40 giải pháp công nghệ được vinh danh tại Make in Viet Nam 2022
Các sản phẩm công nghệ của 4 doanh nghiệp (DN) gồm Rynan Technologics Vietnam, Viettel, FPT và MISA nhận giải Vàng Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022".
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long và Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương trao các giải Bạc |
ăm nay, ban tổ chức Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022" nhận được 218 hồ sơ. Các vòng được công khai minh bạch, áp dụng công nghệ số trong các khâu từ nhận hồ sơ, chấm giải. Ban tổ chức đánh giá năm nay có nhiều sản phẩm chất lượng.
Cụ thể, Ban tổ chức trao các giải Vàng, Bạc, Đồng lần lượt cho các hạng mục: Sản phẩm số tiềm năng; sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số; sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số và sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số.
Trong đó, giải Vàng đã được trao cho các hạng mục sản phẩm: Sản phẩm số tiềm năng thuộc về giải pháp phân tích và định lượng chất thải hữu cơ thông minh trong nuôi trồng hải sản - Công ty Cổ phần Rynan Technologics Vietnam; Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số thuộc về nền tảng quản lý tiêm chủng Vaccine phòng COVID-19 quốc gia - Tổng công ty Giải pháp DN Viettel; Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số thuộc về nền tảng điện toán đám mây (ĐTĐM) FPT Cloud - Công ty FPT Smart Cloud; Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số thuộc về Nền tảng quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov - Công ty CP MISA.
Giải Bạc được trao theo các hạng mục: Sản phẩm số tiềm năng thuộc Metric nền tảng dữ liệu thương mại điện tử (TMĐT) - Công ty CP Khoa học dữ liệu; Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số thuộc về giải pháp truyền tải nội dung số trên hạ tầng Internet - Công ty CP VieOn; Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số thuộc về nền tảng quản trị DN hợp nhất MISA AMIS - Công ty CP MISA; Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số thuộc về siêu ứng dụng MoMo - Công ty CP dịch vụ di động trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long và Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương trao các giải Bạc |
Giải Đồng được trao cho các hạng mục: Sản phẩm số tiềm năng thuộc về hệ sinh thái chuyển đổi số (CĐS) nông nghiệp thông minh Nextfarm của công ty CP NextVision; Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số thuộc về thẻ thông minh MK Smart của công ty CP Thông minh MK; Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số thuộc về giải pháp nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải SLX của Công ty CP Giải pháp Chuỗi cung ứng SmartLog; Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số thuộc về hệ thống giao thông thông minh Elcom ITS của Công ty CP Công nghệ - Viễn thông Elcom.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Phó Cục trưởng Cục công nghiệp CNTT-TT Nguyễn Thiện Nghĩa trao các giải Đồng |
Ban Tổ chức cũng vinh danh các top 10 theo 4 hạng mục: Sản phẩm số tiềm năng; Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số; Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số và sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số.
Top 10 sản phẩm số xuất sắc Chính phủ số gồm: (1) Giải pháp Green Data, Công ty Cổ phần CNTT Toàn cầu Xanh; (2) Hệ thống Giao thông thông minh Elcom ITS, Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông Elcom; (3) Nền tảng công nghệ IoT VNPT IoT Platform, Tập đoàn VNPT; (4) Nền tảng Quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov, Công ty CP MISA; (5) Nền tảng Trợ lý ảo Viettel Cyberbot, Trung tâm Không gian mạng Viettel; (6) Phần mềm Quản lý An sinh xã hội VNPT ASXH, Tập đoàn VNPT; (7) Phần mềm quản lý camera tập trung ViewPro, Công ty CP Biển Bạc; (8) Siêu ứng dụng MoMo, Công ty CP Dịch vụ di động trực tuyến; (9) Trung tâm giám sát, điều hành thông minh IOC, Tổng công ty Giải pháp DN Viettel; (10) Trusted Archive Giải pháp lưu trữ, quản lý tài liệu điện tử tin cậy, Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS.
Top 10 sản phẩm xuất sắc nhất về kinh tế số: (1) Dịch vụ chữ ký số từ xa FPT.eSign, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT; (2) Sản phẩm công tơ điện tử CPCEMEC, Tổng công ty Điện lực Miền Trung; (3) Giải pháp ERP Fast Business Online Fast Business Online, Công ty CP Phần mềm quản lý DN; (4) Giải pháp nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải SLX, Công ty CP Giải pháp Chuỗi cung ứng SmartLog; (5) Nền tảng TopCV for business, Công ty CP TopCV Việt Nam; (6) Nền tảng điện toán đám mây FPT Cloud, FPT Smart Cloud; (7) Nền tảng quản trị DN hợp nhất MISA AMIS, Công ty MISA; (8) Nền tảng Quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud, Công ty TNHH Công nghệ ezCloud Toàn cầu; (9) Nền tảng chuyển đổi số dành cho DN SME OneSME, Tập đoàn VNPT; (1) Siêu ứng dụng MoMo, Công ty CP dịch vụ di động trực tuyến.
Top 10 sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số: (1) GapoWork - nền tảng hợp nhất cho giao tiếp và cộng tác trong tổ chức, Công ty CP Công nghệ Gapo; (2) Hệ sinh thái thiết bị đầu cuối viễn thông thế hệ mới, Tập đoàn VNPT; (3) Nền tảng dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S), Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế; (4) Nền tảng giáo dục MISA EMIS, Công ty CP MISA; (5) Nền tảng phi lợi nhuận chống lừa đảo trực tuyến cho người Việt Nam, Công ty TNHH DN xã hội chống lừa đảo; (6) Nền tảng quản lý tiêm chủng vacine phòng COVID-19 quốc gia, Tổng công ty Giải pháp DN Viettel; (7) Nền tảng việc làm chất lượng cao TopCV, Công ty CP TopCV Việt Nam; (8) Thẻ thông minh MK SMART, Công ty CP Thông minh MK; (9) VieOn - Giải pháp truyền tải nội dung số trên hạ tầng Internet, Công ty CP VieOn; (10) Viettel Money - Hệ sinh thái thương mại, tài chính số, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel.
Top 10 sản phẩm số xuất sắc Chính phủ số, gồm: (1) Giải pháp Green Data, Công ty CP CNTT Toàn cầu Xanh; (2) Hệ thống Giao thông thông minh Elcom ITS, Công ty CP Công nghệ - Viễn thông Elcom; (3) Nền tảng công nghệ IoT VNPT (IoT Platform), Tập đoàn VNPT; (4) Nền tảng Quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov, Công ty CP MISA; (5) Nền tảng Trợ lý ảo Viettel Cyberbot, Trung tâm Không gian mạng Viettel; (6) Phần mềm Quản lý An sinh xã hội VNPT ASXH, Tập đoàn VNPT; (7) Phần mềm quản lý camera tập trung ViewPro, Công ty CP Biển Bạc; (8) Siêu ứng dụng MoMo, Công ty CP Dịch vụ Di động Trực tuyến; (9) Trung tâm giám sát, điều hành thông minh IOC, Tổng công ty Giải pháp DN Viettel; (10) Trusted Archive Giải pháp lưu trữ, quản lý tài liệu điện tử tin cậy, Công ty CP Công nghệ SAVIS.
Ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Giải thưởng đánh giá cao các sản phẩm Make in Viet Nam 2022 và cho biết chất lượng của một số sản phẩm đạt giải có tính cạnh tranh so với các giải pháp của DN nước ngoài đang phục vụ tại Việt Nam.
Bộ TT&TT và Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ tiếp tục đồng hành cùng DN hỗ trợ, xúc tiến thương mại, tư vấn thương mại hóa sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia, xây dựng khung pháp lý, kết nối với các nhà đầu tư để các sản phẩm công nghệ số có thị trường rộng lớn hơn và đi xa hơn. Các sản phẩm Make in Viet Nam đạt giải chính là hạt nhân thúc đẩy quá trình CĐS ở Việt Nam, chắp cánh cho khát vọng Việt Nam trở thành một quốc gia số hùng cường, góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững./.
Theo ictvietnam.vn