Syndicate content

Chuyển động ngành

VNPT cung cấp các giải pháp công nghệ hiện đại cho SEA Games 31

Tóm tắt: 

Sáng nay (22/4), tại Hà Nội, Tập đoàn VNPT đã ký kết thoả thuận với Ban tổ chức để trở thành nhà tài trợ kim cương cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á SEA Games 31.

Đây là sự kiện thể thao mang tầm quốc tế, đa môn sẽ diễn ra chính thức từ ngày 06 - 23/5/2022 tại 12 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang), bao gồm 40 môn thể thao, 526 nội dung thi đấu và khoảng 10.000 vận động viên, quan chức các nước tham dự.

VNPT cam kết cung cấp các giải pháp công nghệ hiện đại phục vụ SEA Games 31

Tại lễ ký kết, ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 cho biết, việc VNPT trở thành nhà tài trợ kim cương cho Đại hội là một đóng góp quan trọng, góp phần phát huy, tạo nên các thành công, thành tích cao các mục tiêu đề ra.

"Ban Tổ chức đại hội cam kết sẽ phối hợp tích cực với Tập đoàn VNPT để công tác tài trợ cho SEA Games 31 được triển khai thuận lợi và hiệu quả", Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT nhấn mạnh, VNPT hân hạnh là nhà mạng duy nhất đồng hành cùng SEA Games 31.

Chủ tịch HĐTV VNPT cam kết cung cấp các giải pháp công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho sự thành công của Đại hội.

VNPT là một tập đoàn CNTT hàng đầu, VNPT nhận thức rõ trách nhiệm của mình với những sự kiện lớn của đất nước. Việc đóng góp nhân tài, vật lực vào việc tổ chức SEA Games vừa là niềm vinh dự, vừa là trách nhiệm của VNPT trong việc đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

"Trong phạm vi lĩnh vực của mình, VNPT cam kết cung cấp các giải pháp công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho sự thành công của Đại hội", Chủ tịch HĐTV nhấn mạnh.

VNPT triển khai nhiều ưu đãi, khuyến mại cho khách hàng khi xem SEA Games 31

Theo nội dung hợp tác, VNPT sẽ tài trợ cho SEA Games 31 với các nội dung bao gồm: Kênh truyền Internet và vận hành giám sát tại các trung tâm báo chí, truyền hình, Trung tâm CNTT, trung tâm thẻ, trung tâm eSport và 37 điểm thi đấu tại 12 tỉnh thành; Triển khai tin nhắn SMS truyền thông về SEA Games 31 tới người dân Việt Nam.

VNPT cũng sẽ đưa vào hoạt động Tổng đài 18001031 hoàn toàn miễn phí giúp giải đáp thông tin về SEA Games 31 cho người dân. Đi cùng với đó là việc triển khai hệ thống CNTT và Internet quốc tế tại Trung tâm Báo chí, Trung tâm Truyền hình của Đại hội.

Đại diện các đơn vị thực hiện ký kết

Đặc biệt, Tập đoàn này cũng sẽ đóng góp số lượng thiết bị và chuyên gia kỹ thuật trực hỗ trợ nhập dữ liệu kết quả thi đấu tại các điểm thi đấu (trên phần mềm của ban tổ chức đại hội) trong suốt quá trình tổ chức SEA Games 31.

Ngay sau lễ ký kết, các hạng mục tài trợ kể trên đã được VNPT triển khai để đưa vào hoạt động sớm nhất, theo thời gian đã cam kết với Ban Tổ chức SEA Games 31.

Đồng thời VNPT cũng triển khai nhiều ưu đãi khuyến mại cho các gói cước data di động VinaPhone, dịch vụ truyền hình MyTV, wifi VNPT để người hâm mộ thoải mái tận hưởng những trận thi đấu thể thao đỉnh cao của SEA Games 31./.

 Theo ictvietnam.vn
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

VNPT cung cấp các giải pháp công nghệ hiện đại cho SEA Games 31

Tóm tắt: 

Sáng nay (22/4), tại Hà Nội, Tập đoàn VNPT đã ký kết thoả thuận với Ban tổ chức để trở thành nhà tài trợ kim cương cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á SEA Games 31.

Đây là sự kiện thể thao mang tầm quốc tế, đa môn sẽ diễn ra chính thức từ ngày 06 - 23/5/2022 tại 12 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang), bao gồm 40 môn thể thao, 526 nội dung thi đấu và khoảng 10.000 vận động viên, quan chức các nước tham dự.

VNPT cam kết cung cấp các giải pháp công nghệ hiện đại phục vụ SEA Games 31

Tại lễ ký kết, ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 cho biết, việc VNPT trở thành nhà tài trợ kim cương cho Đại hội là một đóng góp quan trọng, góp phần phát huy, tạo nên các thành công, thành tích cao các mục tiêu đề ra.

"Ban Tổ chức đại hội cam kết sẽ phối hợp tích cực với Tập đoàn VNPT để công tác tài trợ cho SEA Games 31 được triển khai thuận lợi và hiệu quả", Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT nhấn mạnh, VNPT hân hạnh là nhà mạng duy nhất đồng hành cùng SEA Games 31.

Chủ tịch HĐTV VNPT cam kết cung cấp các giải pháp công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho sự thành công của Đại hội.

VNPT là một tập đoàn CNTT hàng đầu, VNPT nhận thức rõ trách nhiệm của mình với những sự kiện lớn của đất nước. Việc đóng góp nhân tài, vật lực vào việc tổ chức SEA Games vừa là niềm vinh dự, vừa là trách nhiệm của VNPT trong việc đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

"Trong phạm vi lĩnh vực của mình, VNPT cam kết cung cấp các giải pháp công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho sự thành công của Đại hội", Chủ tịch HĐTV nhấn mạnh.

VNPT triển khai nhiều ưu đãi, khuyến mại cho khách hàng khi xem SEA Games 31

Theo nội dung hợp tác, VNPT sẽ tài trợ cho SEA Games 31 với các nội dung bao gồm: Kênh truyền Internet và vận hành giám sát tại các trung tâm báo chí, truyền hình, Trung tâm CNTT, trung tâm thẻ, trung tâm eSport và 37 điểm thi đấu tại 12 tỉnh thành; Triển khai tin nhắn SMS truyền thông về SEA Games 31 tới người dân Việt Nam.

VNPT cũng sẽ đưa vào hoạt động Tổng đài 18001031 hoàn toàn miễn phí giúp giải đáp thông tin về SEA Games 31 cho người dân. Đi cùng với đó là việc triển khai hệ thống CNTT và Internet quốc tế tại Trung tâm Báo chí, Trung tâm Truyền hình của Đại hội.

Đại diện các đơn vị thực hiện ký kết

Đặc biệt, Tập đoàn này cũng sẽ đóng góp số lượng thiết bị và chuyên gia kỹ thuật trực hỗ trợ nhập dữ liệu kết quả thi đấu tại các điểm thi đấu (trên phần mềm của ban tổ chức đại hội) trong suốt quá trình tổ chức SEA Games 31.

Ngay sau lễ ký kết, các hạng mục tài trợ kể trên đã được VNPT triển khai để đưa vào hoạt động sớm nhất, theo thời gian đã cam kết với Ban Tổ chức SEA Games 31.

Đồng thời VNPT cũng triển khai nhiều ưu đãi khuyến mại cho các gói cước data di động VinaPhone, dịch vụ truyền hình MyTV, wifi VNPT để người hâm mộ thoải mái tận hưởng những trận thi đấu thể thao đỉnh cao của SEA Games 31./.

 Theo ictvietnam.vn
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Phát triển thành công công nghệ chiếu sáng tự nhiên Phenikaa Natural TrueCircadian

Tóm tắt: 

Điểm đột phá trong công nghệ chiếu sáng tự nhiên Phenikaa là việc thiết kế, chế tạo thành công chip LED xanh lục lam (Cyan LED) phát xạ trong vùng bước sóng 460-500 nm (Bằng độc quyền sáng chế số 29668 năm 2021)

Phát triển và ứng dụng thành công “Công nghệ chiếu sáng tự nhiên - Phenikaa Natural TrueCircadian” - Công nghệ tạo ra các nguồn sáng chất lượng cao với phổ ánh sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trời và tối ưu cho sự hấp thụ của mắt người.

Tiếp theo việc phát triển thành công các công nghệ lõi thiết yếu trong thời đại công nghệ 4.0 như: công nghệ bản đồ (BusMap – Phenikaa MaaS), công nghệ tự hành (Phenikaa-X), Tập đoàn Phenikaa chính thức công bố việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng thành công “Công nghệ chiếu sáng tự nhiên – Phenikaa Natural TrueCircadian” – công nghệ nền tảng cho phép tạo ra các nguồn sáng chất lượng hàng đầu thế giới với phổ ánh sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trời, vùng phổ ánh sáng sinh học được tăng cường và tối ưu cho sự hấp thụ của mắt người.

 Công nghệ chiếu sáng Phenikaa Natural TrueCircadian do chính đội ngũ các nhà khoa học Trường Đại học Phenikaa, các kỹ sư Công ty CP Điện tử Phenikaa và các chuyên gia chiếu sáng thuộc Tập đoàn Phenikaa chủ trì nghiên cứu phát triển. Cho đến thời điểm hiện tại, Phenikaa là nhà sản xuất đầu tiên trong nước công bố các chỉ số gắn liền với chất lượng nguồn sáng và tiêu chuẩn đèn LED vì sức khỏe con người: đó là các chỉ số CRI, R9, M/P – hứa hẹn mang đến một kỉ nguyên ánh sáng chất lượng cao, tự nhiên và cân bằng vì sức khỏe con người.

Với định hướng phát triển trở thành tập đoàn công nghệ - công nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị thông minh, giải pháp và hệ thống sản xuất thông minh, Tập đoàn Phenikaa đã luôn đầu tư mạnh mẽ và dài hạn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) với mục tiêu tạo ra các công nghệ lõi, làm chủ và ứng dụng các công nghệ này trong sản xuất để tạo ra các sản phẩm công nghệ tiên tiến, chất lượng cao đẳng cấp thế giới, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của xã hội và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường trong nước và quốc tế.

Lịch sử của công nghệ chiếu sáng LED trên thế giới đã đi qua hai giai đoạn: giai đoạn hoàn thiện công nghệ, giảm giá thành sản xuất chip LED (từ năm 1990-2010); giai đoạn nâng cao hiệu suất, nâng cao quy mô sản xuất và điều khiển thông minh (từ 2011-2018), để bước vào giai đoạn 3, giai đoạn cạnh tranh về chất lượng ánh sáng. Yêu cầu đối với các nguồn sáng LED giờ đây không chỉ cần tiết kiệm năng lượng, mà còn cần có chất lượng cao: có hệ số trả màu CRI 90 và cao hơn thay vì CRI 80 như các đèn LED thông thường; có khả năng phản ánh trung thực và sinh động màu sắc, đặc biệt là chỉ số R9 (có chỉ số R9 > 45 so với giá trị R9 âm hoặc gần bằng 0 ở các đèn thông thường).

Hơn nữa, xu hướng công nghệ chủ đạo trong giai đoạn này tập trung vào việc chế tạo các nguồn sáng đồng thời đáp ứng cảm nhận thị giác và phi thị giác của con người (cảm nhận liên quan đến sức khỏe và tâm sinh lí) và phát triển các công nghệ chiếu sáng có khả năng tác động và điều chỉnh thích ứng với nhịp sinh học của con người.

Được phát triển bởi đội ngũ các nhà khoa học, kĩ sư, chuyên gia chiếu sáng của Tập đoàn Phenikaa, Công nghệ chiếu sáng tự nhiên “Phenikaa Natural TrueCircadian” với cách tiếp cận “Lấy con người làm trung tâm” (Human Centric Lighting - HCL) đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong ngành chiếu sáng LED hiện nay.

Để tạo ra được những nguồn sáng chất lượng cao nhất, tái tạo tốt nhất ánh sáng mặt trời tự nhiên, đồng thời có tác động tích cực lên nhịp sinh học và sức khỏe con người, các nhà khoa học và chuyên gia chiếu sáng tại Phenikaa đã nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống về quang phổ mặt trời, về sự tiến hóa của loài người gắn với bìa rừng và đồng cỏ, phổ ánh sáng truyền trực tiếp và tán xạ trên thảm thực vật ở các môi trường khác nhau (trên đồng cỏ, bìa rừng, dưới tán cây…) để tối ưu các thông số của đèn LED cho các các môi trường, không gian và ứng dụng khác nhau.

Điểm đột phá trong công nghệ chiếu sáng tự nhiên Phenikaa là việc thiết kế, chế tạo thành công chip LED xanh lục lam (Cyan LED) phát xạ trong vùng bước sóng 460-500 nm (Bằng độc quyền sáng chế số 29668 năm 2021). Đây cũng chính là vùng ánh sáng sinh học (Melanopic light) hấp thụ bởi tế bào hạch võng mạc nhạy quang (ipRGC) - là tế bào có chức năng điều tiết nhịp sinh học của con người.

Việc chế tạo được chip LED xanh lục lam đã giải quyết được một trong những điểm hạn chế đã tồn tại rất nhiều năm trong phổ ánh sáng của các đèn LED thông thường đó là vùng lõm trong dải bước sóng 460-500 nm - nguyên nhân chính làm giảm chỉ số chất lượng ánh sáng của các nguồn sáng - cho phép tạo ra được các đèn LED có chỉ số hoàn màu cao hơn, khả năng điều chỉnh nhiệt độ màu linh hoạt hơn, chỉ số màu sắc R9 cao và đặc biệt phổ ánh sáng phù hợp với nhịp sinh học (có chỉ số ánh sáng sinh học M/P cao), giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, tối ưu cho cảm nhận thị giác và phi thị giác.

Phát minh LED xanh lục lam (Cyan LED), cùng với 5 sáng chế khác đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: LED xanh lá cây; LED xanh da trời và quy trình chế tạo LED xanh da trời; Đèn LED trắng xanh lá cây; Đèn LED HCL (Human Centric Lighting – chiếu sáng lấy con người làm trung tâm); Đèn LED phát xạ ánh sáng mô phỏng ánh sáng tự nhiên ban ngày theo phương ngang (Horizontal Sunlight) hình thành nên một nền tảng công nghệ tích hợp thông minh Phenikaa để tạo ra một thế hệ đèn LED hoàn toàn mới: có hệ số hoàn màu cao nhất đạt CRI 97/100, chỉ số R9 cao nhất đạt 95/100, chỉ số tác động sinh học M/P cao nhất đạt 1,18 (giá trị thuộc nhóm cao nhất trên thế giới hiện nay).

Phổ ánh sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trời của sản phẩm Phenikaa LED Lighting với công nghệ Phenikaa Natural TrueCircadian

Điểm nổi bật trong sản phẩm đèn chiếu sáng Phenikaa là đạt đồng thời giá trị cao cho cả 4 chỉ số quan trọng của nguồn sáng, bao gồm hiệu suất cao, chất lượng ánh sáng cao (CRI, R9 cao), chỉ số tác động sinh học cao (M/P cao) – giải quyết được nghịch lí “hiệu suất chiếu sáng giảm khi chất lượng ánh sáng tăng” trong công nghệ chiếu sáng LED.

Cho đến thời điểm hiện tại, Phenikaa là nhà sản xuất đầu tiên trong nước công bố các chỉ số gắn liền với chất lượng nguồn sáng và tiêu chuẩn đèn LED vì sức khỏe con người: đó là các chỉ số CRI, R9, M/P – hứa hẹn mang đến một kỷ nguyên ánh sáng chất lượng cao, tự nhiên và cân bằng vì sức khỏe con người.

Toàn cảnh nhà máy điện tử thông minh Phenikaa, nơi sản xuất thiết bị chiếu sáng Phenikaa Lighting

Đồng hành cùng với công nghệ chiếu sáng tự nhiên - Phenikaa Natural TrueCircadian Technology, Tập đoàn Phenikaa cũng hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng Nhà máy điện tử thông minh Phenikaa tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, một nhà máy thông minh với công nghệ của châu Âu và Nhật Bản.

Nhà máy được đầu tư đồng bộ, hệ thống từ khâu nghiên cứu phát triển, thí nghiệm, kiểm định đến hệ thống sản xuất thông minh và quản trị thông minh, bao gồm cả công đoạn đóng gói chip và sản xuất vật liệu quang phục vụ đóng gói chip, để sản xuất các vi mạch điện tử, robot thông minh, các thiết bị điện tử thông minh, các thiết bị chiếu sáng thông minh vì sức khỏe con người (HCL). Công nghệ Phenikaa Natural TrueCircadian Technology cùng với hệ thống nhà máy đồng bộ nêu trên cho phép tạo ra những sản phẩm đèn LED thông minh chất lượng cao, cung cấp ánh sáng tự nhiên, cân bằng, phù hợp với nhịp sinh học và sức khoẻ con người, với giá cạnh tranh.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Tuổi trẻ Bưu điện tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, y tế

Tóm tắt: 

BĐVN luôn phát huy vai trò là cánh tay nối dài giữa chính quyền các cấp với người dân đã đảm bảo duy trì ổn định và an toàn từ công tác chi trả lương hưu, các chế độ an sinh xã hội cho đến phát triển người tham gia mới bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế.

Sáng ngày 26/03/2022, tại trụ sở Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) đã diễn ra lễ phát động ra quân chương trình “Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế”. Chương trình được kết nối trực tuyến đến 63 điểm cầu của tất cả các Bưu điện tỉnh, thành phố.

Lễ ra quân tại đầu cầu Hà Nội

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc Chu Quang Hào khẳng định năm 2021, với những diễn biến phức tạp của Dịch Covid-19, BĐVN luôn phát huy vai trò là cánh tay nối dài giữa chính quyền các cấp với người dân đã đảm bảo duy trì ổn định và an toàn từ công tác chi trả lương hưu, các chế độ an sinh xã hội cho đến phát triển người tham gia mới bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT). Qua đó, thể hiện rõ nét vai trò, sứ mệnh của Bưu điện Việt Nam với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương trong việc triển khai hiệu quả các dịch vụ hành chính công. 

Tổng giám đốc Chu Quang Hào nhấn mạnh, lễ ra quân của Đoàn thanh niên Bưu điện 63 tỉnh, thành phố hôm nay đã phát huy vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên BĐVN trong công tác thực hiện tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT, đồng thời, nâng cao hình ảnh và vị thế của BĐVN nói chung và thanh niên Bưu điện Việt Nam trong công tác An sinh xã hội. Tổng giám đốc đề nghị lãnh đạo, CB-CNV, người lao động, đoàn viên, thanh niên các BĐT/TP, BĐH/TT thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT được giao ngay trong ngày ra quân.

Thay mặt lãnh đạo Tổng công ty, Tổng giám đốc Chu Quang Hào chính thức phát động lễ ra quân chương trình “Tuổi trẻ BĐVN xung kích trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT” trên toàn mạng lưới".

Hưởng ứng lời phát động của Tổng giám đốc, thay mặt Đoàn thanh niên Bưu điện Việt Nam, anh Lê Xuân Huy, Bí thư Đoàn thanh niên Tổng công ty đã phát động đến đoàn viên, thanh niên trên toàn mạng lưới chương trình “Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam khẳng định vai trò xung kích trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT”.

Bí thư Đoàn Tổng công ty yêu cầu Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên BĐT/TP huy động tối đa lực lượng đoàn viên thanh niên đồng loạt ra quân tuyên truyền lưu động, ra quân tư vấn, phát triển đối tượng trên địa bàn ngay sau lễ phát động, đảm bảo 01 đội thanh niên tuyên truyền lưu động/01 địa bàn cấp huyện.

Đối với những đơn vị gặp phải vướng mắc, hạn chế không thể tổ chức ra quân trực tiếp phải xây dựng phương án truyền thông, phát triển người tham gia BHXH, BHYT theo các cách thức linh hoạt khác, như tư vấn nhóm, truyền thông kỹ thuật số, tư vấn qua điện thoạt… đảm bảo hiệu quả đã đặt ra. Đồng thời, Đoàn các bưu điện tỉnh, thành phố cần phối hợp với các bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tư vấn trực tiếp tại địa chỉ, hội nghị, điện thoại tư vấn, livestream trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội trong và sau lễ ra quân. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế của Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp vì cộng đồng, là cánh tay nối dài BHXH Việt Nam trong công tác phát triển người tham gia mới BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. 

Ngay sau lễ phát động, lực lượng đoàn viên, thanh niên của 63 Bưu điện tỉnh, thành phố đã đồng loạt ra quân để tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện với nhiều hình thức như: tổ chức tư vấn tại quầy, ra quân tuyên truyền lưu động và ra quân tư vấn, phát triển đối tượng trên địa bàn,…

Cũng trong Chương trình ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH-BHYT tháng 3/2022, Đoàn Thanh niên Tổng công ty cũng phát động Cuộc thi ảnh online “Thanh niên Bưu điện Việt Nam quyết tâm đảm bảo mục tiêu BHXH toàn dân” trên toàn mạng lưới từ 12h00 ngày 24/03/2022 đến 12h00 ngày 30/03/2022.

ND
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bưu điện cung cấp dịch vụ thanh toán của Vietcombank trên các nền tảng số

Tóm tắt: 

Vietcombank mong muốn cung cấp các dịch vụ thanh toán trên các nền tảng số của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) để đáp ứng, phục vụ trải nghiệm của khách hàng tốt hơn.

Vietcombank mong muốn cung cấp các dịch vụ thanh toán trên các nền tảng số của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) để đáp ứng, phục vụ trải nghiệm của khách hàng tốt hơn.

Ngày 22/03/2022, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng công ty BĐVN (Vietnam Post) đã tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực hoạt động của hai bên, thúc đẩy kết nối, cùng nhau hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững.

Ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc BĐVN (phải) và ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank (trái) ký kết hợp tác toàn diện

Theo đó, Vietcombank và Vietnam Post sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhau, trọng tâm đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực: ngân hàng bán buôn (tín dụng, thanh toán và quản lý dòng tiền,dịch vụ ngân hàng đầu tư…); ngân hàng bán lẻ (thu hộ, chi hộ, giới thiệu khách hàng các dịch vụ tài khoản, dịch vụ ngân hàng của Vietcombank).

Đặc biệt, hai bên sẽ triển khai các dịch vụ trung gian thanh toán và các dịch vụ được phát triển trên nền tảng trung gian thanh toán, điển hình như: ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ chuyển tiền điện tử,…

Vietcombank được biết là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về chất lượng và hiệu quả hoạt động, luôn đi đầu trong việc áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị ngân hàng và ứng dụng công nghệ hiện đại trong mọi mặt hoạt động. Trong chiến lược phát triển, Vietcombank xác định chuyển đổi số (CĐS) là đột phá chiến lược và đang triển khai một chương trình CĐS tổng thể, toàn diện nhằm mục tiêu đạt mức độ trưởng thành CĐS nằm trong top ngân hàng dẫn đầu ASEAN vào năm 2025.

Về phía BĐVN, với thế mạnh hệ thống CNTT chuyên biệt, bên cạnh các dịch vụ bưu chính chuyển phát, logistic, tài chính bưu chính, phân phối bán lẻ, BĐVN đang nhanh chóng chuyển đổi từ doanh nghiệp (DN) bưu chính truyền thống sang DN cung cấp dịch vụ số trên nhiều lĩnh vực.

Thỏa thuận hợp tác giữa Vietcombank và BĐVN là tiền đề cho định hướng hợp tác lâu dài, giúp hai bên phát huy tối đa thế mạnh mỗi bên. Đặc biệt, với nền tảng khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ số của hai bên, Vietcombank và BĐVN sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế số, các dịch vụ ngân hàng số, đáp ứng định hướng phát triển của mỗi bên.

Bên cạnh đó, thỏa thuận hợp tác này còn thể hiện quyết tâm hiện thực hóa chủ trương phát triển tài chính toàn diện theo Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện để người dân, nhất là những người dân tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản và dịch vụ ngân hàng hiện đại.

BĐVN và Vietcombank kì vọng sẽ phủ rộng dịch vụ tài chính - ngân hàng tới tận các địa bàn thôn, xã, góp phần hỗ trợ người nông dân tiếp cận các kênh phát triển kinh tế số, các sản phẩm tài chính, ngân hàng số,…

Chủ tịch HĐQT BĐVN Nguyễn Hải Thanh: Việc hợp tác với ngân hàng Vietcombank sẽ góp phần thúc đẩy dịch vụ tài chính số, ngân hàng số qua mạng lưới BĐVN

Ông Nguyễn Hải Thanh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty BĐVN cho biết, năm 2022 BĐVN sẽ tăng tốc triển khai chương trình CĐS toàn diện, trong đó dịch vụ số, thanh toán điện tử sẽ là một trong những dịch vụ cốt lõi để góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 35% - 40%.

"Việc hợp tác với ngân hàng Vietcombank sẽ là một bước tiến tốt đẹp, góp phần thúc đẩy dịch vụ tài chính số, ngân hàng số qua mạng lưới BĐVN phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới".

Ngay sau lễ ký này, Chủ tịch HĐTV BĐVN cho biết các đơn vị liên quan sẽ cụ thể hóa và triển khai các nội dung hợp tác đã nêu trong bản thỏa thuận, xây dựng kế hoạch, phương án triển khai chi tiết từng nội dung công việc để góp phần vào sự phát triển của cả hai bên.

Chia sẻ về hợp tác với BĐVN, ông Phạm Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết đây là một hợp tác đặc biệt. Vietcombank là ngân hàng có truyền thống lâu năm, uy tín bậc nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vietcombank ngày càng khẳng định vững chắc vị thế số 1 tại Việt Nam về chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững.

Các đại biểu tham dự Lễ ký hợp tác

Năm 2021, Vietcombank tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 ngân hàng thương mại uy tín và nằm trong số các DN niêm yết có qui mô lớn nhất. Vietcombank cũng đứng đầu ngành ngân hàng về quy mô đóng góp cho ngân sách nhà nước với quy mô 11 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 lên đến 7.100 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Vietcombank cũng cho biết việc hợp tác giữa hai đơn vị đã bền chặt từ lâu khi hai đơn vị ký kết hợp tác vào năm 2013 và hợp tác lần này được nâng lên tầm cao mới để khai thác thế mạnh của nhau. Vietcombank sẽ dành nguồn lực, cung ứng dịch vụ tốt nhất để khai thác hệ sinh thái số của BĐVN, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của Vietcombank cũng như của BĐVN./.

Theo ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Singapore trao chứng nhận tín nhiệm bảo vệ dữ liệu cho Huawei

Tóm tắt: 

Cho đến nay, chỉ có hơn 80 công ty được cơ quan đánh giá trao chứng nhận uy tín này, khẳng định cơ chế và biện pháp thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các bên liên quan.

Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm của Singapore (IMDA) vừa trao chứng nhận Tín nhiệm Bảo vệ Dữ liệu (Data Protection Trustmark Certification - DPTM) cho Huawei International Pte.Ltd tại Singapore.

Chứng nhận DPTM được cấp cho các doanh nghiệp có chương trình bảo vệ dữ liệu hoàn toàn tuân thủ Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân của Singapore (PDPA). DPTM của Singapore được xem là mô hình quản trị dữ liệu cá nhân xuyên biên giới hàng đầu thế giới dựa trên công cụ pháp lý dành cho khu vực tư nhân.

Cho đến nay, chỉ có hơn 80 công ty được cơ quan đánh giá trao chứng nhận uy tín này, khẳng định cơ chế và biện pháp thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các bên liên quan. Huawei từ lâu đã luôn tự hào cam kết bảo vệ quyền riêng tư cho khách hàng. Chứng nhận DPTM là minh chứng cho thấy tổ chức uy tín IMDA công nhận các giải pháp đúng đắn và thực thi trách nhiệm giải trình đầy đủ của Huawei trong mọi hoạt động bảo vệ dữ liệu liên quan đến việc thu thập, sử dụng, xử lý và tiết lộ thông tin. 

Trong hai thập kỷ qua, Huawei đã hợp tác chặt chẽ với các nhà khai thác viễn thông địa phương ở Singapore để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mạng đẳng cấp thế giới, thúc đẩy hành trình số hóa quốc gia và giới thiệu hàng loạt thiết bị thông minh cho người tiêu dùng nơi đây. Thông qua các công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn… được hoàn thiện và tích hợp sâu hơn vào cơ sở hạ tầng truyền thông, Huawei ngày càng tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ đám mây ổn định, đáng tin cậy, an toàn và bền vững cho các doanh nghiệp địa phương.

Bằng cách đặt trụ sở hoạt động kinh doanh đám mây và giải pháp doanh nghiệp cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore, Huawei cũng hướng tới mục tiêu giúp nhiều doanh nghiệp địa phương nhanh chóng số hóa và toàn cầu hóa. Đặc biệt, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, Huawei còn đang tận dụng các công nghệ năng lượng số và hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương để thúc đẩy thực thi Kế hoạch Xanh 2030 hướng đến phát triển bền vững quốc gia của Singapore.

Bên cạnh chứng nhận uy tín DPTM, Huawei cũng đã hợp tác chặt chẽ với Cơ quan An ninh Mạng Singapore (CSA) với tư cách đối tác ủng hộ Chương trình Đối tác Giám sát An toàn Không gian mạng suốt thời gian qua. Thông qua chương trình này, cả hai bên sẽ giúp các tổ chức và doanh nghiệp ở Singapore tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh mạng và nâng cao nhận thức về an ninh mạng.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Thành phố Hồ Chí Minh chính thức có Cổng thông tin chuyển đổi số

Tóm tắt: 

Cổng thông tin Chuyển đổi số là bước đi nhằm triển khai Chương trình "Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh" và Đề án "Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh."

Cổng thông tin Chuyển đổi số là bước đi nhằm triển khai Chương trình "Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh" và Đề án "Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh."

(Nguồn: Ảnh chụp màn hình)

Ngày 18/3, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Cổng thông tin Chuyển đổi số thành phố đã chính thức đưa vào hoạt động tại địa chỉ https://chuyendoiso.hochiminhcity.gov.vn.

Cổng thông tin Chuyển đổi số là bước đi nhằm triển khai Chương trình "Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh" và Đề án "Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh."

Đây là kênh chính thức tổng hợp thông tin liên quan đến kế hoạch, chương trình chuyển đổi số, các hoạt động và kết quả chuyển đổi số của thành phố.

Cổng thông tin Chuyển đổi số được thiết kế giao diện hiện đại, đơn giản, dễ dàng cho việc truy cập bằng thiết bị máy tính hay điện thoại thông minh, cung cấp các thông tin: tổng quan về các kế hoạch chuyển đổi số của Thành phố; cẩm nang chuyển đổi số; tin tức tổng hợp về chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh, của Việt Nam và thế giới; cung cấp các hoạt động hợp tác, chuyển giao về chuyển đổi số; thư viện đa phương tiện liên quan về chuyển đổi số.

Theo bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua Cổng thông tin Chuyển đổi số, lãnh đạo Thành phố có thể nắm bắt, tiếp nhận những ý kiến, góp ý, hiến kế của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời giúp cán bộ, công chức kịp thời hệ thống hóa và nắm bắt các văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án Chuyển đổi số của thành phố.

Cùng với đó, chuyên gia, người dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể truy cập tìm hiểu thông tin về chuyển đổi số của thành phố, tìm kiếm các ứng dụng, các hệ thống dịch vụ công đã và đang được cung cấp trên nền tảng số phục vụ nhu cầu công việc, cuộc sống; có thể trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi số của thành phố thông qua các đề xuất, sáng kiến...

Bà Võ Thị Trung Trinh cho biết thêm người dân, doanh nghiệp, các tổ chức có thể gửi ý kiến trên Cổng thông tin Chuyển đổi số để góp ý, hiến kế cho chương trình Chuyển đổi số của Thành phố; các ý kiến góp ý, hiến kế này sẽ được Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên theo dõi, tổng hợp và ghi nhận để thực hiện./.

Nguồn: Tiến Lực (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=778889

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Thi giới thiệu sách trực tuyến

Tóm tắt: 

Cuộc thi có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến", do Vụ Thư viện thực hiện. Cuộc thi nhằm kết nối và truyền cảm hứng, niềm đam mê đọc sách cho người dân Việt Nam...

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã ban hành Quyết định số 515/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/2022 về việc tổ chức Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022.

Cuộc thi có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến", do Vụ Thư viện thực hiện. Cuộc thi nhằm kết nối và truyền cảm hứng, niềm đam mê đọc sách cho người dân Việt Nam, từ đó phát triển văn hóa đọc và lan tỏa tri thức trong cộng đồng, góp phần chấn hưng văn hóa, đặc biệt là văn hóa đọc, khơi dậy khát vọng cống hiến phát triển đất nước.

Cuộc thi hướng tới phát huy tính sáng tạo, đa dạng các hình thức đọc sách, đổi mới phương thức tuyên truyền, truyền thông về văn hóa đọc đáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi số phục vụ người dân, đặc biệt là trong điều kiện đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.

Đối tượng tham gia cuộc thi gồm người đang học tập, làm việc và sinh sống tại Việt Nam và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài (từ 6 tuổi trở lên) chia làm 3 nhóm đối tượng cụ thể. Thí sinh có thể dự thi cá nhân hoặc theo nhóm, tập thể.

Các thí sinh dự thi bằng cách xây dựng video giới thiệu nội dung, chia sẻ cảm nhận về một hoặc một số cuốn sách đã truyền cảm hứng, lan tỏa tri thức, khơi dậy khát vọng cống hiến, đóng góp tích cực cho xã hội của bản thân.

Các bài dự thi hợp lệ sẽ được đăng tải trên Chuyên mục "Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022" tại Kênh Youtube "Sách và Trí tuệ Việt" (Kênh do Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý) để tính điểm bình chọn công khai (Bình chọn trực tuyến dựa trên lượt Xem và lượt Yêu thích). Tổng điểm bài dự thi được tính trên điểm bình chọn của cộng đồng và điểm chấm của Ban Giám khảo sẽ làm căn cứ để Ban Tổ chức đánh giá, xếp giải.

Cơ cấu giải thưởng bao gồm 3 giải Đặc biệt, 9 giải Nhất, 18 giải Nhì, 30 giải Ba, 90 giải Khuyến khích. Các giải chuyên đề gồm Bài dự thi nội dung giới thiệu sách hay nhất, Bài dự thi có phần trình bày hay nhất, Bài dự thi được dàn dựng hay nhất, Bài dự thi sử dụng hiệu ứng hay nhất, Bài dự thi được bình chọn nhiều nhất.

Lễ phát động Cuộc thi dự kiến sẽ tổ chức vào khoảng tháng 3, 4 tại Hà Nội dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến (livestream). Lễ trao giải dự kiến diễn ra vào tháng 11, cũng với hình thức livestream, gồm nhiều hoạt động như trình chiếu các bài thi xuất sắc nhất, phát phóng sự về cuộc thi, gặp gỡ, giao lưu với các thí sinh đạt giải, chia sẻ về Cuộc thi và các hoạt động khuyến đọc; Tổng kết Cuộc thi, trao giải thưởng, giấy chứng nhận, kỷ niệm chương cho các thí sinh đạt giải.

Việc tổ chức Cuộc thi phải được chuẩn bị chu đáo, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; bảo đảm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan theo đúng Kế hoạch đề ra.

Nguồn: LINH KHÁNH/nhandan.vn

https://nhandan.vn/dong-chay/thi-gioi-thieu-sach-truc-tuyen--688810/

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Trao các giải thưởng băng thông rộng di dộng, ISP và điện toán đám mây năm 2022

Tóm tắt: 

Các doanh nghiệp (DN) ICT gồm Viettel, VNPT, MobiFone, FPT và VNG Cloud đã nhận được các giải thưởng là nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng di động, ISP và điện toán đám mây (ĐTĐM) tiêu biểu năm 2022.

Các doanh nghiệp (DN) ICT gồm Viettel, VNPT, MobiFone, FPT và VNG Cloud đã nhận được các giải thưởng là nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng di động, ISP và điện toán đám mây (ĐTĐM) tiêu biểu năm 2022.

Ngày 9/3, trong khuôn khổ hội thảo World Mobile Broadband & ICT năm 2022 với chủ đề "Hiện đại hoá hạ tầng viễn thông và dịch vụ nội dung số hướng tới thúc đẩy kinh tế số, xã hội số" do IDG Vietnam phối hợp cùng với Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam (REV) tổ chức, báo cáo kết quả khảo sát Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ băng thông rộng di động, ISP và ĐTĐM do IDG Vietnam thực hiện đã được công bố.

Chủ tịch VDCA Nguyễn Minh Hồng: Trong 2-3 năm qua các nhà mạng tích cực tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ ĐTĐM và coi đó là lợi thế cạnh tranh

Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số (VDCA), Chủ tịch Hội đồng cố vấn cho biết, năm 2022, chương trình khảo sát diễn ra từ ngày 30/01 đến 25/2 tại 11 tỉnh, thành tại Việt Nam, thu được 6.758 mẫu khảo sát cá nhân và 319 mẫu khảo sát DN. Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên toàn bộ phiếu khảo sát được thực hiện dưới hình thức online. Đối tượng tham gia khảo sát được chia thành 11 nhóm tuổi, thuộc 6 lĩnh vực/ngành nghề khác nhau.

Đây là năm thứ 6 liên tiếp, IDG Vietnam tiến hành chương trình khảo sát này và qua đây chúng ta thấy rõ sự thay đổi, dịch chuyển của các dịch vụ viễn thông trong đó đáng chú ý nhất là sự thay đổi về thị phần, về mức độ hài lòng và về thói quen người sử dụng.

Ngoài ra, một trong những điểm nhấn của thị trường viễn thông trong vòng 2-3 năm qua là việc các đơn vị nhà mạng tích cực tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ ĐTĐM và coi đó là lợi thế cạnh tranh, là điểm nhấn cạnh tranh mới của mình.

Từ thực tế đó, IDG Việt Nam cũng đã tổ chức chương trình khảo sát mức độ hài lòng của các DN tại Việt Nam, tập trung trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, vận tải logistic, truyền thông…

Căn cứ trên kết quả chương trình khảo sát trên, Hội đồng Cố vấn Bình chọn giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng di động, ISP và ĐTĐM tiêu biểu năm 2022. Hội đồng có 9 thành viên là các chuyên gia hàng đầu đã và đang tham gia công tác, quản lý lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam như các ông Mai Liêm Trực, Trần Đức Lai, Nguyễn Minh Hồng,… thống nhất hệ tiêu chí xét duyệt và các nhận định, đánh giá chuyên sâu trên cơ sở kết quả bình chọn của người sử dụng rồi công bố, vinh danh các đơn vị cung cấp dịch vụ tiêu biểu.

Các DN được bình chọn cụ thể như sau:

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đạt danh hiệu "nhà cung cấp dịch vụ viễn thông bưng rộng di động tiêu biểu về chất lượng dịch vụ", gồm các tiêu chí: Chất lượng sóng; đảm bảo kết nối ổn định vào thời gian cao điểm (thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết); sự tương xứng giữa chất lượng và giá cước; tốc độ tải dữ liệu (download) và tốc độ đăng dữ liệu (upload).

Tổng công ty Viễn thông MobiFone đạt danh hiệu "nhà cung cấp dịch vụ viễn thông băng rộng di động tiêu biểu về chăm sóc khách hàng", gồm các tiêu chí: giá cả hợp lý so với mức sóng; quy trình/thủ tục đăng ký các dịch vụ băng thông rộng di động; chương trình khuyến mãi; tổng đài chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ khách hàng.

Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT Vinaphone đạt danh hiệu "nhà cung cấp dịch vụ viễn thông băng rộng cố định tiêu biểu về chất lượng dịch vụ", gồm các tiêu chí: sự ổn định của đường truyền mạng; tốc độ tải dữ liệu; tốc độ đăng dữ liệu và các gói dịch vụ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực trao giải cho đại diện VNPT Vinaphone

Công ty CP-DV dữ liệu CNTT Vina (VNG Cloud) đạt danh hiệu "nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng ĐTĐM tiêu biểu", gồm các tiêu chí: mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ cloud; tốc độ xử lý, truy cập, kiểm soát, độ trễ; khả năng bảo mật; chất lượng hỗ trợ khách hàng; hiệu quả đem lại cho DN.

Công ty FPT Smart Cloud đạt danh hiệu "nhà cung cấp dịch vụ phần mềm ĐTĐM tiêu biểu", gồm các tiêu chí: khả năng bảo mật; khả năng phục hồi tính liên tục và khắc phục sự cố; kiểm soát chi phí và tăng lợi nhuận; chất lượng hỗ trợ khách hang; hiệu quả đem lại cho DN.

Ông Lê Thanh Tâm, Tổng giám đốc IDG Việt Nam cho biết đây là năm thứ 2 liên tiếp, chương trình khảo sát mức độ hài lòng của các DN sử dụng dịch vụ ĐTĐM được thực hiện và được công bố công khai trong tại World Mobile Broadband & ICT. Tổng thể, bản báo cáo "Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ băng thông rộng di động, ISP và ĐTĐM" được kỳ vọng sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp các nhà mạng, đơn vị cung cấp dịch vụ ĐTĐM có thể nhìn nhận và thay đổi dịch vụ của mình nhằm hướng tới sự phát triển mạnh mẽ hơn./.

Theo ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Ký kết hợp tác về phát triển kinh tế số giữa Việt Nam và Singapore

Tóm tắt: 

Việt Nam và Singapore sẽ tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm về chính sách, chiến lược, định hướng phát triển, hợp tác xây dựng hạ tầng số, các nền tảng số để đẩy nhanh chuyển đổi số trong các lĩnh vực...

Việt Nam và Singapore sẽ tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm về chính sách, chiến lược, định hướng phát triển, hợp tác xây dựng hạ tầng số, các nền tảng số để đẩy nhanh chuyển đổi số trong các lĩnh vực...

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Cộng hòa Singapore của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, sáng nay (25/2) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore Josephine Teo đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế số.

Dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, hai Bộ trưởng đã trao Bản ghi nhớ.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore Josephine Teo đã ký Bản ghi nhớ.

Trên cơ sở Bản ghi nhớ mới được ký kết, hai bên sẽ tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm về chính sách, chiến lược, định hướng phát triển của mỗi nước, hợp tác xây dựng hạ tầng số, các nền tảng số để đẩy nhanh chuyển đổi số trong các lĩnh vực, đẩy mạnh kết nối số, xây dựng môi trường số an toàn tin cậy, hợp tác về an toàn an ninh thông tin, quản trị dữ liệu và bảo vệ dữ liệu cá nhân…

Để triển khai các nội dung hợp tác cụ thể, hai bên thống nhất sẽ thành lập Nhóm công tác chung, gồm đại diện của các cơ quan và tổ chức liên quan.


Trần Thường từ Singapore/vietnamnet.vn
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành