Tại sao Trung Đông hỗn loạn

(ICTPress) - Bạn có theo dõi Trung Đông trong thời gian gần đây? Một cuộc hỗn loạn lớn, với các cuộc nội chiến, những chống đối rầm rộ, đánh nhau ở biên giới, nổi dậy vũ trang, các cuộc đánh bom xe ô tô và còn nhiều sự hỗn loạn khác. Đó là những gì xảy ra trong vài ngày qua.

Những người Ai Cập phản đối ở quảng trường Tahrir ở Cairo hôm thứ 6 về nghị định của Tổng thống Mohamed Morsi khi tự cho phép mở rộng quyền lực của mình

Trung Đông không muốn nhận ra Mỹ đã quyết định hướng tới châu Á. Trung Đông chối bỏ bước ra khỏi tầm ngắm.

Những gì chúng ta chứng kiến hôm nay là chứng minh cho những quan điểm lâu dài về khu vực này - những học thuyết che dấu cũ kỹ, quá đơn giản hóa - đã không còn thực tiễn. Có những ý kiến cho rằng thế giới chú ý tới khu vực này vì ở đây có dầu mỏ hay chìa khóa cho mọi vấn đề ở Trung Đông liên quan đến Israel đã cho thấy là hoàn toàn không đúng.

Trung Đông vẫn độc quyền sự chú ý của các nhà ngoại giao, thúc đẩy các chuyên gia quân sự nhanh chóng quay trở lại các bảng vẽ của họ, luôn làm cho các nhà lãnh đạo thế giới mất ngủ và thậm chí đã không muốn nắm giữ một giọt dầu rơi ra hoặc nếu cuộc xung đột Ả rập - Israel không còn tồn tại nữa.

Tại sao?

Trung Đông đã từ nhiều thế kỷ nằm ở trung tâm của các dòng chảy lịch sử và các ý thức hệ xung đột.

Điều gì diễn ra khi có những xung đột ở các biên giới quốc gia và vượt qua các đại dương. Khi (phần lớn) các bạn tham gia vào các buổi lễ tôn giáo vào cuối tuần hay khi bạn cởi giày trước khi lên máy bay, bạn làm điều này bởi vì một ý nghĩ bạn đã sinh ra ở Trung Đông.

Khu vực này đang trong cuộc khủng hoảng bởi vì đang gặp phải sự tham nhũng cố hữu, quản lý lỏng lẻo, phân biệt đối xử với phụ nữ và các vấn đề kinh tế trầm trọng.

Các triết lý sống cạnh tranh đang phải vật lộn vì tương lai - người Shiite ganh đua với người Suni, những người ủng hộ dân chủ thách thức những kẻ độc tài, người theo đạo Hồi đòi chế ngự những người theo thuyết đa nguyên và người theo đạo Cơ đốc bận tâm tới tương lai của họ. Họ chỉ là vài thành tố trong việc châm ngòi các cuộc xung đột.

Những người ủng hộ dân chủ có thể đã trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng các chiến binh kiên quyết khác khao khát hình thành các quốc gia đối lập Mỹ, chống tự do và chống đối phụ nữ một cách sâu sắc. Những liên quan của những niềm tin này sẽ trở nên rõ ràng khi lịch sử sang trang.

Đối với Mỹ, sự chuyển hướng phải chờ đợi.

Hãy xem xung đột gần đây ở Gaza, những leo thang lớn ở Ai Cập, tàn sát ở Siri, nhiều cuộc đánh bom ở Iraq, hay người Palastine đấu tranh ở Liên Hợp quốc.

Hãy cùng phân tích:

Ai Cập

Các đường phố ở thủ đô Cairo đang sôi sục với sự thịnh nộ chống đối Tổng thống Mohamed Morsy, người đã gây bất ngờ đất nước này - và nhà Trắng khi ông tuyên bố nắm quyền lực mà nhiều người xem là sự quay trở lại chế độ độc tài. Những người phản đối lo lắng về việc nắm quyền theo kiểu gia đình. Có người đã so sánh tổng thống Morsy với Ayatollah Khomeini của Iran. Tổng thống Morsy thì kiên quyết cho rằng sự thay đổi của mình là cần thiết và chỉ tạm thời. Chúng ta sẽ tìm thấy ai đúng.

Câu trả lời sẽ giúp tạo tương lai dân chủ ở thế giới Ả rập, khu vực mà Ai Cập lãnh đạo các xu hướng hệ tư tưởng, chính trị và văn hóa. Đó là lý do tại sao khi người Ai Cập thổi bùng ngọn lửa từ cuộc nổi dậy nhân dân ở Tunisia 2 năm trước, mà độc tài ở khu vực này đã lo sợ. Các thủ đô phương Tây đã phải xem xét lại các liên minh chiến lược của mình.

Iran

Mỹ có thể muốn đặt trọng tâm ở châu Á nhưng không thể dừng lo lắng về Iran. Một số người cho rằng mối quan tâm là về dầu, nhưng Mỹ vẫn có thể mua dầu từ một Iran có vũ khí hạt nhân. Tổng thống Obama và thế giới lo rằng chương trình hạt nhân của Iran sẽ châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở một khu vực không ổn định chính trị nhất của hành tinh.

Hôm thứ 4 ngày 29/11, nhà lãnh đạo Tổ chức năng lượng nguyên tử của Iran tuyên bố Iran sẽ thúc đẩy làm giàu urani, mặc cho những lệnh trừng phạt quốc tế khắc nghiệt. Trong khi đó, các quan chức Mỹ cho CNN biết Teheran đang tìm cách bán vũ khí cho nhóm đạo Hồi Palestine ở Gaza, chỉ vài ngày sau khi Mỹ giúp đỡ người trung gian ngừng chiến giữa Hamas và Israel.

Người Israel và người Palestin

Cuộc xung đột này vẫn là một điểm căng thẳng ở khu vực này và một thách thức đối với tầm ảnh hưởng của Mỹ. Hamas tuyên bố phá hoại Israel, trong khi nhà nước Palestin từ chối ngồi xuống đàm phán, tạo nên sức nóng ở phía Israel. Bất chấp các mong muốn của Washington, nhà nước Palestin đã đưa việc của mình tới Liên hợp quốc. Đại hội đồng Liên hợp quốc vào hôm thứ 5 ngày 30/11, nơi một phần lớn các nước thuộc phong trào không liên kết, Ả rập và đạo Hồi đã đảm bảo một phản hồi tích cực đối với yêu cầu nâng cấp nhà nước.

Tiến trình này đã không tách khỏi quá trình quá trình đạt được vị trí, việc cần thiết để đạt tới một hòa bình được đàm phán.

Syri

Ở Siri, khoảng 40.000 phụ nữ và trẻ em đã chết trong cuộc nội chiến của nước này. Các tay nổi dậy đang đạt nỗ lực trong tiến trình lật đổ chế độ đàn áp của Bashar al-Assad. Nhưng phương Tây, có Mỹ lo lắng về điều có thể xảy ra sau khi al-Assad sụp đổ.

Sự chống đối còn có cả những người ủng hộ dân chủ tiến bộ, mà còn có tất cả các ý thức hệ khác, từ người đạo Hồi ôn hòa đến những người cực đoan có thể xem Syri như là một phần của vương quốc đạo Hồi nhiều quốc gia. Washington dường như rối bời phải làm gì nhưng không thể lờ đi những gì đang xảy ra.

Có thể tốt hơn nếu tổng thống Mỹ có thể quyết định các khu vực nào sẽ cần sự chú ý của mình.

Nhưng đây là Trung Đông, và thích hay không thích, khu vực này vẫn sẽ là top đầu của chương trình nghị sự.

Frida Ghitis, nhà báo giữ chuyên mục câu chuyện thế giới cho tờ Miami Herald và World Politics Review. Từng là nhà sản xuất và phóng viên của CNN, cô từng là tác giả của "The End of Revolution: A Changing World in the Age of Live Television” (Tạm dịch: Sự kết thúc của cuộc cách mạng: Một thế giới đang thay đổi trong kỷ nguyên truyền hình trực tiếp”)

Tin nổi bật