Syndicate content

Chuyện dọc đường

7 cửa hàng sách tuyệt đẹp trên thế giới

(ICTPress) - Dưới đây là những cửa hàng sách được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Chúng ta hãy cũng viếng thăm.

City Lights, là một sự kết hợp giữa cửa hàng sách và nhà xuất bản chuyên về văn học thế giới, nghệ thuật và chính trị, vẫn là một trong những cửa hàng sách lớn nhất thế giới kể từ khi được nhà thơ Lawrence Ferlinghetti và Peter D. Martin (người từ bỏ sau đó 2 năm) thành lập vào năm 1953. Cửa hàng sách này trở nên nổi tiếng với việc xuất bản bài thơ có tầm ảnh hưởng của Allen Ginsberg có tên là "Howl and Other Poems" (Tiếng hú và các bài thơ khác) (City Lights, 1956). Là nơi gặp gỡ của các biểu tượng văn học Mỹ, như Jack Kerouac và Allen Ginsberg, “địa điểm văn chương” này thu hút những người yêu sách khắp nước Mỹ và trên thế giới đến xem, đọc và đơn giản đến nơi này chỉ để thưởng thức không gian này.

Ảnh: china.org.cn

Librería El Ateneo Grand Splendid là một trong những cửa hàng sách lớn nhất ở Buenos Aires, Argentina. Từng là một nhà hát của những năm 1920 ở trung tâm của thành phố, El Ateneo còn lưu giữ những đồ đạc từ thủa ban đầu của của thính phòng lộng lẫy này - những ban công nguyên vẹn, trần nhà sơn, các nghệ thuật trang trí và các bức màn sân khấu đỏ thẫm - và các quyển sách được bổ sung. Các ô của nhà hát trước đây trở thành các phòng đọc riêng tư. Đặt tay lên trang sách, chìm vào trong không gian ấm cúng của café trên sân khấu giữa các bức màn nhung đỏ thẫm, là khoảnh khắc hoàn toàn tuyệt vời.

Ảnh: china.org.cn

Lúc ban đầu được Sylvia Beach thành lập vào năm 1919, cửa hàng sách Shakespeare &Company là một sự kết hợp giữa cửa hàng bán sách và thư viện đọc sách, chuyên về văn chương tiếng Anh. Vào những năm 1920, cửa hàng sách này là nơi gặp gỡ của các biểu tượng văn chương như Ezra Pound, Ernest Hemingway, William S. Burroughs, James Joyce và Ford Madox Ford. Tọa lạc ở Quận 5, ở bờ Tây của Paris, cửa hàng sách hiện nay được khai trương vào năm 1951, được đặt tên sau đó và để ghi nhớ cửa hàng trước đó đã đóng cửa trong Thế chiến thứ 2. Đây là một nơi dễ chịu để ngắm nhìn những giá sách xếp chặt và những poster thi vị và để lựa chọn những đầu sách bìa mềm.

Ảnh: china.org.cn

Daunt Books là một cửa hàng sách Edwardian với các gallery gỗ sồi và cửa sổ mái tuyệt đẹp ở London. Cửa hàng này có 5 chi nhánh ở London. Daunt Books chuyên về sách du lịch, các báo cáo du lịch, văn xuôi, lịch sử và viễn tưởng, đều được sắp xếp theo quốc gia. Đội ngũ nhân viên ở đây vô cùng am hiểu, sẽ tư vấn rất hữu ích cho người viếng thăm.

Ảnh: china.org.cn

Nhà thờ Dominica 800 tuổi này ở Maastricht đã được chuyển thành một trong những cửa hàng sách đẹp nhất trên thế giới - cửa hàng sách Selexyz. Cửa hàng này vẫn duy trì đặc điểm và vẻ thanh lịch của nhà thờ cũ. Việc xây dựng một kiến trúc thép nhiều tầng với một trần nhà thờ rộng lớn đã cho phép lưu giữ khối lượng lớn sách bằng tiếng Anh ở thành phố này. Đọc sách tại đây là một trải nghiệm tôn giáo tuyệt vời. Đây là một cửa hàng sách được làm trên thiên đàng.

Ảnh: china.org.cn

Cửa hàng sách 3 tầng Bookàbar này có trần nhà cong và dài, các giá sách trơn nhẵn hình thành nên một khung tuyệt vời cho những quyển sách, CD, DVD và các sản phẩm khác. Thậm chí cả những khách du lịch khó tính cũng bị quyến rũ. Cửa hàng này bán các loại sách tiếng Anh, phần lớn là nghệ thuật. Một phần của cửa hàng là trung tâm trưng bày Palazzo delle Esposizioni, một trong những trung tâm triển lãm hàng đầu của Rome.

Ảnh: china.org.cn

Tọa lạc ở tầng hầm của một ngôi nhà trắng ở Santorini, Atlantis Books được khởi đầu bởi hai người Mỹ 25 tuổi vào mùa Xuân năm 2004. Lấy khuôn mẫu từ cửa hàng sách Shakespeare &Company, cửa hàng sách tiếng anh ở Paris này mong muốn tạo nên một thiên đường cho những người yêu sách ở những nơi tuyệt đẹp ở Địa Trung Hải. Những hàng giá sách, được chính đội ngũ của cửa hàng tạo dựng, được xếp dầy đặc những quyển tiểu thuyết, thi ca, các tuyển tập truyện ngắn và các bộ sách triết học. Với cửa hàng được quốc tế đánh giá cao, cửa hàng sách này đang trở thành một địa điểm viếng thăm. Dành các buổi chiều ở các góc tuyệt vời của cửa hàng với nhạc jazz âm thanh nổi là một sự thư giãn tuyệt vời, dù bạn có mua sách hay không.

Ảnh: china.org.cn

Bảo Ngọc

Sinh viên mới ra trường lấy kinh nghiệm từ đâu

(ICTPress) - Tốt nghiệp bằng giỏi là điều kiện cần, là tờ giấy thông hành để chúng ta bước tiếp vào con đường mới - con đường của cuộc sống mưu sinh, và con đường ấy còn khó khăn nhiều hơn nữa. Nếu không vững vàng, chúng ta rất dễ nản trí, thậm chí là stress.

Các công ty, cơ quan trong xã hội ngày nay đòi hỏi rất khắt khe trong việc tuyển dụng nhân sự, thời buổi kinh tế với nhiều biến động cộng thêm ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường thì cơ hội tìm việc lại càng khó khăn hơn. Vậy để vượt qua những khó khăn ấy -  chúng ta những sinh viên mới ra trường chỉ với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi liệu chúng ta có thể tự tin để tìm việc hay không?

Chắc chắn sẽ có rất nhiều câu trả lời khác nhau, có bạn cũng tự tin bảo rằng tôi có thể, cũng có bạn trả lời sẽ hơi khó, hoặc cũng có bạn may mắn hơn vì nhà có thân thế, điều kiện thì cũng đủ rồi… nhưng với phần lớn tất cả chúng ta -  đều xuất thân trong gia đình khó khăn thì yếu tố điều kiện, thân thế đôi lúc chỉ là mơ ước.

Và điều quan trọng cuối cùng là phải dựa vào chính bản thân, sự nỗ lực của chúng ta mà thôi. Với vốn kiến thức được tích lũy trong suốt thời gian học tập của mình sẽ không đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn chúng ta trong khi có hàng ngàn ứng viên khác tốt hơn mình, vậy để nhà tuyển dụng quyết định chọn mình thì bản thân của chúng ta phải đặc biệt hơn những người khác, và điều đặc biệt đó không phải ai cũng có, ai cũng ý thức được.

Có một câu nói rất tâm đắc mà nó cũng là hành trang để em cố gắng “muốn thành công - bạn phải khác biệt”, khác biệt ở đây là gì?. Theo em “khác biệt” đó chính là sự nỗ lực, là sự rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của chúng ta.

Hầu hết, ngày nay đa số các công ty đều tuyển dụng những người có kinh nghiệm, họ đồng ý trả với mức lương cao để có được người làm việc hiệu quả, không phải tốn nhiều thời gian để đào tạo lại - mà đôi khi đào tạo xong không biết họ có gắn bó với mình hay là ra đi tìm công việc khác tốt hơn.

Và chúng ta - phần lớn những người mới ra trường thì kinh nghiệm là gì. Theo suy nghĩ của em, kinh nghiệm không hẳn chỉ có khi chúng ta làm việc thực tế, mà trong quá trình đi học chúng ta cũng có thể tích lũy được kinh nghiệm, đó là những lúc chúng ta tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động ngoại khóa, làm việc nhóm và cả lúc đi làm thêm.

Việc đi làm thêm giúp chúng ta  học hỏi được cách quản lý thời gian, tâm lý khách hàng và đặc biệt hơn đối với một số công việc phục vụ sẽ giúp các bạn cải thiện khả năng giao tiếp của mình rất nhiều. Ngoài ra, nó là nguồn để tăng thêm thu nhập cho bản thân. Và trong suốt thời kỳ là sinh viên, em đã không ngần ngại, hè nào cũng tranh thủ đi làm để có thêm tiền trang trãi cho cuộc sống và  để dành đi học thêm tin học, Anh văn và những chứng chỉ khác.

Bên cạnh đó, tham gia các hoạt động Đoàn, Hội ở trường cũng giúp chúng ta rất nhiều sau khi bước vào môi trường công việc. Có thể nhiều bạn cho rằng, thật phí thời gian để tham gia những hoạt động ấy, nhưng các bạn à, hãy cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia, và nếu nằm trong ban chấp hành thì càng tốt - đó là những lúc bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị, quan trọng hơn bạn sẽ học được nhiều kỹ năng như quản lý, lập kế hoạch, tổ chức… (giả sử khi tổ chức một động dã ngoại cho lớp, là ban cán sự Đoàn - Hội, bạn sẽ lên kế hoạch như thế nào, sắp xếp, phân công nhân sự chuẩn bị ra sao, liên hệ với những nơi liên quan như thế nào… -  tất cả những trải nghiệm ấy sẽ là kinh nghiệm quý giá mà chúng ta sẽ có được).

Từng là cán bộ Đoàn 3 năm liền, em đã có được những kinh nghiệm rất quý giá, và xin bật mí một điều, công việc hiện tại em đang làm là trái với ngành em đã học (em học quản lý giáo dục nhưng hiện tại em đang công tác trong lĩnh vực nhân sự). Khi nộp hồ sơ vào công ty em cũng không nghĩ mình sẽ được chọn vì ngành học của mình không hề có liên quan gì và con cũng chưa hề có kinh nghiệm, nhưng khi nhìn vào hồ sơ (giấy khen của ban chấp hành Đoàn, giấy tuyên dương sinh viên 5 tốt…).

Chị Giám Đốc đã không hề đề cập nhiều về chuyên môn mà chị lại hỏi về những hoạt động mà con đã tham gia, đã tổ chức cho lớp khi còn là sinh viên trên giảng đường và con cũng rất bất ngờ khi chị quyết định chọn con. Khi ấy em đã rất vui và nghĩ rằng tất cả nỗ lực của mình, những hoạt động mà mình đã tham gia không phải là vô ích. Vì vậy, các bạn ạ, nếu sắp xếp được thời gian chúng ta hãy tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động Đoàn, Hội… và các bạn sẽ nhận lại rất nhiều điều kỳ diệu từ những hoạt động ấy.

Ngoài ra, trong một xã hội với nền kinh tế mở, ngày nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam, một trong những kỹ năng cũng rất quan trọng đó là Tin học và Ngoại ngữ. Chúng ta không có nhiều điều kiện để đi học những trung tâm này nọ với mức chi phí cao ngất, nhưng chúng ta có thể tự trau dồi vốn ngoại ngữ và tin học bằng nhiều cách: tự học, học cùng bạn bè… và đặc biệt, các bạn rất may mắn vì  hiện nay trong hội chúng ta đã có câu lạc bộ tiếng Anh - sẽ là nơi giúp các bạn cải thiện vốn tiếng Anh của mình rất hiệu quả.

Và cuối cùng, với tấm bằng ưu, cộng với vốn Ngoại ngữ và Tin học cùng những kỹ năng tích lũy được qua các hoạt động, chúng ta tin rằng mình có thể xin được công việc phù hợp với bản thân.

Đặng Thị Lệ Thu

Cựu Sinh Viên ĐH KHXH&NV, hiện là chuyên viên nhân sự
tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Dựng TMDV Vương Quỳnh

Thành viên Quỹ Học bổng học sinh Quảng Ngãi

Very young authors of Life & English

(ICTPress) - After three months of launching Life & English - a new section of ICTPress, ICTPress and Wider World Language Center (http://widerworld.vn) organized the meeting with the very young authors having writings for the section on August 8, 2013.

The authors are very young students from third to ninth grades around 9 to 15 years old. However, the very young authors have shown their interesting ideas and point of view about life through their writings that make us paying much attention.

The author, Duong Minh Khanh, a seventh-grade student has written about her future job as following: “Now, I’m telling you about my dream. When I was six, I wanted to be a famous chef. When I was eight, I wanted to be an English teacher but now I want to be a lawyer. I want to be a lawyer because I love justice and I want to protect innocent people”.

The author, Nguyen Thanh Mai, an eighth-grade student wrote her predictions for the year 2099 that “The Earth will get cooler. People will grow trees on the streets so it will be cool in summer. The forests will be grown again in many countries. There will be a lot of beautiful and clean rivers, lakes.”

The young authors for "Life & English" section

The writers are small students so they writes as natural as their age and the way they feel.

The editors for their writings are foreign teachers of Wider World Language Center such as Daniel McIntyre, Igor Mandic, Maria Aili and Ms Dao Thuy have highly evaluated their writings, especially the ideas for writing. Then the writing skills can be practiced step by step.

The author, Pham Minh Huyen, the sixth-grade wrote “True love comes from the heart, and only blood from the heart of a true love can create a endless blue rose. It will make a miracle...” when she told story “The legend of blue roses”.

The author, Hoang Quoc Minh, an eighth-grade student shared his thought of life thatNever shut yourself in a shell, let’s contribute to life and grow”.

The parents, students and organizers exchanged view on writing English and studying opportunities

On this occasion, ICTPress has presented gifts to the young writers and English teachers - editors for their great contributions to “Life & English” section and awarded the author, Duong Minh Khanh a certificate of merit for her many and excellent writings.

At this meeting, the authors presented about their hobbies, wishes, studying and interests lively.

In this meeting, Ms Trinh Thanh Khue, a mother has two children receiving scholarships to study in US, has shared her experience for preparing luggage such as English and skills for her children to look for abroad scholarships. Khue said the young students should have social, communication, work-team skills and self-confident as much as possible because the life and abroad universities are highly evaluated those skills, sometimes higher than academic marks at school.

ICTPress

Hình ảnh vui nhộn về sự phát triển của Windows

(ICTPress) - Trên trang blog của MG Siegler đã đăng tải một hình ảnh khá vui nhộn về tiến trình phát triển của Windows giống như một khối nhà.

Các bạn hãy xem ngôi nhà này phát triển từ tối thiểu đến khá chắc chắn, đến ít chắc chắn rồi lại đến siêu chắc chắn! tới tuyệt vời và hiện đại, rồi sẽ gì nữa? Một chút bên trong nhưng thú vị nếu bạn theo dõi Microsoft.

HY

Vương Phủ Tỉnh, con phố không ngủ ở Bắc Kinh

Vương Phủ Tỉnh nổi tiếng với những hàng hóa xa xỉ. Đến đây, du khách sẽ được trực tiếp tìm hiểu và trải nghiệm nền văn hóa lâu đời của Trung Quốc, thử nhiều loại thức ăn đặc sắc và thỏa sức mua sắm với vô số cửa hàng từ trung đến cao cấp.

Vào thời Minh, trên một con đường ở Bắc Kinh có 10 phủ của vương gia, công chúa nên được gọi là "đường Vương Phủ". Tuy con đường này không quá lớn nhưng do nằm ngay trung tâm Bắc Kinh nên thu hút rất nhiều hoàng gia, quý tộc tới sống. Đến triều Thanh, do trên đường có một cái giếng mà các vương phủ thường lấy nước để dùng nên được đổi tên thành "Vương Phủ Tỉnh" ("tỉnh" là giếng). Từ năm 1993 đến 1999, chính phủ Trung Quốc đã cho tu sửa con đường và thu hút nhiều thương gia nước ngoài đến buôn bán. Nơi đây trở thành trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất ở Bắc Kinh.

Giếng ở đường Vương Phủ Tỉnh là nơi các vương phủ thời xưa lấy nước dùng. Ảnh: chowtimes.

Đại lộ Vương Phủ Tỉnh là nơi du khách nào khi đến Bắc Kinh cũng phải ghé qua. Nơi đây có trung tâm thương mại Bắc Kinh nổi tiếng, cửa hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất Trung Quốc, hiệu sách lớn nhất Trung Quốc. Đặc biệt, trung tâm thương mại Hồi giáo là nơi tập trung hàng hóa cho các tín ngưỡng khác nhau tại Trung Quốc.

Vương Phủ Tỉnh ban ngày. Ảnh: welcometochina.

Vương Phủ Tỉnh ban ngày tràn ngập ánh sáng, thích hợp cho khách du lịch tham quan những địa danh, cảnh đẹp cổ, mang dấu ấn lịch sử tại nơi đây như quảng trường Tân Đông An, Đông Hoa Môn. Điều thu hút tại Vương Phủ Tỉnh chỉ thật sự rõ ràng khi đêm đến. Du khách ngợp trong ánh đèn rực rỡ và đó mới là lúc bạn thực sự biết đến ẩm thực và mua sắm “đậm chất Trung Quốc”.

Vương Phủ Tỉnh lung linh vào ban đêm. Ảnh: chinatravel.

Một con phố chạy vuông góc với Vương Phủ Tỉnh được biến thành khu chợ ẩm thực đêm, với nhiều món ăn đa dạng đặc sắc như các loại mì, thịt và hải sản xiên nướng, xiên hoa quả tẩm đường… Du khách sẽ được phục vụ theo kiểu tự chọn, trả tiền và thưởng thức tại chỗ. Những quầy hàng này mở cửa cả đêm phục vụ du khách.

Khu chợ ẩm thực đêm chuyên bán những đồ ăn vặt truyền thống hấp dẫn. Ảnh: zhongsan.

Nếu đã tới Vương Phủ Tỉnh, bạn chắc chắn phải ghé qua quán Quanjude để thưởng thức món vịt quay Bắc Kinh với sự hướng dẫn của các đầu bếp chuyên nghiệp trong việc cuốn thịt, trộn tương và cách ăn món này đúng kiểu "Bắc Kinh".

Việc mua quà sẽ trở nên khó hơn bao giờ hết khi bao quanh bạn là vô số món đồ nhỏ nhắn, dễ thương, tinh xảo và đặc biệt là "rất Trung Hoa". Nửa đêm, các quán bar là tụ điểm của giới trẻ Trung Quốc. Họ tụ tập, chơi xúc xắc, trò chuyện và ca hát, nhảy múa. Vương Phủ Tỉnh thực sự là một thành phố không hề nghỉ ngơi dù chỉ một phút.

 Vũ Hoàng Anh

Nguồn: vnexpress.net

Triển lãm "Nước Đức thu nhỏ" tại Hà Nội

(ICTPress) - Từ ngày 19 - 22/8/2013, Triển lãm "Nước Đức thu nhỏ" sẽ được  mở cửa cho đông đảo người quan tâm và yêu nước Đức tại Viện Goethe Hà Nội, 56 - 58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Với 82 triệu dân, Đức là quốc gia đông dân nhất châu Âu. Do vị trí địa lý nằm ngay giữa trung tâm châu Âu nên thương mại và trao đổi văn hóa từ lâu đã đóng vai trò quan trọng với quốc gia này.

Đức là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Dù đó là BMW hay Mercedes, Aspirin hay kem đánh răng, máy nghe nhạc MP3 hay điện thoại, những phát minh của Đức đã làm thay đổi thế giới. Sự phong phú về ý tưởng còn được thể hiện thông qua mạng lưới đối tác toàn cầu của Đức.

Nhưng nước Đức không chỉ  có kinh tế mạnh: Văn hóa, khoa học và nghiên cứu cũng rất được coi trọng. Hơn 400 trường đại học, khoảng 6.300 bảo tàng với hơn 100 triệu lượt khách tham quan mỗi năm cùng hàng trăm nhà hát góp phần đưa văn hóa đến với tất cả mọi người. Một truyền thống lâu đời của các nhà khoa học và tư tưởng nổi tiếng của Đức vẫn còn được nuôi dưỡng cho tới hôm nay.

Qua cuộc triển lãm "Nước Đức thu nhỏ“ này,  Viện Goethe muốn giới thiệu tới các bạn một phần nhỏ về sự đa dạng của nước Đức.

Triển lãm sẽ khai mạc: Thứ Hai, 19/8/2013, 18h30 và mở cửa hàng ngày từ 9h đến 19h20 từ 20 - 22/8/2013.

Bảo Ngọc

Triển lãm ảnh “Mirai-chan: Cô bé má hồng phúng phính”

(ICTPress) - Nhân dịp kỷ niệm năm Hữu nghị Việt - Nhật 2013, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, phối hợp cùng Nhà xuất bản Nanarokusha giới thiệu triển lãm ảnh “Mirai-chan: Cô bé má hồng phúng phính” của nhiếp ảnh gia Kotori Kawashima tại Hà Nội từ 18/8 (Chủ nhật) tới 15/9/2013 (Chủ nhật).

Mirai-chan là ai?

Nhiếp ảnh gia trẻ triển vọng Kotori Kawashima đã chụp loạt ảnh “Mirai-chan” trong suốt một năm trời, với nội dung là ảnh chân dung của con gái một người bạn tại đảo Sado, Niigata, một tỉnh thuộc phía Bắc trung tâm nước Nhật.

Sau khi được đăng tải lên trang bìa của Tạp chí nổi tiếng “BRUTUS” chuyên về văn hoá và nghệ thuật tại Nhật Bản, “Mirai-chan” đã trở thành đề tài nóng hổi về một cô bé đáng yêu mang lại sức sống và năng lượng. Sách ảnh “Mirai-chan” cũng được bán rất chạy, với hơn 100.000 bản kể từ tháng 3/2011.

Triển lãm ảnh “Mirai-chan” cũng được đón chào nồng nhiệt tại nhiều thành phố như Tokyo và Osaka của Nhật Bản, và còn được mời đến Thái Lan và Đài Loan nữa. Việt Nam là nước ngoài thứ ba tổ chức triển lãm đầy cuốn hút này.

“Mirai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “Tương lai”, còn “chan” là một hậu tố gắn kèm sau tên người, được sử dụng để gọi ai đó một cách thân thiện. Tuy nhiên, tên thật của cô bé dễ thương này lại không phải là Mirai. Chùm ảnh “Mirai-chan” không phải là ảnh tài liệu mà được chụp dựa trên ý tưởng nhận thức của Kotori Kawashima.

Kotori nghĩ rằng cô bé trong chùm ảnh mang một vẻ đáng yêu mà mỗi con người đều có. Anh cũng đồng thời nghĩ rằng có một gợi ý về tương lai trong vẻ đẹp của bốn mùa và trong văn hoá truyền thống Nhật Bản vẫn tồn tại qua bao thế hệ tại đảo Sado. Chính những ý tưởng này đã mang đến khái niệm “Mirai-chan”.

Tác giả bộ ảnh Mirai-chan

Nhiếp ảnh gia Kotori Kawashima tốt nghiệp ngành Văn học Pháp, khoa Khoa học Nghệ thuật, trường Đại học Waseda.

Nhiếp ảnh gia Kotori Kawashima

Học nhiếp ảnh từ Genqui Numata. Vào năm 2006, Kotori Kawashima nhận được giải Nhất tại giải thưởng Itaru Hirama lần thứ 10 của Shinpusha cho tác phẩm “BABY BABY”, chùm ảnh chụp một cô gái, và sau đó chùm ảnh cũng đã được xuất bản thành sách ảnh cùng tên. Vào năm 2011, anh nhận được giải thưởng về Văn hoá xuất bản lần thứ 24 của Kodansha dành cho mảng nhiếp ảnh với tác phẩm “Mirai-chan”. Hiện tại công việc chính của anh là chụp ảnh chân dung, đồng thời cũng chụp ảnh cho các sách, tạp chí và bìa CD.

Đơn vị tổ chức hy vọng người xem sẽ cùng chia sẻ những khoảng khắc của niềm vui và bất ngờ với “Mirai-chan”, người đã trải nghiệm những tiếp xúc đầu tiên với thế giới trong vô vàn sự kiện.

Triển lãm mở cửa tự do và được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lễ khai mạc cùng buổi nói chuyện của nhiếp ảnh gia bắt đầu vào 16h00 chiều thứ Bảy ngày 17/8, kết thúc vào Chủ nhật ngày 15/9/2013.

Bảo Ngọc

Chuyện chưa kể về ông Tổng cục trưởng một thời

"Bỏ qua công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ hiện đại theo hướng số hóa, tự động hóa, đa dạng hóa dịch vụ", đó là chủ trương táo bạo của vị lãnh đạo cao nhất ngành Bưu điện một thời. Chính nhờ sự quyết tâm, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân lúc ấy mà lĩnh vực BCVT và CNTT của Việt Nam mới có cơ hội vượt lên và ngày càng phát triển.

Một "đại gia đình" người Bưu điện

Thừa ủy quyền của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son trao tặng Huân chương Độc lập cho ông Đặng Văn Thân.

Gia đình ông Đặng Văn Thân (Ba Thân - tên gọi thân mật của ông) có tới 3 thế hệ đã và đang làm việc trong ngành Bưu điện. Ông - đương nhiên và bà Nguyễn Thị Xuân Hà, vợ ông - cũng vào Ngành sau khi lấy ông. Ông bà có 3 người con. Trừ người con cả - anh Đặng Văn Sơn, làm trong ngành xây dựng, người con gái thứ 2 - chị Đặng Thị Nga, hiện là Giám đốc Bưu điện TP.HCM và người con út, - anh Đặng Văn Dũng, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm 6 (VMS 6) của Công ty Thông tin di động (VMS-Mobifone). Vợ anh Dũng đang làm việc ở VMS 2; còn con gái lớn của chị Nga cũng làm việc tại VMS 6. Vậy là cả 3 thế hệ của gia đình cùng làm trong ngành Bưu điện, chưa kể phía gia đình, họ hàng của bà Hà (bên ngoại) cũng có nhiều người làm việc trong ngành.

Theo lời bà Hà và chị Nga, mặc dù ông là “tổng chỉ huy” của Ngành nhưng không vì thế mà ông lôi kéo người thân vào cùng, hay tạo điều kiện nâng đỡ người trong gia đình. Như chị Nga chẳng hạn, vào năm 1979 khi chị vừa mới lớn (chị Nga sinh năm 1962), cũng đúng vào thời điểm chiến trường biên giới phía Bắc và Tây Nam đang ác liệt, chị đã xung phong vào bộ đội. Biết chuyện, bà Hà lo lắng lắm nhưng ông điềm tĩnh bảo, cứ để nó đi theo nguyện vọng của nó. Thế là chị vào bộ đội. Sau đó chị mới chuyển về ngành Bưu điện làm việc, tự phấn đấu vươn lên từ người công nhân đến chức vụ bây giờ.

Mối lương duyên Nam - Bắc

Bà Hà, phu nhân ông Ba Thân quê ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm nay bà đã ngoài 70, nhưng bà vẫn khỏe và nhanh nhẹn. Bà Hà cho biết, ngày 04/4/1958 là ngày cưới của bà với ông. Sau 55 năm chung sống với ông, chăm lo từng bữa ăn cho ông và cả gia đình, tuy bận bịu và vất vả thật đấy nhưng bà vẫn thấy vui. Bà bảo, thời còn trai trẻ, ông hăng say với công việc lắm, suốt ngày ở cơ quan, đến tối mịt mới về. Mọi việc trong nhà, nuôi và chăm sóc các con ông giao phó hết cho bà. “Ông rất khỏe, dễ ăn, dễ ngủ. Chỉ mấy năm gần đây, khi sức khỏe giảm nhiều ông mới “hơi kén” ăn một chút”, bà Hà chia sẻ.

Bà Hà nghỉ hưu trước ông Ba Thân. Lúc vừa nghỉ, bà phải ra Hà Nội để lo cho ông (ông đang là Tổng cục trưởng), còn 3 người con vẫn ở lại Tp.HCM. Những tưởng khi cả hai ông bà cùng nghỉ hưu, bà sẽ bớt phần vất vả, thế nhưng mới nghỉ được vài năm, ông lại ngã bệnh. “Tưởng nhàn ai dè còn vất vả hơn. Số tôi nó thế!” - bà chia sẻ. Tuy vất vả vì quanh năm phải lo cho ông, nhưng cũng không vì thế mà bà buồn. Có điều cứ phải coi sóc ông suốt, không thể đi đâu, bà cho biết thế khi được hỏi: “Lâu nay bà đã về thăm quê?”.

Biết tôi cũng ở huyện Hoài Đức, thuộc xã kế bên, rất gần xã Đắc Sở nên bà rất vui. Khi tôi hỏi, cơ duyên nào đã cho bà gặp được ông? Bà cười rất tươi và nói, lúc còn trẻ, ông Ba Thân chịu đi chơi lắm. Bà Hà kể, lúc bà vừa mới lớn, người chú của bà đã là Giám đốc Bưu điện Hà Tây - cùng xuất thân từ báo vụ như ông; còn người anh họ của bà - ông Giang, cũng là “dân điện báo”, trạc tuổi ông Ba Thân, sau này làm việc ở một Vụ của Tổng cục Bưu điện. Ông Ba Thân chơi thân với người anh họ của bà vì “cùng nghề”, lại cùng độ tuổi. Và ông cũng quen thân với cả người chú của bà. Đài thu Quế Dương (nay là Trạm điều khiển vệ tinh Vinasat Quế Dương), nơi ông Thân vẫn tới lui làm việc rất gần nhà bà, cách nhau một cánh đồng, nếu đi tắt chưa đầy 2 cây số. Thế là cứ vào ngày Chủ nhật (xưa, trong 1 tuần CBCNV chỉ được nghỉ ngày CN), thậm chí nhiều tối khác trong tuần ông Ba Thân vẫn hay đến chơi nhà bạn. Chuyện gì phải đến sẽ đến. Rồi bạn nghề trở thành cháu rể và em rể cũng là lẽ thường tình, dù kẻ Bắc, người Nam. Thế là ông bà nên duyên.

…và những người thân nói về ông

Trước hết, theo bà Hà, người “đầu ấp tay gối” trên 50 năm với ông Ba Thân, ông là người luôn nghĩ đến việc nước, say sưa với công việc, không còn thời gian để chăm lo cho gia đình. Biết và hiểu vậy nên bà không trách ông, cứ thầm lặng chăm sóc ông và lo những công việc “hậu cứ” phía sau. Với bà, ông là một người chân thật, hiền lành và rất thương bà, thế là đủ.

Bà chia sẻ một kỷ niệm, đó là một lần vào năm 1986 nhà bà có khách. Mà khách đến thăm ông, chia sẻ công việc với ông thường xuyên lắm. Nhưng lần này, sau khi khách về, bà thấy ông rất buồn. Hỏi mãi ông mới cho biết, người khách ấy chính là ông Tân, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương lúc bấy giờ. Cuộc gặp gỡ là để động viên ông ra Hà Nội nhận nhiệm vụ Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, một trọng trách rất lớn đối với ông, trong khi ông muốn ở lại Sài Gòn làm việc, gần quê hương (Bến Tre) và vợ con. Bà đã chủ động động viên ông cứ ra Hà Nội, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao, bà cùng các con ở Sài Gòn tự giải quyết được mọi việc. Vì thế ông mới yên tâm đi.

Chị Nga, con gái của ông cho hay, đối với 3 anh chị em của chị, cha chị là một tấm gương sáng, một mẫu hình để các con phấn đấu, noi theo. Chị cho biết thêm, chính cha chị sống trong sáng như thế, hết lòng vì đất nước, vì Ngành như thế nên cũng là áp lực đối với anh chị em chị. Rằng tự mỗi người phải làm sao để không làm ảnh hưởng tới hình ảnh tốt đẹp của cha trong lòng mọi người cũng như làm thế nào để tự thể hiện được mình.

Còn ông Võ Bá Cầm, cũng quê ở Giồng Trôm (Bến Tre), là người cùng tuổi với ông Ba Thân, cùng tham gia quân đội địa phương, cùng đi tập kết ra Bắc, cũng chuyển ngành về ngành Bưu điện, rồi sau giải phóng chuyển vào Sài Gòn làm việc cùng ông Thân cho hay, cũng là người làm công việc kỹ thuật như ông, nhưng ông Ba Thân rất say sưa. Chính sự say mê, hết lòng vì công việc của ông Ba Thân nên các cấp lãnh đạo luôn tin tưởng vào ông. Cấp dưới quyền thì hết lòng tin cậy vào sự chỉ huy của ông Ba Thân.

Đôi nét về ông Đặng Văn ThânÔng Đặng Văn Thân sinh năm 1932 ở xã Phước Long, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1950, ông gia nhập quân đội, làm báo vụ tại một đơn vị thông tin ở Quân khu 9.Sau hiệp định Genève (tháng 7-1954), ông tập kết ra Bắc, sau đó chuyển ngành về công tác ở trạm Bưu điện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; sau đó ông công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật, thuộc Tổng cục Bưu điện. Ngày 28/4/1975, ông cùng đoàn cán bộ ngành Bưu điện vào tiếp quản toàn bộ hệ thống BCVT của chính quyền Sài Gòn. Năm 1986, ông được điều ra Hà Nội, làm Quyền Cục trưởng, rồi Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Ông được bầu làm ĐBQH khóa VII, Ủy viên Ban chấp hành TƯ Đảng khóa VI. Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Năm 1997, ông nghỉ hưu theo chế độ.Ngày 9/8/2000, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 2012, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập.

Thanh Trà

Báo Bưu điện Việt Nam

Life & English: “Life in the future”

Hello! My name’s Hang. I’m a student at Vietnam– Angeri school! Here are my predictions for the year 2099.

Transportation: In the future, I think transportation is very different from today. Many bridges and highways will be grown up. The cars will be smaller, longer and look like fishes!!! Why? Because everyone will want to have a car, so if vehicle still looks like today, we cause lots of traffic jams. We won’t see a lot of motorbikes and won’t see the bicycles, because bicycles are very slow. Planes in the future will still looks like now, but it will fly ten times faster and it is safer. Buses will be still popular. Many people like and usually use it. They contribute to reduce environmental pollution. I like bus, too!

Everything will be smart. The computers in the future are very smart. They will teach us all of subjects and can talk like the real people. So, we won’t go to school everyday, about 1 or 2 days a week. That’s great! We can learn at home from the computers. Computers will be our good friends. Television, electric fan, lamp, radio, camera and everything will be as smart as a computer. I think we can control them with voice and gesture. Oh! Beautiful life!

Would animal feed be rare? Yes! Animal feed would be very rare, because we can’t catch or domesticate them. They are very quickly evolved to become more intelligent in how to protect themselves. So, what will we eat? Only vegetables! Oh my god.

Aliens? Oh! I think aliens will contact us. They are friendly and interesting!!! But… they are very big. They have 3 eyes, 4 ears, 1 nose, 4 arms and 6 legs.

Oh! My future world is very interesting! Is it right? Everything will be smarter and we won’t go to school everyday. But we won’t eat many animals and will contact aliens. Would you like to live in my future world?

Author: Uong Thu Hang

Editor: Maria Aili

Wider World language center: www.widerworld.edu.vn

Cách nào để vượt qua các vòng phỏng vấn tuyển dụng thành công

(ICTPress) - Tiếp theo bài “Tại sao tốt nghiệp bằng giỏi mà chưa tìm được việc” của anh Nguyễn Đức Quang, thành viên Quỹ Học bổng học sinh Quảng Ngãi (QHBSVQN) đã được ICTPress giới thiệu đến bạn đọc.

Hôm nay ICTPress giới thiệu một bài viết của bạn Phạm Văn Chánh, cựu sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP. HCM, hiện là kỹ sư của công ty Datalogic ADC Vietnam tại khu Công nghệ cao TP. HCM, thành viên QHBSVQN chia sẻ thêm những suy nghĩ và kinh nghiệm trong quá trình tìm việc.


Trong thời buổi hiện nay, học giỏi - nếu chỉ hiểu trọn vẹn là giỏi về chuyên môn, kiến thức thì rõ ràng là chưa đủ, đó mới chỉ là điều kiện cần mà thôi. Bản thân em phát hiện ra điều này khi học năm thứ 2 - cũng chưa phải là quá muộn để chuẩn bị cho quá trình tìm việc sau này.

Thời điểm đó vì hoàn cảnh gia đình nên em hay tìm trên mạng các suất học bổng của các công ty, tập đoàn trong ngành mình học, chỉ với suy nghĩ là tìm một nguồn vật chất để trang trải thêm cho việc học của mình. Với thành tích học tập khá cao nên những tưởng mình sẽ được tuyển chọn dễ dàng, nhưng đó là một sai lầm. Các công ty cấp học bổng không những cần tìm người học giỏi, mà họ còn muốn nhiều hơn thế.

Công ty đầu tiên em được nhận đơn và mời đi phỏng vấn là Intel Product Vietnam, và yêu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh trong cuộc phỏng vấn. Yêu cầu này đối với em thời điểm đó khá bất ngờ, và cũng không phải dễ dàng gì với vốn tiếng Anh bập bẹ từ hồi cấp 3 còn lại. Thế là một đợt tổng ôn luyện phỏng vấn bằng tiếng Anh bắt đầu. 10 ngày cho việc kiếm tài liệu và tự luyện với máy tính - kết quả cũng tạm ổn; cũng nhờ thế mới nhận ra đây là đặc điểm chung của sinh viên - khi không có chuyện gì thì cứ bình chân như vại, nhưng lúc có việc gấp thì gần như hoạt động gấp mấy lần “công suất” thực của mình.

Rồi ngày phỏng vấn cũng đến, khá run nhưng với người phỏng vấn có kinh nghiệm nên ứng viên như em cũng dần lấy lại bình tĩnh và trả lời cũng tạm chấp nhận được. Kết quả là em nhận được một suất học Anh văn 2 tháng tại Hội đồng Anh (British Council), trị giá suất học bổng này cũng lớn và sau khi học thấy trình độ Anh văn của mình nâng lên đáng kể nên khá hài lòng với những gì mình đã nhận được.

Kinh nghiệm cho lần phỏng vấn đầu tiên này là: hãy trình bày thật rõ ràng, mạch lạc vấn đề mình cần nói; đặc biệt, rất quan trọng, đó là phải trung thực. Người phỏng vấn có kinh nghiệm dễ dàng nhận ra rằng bạn đang nói dối họ, cũng không phải là họ “thần thông” gì, nhưng qua chuỗi câu hỏi liên tiếp của họ, nếu mình nói dối sẽ rất dễ ngập ngừng, bối rối, nói “lố đà” và cuối cùng là sa bẫy. Các bạn chưa có cơ hội phỏng vấn có thể hình dung chuỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng như sau:

Hỏi: Bạn có bao giờ làm việc A chưa?

Đáp: Có, tôi đã làm việc A rồi ạ.

Hỏi: Bạn làm việc đó như thế nào?

Đáp: Tôi làm việc với hai người bạn của tôi nữa, chúng tôi lập nhóm và phân chia công việc…

Hỏi: Bạn có thể nói cho tôi biết các bạn chia công việc như thế nào, và bạn thấy có hợp lý không?

Đáp: Chúng tôi chia như thế này…

Hỏi: Các bạn có gặp vấn đề gì, chẳng hạn như bất đồng quan điểm trong quá trình đó hay không?

Đáp: Tất nhiên là có chứ, nhưng chúng tôi có cách giải quyết hợp lý.

Hỏi: Hợp lý như thế nào, bạn có thể mô tả cho tôi biết được không?

…..

Đây là ví dụ cho chuỗi câu hỏi kiểm tra kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên. Có thể tóm lại là công ty tuyển dụng sẽ đưa ra một câu hỏi, bạn trả lời và họ sẽ xoáy vào câu trả lời của bạn. Nếu bạn lỡ “bịa” ra một tình tiết nào đó thì sẽ nhanh chóng đuối lý ngay. Nên tốt hơn hết là có sao nói vậy các bạn nhé.

Và tất nhiên, để “có sao nói vậy”, nhưng vẫn không bị chê là yếu, thì chỉ còn cách tự mình chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết nhất mà thôi. Khi đã quen với các cuộc phỏng vấn, thì vấn đề còn lại là “nội dung” như thế nào.

Kỹ năng mềm đối với các sinh viên mới ra trường hiện nay khá yếu. Nói kỹ năng mềm thì có lẽ khá chung chung, chúng ta có thể hiểu một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lí tình huống, quản lý thời gian… Các vấn đề này sẽ được nhà tuyển dụng vạch hẳn ra một danh sách để đánh giá ứng viên. Chỉ đơn giản là ánh nhìn cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng giao tiếp của mình; cứ nhìn quanh quẩn đi đâu đó chứng tỏ rằng bạn đang thiếu tự tin, hay nhìn chằm chằm vào người đối diện cũng không tốt.

Kỹ năng xử lý tình huống được kiểm tra qua những câu hỏi tình huống mức độ từ dễ đến khó. Các câu hỏi này không có chuẩn mực đúng sai mà chỉ đánh giá khả năng giải quyết vấn đề trong hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ một câu hỏi mà cháu từng được hỏi: “Trong một chuyến đi thực tập, nhóm bạn có 10 người, và mỗi phòng khách sạn có 2 người ở. Bạn được xếp ở chung với một người mà bạn không ưa, và người đó cũng không ưa gì bạn. Vậy hành động đầu tiên của bạn đối với người đó lúc vào phòng là gì?”, hay một câu hỏi khác khi em tham gia chương trình quản trị viên tập sự:

- Bạn có thích sự thay đổi để tốt hơn trong công việc không?

- Có, tôi sẽ thay đổi những thứ xung quanh nếu cần thiết, để làm cho công việc mình thuận tiện hơn.

(Câu hỏi này chắc chắn phải trả lời là có rồi đúng không các bạn!. Lúc đó người phỏng vấn nhìn không gian xung quanh bàn phỏng vấn - lúc đó là một hội trường để hội họp và đưa ra câu hỏi tiếp theo).

Giả sử bây giờ tôi là giám đốc, tôi yêu cầu bạn thay đổi hội trường này để biến nó thành một giảng đường dành cho sinh viên, bạn sẽ làm những công việc gì?

-   …bla bla!

Nói về chương trình quản trị viên tập sự, đây là một chương trình khá “nóng” trong thời gian 2 - 3 năm gần đây. Đây là một cuộc tìm kiếm người trẻ tuổi để được đào tạo trở thành thế hệ lãnh đạo kế tiếp trong công ty. Vì yêu cầu như thế, nên ứng viên cũng phải đạt những phẩm chất rất cao mới có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Và đến đây thì rõ ràng là yêu cầu về học vấn không thể chiếm giữ vị trí tiên quyết của ứng viên nữa.

Những tập đoàn lớn như Unilever, P&G, Nestle, Frieslandcampina… đều thiết kế cho mình một chương trình tuyển dụng để sàng lọc, chọn được ứng viên xuất sắc; và trong  đó yêu cầu về học vấn chỉ từ 7.0 GPA, nhưng yêu cầu về kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, Anh văn…thì ở mức ngất ngưởng. Tham dự chương trình này có một điều đặc biệt là những câu hỏi lúc phỏng vấn không còn được trả lời bằng miệng nữa, mà chương trình có 1 đến 2 ngày giống như Go camping giữa những ứng viên và giám sát viên với nhau, qua đó sẽ giao đề tài, trò chơi nhóm… và các ứng viên phải làm việc thật sự để thể hiện mình. Do đó, chỉ những bạn nào có kỹ năng lãnh đạo, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề tốt mới vượt qua được.

Kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn chuẩn bị ra trường là nên tham gia chương trình này, nếu thấy mình đủ bản lĩnh thì sẽ được chọn và có một công việc tốt với mức lương cũng khá cao; ngược lại, nếu chưa được chọn, mình cũng sẽ có khá nhiều kinh nghiệm trong khoảng thời gian tuyển chọn. Thông tin về những chương trình này mình có thể tìm trên các trang mạng tìm kiếm việc làm như vietnamworks.com, kiemviec.com…; chương trình này thường được các tập đoàn kể trên mở vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

Nhưng cũng có một điều muốn nhắn gửi cũng là một kinh nghiệm là khi đã quyết định ứng tuyển vào chương trình này, hoặc các vị trí khác cũng vậy, phải thật sự nghiêm túc, cái gì có sự chuẩn bị càng kỹ càng, càng chu đáo thì mới càng có nhiều cơ hội để thành công. Đừng bao giờ đánh giá quá thấp công ty mình ứng tuyển, hoặc lơ là trong việc chuẩn bị, nếu không sẽ có những phút giây luyến tiếc và đầy câu hỏi “Giá như…!” trong đầu mình đấy nhé!

Tóm lại, để có thể tìm việc trong thời điểm này, không phải chỉ có tấm bằng là đủ; mà phải có sự chuẩn bị các kỹ năng mềm cần thiết, tăng cường khả năng tiếng Anh để có thể tham dự các cuộc phỏng vấn của các công ty, tập đoàn lớn và đáp ứng được cho công việc.

Sinh viên mới ra trường thường than thở rằng nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm, nhưng mới ra trường làm gì có kinh nghiệm? Các kỹ năng đó cũng chính là kinh nghiệm. Lấy được các kinh nghiệm đó bằng cách tích cực tham gia các hoạt động nhóm, đoàn hội; đi làm thêm để tăng kinh nghiệm sống, xử lý vấn đề…Tìm mọi cơ hội để được phỏng vấn với nhà tuyển dụng hoặc nhà tài trợ học bổng trước thời điểm ra trường cũng là cách tích lũy kinh nghiệm “cọ xát” với các cuộc phỏng vấn sau này.

Các thông tin về tìm kiếm việc làm, học bổng, hay chương trình “Phỏng vấn thử - thành công thật” rất dễ được tìm thấy trên Internet, quan trọng là bạn có muốn “vươn ra khỏi vỏ ốc” để tìm kiếm cơ hội cho chính mình hay không! Và một điều quan trọng không kém, là phải đã có sự chuẩn bị để sẵn sàng khi cơ hội đến với mình.

Phạm Văn Chánh