"Việt Nam ứng dụng công nghệ quan trắc bằng máy bay là rất cần thiết”
(ICTPress) - Công nghệ giám sát biển chủ yếu dựa vào máy bay, trên máy bay có các thiết bị được công ty phát triển và tích hợp như: hệ thống radar, sóng laser và cảm biến hồng ngoại... Người lái có thể quan sát tình trạng, địa hình trên biển một cách tổng hợp.
Công nghệ mới, thiết bị quan trắc đặt vào máy bay, góp phần quan trọng cho việc phát hiện tràn dầu, đo mức độ ô nhiễm và phát hiện tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Với hệ thống nhiệm vụ Optimare của Medusa đã được cài đặt trên một số loại máy bay khác nhau, như Dornier 228 và CASA 235 / 295. Cùng với các cảm biến Optimare , Medusa cung cấp phân tích chi tiết về tình trạng ô nhiễm dầu, cả hai trong máy bay và trong chế biến sau mặt đất hệ thống. Đặc biệt, khi hoạt động có thể giảm sóng biển, sóng dầu nhưng điều này chưa được các chuyên gia nghiên cứu chắc chắn.
Một số nước thuộc Châu Âu như Hà Lan, Bỉ đã đầu tư sử dụng máy bay tích hợp các thiết bị quan trắc, giám sát biển và tràn dầu để hướng tới mục tiêu bảo vệ an toàn vùng biển và an ninh quốc gia, khu vực.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong các nước đang thiếu công nghệ này, bởi lý do đầu tư rất tốn kém (giá 15 triệu USD) do vậy cơ quan “giám sát biển” có thể ứng dụng các thiết bị quan trắc, giám sát hiện đại vào máy bay chuyên dùng, để giảm mức đầu tư kinh phí.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tại Hội thảo về Giám sát biển và giám sát tràn dầu do Công ty Aerodata, CHLB Đức và Trung tâm Việt Đức, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa tổ chức cho biết: “Với công nghệ quan trắc bằng máy bay, nó có lợi thế là có thể cho ra những hình ảnh, bằng chứng tức thời về như tràn dầu, hay tai nạn, sự cố. Ngoài việc quan trắc, phương tiện giám sát này cũng có thể tham gia vào mục tiêu tìm kiếm cứu nạn, định vị cho lực lượng cứu nạn đến xử lý kịp thời. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ quan trắc bằng máy bay là rất cần thiết”.
Mô hình Công nghệ giám sát biển và giám sát tràn dầu bằng máy bay. |
Ông Bodo Gerlach, Đại diện Công ty Aerodata khuyến nghị: “Là quốc gia có vùng biển lớn và là cửa ngõ giao thương của nhiều quốc gia khu vực, tôi nghĩ Việt Nam nên chú trọng vào việc ứng dụng máy bay tích hợp các thiết bị giám sát biển, giám sát tràn dầu hiện đại này”.
Để khắc phục sự cố tràn dầu trên biển không chỉ cần kỹ thuật mà cần một chế tài chính trị hợp lý, có lực lượng công nghệ giám sát thường xuyên, tổ chức tốt. "Trong tương lai, các nước Châu Á cần có những hiệp định kí kết về trách nhiệm trong việc giám sát biển đảo và giám sát tràn dầu”, ông Bodo Gerlach cho biết thêm.
Nguyễn Quyên