễn T, Phụ trách Nhân sự, điện thoại +844 38 38 0100 hoặc email: hr.vietnam@ericsson.com

 Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT