Syndicate content

Chuyển động ngành

iPhone mới trong suốt và hoàn toàn bằng chất liệu kính

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Chiếc vỏ như vậy có thể được làm từ một “ống kính rỗng” hoặc hai tấm gương được gắn vào nhau. Vật liệu này sẽ làm sóng vô tuyến không bị ảnh hưởng và vỏ liền không kẽ hở để chống nước.

(ICTPress) - Apple đã đệ trình hồ sơ sáng chế mô tả một thiết bị cầm tay có vỏ được làm hoàn toàn bằng kính.

Chiếc vỏ như vậy có thể được làm từ một “ống kính rỗng” hoặc hai tấm gương được gắn vào nhau. Vật liệu này sẽ làm sóng vô tuyến không bị ảnh hưởng và vỏ liền không kẽ hở để chống nước.

iPhone 4 và 4S cũng xuất phát từ ý tưởng này, vỏ của những phiên bản nay cũng gồm hai tấm kính và một khung thép.

Một số lỗi ngay lập tức được đặt ra. Trong khi vật liệu gương được sử dụng trong các điện thoại thông minh hiện đại là khá bền, một chiếc điện thoại thông minh được hoàn toàn làm bằng gương có thể dễ rơi vỡ. Hơn nữa, iPhone là cảm biến hoàn toàn, một số cảm biến có thể gặp lỗi khi vỏ hoàn toàn là gương và trong suốt - mặc dù trong hồ sơ Apple cho biết giải quyết được vấn đề này bằng cách đề xuất một số phần gương có thể được làm mờ.

Còn mặt trên thì sao? Apple có đưa ra một vài điểm trong hồ sơ sáng chế: “Một vài lý về sử dụng gương thay cho các vật liệu khác là gương có sức bền, cứng, và sóng vô tuyến mạnh và do đó là một vật liệu phù hợp cho một chiếc vỏ của một thiết bị điện tử có khả năng liên lạc vô tuyến”.

Một chiếc vỏ gương có thể làm cho chiếc điện thoại trở nên độc đáo, có thẩm mỹ… Một chiếc vỏ không dây, bên cạnh gu thẩm mỹ, có thể sẽ ít bị hút bụi bẩn và ẩm hơn vào bên trong”, hồ sơ sáng chế của Apple mô tả thêm.

HY

Theo Mashable

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

MOS được công nhận là cuộc thi tay nghề quốc gia và quốc tế

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Cuộc thi Tin học Văn phòng Microsoft (Microsoft Office World Champion - MOS) vừa chính thức được công nhận là một trong các cuộc thi tay nghề quốc gia và thế giới cho các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề tại Việt Nam.

(ICTPress) - Cuộc thi Tin học Văn phòng Microsoft (Microsoft Office World Champion - MOS) vừa chính thức được công nhận là một trong các cuộc thi tay nghề quốc gia và thế giới cho các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề tại Việt Nam.

Đây là quyết định của Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội  tại công văn số 347/TCDN-DNCQ ngày 15/3/2012 do Phó Tổng Cục Trưởng Dương Đức Lân ký theo sự phê duyệt của Lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Cuộc thi tay nghề thế giới về kỹ năng tin học văn phòng Microsoft là cơ hội tốt để các em học sinh, sinh viên các trường nghề có thể tiếp cận và làm quen với một bài thi chuẩn đánh giá trình độ tin học quốc tế, cùng tranh tài với các học sinh, sinh viên đến từ hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới tại Mỹ và nhận chứng chỉ tin học văn phòng MOS có giá trị và được công nhận trên toàn thế giới.

Như vậy, sau Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Cục dạy nghề - Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đã chính thức công nhận cuộc thi. Với sự công nhận ngày càng rộng rãi của các cơ quan, tổ chức nhà nước, Microsoft Office World Champion đã được xã hội đánh giá cao về tính thực tiễn của cuộc thi.

Còn 20 ngày nữa sẽ Vòng thi quốc gia (Vòng 1) tại của cuộc thi Tin học văn phòng mùa thứ 3 - 2012, Ban Tổ chức cho biết đã có 98 trường đăng ký tham dự cuộc thi. Với số lượng trường đăng ký tham gia như hiện tại, cuộc thi đã có thể tiếp cận được với hơn 4 triệu học sinh, sinh viên trên toàn quốc.  Đây thực sự là con số không nhỏ với một cuộc thi còn khá mới tại Việt Nam.

 X. Tùng

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

VTC Online xuất khẩu game sang 10 nước châu Âu và Mỹ La tinh

Tóm tắt: 

Công ty VTC online vừa ký hợp đồng bán bản quyền phát hành 2 game online tại 10 quốc gia châu Âu và châu Mỹ La tinh cho Công ty Nvia trong thời hạn 3 năm vào chiều nay, 22/3.

Công ty Cổ phần VTC Truyền thông Trực tuyến (VTC online) vừa ký hợp đồng bán bản quyền phát hành 2 game online tại 10 quốc gia châu Âu và châu Mỹ La tinh cho Công ty Nvia trong thời hạn 3 năm vào chiều nay, 22/3.

Theo hợp đồng, Công ty Nvia được quyền phát hành 2 game do VTC online sản xuất là Squad và Generation 3 (G3) tại 10 quốc gia: Tây Ban Nha, Mexico, Argentina, Chile, Colombia, Venezuela, Peru, Brazil, Ecuador và Paraguay, có thể mở rộng ra các nước nói tiếng Tây Ban Nha.

Nhóm phát triển Gereration 3 tai VTC Online. Ảnh: Genk.

Theo ông Trần Phương Huy, Giám đốc VTC online, từ trước đến nay, Việt Nam luôn phải chi tiền bản quyền cho các sản phẩm nội dung số. Việc xuất khẩu game sang thị trường châu Âu và Mỹ Latinh là một bước tạo đà để đưa trò chơi Việt ra thị trường quốc tế, hiện thực hóa khát khao được nắm bản quyền của ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam.

Để cạnh tranh trong thị trường hiện nay, VTC online đặt ra chiến lược "Tập trung vào nội dung số và thanh toán cho xã hội số" với phương châm "Một nội dung, nhiều kênh dùng, đa ngôn ngữ". Không chỉ xuất khẩu game online, thời gian tới VTC online sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm - dịch vụ thế mạnh khác như dịch vụ trên Mạng Việt Nam Go.vn, Hệ thống thanh toán trực tuyến VTC eBank,...

Những sản phẩm này hiện đã được các đối tác Hàn Quốc tìm đến hỏi mua. VTC online đang nỗ lực sản xuất các sản phẩm nội dung số, chuyển hướng từ nhập khẩu sang xuất khẩu...

Hiền Mai

(Theo VnMedia)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bộ TT&TT - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT-TT

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Nội dung Chương trình phối hợp tập trung vào 7 lĩnh vực tăng cường hợp tác, bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực trẻ CNTT, Phát triển và hoàn thiện hạ tầng CNTT, Phổ biến CNTT trong xã hội, Tăng cường ứng dụng CNTT...

(ICTPress) - Nhằm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh, thiếu nhi trong học tập, phổ biến, ứng dụng và phát triển CNTT, sáng nay 22/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ký kết Chương trình phối hợp triển khai phát triển và ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2012 - 2017.

Nội dung Chương trình phối hợp tập trung vào 7 lĩnh vực tăng cường hợp tác, bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực trẻ CNTT, Phát triển và hoàn thiện hạ tầng CNTT,  Phổ biến CNTT trong xã hội; Tăng cường ứng dụng CNTT; Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển trong lãnh vực CNTT; Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về CNTT-TT; Nâng cao nhận thức cho Đoàn viên thanh niên về vai trò của CNTT trong việc phát triển kinh tế - xã hội và Công tác hợp tác quốc tế về CNTT.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son và Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh ký kết Chương trình phối hợp

Vụ CNTT của Bộ TT&TT và Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ vài Tài năng trẻ của Trung ương Đoàn là 2 đơn vị thường trực theo dõi và tham mưu với lãnh đạo hai bên triển khai thực hiện Chương trình phối hợp này.

Phó Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo CNTT quốc gia Nguyễn Thiện Nhân chứng kiến Lễ ký kết Chương trình phối hợp và cho biết cảm nghĩ trong không khí của tháng thanh niên 2012 là Phó Thủ tướng đã từng làm Bí thư Đoàn thời bộ đội và bất ngờ sau hơn 30 năm lại có “một sự dính líu tốt đẹp”.

Phó Thủ tướng đề nghị Chương trình phối hợp có thể quan tâm tới 4 nội dung: Làm web việc làm CNTT cho thanh niên, theo đó, trang web cung cấp danh sách sinh viên CNTT tốt nghiệp hàng năm với trình độ, các công ty CNTT có thể cung cấp thông tin việc làm CNTT, các mức trả lương… tạo thành cổng giao dịch việc làm CNTT; Thành lập các đội thanh niên xung kích đưa Internet đến tận hộ gia đình, giới thiệu các sản phẩm sản xuất ở nông thôn cho bà con nhờ bám sát hạ tầng cáp quang đã được triển khai rộng khắp đến các xã, điểm Bưu điện Văn hóa xã; Tham gia thực hiện chương trình 1 triệu máy tính kết nối mạng và Thiết lập mạng xã hội của thanh niên trở thành nơi để thanh niên có quyền nói, chính phủ có quyền nói cho thanh niên nghe, người dân có điều kiện trao đổi với thanh niên.

Tại Lễ ký kết, Bộ TT&TT đã trao tặng 10 bộ máy tính cho Đoàn thanh niên ở 3 xã thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, đó là: xã Bản Qua, Huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cao; xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Khai trương Mạng chuyên dùng - hạ tầng quốc gia quan trọng nhất

Tóm tắt: 

(ICTPress) - “Mạng chuyên dùng là một trong những dự án quan trọng nhất trong các dự án hạ tầng của nhà nước”.

(ICTPress) - “Mạng chuyên dùng là một trong những dự án quan trọng nhất trong các dự án hạ tầng của nhà nước” là khẳng định của Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo CNTT quốc gia Nguyễn Thiện Nhân tại Lễ khai trương mạng chuyên dùng trên cả nước sáng nay 22/3 tại Hà Nội. Lễ khai trương được truyền hình trực tiếp ở tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son, Thứ trưởng thường trực Bộ TT&TT Lê Nam Thắng và nhiều đại diện các ban, ngành nhà nước đã tham dự buổi lễ.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Bưu điện Trung ương đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và triển khai Mạng chuyên dùng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước (Ảnh: NN)

Mạng chuyên dùng với tên gọi đầy đủ là mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) bắt đầu triển khai từ năm 2004 theo công văn giao nhiệm vụ cho Bưu điện Trung ương thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay đã trải qua 2 gian đoạn đầu tư, mạng đã kết nối đến hơn 3700 điểm với tốc độ cao, nhiều dịch vụ đã được triển khai trên tạo tiền đề cho chính phủ điện tử.

Mạng được đánh giá là công cụ đắc lực và hữu hiệu để các cơ quan Đảng và Nhà nước, các bộ, ban ngành triển khai các bài toán ứng dụng CNTT (gồm các cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin và dịch vụ công) phục vụ việc quản lý, điều hành từ cấp Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, mạng còn phục vụ một số cuộc điện đàm cấp cao giữa lãnh đạo Đảng và nhà nước ta với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế.

Mạng được tách biệt hoàn toàn với các mạng công cộng khác. Kết nối mạng tại tất cả các đơn vị đều sử dụng cáp quang tốc độ 100/1.000 Mbps. Các kết nối đều đảm bảo tính dùng riêng, an toàn, bảo mật và tính dự phòng cao, đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt 24/7.

Kiến trúc phân lớp mạng của mạng TSLCD gồm: Mạng đường trục (mạng lõi), Mạng truy nhập cấp I, Mạng truy nhập cấp II, Hệ thống quản lý mạng theo mô hình phân cấp quản lý hành chính nhà nước.

Đối với bảo mật, mạng TSLCD là mạng có tính an toàn, bảo mật cao nhất so với các mạng công cộng khác do có sự tách riêng về hạ tầng vật lý. Mỗi cơ quan Đảng và Nhà nước sử dụng mạng TSLCD đều được tách riêng với nhau về mặt logic bằng cách tạo các mạng riêng ảo khác nhau trên nền mạng TSLCD, điều này góp phần loại bỏ khả năng tấn công giữa nội bộ các khách hàng với nhau.

Trong thời gian qua mạng chuyên dùng đã kịp thời đáp ứng các sự kiện quan trọng của Đảng như Đại hội Đảng XI, các phiên truyền hình trực tuyến của Chính phủ với 63 địa phương. Tới nay, đã có 84/93 cơ quan Bộ đã dùng mạng.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đều cho rằng tiến độ triển khai mạng còn chậm so với yêu cầu, hiệu quả sử dụng mạng còn thấp, số lượng các cơ quan bộ, ban ngành trung ương và nhất là tỷ lệ sử dụng dịch vụ mạng của các cơ quan nhà nước tại địa phương còn chưa cao, bị động, còn phụ thuộc vào hướng dẫn, việc thiếu cơ sở dữ liệu đã hạn chế sử dụng mạng và nhận thức ứng dụng của mạng của các cán bộ, đặc biệt lãnh đạo chưa tương xứng với tiềm năng.

Tại lễ khai trương Giám đốc các Sở TT&TT các tỉnh Cần Thơ, Đã Nẵng, Cà Mau, Quảng Ninh cho biết mạng chuyên dùng đã tạo điều kiện liên thông nhiều dịch vụ công, triển khai các cổng thông tin điện tử và đặc biệt dịch vụ hội nghị truyền hình đã rất hiệu quả.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNPT Phạm Long Trận khẳng định VNPT sẽ theo sát thực hiện mạng chuyên dùng này, tiếp tục đầu tư và vận hành hoạt động hiệu quả. Điều này thể hiện trách nhiệm, đạo lý của Tập đoàn VNPT.

Được biết trong thời gian tới Bộ TT&TT sẽ thực hiện tổng kết hoạt động của mạng chuyên dùng trong suốt thời gian qua.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Financial Times khen doanh nhân công nghệ Việt Nam

Tóm tắt: 

Để thành công hơn nữa, các doanh nhân trẻ trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam cần có sự ủng hộ của nhà chức trách...

Vào năm 2005, khi đột ngột cắt ngang sự nghiệp đang nở rộ trong lĩnh vực tài chính vào để theo đuổi niềm đam mê với các trò chơi trên máy tính, Lê Hồng Minh không thể hình dung điều gì sẽ xảy đến tiếp theo.

Trước đó, Minh đã có 4 năm làm việc tại hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers và công ty quản lý quỹ VinaCapital. Nhưng người thanh niên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính - kinh doanh tại Đại học Monash, Australia này quyết tâm thành lập một công ty trò chơi trực tuyến có tên Vinagame.

Sự chuyển hướng sự nghiệp này được Minh, năm nay 35 tuổi, gọi là "quá trình tự mày mò" khi anh trò chuyện với phóng viên tờ Financial Times (Anh) ngay tại văn phòng của Vinagame tại Tp.HCM.

"Tôi thích rủi ro. Tôi chỉ bắt tay vào làm việc mà chẳng cần nghĩ xem cái gì sẽ xảy ra", Minh nói.

7 năm sau đó, rủi ro mà Minh chấp nhận ngày nào dường như đã đem đến cho anh trái ngọt. Vinagame ra đời ở thời điểm khi lĩnh vực kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam gần như là con số 0 và cũng gần như chẳng ai ở Việt Nam khi đó có kinh nghiệm về lập trình các trò chơi. Minh đã tranh thủ được tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet để xây dựng công ty của mình.

Các trò chơi trực tuyến dành cho nhiều game thủ của Vinagame như "Võ lâm truyền kỳ" (do một công ty phần mềm Trung Quốc cấp phép) được đông đảo thanh niên Việt Nam ưa chuộng. Dựa trên thành công này, Vinagame lấn sân sang các lĩnh vực khác như mạng xã hội, website tin tức và âm nhạc, đồng thời chuyển đổi thương hiệu thành VNG Corporation.

Lê Hồng Minh, người sáng lập VNG. Rủi ro mà Minh chấp nhận ngày nào dường như đã đem đến cho anh trái ngọt.

Với thái độ lạc quan nhưng thận trọng về công ty của mình, Minh tiết lộ với Financial Times rằng, doanh thu của VNG sẽ vượt 100 triệu USD trong năm nay, chiếm khoảng một nửa thị trường trò chơi trực tuyến ở Việt Nam. VNG thậm chí đã được ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ rót vốn.

Theo đánh giá của tờ báo Anh, cho đến nay, thế giới vẫn biết đến Việt Nam với các sản phẩm như gạo và giày da hơn là các công ty phần mềm và Internet. Nhưng Minh nằm trong một nhóm nhỏ những doanh nhân công nghệ của Việt Nam trong độ tuổi 20-30 biết tranh thủ sự nổi lên của tầng lớp dân số trẻ mê công nghệ ở đất nước này.

10 năm trước, không có mấy người Việt Nam sở hữu điện thoại di động hay máy tính cá nhân. Giờ đây, điện thoại thông minh và iPad xuất hiện nhan nhản ở Hà Nội và Tp.HCM, chẳng kém gì ở London hay New York.

Tuy nhiên, những người đi tiên phong trong làng công nghệ Việt Nam cũng phải vượt qua một số trở ngại nhất định. Khởi đầu, hệ thống giáo dục về công nghệ của Việt Nam còn rất yếu, buộc nhiều người trong số này phải tự học. Như Nguyễn Hòa Bình là một ví dụ.

Khi còn là học sinh phổ thông, Bình tiết kiệm tiền ăn sáng để mua sách về lập trình. Năm ngoái, anh chàng 31 tuổi này đã bán 20% cổ phần trong PeaceSoft, công ty giao dịch trực tuyến do anh sáng lập, cho đối tác eBay.

Hồ Minh Đức, 29 tuổi, người cùng 4 bạn học thành lập công cụ tìm kiếm trực tuyến tiếng Việt đầu tiên mang tên Socbay, đã học chuyên ngành công nghệ thông tin ở đại học. Nhưng Đức cho biết, anh và các đồng nghiệp "tự học là chính chứ các thày chỉ dậy lý thuyết". Đức cho biết, những người sáng lập Socbay muốn sử dụng sự hiểu biết của mình về văn hóa Việt Nam và tiếng Việt để đem đến một công cụ tìm kiếm tốt hơn cho người Việt bên cạnh những công cụ tìm kiếm "ngoại".

Đức kể với Financial Times rằng, vào năm 2006, "gã khổng lồ" tìm kiếm Google đã đề nghị mua lại Socbay từ các nhà sáng lập với giá 5 triệu USD, cộng thêm quyền chọn cổ phiếu và công việc với mức lương 8.000 USD/tháng. "Nếu chúng tôi gia nhập Google, có lẽ chúng tôi đã học được nhiều", Đức nói.

Tuy nhiên, Đức và các bạn của anh từ chối đề nghị trên của Google vì "mức giá là quá rẻ và chúng tôi muốn tự phát triển công nghệ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của người Việt".

Nhưng trong bài viết mang tựa đề "Vietnam technology pioneers" (tạm dịch: "Những người tiên phong trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam"), Financial Times cho rằng, để làm được điều đó, những người như nhóm của Đức cần có sự ủng hộ của nhà chức trách.

"Ở Việt Nam, bạn cần phải có các mối quan hệ", Phùng Tiến Công, một doanh nhân Internet 32 tuổi, người sáng lập một số website về hẹn hò và âm nhạc, cho biết. Gần đây, Công đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc của MV Corporation, chuyên về phát triển ứng dụng cho điện thoại di động.

Lo ngại về những ảnh hưởng bất lợi của Internet đối với giới trẻ, cơ quan chức năng của Việt Nam áp dụng nhiều quy định đối với các nội dung trực tuyến và các nhà cung cấp dịch vụ.

Trong khi đó, những công ty như VNG có tầm phủ sóng rất rộng ở Việt Nam. Hiện đã có 18 triệu tài khoản đăng ký sử dụng các dịch vụ trò chơi, mạng xã hội, âm nhạc và tin tức của VNG, chiếm khoảng 60% số người sử dụng Internet của Việt Nam.

"Ở một vài góc độ nào đó, đây là một lĩnh vực nhạy cảm. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng mọi người hiểu mình", Minh nói.

Henry Nguyễn, một nhà quản lý quỹ thuộc IDG Ventures Vietnam, công ty đã đầu tư vào VNG và Socbay cho rằng, các doanh nhân công nghệ Việt Nam hiện ở thế bất lợi so với nhiều đối thủ ngoại. "Luật pháp Việt Nam hiện nay đang có lợi cho các công ty công nghệ không phải của Việt Nam, và có lẽ là không công bằng với các công ty trong nước", Henry Nguyễn nhận định.

Các doanh nhân công nghệ của Việt Nam cũng tỏ ra lo ngại về tốc độ thay đổi của lĩnh vực này. "Công nghệ đang thay đổi chóng mặt, trong khi các công ty trong nước đối diện thách thức lớn vì nguồn lực hạn chế. Chúng tôi không có đủ nhân lực, kinh nghiệm hay môi trường xung quanh để hỗ trợ chúng tôi phát triển", Minh nói.

Những công ty như VNG của Minh cần sáng tạo, nhưng họ lại không có đủ nhân tài. Mặc dù có vài người đi dép lê màu hồng và buộc tóc đuôi ngựa, nhân viên của VNG chẳng có thời gian để chơi bóng bàn hay nằm dài trên sa lông để nghĩ về những thứ to lớn tiếp theo. Thay vào đó, "chúng tôi bận tối mắt tối mũi", Minh nói.

Theo Công, người đang cố gắng đưa tinh thần doanh nhân của anh tới MV Corporation, một điều quan trọng nữa là cần tăng cường tinh thần chấp nhận rủi ro khi thử nghiệm những ý tưởng mới. "Thông điệp quan trọng nhất khi tôi tới làm việc ở đây là chúng tôi sẽ tăng gấp đôi số sai lầm so với trước kia, bởi vì chúng tôi sẽ làm việc nhiều gấp đôi. Nhân viên của tôi có thể mắc lỗi, miễn là họ không lặp lại lỗi đó", Công phát biểu.

An Huy

(Theo VnEconomy/Financial Times)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Chống tin nhắn rác kiểu Mỹ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Dịch vụ này thu thập các thông tin về những phàn nàn về tin nhắn rác của tất cả những nhà mạng tham gia vào một cơ sở dữ liệu chung, điều này thuận tiện cho nhà mạng xác định người gửi tin nhắn rác và sẽ có hành động.

(ICTPress) - Những tin nhắn không mong đợi từ những người phát tán, các công ty và chiến dịch chính trị là làm phiền và bất hợp pháp. Nhưng giờ đây đã có cách dễ dàng hơn để thông báo tin nhắn rác ở Mỹ mà có thể được tham khảo.

Ảnh minh họa

Gần đây, tất cả các nhà mạng Bắc Mỹ đã triển khai một dịch vụ thông báo tin nhắn rác tập trung với sự hỗ trợ của GSMA, hiệp hội các nhà mạng toàn cầu. Dịch vụ này thu thập các thông tin về những phàn nàn về tin nhắn rác của tất cả những nhà mạng tham gia vào một cơ sở dữ liệu chung, điều này thuận tiện cho nhà mạng xác định người gửi tin nhắn rác và sẽ có hành động.

Theo GSMA, một đặc điểm của dịch vụ thông báo tin nhắn rác mới này là thu thập một lượng dữ liệu  về các thông báo tin nhắn rác mà các nhà mạng có thể tích hợp vào các biện pháp an ninh mạng của họ.

Cơ chế làm việc của dịch vụ này như sau:

Khi bạn nhận được một tin nhắn rác trên điện thoại di động, bạn chuyển tiếp tin nhắn đó đến đoạn mã ngắn (shortcode) 7726 (có nghĩa là “SPAM” ("RÁC"). Sau đó bạn sẽ nhận được một tin nhắn tự động từ nhà mạng, yêu cầu bạn nhập số di động của tin nhắn đã được gửi đến.

Tác giả bài này đầu tiên thông báo một tin nhắn rác nhận được từ cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ của ứng cử viên Đảng Dân chủ Mitt Romney (Rõ hơn là chiến dịch của Rommey không gửi tin nhắn hàng loạt tới tôi. Tôi tình nguyện đăng ký nhận tin nhắn cập nhật. Tuy nhiên, tôi đã phải kiểm tra dịch vụ thông báo tin nhắn rác này bằng một tin nhắn của ai đó, và tôi hồ nghi rằng một báo cáo tin nhắn rác sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới Rommey).

Chiến dịch của Rommey gửi tin nhắn từ một shortcode chung (một số điện thoại ngắn được chính phủ Mỹ thuê cho các chương trình nhắn tin - một cách sử dụng được quản lý chặt chẽ). Do đó khi tôi phản hồi cho Verizon số điện thoại của người gửi, tôi đã nhận được một phản hồi rằng: “Có thể tin nhắn của bạn đến từ một shortcode. Xin mời chuyển lại tin nhắn gốc và trả lời “DỪNG” (STOP).

Điều này có vẻ như dịch vụ thông báo tin nhắn rác mới không thực sự làm gì mấy nhưng thực tế dịch vụ đã thực hiện được một việc kịp thời. Ở Mỹ, bất cứ chiến dịch nhắn tin nào sử dụng một shortcode phải tuân thủ các quy định chặt chẽ. Một trong những quy định đó là nếu bạn trả lời “DỪNG” đối với bất cứ tin nhắn nào đến từ một mã ngắn, thì phải dừng gửi đến bạn các tin nhắn.

Nhưng nhiều tin nhắn rác được gửi đi từ các số điện thoại thông thường, không phải là các shortcode, chính xác là sử dụng shortcode được giám sát và quản lý chặt chẽ. Các tổ chức không tuân thủ các quy định về shortcode của Mỹ có thể bị thu hồi việc thuê shortcode hoặc các tin nhắn bị các nhà mạng chặn.

Tiếp theo tôi kiểm tra dịch vụ thông báo tin nhắn rác bằng cách chuyển tiếp tới dịch vụ một tin nhắn rác tôi đã nhận được từ một số điện thoại bình thường. Tôi được thông báo một thẻ quà tặng Walmart, nhưng đó có vẻ như là một kiểu thủ thuật.

Sau khi tôi đã nhận được thông báo của tin nhắn rác của tôi của Verizon và gửi tới số điện thoại 10 chữ số của người gửi tin nhắn rác, hệ thống đã trả lời: “Cám ơn bạn, chúng tôi đánh giá cao sự trợ giúp của bạn”. Verizon cũng hướng dẫn để chặn tin nhắn từ một số cụ thể.

Dịch vụ thông báo tin nhắn rác rõ ràng không cho bạn biết sẽ có một hành động cụ thể nào được thực hiện đối với người nhắn tin rác mà bạn đã thông báo. Theo đó, việc này không thỏa mãn nhiều người.

Tuy nhiên, chuyển tiếp tin nhắn rác tới một shortcode dễ nhớ là một việc đơn giản. Do đó việc nỗ lực sử dụng dịch vụ này để báo bất cứ tin nhắn nào bạn nhận được là một ý tưởng hay. Vậy hãy hy vọng dịch vụ này sẽ "đặc trị" được tin nhắn rác.

 HY

Theo CNN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

S-Fone được chấp thuận cho “khai tử” mạng CDMA

Tóm tắt: 

(ICTPress) - S-Fone đã chính thức đề nghị được chuyển đổi từ công nghệ CDMA hiện đang cung cấp sang HSPA (3G), và đã được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý về nguyên tắc.

(ICTPress) - Thông tin này được ông Phạm Hồng Hải - Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây.

Theo ông Hải, Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn SPT - đơn vị chủ quản mạng di động S-Fone đã chính thức đề nghị được chuyển đổi từ công nghệ CDMA hiện đang cung cấp sang HSPA (3G), và đề nghị này đã được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý về nguyên tắc.

Thông tin này phần nào lý giải việc tại sao gần đây sóng S-Fone liên tục âm thầm "biến mất" tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực phía Nam – gây rất nhiều bức xúc cho các thuê bao của nhà mạng này.

Việc S-Fone muốn "thay máu" công nghệ đã được đồn đoán khá nhiều thời gian gần đây, song một số chuyên gia viễn thông nhận định, thất bại của S-Fone chưa hẳn là do công nghệ mà phần lớn nằm ở chiến lược kinh doanh và công tác quản trị tại doanh nghiệp này.

Với quyết định "khai tử" công nghệ đang sử dụng, có vẻ như S-Fone đã sẵn sàng cho việc làm lại tất cả từ đầu.

Đây được đánh giá là "cuộc chơi" có chi phí lên tới hàng trăm triệu USD do đòi hỏi thay thế hạ tầng phát sóng, hỗ trợ khách hàng chuyển đổi, và tái xây dựng thương hiệu đã bị xấu đi rất nhiều trong thời gian qua,...

Câu hỏi giờ đây với S-Fone là ai sẽ sẵn sàng đầu tư số tiền lớn như vậy cho nhà mạng này khi thị trường viễn thông di động Việt Nam gần như đã bão hòa và đang nằm phần lớn trong tay hai "ông lớn" VNPT và Viettel.

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

VNPT sẽ sáp nhập 2 “ông lớn” di động VinaPhone và MobiFone

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Vinaphone và MobiFone sẽ được sáp nhập làm một và sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Đầu số di động mà khách hàng đang dùng của 2 nhà mạng hiện nay sẽ vẫn được giữ nguyên.

(ICTPress) - Hôm qua (19/3), ông Phan Hoàng Đức, Ủy viên HĐQT, Phó TGĐ thường trực Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức xác nhận thông tin này trên Báo Kiến thức.

Ông Đức cho biết, trong quá trình tái cấu trúc sắp tới, chắc chắn VNPT sẽ giữ lại hệ thống mạng di động và hệ thống hạ tầng...

Trên cơ sở đó, hai doanh nghiệp di động Vinaphone và MobiFone của Tập đoàn này sẽ được sáp nhập làm một và sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Đầu số di động mà khách hàng đang dùng của 2 nhà mạng hiện nay sẽ vẫn được giữ nguyên.

VNPT sẽ chỉ còn một mạng di động.

Quyết định này của VNPT là nhằm tuân thủ quy định một tổ chức không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần đồng thời tại 2 doanh nghiệp viễn thông - có hiệu lực từ ngày 1/6/2011.

Để "ứng phó" với quy định này, trước đó VNPT đã đưa ra 3 phương án để đề xuất với Chính phủ gồm: sáp nhập VinaPhone và MobiFone; cổ phần hóa một trong 2 mạng di động; hoặc cổ phần hóa toàn bộ Tập đoàn.

Tại thời điểm đó, nhiều chuyên gia viễn thông nhận định khả năng lớn là VNPT sẽ chọn phương án hợp nhất hai mạng.

Lý do là từ nhiều năm nay, kinh doanh viễn thông di động đã là "nguồn sống" chính của Tập đoàn này, đồng thời việc bán đi trên 80% cổ phần của một trong hai mạng sẽ khó có thể tiến hành nhanh. Việc cổ phần hóa toàn bộ một Tập đoàn quy mô lớn như VNPT lại càng khó khả thi trong thời gian ngắn.

Thực tế, thời gian qua VNPT cũng đã có nhiều động thái gắn kết 2 mạng này, như việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng, các chính sách giá tương đồng, gọi nội mạng VNPT,... nên việc hợp nhất là bước đi đã được dự báo trước.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế lo ngại rằng đây có thể là phương án xấu đối với người tiêu dùng bởi thị trường sẽ bị giảm tính cạnh tranh.

Khi đó, thế "chân kiềng" được tạo nên nhiều năm nay bởi Viettel - MobiFone - VinaPhone sẽ bị phá vỡ, để chỉ còn 2 doanh nghiệp gần như chiếm trọn thị trường, trong đó VNPT nắm giữ tối thiểu trên 50% thị phần.

Lê Nguyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Apple tiêu “tiền tấn” vào đâu

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Với việc thế giới đang thoát khỏi một trong những suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây và Apple đi đầu của cuộc cách mạng điện thoại thông minh/hậu PC, liệu công ty giá trị nhất thế giới sẽ thực hiện tiêu tiền theo kiểu nào.

(ICTPress) - Thông báo của Apple ngày 19/3 cho biết công ty này sẽ dành 45 tỷ USD trong ba năm tới từ tiền lãi và mua lại cổ phiếu vào một số công việc. Điều này đã làm tăng cổ phiếu trước phiên bán ra nhưng đây có phải là tiến trình hành động khả thi.

Với việc thế giới đang thoát khỏi một trong những suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây và Apple đi đầu của cuộc cách mạng điện thoại thông minh/hậu PC, liệu công ty giá trị nhất thế giới sẽ thực hiện tiêu tiền theo kiểu nào.

Dòng người xếp hàng mua iPad mới tại cửa hàng bán lẻ của Apple ở Washington trong này đầu bán ra 16/3 (Ảnh: Xinhua)

Năng lượng xanh

Apple đã đầu tư vào năng lượng xanh trước đây - trung tâm dữ liệu mới của Apple ở Maiden, Bắc Carolina là ví dụ, sẽ có mạng lưới năng lượng mặt trời tại chỗ cho người sử dụng ở Mỹ. Cũng tương tự, văn phòng kiểu “tàu vũ trụ” mới của Apple sẽ là một trong những tòa nhà thân thiện môi trường nhất theo kiểu này.

Tuy nhiên, hồi Apple đã là công ty duy nhất đầu tư vào năng lượng xanh cho các mục đích riêng, Google có thêm một bước tiến, là làm năng lượng xanh để kinh doanh.

Năm 2011, Google đã đầu tư khoản tiền gây sửng sốt là 880 triệu USD trong một loạt các dự án tái chế năng lượng - một số tiền có vẻ không đáng kể so với gần 2,5 tỷ USD mà Apple sẽ chi, chỉ riêng trong tiền lãi hàng quý đầu tiên vào tháng 7/2012.

Làm từ thiện

Steve Jobs được cho rằng là không mấy quan tâm đến từ thiện. Mặc dù ông là một tỷ phú, Jobs hiếm khi tặng tiền, và ông ngừng tất cả các nỗ lực từ thiện ở Apple ngay khi ông trở lại công ty vào năm 1997.

Tim Cook đã có (vẫn có) một cơ hội duy nhất để thay đổi lập trường này hoàn toàn. Tất nhiên, dành một phần tiền lớn cho một quỹ từ thiện sẽ có thể làm các cổ đông không hài lòng, nhưng có nhiều cách thức để hiến tặng với những lý do hợp lý như: tặng smartphone và tablet cho trẻ em ở các nước nghèo, hay giúp các em được truy cập Internet tốt hơn. Những nỗ lực như vậy sẽ mang lại lợi ích cho một công ty đa quốc gia như Apple trong những năm tới.

iPad cho các trường học và đại học

Apple gần đây đã thông báo một kế hoạch lớn về kinh doanh sách giáo khoa. Để việc kinh doanh này phát triển, học sinh và sinh viên cần có iPad và giải pháp khả thi đơn giản nhất là cung cấp iPad cho các em.

Trang bị cho mỗi học sinh ở Mỹ một iPad là một số tiền khổng lồ. Cuối năm 2011, đã có hơn 49,4 triệu sinh viên nhập học phổ thông và cấp 2, và 19,7 triệu sinh viên nhập học các trường cao đẳng và đại học Mỹ.

Nếu bạn tính toán giá một chiếc iPad là 499 USD (cứ cho là Apple sản xuất thì giá ít hơn nhưng ở đây dùng giá bán lẻ để tính toán) thì sẽ phải mất gần 35 tỷ USD để mỗi sinh viên trong mỗi lớp học ở Mỹ có 1 iPad. Đây là một sự chuyển dịch táo bạo, nhưng cũng có thể là một cuộc cách mạng trong hệ thống giáo dục Mỹ mà Apple tiên phong.

Và nếu bạn nghĩ nỗ lực này chỉ là phung phí tiền của Apple, thì hãy nghĩ đến việc Apple sẽ thu được bao nhiêu khi tất cả số học sinh này bắt đầu mua các ứng dụng của iPad.

Thực hiện mua lại lớn

Có 45 tỷ USD bạn có thể mua được rất nhiều thứ. Khi bạn nói về những công ty lớn kiểu như Apple, mặc dù không phải là người hâm mộ việc sáp nhập và mua lại, vì việc tích hợp các quan điểm của hai công ty công nghệ hoàn toàn khác nhau là rất khó khăn (như trường hợp Sony Ericsson và BenQ-Siemens) thành một.

Cho đến nay Apple đã mua các công ty nhỏ hơn - Tim Cook cho biết trong một thông báo hôm qua 19/3 - Apple vẫn đủ tiền để mua công ty lớn hơn mà Apple mong muốn.

Tuy nhiên, với tiền tấn trong tay, Apple có thể thậm chí mua hẳn một ngành nghề khác. Năng lượng xanh như đề cập trên đây là khả năng, nhưng cũng có các lựa chọn khác. Với các ô tô điện hiện nay đang ngày càng trở thành một xu hướng liên quan chặt chẽ với ngành công nghệ thông tin, một loại ô tô có tên “iCar” (trang bị các tính năng để hỗ trợ tất cả sản phẩm do Apple sản xuất) đang gần trở thành hiện thực. Do đó tại sao lại không mua lại ngành ô tô?

Quang Minh

Theo Mashable

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành