Syndicate content

Chuyện dọc đường

60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Lai lịch của một bức ảnh lịch sử quý giá

Một ngày tháng Ba năm 2014, tôi đến thăm đại tá Lê Trọng Nghĩa, nhân chứng có mặt trong Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử...

Đã vào tuổi 93, nhưng giữa những chồng tư liệu lịch sử ngồn ngộn, ông vẫn nhanh nhẹn tìm ra bức ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các sĩ quan cao cấp thông qua phương án tác chiến tại Sở chỉ huy mặt trận ở bản Nà Táu”. Ông tinh tường, sôi nổi kể lại sự kiện như vừa mới xảy ra ngày hôm qua.

… Sở chỉ huy mặt trận ban đầu đóng ở hang Thẩm Púa, vừa chuyển sang bản Nà Táu được một hôm. Theo tin quân báo, đêm 19 và 20/1/1954, quân Pháp đã phát lệnh mở Chiến dịch Atlande đánh vào Tuy Hòa (vùng tự do Khu V Trung bộ). Sau khi hội ý, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã yêu cầu toàn bộ Sở chỉ huy1 phải tiếp tục ra mặt trận thị sát. Trưởng ban Tác chiến Đỗ Đức Kiên và Cục phó Cục 2 Cao Pha cùng Tổng tham mưu phó Hoàng Văn Thái lập tức lên đường.

Theo phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” thì chỉ còn vài ngày nữa là tới “ngày N”2. Các sĩ quan có mặt vây quanh bàn lớn đặt giữa hầm có trải tấm bản đồ lớn của chiến dịch. Đại tướng (người mặc áo đại cán màu đen) đang đưa tay chỉ vào các cứ điểm của địch. Chính ngày hôm đó đã củng cố quyết tâm để Đại tướng chuyển hướng chiến lược chuyển sang phương án “đánh chắc, tiến chắc”.

Đứng chếch bên tay phải Đại tướng là đồng chí Phạm Kiệt, vốn là chỉ huy trưởng của Đội du kích Ba Tơ, Quảng Ngãi. Năm 1946 là đại đoàn trưởng 31 của Khu V, đến năm 1953 là Cục phó Cục Bảo vệ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong cuốn “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử”, Đại tướng đã đánh giá rất cao vai trò Cục Bảo vệ và đồng chí Phạm Kiệt khi đi thị sát chiến trường đã phát hiện việc bố trí pháo binh trên trận địa dã chiến quá trống trải, không an toàn, tránh được tổn thất rất lớn cho bộ đội. Năm 1959 đồng chí được phong hàm thiếu tướng và năm 1961 là Tư lệnh kiêm Chính uỷ Công an Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng).

Sau lưng đồng chí Phạm Kiệt là đồng chí Trần Văn Quang, tham gia cách mạng từ 1935, đến năm 1938 là thành uỷ viên Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1945, đồng chí tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Nghệ An; chính uỷ đầu tiên của Đại đoàn 304.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí là Cục trưởng Cục Tác chiến, cơ quan giúp việc đắc lực cho Đại tướng khi hạ “quyết tâm chiến đấu”, đặc biệt là trong việc chuyển từ phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc,  tiến chắc”. Hòa bình lập lại, đến năm 1959 là Phó tổng Tham mưu trưởng; sau 1975 là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và được phong hàm thượng tướng năm 1984. Năm 1992 đồng chí được bầu làm Chủ tịch Hội CCB VN.

Sát bên tay trái Võ Tổng là đồng chí Lê Liêm, Chủ nhiệm chính trị mặt trận Điện Biên Phủ. Tháng 8/1948 nhận nhiệm vụ Cục trưởng Cục Dân quân và tháng 10/1949 thay tướng Văn Tiến Dũng làm Cục trưởng Cục Chính trị. Trong các chiến dịch Biên giới, Tây Bắc… đồng chí theo sát Võ Đại tướng với tư cách Chủ nhiệm chính trị  mặt trận.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí là Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, tham gia trong Bộ chỉ huy mặt trận. Đến năm 1958 đồng chí chuyển ra làm Thứ trưởng kiêm bí thư Đảng-đoàn Bộ Văn hoá nhưng cán bộ, chiến sĩ trong quân đội vẫn gọi với cái tên trìu mến “Tướng Lê Liêm”.

Người kề bên là đồng chí Lê Trọng Nghĩa, vốn hoạt động trong phong trào học sinh Bonnal Hải Phòng, cùng lứa với nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nguyễn Đình Thi… Năm 1945, đồng chí được giao nhiệm vụ tham gia Dân chủ Đảng rồi ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội. Tối 19/8, dưới sự chỉ đạo của 2 uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kì - Nguyễn Khang và Trần Tử Bình, Lê Trọng Nghĩa cùng cố vấn  Trần Đình Long trực tiếp vào Tổng hành dinh quân đội Nhật (nay là 33 Phạm Ngũ Lão) điều đình với viên chỉ huy chấp nhận không đụng độ vũ trang, tránh được tổn thất lớn cho Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội.

Năm 1950 được giao nhiệm vụ cục phó Cục Quân báo, và phụ trách quân báo trong Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Cục Quân báo đã cung cấp nhiều thông tin chính xác về địch để Đại tướng đưa ra phương án tác chiến đúng đắn. Năm 1958 đồng chí được phong hàm đại tá, giữ chức Cục trưởng Quân báo từ 1960-1967. Cùng với Đại tướng Nguyễn Quyết, đồng chí là một trong hai uỷ viên Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội trong Tổng khởi nghĩa còn sống đến ngày hôm nay.

Thiếu tướng Lê Thiết Hùng ngồi sát bìa phải tấm ảnh, là một trong những thanh niên được Cụ Hồ gửi sang Trung Quốc học Trường quân sự Hoàng Phố (cùng Lê Hồng Phong, Nguyễn Sơn, Phùng Chí Kiên, Trương Văn Lĩnh…) năm 1926. Đầu năm 1946, đồng chí được tấn phong Thiếu tướng tiếp phòng quân, tướng lĩnh đầu tiên của nước Việt Nam mới. Những năm 1950-1954 là hiệu trưởng Trường Lục quân Việt Nam. Đầu năm 1954, trên cương vị Tổng thanh tra quân đội, đồng chí có mặt thanh tra chiến dịch.

Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận gồm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Đặng Kim Giang

Người ngồi đầu bàn phía tay phải Đại tướng là đồng chí Hoàng Xuân Tuỳ. Năm 1950 là Chủ nhiệm chính trị sư đoàn 308 và cuối năm 1951 được điều về Tổng cục Chính trị làm ở Báo QĐND. Trong hội nghị Nà Táu, đồng chí có mặt để nắm thông tin, kịp đưa lên mặt báo tuyên truyền động viên bộ đội bước vào chiến dịch.

Có một câu chuyện vui, đúng ngày 29 Tết Quý Tỵ (2/2/1954) đám cưới nhà binh của Tổng biên tập Hoàng Xuân Tuỳ và diễn viên Song Ninh được tổ chức ngay tại mặt trận. Anh em trong cơ quan vội chặt tranh tre, nứa lá dựng cho đôi tân hôn căn chòi hạnh phúc. Chủ nhiệm Chính trị mặt trận Lê Liêm đứng ra làm chủ hôn. Võ Tổng nghe tin cũng sang dự và mừng hạnh phúc.

Hòa bình lập lại, năm 1956, đồng chí được điều ra làm hiệu phó, rồi hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ 1965-89 liên tục là thứ trưởng Bộ Đại học, đến năm 1990 thì nghỉ hưu.

*

Khi chia tay, lão tướng Lê Trọng Nghĩa không khỏi bồi hồi: “Thế mà đã 60 năm!… Sau này trong nhiều lần gặp mặt các chiến sĩ Điện Biên, ca sĩ Song Ninh vẫn được đến phục vụ Đại tướng. Bài mà ông luôn yêu cầu hát lại là “Tình ca Tây Bắc” – ông trầm ngâm nhắc lại lời bài hát – “Rừng cây xanh lá muôn đóa hoa mai mừng đón xuân về. Vui trong nắng vàng từng đàn bướm trắng bay khắp rừng hoa… Trong số những người có mặt hôm đó tại Sở chỉ huy ở bản Nà Táu giờ còn lại mỗi mình tôi…

Có thể tự hào mà nói rằng, các đồng chí có mặt hôm ấy luôn là những chiến sĩ trung kiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cả thời kì xây dựng quân đội lên chính quy hiện đại. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một đội ngũ cán bộ giúp việc tuyệt vời!

Tiếc là Người anh cả của lực lượng vũ trang nhân dân ra đi năm trước, không được chứng kiến lễ kỉ niệm trọng đại này…”.

Tháng 4/2014

Kiến Quốc

Nguồn: baophunuthudo.vn

Choáng ngợp với kho đồ công nghệ từ thời Xô Viết

Bạn có thể tận mắt nhìn thấy máy tính và những món đồ công nghệ khác từ thời Xô viết có hình dáng ra sao?

Hình ảnh về mạng nội bộ của Liên Xô cũ. Những chiếc máy tính thời kỳ này giống như những bản sao y hệt nhau.
Máy in của Liên Xô đồ sộ, nhìn bề ngoài không khác máy in ngày nay là mấy.
Đây là hình ảnh bộ xử lý trung tâm của hệ thống công nghệ thời Liên Xô.
Chiếc máy này được gọi là máy “đa nhiệm”, có các chức năng chạy (start), tua lại (rewind), dừng (pause).
Chuột máy tính thời Xô viết có hình dáng như thế này.
Đĩa từ
Khu vực lưu trữ băng dữ liệu.
Trung tâm thông tin của viện Nga năm 1982, cho thấy hình ảnh máy tính ES-1022, có bộ nhớ RAM 512 Kb, xử lý được 80.000 phép tính mỗi giây.
Phiếu cơ toán (bìa để sử dụng máy điện toán văn phòng), một sản phẩm công nghệ huyền thoại.
Dàn máy tính cổ từ thời Liên Xô cũ.
Những món đồ công nghệ này từng là niềm tự hào của Liên Xô một thời.
Một trong những đồ công nghệ của Xô viết.
Dàn máy hoành tráng.

Lưu Thoa

(theo ER)/kienthuc.net.vn

Gặp người thân cố vấn quân sự Trung Quốc tại Điện Biên

Trên tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều người vui mừng tới bắt tay chào bà Hứa Kỳ Sảnh, phu nhân của Thượng tướng Vi Quốc Thanh, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đoàn thân nhân gia đình các cựu chuyên gia, cố vấn Trung Quốc do đồng chí Tề Kiến Quốc, Phó Hội trưởng Hội hữu nghị Trung - Việt làm Trưởng đoàn sang thăm Việt Nam từ ngày 22-29/4/2014.

Được biết, trong đoàn thân nhân gia đình các đồng chí cựu chuyên gia, cố vấn quân sự Trung Quốc có bà Hứa Kỳ Sảnh, phu nhân của Thượng tướng Vi Quốc Thanh, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bà Hứa Kỳ Sảnh năm nay đã 84 tuổi và là người lớn tuổi nhất trong đoàn.

Những ngày ở Điện Biên, đoàn đã đi thăm di tích Mường Phăng, nơi đặt sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ; tới viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang A1; thăm tượng đại Chiến thắng và một số di tích khác.

Đoàn thân nhân gia đình các đồng chí cựu chuyên gia, cố vấn quân sự Trung Quốc tới thăm Điện Biên

Tại tượng đài Chiến thắng Điện Biên, trên đỉnh đồi D1, nhiều người đã nhận ra phu nhân của Thượng tướng Vi Quốc Thanh, họ rất vui mừng được gặp bà đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên - cuộc chiến có nhiều đóng góp của các đồng chí chuyên gia, cố vấn quân sự Trung Quốc. Bà Hứa Kỳ Sảnh rất thân thiện chào lại và vui vẻ chụp những tấm hình lưu niệm với mọi người.

Cũng trong dịp thăm Điện Biên, bà Hứa Kỳ Sảnh được chăm sóc rất đặc biệt. Đoạn đường đi bộ từ Ban quản lý di tích vào Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng có nhiều đoạn dốc, cầu nhỏ qua suối, biết bà có tiền sử bệnh tim mạch nên Ban tổ chức đã thuyết phục mời bà ngồi xe lăn để các chiến sĩ khiêng…

Bà Hứa Kỳ Sảnh, phu nhân của Thượng tướng Vi Quốc Thanh (đứng giữa)

Được biết, trước khi tới Điện Biên, ngày 24/4, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thân mật tiếp Đoàn. Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh chào mừng Đoàn sang thăm Việt Nam, tin tưởng chuyến thăm lần này góp phần làm sâu sắc hơn tình cảm gắn bó sâu đậm giữa nhân dân hai nước. Đại tướng Phùng Quang Thanh bày tỏ lòng biết ơn đối với những cống hiến to lớn của các đồng chí chuyên gia, cố vấn quân sự Trung Quốc; trân trọng cảm ơn Đảng, Chính phủ Trung Quốc đã cử những cán bộ, tướng lĩnh sang giúp đỡ  Việt Nam trong những thời điểm khó khăn nhất, quan trọng nhất, đồng thời khẳng định thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể tách rời sự giúp đỡ to lớn về người và vật chất của các nước XHCN, trong đó có sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc.

Bà Hứa Kỳ Sảnh cho biết: "60 năm trước khi nhận lệnh sang Việt Nam tham gia chiến dịch ông ấy (ông Vi Quốc Thanh - PV) rất vui mừng. Khi Việt Nam giành được chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Thanh chưa về nước ngay vì Bác Hồ nói với Chủ tịch Mao Trạch Đông là ông Thanh có thể ở lại để giúp Việt Nam xây dựng quân đội trong các giai đoạn tiếp theo. Mùa xuân 1956 ông ấy mới về nước. Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất lưu luyến khi chia tay”.

Theo Hồi ức của Trương Đức Duy, Nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam; Văn Trang, Nguyên cán bộ Đoàn Cố vấn Trung Quốc tại Việt nam; Vương Đức Luân, Nguyên cán bộ Đoàn Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam công bố nhân dịp 50 năm (7/5/1954-7/5/2004) Chiến thắng Điện Biên Phủ, những kỷ niệm trong chiến dịch Điện Biên Phủ được nhắc tới rất sống động:

Năm 1949, khi cuộc Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam bước vào giai đoạn cầm cự, cuộc đấu tranh ở vào thời khắc vô cùng gian khổ, nặng nề, cuộc Chiến tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc giành được thắng lợi mang tính toàn quốc, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập. Sự kiện này tạo ra hoàn cảnh vô cùng có lợi cho sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam, cũng khiến cho Trung Quốc có khả năng ra sức chi viện cho cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Bà Hứa Kỳ Sảnh và đoàn người thân nhân gia đình các đồng chí cựu chuyên gia, cố vấn quân sự Trung Quốc ở tượng đài Chiến thắng.

Tháng 1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không từ gian khổ nguy hiểm, vượt núi băng sông, đi bộ tới Trung Quốc, lần lượt cùng với Chủ tịch Mao Trạch Đông và cá đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức, v.v… thương nghị vấn đề Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam kháng chiến.

Ngay sau đó, Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định ra sức chi viện cuộc Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam, đồng thời lập tức cử đồng chí La Quý Ba, Chủ nhiệm Văn phòng Quân uỷ Trung ương làm Đại biểu liên lạc của Đảng Cộng sản Trung Quốc đi trước sang Khu giải phóng Việt Nam tìm hiểu tình hình, để cung cấp viện trợ.

Tiếp theo, lần lượt cử Đại tướng Trần Canh thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn Cố vấn Quân sự do Thượng tướng Vi Quốc Thanh đứng đầu và Đoàn Cố vấn Chính trị do đồng chí La Quý Ba đứng đầu, sang Việt Nam giúp đỡ Việt Nam kháng chiến….

Sự hợp tác thân mật của tình bạn chiến đấu Việt Trung đã được thể hiện đầy đủ nhất trong chiến dịch này. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Vi Quốc Thanh là Tổng cố vấn quân sự. Cố vấn quân sự các cấp của phía Trung Quốc ra tiền tuyến dốc toàn lực hiệp tác giúp đỡ. Sự hợp tác giữa hai bên vô cùng ăn ý, cùng tiến hành nghiên cứu bố trí tác chiến, phương pháp tác chiến, vận dụng chiến thuật, kế hoạch rất chu toàn bí mật…

Bà Hứa Kỳ Sảnh năm nay đã 84 tuổi và là người lớn tuổi nhất trong đoàn.Ban tổ chức đã rất chu đáo chăm sóc bà.

Bà Hứa Kỳ Sảnh năm nay đã 84 tuổi và là người lớn tuổi nhất trong đoàn.Ban tổ chức đã rất chu đáo chăm sóc bà.

 Khổng Nhung - (Ảnh:Phong Doanh)

VNMedia

Những ngày đáng nhớ ở Sơn La - Điện Biên Phủ

(ICTPress) - Háo hức, chờ đợi và nhiều chuẩn bị, rồi cũng đến ngày đoàn nhà báo Thông tin và Truyền thông đã được đến với Tây Bắc và Điện Biên Phủ nhân dịp 60 năm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

20 nhà báo gồm những người đã nhiều năm làm báo và cả những người mới vài tuổi nghề đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị tác nghiệp và lên đường vào một sớm tinh mơ từ Hà Nội.

Đây là lần thứ hai Liên chi hội nhà báo TT&TT tổ chức cho các nhà báo đến với Điện Biên Phủ. Lần trước vào dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Được xem là một dịp sinh hoạt tập thể lớn và một cơ hội quý báu đến với mảnh đất lịch sử này trong dịp kỷ niệm một chiến thắng lẫy lừng 5 châu, các nhà báo đã không từ bỏ một cơ hội nào được “khám phá” và tìm hiểu về Tây Bắc, về Điện Biên Phủ để làm nên một chuyến đi ý nghĩa.

Nhà tù Sơn La - địa chỉ đỏ về đấu tranh cách mạng

Đầu tiên của cuộc hành trình, chúng tôi đến với Sơn La và điểm đến thăm đầu tiên là nhà tù Sơn La. Quả thực trước khi đến hay lúc mới chỉ đứng bên ngoài nhà tù Sơn La chúng tôi đã không thể hình dung và tưởng tượng được những gì đã từng diễn ra chỉ sau bức tường kia. Cứ theo những gì được kể lại và lật giở những ghi chép trưng bày tại nơi đây, chúng tôi không khỏi “rùng mình” ớn lạnh bởi sự man rợ, xảo quyệt của kẻ thù đày ải các chiến sĩ cách mạng của dân tộc ta.

Trong quá trình xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa ở Việt Nam, Thực Dân Pháp đã phải đương đầu với sức phản kháng quyết liệt của dân tộc Việt Nam anh hùng. Chúng đã dựng lên hàng loạt nhà tù, trong đó có Nhà tù Sơn La nhằm hủy diệt lực lượng lãnh đạo cách mạng và phong trào quần chúng và thủ tiêu ý trí đấu tranh của nhân dân.

Ảnh: Đức Huy
Các nhà báo TT&TT thăm nhà tù Sơn La

Tại nhà tù Sơn La, Thực Dân Pháp đã thực hiện âm mưu thâm độc là lợi dụng khí hậu khắc nghiệt của gió Lào thổi qua, chế độ ăn uống kham khổ làm cho chân tay bị phù thũng rồi lại bị cùm chặt đến đau đớn, chế độ lao tù hà khắc 3 người trong một chỗ giam cao, rộng chỉ 1m gồm cả chỗ vệ sinh, lao động khổ sai cực nhọc…  để giết dần, giết mòn cả thể xác lẫn tinh thần của người tù chính trị, điều đó đã thể hiện đầy đủ trong báo cáo của Công Sứ Sơn La Xanh-Pu-Lốp gửi Thống sứ Bắc kỳ: "chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao chúng một cách êm thấm…".   Tàn nhẫn hơn chúng dùng chế độ vật chất để mua chuộc biến những người lạc hậu thành hàng rào bao vây nhà tù, ngăn cách những người tù chính trị với đông đảo quần chúng nhân dân và lợi dụng sự khác nhau về phong tục tập quán, về ngôn ngữ để ngăn cản tuyên truyền cách mạng của các tù chính trị.

Nhưng trong hoàn cảnh giam cầm khốc liệt, mô hình tổ chức chặt chẽ, có hiệu quả của những người Đảng cộng sản như ở Nhà tù Sơn La, và cũng ở nơi đây đã đào tạo cho cách mạng, cho Đảng nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc như: các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Tô Hiệu, Lê Thanh Nghị, Đặng Việt Châu, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Trân… và rất nhiều đồng chí giữ các cương vị trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ta đều thử thách, rèn luyện và trưởng thành từ Nhà ngục Sơn La, trong đó có đồng chí Trần Quang Bình, Khu ủy viên - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện, Thứ trưởng Bộ giao thông đường bộ.

Đột nhập “Thủy điện Sơn La”

Rời nhà tù Sơn La, chiều Tây Bắc đã dịu nắng, chúng tôi thẳng hướng về phía nhà máy Thủy Điện hơn mươi km nữa. Các nhà báo của Đoàn gần như “đột nhập” vào Thủy điện Sơn La bởi không có khách tham quan nào khác ngoài chúng tôi như phóng sự ảnh của nhà báo Khổng Nhung, Đức Huy, báo điện tử VNMedia đã đưa tin.

Nhà báo Phong Doanh, Vietnamnet cho biết trước chuyến đi này nhà báo đã từng đến Thủy Điện Sơn La nhưng không được vào dù đã trình thẻ nhà báo. Lần này với sự giúp đỡ của cán bộ Viễn thông Sơn La, đoàn đã được “đột nhập” có phép vào Thủy điện Sơn La.

Được khánh thành ngày 23/12/2012, Thủy điện Sơn La đã gây sự chú ý bởi tiến độ về đích sớm trước 3 năm so với Nghị quyết Quốc hội, đồng thời ghi nhận một công trình có quy mô đồ sộ nhất Việt Nam và Đông Nam Á, với tổng công suất là 2.400 MW, gồm 6 tổ máy (mỗi tổ máy 400MW), với sản lượng điện cung cấp trung bình hàng năm là 10,246 tỷ kWh.

Theo Tập đoàn Điện lực, công trình thủy điện Sơn La không có chuyên gia nước ngoài hỗ trợ nhiều như thủy điện Hòa Bình, mà chỉ có chuyên gia giám sát cùng với chuyên gia Việt Nam.

Thăm Thủy điện Sơn La

Có đi có chứng kiến tận mắt mới chúng tôi mới cảm nhận thật rõ tầm vóc của Thủy Điện Sơn La đã đi vào hoạt động được hơn một năm.

Chạy đua với thời gian tại Điện Biên Phủ

Trên đường từ Sơn La lên Điện Biên, với người lái xe thông thuộc địa hình chúng tôi đã đến với Mường Phăng để thăm Di tích Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng một con đường nhỏ trong rừng. Đi trên con đường nhỏ trong rừng có lẽ đã làm không ít thành viên trong đoàn liên tưởng và hình dung về nơi kín đáo này bao nhiêu năm về trước đã che chở cho bội đội ta để làm nên chiến thắng.

Chúng tôi đến Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, nằm cách trung tâm xã Mường Phăng khoảng 2km về phía đông. Trong buổi trưa nắng gay gắt, nhưng dòng người vẫn đổ về nơi đây, đông nhất vẫn là các cựu chiến binh quần áo gọn gàng, huân chương lấp lánh và trên cả là những tình cảm cuộn tràn mà dễ dàng có thể nhận thấy. Người viếng thăm nơi đây đi trên con đường rải đá nhỏ quanh co và cả những dòng suối nhỏ để đến Lán làm việc của Ban Thông tin chiến dịch Điện Biên Phủ, Hầm tổng đài điện thoại, hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hầm thiếu tướng Hoàng Văn Thái, nhà Hội trường, hầm ban chính trị … Trong những chiếc lán nhỏ bé, đơn sơ đó, 60 năm trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí của mình đã chỉ huy chiến dịch lập nên Chiến thắng chấn động địa cầu. Nơi đây, dường như bóng dáng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn cùng với núi rừng Điện Biên Phủ.

Bên lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái

Tiếp tục hành trình đến với các di tích chúng tôi đi thăm Tượng đài chiến thắng và được nghe giới thiệu về những đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi xây dựng tượng đài; Đồi A1 với những dấu ấn là trận chiến mở màn quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta giành giật chiếm giữ với địch từng thước đất, nghĩa trang Điện Biên Phủ đồi A1 với 50.000 liệt sĩ được ghi danh, Hầm Đờ Cát…

Viếng nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ, ở Đồi A1

Và một di tích lịch sử cấp quốc gia mà chúng tôi đã may mắn đến được khi trời đã trở tối. Đó là Thành Bản Phủ thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng vào những năm 1758 đến 1762, cách thành phố Điện Biên Phủ 12km về phía Nam.

Đến thăm và tìm hiểu Thành Bản Phủ. Ảnh: Xuân Phong

Thành là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18. Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với hai tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh vào năm 1754. Đền thờ Hoàng Công Chất được xây dựng ở trung tâm thành  Bản Phủ. Đây là nơi ghi nhận công lao to lớn của Hoàng Công Chất - người có công xây dựng và bảo vệ miền biên cương, chống lại sự xâm lăng của giặc ngoại bang lúc bấy giờ.

Với hành trình đến thăm nhiều “địa chỉ đỏ”, mỗi nhà báo đã có cơ hội thực tế mà như nhà báo  Vũ Văn Tỵ, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Tem đã chia sẻ cho biết chuyến đi không chỉ đưa các nhà báo, nhất là các nhà báo trẻ đến với Tây Bắc, Điện Biên để tận mắt thêm hiểu lịch sử, con người, văn hóa Tây Bắc, Điện Biên mà các nhà báo cũng truyền tải “luôn và ngay” các thông tin về Điện Biên đến với bạn đọc.

Dù mệt do đi lại như con thoi và thời tiết nóng bức của vùng Tây Bắc, chúng tôi đã tranh thủ mọi khoảnh khắc từ sáng sớm, tối cơm xong lại đến với các di tích, các địa điểm đang thực hiện các chuẩn bị tổ chức các sự kiện kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ để tranh thủ ghi lại nhiều nhất những gì có thể về Điện Biên Phủ trong những ngày này.

Bạn đọc có thể đọc thêm các bài viết:

Hầm chỉ huy bí mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

http://beta.vnmedia.vn/VN/xa-hoi/tin-tuc/ham-chi-huy-bi-mat-cua-dai-tuon...

Chiêm ngưỡng con đường đẹp bậc nhất Điện Biên Phủ:

http://infonet.vn/chiem-nguong-con-duong-dep-bac-nhat-dien-bien-phu-post128457.info

Đẹp nao lòng sắc phượng sớm trên vùng trời Tây Bắc:

http://infonet.vn/dep-nao-long-sac-phuong-som-tren-vung-troi-tay-bac-post128353.info

"Đột nhập" vào công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á:

http://vnmedia.vn/VN/kinh-te/tin-tuc/26_2430912/dot_nhap_vao_cong_trinh_thuy_dien_lon_nhat_dong_nam_a.html

Rùng mình vào nơi “tù nhân chết nhanh nhất không cần đánh đập:

http://infonet.vn/rung-minh-vao-noi-tu-nhan-chet-nhanh-nhat-khong-can-da...

Khám phá con đường mang "linh hồn" Điện Biên Phủ:

http://vnmedia.vn/VN/xa-hoi/tin-tuc/23_2435797/kham_pha_con_duong_mang_q...

Đoàn nhà báo Bộ Thông tin và Truyền thông công tác tại Điện Biên:

http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=2449579&CatId=23

Những "bông hoa" núi rừng Tây Bắc mê hoặc khách du lịch:

http://infonet.vn/nhung-bong-hoa-nui-rung-tay-bac-me-hoac-khach-du-lich-...

Có nhà báo cũng đã kịp thời có những bài thơ trong hành trình này như nhà báo Đăng Tấn, Báo điện tử VietnamNet với hai bài tựa đề “Vẫn thắm một sắc hoa” và “Gặp cựu binh Điên Biên” và các nhà báo vẫn đang tiếp tục viết về Tây Bắc, Điện Biên.

 Lan Phương

Life & English: “UNESCO International Fund for the Promotion of Culture”

30 May is deadline to apply for funding from UNESCO with the amount of assistance from US $20,000 to US $100,000

The projects’ priority is given to:

- projects submitted by young creators aged 18 to 30 years and to projects aimed at benefitting youth;

- project contributes to gender equality;

- project aims to promote forms of expression that, despite their value to the community or country of origin, are relatively under-represented on the global arts scene and therefore deserve support;

- project aims to promote peace, social stability and cultural diversity.

And priority shall be given, as far as possible, to requests from or benefiting countries on the latest DAC List of Official Development Assistance Recipients.

Are you an artist or creator? An NGO or a non-profit private or public body, whose activities contribute to the promotion of culture and artistic creation? If your project is compliant with the criteria indicated in the Operational Guidelines of the International Fund for the Promotion of Culture (IFPC), you can submit your project application and be considered in order to benefit from the financial support of the Fund. The amount of assistance required is between US $20,000 and US $100,000 and covers no more than 80% of the total project budget.

(Source: http://hanoigrapevine.com)

Đi tìm kỷ vật 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(ICTPress) - Những thông tin cuối cùng về ngày phát hành bộ tem “Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2014)” rồi thì cũng đã được công bố đáp ứng sự mong đợi của nhiều người. Đó là ngày 5/5/2014, trước buổi lễ kỷ niệm chung của cả nước hai ngày. Lễ phát hành đặc biệt bộ tem đó sẽ còn được tổ chức ngay trên mảnh đất mà 60 năm trước đã từng xảy ra sự kiện “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”.

…Giờ đây, dù mới chỉ là những ngày cuối tháng tư mà dọc đường 6 qua Hòa Bình lên  Sơn La,… rồi Thuận Châu, qua đèo Pha Đin sang đất Tuần Giáo… qua đâu người ta cũng gặp từng đoàn xe mang cờ chăng khẩu hiệu chở người tiến lên phía Điện Biên. Trên xe là những “anh bộ đội” nghiêm chỉnh trong các bộ quân phục còn tươi mới, ngực đỏ huân chương nhưng lưng còng, tóc bạc… nhiều cụ còn có cả máy ảnh, máy quay phim… Những chuyến xe đó đi tới đâu là cũng thấy râm ran câu chuyện, đầy ắp tiếng cười. Họ là những “chiến sỹ Điện Biên Phủ” đang cùng đồng đội trở lại thăm chiến trường xưa… Nhiều cụ còn dắt theo cả đứa cháu nhỏ hoặc có người nhà đi cùng để chăm sóc. Đoàn xe đi chậm, dừng lâu cho các cụ còn có thời gian hồi niệm. Đến quãng nghỉ nào các cụ cũng đứng kín cả quãng đường chỉ trỏ bàn tán. Quang cảnh nào đối với họ hôm nay cũng thấy như vừa lạ lại vừa quen …

Giữa đỉnh đèo Pha Đin, mấy doanh nghiệp năng động đã chăng đầy những chiếc áo phông trắng lốp, những chiếc mũ tai bèo mới tinh có in dòng chữ “Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” với tiếng loa mời chào liên tục. Mọi người nao nức vào mua. Có cụ đầu đã mang 1 chiếc  mũ lại còn quàng thêm vào tay 2, 3 chiếc nữa trông vui đáo để … Trên đỉnh ngọn đồi ven con đường dẫn qua Cổng Trời từ lâu đã sẵn có một chiếc cột  anten của VNPT thấp thoáng trong sương mù thì giờ đây cách đó có dăm chục mét, lại xuất hiện thêm một chiếc cột thứ hai của Viettel. Cả hai đều như đang muốn đua nhau “vươn lên tầm cao mới”…

… Hai cụ già dắt nhau ra bờ đèo chỉ trỏ về phía dốc Tằng Quái như đang muốn ôn lại một câu chuyện gì đó. Một cụ bảo: “Cậu Tiến tiểu đội tôi, hồi đó bị mìn cụt bàn chân chắc ông còn nhớ. Về quê chẳng làm ăn được gì, con cái bây giờ cũng nghèo… Chắc khó mà có dịp lên được đây…”. Rồi lặng lẽ cúi xuống nhặt một viên cuội, tay xoa xoa cho bớt đất cát rồi cụ bước ra vệ cỏ lượm lấy một chiếc túi ni lông khách vứt bừa bãi ven đường để bỏ vào. Buộc chắc chiếc túi, cụ còn không quên dằng dằng chiếc nút trước khi cẩn thận móc vào ngón tay út chắc để lát nữa mang lên xe… Chợt một cụ nhìn về phía 2 chiếc cột anten như đang tìm kiếm cái gì rồi bảo: “Để lát nữa lên trên kia, ông với tôi viết chung một bức thư gửi về cho nó, nhận được chắc nó mừng lắm! Ngày xưa đẹp trai, tán như khiếu… giờ thì dễ cũng đến 82, 83 rồi chứ ít…”. Trong ký ức của cụ hễ có anten thì đúng là bưu điện rồi và… đã là bưu điện ắt phải có chỗ gửi thư…! Nhưng giờ đây quả thật nhiều điều đã khác xưa…    

… Vâng, vậy thì năm nay khi lên tới Điện Biên, các cụ, “khách thập phương” trong nước ngoài nước… muốn tìm một kỷ vật đánh dấu cho chuyến đi của mình thì nếu còn băn khoăn giữa việc lựa chọn những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm dệt bằng máy, đến cái móc chùm chìa khóa… mà chẳng rõ nguồn gốc tự đâu thì lần này có thể tìm đến với những con tem kỷ niệm 60 năm giải phóng Điện Biên Phủ để đóng dấu mang các địa danh của mảnh đất lịch sử này để gửi cho bè bạn khắp năm châu cũng là một việc làm có ý nghĩa.

Bộ tem kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2014) do họa sỹ Trịnh Quốc Thụ thiết kế
Blốc bộ tem "Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ": Bộ chỉ huy và bản đồ mặt trận do họa sỹ Huy Toàn thiết kế
Bộ tem "Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2014)" do họa sỹ Vũ Kim Liên thiết kế

Được biết Hội Tem Việt Nam cũng đã thông báo cho tất cả hội viên để những ai có nhu cầu sưu tầm những chiếc phong bì phát hành ngày đầu tiên bộ tem Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được gửi đi từ các bưu cục gắn liền với các địa danh nổi tiếng như Đồi A1, Sở Chỉ huy Mường Phăng, Bản Tông Cọ… thì đăng ký. Phải chăng đây cũng là một hoạt động có ý nghĩa và đáng chú ý trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ năm nay?...

Minh Chí

Đại tướng bên bàn làm việc

Đây là tên một tác phẩm điêu khắc chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được chú ý đặc biệt trong những ngày này.

Bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong triển lãm

Một bức tượng đặc biệt

Triển lãm “Điện Biên Phủ - Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp qua các tác phẩm nghệ thuật” khai mạc sáng 27/4 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Triển lãm có quy mô khiêm tốn với hơn hai chục tác phẩm hầu hết mới công bố. Hình ảnh Đại tướng đã quá quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, các tác phẩm mới cũng không tham vọng vượt qua điều đó.

Thân thuộc song vẫn hết sức đặc biệt. Đó là ý kiến của người xem khi chiêm ngưỡng bức tượng “Đại tướng bên bàn làm việc”. Tượng làm bằng chất liệu silicon, theo tỷ lệ 1:1, mô phỏng Đại tướng đang ngồi làm việc, mắt hơi nhìn xuống rất có hồn. Đại tướng mặc áo lính, vai đeo quân hàm, một tay đặt trên cuốn sách bìa đỏ. Tay kia cầm bút, đang dừng viết để suy tư.

Nhà điêu khắc Trần Văn Thức, tác giả bức tượng cho biết đã có ý tưởng khắc hoạ chân dung Đại tướng từ rất lâu rồi. Sinh nhật cuối cùng của Đại tướng, anh tới nhà riêng thăm ông và đề xuất ý tưởng. Ông lúc đó tuy mệt song vẫn rất anh minh.

Sau khi Đại tướng từ trần, anh Thức lập tức bắt tay vào sáng tác. 6 tháng, 10 tác phẩm, 8 cái đưa vào triển lãm. Tâm huyết nhất cũng thành công nhất chính là bức tượng Đại tướng ngồi làm việc.

Để hoàn thành tác phẩm này, tác giả đã dựa trên rất nhiều tư liệu ảnh Đại tướng lúc sinh thời, tham gia các hoạt động tưởng niệm ông. Trong quá trình đi về quê Đại tướng, những câu chuyện kể làm tăng nguồn năng lượng trong anh. Anh miệt mài chỉnh sửa, chắt chiu từng chi tiết cho tới khi hoàn thành tác phẩm.

Anh Thức cho biết “Mọi thứ cứ thay đổi liên tục, dần dần cũng cảm nhận được điều mình muốn. Đó là làm sao lột tả hết tinh thần của Đại tướng”. Mục đích cuối cùng là cho công chúng thấy hình ảnh Đại tướng hào hùng mà trầm lắng, cũng rất đời.

Tinh thần của vị Đại tướng nhân dân

“Giống thật. Nhất là đôi mắt, rất có hồn”. Một sinh viên kiến trúc thốt lên sau hồi ngắm nghía tượng Đại tướng làm bằng chất liệu silicon.

Theo lời Trinh, sinh viên tình nguyện của triển lãm, thì hầu hết mọi người lúc bước vào đều có chung phản ứng. Ai cũng khen tượng “giống quá, giống hệt” Đại tướng “văn đức quán nhân tâm” (Lấy “văn đức” để chinh phục nhân tâm cả nhân loại - Lời chúc thọ của giáo sư Vũ Khiêu).

“Lúc dựng chân dung Đại tướng, tôi muốn chỉnh ánh mắt sắc lên cho khỏe mạnh, thể hiện hào khí của một vị tướng. Rất ít người ủng hộ vì ngoài đời Cụ rất hiền. Mình tin vào trực giác qua xem các ảnh tư liệu thấy tinh thần Cụ rất khỏe. Như một nhà báo nước ngoài có nói, Đại tướng luôn có lửa ngầm bên trong”

Nhà điêu khắc Trần Văn Thức

Nói “hầu hết” bởi cũng có ý kiến trái chiều. Một hướng dẫn viên của bảo tàng (xin giấu tên) đã “trực tiếp gặp bác Giáp nhiều lần”, vào gian trưng bày với tư cách khách tham quan, khẳng định “tượng không có thần thái của Đại tướng.

Là Đại tướng nhưng mắt bác rất hiền và gương mặt rất phúc hậu. Nhìn qua hoặc ai chưa gặp, hoặc mọi người xem trên ảnh có thể thấy giống, nhưng từng gặp trực tiếp thì không thấy giống. Bác Giáp rất khác thường (đặc biệt), không bình thường như mọi người”.

Được hỏi về ý kiến này, anh Thức nhận định rằng: “Nghệ thuật tùy vào cái nhìn của mỗi người. Nếu cố gắng khắc họa sao cho thật giống dễ thành ra khác biệt hẳn. Khi nhìn thật sâu, thật kỹ, hình ảnh trước mắt có thể thay đổi hoàn toàn. Đó là một cái tật của thị giác”. Tác giả cố gắng lột tả thần thái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Để nhìn ở bất cứ góc độ nào, đều có cảm giác Đại tướng vẫn đang bên cạnh chúng ta.

Bác Tác, một cựu chiến binh sau khi nhìn ngắm bức tượng rất lâu, nói “ Tôi là đồng đội cũng là đồng hương. Nhà tôi trong quê cách nhà bác ba cây số, cùng cái dải hình chữ nhất dọc con sông. Tôi vào nhà bác mấy lần. Khẳng định bức này là lúc bác 90, 95 tuổi. Càng nhìn càng thấy giống”.

Với bức tượng “Đại tướng bên bàn làm việc” tác giả đã sử dụng tóc thật, cấy tỉ mỉ từng sợi, phối màu mô phỏng chân thực nhất mái tóc của Đại tướng. Để hoàn thành tác phẩm, tác giả đã dựa vào rất nhiều bức ảnh tư liệu, tham vấn người thân của Đại tướng và các nhiếp ảnh gia từng chụp ông lúc sinh thời.

Trung Dũng

Nguồn: tienphong.vn

Tìm đọc sách hay về Điện Biên Phủ

(ICTPress) - Cách đây 60 năm, chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam đã khiến thế giới sửng sốt, khâm phục, bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa ở châu Á đã chiến thắng một nước đế quốc phương Tây trong một trận quyết chiến chiến lược.

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là một sự kiện vĩ đại của nhân dân Việt Nam mà còn là bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới, chấm dứt ách thống trị lâu dài của thực dân Pháp ở Đông Dương. Đến nay, đã có nhiều cuốn sách, nhiều bài báo đánh giá, phân tích về sự kiện lịch sử vĩ đại này.

Cuốn sách "Kể chuyện Điện Biên Phủ 1953 - 1954" do TS. Sử học Nguyễn Văn Khoan - nguyên Giám đốc Bảo tàng Thông tin - sưu tầm tài liệu, biên soạn và xuất bản vừa được Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ra mắt, gồm nhiều bài viết sâu sắc và hóm hỉnh về những giai thoại bên kia chiến tuyến; những bài báo của ta và Pháp bình luận về chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta; những tấm gương điển hình của quân và dân ta, đại diện cho những con người làm nên lịch sử ngày 07/5/1954 - một chiến thắng được ví như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa lừng lẫy.

Cuốn sách mới đây đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh, nhằm phục vụ bạn đọc trên toàn thế giới. Bởi cuốn sách là tư liệu quý báu giúp cho mỗi người dân Việt Nam và bạn đọc trên toàn thế giới có cái nhìn toàn diện hơn về trận chiến Điện Biên Phủ; góp phần làm cho kho tư liệu về những chiến thắng lịch sử của dân tộc thêm phong phú, sinh động hơn.

Bạn đọc quan tâm cùng chủ đề có thể tìm đọc “Điện Biên Phủ - Trận thắng thế kỷ” cũng do Nhà xuất bản TT&TT xuất bản.

Cuốn sách “Điện Biên Phủ - Trận thắng thế kỷ” do Thượng tướng - GS. Hoàng Minh Thảo làm chủ biên. Cuốn sách được tập thể những nhà sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn từ những công trình đã được ấn hành, trong đó có sử dụng nhiều tư liệu của các hãng thông tấn báo chí, của các nhà bình luận quân sự và nghiên cứu lịch sử nước ngoài.

Cuốn sách được chia làm 4 phần (Phần 1: Thế trận; Phần 2: Quyết chiến; Phần 3: Bài học và ý nghĩa lịch sử; phần 4: Phụ lục). “Điện Biên Phủ - Trận thắng thế kỷ” đã phản ảnh hình thái chiến trường trước và trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954; công tác chuẩn bị, tinh thần quyết chiến, những quyết định mang tính chiến lược, chiến thuật sáng suốt, tài tình của Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta; những gương chiến đấu anh dũng, mưu trí cũng như sự hy sinh và công lao to lớn của nhân dân ta, quân đội ta… để làm nêm chiến công rạng rỡ non sông, trấn động địa cầu.

Thông qua các dòng hồi ký, các bài nghiên cứu, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn tầm vóc vĩ đại và ảnh hưởng to lớn của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đối với dân tộc ta và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới. Từ đó, chúng ta thêm tin yêu, tự hào về Tổ quốc ta, Đảng ta, nhân dân ta và sự nghiệp của chúng ta; đồng thời tìm hiểu và vận dụng tốt những kinh nghiệm thực tiễn quý báu từ chiến thắng vĩ đại này vào sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.

Minh Anh

Phiếm đàm về danh xưng Thầy - Trò

(ICTPress) - Nếu chỉ nói về cách xưng hô Thầy - Trò mà hình thành một bài viết thì nghe đơn điệu quá. Thế nhưng khi đi sâu vào mới thấy chúng ta cần dành một chút thời gian để nói một cách nghiêm túc về cách xưng hô 2 chữ Thầy - Trò. Điều đó rất có ý nghĩa, nhất là trong nhịp sống tất bật của cuộc sống hiện đại.

Quan hệ Thầy - Trò không biết có tự bao giờ nhưng chắc chắn rằng khi có con người, thậm chí khi mới có sinh vật xuất hiện là đã có quan hệ này, bởi vì Trò đơn giản là người được học cái gì đó của Thầy, mà điều để học hỏi trong cuộc sống thì vô cùng vô kể. Chỉ cần dạy một bước đi, một cách ngồi, cách nói hay đại khái một việc cỏn con nào đó cũng có thể được gọi là Thầy.

Ảnh: kenh14

Tôi nhớ vào năm 2009, một diễn đàn khá qui mô và ấn tượng do một tờ báo có uy tín của Việt Nam tổ chức chỉ để bàn về cách xưng hô thế nào cho hợp trong mối quan hệ Thầy - Trò. Qua đó, nhiều bậc trí thức, chuyên gia được mời và nhiều đối tượng được tham gia chất vấn, trao đổi. Có ý kiến cho rằng học sinh, sinh viên nên gọi Thầy và xưng Em. Có ý kiến lại bảo như vậy thì “phong kiến’ quá mà nên gọi Thầy xưng Tôi cho nó có tính dân chủ và bình đẳng. Cuộc tranh luận không ngã ngũ và cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không ra được văn bản nào qui định về vấn đề này!!!

Nói về mặt nào thì tôi không biết chứ một điều tôi dám khẳng định rằng phương pháp giáo dục của chế độ cũ chắc chắn có khá nhiều điểm tiến bộ và ưu việt, đáng để được học theo dù bất cứ thời đại hay thể chế chính trị nào. Không ít lần các giáo sư đầu ngành của ta như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Tương Lai hay Giáo sư Văn Như Cương… đã ca ngợi những cái hay, mặt đẹp của nền giáo dục chế độ cũ. Trong đó, việc dùng các đại từ nhân xưng Thầy - Trò là cực kỳ chuẩn xác nhưng không hiểu tại sao sau bao nhiêu lần cải cách tới lui của nền giáo dục thì ta lại bỏ qua điều này.

Hiện nay, các cháu Mẫu giáo và Tiểu học thì xưng Cô - Cháu. Học sinh cấp 2, cấp 3 thì xưng Thầy/Cô - Em. Học sinh Trung cấp và sinh viên Cao đẳng, Đại học thì xưng hô không theo chuẩn mực nào: Thầy/Cô – Em, Thầy/Cô - Con, Thầy/Cô - Tôi… Việc không qui chuẩn danh xưng này làm cho người dạy và người học nhiều khi lúng túng, không biết xưng hô thế nào cho phải. Có nhiều hoàn cảnh éo le khi Thầy/Cô trước đó dạy cho lớp bố mẹ, sau này lại dạy tiếp các cháu, ấy thế mà các cháu vẫn phải xưng hô Thầy/Cô – Em thì nghe nghịch tai quá vì Thầy/Cô lớn tuổi hơn cả bố mẹ mình.

Tôi có một thầy giáo dạy đại học rất trẻ, chỉ hơn tôi có 3 tuổi. Mấy năm sau ngày ra trường, lớp chúng tôi đến thăm thầy. Thầy trò chuyện rất vui vẻ và thầy bảo thôi ra trường rồi cứ gọi anh - em cho thân mật, gần gũi chứ thầy bà gì cho cầu kỳ… Còn bố tôi năm nay đã ngoài bảy mươi. Ông có một người thầy gần tám mươi tuổi. Mỗi lần gặp, bố đều xưng Thầy - Trò. Một thầy khác của bố (vốn chỉ dạy bổ túc văn hóa mấy tháng sau ngày thống nhất đất nước) kém bố vài tuổi. Vậy nhưng bố vẫn giữ cách xưng hô Thầy - Trò với thầy. Bố luôn bảo chúng tôi rằng “Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy” con ạ.

Theo chúng tôi, chỉ cần xưng Thầy/Cô - Trò cho mọi hình thức dạy - học thì sẽ giải quyết được bài toán xưng hô một cách ưu việt nhất. Điều này không phải mới nhưng chúng ta không chịu làm. Khi thực hiện điều này là lúc chúng ta nâng cao giá trị đạo đức trong quan hệ xã hội. Cách xưng hô phải được quy định thành các quy chuẩn giáo dục.

Trịnh Quang

Life & English: “Internet and Travel”

Are you preparing a travel ?

Internet can help you so much.

Let come to the Google. It helps you to find webs of travel, flights, weather and other information. The webs has already transformed the way many of us choose our holidays: rather than going to travel agents, we use their online sites, or dispense with travel agents altogether by putting together our own tailormade holidays with cheap online flights and hotel bookings.

As with everything on the web, you have to use your common sense when chatting to strangers and reading "impartial reviews" - but generally the community is very self-regulating.

Internet is a good fellow-traveller.

Cute Mite