5 rào cản lớn ở VN để xây dựng văn hóa dữ liệu
(ICTPress) - Báo cáo Nghiên cứu văn hóa dữ liệu Châu Á năm 2016 của Microsoft vừa được phát hành có đề cập một số thông tin đáng chú ý.
Theo số liệu liên quan từ báo cáo này, 91% các lãnh đạo đồng ý rằng phải định hướng được dữ liệu thì doanh nghiệp (DN) mới linh hoạt và nhạy bén và chỉ 44% lãnh đạo tham dự khảo sát chia sẻ rằng họ đã có một chiến lược kỹ thuật số sẵn sàng.
Các nhà lãnh đạo cũng chỉ ra những khoảng cách trong năng lực của tổ chức để có thể tạo ra các quyết định đúng trong định hướng dữ liệu.
Khảo sát có sự tham dự của 940 lãnh đạo của các doanh nghiệp (DN) lớn, vừa và nhỏ tại 13 thị trường châu Á, với 269 lãnh đạo cấp cao tại Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Những người tham dự cũng chia sẻ về các chiến lược dữ liệu và kỹ thuật số, cùng sự sẵn sàng cho một nền kinh tế kỹ thuật số.
3 đặc điểm của văn hóa dữ liệu mới ở châu Á:
Theo khảo sát được rút ra, văn hóa dữ liệu mới ở các tổ chức Châu Á có 3 đặc điểm sau:
Hạ tầng cho dữ liệu linh hoạt: Nền tảng dữ liệu cần phải tương thích với nhiều nguồn dữ liệu để thu thập thông tin từ thiết bị bất kỳ, chia sẻ được và trình diễn được theo nhiều cách có ý nghĩa. Cần có nhiều cách quan sát dữ liệu trái – phải để có thể ra quyết định đúng đắn tức thì. Trí tuệ nhân tạo được dưng sẵn (built in) để phát triển các dự đoán cho dữ liệu.
Quản trị dữ liệu cho sự cộng tác: Có quyền sở hữu ở mức C-Level cho các chiến lược dữ liệu, để việc truy cập dữ liệu dù dân chủ hóa nhưng vẫn được kiểm duyệt theo chính sách để bảo vệ thông tin dù có trao quyền cho nhân sự làm việc hợp tác không gián đoạn
Lực lượng phân tích: Năng lực truy cập và phân tích dữ liệu được giao cho một nhóm được lựa chọn ví dụ các nhà thống kê, chuyên gia dữ liệu. Với một văn hóa dữ liệu mới thì các nhân sự này phải có năng lực hỏi các câu hỏi đúng, phân tích dữ liệu và chuyển đổi được thành những kiến thức có thể thực thi.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, các lãnh đạo ở Việt Nam quan tâm đến công tác sử dụng dữ liệu chuyên sâu và nhìn nhận được 5 ưu việt của điều khiển văn hóa dữ liệu trong tổ chức giúp cho các công tác như: Năng lực để tạo ra những quyết định tức thì và cải thiện toàn cục việc bán hàng; Gia tăng được mức độ hài lòng và giữ được khách hàng, Chuyển đổi cách vận hành DN, và Cải tiến quy trình.
Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng các lãnh đạo đang phải đối mặt với rào cản về việc xây dựng văn hóa dữ liệu. Và những rào cản lớn ở Việt Nam là: Bảo mật dữ liệu, Thiếu nhân sự với kỹ năng kỹ thuật số, Chi phí cao, Tầm nhìn của CEO, và Dữ liệu được quản trị trong các “kho” kín không được chia sẻ.
Các DN Đông Nam Á và hành trình theo sát Văn hóa dữ liệu
Các DN Đông Nam Á cần xử lý được những lĩnh vực sau để nhìn nhận được toàn diện tiềm năng khi trở thành tổ chức có “dữ liệu được định hướng”:
1. Tạo ra nhân sự phân tích
Theo khảo sát, 94% các lãnh đạo Đông Nam Á đồng ý rằng điều quan trọng là phải có các nhân sự chuyên về dữ liệu. Nhưng có một loạt những khoảng cách về kỹ năng và văn hóa cần phải xử lý để các tổ chức có thể gắn kết chặt chẽ với văn hóa dữ liệu. Chỉ 39% các lãnh đạo Đông Nam Á tham dự khảo sát cảm thấy họ có nhân sự với đủ kỹ năng cần thiết để tổng hợp dữ liệu giúp xác định rõ kết quả vận hành. 41% phản hồi rằng sợ thay đổi cũng chính là rào cản trong nỗ lực chuyển đổi sang mô hình kỹ thuật số
2. Xây dựng hạ tầng cho dữ liệu nhạy bén:
Đã có 91% phản hồi đồng tình rằng các DN nhanh nhạy chính là DN có định hướng dữ liệu nhạy bén, nhưng họ cũng thấy rằng năng lực hạ tầng còn thiếu sót: Chưa đến một nửa (46%) lãnh đạo ở Đông Nam Á cảm thấy tự tin về việc các hạ tầng dữ liệu hiện có đồng bộ với tăng trưởng của DN; Chỉ 37% lãnh đạo nói rằng các dữ liệu của họ là có thể truy cập bởi thiết bị di động – và cũng là rào cản của Việt Nam - nơi 93% nhân sự Việt Nam truy cập Internet từ thiết bị di động hàng ngày (Thông tin từ Điện thoại di động tiếp tục là thiết bị đứng đầu khi truy cập internet tại Việt Nam, Fintechnews.sg, http://fintechnews.sg/855/studies/mobile-phone-vietnams-no-1-device-internet-use). .
3. Quản trị dữ liệu cho công việc cộng tác
Cũng theo khảo sát, 91% cảm thấy rằng việc định hướng dữ liệu cho cộng tác xuyên suốt trong tổ chức là điều cần thiết. Tuy nhiên, 56% là con số trung bình thể hiện việc cần cung cấp quyền truy cập dữ liệu cho các nhân sự chức năng trong tổ chức. Để dân chủ hóa dữ liệu có thể diễn ra, cần có các phương thức quản trị dữ liệu toàn diện cả về tính riêng tư và bảo mật. 41% lãnh đạo ở Đông Nam Á nói rằng bảo mật dữ liệu chính là rào cản với các chiến lược số hóa hiện hành. Chỉ một nửa các lãnh đạo tham dự khảo sát chỉ ra rằng, họ đã đầu tư vào các công cụ cho nhân sự để giúp có được tầm nhìn sâu sát xuyên suốt các phòng ban.
Văn hóa dữ liệu mới cần được định hướng đúng từ đầu não
87% lãnh đạo ở Đông Nam Á cảm thấy văn hóa dữ liệu cần được định hướng từ cao xuống thấp, và cần có nhân sự kiến thiết trong đội ngũ lãnh đạo để định hướng thành công việc triển khai chiến lược dữ liệu. Hầu hết các lãnh đạo DN thấy rằng chiến lược dữ liệu cần được chỉ đạo bởi CEO. Các vai trò mới là Giám đốc vận hành dữ liệu và Giám đốc vận hành kỹ thuật số (CDOs) cũng ngày càng trở nên quan trọng.
Tại Việt Nam, các lãnh đạo tin tưởng rằng CEO phải là người dẫn dắt Văn hóa Dữ liệu trong công ty, và kế đó sẽ là CDOs.
“Các lãnh đạo, đặc biệt là ở tầm cao, sẽ nắm vai trò chủ chốt trong việc định hướng thay đổi trong tổ chức. Khảo sát Văn hóa Dữ liệu châu Á chỉ ra rằng các lãnh đạo cảm thấy vai trò CEO sẽ là chủ đạo trong văn hóa dữ liệu mới. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Microsoft, để thành công, điều quan trọng là các giá trị của văn hóa dữ liệu mới cần được định hướng và được chấp nhận ở mọi cấp trong DN. Đầu tiên là việc dân chủ hóa dữ liệu nhờ công nghệ từ đó dữ liệu có thể được truy cập và được trao quyền để tạo quyết định, từ đó tạo ra giá trị cho tổ chức”, Ông Vũ Minh Trí nhấn mạnh.
Hành trình tới Văn hóa Dữ liệu mới
Các lãnh đạo Việt Nam dường như rất cởi mở trong việc tiếp cận khai thác thông tin theo phương thức mới. Khảo sát chỉ ra rằng họ đã bình chọn, cho các tiêu chí sau từ cao nhất tới thấp nhất: phân tích thời gian thực, lưu trữ dữ liệu đám mây, IoT và phân tích dự báo và phân tích dữ liệu lớn sẽ là năng lực dữ liệu quan trọng của họ trong vòng 12 tới 18 tháng tới. Tại Đông Nam Á, 3 ưu tiên cao nhất sẽ là phân tích thời gian thực, phân tích dự báo và hình ảnh hóa dữ liệu.
Khi triển khai IoT, các lãnh đạo ở Đông Nam Á sẽ đặt quan tâm hàng đầu tới việc xử lý về quản trị bảo mật và giám sát an toàn.
Microsoft cam kết đầu tư xây dựng những đám mây thông minh cho các tổ chức hiện đại có mục tiêu định hướng dữ liệu. Đám mây mở và linh hoạt giúp họ triển khai CNTT phù hợp - dù triển khai mô hình kinh doanh mới, phát triển những cái hiện có hoặc chuyển đổi mô hình DN. Với các máy học và phân tích tiên tiến được dựng sẵn, đám mây thông minh của Microsoft tự động hóa những dịch vụ cơ bản và cung cấp dịch vụ khác biệt.
Điều này bao gồm các nền tảng dữ liệu đám mây tiên tiến và toàn diện, các dịch vụ IoT, CRM, ERP... Tích hợp xuyên suốt của những dịch vụ này giúp cho doanh nghiệp trở nên nhạy bén và tạo ra các quyết định theo phương thức mới. Điều này còn bao gồm các việc dịch chuyển từ những chỉ số lỗi thời sang các chỉ số tiên tiến, tạo điều kiện cho IoT, giúp hướng khách hàng và giữ họ, gia tăng tốc độ cải tổ, trao quyền cho nhân viên có tầm nhìn thấu đáo từ thiết bị bất kỳ, và tất cả ở trong môi trường đám mây an toàn.
Tại Châu Á, khách hàng như Laing O’Rouke (Australia), PTT (Thailand), và Citilink Indonesia, đang chuyển đổi mô hình DN sang nền tảng đám mây thông minh của Microsoft. Những công ty này đang chuyển đổi sang mô hình “dữ liệu được định hướng” và gặt hái được những lợi ích từ dữ liệu thông quá những nỗ lực đẩy mạnh văn hóa dữ liệu trong tổ chức:
Từ chỉ số tụt hậu đến dẫn đầu: Là hãng kỹ thuật toàn cầu, Laing O’Rouke vận hành tại Úc đã phát triển những mũ thông minh với rất nhiều các cảm biến dữ liệu dùng để giám sát sức khỏe của công nhân tại công trường, vì công nhân của hãng thường làm việc ngoài trời với nhiều rủi ro. Khi vận hành Azure, và triển khai bộ phân tích dữ liệu thời gian thực Azure IoT, tổ chức đã có thể mở rộng bộ công cụ lên đến 10 lần.
Trao quyền cho nhân viên có hiểu biết thấu đáo: Citilink là tổ chức vận chuyển hàng không giá rẻ lớn nhất ở Indonesia, và đang trang bị cho các nhân viên mặt đất được lựa chọn các năng lực để quan sát sở thích khách hàng và ghi lại xu hướng để có thể đem lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn nhờ công cụ hình ảnh hóa của Microsoft Power BI.
Giúp gia tăng khách hàng trung thành: Thailand’s PTT hiện đang chuyển đổi thông qua các công cụ phân tích tiên tiến và CRM để có được hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng nhờ các công cụ của Microsoft.
“Tại Microsoft, chúng tôi đang tiếp tục cải tiến và triển khai những giải pháp giúp trao quyền cho khách hàng làm được nhiều hơn và đạt kết quả tốt hơn. Trong 6 tháng qua, Microsoft đã mang lại nhiều cải tiến vượt trội phục vụ những nhu cầu về dữ liệu hiện đại và số hóa bao gồm SQL Server 2016, Azure IoT Suite, giải pháp Dynamics AX and CRM Online mới, có thể làm việc xuyên suốt trong môi trường DN và cả đám mây. Các tổ chức hiện nay có thể bắt tay vào cuộc hành trình chuyển đổi kỹ thuật số theo cách toàn diện hơn: đưa dữ liệu của họ từ nhận thức đến tầm nhìn xa, đồng thời trao quyền cho lãnh đạo DN giúp cung cấp giá trị nâng cao trong nền kinh tế mới này”, ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam nhấn mạnh.
Ông Vũ Minh Trí chia sẻ: “Sự hòa nhập của đám mây, di động và dữ liệu đang biến đổi phương thức kinh doanh của các DN với khách hàng. Hệ quả là những yêu cầu mới sẽ phát sinh và giúp mọi DN chuyển đổi thành công thành mô hình kỹ thuật số theo định hướng dữ liệu. Trong thế giới hiện đại của ‘Ưu tiên di động, Ưu tiên đám mây’, công nghệ đang xen lẫn trong mọi mặt đời sống riêng tư và đẩy các DN chuyển đổi theo số hóa".
"Vì dữ liệu là nguồn điện năng của các nền kinh tế mới, các DN cần phải chuyển đổi dữ liệu thành những kiến thức sâu sắc có thể thực thi, hoặc dự đoán tương lai theo phương thức đi trước xu hướng và phát triển các nguồn doanh thu mới. Đối mặt với những bất ổn kinh tế và đối thủ cạnh tranh gây rối, phân tích dữ liệu và dự báo là những điều cần thiết để các DN tồn tại. Với những công cụ thích hợp, tầm nhìn có thể đến từ bất kỳ ai, bất cứ nơi nào, mọi lúc. Tiếp cận của DN có dữ liệu được định hướng như vậy gọi là ‘văn hóa dữ liệu", ông Trí cho hay.
QA