Syndicate content

Nghề báo

Khởi đầu một cái gì đó đều khó, huống hồ muốn có sự khởi đầu hấp dẫn. Dưới đây là những ví dụ về cách viết mào đầu hấp dẫn cho một tác phẩm báo chí, hãy cùng tham khảo.

Ngôn ngữ gắn với cảm xúc, tư duy. Chính qua lời ăn tiếng nói mà người ta biết được cách nhìn, thái độ và cả trình độ văn hóa của một người hoặc một cộng đồng về những gì đang diễn ra chung quanh.

"Con mắt biên tập" (The Editorial eye) của hai tác giả Jane T. Harrigan và Karen Brown Dunlap tiết lộ cho độc giả thấy những công việc thầm lặng của các biên tập viên, những người hiếm khi xuất hiện trước công chúng.

Nghiên cứu hoạt động báo chí của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và tại một số nước châu Âu là một yêu cầu bức thiết, bởi hoạt động này liên quan đến kinh tế tri thức cùng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng; liên quan nhiều đến tầng lớp trí thức, có văn hóa cao ở các nước và góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách về đại đoàn kết đồng bào trong, ngoài nước của Đảng Nhà nước ta.

Cách đây 10 năm, tôi cầm trong tay tấm bằng cử nhân báo chí, hiên ngang bước vào đời, tự tin, trong sáng.

Ở Việt Nam, làm báo thường được các nhà văn nhà thơ chọn như một nghề để nuôi nghiệp văn chương, thi phú. Nhưng cũng có nhiều nhà báo “lấn sân” sang các lĩnh vực khác vì sở thích hoặc vì đam mê.

(ICTPress) - Tác phẩm phim “Bác Hồ trong trái tim người lính” là một trong hai bộ phim tài liệu công phu của Trung tâm Hợp tác báo chí Truyền thông quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh được trình chiếu trên VTV4, tại các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài nhiều lần trong năm 2010 đã gây được tiếng vang lớn trong và ngoài nước.

Đây là tên gọi của cuốn sách tập hợp các tác phẩm đoạt giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, từ tháng 6/2009, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và TP. Hà Nội đã phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Trận sóng thần ngày 11/3/2011 đã làm hơn 300km bờ biển miền Đông Bắc Nhật Bản tan hoang. Đối với tôi, đến nơi đây tác nghiệp là một thử thách và cả ấn tượng rất lớn trong nghề, nhất là khi tôi chỉ vừa bắt đầu bước vào nghề báo.

Báo chí Nhật hoạt động độc lập, họ cung cấp thông tin đa chiều về thảm họa hạt nhân cho công chúng, không giấu giếm thông tin để mưu lợi. Bản thân chính phủ Nhật cũng không che giấu thông tin và cung cấp rất nhiều chi tiết, đi kèm các khuyến cáo. Đài truyền hình NHK thường mời các chuyên gia về hạt nhân đến nói cho khán giả biết tình hình mới nhất về sự cố của nhà máy điện hạt nhân.

Trong bài viết này, tác giả muốn bàn về một vấn đề cụ thể là làm thế nào để doanh nhân phát huy vai trò, trách nhiệm của mình hơn nữa đối với văn hóa dân tộc khi bối cảnh hội nhập, sự giao lưu văn hóa, truyền thông quốc tế diễn ra mạnh mẽ.

Đại hội toàn quốc lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam (2010 – 2015) vừa được tổ chức vào ngày 12/8/2010 tại Hà Nội. Tham dự phiên họp toàn thể còn có sự tham gia của Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và 406 đại biểu trên cả nước. Đại hội lần này có nhiệm vụ đánh giá, tổng kết các hoạt động báo chị và hoạt động Hội trong 5 năm qua và xác định phương hướng nhiệm vụ và giải pháp nâng cao vai trò, vị trí, chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí trong nhiệm kỳ tới.