Syndicate content

Chuyển động ngành

Bộ TT&TT ghi nhận các đơn vị ứng dụng CNTT hiệu quả trong CQNN 2011

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Bên cạnh việc ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng CNTT, đặc biệt là trong các CQNN, TT&TT cũng đã rất chú trọng tới công tác thi đua, khen thưởng, tôn vinh các cơ quan, tổ chức ứng dụng CNTT điển hình, hiệu quả.

(ICTPress) - Bên cạnh việc ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng CNTT, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước (CQNN), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã rất chú trọng tới công tác thi đua, khen thưởng, tôn vinh các cơ quan, tổ chức ứng dụng CNTT điển hình, hiệu quả.

Với mục tiêu này, sáng nay 19/6, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức trao giải thưởng “Ứng dụng CNTT trong CQNN” năm 2011.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son và Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai trao 6 giải thưởng chính

Giải thưởng “Ứng dụng CNTT trong CQNN” được tổ chức thường niên từ năm nay với mục đích xét và trao tặng cho các tổ chức, cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở có thành tích nổi bật trong việc ứng dụng CNTT-TT phục vụ hoạt động CQNN cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tại buổi lễ trao giải thưởng Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết giải thưởng tôn vinh các CQNN có thành tích nổi bật trong ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử.

Nhiệm vụ chính của CNTT trong giai đoạn tới rất vinh dự và cũng rất nặng nề. Phải phát triển làm sao để CNTT-TT thực sự trở thành phương tiện, môi trường và thành động lực thiết thực vào công cuộc CNH-HĐH đất nước. Trước mắt phải góp phần vào tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công nhất trong thời gian tới. Các CQNN phải gương mẫu đi đầu trong phát triển ứng dụng CNTT. Qua đó nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường CNTT phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đề nghị.

Về kết quả giải thưởng, Ban Tổ chức đã trao 6 giải thưởng chính và 4 giải thành phần đã được trao tặng như sau:

Hạng mục giải thưởng chính:

- CQNN cấp Bộ ứng dụng CNTT hiệu quả nhất:  Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ứng dụng CNTT hiệu quả nhất: Ban Tuyên giáo Trung ương

- CQNN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ứng dụng CNTT hiệu quả nhất: TP. Đà Nẵng

- CQNN cấp Tổng cục, Cục và tương đương ứng dụng CNTT hiệu quả nhất: Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- CQNN cấp Sở ứng dụng CNTT hiệu quả nhất: Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng.

- CQNN cấp Quận, huyện ứng dụng CNTT hiệu quả nhất: UBND TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Hạng mục Giải thưởng thành phần:

- CQNN cấp Bộ có Trang/Cổng thông tin điện tử (Website/Portal) cung cấp đầy đủ thông tin nhất: Bộ TT&TT

- CQNN cấp Bộ cung cấp dịch vụ công trực tuyến hiệu quả nhất: Bộ Ngoại giao

- CQNN cấp tỉnh thành, thành phố trực thuộc Trung ương có website/portal cung cấp đầy đủ thông tin nhất: tỉnh Thừa Thiên Huế

- CQNN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp dịch vụ công trực tuyến hiệu quả nhất: tỉnh An Giang.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Hàn Quốc xây dựng trung tâm truy cập Internet thứ 2 tại Việt Nam

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Để xây dựng Trung tâm này tại Đại học Thái Nguyên, NIA với sự phối hợp của Bộ TT&TT đã tiến hành khảo sát một số cơ sở giáo dục đào tạo ở 3 tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ và Thái Nguyên.

(ICTPress) - Chiều nay 18/6 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Lễ ký kết  Biên bản ghi nhớ giữa Cơ quan thông tin Quốc gia Hàn Quốc (NIA), Bộ Hành chính An ninh Công cộng của Hàn Quốc và Đại học Thái Nguyên về việc triển khai dự án  thành lập trung tâm truy cập Internet tại Đại học Thái Nguyên.

Đây là dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Bộ TT&TT và Bộ Hành chính An ninh Công cộng của Hàn Quốc.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Ha Chan-ho chứng kiến Lễ ký kết

Đây là trung tâm truy cập Internet thứ hai được NIA giúp đỡ xây dựng tại Việt Nam. Trung tâm Internet (Internet Plaza) đầu tiên do NIA giúp đỡ xây dựng tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn VNPT và đi vào hoạt động năm 2003.

Trung tâm Internet ra đời nhằm tạo điều kiện cho sinh viên Đại học Thái Nguyên và người dân khu vực lân cận tiếp cận, khai thác tiện ích CNTT, góp phần thu hẹp khoảng cách công nghệ số, hỗ trợ tin học hóa cho cộng đồng. Trung tâm  cũng tham gia  trực tiếp đào tạo CNTT nâng cao kỹ năng tin học  cho người dân ở khu vực Thái Nguyên.

Để xây dựng Trung tâm này tại Đại học Thái Nguyên, NIA với sự phối hợp của Bộ TT&TT đã tiến hành khảo sát một số cơ sở giáo dục đào tạo ở 3 tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ và Thái Nguyên dựa trên các tiêu chí đã đặt ra và Đại học Thái Nguyên đã hội tụ đầy đủ nhiều yếu tố.

Ông Choi Woan-Sik, Giám đốc Dự án toàn cầu, NIA cho biết Trung tâm này không chỉ hướng tới sinh viên Đại học Thái Nguyên mà còn người dân ở khu vực xung quanh. Theo ông Trung tâm này đáp ứng được yếu tố quan trọng là thông tin hóa cần phải có sự quan tâm của người dân.

Trung tâm sẽ chính thức đi vào hoạt động vào dịp Việt Nam - Hàn Quốc kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

 HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Dịch vụ Internet dial-up chính thức bị “khai tử” tại Việt Nam

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Với việc VNPT được sự cho phép của Bộ TT&TT và ngừng cung cấp dịch vụ, Internet gián tiếp đã hoàn thành "sứ mệnh lịch sử" của mình và không còn tiếp tục được cung cấp tại Việt Nam.

(ICTPress) - VNPT vừa cho biết, từ ngày 15/7, Tập đoàn này sẽ ngừng cung cấp dịch vụ Internet gián tiếp (VNN 126x) gồm VNN 1260, VNN 1269 và VNN 1268.

VNPT là nhà cung cấp cuối cùng chấm dứt dịch vụ Internet gián tiếp. Ảnh minh họa.

Trước đó, do số lượng thuê bao Internet gián tiếp giảm xuống quá thấp, gần như không còn người sử dụng, VNPT đã báo cáo và đề nghị Bộ TT&TT cho phép ngừng cung cấp dịch vụ này.

Internet gián tiếp là dịch vụ truy nhập Internet thông qua mạng điện thoại công cộng PSTN bằng cách quay số dial-up, từng rất phổ biến ở thời kì đầu khi Internet vào Việt Nam cách đây hơn 10 năm.

Tuy nhiên, với sự "lên ngôi" của Internet băng rộng, các nhà cung cấp dịch vụ Internet như FPT Telecom, Viettel, NetNam đều đã ngừng cung cấp dịch vụ này từ cách đây khoảng 4 năm. Duy chỉ còn VNPT tiếp tục duy trì dịch vụ đến nay chủ yếu vì lợi ích xã hội.

Với việc VNPT được sự cho phép của Bộ TT&TT và ngừng cung cấp dịch vụ, Internet gián tiếp đã hoàn thành "sứ mệnh lịch sử" của mình và không còn tiếp tục được cung cấp tại Việt Nam.

VNPT cho biết, hiện Tập đoàn này tiếp tục cung cấp dịch vụ Internet cho khách hàng thông qua hai hình thức: Internet cáp quang tốc độ cao FiberVNN và Internet băng rộng MegaVNN.

Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Quân đội Mỹ: Khai thác toàn diện tiềm năng của smartphone

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Quân đội Mỹ đã sử dụng hơn 250.000 thiết bị BlackBerry của RIM, và đã bắt đầu thử nghiệm hàng ngàn thiết bị do Apple sản xuất hoặc dựa trên phần mềm Android của Google.

(ICTPress) - Quân đội Mỹ vừa thông báo một chuyến lược mới về việc khai thác toàn diện tiềm năng của điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác trong khi thực hiện an ninh và tin cậy thích hợp.

Ảnh: orangmiskin.net

Các chi tiết vẫn phải được cụ thể hóa, nhưng chính sách này thiết lập nền tảng cho các “đại gia” lớn giữa RIM, đang có BlackBerry được Lầu Nam Góc (Pentagon) sử dụng phổ biến nhất và các đối thủ như Apple và Google.

Chiến lược này nhằm điều phối tốt hơn một loạt các chương trình thử nghiệm và các sáng kiến khác đã được Bộ Quốc phòng thực hiện và các dịch vụ quân sự khác.

Bà Teri Takai, Giám đốc CNTT của Lầu Nam Góc cho biết Lầu Nam Góc hy vọng thúc đẩy công nghệ smartphone và các công nghệ thiết bị di động khác để tăng cường chia sẻ thông tin, cộng tác và các hiệu quả trong các dịch vụ quân sự và các cơ quan của Lầu Nam Góc.

Dennis Moran, một tướng đã nghĩ hưu và phó chủ tịch của hãng sản xuất thiết bị truyền thông Harris, đã hoan nghênh chiến lược mới này và cho biết sẽ làm rõ mục tiêu của quân đội Mỹ về thiết bị di động.

“Mọi người đã alo nhiều bằng smartphone. Cần phải thấy là thế giới đang hướng tới di động và Bộ quốc phòng cần phải đi theo hướng này”, Moran đã từng lãnh đạo Cơ quan truyền thông của Nhà Trắng cho biết.

Quân đội Mỹ đã sử dụng hơn 250.000 thiết bị BlackBerry của RIM, và đã bắt đầu thử nghiệm hàng ngàn thiết bị do Apple sản xuất hoặc dựa trên phần mềm Android của Google.

Chiến lược mới này sẽ tận dụng ưu điểm của công nghệ hiện nay, khả năng sử dụng hay xây dựng các ứng dụng phù hợp, và lực lượng lao động đang sử dụng smartphone và các thiết bị khác ngày càng nhiều.

“Chiến lược này không đơn giản là khai thác công nghệ mới nhất - mà còn duy trì lực lượng quân đội Mỹ với kỷ nguyên mà công nghệ thông tin và không gian mạng đóng một vai trò quan trọng trong thực hiện thành công nhiệm vụ", Giám đốc CNTT Lầu Nam Góc Takai cho biết.

Phần lớn các thiết bị không có mức an ninh, các giao tiếp truy cập và các đặc điểm an ninh khác mà Quân đội Mỹ yêu cầu.

BlackBerry của RIM đã từ lâu là thiết bị chỉ định vì vấn đề an ninh, nhưng những năm gần đây sự thống trị của BlackBerry đã giảm vì có các thiết bị phổ biến khác như iPhone của Apple có các khả năng an ninh do có phần mềm bên thứ 3. Hiện Lầu Nam Góc vẫn là khách hàng lớn nhất của RIM.

Công ty Fixmo, một nhà cung cấp phần mềm bên thứ 3, cho biết Lầu Nam Góc gần đây đã thông báo hỗ trợ cho chiếc Android đầu tiên tên là Dell Streak chạy phiên bản cứng Android với khả năng an ninh và tuân thủ do Fixmo và Good Technology cung cấp.

Đồng thời, RIM đã thay đổi để phản đối de dọa đối với sự thống trị của mình, đã ra sản phẩm Mobile Fusion đầu năm nay có thể quản lý các thiết bị đối thủ như các sản phẩm BlackBerry. Công ty Canada này đang có kế hoạch mở rộng an ninh kiểu BlackBerry đến những thiết bị này cuối năm nay.

HY

Theo Reuters

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Nokia lên kế hoạch sa thải khổng lồ trên toàn thế giới

Tóm tắt: 

Giới truyền thông vừa cho hay, nhà sản xuất điện thoại Phần Lan Nokia đang lên kế hoạch cho đợt sa thải khổng lồ trong lịch sử, khi họ có ý định cắt giảm với tỷ lệ cứ 5 vị trí công việc thì bỏ đi 1 trên phạm vi toàn cầu.

Giới truyền thông vừa cho hay, nhà sản xuất điện thoại Phần Lan Nokia đang lên kế hoạch cho đợt sa thải khổng lồ trong lịch sử, khi họ có ý định cắt giảm với tỷ lệ cứ 5 vị trí công việc thì bỏ đi 1 trên phạm vi toàn cầu.

Kế hoạch sa thải "khủng" nói trên được đưa ra trong bối cảnh Nokia liên tiếp để mất thị phần vào tay các đối thủ Apple và Samsung, từ đó khiến dư luận lo ngại về tương lai u ám của Nokia.

Theo thông báo từ hãng công nghệ Phần Lan, họ sẽ đóng cửa loạt nhà máy ở Phần Lan, Đức và Canada, dẫn tới việc sa thải 10.000 nhân viên trước khi kết thúc năm 2013.

Trong danh sách cắt giảm việc làm của Nokia, người ta thấy có những vị trí cao cấp như Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc marketing Jerri DeVard, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách khối Mobile Phones, Mary McDowel và Phó Chủ tịch điều hành của khối Markets, Niklas Savander.

Hãng điện thoại Phần Lan cho biết, chiến lược có phần khắc nghiệt mà họ đang theo đuổi là nhằm tập trung vào các sản phẩm và trải nghiệm để phát triển các mẫu smartphone Lumia tốt hơn, làm hài lòng nhiều khách hàng hơn nữa, cũng như đặt trọng tâm vào việc phát triển các dịch vụ dựa trên định vị (Nokia Maps) và cải thiện năng lực cạnh tranh, lợi nhuận ở khối doanh nghiệp điện thoại di động thường.

Cũng trong thông báo gây sốc về kế hoạch sa thải khổng lồ nói trên, Nokia còn cho biết rằng họ đã quyết định bán thương hiệu điện thoại siêu sang Vertu cho hãng đầu tư EQT VI với số tiền không được tiết lộ.

Thương vụ trên được kỳ vọng sẽ "chốt" trong nửa cuối của năm nay, và Nokia vẫn sẽ giữ 10% cổ phần ở Vertu.

Văn Hưng

(Theo VietnamPlus)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

iPhone và iPod đã có ứng dụng nghe nhạc Cloud Player của Amazon

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Amazon, một đối thủ nặng ký của iTunes của Apple, sẽ không bán nhạc qua ứng dụng nhưng cho phép khách hàng của mình quản lý và nghe nhạc trên phần cứng của Apple.

(ICTPress) - Amazon vừa cho biết vừa cung cấp ứng dụng nghe nhạc Cloud Player cho iPhone và iPad, một sự mở rộng phạm vi của công ty khổng lồ bán lẻ Internet này cho người sử dụng Apple.

Ảnh: imore

Ứng dụng Cloud Player cho phép khách hàng tải âm nhạc được lưu trữ trong các tài khoản Amazon về máy iPhone hay iPod, và được lưu trên máy của bạn, và quản lý hay lập các danh sách các buổi trình diễn âm nhạc.

Amazon, một đối thủ nặng ký của iTunes của Apple, sẽ không bán nhạc qua ứng dụng nhưng cho phép khách hàng của mình quản lý và nghe nhạc trên phần cứng của Apple.

Khách hàng cho chúng tôi biết họ muốn tiếp cận tất cả âm nhạc của mình, dù họ ở đâu và trên tất cả các thiết bị họ sử dụng. Bằng cách đưa Cloud Player đến iPhone và iPod, hiện nay chúng tôi đã có giải pháp phát lại cloud tương thích rộng rãi, cung cấp cho khách hàng khả năng mua một lần và có thể nghe nhạc bất cứ đâu”, Steve Boom, phó chủ tịch phụ trách nhạc số của Amazon cho biết.

Amazon cũng đang bán máy tính bảng thương hiệu riêng của mình là Kindle Fire, trong một thách thức với iPad đang dẫn đầu thị trường của Apple. Nhưng doanh thu của Kindle đang giảm sau khi doanh thu tăng vào cuối năm ngoài, theo các nhà phân tích. Amazon đã không cung cấp thông tin doanh thu về Kindle.

Một số báo cáo cho biết Amazon đang sẵn sàng mở rộng cửa hàng ứng dụng của mình cho nhiều thị trường quốc tế hơn và nền tảng trong một thách thức trực tiếp Apple và Google.

 HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Đăng ký tên miền: Kinh doanh kiểu "gom bạc cắc"

Tóm tắt: 

Đăng ký tên miền, hình thức kinh doanh theo kiểu "gom bạc cắc" của các nhà cung cấp dịch vụ, đang chứng tỏ được lợi thế trong thời buổi kinh tế khó khăn này.

Đăng ký tên miền, hình thức kinh doanh theo kiểu "gom bạc cắc" của các nhà cung cấp dịch vụ, đang chứng tỏ được lợi thế trong thời buổi kinh tế khó khăn này.

Không chê "bạc lẻ"

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm nay có tới hơn 22.000 tên miền được đăng ký mới, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Lê Hải Bình, Tổng giám đốc Công ty Mắt Bão (nhà cung cấp các dịch vụ đăng ký tên miền và website...) cho biết, doanh thu của công ty năm 2011 đạt hơn 120 tỉ đồng (tăng 38% so với năm 2010). Kế hoạch năm 2012, Mắt Bão đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng 35% doanh thu. Theo ông Bình, từ đầu năm đến nay hoạt động kinh doanh của công ty vẫn khả quan và chắc chắn sẽ đạt được kế hoạch đã đề ra.

Trong khi đó, dù không cung cấp con số cụ thể, nhưng theo đại diện Công ty Điện toán và Truyền số liệu khu vực 2 (VDC), mức tăng trưởng của mảng kinh doanh này trong 4 tháng đầu năm nay khá tốt, khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, bà Phạm Thị Kim Anh, Trưởng phòng marketing Công ty P.A Việt Nam cũng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đơn vị này vẫn luôn dẫn đầu thị trường về cả số lượng phát triển tên miền mới cũng như số lượng tên miền đang tồn tại ở Việt Nam.

Đăng ký tên miền, hosting (thuê máy chủ để đặt website lên mạng), e-mail, lưu trữ dữ liệu... luôn được xem là một phân khúc rất nhỏ của thị trường công nghệ thông tin. Ông Lê Hải Bình thừa nhận, kinh doanh dịch vụ này được xem là "gom bạc cắc" khi phí đăng ký chỉ ở mức khoảng 1,5 USD (tương đương khoảng 30.000 đồng) và phí duy trì tên miền cũng ở mức tương tự.

Cộng thêm với chi phí để hosting, tối thiểu một doanh nghiệp hay cá nhân muốn duy trì một trang web hoạt động cũng chỉ tốn khoảng 2 triệu đồng/năm. Đây là số tiền không lớn nên ít có doanh nghiệp nào cắt giảm nó.

"Chính việc kinh doanh "gom bạc cắc" này lại là lợi thế cho chúng tôi dù kinh tế rơi vào khó khăn. Các doanh nghiệp chỉ cắt giảm những chi phí khác, còn duy trì tên miền và website thuộc dạng chi phí cơ bản nên không thể bỏ", ông Bình phân tích.

Trong khi đó, VDC và P.A Việt Nam cùng cho biết, họ cũng bị ảnh hưởng đôi chút khi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, ngưng hoạt động. Nhưng theo ông Bình, số lượng bỏ tên miền hay website chỉ là con số nhỏ. Bởi đa số những người chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đều muốn giữ lại tên miền của công ty, để "dành" khi khôi phục lại hoạt động nên họ vẫn đóng phí duy trì. Hơn nữa, vẫn luôn có lượng khách hàng đăng ký mới bởi khi họ cho ra đời sản phẩm mới, thay đổi tên thương hiệu... có thể dùng được luôn.

Thử hình dung với 220.000 tên miền Việt Nam đang được sử dụng, tổng số thu này là không nhỏ. Bên cạnh đó còn có khoảng hơn 300.000 tên miền quốc tế được các doanh nghiệp trong nước đăng ký sử dụng. Chưa kể với nhu cầu quảng bá, bán hàng qua mạng... nhiều doanh nghiệp phải trả một chi phí cao hơn nhằm thuê dịch vụ trên máy chủ của các nhà cung cấp để có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn. Điều này lý giải vì sao năm 2002, thời điểm công ty Mắt Bão mới hoạt động, doanh thu chưa đạt được 150 triệu đồng, nhưng đến nay con số này đã tăng trưởng gấp 1.000 lần!

Không có chỗ cho doanh nghiệp đến sau

Trung tâm Internet Việt Nam hiện có 9 nhà đăng ký trong nước và 5 nhà đăng ký ở nước ngoài, nhưng gần 80% thị trường thuộc về 3 doanh nghiệp gồm: P.A Việt Nam, Mắt Bão và FPT (bao gồm cả tên miền quốc tế).

Các nhà cung cấp tên miền trong nước hưởng phí hoa hồng khoảng 30% và tên miền quốc tế khoảng 20%. Cộng thêm các dịch vụ đi kèm, doanh số của thị trường này không nhỏ.

Trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin, cụ thể là đăng ký tên miền, khách hàng khi đã tin tưởng vào nhà cung cấp nào sẽ đăng ký ở đơn vị đó và duy trì hoạt động tại nhà đăng ký, hiếm khi thay đổi.

Dù thế các đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ này cũng thừa nhận, không thể khoanh tay ngồi im dù đang có nhiều lợi thế. Mắt Bão vẫn luôn tăng cường nghiên cứu để đưa ra nhiều tiện ích gia tăng cho khách hàng; P.A Việt Nam đưa ra nhiều gói dịch vụ với chi phí thấp để phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Lê Yến

(Theo Doanh nhân)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Tiêu thụ máy tính của Việt Nam giảm mạnh

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Theo nghiên cứu do IDC vừa công bố, sức tiêu thụ của thị trường máy tính Việt Nam quý I/2012 đã giảm 29% so với quý trước, tương đương mức giảm 456.000 chiếc.

(ICTPress) - Theo nghiên cứu do IDC vừa công bố, sức tiêu thụ của thị trường máy tính Việt Nam quý I/2012 đã giảm 29% so với quý trước, tương đương mức giảm 456.000 chiếc.

Ảnh minh họa.

So với quý trước, phân khúc thương mại giảm 27% do nhiều doanh nghiệp nhỏ và các nhà bán lẻ đều khó khăn. Cùng đó, khu vực chính phủ cũng giảm chi tiêu cho CNTT khiến tình hình tiêu thụ máy tính trong nước giảm sút trong quí I.

Tại thị trường Việt Nam trong quý I, Acer chiếm thị phần lớn nhất với 16%, nhờ các lô hàng bán lẻ trực tiếp cho các dự án của các tỉnh thành. HP đã lấy lại vị trí thứ 2 với 13,5% thị phần do sự phục hồi của họ trong cả phân khúc người tiêu dùng cá nhân và thương mại, với nhiều chương trình khuyến mãi và giảm giá.

Trong khi đó, Asus chiếm vị trí thứ 3 với 7% thị phần nhờ tác động của chiến lược giá tầm trung, dịch vụ hậu mãi và quảng cáo rầm rộ. Dell rớt xuống thứ 4 với 6% thị phần do phải tập trung giải quyết hàng tồn kho. Toshiba vượt qua Lenovo, đứng ở vị trí thứ 5 với 4,5% thị phần.

Điểm sáng của thị trường quý I là lượng tiêu thụ vẫn tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự báo của IDC, sức mua máy tính tại Việt Nam vẫn sẽ giảm mạnh trong quý 2 và tiếp tục suy yếu trong năm 2012.

Minh Anh

(tổng hợp)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Máy tính thế hệ I của Apple được đấu giá

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Apple 1, chiếc máy tính đầu tiên của Apple do Steve Jobs và Steve Wozniak làm năm 1976 được trưng bày ở nhà đấu giá Sotheby’s và sẽ được đấu giá vào ngày 15/6/2012 ở thành phố New York.

(ICTPress) - Không có màn hình, được xây dựng vào năm 1976, và có thiết kế vụng về khác hẳn những chiếc iPad hiện nay, nhưng chiếc máy tính đầu tiên này dự tính đấu giá được 180.000 USD ở New York.

Nhà đấu giá Sotheby’s ở New York sẽ đấu giá một vật rất quý trong lịch sử máy tính, hiện vẫn có thể chạy được, vào ngày 15/6 tới.

Chiếc máy tính Apple I này được Steve Wozniak, đồng sáng lập Apple thiết kế và lắp tay và được Steve Jobs tiếp thị trong ngày bắt đầu sự nghiệp của Jobs với vai trò là người có ảnh hưởng đối với thiết kế máy tính của thế giới.

Nhà đấu giá Sotheby’s gọi chiếc máy tính là “một thứ vô cùng hiếm, vẫn chạy được với giao diện cassette đầu tiên của Apple, có hướng dẫn hoạt động và một cuốn hướng dẫn cơ bản cho người sử dụng duy nhất. Là chiếc máy tính cá nhân làm sẵn đầu tiên, Apple I đã đánh dấu một kỷ nguyên mới mà theo đó tính toán đã được đông đảo công chúng tiếp cận dễ dàng”

Chiếc máy tính này được bán lần đầu vào tháng 7/1976 với giá 666,66 USD.

Apple 1, chiếc máy tính đầu tiên của Apple do Steve Jobs và Steve Wozniak làm năm 1976 được trưng bày ở nhà đấu giá Sotheby’s ngày 8/6/2012 ở thành phố New York (Ảnh: Andrew Burton/Getty Images)

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Việt Nam là một trong số ít nước có băng tần sạch

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Băng tần 2,6 GHz đang được Việt Nam xem xét để cấp cho công nghệ LTE. Công nghệ LTE được đánh giá là cách tốt nhất cho Việt Nam để đảm bảo cho người sử dụng kết nối cao với một loạt thiết bị giá phải chăng.

(ICTPress) - Đó là đánh giá của ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) tại Hội thảo “Vô tuyến băng rộng và quản lý tần số đối với vô tuyến băng rộng” về băng tần 2,3 GHz - 2,6 GHz.

Nhiều diễn giả quốc tế trình bày kinh nghiệm hài hòa hóa tần số tại Hội thảo “Vô tuyến băng rộng và quản lý tần số đối với vô tuyến băng rộng” ngày 8/6

Băng tần 2,6 GHz đang được Việt Nam xem xét để cấp cho công nghệ LTE. Công nghệ LTE được đánh giá là cách tốt nhất cho Việt Nam để đảm bảo cho người sử dụng kết nối cao với một loạt thiết bị giá phải chăng.

Phân khúc băng tần 2,3 GHz - 2,6 GHz đã Cục Tần số VTĐ thực hiện giải phóng gần chục năm. Từ năm 2000, Cục Tần số VTĐ đã có định hướng các đơn vị chuyển sang các băng tần khác, khuyến cáo hạn chế sử dụng theo quy hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT).

Hiện nay Cục Tần số VTĐ đang tập trung quản lý tần số VTĐ tại 3 phân khúc băng tần: 2,3 GHz - 2,6 GHz, quy hoạch lại các băng tần 2G 800/900/1800MHz và băng 700MHz gắn với lộ trình số hóa truyền hình.

Để chuẩn bị tần số cho Việt Nam đáp ứng xu thế đáp ứng cho hiện tại và tương lai, có nhiều câu hỏi đặt ra đối với Cục Tần số VTĐ là làm thế nào lựa chọn băng tần thích hợp nhất cho Việt Nam? Việt Nam sử dụng băng nào? Biết băng nào tốt nhất đã rất khó và lâu? Trong khi không thể đợi chờ.

Cục Tần số VTĐ đã đặt ra tiêu chí lựa chọn băng tần tốt là băng tần hài hòa hóa ở cấp độ cao nhất, giải phóng băng tần khả thi và chi phí thấp, đảm bảo sự phổ biến của thiết bị.

Không chỉ trong nước, Cục Tần số VTĐ đã thúc đẩy hợp tác quốc tế thúc đẩy lựa chọn băng tần giữa các nước ASEAN.

Đến năm 2015 ASEAN sẽ thành lập cộng đồng chung ASEAN với 3 trụ cột: kinh tế, an ninh chính trị và kinh tế xã hội. Lĩnh vực ICT cũng đặt ra nhiều tiêu chí nhưng chưa đề cập đến tần số. Cục Tần số VTĐ đã đề xuất thành lập nhóm công tác về quản lý phổ tần thuộc ATRC. Đề xuất này đã được các nước ASEAN quan tâm và ủng hộ ở mức cao nhất.

Mục tiêu của công tác này là thành lập diễn đàn cho các chuyên gia tần số ngồi với nhau chia sẻ thông tin để bảo vệ lợi ích của các nước ASEAN và đặc biệt hài hòa hóa băng tần cho ASEAN; Sử dụng hợp lý hạ tầng vô tuyến để giảm thiểu thảm họa; Củng cố vai trò và tiếng nói của ASEAN trong các hội thảo, diễn đàn khu vực về tần số VTĐ như Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Tổ chức Viễn thông châu Á – Thái Bình Dương (APT).

Trong những năm qua, thị trường thông tin VTĐ ngày càng phát triển. Xu hướng phát triển của các dịch vụ thông tin VTĐ ngày càng hướng đến các dịch vụ vô tuyến băng rộng.

Cục trưởng Cục Tần số VTĐ Đoàn Quang Hoan cho biết đây là một chủ đề nóng không chỉ đối với các doanh nghiệp cung cấp viễn thông, mà còn sự quan tâm của toàn xã hội đối với việc cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ vô tuyến băng rộng.

Hội thảo này là một món quà có ý nghĩa mà Cục Tần số VTĐ gửi đến các doanh nghiệp (DN) viễn thông, các nhà cung cấp giải pháp, sản xuất thiết bị… để tri ân sự hợp tác đóng góp của các cơ quan, đài phát thanh truyền hình đối với việc quản lý tần số đúng ngày thành lập Cục (8/6/1993 - 8/6/2012).

Việc phát triển thông tin vô tuyến nói chung và vô tuyến băng rộng nói riêng luôn gắn liền với quy hoạch băng tần, nghiên cứu công nghệ, định hướng cho các DN tiếp cận phổ tần số VTĐ và công nghệ mới, hướng đến việc cung cấp cho thị trường các dịch vụ vô tuyến tiềm năng lớn. Do đó, quản trị tài nguyên tần số đang là vấn đề cấp thiết nhằm tạo ra môi trường đáp ứng các nhu cầu đa dạng trong xu thế phát triển của các công nghệ vô tuyến mới và sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai cho biết xu thế quản lý tần số từ quản lý chủ yếu bằng các thiết bị kỹ thuật sang quản lý tần số bằng các chính sách dựa trên cơ sở trên yếu tố kỹ thuật trong việc phân bổ tài nguyên tần số quốc gia.

 HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành