Syndicate content

Chuyển động ngành

Các siêu thị điện máy liên tiếp đóng cửa

Tóm tắt: 

Nguồn tin từ các DN kinh doanh siêu thị điện máy cho biết, siêu thị điện máy Best Carings tại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP Hồ Chí Minh vừa phải đóng cửa do khách hàng quá vắng.

Nguồn tin từ các DN kinh doanh siêu thị điện máy cho biết, siêu thị điện máy Best Carings tại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP Hồ Chí Minh vừa phải đóng cửa do khách hàng quá vắng.

Thu hẹp và giải tán

Trường hợp trên của Best Carings chri là một ví dụ nhỏ trong vô số siêu thị điện máy đã đóng cửa từ đầu năm đến nay.

Vừa qua, chuỗi cửa hàng điện máy Thế giới số 24g của Nguyễn Kim tại Tp Hồ Chí Minh cũng đã đóng cửa. Chuỗi cửa hàng này mới mở cửa cách đây không lâu bỗng dưng lại đóng cửa làm nhiều người không khỏi bất ngờ.

Theo tin từ Nguyễn Kim thì chuỗi cửa hàng này sẽ chuyển thành Trung tâm thương mại Sài Gòn Nguyễn Kim và sẽ tiếp tục phuc vụ khách hàng trong thời gian tới. Tuy nhiên một số nguồn thạo tin cho hay kinh doanh thua lỗ, trong khi mặt bằng đã thuê dài hạn không trả lại được nên phải chuyển hướng.

Tại Hà Nội một loạt các siêu thị điện máy cũng bắt đầu thu hẹp quy mô trưng bày. Siêu thi Điên máy Pico tại 173 Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, trước đây bề thế với 4 tầng nay đã thu lại còn 3. Tuy mặt bằng thuê dài hạn, nhưng vẫn phải thu hẹp để cắt giảm các chi phí cố định như tiền điện.

Siêu thị điện máy Trần Anh tại 292 Tây Sơn, quận Đống Đa cũng trong tình cảnh tương tự, thu hẹp quy mô từ 4 tầng nay giảm xuống còn 3 nhằm giảm các chi phí.

Cuối năm 2011 Trần Anh vừa mở 1 siêu thị điện máy tại quận Long Biên với diện tích 5.000 m2 thì nay sau vài tháng bán hàng đã quyết định trả lại 1/2 diện tích.

Siêu thị Media Mart mới đây đã phải đóng cửa điểm bán hàng ở Nguyễn Chí Thanh, còn siêu thị Việt Long cũng dừng bán ở Hà Đông.

Một DN kinh doanh điện máy cho biết hiện nay có không ít các siêu thị tại Cần Thơ, Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội lâm vào cảnh tài chính rất khó khăn, không có tiền trả tiền thuê mặt bằng, nợ lương, nợ bảo hiểm nhân viên, giảm bớt nhân viên...

Các DN cho biết, nhu cầu về hàng điện máy sau Tết nguyên đán đã giảm từ 50%- 70% so với trước Tết. Hiện doanh thu các mặt hàng điện máy của nhiều siêu thị tại Hà Nội chỉ ở mức 100 triệu đồng/ ngày trong khi trước kia con số này phải là 1 tỷ đồng/ngày.

Nhỏ lẻ bị diệt vong

Doanh thu giảm mạnh, trong khi hợp đồng thuê mặt bằng đã ký dài hạn, chi phí thuê không hề giảm xuống. Chi phí mặt bằng thường chiếm tới 50% tổng chi phí của các siêu thị điện máy. Tính toán sơ bộ, để có hiệu quả thì doanh số tính trên m2 diện tích sàn ở mức 100 triệu đồng/tháng, nhưng hiện nay giá thuê mặt bằng thì cao, trong khi sức mua lại giảm mạnh khiến nhiều siêu thị không đạt được con số trên. Doanh số thu được của các siêu thị giờ chỉ đạt dưới 30 triệu đồng/m2.

Kinh doanh thua lỗ, nhưng muốn trả lại mặt bằng cũng không dễ, do đã ký hợp đồng thuê dài hạn và phải đặt cọc với số tiền lớn đến hàng chục tỷ đồng, nếu chủ cho thuê không đồng ý mà bỏ coi như bị mất toàn bộ tiền đặt cọc nên đành phải chấp nhận.

Ông Đinh Anh Huân, giám đốc Thế Giới Điện Tử cho biết, nếu tính từ khâu phân phối, xuống khâu bán lẻ đến giá cho người tiêu dùng đầu cuối, để "cầm cự qua ngày", ít nhất giá phải tăng khoảng 15% - 18% so với hồi trước Tết, do các chi phí đều tăng, nhưng tất cả không thể tăng giá bán.

Ngược lại do hàng tồn kho tăng cao, nhiều siêu thị đã phải thực hiện xả hàng tồn kho, chấp nhận thua lỗ, trong đó có nhiều chiêu khuyến mãi giảm giá rất sâu. Từ đầu năm 2012 đến nay, thực trạng các siêu thị lớn nhỏ trong nước ồ ạt khuyến mãi như giảm giá 20% - 50% cho từng sản phẩm, giảm giá thêm cho khách hàng mua online, vận chuyển miễn phí hàng trăm cây số để câu khách tỉnh xa... chấp nhận lãi ít hoặc bù lỗ phần nào cho thấy các DN cũng đang cố gắng để "giải quyết vấn đề".

Hiện chỉ cần 4 triệu đồng cũng có thể mua được 1 chiếc tivi LCD 32 inch thương hiệu Hàn Quốc hoặc Nhật Bản tại các cửa hàng điện máy mà trước đó, giá sản phẩm này gần 7 triệu đồng. Các mặt hàng tiêu dùng khác như nồi cơm điện, lò vi sóng, máy xay sinh tố... giá cũng đang giảm mạnh.

Việc mua bán, sáp nhập các siêu thị điện máy cũng đang chững lại. Nhiều DN chào bán mà không có người mua, hoặc trả giá quá thấp. Một nguồn tin từ các DN kinh doanh điện máy cho biết, có DN đã tính bán chuỗi siêu thị điện máy có thương hiệu khá lớn của mình cho nhà đầu tư Hồngkông. Cuối năm ngoái, nhà đầu tư này trả 70 triệu USD mua lại 70% cổ phần thì không đồng ý, đòi 120 triệu USD. Nay cũng 70% cổ phần đó, người ta chỉ trả có 30 triệu USD.

Mặc dù vậy, một số siêu thị điện máy dù hoạt động rất khó khăn nhưng vẫn cố "sống" với hy vọng khi nền kinh tế phục hồi sẽ lấy lại sức bật. Tuy nhiên theo nhận định thì thị trường điện máy còn khó khăn đến hết quý 1/2013.

Nhận định của giới kinh doanh ngành hàng điện tử, điện máy cho thấy, rất có thể ngay trong quý 2/2012 sẽ xảy ra "cú sốc" lớn khi có thêm một vài con "cá lớn" kinh doanh ngành hàng này phải tuyên bố phá sản.

Đại diện một hãng phân phối máy tính, điện thoại và thiết bị siêu thị khá lớn trên đường Thái Hà cho rằng, năm 2012 tiếp tục là thời kỳ thị trường điện máy có sự đào thải theo hướng "Mạnh sống, yếu chết". Dự kiến trong tương lai chỉ còn lại 3 DN lớn chiếm khoảng 70% thị phần, tất cả các DN khác chia nhau 30% còn lại và các cửa hàng nhỏ lẻ thì dần dần biến mất hoặc chuyển sang thị trường ngách, kinh doanh các mặt hàng chuyên dụng.

Trần Thủy

(Theo Vef)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Phát hành bộ tem “Cầu mái ngói” - kiến trúc đặc trưng Việt

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Cầu mái ngói hay còn gọi là “Thượng Gia Hạ Kiều” ("trên là nhà, dưới là cầu”), là một nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam.

(ICTPress) - Sáng 8/4 tại TP Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hành bộ tem “Cầu mái ngói”.

Đây là một sự kiện góp phần vào các hoạt động trong Festival Huế đang được tổ chức tại Huế từ 7 - 15/4/2012 và nhân dịp Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ “Du lịch Di sản”, sẽ diễn ra nhiều thời điểm trong năm 2012 được tổ chức ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… 

Bộ tem “Cầu mái ngói” gồm 3 mẫu tem giới thiệu hình ảnh của 3 cây cầu mái ngói của làng quê Việt Nam, trong đó có cây cầu tại chính xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, nơi diễn ra Lễ phát hành.

Cầu mái ngói hay còn gọi là “Thượng Gia Hạ Kiều” ("trên là nhà, dưới là cầu”), là một nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam. Những cây cầu uốn cong như cầu vồng, có tuổi đời hàng trăm năm, lợp mái ngói cổ kính, nằm soi mình bên dòng sông quê. Các kiến trúc này đã được các họa sỹ vẽ tem của công ty Tem Việt Nam dành nhiều thời gian đi tìm hiểu thực tế tại Huế, Nam Định, Ninh Bình và Chùa Thầy.

Bộ tem do họa sỹ Đỗ Lệnh Tuấn thiết kế theo phương pháp đồ hoạ tả thực đến từng chi tiết được phối mầu hài hoà, nhuần nhuyễn, bố cục chặt chẽ, hình ảnh của mỗi chiếc cầu được đặt trên nền mầu trang trí khác nhau nhằm tôn thêm vẻ đẹp của mỗi chiếc cầu nhưng vẫn tạo nên một không gian bình yên của làng quê Việt Nam.

Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính đã đánh giá bộ tem chuyên đề này sẽ thu hút đông đảo người sưu tập tem.

Cầu ngói ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Cầu ngói, Kim Sơn, Ninh Bình
Cầu ngói, Hải Hậu, Nam Định

Bảo Ngọc

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Quý I Samsung đạt kỷ lục 5,15 tỷ USD lợi nhuận

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Công ty Hàn Quốc này, đã bị các đối thủ điện thoại thông minh toàn cầu vượt mặt vào năm ngoái, sẽ củng cố vị trí thị trường của mình với các sản phẩm mới, trong đó có Galaxy S nâng cấp, trong vài tháng tới.

(ICTPress) - Samsung, hãng công nghệ top đầu thế giới về doanh thu, đã dự báo doanh thu hoạt động quý I gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, nhờ doanh thu bán điện thoại thông minh Galaxy, máy tính bảng mini Note và điện thoại.

Công ty Hàn Quốc này, đã bị các đối thủ điện thoại thông minh toàn cầu vượt mặt vào năm ngoái, sẽ củng cố vị trí thị trường của mình với các sản phẩm mới, trong đó có Galaxy S nâng cấp, trong vài tháng tới.

Samsung sẽ đưa ra kết quả doanh thu toàn quý vào ngày 27/4, dự tính lợi nhuận hoạt động đạt kỷ lục 5,8 nghìn tỷ won (5,15 tỷ USD) cao hơn so với dự báo là 5.000 tỷ won theo các nhà phân tích do Thomson Reuters I/B/E/S điều tra. Thomson Reuters I/B/E/S dự báo doanh thu mà Samsung đạt là 45.000 tỷ won.

Cổ phiếu của Samsung đã tăng theo quý trong năm nay và đạt ngưỡng cao trong thời gian dài là 1.351 triệu won (1.200 USD) vào ngày 4/4. Cũng trong quý I này, cổ phiếu của đối thủ về điện thoại thông minh là Apple đã tăng hơn 1 nửa, đưa giá trị của công ty có trụ sở tại California này lên trên 582 tỷ USD - hơn 3 lần giá trị của Samsung (1 USD = 1127,2750 won Hàn Quốc).

HY

Theo Reuters

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Một triệu thuê bao truyền hình cáp tại Mỹ bỏ dịch vụ

Tóm tắt: 

Như vậy, tính từ năm 2008 tới nay, đã có gần 2,65 triệu thuê bao truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh nói lời chia tay với dịch vụ để chuyển sang loại hình trực tuyến đang trở nên ngày càng phổ biến.

Thống kê của hãng Convergence Consulting Group cho thấy đã có hơn 1 triệu thuê bao truyền hình cáp tại Mỹ quyết định hủy bỏ dịch vụ trong năm 2011 vừa qua, bởi họ muốn chuyển sang hình thức xem phim và chương trình truyền hình trực tuyến, thông qua các nhà cung cấp như Netflix hay Hulu Plus.

Ảnh: Internet.

Như vậy, tính từ năm 2008 tới nay, đã có gần 2,65 triệu thuê bao truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh nói lời chia tay với dịch vụ để chuyển sang loại hình trực tuyến đang trở nên ngày càng phổ biến.

Chủ tịch của Convergence Consulting, ông Brahm Eiley bày tỏ với Bloomberg: "Rõ ràng chúng ta đang chứng kiến xu hướng chia tay truyền hình cáp để đến với truyền hình trực tuyến tại Mỹ."

Tuy nhiên, Convergence Consulting cho rằng xu hướng trên sẽ dần chậm lại trong năm nay, bởi các nhà cung cấp nội dung đang thiết lập mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với các hãng dịch vụ trực tuyến, qua đó đẩy giá thành tăng cao hơn.

Convergence Consulting ước tính năm nay sẽ có gần 930.000 khách hàng quyết định "cắt cáp," trong khi ở chiều ngược lại, số lượng thêm mới thuê bao truyền hình theo mô hình truyền thống sẽ vào khoảng 185.000, cao hơn so với mức 112.000 của năm 2011.

Văn Hưng

(Theo VietnamPlus)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Yahoo sa thải 1/7 số nhân sự

Tóm tắt: 

Telegraph (Anh) ngày 4/4 đưa tin, Yahoo sẽ cắt giảm khoảng 1/7 lực lượng lao động, tương đương với 2.000 nhân viên trong thời gian tới.

Telegraph (Anh) ngày 4/4 đưa tin, Yahoo sẽ cắt giảm khoảng 1/7 lực lượng lao động, tương đương với 2.000 nhân viên trong thời gian tới.

Yahoo có trụ sở tại California, Mỹ với 13.000 nhân viên ở khắp 25 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Bloomberg.

Giám đốc điều hành Yahoo- ông Scott Thompson cho biết, việc cắt giảm nhân viên trong công ty là "một bước tiến quan trọng đối với Yahoo". Ông cũng cho biết thêm, việc cắt giảm số nhân viên này sẽ giúp công ty tiết kiệm được 375 triệu USD mỗi năm. Số chi phí tiết kiệm được này sẽ được công ty tập trung vào việc mua thêm thiết bị, tăng cường chăm sóc khách hàng.

Đây không phải là lần đầu tiên Yahoo cắt giảm số lượng nhân viên lớn như vậy. Vào năm 2008, Yahoo đã cho nghỉ việc 1.500 nhân viên vì lý do suy thoái kinh tế. Yahoo đã thay đổi giám đốc điều hành mới và nhiều hi vọng ông chủ mới sẽ đưa lại vận may cho công ty. Tuy nhiên, dường như chưa có nhiều thay đổi tích cực khi giám đốc mới – ông Scott Thompson lên nắm quyền điều hành.

Năm 2011, Yahoo thu được 1 tỷ USD lợi nhuận, giảm hơn so với năm 2010 (1,2 tỷ USD). Đáng lo ngại hơn, doanh thu của công ty đã giảm xuống đáng kể, từ 6,3 tỷ USD xuống 5 tỷ USD. Trong khi đó, đối thủ của Yahoo như Google, Facebook đang phát triển "lên như diều gặp gió".

"Chúng tôi đang nỗ lực hết mình vì sự phát triển của công ty, tuy nhiên như các bạn thấy, doanh thu của công ty đang đi xuống, chúng tôi buộc phải giảm bớt số nhân viên. Lúc này đây, việc bố trí lại nguồn lực cho công ty là ưu tiên hàng đầu" – dẫn lời giám đốc điều hành Scott Thompson.

Đến ngày 17-4, Yahoo sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về việc sa thải 2.000 nhân viên này.

Mới đây nhất, Yahoo đã gửi đơn kiện Facebook về việc Facebook đã vi phạm 10 bằng sáng chế của Yahoo. Tuy nhiên, đối thủ này vẫn chưa chấp nhận những cáo buộc trên.

Nguyễn Thủy

(Theo TPO/BBC, Telegraph)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Ngân hàng, mua sắm và việc làm được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Gần 60% số người ở 24 quốc gia sử dụng web để kiểm tra tài khoản ngân hàng và các tài sản tài chính khác trong suốt 90 ngày, là hoạt động phổ biến nhất trên Internet.

(ICTPress) - Ngân hàng và theo dõi tài chính, mua sắm và tìm kiếm việc làm là những chủ đề được người sử dụng Internet thực hiện nhiều nhất trên toàn cầu, theo một thăm dò quốc tế mới của IPOSOS thực hiện trong 3 tháng.

Gần 60% số người ở 24 quốc gia sử dụng web để kiểm tra tài khoản ngân hàng và các tài sản tài chính khác trong suốt 90 ngày, là hoạt động phổ biến nhất trên Internet.

Mua sắm đứng ở vị trí thứ hai với 48%, và 41% số người tìm kiếm việc làm trực tuyến.

“Điều này là dễ hiểu. Bạn có thể thực hiện các công việc này vào bất cứ lúc nào trong ngày và phần lớn các giao dịch không đòi phí”, Keren Gottfried, giám đốc nghiên cứu về công vụ toàn cầu của IPSOS về ngân hàng trực tuyến cho biết.

Thụy Điển là nước có số người giao dịch ngân hàng nhiều nhất, 90% người lớn sử dụng ngân hàng điện tử. Tiếp theo là các nước Pháp, Canada, Australia, Ba Lan, Nam Phi và Bỉ, khoảng 75% giao dịch ngân hàng trực tuyến.

Trong khi đó người Đức và Anh đứng đầu danh sách về mua sắm trực tuyến. 74% số người ở cả hai nước này đã mua sắm trực tuyến trong 3 tháng qua, tiếp theo người Thụy Điển chiếm 68%, 65% người Mỹ và 62% người Hàn Quốc.

“Có thể nói top 4 quốc gia vẫn chủ yếu là các nước phương Tây phát triển. Và thực sự đã có gần 10 năm công nghệ này phát triển”, Gottfried cho biết.

Gần 1 nửa số người trên thế giới mua sắm trực tuyến và thậm chí là con số lớn hơn, 61%, tìm kiếm thông tin trên web về các sản phẩm họ đang suy nghĩ để mua.

Mua sắm trực tuyến không mấy phổ biến ở Ả rập Saudi, Mexco, Hungary và Nga, có khoảng 28% số người mua sắm trực tuyến.

Và trong một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đã thay đổi như thế nào về việc tìm kiếm việc, 41% số người cho biết họ sử dụng Internet để tìm việc.

Có nhiều thái cực về việc tìm việc làm, vơi 61% số người Hungary, Nam Phi và Mexico tìm kiếm việc làm. 17% người Nhật và 1/4 số người Hàn Quốc và Pháp đã chọn công cụ web để tìm việc làm.

Gottfried cho biết những kết quả của thăm dò này này phản ánh khá chính xác số người nói họ biết một ai đó đã mất việc hoặc đang tìm việc. Đối với nhiều nước, kết quả tìm kiếm này cho thấy ai là người lo lắng về công việc nhất.

Những người lớn tuổi hơn, từ 50 - 64 có thu nhập và trình độ cao hơn là những người thực hiện tác vụ ngân hàng trực tuyến nhiều nhất. Những người mua sắm trực tuyến cũng có trình độ cao hơn và doanh thu lớn hơn.

Nhưng khoảng 1 nửa số người tìm việc làm trực tuyến là dưới 35 tuổi, chưa kết hôn và có thu nhập thấp hơn.

IPSOS đã phỏng vấn tổng số 19.216 người lớn ở Achentina, Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Vương quốc Anh, Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật Bản, Mexico, Ba Lan, Nga, Ả rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

HY

Theo Reuters

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Huawei đặt mục tiêu doanh số 100 tỷ USD/năm

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Năm nay, Huawei đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần, đạt mức tiêu thụ 60 triệu smartphone và hy vọng sẽ trở thành một công ty đạt doanh số 100 tỉ đô la/năm trong vòng 10 năm tới.

(ICTPress) - "Apple, Asus, Fujitsu, HTC, Huawei, Motorola, Nokia, Panasonic, RIM, Samsung, Sony…, sẽ chỉ còn là số ít trong số những nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) hiện nay là có thể tồn tại được trong một thị trường đầy cạnh tranh".

Ascend P1 S - “chiếc smartphone mỏng nhất thế giới”

Đó là nhận định của Chủ tịch bộ phận thiết bị cầm tay (Device), Tập đoàn Huawei, ông Richard Yu, trong cuộc phỏng vấn của chương trình Mobile Live được phát sóng trong tuần qua. “95% lợi nhuận trong ngành công nghiệp điện thoại di động sẽ thuộc về 2 công ty là Apple và Samsung. Chúng tôi cho rằng sẽ chỉ có khoảng 3 - 4 nhà sản xuất trong ngành này là có lợi nhuận trong tương lai và chúng tôi hy vọng mình sẽ nằm trong số đó. Toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất điện thoại di động đang và sẽ được hợp nhất”, ông Richard Yu nói.

Mặc dù hiện là thương hiệu sản xuất thiết bị cầm tay (handset) đứng thứ 6 thế giới về doanh số, sau 5 nhà sản xuất khác lần lượt là Nokia, Samsung, Apple, ZTE và LG, song Huawei cũng không ngần ngại đặt mục tiêu trở thành trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trên thị trường toàn cầu. Năm 2011, công ty đã tiêu thụ được 20 triệu thiết bị cầm tay, tăng ấn tượng so với con số 5 triệu thiết bị bán ra trong năm 2010. Còn năm nay, Huawei đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần, đạt mức tiêu thụ 60 triệu smartphone và hy vọng sẽ trở thành một công ty đạt doanh số 100 tỉ USD/năm trong vòng 10 năm tới.

Trong phóng sự có tên “Tại sao chiếc điện thoại tiếp theo của bạn có thể không phải là Apple phát sóng trên kênh tivi của Reuters ngày 29/3, ông Hagen Fendler, Giám đốc thiết kế các thiết bị cầm tay của Huawei cũng đã nhấn mạnh chiến lược thiết kế các sản phẩm di động của hãng là lấy khách hàng làm trung tâm để tạo ra những chiếc smartphone đáp ứng tối đa các trải nghiệm của người dùng, quyến rũ thế hệ người dùng trẻ tuổi bằng những sản phẩm có tốc độ "khủng", với thiết kế rất đẹp, thanh lịch kết hợp với những công nghệ tiên tiến và một màn hình có màu sắc rực rỡ.

“Cho dù thị trường này đang biến đổi và phát triển vô cùng nhanh chóng cũng như cạnh tranh khốc liệt, thì với việc đáp ứng tất cả những nhu cầu về trải nghiệm của người sử dụng ở các thị trường khác nhau, trong các phân khúc thị trường khác nhau, chúng tôi tự tin rằng chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng trên toàn cầu và chắc chắn chúng tôi sẽ thành công, Huawei sẽ trở thành một trong những thương hiệu di động hàng đầu thế giới”, ông Hagen Fendler chia sẻ.

Khởi động cho nỗ lực chiếm lĩnh thị phần smartphone toàn cầu này, tại Triển lãm Di động thế giới (Mobile World Congress) 2012 diễn ra tại Barcelona, Tây Ban Nha từ 27/2 đến 1/3/2012, Huawei đã giới thiệu Ascend D1 Quad, chiếc điện thoại thông minh nhanh nhất thế giới sử dụng chip lõi tứ (quad-core chip) do chính mình thiết kế, và đồng thời sở hữu Ascend P1 S, sản phẩm đã giành được danh hiệu “chiếc smartphone mỏng nhất thế giới” tại chính sự kiện lớn của ngành di động này.

 X.T

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Máy tính bảng bắt đầu thay thế máy tính thông thường

Tóm tắt: 

Một nghiên cứu mới đây với khách hàng doanh nghiệp cho thấy, gần 1/3 các công ty sẽ có kế hoạch mua máy tính bảng trong thời gian tới đây và sử dụng thiết bị này thay thế cho dòng máy tính cá nhân.

Thiết bị iPad không chỉ là đối thủ đáng gờm với nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường máy tính bảng mà đây còn là sự thay thế tối ưu đối với nhiều người khi họ cân nhắc mua chiếc PC.

Một nghiên cứu mới đây của ChangeWave Research đối với khách hàng doanh nghiệp cho thấy, gần 1/3 các công ty sẽ có kế hoạch mua máy tính bảng trong thời gian tới đây và sử dụng thiết bị này thay thế cho dòng máy tính cá nhân.

Trong thời gian vừa qua, sự hiện của sản phẩm máy tính bảng vào khối doanh nghiệp ngày càng gia tăng. 23% các doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết sẽ sớm mua máy tính bảng để phục vụ cho công việc của mình.

Bản điều tra được tiến hành cuối tháng 2 cũng chỉ ra rằng, 84% các công ty sẽ mua thiết bị iPad của Apple, tăng so với tỷ lệ 77% trong tháng 11/2011. Trong khi đó, chỉ 8% số công ty được hỏi cho biết sẽ mua máy tính bảng thương hiệu Samsung. Tỷ lệ này giảm so với con số 10% trong bản điều tra trước đó.

Theo bản điều tra về việc máy tính bảng được sử dụng như thế nào trong công việc, 73% người được hỏi cho rằng, họ sử dụng máy tính bảng để kiểm tra thư điện tử và truy cập Internet, 67% dùng để làm việc khi họ không ở văn phòng, 41% cho biết, họ dùng máy tính bảng để giao dịch bán hàng và 32% người được hỏi sử dụng máy tính bảng như một chiếc PC thông thường.

Mặc dù Apple đang thống trị thị trường máy tính bảng doanh nghiệp, theo dự đóan của các chuyên gia phân tích thị trường, trong vòng 3-4 năm tới, vị trí này sẽ có sự thay đổi. Các thiết bị sử dụng nền tảng Android với nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, giá thành thấp sẽ lên ngôi.

LH

(Theo Vtv/Infoworld)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Qualcomm thành lập Trung tâm thiết kế mạch tích hợp tại Singapore

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển kỹ thuật và thiết kế mạch tích hợp mới sẽ tập trung vào việc thiết kế và phát triển chipset - bao gồm thiết kế về mạch analog và nguồn, thiết kế tín hiệu hỗn hợp, thiết kế số, thiết kế kiến trúc màn chắn, quy trình trước và sau kiểm tra silicon.

(ICTPress) - Qualcomm vừa công bố các kế hoạch thành lập Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển thiết kế và kỹ thuật mạch tích hợp tại Singapore.

Tại đây, Qualcomm cũng sẽ quản lý một số hoạch định và phát triển về chiến lược kinh doanh, nguồn cung ứng, thu mua và các kênh phân phối, cũng như hoạt động marketing và các chức năng hành chính khác cho Qualcomm CDMA Technologies, thuộc bộ phận  chipset của Qualcomm.

Hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển kỹ thuật và thiết kế mạch tích hợp mới sẽ tập trung vào việc thiết kế và phát triển chipset - bao gồm thiết kế về mạch analog và  nguồn, thiết kế tín hiệu hỗn hợp, thiết kế số, thiết kế kiến trúc màn chắn, quy trình trước và sau kiểm tra silicon.

Tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch Điều hành Qualcomm CDMA Technologies Jim Lederer cho biết: “Trung tâm này sẽ tạo ra những thiết kế chipset mạnh mẽ và mang tính đột phá, tiếp tục mang lại những trãi nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng”.    

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật và thiết kế mạch tích hợp mới này sẽ chú trọng vào việc sử dụng nhân tài về CNTT tại Singapore và trong khu vực để phát triển hàng loạt các giải pháp hỗ trợ cho các thiết kế về phần cứng và phần mềm, cũng như  nâng cao năng lực của trung tâm thử nghiêm  sản phẩm của Qualcomm hiện đang hoạt động tại Singapore.

Ông Teo Ser Luck, Bộ trưởng Bộ Công thương Singapore cho biết: “Điện tử là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu tại Singapore. Chúng tôi rất hào hứng khi Qualcomm, công ty sản xuất sản phẩm bán dẫn lớn nhất thế giới, thiết lập Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển kỹ thuật và thiết kế mạch tích hợp tại đây, từ đó sẽ xây dựng Singapore trở thành trung tâm quốc tế chuyên về kinh doanh chipset của Qualcomm”.        

Singapore có tầm quan trọng chiến lược đối với Qualcomm từ năm 2000 khi công ty xây dựng trung tâm phân phối chipset tại đây. Năm 2008, Qualcomm thành lập trung tâm phát triển thử  nghiệm đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, điều này giúp Singapore trở thành trung tâm phát triển của Qualcomm tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

 HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

FPT Online mở rộng sang TMĐT, đặt mục tiêu tăng 60% tổng doanh thu

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng - TGĐ FPT Online tiết lộ, năm 2012 công ty sẽ phát triển thêm hai mảng mới là thương mại điện tử và dịch vụ thanh toán tiện lợi Kiosk.

(ICTPress) - Công ty Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) vừa cho biết đã thông qua kế hoạch đạt 1.800 tỷ đồng doanh thu và 258 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2012.

Đây là mức doanh thu tăng 59% và lợi nhuận tăng 38% so với kết quả năm trước. Năm 2011, công ty đạt doanh thu 1.135 tỷ đồng, tăng 170%; lợi nhuận sau thuế đạt 186,4 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần năm 2010.

Để đạt mục tiêu nói trên, ông Nguyễn Đắc Việt Dũng - TGĐ FPT Online cho biết, ở mảng game online, công ty sẽ phát hành những game mới, còn ở lĩnh vực nội dung số, công ty sẽ đẩy mạnh để FPT Online thành một "thế lực truyền thông".

Đặc biệt, ông Dũng tiết lộ, năm 2012 FPT Online sẽ phát triển thêm hai mảng mới là thương mại điện tử (TMĐT) và dịch vụ thanh toán tiện lợi Kiosk.

FPT hội tụ nhiều lợi thế để tham gia thương mại điện tử. Ảnh minh họa.

Đây có thể xem là bước đi hợp lý và đã được dự báo trước, bởi xét một cách toàn diện, công ty mẹ của FPT Online - Tập đoàn FPT hội được nhiều lợi thế nhất trong số các công ty trong nước để kinh doanh TMĐT, trong đó có thể kể đến thương hiệu, tập khách hàng, công cụ truyền thông, hệ thống ngân hàng, quan hệ với các nhà cung cấp,...

Mới đây, FPT Online cũng đã đăng tuyển hàng chục vị trí làm về TMĐT, trong đó đáng lưu ý có vị trí "nhân viên phát triển kinh doanh và tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến trong ngành thời trang, phụ kiện thời trang và sản phẩm công nghệ".

Tuy nhiên, đây cũng không phải lần đầu tiên FPT tham gia vào lĩnh vực đầy tiềm năng này. Năm 2008, Tập đoàn này từng ra mắt Hệ thống bán hàng trực tuyến Vimua, với hình thức bán các sản phẩm điện tử, công nghệ do FPT sản xuất và phân phối - thông qua các "tư vấn viên". Mô hình này đã không đạt được mấy thành công và sau đó được chuyển về cho FPT Online điều hành.

Chia sẻ về khó khăn của việc tham gia thị trường TMĐT tại thời điểm hiện tại, ông Thang Đức Thắng - Chủ tịch HĐQT FPT Online cũng thừa nhận, cuộc cạnh tranh này đang rất khốc liệt.

Theo ông Thắng, phát triển TMĐT nếu chỉ dựa trên cộng đồng game thì sẽ thất bại. "FPT Online có cộng đồng đọc tin tức lớn, đây là điều mà các công ty khác đang mong muốn có nên FPT Online sẽ kiên định với thế mạnh này để phát triển TMĐT", Chủ tịch FPT Online cho biết.

Lê Nguyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành