Syndicate content

Chuyện dọc đường

Ký ức và hiện thực của màu sắc

Tóm tắt: 

Một thực tế cho thấy rằng: thế gian này chứa đựng tất cả mọi màu sắc mà chúng ta sống trên thế gian ấy nhưng chính chúng ta không mấy khi được nhìn thấy tất cả.

Một thực tế cho thấy rằng: thế gian này chứa đựng tất cả mọi màu sắc mà chúng ta sống trên thế gian ấy nhưng chính chúng ta không mấy khi được nhìn thấy tất cả.

Từ ngày 07/09 đến ngày 09/09/201, tại khách sạn Hotel de l'Opéra , Hà Nội, diễn ra cuộc triển lãm những bức tranh sơn dầu rực rỡ màu sắc của họa sỹ Đào Hải Phong và những bức ảnh đen trắng được rửa tay trên giấy Ilford một cách kì công của nhiếp ảnh gia Ngọc Thái. Đây là một trong những hoạt động đỉnh cao của Davines Hairshow. Và họa sỹ Lê Thiết Cương là Giám đốc mỹ thuật của triển lãm này.

Đã nhiều năm nay, họa sỹ Lê Thiết Cương vừa là nhà tổ chức vừa là cha đẻ của những ý tưởng cho nhiều cuộc triển lãm. Và những cuộc triển lãm ấy luôn luôn mang đến cho công chúng một cái nhìn mới.

Có thể nói, Lê Thiết Cương đã tạo ra thêm một vẻ đẹp nữa từ những vẻ đẹp và tạo ra một ý nghĩa nữa từ những ý nghĩa. Cuộc triển lãm một số tác phẩm của họa sỹ Đào Hải Phong và nhiếp ảnh gia Ngọc Thái là một ví dụ.

Lúc đầu, người ta nghĩ triển lãm chỉ là ý tưởng về sự tương phản đơn thuần giữa những bức ảnh đen trắng và những bức sơn dầu rực rỡ màu sắc, giữa một hiện thực đời sống chính xác 100% (ảnh) và một giấc mơ thoát ra từ hiện thực ấy (tranh).

Nhưng triển lãm đã mở ra một con đường mới và dẫn chúng ta đi theo đến một thế giới của những cảm xúc khác và những suy tưởng khác. Những bức ảnh đen trắng của Ngọc Thái làm chúng ta phục hồi ký ức về màu sắc còn những tác phẩm sơn dầu của Đào Hải Phong lại làm hiển lộ hiện thực của màu sắc đó.

Khi tôi nhìn những bức ảnh đen trắng của Ngọc Thái trong một khoảng thời gian nhất định, tôi bắt đầu nhận thấy màu sắc dần dần hiện lên giống như bức ảnh màu hiện dần lên trên giấy ảnh khi ta rửa ảnh theo phương pháp rửa ảnh trước đây.

Tất cả những gì đã từng mang màu sắc của chính nó như là bản chất giờ được phục hồi trọn vẹn : những tấm khăn các cụ bà, ánh nắng trên bức tường cũ, những bộ áo váy thổ cẩm của phụ nữ dân tộc, những cây rơm ngày mùa, bầu trời trên những vòm cây, mặt biển phía xa...Nói chính xác hơn, những bức ảnh đen trắng đẹp và ấn tượng của nhiếp ảnh gia Ngọc Thái đã đánh thức ký ức của người xem. Vì thực tế, trong ký ức của chúng ta chứa đựng tất cả màu sắc và âm thanh có trong thế gian này. Những màu sắc và âm thanh ấy chỉ chờ được đánh thức là hiện ra trọn vẹn.

Việc nhìn những bức ảnh hay tranh đen trắng mà ta lại thấy toàn bộ màu sắc của tất cả những gì có trong bức ảnh hay tranh không phải là do trí tưởng tượng của ta mà bởi hiện thực đời sống  thế gian mà ta đã trải qua, đã sống ở trong nó và đã chiêm ngưỡng nó ngay từ khi ta mở mắt lần đầu. Nhưng không phải bức ảnh nào và của bất cứ người chụp ảnh nào cũng cho ta thấy điều đó một cách thực sự. Sự phục hồi ký ức của ta về màu sắc phụ thuộc vào sắc độ "đen trắng" và các hình cụ thể chứa trong bức ảnh đó.

Và những bức sơn dầu phong cảnh mang thương hiệu "Đào Hải Phong" lại chính là hiện thực của màu sắc chứa đựng trong thế gian này. Và vì thế, cho dù Đào Hải Phong không dùng màu đen thì ta vẫn thấy hiện nên những mảng màu tối chứa trong phong cảnh. Từ một cái cây đỏ rực mùa thu ta vẫn nhìn thấy những khoảng tối trong những vòm lá của nó. Nhưng cái khoảng tối quyến rũ nhất và u huyền nhất trong tranh sơn dầu rực rỡ của Đào Hải Phóng chính là những ngôi nhà. Cho dù hầu hết các ô cửa của những ngôi nhà đều sáng thì ta vẫn nhìn thấy cái khoảng tối quyến rũ và u huyền đó. Bởi những ngôi nhà "sươn dầu" Đào Hải Phong quá gần gũi với ta, quá quen thuộc với ta, quá gợi cảm với ta và quá thiêng liêng với ta. Những ngôi nhà "sơn dầu" Đào Hải Phong đã dắt ta, kéo ta trở về ngôi nhà xưa cũ của mình.

Một tác phẩm của họa sĩ Hải Phong

Và một lần nữa, ta lại được sống trong ký ức vừa đẹp đẽ vừa xa xôi về ngôi nhà ấy.  Một thực tế cho thấy rằng : thế gian này chứa đựng tất cả mọi màu sắc mà chúng ta sống trên thế gian ấy nhưng chính chúng ta không mấy khi được nhìn thấy tất cả. Và hội họa chính là cái thế gian làm hiện lên toàn bộ màu sắc của nó để cho ta được ngắm nhìn.

Hay nói cách khác, hội họa chính là hiện thực hóa toàn bộ màu sắc có trên thế gian. Những sơn dầu phong cảnh của Đào Hải Phong là hiện thực ấy.

Với tôi, những bức ảnh  đen trắng và những bức sơn dầu rực rỡ  của triển lãm không hề mang lại cảm giác tương phản với tôi một chút nào.  Nó giống như hai mảnh vỏ của một cái hạt, hai bàn tay (phải và trái) của một người, hai bờ của một con sông.... Và đấy là điều tôi đã nhìn thấy.

Nguyễn Quang Thiều

Tuan VietnamNet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Tận hưởng múa đa phương tiện Việt Nam - Nhật Bản

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Chương trình biểu diễn mong muốn khán giả sẽ được tận hưởng sự kết hợp của múa, diễn xuất và nghệ thuật thị giác do các nghệ sỹ Việt Nam và Nhật Bản phối hợp thức hiện.

(ICTPress) - Chương trình biểu diễn mong muốn khán giả sẽ được tận hưởng sự kết hợp của múa, diễn xuất và nghệ thuật thị giác do các nghệ sỹ Việt Nam và Nhật Bản phối hợp thức hiện.

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Công ty múa Arabesque phối hợp tổ chức buổi biểu diễn múa đa phương tiện với các tiết mục “Một bông hoa”“Biên niên ký của một giấc mơ vô thanh”  vào các ngày 15 và 16/9/2011 tại TP. Hồ Chí Minh.

Chương trình lần này đánh dấu sự hợp tác lần thứ hai của hai nhóm nghệ sỹ Mikuni Yanaihara và Keisuke Takahashi (nhóm Off-Nibroll, Nhật Bản), và Tiffany Chung, người Mỹ gốc Việt và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng Việt Nam. Mikuni Yanaihara và Keisuke Takahashi đã từng hợp tác với nhau tại Theater Works Singapore vào năm 2007 với dự án Flying Circus (tạm dịch Những rạp xiếc bay).

Nhóm off-Nibroll cho biết nhều người đã chết trong thảm họa tại Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua. Nhưng rồi sau đó, mọi người lại phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về năng lượng và hạt nhân. Vì thế chúng tôi đã quyết định làm ra một tác phẩm để nói về những điều này và tác phẩm “Một bông hoa” đã được thai nghén và ra đời. Chúng tôi mong muốn được suy nghĩ lại về cách mà chúng tôi nên tương trợ nhau, điều gì chúng tôi nên đối mặt trong những mất mát thông qua tác phẩm đa văn hóa này.

Với tác phẩm “Biên niên ký của một giấc mơ vô thanh” của mình, Tiffany Chung mô tả những môi trường thôn quê và đô thị khô cằn và trống trải, dù có hay không có sự tồn tại của con người. Lấy cảm hứng từ sự phức tạp trong xã hội Nhật Bản hiện đại, “Biên niên ký của một giấc mơ vô thanh” nỗ lực tìm hiểu một xã hội hiện đại trên nền tảng lịch sử và những ký ức về văn hóa, vượt ra ngoài bối cảnh của Nhật Bản.

Ban tổ chức cho biết những tác phẩm đầy nhiệt huyết và mang nhiều suy ngẫm của các nghệ sỹ trong chương trình lần này muốn đưa khán giả đến với những điều mà con người đang phải chống chọi, chịu đựng và trăn trở trong cuộc sống cũng như về cái chết. Chương trình biểu diễn mong muốn khán giả sẽ được tận hưởng sự kết hợp của múa, diễn xuất và nghệ thuật thị giác do các nghệ sỹ Việt Nam và Nhật Bản phối hợp thức hiện.

Chương trình sẽ diễn ra tại nhà hát Lệ Thanh, 25 Phan Phú Tiên, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh từ 19h30 các ngày 15 (thứ Năm) và 16 (thứ Sáu) tháng 9/2011. Khán giả quan tâm đến chương trình vui lòng đến nhận vé mời tại Galerie Quỳnh (65 Đề Thám, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, 08-3836-8019) từ ngày thứ Năm, 8/9/2011.

Xin thông tin thêm về nhóm múa Off-Nibroll và các nghệ sỹ:

Off-Nibroll
Đạo diễn hình ảnh Keisuke Takahashi và biên đạo Mikumi Yanaihara thành lập nên off-Nibroll vào năm 2005 chủ yếu để làm nên những tác phẩm thông qua sự kết hợp giữa cơ thể và hình ảnh. Họ dự định đưa múa ra khỏi khuôn viên nhà hát và xóa đi rào cản giữa khán giả và nghệ sỹ. Ý tưởng này được thực hiện khi họ sử dụng những không gian trưng bày nhỏ để biểu diễn nhằm luôn duy trì một cự ly gần với khán giả và hơn nữa là để những tác phẩm của họ có sự tham gia của khán giả.

Cách làm này tuy sẽ mang đến những thách thức nhưng lại góp phần đưa múa đến với đông đảo công chúng hơn

Keisuke Takahashi
Takahashi đóng vai trò là đạo diễn thị giác cho công ty Nibroll, từng sản xuất nhiều video và các tiết mục trình diễn và đã tham gia vào các lễ hội nghệ thuật ở khắp Nhật Bản và trên thế giới. Takahashi, với vai trò là một nghệ sỹ tự do, đã tạo ra nhiều tác phẩm sắp đặt thị giác và đã được giới thiệu tại Trung Quốc, Ý và trên thế giới. Vào năm 2004, anh nhận được giải thưởng MAM của Bảo tàng nghệ thuật Mori cũng như Giải đề cử của Hội đồng Giám khảo trong năm 2006 tại Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản. Anh cũng là người sáng tạo ra các sản phẩm quảng cáo cho các thương hiệu lớn như Adidas, FIFA và đồng thời cũng là người sản xuất nhiều video về âm nhạc.

Mikuni Yanaihara
Từ lúc học ở trường cấp 3, Yanaihara đã bắt đầu học múa và gặt hái được nhiều giải thưởng bao gồm cả giải thưởng của đài NHK trong một cuộc thi quốc gia về múa dành cho học sinh PTTH. Sau khi tốt nghiệp đại học về múa, Yanaihara chuyển sang lĩnh vực phim ảnh và theo học tại một trường điện ảnh. Sau khi thành lập công ty Nibroll vào năm 1997, Yanaihara đã đưa Nibroll đến với các Liên hoan nghệ thuật như Liên hoan múa Oregon, Liên hoan múa Butoh tại San Fransisco, và Liên hoan Fusion Berlin, và được nhiều nhà phê bình đánh giá cao với vai trò là một biên đạo múa.

Tiffany Chung
Đây là một trong những nghệ sỹ đương đại đáng chú ý nhất tại Việt Nam. Tiffany Chung được biết đến với các tác phẩm như vẽ bản đồ, điêu khắc, nhiếp ảnh, video và biểu diễn sân khấu. Những tác phẩm của cô sử dụng thẫm mỹ học hiện đại để làm nổi bận sự siêu thực, những hình ảnh ngọt ngào, dựa trên nền văn hóa đương đại đại chúng và những vết thương lịch sử dai dẳng.

Bị cuốn hút vào quá trình chuyển mình của xã hội, những tác phẩm của cô khai thác chủ đề về phát triển đô thị và đặt câu hỏi về những nguồn gốc của xã hội qua những ký ức và giá trị về văn hóa. Nghiên cứu về tâm lý địa lý học, tác phẩm hiện nay của cô là sự xen lẫn của những dấu ấn lịch sử và sự thay đổi của không gian và chính trị xã hội nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ phức tạp giữa vùng miền, bản đồ và ký ức. Tác phẩm này đã được trưng bày qua các triển lãm nhóm và cá nhân tại châu Á, châu Âu, Mỹ và gần đây nhất là tại Singapore Biennale 2011. Năm 2012 tới, tác phẩm này sẽ được giới thiệu tại Triennal châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 7 tại Queensland, Úc; Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại San Francisco và Bảo tàng Mỹ thuật Đương đại Kemper, Mỹ.

HL

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Chiếc máy di động và chuyến đi li kỳ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Chúng tôi không ngờ một câu chuyện về chuyến đi có thật lại như một đoạn phim li kỳ hấp dẫn, một kỷ niệm nhớ đời.

(ICTPress) - Chúng tôi không ngờ một câu chuyện về chuyến đi có thật lại như một đoạn phim li kỳ hấp dẫn, một kỷ niệm nhớ đời.

Chúng tôi hồ hởi lên đường vì đã lâu lắm rồi cả nhóm mới có dịp đón Lễ Quốc khánh trên Cù Lao Chàm thơ mộng - một cụm đảo cách TP. Hội An 15 km, đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Chúng tôi không ngờ một câu chuyện về chuyến đi có thật lại như một đoạn phim li kỳ hấp dẫn, một kỷ niệm nhớ đời.

Ảnh minh họa: skydoor

Sáng sớm, cả nhóm đã tập trung tại Cửa Đại. Ở đó luôn luôn có chuyến Hội An - Cù Lao Chàm bằng thuyền hoặc canô trong ngày. Nhóm chúng tôi có 9 người. Được phía tổ chức tour bố trí trên một chiếc tàu cỡ trung với tàu công cũng là một hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình, vui tính. Vì đi ra đảo không có sóng di động, hơn nữa trời mưa nên các anh chị tổ chức tour khuyên chúng tôi nên gửi tất cả máy di động lại trước khi ra đảo.

Hành trình từ Cửa Đại ra Cù Lao Chàm mất khoảng hơn một giờ đồng hồ. Tàu xuất phát được khoảng hơn 15 phút thì cô bạn hay đùa của tôi lại nghịch gió nên bay chiếc áo khoác xuống nước. Nhanh như chớp, anh tàu công với tay nhặt chiếc áo. Nhưng đó cũng là nguyên nhân dẫn đến câu chuyện li kỳ này.

Vì cố trườn người ra ngoài nên bất ngờ tàu công bị rơi xuống nước. Lúc đó, mọi người nghĩ rằng bằng nghề sông nước của mình thì anh ta có thể bám lên tàu dễ dàng. Không ngờ, tàu vẫn nổ máy chạy về phía trước còn anh thì trôi ngược về phía sau. Lúc đó, một anh bạn trong nhóm nhanh chóng lấy phao trên tàu quẳng xuống phía tàu công. Tàu chạy lắt lư. Mọi người trên tàu đều xanh tái mặt rồi đến hoảng loạn. Những giọt nước mắt gần ứa ra. Sự hoảng hốt càng lúc càng dầng lên cao độ khi tàu đã chạy xa cách chỗ tàu công rơi xuống đến vài trăm mét. Không người điều khiển, con tàu cứ lừ lừ tiến về trước. Lúc đó, cả nhóm quyết định để một bạn nhảy vào khoang lái nhưng cũng vô vọng vì có ai biết lái tàu đâu. Thế là một anh nhanh trí đã rút nhào các dây cắm. May quá. Tàu tắt máy. Nhưng nó vẫn cứ trôi chòng chềnh giữa biển. Trời lúc đó đang mưa và gió nhẹ.

“Làm sao bây giờ". Làm sao bây giờ?” - Đó là câu hỏi mà ai cũng đặt ra nhưng không có ai trả lời. Các bạn nữ thì hiện rõ nét tuyệt vọng trên gương mặt. Các bạn nam bình tĩnh hơn nhưng cũng không giấu nỗi sự lo lắng tột độ.

Trên tàu không có phương tiện liên lạc nào ngoài bộ đàm nhưng cả nhóm chẳng ai biết sử dụng như thế nào. Bất ngờ, Lan – một cô gái yếu đuối lại chợt nhớ ra là mình vẫn còn để chiếc máy di động trong túi xách vì cô có mang theo hơi nhiều tiền nên không dám gửi lại. Lập tức, Lan lấy máy gọi cho anh trai nhờ cứu hộ của Bộ đội biên phòng. Nhưng cuộc gọi bị gián đoạn mấy lần vì sóng cứ chập chờn, tiếng được tiếng không. May là anh trai cô cũng khá bình tĩnh và thông minh nên đoán được tình huống không may, đã nhanh chóng gọi 1080 để tìm số điện thoại và cầu cứu bộ đội biên phòng đóng gần đó.

Các anh bên biên phòng lập tức liên lạc với chúng tôi. Các anh hỏi chúng tôi về thông tin toạ độ nhưng cũng chẳng ai biết toạ độ trên biển là cái gì. Thế là chúng tôi miêu tả với các anh biên phòng là tàu khởi hành được khoảng gần 20 phút, đi qua hòn đảo hình cái nấm, đang tiến về hòn đảo cũng hình… cái nấm nữa. Chỉ vài thông tin sơ bộ như vậy, lực lượng biên phòng đã triển khai một số khu vực tìm kiếm và cuối cùng may mắn đã đến với chúng tôi.

Hơn 30 phút quần thảo trên biển, rốt cuộc lực lượng biên phòng ứng cứu cũng đã tiếp cận đến con tàu đang trôi bồng bềnh trên sóng nước giữa biển khơi của chúng tôi. Mọi người reo hò sung sướng. Nhưng giây phút vui mừng tạm lắng xuống vì không biết số phận anh tàu công bây giờ ra sao. Lập tức, một anh bộ đội biên phòng lên tàu nối lại các hệ thống điện và điều khiển tàu chúng tôi cùng với 3 chiếc tàu của biên phòng di chuyển qua 3 hòn đảo, quần thảo hơn nửa tiếng đồng hồ mới tìm được tàu công. Lúc này anh đang ôm chiếc phao ngồi co ro trên một hốc đá, người ướt sũng, tím ngắt.

Mọi người được một chuyến đi li kỳ./.

Cách Tân

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Xem phim Đức 2011 trên toàn quốc

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Liên hoan phim Đức lần thứ hai do Viện Goethe Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tại sáu thành phố lớn của Việt Nam từ ngày 16/9 đến 16/10/2011.

(ICTPress) - Liên hoan phim Đức lần thứ hai năm 2011 do Viện Goethe Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tại sáu thành phố lớn của Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ từ ngày 16/9 đến 16/10/2011.

Năm 2011 những bộ phim của Đức đã thuyết phục khán giả với những cảm xúc lớn và những đề tài nóng hổi về quê hương và bản sắc, về những tình yêu phi thường và nhiệt huyết, về tình bạn và trách nhiệm.

Liên hoan phim Đức tại Việt Nam năm nay sẽ mang đến cho khán giả một tuyển chọn đặc sắc với những bộ phim của các đạo diễn danh tiếng và các tài năng trẻ trong làng điện ảnh Đức đã đặc biệt thành công tại các rạp chiếu phim và nhận được nhiều giải tại các liên hoan phim quốc tế.

Theo đó, liên hoan sẽ giới thiệu những phim mới nhất và thành công nhất của Đức: Almanya - Nước Đức chào đón bạn, Nữ giáo hoàng, Cá sấu ngoại ô 2, Thật gần bên nhau, Goethe, Fan cũng phải có giới hạn, Thu vàng, Neukölln, Không giới hạn, Đứa con tháng mười một, Chạy đi nếu có thể.

Tại Hà Nội, các phim sẽ được chiếu ở Trung tâm chiếu phim quốc gia (87 Láng Hạ) từ ngày 16 đến 21-9; Hải Phòng (rạp 1/5, 55 Hoàng Văn Thụ) từ ngày 22 đến 25-9; Đà Nẵng (rạp Lê Độ, 46 Trần Phú) từ ngày 23 đến 28-9; Huế (Trung tâm văn hóa thông tin, 41A Hùng Vương) từ ngày 29-9 đến 3-10; TP. Hồ Chí Minh (rạp Thăng Long, 19 Cao Thắng, quận 3) từ ngày 30-9 đến 5-10; và Cần Thơ (nhà hát Tây Đô, 105 Trần Hưng Đạo) từ ngày 13 đến 17-10.

Vé xem phim được phát lúc 10 giờ ngày 9-9 tại viện Goethe Hà Nội, 56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Ngoài ra các bạn có thể tham gia “Đố vui về phim” có thưởng xem tại: http://www.goethe.de/ins/vn/prj/dfv/qui/viindex.htm

Bạn có thể tải lịch chiếu phim tại các thành phố tại: chuong_trinh_phim_duc_2011.pdf

Sau đây là tóm tắt các bộ phim Đức được chiếu tại Liên hoan này:

Almanya - nước Đức chào đón bạn

Đạo diễn: Yasemin Samdereli
phim màu, 97 phút
Đức 2011
Phim gốc tiếng Đức, phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt

Khi không được các bạn cùng lớp người Đức cũng như Thổ Nhĩ Kì bầu vào đội bóng đá, cậu bé sáu tuổi Cenk Yilmaz đã băn khoăn tự hỏi: „Thực ra, mình là ai, người Đức hay người Thổ Nhĩ Kì?“ Cô chị họ an ủi cậu bằng câu chuyện của ông ngoại Hüseyin, một công nhân xuất khẩu sang Đức và sau đó đã đón vợ con sang „Almanya (nước Đức)“. Câu chuyện được kể lại đầy hài hước và cảm xúc việc gia đình Yilmaz đã tìm thấy quê hương mới ở nước Đức như thế nào và giờ đây nước Đức đã trở thành quê hương của họ. Tuy nhiên, khi Hüseyin tuyên bố ông đã mua một ngôi nhà ở Thổ Nhĩ Kì và sắp tới cả gia đình sẽ cùng trở về đó thì mọi việc trở nên hỗn loạn. Không thể phản đối quyết định của Hüseyin, đại gia đình bắt đầu một chuyến đi đầy phiêu lưu, với biết bao hồi ức, cãi cọ rồi hòa giải… Và một bước ngoặt bất ngờ...

Bộ phim của chị em nhà Samdereli lần đầu ra mắt tại Liên hoan phim Berlin 2011 không chỉ mang lại nụ cười và sự hứng thú cho công chúng mà còn thuyết phục cả giới phê bình điện ảnh như một „sự kiện điện ảnh Đức – Thổ Nhĩ Kì nổi bật“. Almanya – nước Đức chào đón bạn được đề cử trao giải Phim Đức 2011 cho hai thể loại và đã được trao giải "có giá trị đặc biệt“.

Yasemin Samdereli sinh năm 1973 tại Dortmund (Đức). Sau khi tốt nghiệp trường Đại học điện ảnh và truyền hình ở Munich, từ năm 2001 cô làm việc với tư cách là đạo diễn và biên kịch. Cô đã đạo diễn phim truyền hình "Tất cả đều nhuốm màu Thổ Nhĩ Kì“ (2003), "Tôi sếp, cậu chả là gì cả" (2007) và một số phim khác.

Thể loại Bi hài kịch
Địa điểm Đức/ Thổ Nhĩ Kỳ
Năm sản xuất 2011
Đạo diễn Yasemin Samdereli
Kịch bản Yasemin Samdereli, Nesrin Samdereli
Diễn viên Demet Gül, Vedat Erincin, Lilay Huser, Denis Moschitto, Petra Schmidt-Schaller, Aykut Kayacik, Siir Eloglu, Aylin Tezel, Fahri Oguen Yardim, Rafael Koussouris
Thời lượng 97 phút
Trích đoạn http://www.almanya-film.de/
Điểm chiếu phim Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Nữ Giáo hoàng

Thể loại: Bi kịch/Lịch sử
phim màu, 148 phút
Đức, Italia/Tây Ban Nha/ Anh 2009
Phim gốc tiếng Đức, phụ đề tiếng Việt

Châu Âu thế kỉ thứ chín: Cô bé Johanna, con gái một linh mục làng cuồng tín đã lớn lên tại thành phố Ingelheim bên sông Ranh. Thông minh đặc biệt và ham hiểu biết từ khi còn rất nhỏ, mặc cha phản đối, cô vẫn học đọc, học viết và còn “chiến đấu” để có cơ hội đến trường. Tuy nhiên, khi đã trưởng thành và là phụ nữ trong xã hội phụ quyền của thời trung cổ, cô đã gặp phải các cấm kỵ. Vì vậy, cô quyết định cải dạng làm nam giới. Cô đã vào một tu viện để học tập và được đào tạo nghề chữa bệnh. Càng ngày cô càng được nhiều người biết đến và rất thăng tiến trong nhà thờ. Nhưng càng thành công trong sự nghiệp bao nhiêu thì cô càng lo sợ sự thật bị phát hiện. Ngày cô được bổ nhiệm làm giáo hoàng và sau đó gặp lại ở Rôma tình yêu đầu đời của mình thì có vẻ là tai họa không thể tránh được ập tới...

Đây là một bộ phim ăn khách nhất (bestseller) trên trường quốc tế. Phim kể lại theo phong cách mới một truyền thuyết có từ thời trung cổ, đặc biệt gây ấn tượng với nhân vật chính Johanna có tính cách mạnh mẽ đã chống lại tất cả những quy định của gia đình, nhà thờ và xã hội. Châu Âu thời kì đầu trung cổ được tái hiện một cách hoành tráng trong các cảnh phim với chiến tranh và tu viện, xa hoa và nghèo khó.

Soenke Wortmann, một trong những đạo diễn Đức danh tiếng nhất đã lôi cuốn không biết bao nhiêu khán giả tới rạp với các phim như Người chồng cảm động (Der bewegte Mann) Nước Đức. Một chuyện cổ tích mùa hè (Deutschland. Ein Sommermärchen) cũng như rất nhiều phim khác. Ông đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Giải thưởng Adolf Grimme.

Thể loại Bi kịch/Lịch sử
Địa điểm Đức, Italia/Tây Ban Nha/Anh
Năm sản xuất 2009
Đạo diễn Soenke Wortmann
Kịch bản Heinrich Hadding
Diễn viên Iain Glen, Suzanne Bertish, John Goodman, Johanna Wokalek, David Wenham, Anatole Taubman, Jördis Triebe
Thời lượng 148 phút
Trích đoạn http://www.diepaepstin.de/
Điểm chiếu phim Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Cá sấu ngoại ô phần 2 - Nhóm bạn tốt nhất trở lại!

Thể loại: Phim cho trẻ em (từ 6 tuổi)
phim màu, 88 phút
Đức 2010
Phim gốc tiếng Đức, thuyết minh tiếng Việt, phụ đề tiếng Anh

Tiếp sau bộ phim rất thành công phỏng theo cuốn truyện thiếu nhi Cá sấu ngoại ô, nhóm can đảm gồm Olli, Hannes và Maria không ngại rủi ro quyết vạch trần các âm mưu thâm độc tìm cách trà trộn vào nhóm của họ. Như vậy, lần này những con cá sấu ngoại ô lại gặp nhau trong một cuộc phiêu lưu với nhiều hành động. Bộ phim lôi cuốn đông đảo khán giả mọi lứa tuổi.

Nhà máy, nơi bố mẹ Olli và Maria làm việc, sắp sửa phải đóng cửa: Không hiểu do đâu mà máy móc không hoạt động nữa và công việc đứng im tại chỗ. Giải pháp duy nhất đối phó với việc thất nghiệp đe dọa là chuyển nhà sang thành phố khác. Điều đó có nghĩa là băng nhóm của bọn trẻ phải giải tán. Chúng quyết định điều tra nguyên nhân của việc máy móc ngừng chạy: hai anh em sinh đôi nhà Boller đang làm việc trong nhà máy gần đây có những biểu hiện rất đáng nghi. Cả nhóm thống nhất với nhau sẽ theo dõi hai anh em nhà này và đã lần ra được mưu kế của họ, tuy nhiên, để có chứng cớ, các em phải dũng cảm đối mặt với những tình huống nguy hiểm.

Christian Ditter, với tư cách là đạo diễn và tác giả kịch bản, đã được trao tặng nhiều giải thưởng ngay trong Tập đầu của Cá sấu ngoại ô. Ông cũng nhận được nhiều giải thưởng dành cho đạo diễn của nhiều phim truyện và phim truyền hình khác và đã được khán giả đánh giá cao, như seri truyền hình Tiếng Thổ Nhĩ Kì cho người mới bắt đầu.

Thể loại Phim cho trẻ em (từ 6 tuổi)
Địa điểm Đức
Năm sản xuất 2010
Đạo diễn Christian Ditter
Kịch bản Christian Ditter, Neil Ennever
Diễn viên Dietmar Baer, Maria Schrader, Smudo, Nora Tschirner, Leonie Tepe, Manuel Steitz, Fabian Halbig, Nick Romeo Reimann, Esther Schweins
Thời lượng 88 phút
Trích đoạn http://vsk2.derfilm.de/
Điểm chiếu phim Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Thật gần bên nhau

Thể loại: Phim hài/Bi kịch/Chuyện tình yêu
phim màu, 91 phút
Đức 2008
Phim tiếng Đức có phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh

Phillip sống trong thế giới riêng, rất đặc thù của mình. Bạn bè của anh chỉ là một con rùa tên là Paul và bác sĩ tâm thần Aaron. Cả ngày Phillip chỉ ngồi trong hầm để kiểm tra tiền của Ngân hàng trung ương xem thật hay giả, đêm đêm anh mơ vể việc biểu diễn kịch câm trên một sân khấu nhỏ. Tuy nhiên, anh không đủ dũng cảm để thực hiện giấc mơ của mình. Khi Lina, cô gái mù chơi đàn Cello xuất hiện trước bàn của anh và đi vào cuộc đời anh thì thế giới dường như bình lặng của anh bị đảo lộn. Mặc dù mù nhưng Lina rất thông minh và dũng cảm. Và đột nhiên tính cách hơi lập dị của Phillip bị đảo lộn qua các cung bậc cảm xúc khác nhau…

Ngay trong phim đầu tay Cá yêu nhau (2002) nữ đạo diễn Almut Getto đã thành công với những mô típ kiên định và ngôn ngữ hình ảnh của mình. Trong phim Thật gần bên nhau cô lại thành công trong việc đưa những tình tiết hài vào trong những tình huống lẽ ra là buồn, và vận động điều phi lí theo cách để từ đó có thêm hy vọng.

Thể loại Phim hài/Bi kịch/Chuyện tình yêu
Địa điểm Đức
Năm sản xuất 2008
Đạo diễn Almut Getto
Kịch bản Heinrich Hadding
Diễn viên Katharina Schüttler, Bastian Trost
Thời lượng 91 phút
Trích đoạn http://ganz-nah-bei-dir.de/
Điểm chiếu phim Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Goethe!

Thể loại: Bi kịch
phim màu, 102 phút
Đức 2010
Phim gốc tiếng Đức, phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt

Chân dung giả tưởng của nhà thơ vĩ đại người Đức Johann Wolfgang von Goethe (1749 - 1832) được đặc tả về tình yêu thuở trẻ đã thay đổi sâu sắc cuộc sống của Goethe và đã truyền cho ông cảm hứng sáng tác cuốn tiểu thuyết rất thành công „Nỗi đau của chàng Werther“. Chàng thanh niên trẻ tuổi Goethe bỏ bê việc học luật, rồi thơ của chàng bị các nhà xuất bản từ chối. Ông bố nổi giận gửi chàng đến thành phố nhỏ heo hút Wetzlar với hy vọng vị trí quản lí khô cứng sẽ chữa cho chàng khỏi bệnh mơ mộng thơ ca. Dưới trướng người sếp khó chịu Albert Kestner, cảm xúc của chàng Johann bừng cháy khi chàng quen nàng Lotte Buff xinhđẹp và nồng cháy, đồng thời cũng là một tâm hồn tự do như chàng. Đôi trẻ yêu nhau, nhưng để cứu tài sản của gia đình, bố Lotte đã hứa gả cô cho chàng Kestner ngoan đạo nhưng buồn tẻ. Một câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng được kể đầy cảm xúc với rất nhiều hình ảnh đẹp và giả tưởng.

Đạo diễn Philipp Stoelzl sinh năm 1967 tại Munich. Ông được đào tạo để trở thành nghệ sĩ trang trí sân khấu và đón nhận được sự quan tâm đầu tiên của quốc tế qua các tác phẩm video âm nhạc cho Garbage và Madonna. Sau phim Baby (2002) và Tường phía bắc (2008), Goethe (2010) là phim truyện thứ ba mà ông đạo diễn.

Thể loại Bi kịch
Địa điểm Đức
Năm sản xuất 2010
Đạo diễn Philipp Stölzl
Kịch bản Philipp Stölzl, Christoph Müller, Alexander Dydyna
Diễn viên Alexander Fehling, Miriam Stein, Moritz BleibTR valign=topeu, Volker Bruch, Burghart Klaußner, Henry Hübchen
Thời lượng 102 phút
Trích đoạn http://wwws.warnerbros.de/goethe/
Điểm chiếu phim Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Fan hâm mộ cũng phải có giới hạn!

Thể loại: Hài lãng mạn
phim màu, 105 phút
Đức 2010
Phim gốc tiếng Đức, phụ đề tiếng Việt

Lila vừa từ Mỹ trở về sau một năm theo chương trình giao hữu học sinh. Trở về Berlin, một số chuyện đã thay đổi: Ở trường, các cô tóc vàng theo mẫu của Paris Hilton đã giành được ưu thế và cô em gái Luzy thì phát khùng vì si mê chàng ca sĩ của nhóm Berlin Mitte. Tuy nhiên, Lila không quan tâm nhiều đến những chuyện đó. Ngẫu nhiên, cô quen Christopher và hai người yêu nhau say đắm. Hóa ra, anh chính là chàng Christopher Chriz, ca sĩ nổi tiếng của ban nhạc trứ danh Berliner Mitte. Đôi uyên ương đối mặt với bao vấn đề phiền phức: phản ứng dữ dội của cô em gái, sự đeo bám của các fan nữ, báo chí rồi cả viên quản lí của Chriz. Ông này tuyên bố rằng fan hâm mộ cũng phải có giới hạn, chứ không thể qua đêm ở nhà thần tượng rồi lại còn ở lại ăn sáng nữa.

Với chất hóm hỉnh và tinh tế, bộ phim hài tuổi mới lớn này là một bộ phim giải trí cho mọi lứa tuổi. Hai diễn viên chính xuất sắc đã đưa chúng ta vào câu chuyện tình yêu cảm động và dí dỏm.

Với bộ phim được giải Sophie Scholl - Những ngày cuối cùng (Sophie Scholl - Die letzten Tage) năm 2005, đạo diễn Marc Rothemund đã tạo ra điểm đột phá cho chính mình. Với bộ phim Fan hâm mộ cũng phải có giới hạn ông đã cho thấy khả năng của mình ở một thể loại hoàn toàn khác

Thể loại Hài lãng mạn
Địa điểm Đức
Năm sản xuất 2010
Đạo diễn Marc Rothemund
Kịch bản Kristina Magdalena Henn, Lea Schmidbauer
Diễn viên Anna Fischer, Kostja Ullmann, Roman Knižka
Thời lượng 105 phút
Trích đoạn http://www.groupies-derfilm.de/
Điểm chiếu phim Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Thu vàng

Thể loại: Phim tài liệu
phim màu, 94 phút
Đức/Áo 2010
Phim gốc tiếng Đức, phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt

Thu vàng miêu tả rất ấn tượng 5 vận động viên, tuổi từ 80 đến 100, tham gia Thế vận hội thể thao hạng nhẹ cho người cao tuổi tại Lahti (Phần Lan). Huy chương vàng là mục tiêu trong cuộc thi đua tài đua sức của các vận động viên cao tuổi này.

Một trong số các vận động viên này là Alfred, vận động viên ném đĩa đã 100 tuổi. Ông nói về tham vọng thể thao của mình như một nỗi khát khao: “Tôi không thích giải nhì. Tôi thích giải nhất hơn.” Nửa năm trước khi Thế vận hội thể thao diễn ra, vận động viên lão thành người Áo này phải thay khớp gối nhân tạo. Liệu ông có đủ sức khỏe tham gia thi đấu được không?

Đạo diễn Jan Tenhaven kể câu chuyện có thực về 5 vận động viên hạng nhẹ tuổi cao. Một câu chuyện về được và mất, về thành công và thất bại: Thu vàng là một bộ phim tôn vinh người cao tuổi.

Thể loại Phim tài liệu
Địa điểm Đức/Áo
Năm sản xuất 2010
Đạo diễn Jan Tenhaven
Kịch bản Jan Tenhaven
Thời lượng 94 phút
Trích đoạn http://www.herbstgold-derfilm.com/
Điểm chiếu phim Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

 Neukoelln Không giới hạn

Thể loại: Phim tài liệu
phim màu, 96 phút
Đức 2009/2010
Phim gốc tiếng Đức, phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt

Ở quận Neukoelln của Berlin, ba anh chị em nhà Akkouch: Hassan, Lial và Maradona đấu tranh để giành quyền ở lại Đức. Từ năm 2003, gia đình họ đã bị trục xuất khỏi quê hương Libanon. Sau đó, họ đã quay trở về Berlin nhưng luôn sống trong sợ hãi lại bị trục xuất. Tình cảnh gia đình lúc đó rất bi đát vì họ buộc phải chia cắt.

Tình cảnh bị ép buộc như vậy đã tạo ra bi kịch của gia đình: Hassan muốn làm trụ cột gia đình trong khi chị gái Lial lại không chấp nhận. Cậu em út Maradona người có năng khiếu hơn cả thì lại luôn gây hấn và nhiều lần bị đuổi học. Với hoàn cảnh như vậy thì âm nhạc và múa là cứu cánh. Bộ phim phản ánh nhịp điệu của cuộc sống cũng như văn hóa thanh niên ở khu vực Neukoelln.

Đây là bộ phim đầy ấn tượng về pháp luật và cơ quan chủ quản, về tính sáng tạo và nhiệt tình cũng như bối cảnh đa văn hóa ở Berlin của thanh niên. Để khái quát hơn, các nhà làm phim đưa ra một cái nhìn sâu sắc những khó khăn của một gia đình nhập cư vào Đức để tồn tại. Tại Liên hoan phim Berlinale 2010, bộ phim đã đoạt giải phim hay nhất ở thể loại “thế hệ 14+“.

Thể loại Phim tài liệu
Địa điểm Đức
Năm sản xuất 2009/2010
Đạo diễn Agostino Imondi, Dietmar Ratsch
Kịch bản Agostino Imondi
Thời lượng 96 phút
Trích đoạn http://www.neukoelln-unlimited.de/
Điểm chiếu phim Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Đứa con của tháng mười một

Thể loại: Bi kịch
phim màu, 94 phút
Đức 2008
Phim gốc tiếng Đức, phụ đề tiếng Việt

Cô gái trẻ Inga sống một cuộc sống bình lặng ở một thành phố nhỏ miền Đông nước Đức. Cô được ông bà nuôi lớn lên với niềm tin là mẹ cô đã chết đuối trong một tai nạn khi đi bơi và không biết tên bố. Tuy nhiên, thế giới của Inga sụp đổ khi đột nhiên có một người lạ mặt xuất hiện: Robert, một giảng viên về văn học khẳng định là có quen biết mẹ cô. Mẹ cô đã kể về chuyến chạy trốn đầy phiêu lưu khỏi CHDC Đức hồi đầu những năm 90 để sang Tây Đức, và kể về nỗi đau xé ruột mà bà không khi nào quên khi phải để lại đứa con gái nhỏ. Tuy nhiên, trước khi Robert có thể hỏi thêm thì bà, một lần nữa lại biến mất.

Inga cảm động sâu sắc và chỉ có một mong muốn là đi tìm mẹ và hỏi về điều gì đã xảy ra hồi ấy. Ở làng quê của mình, cô chỉ nghe được những lời nói dối. Vì vậy Inga nhờ Robert dẫn mình đi tìm mẹ. Một cuộc tìm kiếm lần theo dấu vết xuyên nước Đức bắt đầu và càng ngày càng thấy rõ việc Robert xuất hiện trong cuộc đời Inga hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Bộ phim Đứa con của tháng mười một kể về câu chuyện riêng của Inga gắn liền với lịch sử đất nước một cách cảm động và thuyết phục.

Bộ phim Đứa con của tháng mười một là luận văn tốt nghiệp của đạo diễn Christian Schwochow (*1978) và đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có giải Khán giả bình chọn của Liên hoan phim Max Ophuels năm 2008 và giải „Ngôi sao triển vọng“ năm 2008 của Baden-Baden (MFG-Star Baden-Baden 2008). Diễn viên nữ chính của phim Anna Maria Muehe đã được trao giải Nữ diễn viên triển vọng tài năng nhất tại liên hoan phim nghệ thuật Schwerin và được đề cử để trao giải Điện ảnh Đức thể loại Diễn viên nữ xuất sắc nhất.

Thể loại Bi kịch
Địa điểm Đức
Năm sản xuất 2008
Đạo diễn Christian Schwochow
Kịch bản Heide Schwochow, Christian Schwochow
Diễn viên Anna Maria Mühe, Ulrich Matthes, Juliane Köhler, Thorsten Merten, Hermann Beyer, Christine Schorn, Steffi Kühnert, Christina Drechsler, Adrian Topol
Thời lượng 94 phút
Trích đoạn http://www.trailerseite.de/archiv/trailer-2008/10820-novemberkind-film-trailer.html
Điểm chiếu phim Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Chạy đi, nếu có thể

Thể loại: Bi hài
phim màu, 112 phút
Đức 2009
Phim gốc tiếng Đức, thuyết minh tiếng Việt, phụ đề tiếng Anh

Từ khi bị tai nạn, Ben phải ngồi xe lăn và mọi sinh hoạt phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Anh trút sự thất vọng, chán chường của mình vào những người xung quanh và để che dấu sự tự ti của bản thân. Tất cả những điều này Christian, người trợ giúp mới của Ben, đều cảm nhận được và anh trở thành bạn của Ben. Ben nghĩ tình yêu đối với mình là không tưởng nên anh thường xuyên chỉ quan sát từ xa cô sinh viên nhạc viện Annika và thầm yêu cô. Tình cờ Annika gặp Christian và sau này cô được anh giới thiệu với Ben. Giữa ba người đã hình thành một tình bạn - Tất nhiên, cả Ben lẫn Christian đều yêu Annika, và tình thế trở nên phức tạp…

Bên cạnh nền âm nhạc, bộ phim còn tỏa sáng bởi vẻ ngoài lanh lợi, hóm hỉnh của các nhân vật. Diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên chính đã thể hiện cuộc sống của Ben trên xe lăn cũng ấn tượng như tình yêu và tình bạn ba bên của họ.

Năm 2006 đạo diễn Dietrich Brueggemann mới tốt nghiệp khóa học đạo diễn. Bộ phim Chạy đi, nếu có thể là phim truyện đầu tay của ông. Ông cùng em gái Anna Brueggemann viết kịch bản cho phim. Khi viết kịch bản, điều quan trọng nhất đối với hai anh em là phải diễn tả được câu chuyện của các nhân vật một cách xác thực nhất và loại bỏ những định kiến về người khuyết tật.

Thể loại Bi hài
Địa điểm Đức
Năm sản xuất 2009
Đạo diễn Dietrich Brueggemann
Kịch bản Dietrich Brueggemann, Anna Brueggemann
Diễn viên Anna Brüggemann, Robert Gwisdek, Jacob Matschenz
Thời lượng 112 phút
Trích đoạn http://www.rennwenndukannst.de/
Điểm chiếu phim Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ

 NTH

Ảnh: 
File đính kèm: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Chào Trung thu 2011

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Tết Trung thu 2011 lại về, mọi người lại được vui đón ngày tết trong khí thu mát mẻ, thư thả và ấm cúng.

(ICTPress) - Tết trung thu 2011 lại về, mọi người lại được vui đón ngày tết trong khí thu mát mẻ, thư thả và ấm cúng.

Tết trung thu thường được người Phương Tây gọi là Mid-Autumn Festival hay Moon Festival , Mooncake Festival, còn người Trung Hoa thì gọi là 中秋节 .

Vào thời gian này, theo quan niệm của người xưa thì đây là thời điểm trăng tròn nhất và sáng nhất.

Do đó, mà người ta coi là thời điểm lý tưởng để đón mừng sự trù phú của mùa gặt vừa qua.

Vào dịp trung thu, người ta thường thưởng thức bánh trung thu [ mooncake] với nhiều hình dạng phong phú và đủ mọi hương vị,  màu sắc,  vừa thơm ngon, vừa ngọt béo.

Những người lớn thường dùng bánh trung thu, hoa quả với nước trà xanh và ngồi ngâm nhi, thảnh thơi ngắm trăng tròn.

Còn trẻ em thì thích thú được dùng bánh trung thu với nước ngọt là món khoái khẩu của chúng.

Dịp này, trẻ em lại được khoe những chiếc lồng đèn đủ dạng, đủ màu sắc sinh động.

Trung thu năm nay, cô cún La Sen mà cộng đồng đã quen thuộc với tên gọi là “Miss La Sen” sẽ cùng đón Trung thu với các bạn qua 10 bức thiệp trung thu  mới lạ và vui mắt mà nhãn hiệu La Sen dành tặng riêng cho bạn đọc ictpress.vn.

Những chiếc thiệp của La Sen được thiết kế nhân dịp Trung thu này với ý tưởng phối với tông màu chủ đạo là xanh và trắng nhã nhặn so với màu đỏ và vàng truyền thống, làm cho bạn cảm giác nhẹ nhàng, thổi một luồng không khí mới và thoải mái hơn.

Các bạn sẽ được chiêm ngưỡng Miss La Sen trong trang phục của chị Hằng Nga [ tên tiếng Anh, Hằng Nga là Chang'e ] xinh đẹp.

Mai Vân

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Buffet nướng và lẩu - nơi thảnh thơi hội ngộ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Nghĩ đến món nướng thôi dường như các vị giác, cảm giác của người từng thưởng thức lại trỗi dậy.

(ICTPress) - Nghĩ đến món nướng thôi dường như các vị giác, cảm giác của người từng thưởng thức lại trỗi dậy.

Xào, luộc, kho dường như là những cách thức nấu ăn phổ biến cho các bữa ăn thường nhật của mỗi gia đình người Việt. Nhắc đến món nướng dường như nhiều người nghĩ đến việc cần có không gian, thời gian và dành cho những buổi gặp gỡ thân mật đông người.

Đó là trải nghiệm, là không khí tôi cảm nhận khi gia đình làm món nướng vào cuối tuần hay thưởng thức buffet nướng và lẩu tại nhà hàng Koo Koo BBQ and Hotpot, 189 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. Nghĩ đến món nướng thôi dường như các vị giác, cảm giác của người từng thưởng thức lại trỗi dậy.

Một không gian vừa đủ, với tông màu trắng chủ đạo với những bông hoa anh đào đỏ rực đâu đó và những đèn màu kiểu Nhật đã thực sự làm ấm áp không gian thưởng thức. Với ít nhất từ 4 người trở lên, buffet nướng và lẩu rất phù hợp với không khí hội ngộ gia đình, bạn bè thân thuộc và thoải mái.

Với tinh thần ăn buffet nên việc tự lựa chọn, lấy đồ ăn tự do đã làm cho ai ai cũng rất hứng khởi, rạng rỡ vì được đi lại chộm rộm, được chọn khoảng hơn 30 thức nướng tươi, ngon mỗi ngày từ các loại thịt, hải sản được chế biến sạch sẽ đến những đĩa rau xanh mát mắt. Nếu bạn thích có chút bột thì nhà hàng có món xuxi không thể lẫn. Bạn cũng nên lấy ít đĩa kim chi để ăn kèm với đồ nướng. Ăn đồ nướng cùng với một loại đồ uống lại càng làm tăng hương vị. Ngoài bia, bạn có thể lựa chọn những cốc nước hoa quả ép mát lành, tươi ngon như ổi ép, táo ép, dứa, các loại sinh tố...

Khi các bạn đã thưởng thức đồ nướng đến một độ nhất định, bạn có thể gọi nồi nước lẩu chua cay hoặc thuốc bắc. Đa số thanh niên chọn lẩu chua cay vì nó vừa làm tăng hương vị đồ nướng trước đó và làm tăng tính “nóng ấm” của một bữa tiệc thân mật. Tôi cũng thích cả lẩu thuốc bắc với vị thanh thanh. Bạn đừng ngại khi thấy nồi nước lẩu nhỏ vì bạn có thể gọi thêm nước lẩu hoặc thay nồi nước lẩu khác để tiếp tục bữa tiệc của mình.

Và cuối cùng bạn còn được thưởng thức món đéc-xe hoa quả và một số loại chè như khoai môn, bưởi... rất nhẹ nhàng. Bạn thích vẻ thanh, mát của bất cứ món chè nào thì cứ thoải mái chọn hơn 1.

Tôi đã đi ăn nhiều lần khi thì cùng gia đình, khi thì cùng bạn bè, đồng nghiệp vì vừa có thể ngồi “buôn chuyện” vừa thưởng thức các món được nướng thơm lừng không thể cưỡng lại. Buổi tối hoặc những buổi cuối tuần gặp bạn bè muốn đi “lai rai” nhưng thực sự bạn có thể “ráng đợi” một chút vì nhà hàng khá đông vào những thời điểm này. Đi ăn buổi trưa bạn cũng rất thoải mái bởi không phải vội vàng lấy các món nướng về bàn vì đông người và hơn cả là giá cho mỗi suất ăn buổi trưa rẻ hơn buổi tối và vào ngày cuối tuần. Mỗi suất ăn nhà hàng miễn phí cho bạn 01 lon đồ uống hoặc 1 cốc bia tươi tiger.

Ngoài ra bạn có thể mua thẻ tại các trang web trực tuyến www.nhommua.com, www.cucre.com để được giảm giá suất ăn hơn nữa.

NTH

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

“Art dolls: Thủ thỉ”

Tóm tắt: 

(ICTPress) - “Tôi mang đến cho búp bê tiếng nói và tâm hồn, để chúng đưa mọi người tới một không gian, mà ở đó, chỉ có những tiếng thủ thỉ của búp bê và những điều búp bê muốn nói”.

(ICTPress) - “Tôi mang đến cho búp bê tiếng nói và tâm hồn, để chúng đưa mọi người tới một không gian, mà ở đó, chỉ có những tiếng thủ thỉ của búp bê và những điều búp bê muốn nói” là tâm sự của nghệ sỹ Trần Thu Hằng về Triển lãm nghệ thuật “ART DOLLS: Thủ thỉ” được Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức từ ngày 8/9 đến 7/10 năm 2011 tại thủ đô Hà Nội.

Triển lãm là một phần của dự án mang tên “Young Talent Series” (Dự án hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam) của Trung tâm. Thông qua Dự án này, Trung tâm mong muốn tạo cơ hội cho các nghệ sĩ trẻ Việt Nam hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo của mình bằng một triển lãm cá nhân đầu tiên trong sự nghiệp của họ.

Nghệ sĩ Trần Thu Hằng, cựu sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, một họa sĩ minh họa tự do, là người đi tiên phong trong việc tạo ra sự ảnh hưởng của nghệ thuật Art Doll tại Việt Nam. Những con búp bê của Hằng với điệu bộ và nét mặt được điêu khắc tinh xảo và tỉ mỉ khiến người xem không thể nào quên mỗi khi ngắm nhìn, và các tác phẩm của cô ngày càng thu hút sự quan tâm của công chúng và giới truyền thông.

Trong triển lãm lần này, ngoài bộ sưu tập 12 tác phẩm được sáng tác từ năm 2007 - 2009, nghệ sĩ sẽ trình làng 8 tác phẩm hoàn toàn mới, với ý tưởng tái hiện lại những nét văn hóa của hai đất nước Việt Nam và Nhật Bản trong một không gian sắc màu tím ấm áp.

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam mong muốn chào đón những người quan tâm đến với không gian triển lãm mới mẻ này, để cùng lắng nghe những âm thanh thủ thỉ của búp bê.

Buổi khai mạc triển lãm và buổi Tọa đàm của nghệ sĩ Trần Thu Hằng sẽ được tổ chức vào lúc 18:00 thứ Tư, ngày 7/9 tại Phòng Triển lãm, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, 27 Quang Trung, Hà Nội. Vào cửa miễn phí.

Sau đây là một số tác phẩm tiêu biểu của Trần Thu Hằng sẽ trưng bày tại Triển lãm:

Hoa tuyết (2011)
Hòm đồ chơi (2011)
Ở lớp cô dạy em thế (2009)
Nguy hiểm (2007) (cận cảnh tác phẩm)

Nào! Không cười! (2008)

Gần 100 con rồi (2007)

NTH

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Myanmar - Những ấn tượng trái ngược

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đến rồi đi trong khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng ấn tượng về Myanmar thật độc đáo khó quên, có lẽ khó quên bởi chính những trái ngược.

(ICTPress) - Đến rồi đi trong khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng ấn tượng về Myanmar thật độc đáo khó quên, có lẽ khó quên bởi chính những trái ngược.

Ấn tượng đầu tiên về Myanmar đã đến ngay với tôi khi tới sứ quán để xin visa. Trong phòng chờ chật hẹp, tôi xếp thứ tự sau một vị sư áo vàng còn trẻ, cao ráo và có gương mặt gần gần như Đường Tăng, sau tôi là anh chàng người châu Âu khá điển trai và lịch lãm. Thứ tự là vậy, nhưng cô nhân viên phòng lãnh sự sứ quán người Myanmar lại ngẫu hứng hỏi rồi nhận giấy tờ làm thủ tục trước cho anh bạn người châu Âu, mỹ nam cũng lợi thế đấy chứ; tuy vậy thủ tục cũng được làm tương đối nhanh. Nhưng đó chưa phải là ấn tượng.

Ấn tượng thực sự là đến ngày hẹn tôi quay trở lại để nhận quyển hộ chiếu và vô cùng ngạc nhiên khi thấy ảnh của người khác ở visa dán trong hộ chiếu của mình. Tất nhiên đó là lỗi quét ảnh và cắt dán của nhân viên phòng lãnh sự và sau đó đã được khắc phục, nhưng quả thật nó để lại ấn tượng về sự thiếu chuyên nghiệp.

Ấn tượng đó khiến tôi có phần lo lắng trên chuyến bay đến Yangon, khi Vietnam Airline xin lỗi lần thứ hai vì tiếp tục chậm thêm hơn một giờ nữa, có nghĩa là chúng tôi sẽ đến Yangon vào lúc khá muộn. Nhưng trái với những hình dung trước đó, các thủ tục nhập cảnh rất nhanh và dễ chịu với nụ cười thường trực trên gương mặt các nhân viên sân bay Yangon.

Thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy lái xe của khách sạn cầm biển tên của chúng tôi đã chờ sẵn ở lối ra. Ô tô chạy qua những đường phố rộng rãi nhiều cây xanh, đèn đường tiết kiệm nên ánh sáng chỉ mờ mờ làm nền cho tháp chùa Vàng đang hắt ánh sáng của hàng ngàn ngọn đèn điện rực rỡ lên bầu trời đêm. Khách sạn nằm ở khu trung tâm phố cũ, nhỏ nhưng khá đông khách nước ngoài, nhiều người Mỹ và châu Âu, nhân viên chu đáo với tiếng Anh lưu loát. May mắn là gần khách sạn có vài hàng ăn bán hàng đến khá muộn, các món nướng rất ngon, hợp với khẩu vị người Việt. May mắn hơn nữa là hầu như người Myanmar nào ít nhiều cũng có thể nghe nói được tiếng Anh.

Khác với những con phố xinh xắn ở khu phố cũ của Hà Nội, Viêng-chăn hay Phnom-pênh, các đường phố cũ của Yangon khá rộng. Quy hoạch đô thị của người Anh thật đáng kính nể, từ thế kỷ trước có vẻ như họ đã hơn hẳn người Pháp trong tầm nhìn đến trăm năm sau.

Đường phố Yangon không có chiếc tuktuk nào cả, hầu như chỉ có ô tô và xe đạp. Tuy nhiên ấn tượng về giao thông Myanmar quay ngược 180o ngay khi bước chân lên bất kỳ chiếc taxi nào: không điều hòa nhiệt độ, tất cả các loại đồng hồ của taxi đều nhất loạt nghỉ ngơi, sàn xe đôi khi còn có cả những lỗ thủng…Không hiểu chế độ đăng kiểm ô tô ở Myanmar như thế nào nhưng quả thực là tất cả nhân viên khách sạn đã lắc đầu khi tôi nhờ gọi giúp 1 chiếc taxi có điều hòa nhiệt độ, họ nói rằng ở Myanmar không taxi nào có điều hòa cả! Tuy vậy, những chiếc taxi cà khổ cùng với các bác tài xế nhiệt tình, vài người vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa dùng thứ tiếng Anh bập bõm để giới thiệu về thành phố của họ, cũng đã đưa chúng tôi an toàn đến các địa điểm tham quan và mua sắm.  Điều này hơn hẳn chuyến tham quan nước Mỹ vài tháng sau đó với ấn tượng đặc biệt về việc ô tô mercedes tuy khá mới nhưng lại bị văng bánh ngay ở New York mà chúng tôi sẽ có dịp kể lại trong một bài viết khác.

Chùa Vàng, Phật ngọc và đá quý Myanmar khiến bất cứ du khách nào cũng phải ngưỡng mộ. Nói đến ngôi chùa được dát bởi hàng chục tấn vàng ở Yangon thì bất cứ ai được nghe kể lại cũng muốn có một lần được chiêm ngưỡng. Ngay cả những ngôi chùa làng cũng được dát vàng, mà bên cạnh đó là những ngôi nhà cũ kỹ mốc thếch, những hàng quán xập xệ cùng những chiếc xe bus ọp ẹp đang cố gồng lên làm phận sự. Đường phố Yangon thênh thang với những chiếc taxi cà tàng và những cái xe đạp từ thế kỷ trước được chế lại thành xích lô chở khách. Trước cửa nhiều ngôi nhà có để sẵn lu nước để bất cứ ai khát cũng có thể múc uống, hè phố đặt những chiếc ổn áp to kếch bởi nguồn điện không ổn định.

Đa số người dân Myanmar rất sùng đạo Phật, mến khách và tôn trọng tín ngưỡng của người khác nên du khách đến đất nước này có thể tham quan không chỉ các ngôi chùa thờ Phật mà còn có thể ghé thăm các ngôi chùa Ấn Độ, thánh đường Hồi giáo và nhà thờ Thiên chúa giáo. Tại khách sạn nơi chúng tôi ở, vào sáng thứ 6 tôi được đánh thức bởi tiếng cầu kinh Koran vẳng sang từ một thánh đường Hồi giáo gần đó, còn sáng thứ 7 lại là tiếng kinh Phật của một đoàn các sư đi khất thực…

Đến rồi đi trong khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng ấn tượng về Myanmar thật độc đáo khó quên, có lẽ khó quên bởi chính những trái ngược. Nếu thích tự du lịch và trải nghiệm - hãy đến Myanmar, nơi đó bạn sẽ tự khám phá ra nhiều điều thú vị. À, không cần mang theo mì ăn liền đâu nhé, thức ăn ở Myanmar ngon, hợp khẩu vị người Việt và theo mức sống ở đó: mọi thứ đều khá rẻ.

Chùa Vàng ở Yangon
Trong sân chùa Vàng ở Yangon
Chùa Sule ở Yangon
Trên đường phố Yangon
Xích lô Yangon
Các phương tiện giao thông ở Myanmar
Hè phố Yangon sau mưa
Máy ổn áp trên hè phố
Lu nước cho người qua đường
Khất thực
Nhà và xe ở thị trấn Bago
Hàng quán ven đường
Bến xe
Cũ kỹ
Một ngôi chùa làng đang được trùng tu

Q.T.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Sơn Trà - Một ngày khám phá

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Không những du khách mà chính người dân Đà Nẵng cũng không nhiều người biết được cảm giác hoang sơ, thanh bình và lãng mạn của Sơn Trà.

(ICTPress) - Một ngày Chủ nhật cuối hạ đến với nhóm bạn chúng tôi thật thú vị không ngờ. Trời tờ mờ sáng là cả nhóm đã hẹn nhau có mặt đầy đủ tại quán cà phê Vách Núi để bắt đầu một chuyến picnic vòng quanh Bán đảo Sơn Trà. 

Không những du khách mà chính người dân Đà Nẵng cũng không nhiều người biết được cảm giác hoang sơ, thanh bình và lãng mạn của Sơn Trà - một lá phổi, một bức bình phong cho TP. Đà Nẵng và là một nàng tiên cá, một nơi bồng lai tiên cảnh của trần gian hạ giới.

Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển ven bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Mỹ Dũng

Nằm cách trung tâm TP. Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc, Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân như một vòng tay mẹ hiền bao bọc Thành phố và vịnh Đà Nẵng. Với diện tích hơn 60 km², Sơn Trà là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng. Cùng với hệ thống núi non của ngọn đèo Hải Vân ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh biển trong xanh, yên bình. Do vậy, Sơn Trà như một bức bình phong vĩ đại che chắn cho Đà Nẵng khỏi sức tàn phá của những cơn bão to, gió lớn, sóng dữ.

Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía đông nam trông như hình con nghê chồm ra biển, nên gọi là hòn Nghê. Ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu, nên nên gọi là ngọn Mỏ Diều. Và ngọn phía bắc vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển dài như cổ ngựa, nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo.

Với gần 4.000 ha rừng, trong đó một phần là đất đồi đang được phủ thêm loại cây công nghiệp, Sơn Trà là nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc.

Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu du lịch, nghỉ mát cao cấp. Núi Sơn Trà có Suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ. Đặt biệt nơi đây có ngôi chùa Linh Ứng Tự linh thiêng và huyền bí là điểm đến lý tưởng của những người con của Phật Giáo và ngay cả những người không theo Phật.

Trên con đường dài quanh co uốn lượn, bên trên là núi đồi, cây cối đan xen với những tảng đá hùng vĩ, phía dưới là biển xanh thăm thẳm với những bãi cát vàng và những mõm đá nhấp nhô. Mặt trời dần ló dạng, từng nhích một của hình tròn to như cái nong đỏ rực nhô lên khỏi nền nước xanh mênh mông thăm thẳm. Đón bình minh trên Sơn Trà với cảm giác tinh khôi đến lạ.

Điểm dừng chân đầu tiên của nhóm chúng tôi là con suối Đá thơ mộng bên chân núi, hòa mình vào dòng nước mát lạnh của biển. Được ngắm nhìn những bãi cát vòng quanh bán đảo sạch sẽ và mịn màng, nước triều đều đặn lên xuống hàng triệu năm bào mòn và lau sạch bóng những tảng đá chồng chất ven bờ mới thấy sự kỳ công của tạo hoá.

Trên đường đi chúng tôi không quên dừng chân tại Bãi Bụt - nơi yên tĩnh với những khu nhà nhỏ xin xắn để nghe sóng vỗ hoặc dõi theo cánh bay của những con chim yến trên phiến đá chênh vênh. Với mục đích đưa bán đảo tuyệt đẹp này phục vụ ngày một nhiều hơn cho du lịch, chính quyền thành phố đã tiến hành quy hoạch lại khu vực này với nhiều khu du lịch mới như: Bãi Rạng, Bãi Nồm, Bãi Nam, Bãi Bắc... dọc con đường lớn ven theo sườn núi. Tại đây, đã mọc lên những khu nghỉ dưỡng cao cấp và hàng ngàn biệt thự sang trọng để chúng ta có dịp đắm mình vào một không gian tuyệt đẹp của trời, mây, non, nước.

Con đường thơ mộng đã đưa chúng tôi đến cây đa ngàn năm tuổi ở tận mũi đông bắc của Bán đảo, cách Bãi Bắc - Khu resort tận cùng Bán đảo hơn 4 km. Với hệ thống rễ mọc đâm từ trên xuống giống như nhũ thạch và tán lá sum sê vươn rộng ước chừng 2 sào Trung bộ làm cho du khách cảm thấy mình rất bé nhỏ khi ngồi dưới tán cây đón từng cơn gió mát. Đây là chặng dừng chân trước khi quay về đường lên đỉnh núi.

Với độ cao gần 700m nhưng phải vượt qua con đường dài hơn 25 km xoắn ốc chúng tôi mới lên được đỉnh Bàn Cờ. Sơn Trà được xem như đài khí tượng thiên nhiên của nhân dân quanh vùng. Giống hình một cây nấm, đầu nấm là núi Sơn Trà và thân nấm là bãi cát bồi, lắng đọng, tạo nên những bãi cát vàng đẹp đẽ, trong lành. Đây còn là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia, nổi tiếng là nơi có thảm thực vật đặc sắc với nhiều loại thú rừng quí hiếm như hươu, nai, khỉ, vượn, đười ươi, voọc chà vá, gà mặt đỏ... Phải kiên nhẫn và can đảm lắm mới đến được đỉnh nhưng chưa có cảm giác nào thấy khoan khái hơn khi được lên Đỉnh Bàn Cờ để ngắm về thành phố thân yêu. Vừa lên đến đỉnh là tâm hồn con người như bay bỗng trong không trung.

Cảm giác vui sướng khó tả làm chúng tôi chỉ biết hét lên như vô thức: “Đà Nẵng, Đà Nẵng…”. Trong những ngày trời nắng gắt, trong xanh, lên đỉnh Sơn Trà, vừa tận hưởng không khí mát dịu, trong lành của biển và núi, vừa phóng tầm mắt ra xa, toàn cảnh TP. Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, đảo Cù Lao Chàm, rặng Bà Nà - Núi Chúa... như thu gọn vào trong tầm mắt của mỗi người.

Hơn 3 giờ chiều, chúng tôi bắt đầu xuống núi. Dưới phố bây giờ trời vẫn nắng đẹp nhưng đường đi từ đỉnh xuống thì sương ướt đẫm, những giọt mọng nước đọng trên lá cây và những làn khói trắng lùa qua làm mát lạnh. Khung cảnh giống như được đi trên thiên đàng trong phim Tây Du ký. Thỉnh thoảng trên đường đi, ta lại được nghe chim hót, nghe gà rừng gáy, những chú vượn, chú khỉ còn chuyền trên những tán cây rậm rạp hay phóng qua đường đùa giỡn.

Bóng chiều đã dần xuống, cuối điểm hành trình của chúng tôi là bãi tắm Tiên Sa. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây rất quyến rũ, bóng chiều vàng rời rợi hắt ánh lên những tảng đá to lớn, bóng mượt đang trần mình tựa lưng vào mũi Tiên Sa, phía dưới là sóng biển dập dồn. Từng đàn cá tung tăng bơi lội, những chú cua lượn lờ trong từng kẽ đá, những chú vẹm bám thành chùm trên các vách đá đẹp làm sao. Dân gian đồn rằng các vị tiên từ trên trời thường chọn bãi cát nơi đây để giáng trần, tắm biển, ca múa, đánh cờ với nhau... nên có tên là Tiên Sa.

Chúng tôi kết thúc hành trình của một ngày chủ nhật bằng cách ngâm mình trong nước biển trong veo trong ánh nắng chiều vàng dịu, nghe tâm hồn dạt dào cảm xúc.

Cách Tân

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Điện thoại

Tóm tắt: 

Có điện thoại thì dễ nhưng sử dụng nó không đơn giản.

1 Con trai vào cấp III, nó nằn nì một chiếc điện thoại di động để tiện việc thông tin đưa đón. Và dĩ nhiên nó đúng, một phần vì điện thoại di động rất thuận tiện, một phần vì giờ đây gần như cả lớp của nó đứa nào cũng sở hữu một chiếc.

Minh họa: Vũ Đình Giang

Có điện thoại thì dễ nhưng sử dụng nó không đơn giản.

Có lần tôi bị cô giáo chủ nhiệm mời đến trường vì con tôi sử dụng điện thoại trong giờ học và bị cô tịch thu. Tôi phải cam kết sẽ nhắc nhở nó nhưng tôi vẫn bị cô “nhắc nhở” thêm lần nữa vì chuyện này. Có lần cả nhà tôi khó chịu vì thằng con chạy ra ngoài nghe điện thoại lâu đến bỏ cả bữa cơm đang ăn dở. Có lần thằng con phải “giải trình” với mẹ nó lý do vì sao không dọn dẹp phòng, nó bỏ ngang vì “có điện thoại” và dĩ nhiên cuộc điều tra của mẹ nó cũng bị ách lại với hiện trường phòng ngủ bốc mùi của nó.

Mặc dù nó là người sử dụng điện thoại trực tiếp nhưng chủ thuê bao của chiếc điện thoại ấy là chúng tôi, việc trả tiền cho sản phẩm thông tin tiện ích này đã biến vợ chống tôi trở thành “khổ chủ” khi con trai lúc nào cũng sử dụng vượt ngưỡng ngân sách tài chính được cấp.

2 Thời buổi bây giờ cái gì cũng diễn ra một cách nhanh chóng, thậm chí người ta còn tìm cách nhảy cóc, “đi tắt đón đầu” để có thể bắt kịp với tốc độ cuộc sống. Từ một gã nhà quê sợ độ cao, tôi bây giờ có thể len lỏi trên cầu thang cuốn, bất kể đã va chạm vào ai và bỏ ngoài tai những lời càu nhàu của họ để tranh thủ thêm một ít thời gian. Tôi cũng không ngại chen lấn với những người yếu sức hơn và cố thủ đôi chân vững chãi của mình trên xe buýt để kịp giờ đến chỗ làm. Tôi vô tình giậm đôi giày đầy bùn lên hành lang vừa lau thay vì phải chịu khó dừng lại một chút ở tấm thảm chùi. Tôi sung sướng rất nhanh với các tiện nghi cuộc sống nhưng quên mất phải học cách hưởng thụ nó như thế nào.

Sếp tôi trong một lần trò chuyện riêng tư, ông bảo: “công ty mình cái gì cũng tốt, chỉ có vấn đề sử dụng điện thoại công ty cho việc cá nhân, lúc thì nói chuyện riêng lâu quá mức, lúc thì để chuông trong cuộc họp hay gặp đối tác, lúc thì… cãi vã qua điện thoại quá to, lúc thì chậm trả tiền khiến giấy nhắc thu phí bay về công ty tới tấp…”. “Nhưng đó là chuyện cá nhân mà”. “Đành rằng vậy nhưng mình có thể bị đánh giá qua những chuyện như vậy đấy!”. Hình như không chỉ có thằng con tôi không biết sử dụng điện thoại.

3 Con trai tôi thông báo lớp nó có một đưa chuẩn bị đi du học, vợ tôi thở dài: “Trời ơi! Vậy là mẹ nó buồn lắm đây, ngày nào cũng tận tay chăm sóc nó, bây giờ lâu lắm mới được gặp mặt nó”. “Mẹ ơi! Con thấy nó vui lắm, mai mốt con lớn lên cũng phải đi học, đi làm suốt vậy, có khi con đi sáng sớm thì mẹ chưa dậy, con về tối mịt thì mẹ đã ngủ rồi, cả tuần biết đâu còn không gặp mặt nữa là. Hơn nữa bây giờ có điện thoại rồi, có gì mẹ con minh ới nhau một tiếng là được rồi”.

Tôi nhìn thằng con đang lớn nhanh như thổi của mình và hỏi nó: “Vậy theo con, một khi có điện thoại rồi thì chúng có thể mạnh dạn mà xa nhau phải không?”. Có một chút khựng lại trong thái độ của nó, hẳn nó cũng thấy có gì đó không ổn. “Thế mà bố vẫn cho rằng điện thoại là chiếc cầu nối cho các mối quan hệ hơn là phương tiện để cổ vũ cho việc xa nhau. Ngoài việc trao đổi thông tin, bố còn muốn con dùng điện thoại để chúc mẹ một câu nhân ngày sinh nhật mẹ, để con không lười biếng hay lảng tránh việc gặp gỡ người thân. Và con chỉ có tài khoản đủ để sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn thì con còn phải học thêm cách chọn lựa những điều ưu tiên cho các cuộc gọi này. Con làm được việc này chứ?”.

 Theo Vân Cơ

Tuổi trẻ cuối tuần 28.8.2011

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường