Đà Nẵng đề xuất phát tiền hỗ trợ đầu thu truyền hình số

(ICTPress) - Đây là đề xuất được ông Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam ngày 17/6.

Đầu thu DVB-T2 HDVTV và HDVJV. Ảnh minh họa

Theo đó, ông Cẩm cho biết Sở TT&TT Đà Nẵng đề xuất hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo 500.000 đồng để mua 01 bộ đầu thu truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T2 và anten, feeder phù hợp (đầu thu DVB-T2). Đầu thu rất nhiều loại nhưng với giá 500.00 đồng người dân đã có thể dùng tốt thay cho việc phát đầu thu. Tại Đà Nẵng, người dân mua chưa nhiều nhưng số đầu thu bày bán rất đa dạng.

Qua khảo sát của Sở TT&TT Đà Nẵng, Đã Nẵng sẽ có khoảng 1/3 số dân khoảng 300.000 người, tương đương 75.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc tắt sóng truyền hình analog, chủ yếu rơi vào quận Hòa Vang. Số hộ nghèo, cận nghèo theo diện của Trung ương ở Đà Nẵng là khoảng 3.600 hộ mà tính theo giá 500.000 đồng là khoảng 1,8 tỷ đồng. Còn theo diện nghèo của Đà Nẵng thì Đà Nẵng dự kiến chi khoảng 5 tỷ đồng. Các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn của TP. Đà Nẵng được xác định vào  thời điểm gần nhất trước ngày triển khai hỗ trợ, ông Cẩm cho hay.

Sở TT&TT Đà Nẵng đã suy nghĩ rất nhiều bởi liên quan đến người nghèo là rất nhạy cảm, phức tạp do vậy Sở đã nghĩ đến phương án thực hiện hỗ trợ nhanh gọn, hiệu quả là thiết kế một mẫu đơn theo đó người dân trả lời cam kết sử dụng đầu thu đúng mục đích, chuẩn hóa, chủng loại, tổ trưởng dân phố được gắn trách nhiệm là xác nhận vào đơn. Sở TT&TT Đà Nẵng sẽ không phát đầu thu mà hỗ trợ bằng tiền mặt. Tại sao làm như vậy? Theo ông Cẩm qua khảo sát thị trường với 500.000 đồng hộ nghèo đã có thể mua được hiện đại. Hộ dân có thể mua thích đầu thu đầu đắt hơn hoặc thấp hơn mức 500.000 đồng nhưng nằm trong chuẩn. Sở TT&TT cùng với tổ trưởng dân phố có thể kiểm tra bất ngờ nếu hộ dân làm sai thì sẽ bị phạt, buộc trả lại tiền.

Cách làm của Đà Nẵng là UBND thành phố ra quyết định triển khai đến các xã. Các xã thu thập toàn bộ đơn của người dân. Bảo đảm không thất thoát, ông Cẩm nhấn mạnh.

Theo phân tích của ông Cẩm, toàn bộ kinh phí được hỗ trợ cho Đà Nẵng mà tổ chức đấu thầu có thể lên tới hơn 200 triệu đồng, kinh phí đầu ra cho có thể lên đến hơn 400.000 đồng/STB là không cần thiết. Cách làm của Đà Nẵng sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Phương án của Đà Nẵng rất mong nhận được sự ủng hộ. Sở TT&TT đã báo cáo thường trực Tỉnh ủy cách làm và Đà Nẵng sẵn sàng tạo điều kiện nhưng với vấn đề là phải có căn cứ. Có căn cứ Đà Nẵng thì Đà Nẵng sẽ hỗ trợ, ông Cẩm cho hay.

Được biết, các hộ được hỗ trợ khi đáp ứng đủ các điều kiện thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn của TP. Đà Nẵng và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đang sử dụng máy thu hình công nghệ tương tự chưa tích hợp tính năng thu truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2, chưa có đầu thu truyền hình số DVB-T2, chưa sử dụng bất kỳ một trong các phương thức truyền hình trả tiền như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình IPTV trong thời gian triển khai hỗ trợ; Có Đơn đề nghị nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất (có xác nhận của Thôn/ Tổ dân phố) gửi Sở TT&TT với cam kết trang bị đầu thu và không bán, cho, tặng đầu thu đã  được hỗ trợ.

HM

Tin nổi bật