Chuyện dọc đường
Thờ cúng tổ tiên: Nét đẹp văn hoá truyền thống
Submitted by nlphuong on Wed, 09/04/2014 - 08:00Trong ý thức thờ cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu hàng trăm năm, hình thành nên thế song hành với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của từng gia đình, cái này nương tựa vào cái kia không thể tách rời nhau được.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chim có tổ, người có tông” đã nói lên đạo lý hết sức bền vững của dân tộc. Để rồi trên cơ sở đó việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nghi thức, một tập tục truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hoá tinh thần.
Trong gia đình người Việt bất cứ ở đâu, theo tôn giáo nào hoặc làm gì nhưng không thể thiếu bàn thờ tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ được đặt ở nơi trang trọng nhất. Các chi của dòng họ đều có nhà thờ, cả dòng họ có nhà thờ chính gọi là nhà thờ đại tôn. Cứ đầu năm vào ngày rằm tháng giêng, con cháu bất kể xa gần đều phải về cúng tế tại các nhà thờ (gọi là tế tổ). Trước đây, thời kỳ phong kiến ruộng đất thuộc tư nhân, tộc trưởng cai quản dòng họ được thừa hưởng một số ruộng đất hương hoả để có nguồn kinh phí trang trải cho việc mua sắm lễ vật ngày tế tổ tại nhà thờ. Ngày nay, một số dòng họ quy định mức đóng góp theo số lượng con trai trong gia đình, trai càng đông thì mức đóng hàng năm càng nhiều. Cũng có dòng họ, tộc trưởng quy định mỗi gia đình rằm tháng giêng tế tổ phải bắt con cháu mang tới nhà thờ cỗ xôi, con gà hoặc đầu heo đã luộc chín để cúng. Sau khi cúng xong các gia chủ chia ra một phần để ngồi lại cùng ăn, uống với nhau, thăm hỏi sức khoẻ, việc làm, học hành, tạo ra sự gần gũi, thân mật trong dòng họ. Phần còn lại mang về nhà cho người vắng mặt. Việc sắp xếp ngồi vào bàn ăn uống cũng có thứ tự theo phả hệ chứ không theo tuổi tác. Có khi lớn tuổi nhưng vai thứ, đàn em phải ngồi mâm dưới, tuy tuổi còn trẻ nhưng là đàn anh lại được sắp xếp ngồi bàn trên.
Tuy nhiên, có người nhận xét nếu vẫn giữ như vậy là còn phong kiến quá, không bình đẳng, cứ sắp xếp đủ mâm như kiểu đám cưới là được. Song đa số thì ủng hộ và xem đây là nét đẹp văn hoá của gia tộc, dòng họ, là biểu hiện tôn ti, trật tự, có như vậy ở ngoài xã hội con cháu mới biết kính trên nhường dưới, tôn trọng người trên, tôn trọng pháp luật. Mà muốn được cộng đồng, họ đoàn tôn trọng thì lớp trên cũng phải biết tự đều chỉnh mình trong cách sống, cách ứng xử để làm gương cho mọi người noi theo. Gia đình giữ được gia phong thì con cháu được giáo dục lễ phép, có hiếu với ông, bà, cha, mẹ. Đất nước giữ được kỷ cương phải thượng tôn pháp luật. Tục ngữ Việt Nam chỉ rõ “nhà dột từ nóc dột xuống” nhằm răn dạy bậc trên luôn gìn giữ đạo đức, phẩm chất tốt, là tấm gương phản chiếu soi rọi cho lớp trẻ noi theo. Trong triết học cũng đã nói: “Nhân nào quả đó”.
Sự thờ cúng tổ tiên có một nét rất đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước gắn rất chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua Hùng được coi là tổ tiên của người Việt. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Trong nhiều thế kỷ liền, hết thế hệ này đến thế hệ khác, năm nào cũng về dự lễ hội Đền Hùng để tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên của mình. Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết, là điểm hội tụ văn hoá tâm linh của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Cả nước tôn thờ một vị Quốc Tổ, đó là truyền thống độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh. Trong lịch sử dân tộc ta, các triều đại phong kiến đã luôn khẳng định và tôn vinh các Vua Hùng, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, vai trò, vị trí của Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương được đề cao xứng đáng với tầm vóc của Quốc Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương như ngày nay.
Đền Hùng (hanoitour.com.vn) |
Theo một thống kê của Bộ Văn hoá - Thông tin năm 2005 (nay là Bộ VH-TT và Du lịch) cho biết cả nước có 1.417 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Kể từ năm Canh Thìn 2000, Chính phủ quyết định nâng lên thành Quốc Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, các địa phương hằng năm đều cử các đoàn đại biểu đại diện cho các dân tộc về vùng đất thiêng Phú Thọ cung tiến sản vật do bàn tay nhân dân lao động làm ra để được tri ân công đức tổ tiên. Người dân ở các địa phương xa không có điều kiện về đất Tổ thì đến bái vọng ở các di tích thờ Vua Hùng gần nhất. Sau khi có chủ trương tổ chức Quốc Lễ, nhiều xã, phường ở Lâm Đồng cứ đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm lập bàn thờ Giỗ Tổ ngay tại trụ sở làm việc để cán bộ và nhân nhân địa phương có điều kiện thắp nén nhang vái lạy tổ tiên.
Trong ý thức thờ cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu hàng trăm năm, hình thành nên thế song hành với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của từng gia đình, cái này nương tựa vào cái kia không thể tách rời nhau được. Sự thờ cúng tổ tiên không chỉ biểu hiện ở hai cấp nước và nhà như vừa nói mà còn thấy sự thờ cúng tổ tiên của cộng đồng làng xã những vị tiền khai khẩn vùng đất (Thành Hoàng)… Sự thờ cúng tổ tiên trung gian này cũng hết sức quan trọng để tăng cố kết cộng đồng làng xã. Sự gắn bó cá nhân - gia đình - dòng họ - làng, xã - đất nước là một nét cố hữu của đời sống tinh thần.
Như vậy, thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng truyền thống sâu sắc, một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam được củng cố và duy trì khá bền vững. Thông qua việc thờ cúng tổ tiên ai cũng tin rằng tổ tiên gia đình, dòng tộc của mình là linh thiêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp rủi ro, ân thưởng cho con cháu khi làm điều thiện và cũng quở trách con cháu khi làm điều ác. Chính vì vậy làm cho sự thờ cúng này tồn tại lâu bền. Hai yếu tố đạo lý và tín ngưỡng đã xây dựng nền tảng cho sự thờ cúng tổ tiên đã và đang làm cho nó trở thành nét sâu đậm văn hoá trong đời sống tâm linh của mọi người.
Trần Cảnh Đào
Nguồn: baolamdong.vn
Life & English: “Story of Umbrellas and Internet”
Submitted by nqmhien on Wed, 09/04/2014 - 00:55Internet bring new opportunities to handicraftsmen
Iran - điểm du lịch “nóng” và quyến rũ năm 2014
Submitted by nlphuong on Tue, 08/04/2014 - 05:32(ICTPress) - Iran đang trở thành một điểm du lịch "nóng" năm nay do các công ty khai thác tour cho biết số khách du lịch đăng ký tour đến đất nước Trung Đông này tăng đáng kể.
Có lẽ đó là bởi vì sự ấm lên trong các quan hệ của quốc gia này với phương Tây, hay đơn giản là vì sự quyến rũ khám phá một điểm đến chưa được biết đến nhiều.
Từ những thành phố cổ với những nhà thờ Hồi giáo hấp dẫn đến các phong cảnh tự nhiên lộng lẫy, dưới đây là một số nơi đẹp, quyến rũ và chưa được khá phá nhiều của Iran.
IIsfahan, nằm ở miền Trung Iran, có lẽ là thành phố hấp dẫn khách du lịch nhất, nổi tiếng về kiến trúc Hồi giáo, những cây cầu, cung điện và nhà thờ Hồi giáo mái vòm.
Là quốc gia có nhiều điểm du lịch lớn, như quảng trường Imam (quảng trường Naqsh-e Jahan), một trong những quảng trưởng thành phố lớn nhất và đẹp nhất trên thế giới. Đây là di sản thế giới UNESCO có kiến trúc Hồi giáo và Iran lộng lẫy.
Cũng có rất nhiều nhà thờ Hồi giáo tuyệt đẹp ở đây, như Nhà thờ Sheikh Lotfollah đẹp kỳ ảo.
Tehran, thủ đô của Iran, được bao bọc bởi những núi tuyết.
Tháp Azadi đánh dấu cửa ngõ vào thủ đô.
Sự kỳ diệu ở sự khéo léo đến kinh ngạc và chi tiết của những chiếc thảm Ba Tư ở Bảo tàng thảm Iran.
Hoặc mua một chiếc thảm. Mặc cả với người bán hàng trong khi đi mua sắm ở Chợ lớn của Tehran.
Tại đây, những người bán hàng bán các loại quần áo phương Tây như đồ lót, quần bò và áo phông.
Có rất nhiều loại để chọn lựa.
Trà là một phần quan trọng của văn hóa Ba Tư.
Người dân địa phương gặp gỡ ở các quán café ngoài trời ở Tehran.
Thưởng thức một bữa ăn nhanh: Người bán hàng bán các kebab sạch ở khắp thành phố.
Một cặp kebab với một chút bánh mì Ba Tư nướng ngon lành.
Resort trượt tuyết Shemshak chỉ chưa mất 1 giờ đồng hồ đi từ Tehran. Những người dân thủ đô Tehran giàu có thích về đây vào cuối tuần.
Persepolis là thủ đô của đế chế Achaemenid, năm 515 trước Công nguyên. Thành phố cổ này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1979.
Những vỉa đá lạ thường được tạo thành các khối đá ở Persepolis.
Shiraz, nổi tiếng là thành phố của tình yêu và thơ ca của người Ba Tư, là một thành phố nữa mà du khách yêu thích. Thành phố này có khu vườn Eram nổi tiếng trong lịch sử (Vườn Thiên đàng).
Nhiều nhà thơ Ba Tư nổi tiếng được chon cất ở Shiraz trong những lăng mộ công phu. Đây là lăng của Saadi, nhà thơ thế kỷ 13.
Có rất nhiều nhà thờ Hồi giáo ở đây, như nhà thờ Nasir al-Mulk.
Ramsar là một bãi resort bãi biển nổi tiếng ở bờ biển Caspi.
Ở đây có những resort bãi biển, nhưng cũng có một nơi dành cho ngư dân.
Thùy Dương
Theo BI
Hoạt động văn hóa - nghệ thuật tháng 4 tại Không gian nghệ thuật manzi
Submitted by nlphuong on Mon, 07/04/2014 - 05:49(ICTPress) - Tháng 4 này, Không gian nghệ thuật manzi art space, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội tiếp tục mang tới cho bạn các chương trình văn hoá - nghệ thuật - giải trí độc đáo và chỉ có tại manzi:
Ngày 3 - 7/4/2014: Sakura
Phần 1: Trưng bày tác phẩm của 13 nữ nghệ sĩ trẻ Nhật Bản
Các tác phẩm tham gia cuộc trưng bày này tuy khác nhau về hình thức, chất liệu và ý tưởng, nhưng lại mang một tinh thần trong sáng và gần gũi với thiên nhiên, gợi người xem một cảm giác quen thuộc “1 ngày đẹp trời, ta thả bước trên đường phố, lòng thanh thản và miệng ngân nga một câu hát quen ”
Phần 2: Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản
Ở Nhật Bản thời xưa có kỹ thuật nhuộm vải gọi là “chusen” rất được ưa chuộng nhưng hiện nay đang dần bị mai một. Hiện nay, có vài xưởng dệt đã và đang sản xuất những sản phẩm khăn tay, khăn thêu - tiếng Nhật gọi là Tenugui, sử dụng kỹ thuật này, một mặt nhằm kế thừa kỹ thuật truyền thống, mặt khác thông qua đó tiếp cận, thu hút sự quan tâm của giới trẻ ngày nay.
Tại đợt trưng bày lần này, các nghệ sĩ đã tạo ra 1 sản phẩm có mẫu mã mới, sắp tới sẽ tiến hành ra mắt và bày bán tại Nhật Bản. Cảm nhận nét văn hóa đặc sắc của xứ sở hoa Anh đào và cả thế giới nghệ thuật được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chỉ qua 1 chiếc khăn tay.
Bạn đọc có thể vào cửa tự do, thời gian từ 9h00 tới khuya hằng ngày, từ 3 đến 7/4/2014
Ngày 10 - 24/4/2014: “Những bóng ma tình cờ”
‘Những Bóng ma Tình cờ’ là dự án kết hợp giữa thi ca và hội họa của Kaitlin Rees và Baptiste Gilloz, với sự tham gia phiên dịch của Nhã Thuyên.
Những bức vẽ trên toan với kích thước 116x92 cm không theo bất cứ chủ đề nào, nên có khả năng gợi lên bất cứ điều gì. Người xem được tạo một không gian mở để soi chiếu chính bản thân mình, tìm ra những điều có nghĩa, và cả những điều vô nghĩa. Tuyển tập bao gồm 10 bài thơ nhìn nhận các tác phẩm hội họa từ bên ngoài, và dần dần đi sâu tìm hiểu vào bên trong; nhằm mục đích khám phá những mặt khác nhau của sự cân bằng trong các mối quan hệ.
Trưng bày khai mạc vào 19h ngày 10/4/2014 và kéo dài tới 24/4/2014, bao gồm các tác phẩm hội họa, một tuyển tập thơ nhỏ, và một video trình chiếu.
Thứ Sáu 11/4/2014, 20h00: Lý ngựa ô gặp Jump for Jazz
Chương trình ‘Jump for Jazz’ sẽ diễn ra tại manzi vào tháng tư này với đêm nhạc Jazz đương đại mang tên gọi ‘Lý Ngựa Ô gặp JumpforJazz’. Đây sẽ là sự kết hợp bất ngờ giữa Jazz và dân ca Việt Nam.
Chương trình do nhà soạn nhạc Đỗ Kiên Cường và nghệ sĩ Saxophone Nguyễn Bảo Long biên soạn và phối khí.
Nghệ sĩ tham gia: Do Kien Cuong – Oboe, Bui Ha Mien- Cello, Nguyen Bao Long - Saxophone, Hoang Ha - Drum, Nguyen Minh Duc - Double Bass, Nguyen Huu Vuong - Piano,
Thời gian: 20h00 thứ Sáu 11/4/2014.
Thứ Năm 17/4/2014, 20h00: Chuyện đọc | Người đọc - Đọc người
Tiếp nối chương trình CHUYỆN ĐỌC, tháng 4 này, Nhã Nam cùng manzi xin giới thiệu cuộc trò chuyện thú vị về sách và việc đọc mang tên gọi ‘Người đọc - Đọc người’ với sự tham gia của các nhà văn và nhà nghiên cứu quen thuộc của Hà Nội.
Thời gian: 20h00 thứ Năm 17/4/2014. Bạn đọc gửi thư đăng kí tham gia vào địa chỉ manzihanoi@gmail.com trước 20h00 ngày thứ Ba 15/4/2014.
Thứ Sáu 18/4/2014, 20h00: Lưu không/Jazz
Jazz và Chèo tưởng chừng như hai thể loại âm nhạc chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng chúng sẽ lại được kết hợp trong một chương trình đặc biệt mang tên Lưu Không/Jazz. Lưu Không/Jazz lấy ý tưởng từ việc kết hợp các quan điểm về âm nhạc truyền thống, quan điểm về European Jazz hiện đại với Chèo.
Lưu Không/Jazz hướng tới mục đích tạo ra trải nghiệm âm nhạc độc đáo thông qua việc sử dụng chất liệu của cả hai loại hình truyền thống, Jazz và Chèo, nhằm thể hiện tính lai ghép đa dạng trong nền âm nhạc đương đại hiện nay.
Dự án này thể hiện sự truyền cảm hứng và sự trao đổi kinh nghiệm giữa các nghệ sĩ của Việt Nam và Đan Mạch. Sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống là cách để thấu hiểu, làm giàu và nâng cao giá trị văn hóa, cũng như là cách hiệu quả để giới thiệu nghệ thuật đương đại ở Việt Nam. Lưu Không/Jazz được tổ chức tại Manzi art space với sự tham gia biểu diễn của nghệ sĩ Đan Mạch Irene Becker, nghệ sĩ Nguyễn Thanh Thủy và các nghệ sĩ Chèo Hà Nội.
Thời gian: 20h00 thứ Sáu 18.04/2014. Bạn đọc có thể gửi thư đăng kí tham gia vào địa chỉ manzihanoi@gmail.com trước 15h00 ngày thứ Tư 16/4/2014.
Chủ Nhật 20/4/2014, 20h00: Spiral Trio
manzi art space manzi trân trọng giới thiệu âm nhạc tuyệt vời của Spiral Trio (tạm dịch - Tam tấu Vòng xoáy) của các thành viên David Kuckhermann , Heiko Dijker và Lenneke van Staalen đến từ Hà Lan. Các buổi hòa nhạc đầy mê hoặc của Spirol Trio là sự kếp hợp kì diệu và tinh tế của hiện đại và truyền thống thông qua ba nhạc cụ Violin, Hang và Tabla.
Trong phần thứ hai của buổi biểu diễn, Spiral Trio sẽ chơi ngẫu hứng cùng các nhạc sĩ Jazz đương đại từ Hà Nội
Thời gian: 20h00 Chủ nhật 20/4/2014. Để đặt vé, vui lòng liên hệ qua địa chỉ manzihanoi@gmail.com trước 20h00 ngày thứ Sáu 18/4/2014
Chương trình này được thực hiện với sự hỗ trợ quý báu của Đại Sứ Quán Hà Lan.
Thứ Năm 24/4/2014, 19h30: Đúng hay sai? Trò chuyện với Giang Đặng
Chuỗi talk show được yêu thích nhất tại manzi sẽ tiếp tục tháng này với MC Đặng Hoàng Giang và các khách mời. Là một diễn đàn đa chiều, ĐÚNG HAY SAI? phản ánh sự cọ xát và tranh chấp của các thang giá trị, thẩm mỹ, trào lưu và thị hiếu khác nhau của xã hội đương đại Việt Nam thông qua các vấn đề xã hội, văn hóa nóng hổi, đang được dư luận quan tâm và tranh cãi. Hãy tới ĐÚNG HAY SAI?, bạn sẽ được giải trí, và bạn sẽ phải suy nghĩ.
Thời gian: 19h30 thứ Năm 24/4/2014. Bạn đọc gửi thư đăng kí tham gia vào địa chỉ manzihanoi@gmail.com trước 20h00 ngày thứ Ba, 22/4/2014.
Chủ nhật 27/4/2014 20h00: Chiếu bóng
manzi tiếp tục chuỗi sự kiện mới - chương trình chiếu phim-phim thử nghiệm video art diễn ra hàng tháng, mang tên CHIẾU BÓNG hợp tác cùng Hanoi DocLab, TPD và YxineFF.
Thời gian: 20h00, Chủ Nhật, 27/4/2014. Do chỗ ngồi có hạn, bạn đọc vui lòng gửi thư đăng ký tham gia vào địa chỉ manzihanoi@gmail.com trước 20h00 ngày thứ Sáu, 25/4/2014.
Bảo Ngọc
Life & English: “A little girl’s wishes”
Submitted by nqmhien on Sun, 06/04/2014 - 00:41I would like have some wishes and words to every woman and will become women in the world.
For the women: I wish every one will be successful, happy and beautiful. And I want to say that I am very proud of binge a girl and in the future I will become a woman like you. I’d like to be kind, lovely, and successful like all of you.
For everyone who will become women. I and you just like others, we will become women. So I wish that “my friends” always are good children to your mothers. And you will become good mothers in the future.
Love to everyone.
Author: Nguyen Ha Vi
Editor: Teacher Lan Anh
Wider world Language Center, http://widerworld.edu.vn
50 món ngon trên đường phố Singapore (Phần 2)
Submitted by nlphuong on Fri, 04/04/2014 - 06:39(ICTPress) - Dưới đây là 25 món ăn hấp dẫn tiếp theo trên đường phố Singapore từ những trung tâm bán hàng rong tới các nhà hàng đẹp đẽ.
Một số hàng bán rong bày các món ăn phía sau kính, như món mực Trung Quốc với cần tây này.
Bạn sẽ tìm thấy những con gà và vịt quay được treo ở cửa sổ các nhà hàng hay các quầy hàng bán rong khắp nơi ở Singapore.
Vịt hoặc gà quay được sử dụng trong nhiều món ăn Trung Quốc, như món mì này.
Trung tâm ăn uống cũng bán các món thịt gà và thịt lợn xiên nướng.
Món nướng của Ấn Độ như samosa được bày sau tủ kính ở các trung tâm ăn uống.
Mọi người tự phục vụ món rau muối (pakora) và các món ăn Ấn chiên khác.
Những người bán hàng Ấn Độ thường bán món cá rán với nước sốt masala.
Món masala (đậu xanh với nước sốt masala) thơm ngon.
Gà Tandoori là một món Ấn truyền thống.
Người dân Singapore thích gia vị thực phẩm. Bạn sẽ tìm thấy nhiều loại gia vị ớt khắp các nơi bán đồ ăn.
Bánh cá Trung Quốc là một món ăn nhanh và ngon.
Người bán hàng nướng satay - thịt xiên nướng - trên một ngọn lửa.
Thịt xiên nướng thường là thịt gà hoặc thịt cừu, và ăn kèm với dưa chuột để tủ lạnh và hành và một ít nước dầu vừng ngọt.
Đây là món tôm nướng.
Món omelette hải sản Trung Quốc ở phía trên phủ rau thơm.
Otak-otak là một loại bánh cá chiên trộn với nước cốt dừa, ớt, và gia vị được bọc trong lá chuối, và được nướng trên than. Đây được gọi là món Peranakan truyền thống (một dân tộc thiểu số của Singapore).
Người Sing ăn ăn sò sống và chín trong nhiều món mì khác nhau.
Bạn có thể thưởng thức cá và tôm câu chiên trên một chiếc que xiên…
Khoai nướng và bánh sắn là những món ăn cầm tay phổ biến.
Nhiều người chọn kết thúc bữa ăn bằng nước dừa tươi hoặc đồ uống được làm từ đậu nành.
Bánh đậu đỏ ngọt rất thích hợp cho tráng miệng ngon.
Thạch mùa xuân với các hạt IQ là món tráng miệng ngọt ngào galentin gồm đá, nước si-rô, và thạch.
Bánh Kaya là bánh xốp ngọt được làm bằng kaya (mứt dừa).
Chuối sấy giòn bên ngoài và sốp mềm và ngon ở bên trong.
Bánh nhân dứa là một món tráng miệng Peranakan truyền thống.
Thùy Dương
Theo BI
Sách hay: "Lãng du trong văn hóa xứ sở hoa Anh đào"
Submitted by nlphuong on Wed, 02/04/2014 - 13:15(ICTPress) - Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Nhà Văn hóa Hữu Ngọc đã cho ra mắt cuốn sách "Lãng du trong văn hóa xứ sở hoa Anh đào".
Cuốn sách dựa trên nền tảng cuốn “Hoa Anh đào và điện tử” (xuất bản năn 1989) và cuốn “Dạo chơi vườn văn Nhật Bản” (xuất bản năm 1992) với nhiều nội dung mới được bổ sung và cập nhật.
Hiếm có một nhà văn hóa nào tuy đã vượt qua cái ngưỡng "cổ lai hy" mà vẫn dẻo dai, bền bỉ đi - đọc - viết đều như nhà văn hóa Hữu Ngọc. Cuộc đời và những bài ký ngắn của ông giống như một nhịp cầu nối văn hóa Việt Nam với văn hóa thế giới, trong đó có nền văn hóa Nhật Bản. Độc giả sẽ nhận thấy một đất nước Nhật Bản thu nhỏ trong cuốn sách Lãng du trong văn hóa xứ sở hoa Anh đào. Cuốn sách đã giới thiệu một cách đầy đủ và sâu sắc những nét văn hóa đặc trưng của xứ sở này.
Lãng du trong văn hóa xứ sở hoa Anh đào cũng cho độc giả thấy một Nhật Bản tuy chịu ảnh hưởng của Khổng học, Phật học và Lão học nhưng không phụ thuộc vào chúng mà đã tạo nên một nền văn hóa dân tộc độc đáo. Trong diễn trình lịch sử, tuy phải đương đầu với nhiều vấn đề về "mối quan hệ truyền thống và hiện đại, Đông và Tây, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, sáng tạo và cải biên, quốc gia và quốc tế", Nhật Bản vẫn vượt qua được bằng việc dung hòa các "yếu tố đối lập" trên một cách khéo léo, một mặt bảo tồn truyền thống, mặt khác tiếp thu những tinh hoa văn hóa nước ngoài.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã “đề cập sâu sắc đến một số vấn đề cơ bản của Nhật Bản thuộc dĩ vãng và hiện tại” với cảm xúc tinh tế và một lối viết mang dáng dấp tùy bút, mộc mạc mà đằm thắm. Có thể xem đây như một cuốn sách tham khảo cho những bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến, và muốn tìm hiểu về văn hóa cũng như đất nước Nhật Bản.
Trong Lời giới thiệu cuốn sách, TSKH. Nghiêm Vũ Khải - Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Nhật Bản, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt - Nhật, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã viết: “Trong Lãng du trong văn hóa xứ sở Hoa Anh đào, tác giả đã đề cập đến một số chủ đề thuộc dĩ vãng và hiện tại của Nhật Bản với cái nhìn tinh tế và một lối viết mang dáng dấp tùy bút, mộc mạc mà đằm thắm. Từng trang viết hấp dẫn, nhẹ nhàng mà sâu sắc dựa trên nguồn tư liệu và trải nghiệm phong phú của chính bản thân tác giả sẽ làm cho độc giả cảm nhận về đất nước Mặt trời mọc từ những góc nhìn, cự ly khác nhau, vừa chi tiết, vừa khái quát”.
Với 7 chương, tựa như 7 khúc nhạc của bản hòa tấu giàu âm hưởng về xứ sở hoa Anh đào, cuốn sách sẽ lần lượt đưa bạn đọc đến thăm “Xứ sở hai hòn trống mái”, trải nghiệm “Hành trình văn hóa Nhật Bản qua một lịch sử đóng mở”, tìm hiểu “Tư duy và tâm linh”, “Nghệ thuật và nghệ thuật sống” của người Nhật Bản, khám phá “Tâm hồn Nhật Bản qua truyện cổ tích, “Dạo chơi vườn văn Nhật Bản” và cuối cùng mời bạn đọc “Bước sáng ngưỡng cửa thế kỷ 21” với những dự báo cho tương lai của xứ sở hoa Anh đào cũng như mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Cuốn sách dày 392 trang, khổ 16 x 24 cm, giá 120.000đ.
Bạn đọc quan tâm đến Nhật Bản cũng có thể tìm đọc cuốn sách “Nhật Bản - Những bài học từ lịch sử” của PGS. TS Nguyễn Tiến Lực (Trưởng bộ môn Nhật Bản học - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) do Nhà xuất bản TT&TT xuất bản.
Cuốn sách đã phác họa đất nước Nhật Bản như là “đất nước của nhiều điều diệu kỳ”. Từ thời Cổ đại, Trung đại cho đến thời Minh Trị, Nhật bản đã có những bước phát triển thần kỳ, vượt qua lạc hậu, trở thành một trong những quốc gia văn minh nhất khu vực, để lại cho thế giới những bài học quí giá như thời kỳ Mậu dịch Châu ấn thuyền hay các chính sách Sakoku (đóng cửa nhưng không khép kín), cử phái đoàn đi thị sát các nước văn minh, cử người đi nước ngoài học, mời chuyên gia nước ngoài đến Nhật làm việc...
Sau thảm bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản bị quân đội Đồng minh chiếm đóng, đất nước hoang tàn, người dân khủng hoảng niềm tin... Nhưng chính từ đống tro tàn đó, sau hai thập kỷ với tốc độ phát triển mạnh mẽ, Nhật Bản tiếp tục làm nên những điều kỳ diệu khác, vươn lên thành một quốc gia giàu có, văn minh, được cả thế giới khâm phục, ngưỡng mộ.
Xuyên suốt tất cả những điều kỳ diệu trong lịch sử Nhật Bản, điều khiến cho toàn nhân loại phải học tập chính là ý chí, nghị lực và sức mạnh của người Nhật, là “Tinh thần Nhật Bản”. Một quốc gia không có tài nguyên, hàng năm phải hứng chịu nhiều thiên tai, thảm họa núi lửa, động đất và sóng thần liên tiếp xảy ra; song, trước những thảm họa thiên nhiên đó, người Nhật đã chứng tỏ những giá trị cao quý của mình: bình tĩnh ứng xử với các thảm họa, ý thức kỷ luật cao và khả năng phục hồi sau thảm họa kỳ diệu.
Cuốn sách làm sáng tỏ những sự kiện, hiện tượng cụ thể trong lịch sử Nhật Bản, để từ đó toát lên những “giá trị Nhật Bản” đích thực, góp phần tăng cường sự hiểu biết của người Việt Nam về lịch sử, văn hóa Nhật Bản, thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thắm thiết, bền chặt.
Minh Anh
Life & English: “Social media”
Submitted by nqmhien on Wed, 02/04/2014 - 00:24Email. Facebook messaging. Twitter mentions. Social media has given us the opportunity to connect to friends, family, colleagues, customers and even complete strangers.
We can even send a simple message in seconds from our mobile devices, no matter where we are or what we’re doing. Whether it’s for work or for leisure, you can get in contact immediately with almost anyone these days and be notified instantly when someone’s trying to reach you.
Before we had the Internet and smartphones, communication could only be done face to face, by regular phone calls, voicemail, snail mail or post-its. Could you imagine if we ever had to go back to that?
Tina B.N.
Ca sĩ Hà Okio lên tiếng Bảo vệ động vật
Submitted by nlphuong on Tue, 01/04/2014 - 05:59(ICTPress) - Hãy trở thành Người Ăn Chay”, ca sĩ Hà Okio có mặt trong mẫu quảng cáo mới nhất cùng tổ chức People for the Ethical Treatment of Animals (PETA) (Hiệp hội con người vì hành vi nhân đạo đối với động vật) Châu Á vào tuần qua.
Ca sĩ Hà Okio |
Mẫu quảng cáo được nhiếp ảnh gia nổi tiếng Milor Tran chụp tại S3 Studio, với thông điệp muốn gửi đến công chúng rằng cách tốt nhất để giúp đỡ động vật, chống lại ô nhiêm môi trường và biến đổi khí hậu là chuyển qua chế độ ăn chay.
"Ngành công nghiệp sản xuất thịt đang tàn phá môi trường", Hà Okio nói. "Với rất nhiều lựa chọn thay thế cho thịt có sẵn, việc ăn chay trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết - chúng ta vừa có thể tận hưởng nhiều món ngon đa dạng, vừa giúp đỡ bảo vệ động vật và môi trường.”
PETA và Hà Okio muốn mọi người biết rằng lợn, gà, cá và các động vật trong ngành công nghiệp thực phẩm thường xuyên bị lạm dụng và phải đối mặt với một cái chết đau đớn và khủng khiếp. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có mối liên quan trực tiếp giữa việc ăn thịt và sản phẩm từ động vật khác đến bệnh tim, đột quỵ, ung thư và tiểu đường.
Hà Okio, một ngôi sao đã ăn chay lâu năm, đã nằm trong danh sách bầu chọn cho giải thưởng “Ngôi Sao Ăn Chay Hấp Dẫn Nhất” của PETA, cùng sánh vai với các ngôi sao nổi tiếng trên thế giới như Cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton, Maggie Q, Paul McCartney, Jason Mraz, và các đại diện từ phía Việt Nam như: Hồ Quỳnh Hương, Trương Thị May và Đại Nghĩa.
“Your Heart”, sáng tác và trình diễn bởi Hà Okio đã lọt vào bảng đề cử vòng loại giải Grammy 2014, khiến anh trở thành nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên có tác phẩm tham dự giải thưởng âm nhạc uy tín này. Ngoài sự nghiệp ca hát ra, Hà Okio hiện đang giữ vị trí Đại sứ thường niên cho chiến dịch chống biến đổi khí hậu toàn cầu 350.org và chiến dịch Giờ Trái Đất.
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc chứng minh rằng ngành công nghiệp thịt là "một trong những nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến các vấn đề ô nhiễm môi trường, ở mọi quy mô, từ địa phương đến toàn cầu", đồng thời cảnh báo rằng ngành công nghiệp thịt còn là “một trọng tâm lớn cần được xem xét kĩ khi đối phó với các vấn đề suy thoái đất, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, trữ nước và ô nhiễm nguồng nước, và thiếu cân bằng đa dạng sinh học ".
Bảo Ngọc
Hà Nội - Cô gái đẹp cần mái tóc xinh
Submitted by nlphuong on Mon, 31/03/2014 - 06:10(ICTPress) - Đây không biết là lần thứ mấy tôi ra Hà Nội nhưng vẫn cứ muốn được tận dụng thật nhiều thời gian để chu du trên những con phố rêu phong cổ kính Hà thành.
Hà Nội đẹp thật! Cái đẹp của Hà Nội toát lên từ vẻ uy nghiêm của các cảnh quan, hồn thiêng di tích ngàn năm văn hiến hòa quyện với dáng điệu hào hoa phong nhã của sắc màu thời hiện đại. Từng tấc đất Hà thành như thấm vào lịch sử dân tộc. Có quá nhiều bài viết về Hà Nội rồi nhưng sao tôi vẫn muốn viết về nơi ấy với một niềm yêu mến và tự hào vô bờ bến - một thủ đô luôn lung linh ngời sáng trong trái tim tôi.
Sáng sớm, hòa cùng từng tốp người đi tập thể dục, chúng tôi cũng ra khu hồ Giảng Võ để đón bình minh. Ở đây, con người ta như ngất ngây vì màu trắng tinh khiết, vẻ dịu dàng và mùi thơm nhẹ của hoa sưa trong làn sương mỏng, làm mờ ảo cả tiếng ồn ào tấp nập của phố xá. Chúng tôi nói đùa với nhau rằng: ở nơi khác về chiều nhậu nhẹt mới say sưa chứ ở Hà Nội thì sáng sớm không nhậu cũng đã say sưa rồi! Ngoài hồ Giảng Võ, hoa sưa còn được thấy rất nhiều ở đường Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Nguyễn Du hay dọc bờ hồ Tây…
Ảnh: nguoiduatin.vn |
Thích nhất là được tản bộ buổi trưa dưới những con phố với hàng cây cổ thụ rợp bóng mát. Những cây xà cừ gân guốc, tán rộng hàng trăm mét vuông, rễ cây sù sì lồi lên mặt đất, chiếm trọn hàng chục mét vuông, nhiều chiếc rễ có thể làm ghế ngồi cho vài người. Nhưng điều đó chưa thật ý nghĩa nếu dưới gốc cây thiếu đi hình ảnh cụ bà đầu chít khăn mỏ quạ, ngồi bán nước chè xanh. Trẻ có, già có, chuyện trò thân mật bên cốc chè xanh nóng hổi và đậm đà với những hạt lạc rang thơm lựng. Tôi nói giọng Quảng Nam đặc sệt nên tưởng cốc chè xanh chắc giá cũng trên năm nghìn đồng - nhưng không - giá cũng chỉ ba nghìn đồng như các bác Hà thành ngồi bên cạnh…
Chiều xuống, tiết trời tháng ba se lạnh vừa đủ để tản bộ đẹp nhất quanh khu vực Lăng Bác. Màu vàng rực của hoa Vàng Anh như tô thắm thêm sắc xanh mê hồn của Công viên bách thảo. Cụm di tích Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Phủ Chủ tịch như có sức hút đến lạ. Đoàn chúng tôi thả bước ung dung trong ánh mắt mơ màng đầy thích thú để nghe tiếng chim hót ríu rít dưới những dáng cổ thụ trên Đường Xoài. Thấy hai cha con tôi rảo bước đến cuối đường, chắc anh bảo vệ đoán được là “người nhà quê chính hiệu” nên anh ôn tồn bước đến hỏi chuyện với một thái độ rất niềm nở, thân thiện. Sau đó, chúng tôi nhã ý muốn được chụp “pô” hình lưu niệm tại khu tượng Bác đang ngồi ghế mây làm việc ngoài trời và được anh đặc cách cho vào với điều kiện không được ngồi vào ghế. Điều đó làm chúng tôi sung sướng vô cùng vì được đứng rất gần vị cha già kính yêu của dân tộc để lưu lại một phút giây kỷ niệm trong đời. Bác vẫn ngồi đó như đang suy tư về việc nước. Vẫn đôi mắt sáng ngời, vần tráng rộng thênh thang và dáng người vô cùng thân thiện... Đi dưới tán xoài cổ thụ, rợp bóng và tinh khôi mới thấy thú vị làm sao với câu thơ của Tố Hữu “Đường Xoài hoa trắng, nắng đu đưa”…
Đêm đến, Hồ Gươm như nhộn nhịp với đoàn đoàn du khách bộ hành. Khi đứng ở bờ phía sau Đền Ngọc Sơn, Tòa nhà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) không biết vô tình hay có dụng ý trong thiết kế đã làm bật lên thứ ánh sáng chiếu lên những gợn sóng lăn tăn như lúc vị anh hùng vung gươm ra trận - sáng ngời, lộng lẫy. Tôi tò mò dừng chân bên chỗ tập thể dục tập thể cạnh bờ hồ để hỏi chuyện thì mới biết đây là điểm tự phát do nhiều người cùng cổ phần vào rồi sắm dụng cụ cùng tập để rèn luyện sức khỏe. Nam nữ đến đây tập đều có cả. Họ vừa tập vừa trò chuyện thật vui vẻ cả một khu bờ hồ. Những người chạy bộ quanh hồ cũng có thể ‘tập ké” vô tư ở đây cũng không sao cả.
Đi dọc trên phố Lương Văn Can, Hàng Cân, Hàng Đào, Hàng Ngang mới thấy thích thú khi đi mua sắm đồ thời trang tại Hà thành. Đường rất hẹp nhưng vẫn đảm bảo trật tự, thân thiện giữa chủ với khách. Xe để nửa trên lề, nửa dưới đường nhưng cô bán hàng miệng luôn cười xinh như hoa bảo rằng các anh chị cứ yên tâm… Có lẽ đẹp nhất trên các con phố này là hàng rào bảo vệ khi dọn hàng được thiết kế chung dài hàng cây số với chất liệu và qui cách giống nhau, khung sắt ở dưới, vải dù phía trên…
Nếu bạn khó tính về ẩm thực thì mời bạn đến phố đi bộ dọc Đinh Liệt, Tạ Hiện, Gia Ngư, Lương Ngọc Quyến. Đến đây cứ ngỡ như mình đang ở Hội An vậy. Cô bạn tôi cho biết, khu vực này gọi là khu phố “Tây”. Các bạn ngoại quốc không hề quen biết nhau nhưng cứ đến đó thì ngồi dọc vỉa hè, gọi một chai nước hay món ăn gì nhẹ để tâm sự vui vẻ. Tôi thấy có rất nhiều bạn trẻ đem theo ghi ta để đánh đàn và hát rất thoải mái. Chúng tôi vào một quán nhỏ trên phố Tạ Hiện khi đã ăn quá nhiều thứ rồi nhưng muốn được đắm mình trong phố cổ nên chỉ gọi vỏn vẹn một đĩa khoai lệ phố. Ấy vậy mà chủ quán vẫn tươi cười tiếp đón nồng hậu. Không những vậy, bác chủ quán còn rót li rượu thật đậm đà mời bác già nhất trong đoàn uống. Khi ra khỏi phố cổ, ai cũng khen người Hà thành sành ăn và giỏi nấu thật…
Ảnh: ktphoto.vn |
Hai mốt giờ kém chúng tôi có mặt tại cột cờ trước lăng Bác. Có chứng kiến lễ hạ cờ mới thấy yêu sao lá cờ đỏ sao vàng. Khi tiếng loa phóng thanh cất lên: “Xin đồng bào giữ trật tự…”, các anh đoàn cảnh vệ lập tức phân bố điều phối lực lượng canh gác trên một diện rộng. Người dân Hà Nội hình như đã quá quen thuộc với buổi lễ này nên từ già đến trẻ đều tự giác xếp hàng ngay ngắn trên đường bao từ ô cỏ thứ 3 tính từ phía cột cờ ra. Khi nghe hô chào cờ, mọi người đứng nghiêm trang. Rất tiếc là không đến được lúc sáng sớm để xem lễ thượng cờ. Có thấy những anh cảnh vệ nâng niu, trân quý lá cờ Tổ quốc mới thấy tự hào xiết bao màu cờ đỏ thắm như hội tụ những dòng máu tinh hoa của dân tộc…
Ảnh: tienphong.vn |
Hà Nội đẹp lắm, không sao kể hết…
Nhưng nếu chỉ nói Hà Nội đẹp mà không tìm được một cái gì để… chê thì kể cũng hơi bất công. Tôi đã đi Hà Nội nhiều lần và lần nào cũng gặp “hạn” với phương tiện giao thông. Sân bay Nội Bài thì xa ơi là xa Hà Nội. Bước xuống máy bay là đã thấy bụi mù trời (do đang xây nhà ga mới), các bác xe ôm quá nhiệt tình đeo bám, tìm được chuyến xe buýt về thẳng trung tâm thì hơi khó. Bến xe Giáp Bát thì xe dù, xe cóc, rồi nạn cò xe, xe chạy vòng vèo quá phổ biến. Còn Ga Hà Nội trên đường Lê Duẩn thì khách xuống tàu đi ra cổng lại gặp phải ánh mắt lạnh lùng của nhân viên nhà ga... Tất cả những điều đó làm cho “mái tóc” của cô gái Hà thành có phần bị rối lên.
Dầu gì đi nữa thì trong tôi Hà Nội vẫn luôn là cô gái đẹp. Cô gái ấy sẽ xinh hơn rất nhiều nếu chải chuốt mái tóc của mình thêm một tí nữa.
Trịnh Quang