Syndicate content

Chuyển động ngành

Doanh nghiệp công nghệ tự hại mình nếu phớt lờ nguồn mở

Tóm tắt: 

Các tập đoàn hoàn toàn bỏ qua công nghệ mở và các mô hình phát triển phần mềm tự do sẽ cầm chắc thất bại trong thế giới hiện đại, theo các chuyên gia.

Các tập đoàn hoàn toàn bỏ qua công nghệ mở và các mô hình phát triển phần mềm tự do sẽ cầm chắc thất bại trong thế giới hiện đại, theo các chuyên gia.

Các sáng kiến do cộng đồng khởi xướng đang phát triển với tốc độ lạ thường và những công ty lảng tránh chúng sẽ có nguy cơ bị các đối thủ trẻ khởi nghiệp nhờ phong trào nguồn mở (open source) thay thế...

Jeffrey Hammond, nhà phân tích cao cấp của Forrester đã nói như vậy trong hội nghị trực tuyến "Di động và web mở: Các chuẩn mở và sản phẩm cộng đồng đang thay đổi các doanh nghiệp". Nhà tổ chức hội nghị này là Công ty tư vấn Black Duck Software chuyên hỗ trợ phần mềm nguồn mở tự do cho khối doanh nghiệp.

Hammond tuyên bố rằng nguồn mở đang thay đổi mạnh mẽ môi trường kinh doanh và các tập đoàn cần phải thích ứng với hoàn cảnh này càng sớm càng tốt để song hành cùng sự phát triển sáng tạo. Theo Công ty Black Duck Software, chỉ trong năm 2011, thế giới đã có thêm hơn 10.000 dự án nguồn mở mới, đa số trong đó trực tiếp phát triển phần mềm nguồn mở.

Mã nguồn mở đang thay đổi mạnh mẽ môi trường kinh doanh và các tập đoàn cần phải thích ứng với hoàn cảnh này càng sớm càng tốt...

Các rào cản truyền thống ngăn cản các thành viên mới tham gia thị trường - đặc biệt là thị trường công nghệ - đang bị gỡ bỏ nhanh chóng", Hammond tuyên bố. Sự phổ biến của các ý tưởng nguồn mở Open Source đang mang lại lợi thế cho các công ty trẻ: Những công ty khởi nghiệp nhỏ có cơ hội trình bày với thế giới ý tưởng của mình mà không cần đến các nguồn đầu tư bên ngoài và các nguồn lực hùng hậu bên trong.

Sáng tạo đang trở nên rẻ hơn

Cùng với sự phát triển của phần mềm nguồn mở tự do, giá của một công trình sáng tạo đã giảm gần như 90% so với vài năm trước, Hammond khẳng định. Các xu hướng công nghệ lớn nhất hiện nay - như phần mềm xử lý dữ liệu lớn, các công cụ phát triển và các công nghệ di động - đang chứng tỏ điều đó. "Mã nguồn mở đã giảm triệt để giá trị của sáng kiến - chuyên gia này tuyên bố - Mọi người có thể lấy vài giải pháp nguồn mở, kết hợp chúng lại với nhau thành sản phẩm hoàn chỉnh và triển khai mà không mất phí bản quyền".

Hammond gọi toàn bộ khối các công trình của cộng đồng nguồn mở là "trung tâm dữ liệu ăn sẵn" mà bất cứ ai cũng có thể khai thác những thứ miễn phí từ đó để tạo ra giải pháp riêng.

Giá gia công thấp từ các cấu phần nguồn mở đã tạo nên làn sóng vũ bão cho các công ty khởi nghiệp. Các công ty này sử dụng những công nghệ miễn phí - trong đó có công nghệ di động, đám mây, web - cũng như thu hút các tình nguyện viên vào phát triển các sản phẩm của mình. Kết quả là, trong lĩnh vực phát triển phần mềm bắt đầu diễn ra sự dịch chuyển vai trò. Các nhà cung cấp tập đoàn vẫn như trước sẽ đóng vai trò quan trọng nhưng những tiến bộ trong công nghệ giờ đây lại phụ thuộc nhiều vào cộng đồng các nhà phát triển toàn cầu.

Theo Hammond, nền tảng công nghệ của một số tổ chức có tính cách mạng cũng xây dựng trên phần mềm nguồn mở. Ví dụ, Amazon với dịch vụ xuất bản phát hành sách thật sáng tạo, LinkedIn trở thành tên tuổi mới trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự, NetFlix thay thế Blockbuster trong lĩnh vực cho thuê phim trực tuyến...

Các hệ thống liên hợp

Tình thế như vậy không có nghĩa là các nhà cung cấp lớn phải hoàn toàn đoạn tuyệt với hạ tầng truyền thống và các chiến lược đã định. Phương pháp tốt nhất để giữ cân bằng trước xu thế phát triển vũ bão của nguồn mở là mở một phần các nguồn lực nội bộ của mình.

Để làm điều đó, Hammond đề xuất khái niệm "các hệ thống liên hợp" (systems of engagement). Bản chất của nó nằm ở chỗ cần phải bổ sung vào hệ thống cũ các nền tảng hoàn toàn mới nhắm đến tập hợp những dữ liệu mà tập đoàn sẵn sàng mở cho mọi người truy cập.

Các khách hàng, đối tác, các nhà cung cấp khác cùng các nhà phát triển thứ ba có thể sử dụng những dữ liệu mở này để phát triển sản phẩm của họ cũng như phát triển cho các tập đoàn. "Hệ thống liên hợp" cho phép tổ chức trao đổi ý tưởng giữa các nhà phát triển ở "hai bên của bức tường chắn".

Chiến lược của CBS Sports - nhà phát triển phiên bản online trò chơi máy tính nổi tiếng Fantasy Football - là một ví dụ về hình thức này. CBS Sports cho các nhà phát triển thứ ba truy cập vào dữ liệu nền tảng và để họ trực tiếp phát triển dịch vụ trò chơi.

Các công ty cũng nên cân nhắc về một hạ tầng hỗn hợp, kết hợp các phần mềm độc quyền và nguồn mở cũng như tăng cường sử dụng các cấu phần mở trong các thiết kế của họ. Bằng cách đó, các tập đoàn có thể giảm giá sản phẩm của mình, đẩy nhanh sự phát triển các giải pháp mới và không bị tụt hậu khỏi cộng đồng nguồn mở.

NND

(Theo PCWorld/CNews.ru)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

5 giá trị cốt lõi của Facebook

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Xây dựng những điều lớn lao có nghĩa là phải mạo hiểm. Điều này có vẻ gây lo ngại và hạn chế nhiều công ty làm những việc táo bạo mà họ nên làm. Tuy nhiên, trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, bạn sẽ thất bại nếu bạn không mạo hiểm.

(ICTPress) - CEO Facebook Zuckerberg đã đề ra 5 giá trị cốt lõi cho Facebook trong một lá thư gửi các nhà đầu tư tiềm năng trong hồ sơ pháp lý của Facebook đệ trình phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO). Dưới đây là 5 giá trị đó:

Tập trung vào ảnh hưởng

Nếu chúng ta muốn có ảnh hưởng lớn nhất, cách tốt nhất để làm việc này là phải chắc chắn chúng ta luôn luôn tập trung giải quyết các vấn đề quan trọng nhất. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng chúng ta nghĩ rằng phần lớn các công ty thực hiện điều này không triệt để và mất rất nhiều thời gian. Chúng tôi hy vọng tất cả mọi người ở Facebook tìm kiếm những vấn đề lớn nhất để giải quyết.

Chuyển động nhanh

Chuyển động nhanh giúp chúng tôi xây dựng nhiều thứ hơn và học hỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với phần lớn các công ty phát triển rồi, họ sẽ chững lại nhanh vì họ lo lắng đến mắc lỗi nhiều hơn là việc họ đang mất đi các cơ hội do chuyển động quá chậm chạp. Chúng tôi có thể nói rằng: “Chuyển động nhanh và giải quyết nhiều việc”. Ý tưởng là nếu bạn không giải quyết được bất cứ việc gì, bạn không thể chuyển động nhanh.

Táo bạo

Xây dựng những điều lớn lao có nghĩa là phải mạo hiểm. Điều này có vẻ gây lo ngại và hạn chế nhiều công ty làm những việc táo bạo mà họ nên làm. Tuy nhiên, trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, bạn sẽ thất bại nếu bạn không mạo hiểm. Chúng tôi có một câu nói khác: “Điều rủi ro nhất là không thử mạo hiểm nào”. Chúng tôi khuyến khích mọi nhân viên ra các quyết định mạo hiểm, thậm chí đôi khi có gặp lỗi.

Cởi mở

Chúng tôi tin tưởng rằng một thế giới mở hơn là một thế giới tốt đẹp hơn bởi vì nhiều người với nhiều thông tin hơn có thể ra các quyết định chắc chắn hơn và có ảnh hưởng lớn hơn. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ vận hành công ty tốt hơn. Chúng tôi làm việc chăm chỉ để chắc chắn mỗi người ở Facebook tiếp cận với nhiều thông tin nhất có thể về mọi lĩnh vực của công ty do đó họ có thể ra các quyết định chắc chắn nhất và có tác động lớn nhất.

Xây dựng giá trị xã hội

Một lần nữa, Facebook vẫn sẽ làm cho thế giới mở và kết nối hơn, và không chỉ là xây dựng một công ty. Chúng tôi hy vọng tất cả mọi người ở Facebook hàng ngày tập trung làm thế nào để xây dựng giá trị thực sự.

QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Hoàn tất chuyển giao EVN Telecom về Viettel

Tóm tắt: 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã chính thức hoàn thành việc chuyển giao Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã chính thức hoàn thành việc chuyển giao Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).

Cụ thể, theo EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và 5 Tổng công ty điện lực đã hoàn thành ký biên bản bàn giao tài sản viễn thông cho Viettel.

EVNTelecom đã hoàn thành các công tác kiểm đếm, đối soát, thẩm tra tài chính, hoàn thiện biên bản bàn giao và đã ký biên bản bàn giao ngày 26/4/2012.

Ngoài ra, trên cơ sở kết quả bàn giao, EVN đã phối hợp với Viettel hoàn thành dự thảo biên bản bàn giao và tờ trình gửi Bộ Tài chính để ra quyết định về việc bàn giao tài sản viễn thông giữa hai tập đoàn.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định về việc Viettel chính thức tiếp nhận EVN Telecom kể từ ngày 1/1/2012.

Việc quyết định chuyển giao EVN Telecom cho Viettel do doanh nghiệp viễn thông "nhà đèn" này nhiều năm qua hoạt động hiệu quả thấp, kinh doanh triền miên thua lỗ, nợ phải trả lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

M. Chung

(Theo VnEconomy)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Đã ra mắt Galaxy S III nhận dạng giọng nói, giao tiếp ánh mắt nhưng chưa có giá

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Samsung cho biết chiếc điện thoại này sẽ có mặt ở châu Âu vào ngày 29/5, sau khi được tung ra ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Một phiên bản 4G sẽ được bán ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vào mùa hè.

(ICTPress) - Samsung đã tung ra điện thoại thông minh Galaxy S III với kỳ vọng củng cố vị thế của mình để cạnh tranh với Apple và iPhone 4S.

Chiếc smartphone mới này có màn hình to khác thường (12,192 cm) và máy ảnh 8 megapixel được công bố tối qua 3/5 theo giờ London trong một bữa tiệc cuốn hút cùng với dàn nhạc.

Samsung cho biết Galaxy S III được “thiết kế cho con người”, có công nghệ nhận dạng giọng nói và ánh mắt mà Samsung tin rằng sẽ vượt lên các đối thủ trên thị trường điện thoại di động thông minh đã quá đông đúc.

Samsung đã vượt qua Nokia để trở thành nhà sản xuất điện thoại di động bán chạy nhất thế giới, và Juniper Research cho biết hôm thứ 3 (2/5) Samsung đã vượt Apple về doanh thu bán smartphone trong quý đầu năm nay và được mô tả là “một cuộc đua ngày càng khốc liệt giữa hai chú ngựa”.

Galaxy mới, chạy hệ điều hành phiên bản cập nhật nhất của Google - Android 4.0 Ice Cream Sandwich - sẽ nhận dạng khi một người sử dụng nhìn vào máy và màn hình sẽ sáng khi mắt giao tiếp với máy.

Công nghệ nhận dạng giọng nói của Samsung – giống như Siri của Apple – cho phép người sử dụng mở máy khi cất lên tiếng nói. Và nhận dạng giọng nói còn đi xa hơn khi nói, ví dụ "Hi Galaxy ... picture," (Chào Galaxy, hình ảnh) sẽ mở ứng dụng máy ảnh của điện thoại và nói "cheese" khi chụp ảnh. Phần mềm nhận dạng khuôn mặt sau đó xác định bạn bè trên Facebook thông qua các hình ảnh và những chia sẻ mà người sử dụng chia sẻ.

Samsung - nhà tài trợ cho Olympics 2012 - đã cho biết Samsung sẽ gửi các thiết bị có công nghệ thanh toán di động tới Olympics được tổ chức tại London.

Chris Hall, biên tập viên trang web công nghệ Pocket-lint cho biết “ngạc nhiên đến thú vị” với chiếc điện thoại mới này.

“Khi bạn so sánh điện thoại này với đối thủ gần nhất bạn sẽ thấy những nỗ lực trong các sáng tạo phần mềm, đặc biệt là nhận dạng ánh mắt. Nhận dạng giọng nói giống như sự phản công lại Siri của iPhone nhưng tôi không biết nhiều người có thực sự nói chuyện vào điện thoại của mình. Tôi nghĩ thành công của Galaxy S II cho thấy con người muốn một thứ gì khác biệt mà đó không phải là một iPhone, và tôi nghĩ S III là một kế vị vững chắc S II”, Chris Hall cho biết.

Samsung cho biết chiếc điện thoại này sẽ có mặt ở châu Âu vào ngày 29/5, sau khi được tung ra ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Một phiên bản 4G sẽ được bán ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vào mùa hè.

Samsung vẫn chưa công bố giá của chiếc S III là bao nhiêu.

QM

Theo CNN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Nokia suy yếu tại các nước đang phát triển

Tóm tắt: 

Sau smartphone, Samsung tiếp tục bước vào cuộc đua với Nokia ở nhóm giá thấp. Ngoài ra, nhà sản xuất Phần Lan còn bị các đối thủ nhỏ cạnh tranh.

Sau smartphone, Samsung tiếp tục bước vào cuộc đua với Nokia ở nhóm giá thấp. Ngoài ra, nhà sản xuất Phần Lan còn bị các đối thủ nhỏ cạnh tranh.

Dòng giá rẻ của Nokia đang bị cạnh tranh mạnh. Ảnh: The Verge.

Tại các cửa hàng ở Mumbai (Ấn Độ), trước đây Nokia luôn là sản phẩm được bày bán nhiều nhất. Tuy nhiên, các vị trí đó hiện đã dành cho thiết bị từ Samsung. Manish Khatri, chủ một cửa hàng ở đây cho biết, anh ta không thù ghét Nokia, nhưng điện thoại Samsung được hỗ trợ và bán tốt hơn.

14 năm trị vì làng di động của Nokia đã kết thúc. Tổng kết quý I cho thấy, thương hiệu này đã bị Samsung vượt qua. Cùng với Apple, tên tuổi Hàn Quốc đã trở thành những đối thủ sừng sỏ trên phân khúc điện thoại thông minh.

Nếu như thị trường smartphone, Nokia đã bị Apple vượt qua, thì nhóm giá rẻ cũng đang bị mất dần thị phần. Nhóm sản phẩm này nhiều năm qua vẫn là niềm tự hào của Nokia về doanh số và bán tốt ở các nước đang phát triển.

Doanh số bán điện thoại cơ bản của Nokia đã giảm tới 16% trong 3 tháng đầu năm 2012. Đây là quý sụt giảm thứ 4 trong 5 quý gần nhất, trong khi các đối thủ đến từ Trung Quốc như ZTE, Huawei không ngừng lớn mạnh.

Tại Ấn Độ, thị trường di động lớn thứ hai thế giới, với 900 triệu thuê bao, Nokia đã giảm một nửa trong năm 2011 so với 3 năm trước. Hãng chiến 31% thị phần trong tổng số 183 triệu máy được bán, theo con số của hãng nghiên cứu CyberMedia (Ấn Độ).

Các nhà phân tích cho biết, Nokia đã không theo kịp sự thay đổi của nhóm trung. Ngoài ra, ở các quốc gia đang phát triển, các nhà mạng không có xu hướng trợ cấp giá điện thoại, thì việc mất các nhà bán lẻ như Khatri ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

"Với các nhà bán lẻ như chúng tôi, rất khó khăn để nhận được sự quan tâm của Nokia với các model cơ bản, sản phẩm để trình diễn cho khách hàng", Khatri nói. Mỗi tháng, cửa hàng này bán khoảng 500 chiếc điện thoại, họ không có sự ưu tiên từ Nokia, trong khi đó, Samsung thường xuyên cử nhân viên đến thăm.

Tại Trung Quốc, thị trường di động lớn nhất thế giới, các nhà mạng bắt đầu đóng vai trò lớn hơn trong việc bán di động. Đó cũng là xu hướng khi họ làm việc với Nokia. "Họ ưu tiên các thương hiệu nội hơn so với công ty quốc tế", Pete Cunningham đến từ hãng Canalys nhìn nhận.

Từ tháng Giêng đến tháng Ba, doanh số Nokia đã giảm 62% so với trước đây. Thị phần của hãng cũng còn 24% so với 39% hai năm trước, con số của hãng Strategy Analytics.

Ở châu Phi, thị phần Nokia cũng sụt 51% so với năm ngoái và 62% so với hai nằm trước.

Các thương hiệu khác như Samsung cạnh tranh ở công nghệ.

Cổ phiếu của Nokia đã giảm tới ba phần tư trong một năm, và tuần trước, hãng đã bị hạ mức tín nhiệm xuống mức "bỏ đi". Nokia cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư tiền để thu hút khách hàng.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn, đặc biệt ở các thị trường chiến lược như Ấn Độ, Nigeria, Brazil, Mexico, nơi dòng Asha nhận được điểm cao kỷ lục từ khách hàng", bà Mary McDowell, phụ trách mảng điện thoại cơ bản của Nokia nói. Tuần trước, hãng đã ra mắt chiếc Asha 202 tại Ấn Độ với sự kết hợp 5 nhà mạng.

Các nhà phân tích cho rằng, Nokia chậm chạp với các tiến bộ công nghệ. Ở các nước đang phát triển, di động nhiều sim đang dần bão hòa. Trong khi đó, khách hàng cần những thiết bị hỗ trợ màn hình cảm ứng với 105 triệu thiết bị như vậy bán ra trong năm ngoái trên toàn cầu, theo số liệu của Strategy Analytics.

"Nokia đã để cánh cửa mở rộng cho Samsung và các đối thủ khác mang di động cảm ứng vào. Các thương hiệu Hàn Quốc đã có máy cảm ứng từ 3 năm trước, trong khi Nokia thì không hề", Ben Wood, người đứng đầu hãng CCS Insight cho biết.

Những năm gần đây, giá di động Android cũng đang giảm mạnh. Những điều đó đã đóng sập cánh cửa với Nokia.

Quốc Khánh

(Theo Số hóa)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Fortinet chỉ định 2 nhà phân phối mới tại Việt Nam

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Hai nhà phân phối mới là Viet Net và Eguardian được chọn vì trình độ hiểu biết chuyên gia về an ninh bảo mật, kinh nghiệm phân phối CNTT và mở rộng mạng lưới các nhà bán lẻ.

(ICTPress) - Fortinet, công ty chuyên về lĩnh vực bảo mật mạng hiệu năng cao vừa công bố đã đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam với hai nhà phân phối mới được chỉ định Viet Net và Eguardian.

Viet Net và Eguardian, nhà phân phối tạo giá trị gia tăng và chuyên về bảo mật ở châu Á, sẽ giúp Fortinet tăng trưởng tại Việt Nam bằng cách tuyển các đối tác bán lẻ để mở rộng kênh phân phối, liên kết hiệu quả giữa Fortinet và các nhà bán lẻ này, và đẩy mạnh nhận diện thương hiệu của Fortinet trong các tập đoàn lớn. Các nhà phân phối cũng đi đầu trong việc đào tạo, khuyến khích các đối tác bán lẻ, hỗ trợ khách hàng theo suốt cácdải sản phẩm của Fortinet, và giáo dục thị trường về các tập quán an ninh bảo mật tốt nhất.

Hai nhà phân phối mới là Viet Net và Eguardian được chọn vì trình độ hiểu biết chuyên gia về an ninh bảo mật, kinh nghiệm phân phối CNTT và mở rộng mạng lưới các nhà bán lẻ. Các đối tác bán lẻ hiện tại của M.Tech, công ty phân phối của Fortinet trước đây sẽ tiếp tục làm việc cùng Fortinet và nhà phân phối mới để tiếp tục phục vụ yêu cầu khách hàng mà không gián đoạn. Cùng với Tech Horizon - nhà phân phối hiện tại, Viet Net và Eguardian sẽ mở rộng hoạt động của Fortinet trên toàn Việt Nam.

Các giải pháp an ninh bảo mật của Fortinet giúp các tập đoàn bảo vệ và kiểm soát hạ tầng CNTT, trong khi tối ưu hoá hiệu năng, đơn giản hoá quản trị và giảm các loại chi phí. Với hơn 850.000 thiết bị phục vụ 125.000 khách hàng trong từng ngành trên toàn thế giới, các giải pháp của Fortinet giúp bảo mật mạng mở rộng - từ các thiết bị đầu cuối và thiết bị di động, đến khu vực vành đai (perimeter) và khu vực lõi, bao gồm cơ sở dữ liệu, truyền dữ liệu messaging và các ứng dụng Web.

Sản phẩm “lá cờ đầu” của nhà cung cấp là sê-ri thiết bị FortiGate®tích hợp chống đe dọa đa luồng, bao gồm tất cả các công nghệ bảo mật cần thiết để ngăn chặn tất cả các mối đe doạ an ninh bảo mật phức tạp nhất chỉ trong 1 hộp thiết bị.

X.T

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

LG tuyên bố từ bỏ Windows Phone

Tóm tắt: 

Hợp tác chiến lược giữa Microsoft và Nokia là nguyên nhân khiến hệ điều hành di động Windows Phone không hấp dẫn lắm với nhiều hãng sản xuất điện thoại di động khác.

Hợp tác chiến lược giữa Microsoft và Nokia là nguyên nhân khiến hệ điều hành di động Windows Phone không hấp dẫn lắm với nhiều hãng sản xuất điện thoại di động khác.

LG là hãng điện thoại đầu tiên công bố sẽ không tham gia cuộc đua trong mảng điện thoại di động chạy Windows Phone cũng như đưa ra những tiện ích bổ sung (gadget) cho nền tảng di động này của Microsoft.

Việc từ bỏ Windows Phone và tập trung vào mảng điện thoại di động nền Android của LG được xem là nước cờ khôn ngoan nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh cũng như đảm bảo mục tiêu doanh thu đạt được trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Theo một số nhà phân tích cho biết chính sự gắn kết chặt chẽ giữa điện thoại Nokia và hệ điều hành di động Windows Phone của Microsoft khiến nhiều nhà sản xuất điện thoại di động khác không hài lòng.

Đại diện của LG xác nhận hãng sẽ không có kế hoạch đưa ra những chiếc điện thoại chạy Windows Phone trong tương lai gần với lý do thị phần toàn cầu nền tảng di động này của Microsoft chưa đủ lớn cũng như kết quả kinh doanh mảng điện thoại di động chạy Windows Phone của hãng không khả quan như mong đợi.

Dù vậy, đây không phải là quyết định cuối cùng và hãng vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác với Microsoft, đại diện của LG cho biết thêm.

Liệu đây có phải là động thái nghiêm túc hay thái độ "giận dỗi" của nhà sản xuất điện thoại hàng đầu Hàn Quốc trước mối quan hệ chặt chẽ Microsoft - Nokia hay không nhưng rõ ràng là chuyến thăm Hàn Quốc của ông Steve Ballmer, CEO (Giám đốc điều hành) của Microsoft vào tháng 5/2012 tới sẽ thêm phần khó khăn. Ngoài việc thuyết phục LG tiếp tục hợp tác đưa ra những mẫu điện thoại di động nền tảng Windows Phone như đã từng với Samsung trước đó, ông Steve Ballmer còn phải đảm bảo duy trì mối hợp tác chiến lược giữa Microsoft và Nokia.

Đông Quân

(Theo PCWorld)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Khó khăn, Nokia đàm phán bán lại thương hiệu Vertu

Tóm tắt: 

Sau khi đánh mất vị trí số 1 thế giới vào tay Samsung, Nokia lại khiến nhiều người tiếc nuối khi quyết định bán thương hiệu cao cấp Vertu.

Sau khi đánh mất vị trí số 1 thế giới vào tay Samsung, Nokia lại khiến nhiều người tiếc nuối khi quyết định bán thương hiệu cao cấp Vertu.

Thời điểm hiện tại, Nokia đang trong quá trình đàm phán để bán Vertu, thương hiệu điện thoại di động xa xỉ nhất hành tinh cho một công ty tư nhân có tên Permira.

Ngoài Permira còn có một vài công ty sản xuất sản phẩm sang trọng có hứng thú với việc mua lại Vertu nhưng triển vọng đàm phán với các đối tác này không mấy sáng sủa.

Quyết định trên là một phần trong chiến lược thu gọn các lĩnh vực đầu tư không cốt lõi để tập trung vào các lĩnh vực chính nhằm giành lại ngôi vị số 1 thế giới đã bị mất vào tay Samsung của nhà sản xuất điện thoại di động Phần Lan.

Thỏa thuận này, nếu thành công có thể mang lại khoảng 200 triệu EUR (khoảng 270 triệu USD) cho Nokia.

Vertu là một công ty con được Nokia thành lập năm 1988 tại Anh quốc, tập trung vào dòng sản phẩm đặc biệt cao cấp để khai thác nhu cầu ngày càng tăng của một bộ phận người tiêu dùng giàu có. Những sản phẩm của Vertu đều được làm bằng tay, gắn nhiều kim loại, đá quý và thường có giá trên 200.000 bảng Anh (trên 330.000 USD).

Một số chuyên gia đánh giá rằng, giá trị của Vertu phụ thuộc phần lớn vào thương hiệu chứ không phải là công nghệ của hãng này và tiềm năng mở rộng thị trường sẽ nằm ở khu vực châu Á và Trung Đông chứ không phải thị trường truyền thống châu Âu.

Vertu hiện bán sản phẩm tại hơn 60 quốc gia với doanh thu hàng năm ước tính khoảng 200-300 triệu EUR.

Đức Minh

(Theo Dvt/Financial Times)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Cổ phiếu của Nokia thấp nhất trong 15 năm, S&P khuyến cáo không đầu tư

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín thế giới Standard & Poor (S&P) vừa tiếp tục hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Nokia xuống mức BB+, tương đương với khuyến cáo "không đầu tư".

(ICTPress) - Tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín thế giới Standard & Poor (S&P) vừa tiếp tục hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Nokia xuống mức BB+, tương đương với khuyến cáo "không đầu tư".

Động thái này được S&P đưa ra chỉ vài ngày sau khi một tổ chức xếp hạng khác là Fitch cũng hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Nokia xuống mức tương tự, đồng thời cổ phiếu của công ty Phần Lan hạ xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm.

Trước đó hai tháng, S&P đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Nokia xuống mức BBB-, tương đương với khuyến cáo "hạn chế đầu tư".

Lumia không đủ khỏa lấp sự suy giảm nhanh chóng của Symbian.

Dù Nokia vẫn đang có quỹ tiền mặt tốt, nhưng S&P nói họ nhận thấy triển vọng tiêu cực của công ty này, ngay cả nếu dòng Lumia đạt kết quả tốt như mong đợi.

"Chúng tôi cho rằng doanh thu từ điện thoại Lumia vẫn sẽ tăng trưởng, song không đủ để khỏa lấp sự suy giảm nhanh chóng của doanh thu từ các điện thoại Symbian trong vài quý tới đây", thông báo của S&P viết.

Trong phản hồi của mình, Timo Ihamuotila - Giám đốc Tài chính của Nokia vẫn nhắc lại một thông điệp không khác gì trước đây, rằng công ty "đang trong một quá trình chuyển đổi" và sẽ "thực thi một kế hoạch hành động dứt khoát" để đạt tăng trưởng trong tương lai.

Hãng di động Phần Lan từng thừa nhận rằng đang trong thời gian khó khăn để chuyển đổi giữa sự suy giảm nhanh chóng của Symbian và Windows Phone vẫn còn trong tình trạng sơ khai.

S&P cho biết nếu Nokia chưa giải quyết được tình trạng xấu này, họ sẽ tiếp tục hạ mức xếp hạng tín nhiệm của nhà sản xuất ĐTDĐ này trong năm sau.

Bảo Lê

(Theo The Verge)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bong bóng công nghệ sắp vỡ?

Tóm tắt: 

Xen lẫn giữa những con số ấn tượng cả về các khoản lợi nhuận cũng như thua lỗ, nỗi lo về một vụ nổ "bong bóng công nghệ" mới đang ngày càng tăng cao trong các nhà đầu tư.

Từ vài ngày qua, báo cáo kết quả kinh doanh của một loạt đại gia công nghệ như Google, Microsoft, Nokia,... đã lần lượt được công bố.

Xen lẫn giữa những con số ấn tượng cả về các khoản lợi nhuận cũng như thua lỗ, nỗi lo về một vụ nổ "bong bóng công nghệ" mới đang ngày càng tăng cao trong các nhà đầu tư.

Thuật ngữ "bong bóng công nghệ" còn gọi là "bong bóng Dot-com" được hình thành từ năm 1995, khi giá cổ phiếu Netscape tăng từ 28 lên 71 USD chỉ trong phiên chào sàn đầu tiên. Hiện tượng công ty này tăng giá liên tiếp trong 3 tháng, đưa giá trị vốn hóa của Netscape cao hơn cả của Hãng hàng không Delta đã làm nảy sinh kỳ vọng với cổ phiếu của các công ty công nghệ khác, giúp chỉ số Dow Jones và NASDAQ luôn xác lập các mốc cao mới từ năm 1995 - 2000.

Không thể phủ nhận "bong bóng Dot-com" đã góp phần tạo nên sự thịnh vượng của kinh tế Mỹ cuối thập niên 1990 với sự bùng nổ của các tập đoàn công nghệ tại "Thung lũng Silicon". Nhưng đúng như nhiều chuyên gia đã nhận định, vụ nổ "bong bóng công nghệ" của giai đoạn "thịnh vượng bất thường" này cuối năm 2000 đã mở màn cho thời kỳ suy thoái kinh tế mới.

Các chuyên gia lo ngại “bong bóng công nghệ” sắp vỡ.

Mối lo về việc "bong bóng công nghệ" sẽ nổ manh nha hình thành từ hôm 10/4 khi cổ phiếu Apple tăng chóng mặt, đưa công ty này trở thành đại gia công nghệ đạt mức vốn hóa 600 tỷ USD. Sự kiện Facebook mua đứt gã tý hon Instagram với giá 1 tỷ USD và hãng Vodafone đồng ý chi 1,04 tỷ bảng để mua lại Cable & Wireless Worldwide buộc nhiều chuyên gia cảnh báo là chiêu "thổi giá" cổ phiếu của các công ty này. Chỉ ít ngày sau khi Microsoft thông báo mức lợi nhuận hơn 5,1 tỷ USD, cổ phiếu Apple tiếp tục là mục tiêu săn đuổi của giới đầu tư khi lợi nhuận quý I tăng tới 94%.

Mặc dù, vẫn có quá nhiều yếu tố ủng hộ giá cổ phiếu của các đại gia công nghệ, nhưng liệu nó có đem lại sức mạnh thực sự cho các tập đoàn này hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế thế giới đang rơi vào giai đoạn suy thoái mới, đe dọa khả năng chi tiêu của người dân. Sự cân nhắc trước các món hàng công nghệ cao nối nhau ra đời là điều không tránh khỏi, dẫn đến nghịch lý công ty mạnh chưa chắc đã thắng.

Báo cáo kinh doanh quý I vừa được Nokia công bố hôm 23/4 đã phản ánh rõ quy luật trên. Theo đó, bất chấp cái bắt tay với Microsoft nhằm cho ra đời các mẫu điện thoại thông minh mới như Lumia, doanh thu của Nokia vẫn sụt giảm tới 9,7 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng điều tồi tệ nhất vẫn có thể xảy ra với Nokia trong các quý tới.

Với gã khổng lồ Apple, sức ép cạnh tranh từ máy tính bảng giá rẻ Kindle Fire là không hề nhỏ khi nó đã chiếm tới 54,5% thị phần máy tính bảng sử dụng Android, vốn được đánh giá cao hơn App store về mức độ thân thiện.

Trong bối cảnh các đại gia công nghệ như Yahoo, AOL, MySapce, Skype... đang phải vật lộn với những di chứng của vụ nổ "bong bóng công nghệ" năm 2000, một vụ nổ mới rất có thể sẽ khiến các công ty này bị phá sản hoàn toàn. Và nhà đầu tư sẽ là những người chịu thiệt thòi nhất.

Bảo An

(Theo KTĐT)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành