Phổ cập sản phẩm, dịch vụ nội dung IPv6 còn thấp

(ICTPress) - Hôm nay 6/5 đúng ngày IPv6 Việt Nam, Ban Công tác thủ đẩy IPv6 quốc gia (Việt Nam IPv6TF), Trung tâm Internet Việt Nam - Thường trực Ban Côngtác đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng IPv6” - “IPv6 Showcase” nhân dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT).

Tiếp theo thành công các sự kiện IPv6 được tổ chức năm 2012 - 2013, năm nay 2014, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia chủ trương tổ chức các sự kiện hưởng ứng ngày IPv6 Việt Nam với chủ đề “ứng dụng IPv6” mà trọng tâm là Hội thảo IPv6 hôm nay. Sự kiện này nhằm mục đích ghi nhận các kết quả đã đạt được trong công tác thúc đẩy phát triển IPv6 tại Việt Nam, đồng thời là cơ hội các nhà cơ hội cho các nhà quản lý, doanh nghiệp Viễn thông, CNTT gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp về việc đẩy mạnh IPv6 tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết năm 2013, công tác thúc đẩy phát triển IPv6 tiếp tục được quan tâm, triển khai tích cực với nhiều kết quả đáng ghi nhận, nổi bật là hoàn thành giai đoạn I, giai đoạn chuẩn bị và chính thức bước sang giai đoạn II, khởi động hành động kế hoạch hành động quốc gia về IPv6. Mạng IPv6 quốc gia Việt Nam đã được thiết lập trên nền tảng hệ thống mạng trung chuyển Internet VNIX, tạo dựng hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp và người sử dụng trao đổi dung lượng trong nước và quốc tế. Công tác xây dựng chính sách pháp luật IPv6 được Bộ TT&TT chú trọng. Bộ TT&TT đã trình Chính phủ đưa quy định về thúc đẩy và sử dụng IPv6 trở thành một quy định chính thức, trong đó có Nghị định 72 quy định IPv6 thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ cao, quy định cơ quan nhà nước khi đầu tư mua sắm các thiết bị kết nối Internet phải đảm bảo các thiết bị này hỗ trợ IPv6, giao cho Bộ TT&TT đưa chương trình đào tạo IPv6 vào các chương trình đào tạo; Xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp…

Cách đây tròn 1 năm nhân sự kiện hội thảo kỷ niệm “Ngày IPv6 Việt Nam” lần đầu, “Lễ khai trương dịch vụ IPv6 đánh dấu sự hình thành chính thức mạng IPv6 quốc gia và hàng loạt dịch vụ IPv6 được các nhà cung cấp dịch vụ công bố khai trương và sẵn sàng cung cấp cho khách hàng Việt Nam. Chương trình khai trương có sự tham gia của VNNIC, 6 nhà cung cấp dịch vụ Internet (VNPT, Viettel, FPT Telecom, Netnam, VTC, SPT), 20 chủ trang web, 5 nhà sản xuất thiết bị. Đặc biệt Bộ TT&TT là đơn vị đầu tiên triển khai IPv6 trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ (mic.gov.vn).

Thông tin thêm về tình hình ứng dụng IPv6 trên thế giới và Việt Nam, Trung tâm Internet Việt Nam cho biết sau 2 năm triển khai IPv6 trên thế giới đã đạt nhiều kết quả khả quan. 2500 website đã triển khai IPv6 trong đó có các website của các nhà cung cấp dịch vụ lớn Facebook, YouTube, Google, wikipedia, Yahoo… 57 nhà mạng cung cấp dịch vụ IPv6, hơn 10 nhà cung cấp thiết bị IPv6. Từ thời điểm tháng 6/2012 đã người sử dụng IPv6 đã tăng 0,6% - 3% người sử dụng đã đánh dấu được sự đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng IPv6 trên thế giới.

Ở Việt Nam mạng IPv6 quốc gia đang được duy trì với 10 ISP đã kết nối tới hệ thống VNIX trong nước và hàng chục hướng kết nối đi quốc tế. Về hệ thống DNS quốc gia, trong năm 2013 thống kê được tỷ lệ truy vấn bản ghi IPv6 trên hệ thống quốc gia là 17,6% tăng 4,2% so với năm 2012. Qua đo kiểm lưu lượng truy vấn IPv6 tại Việt Nam tăng trưởng 4%, đo kiểm qua DNS là trên 30 Gigabit/giây.

Cũng theo thống kê tại hệ thống lab của Trung tâm Thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương, tổng băng thông IPv6 quốc tế của Việt Nam tăng so với năm 2012 nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, băng thông trong nước qua mạng IPv6 quốc gia (hệ thống VNIX) còn thấp chứng tỏ vẫn chưa có IPv6 trao đổi giữa các ISP trong nước. Điều này phản ánh nội dung về IPv6 trong nước vẫn chưa phát triển.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng cho biết thực tế triển khai thực tế sản phẩm, dịch vụ IPv6 còn hạn chế, bước sang giai đoạn II triển khai thúc đẩy IPv6, Bộ TT&TT và Ban Công tác thúc đẩy IPv6 sẽ tập trung phổ cập các thiết bị đầu cuối hỗ trợ IPv6, các dịch vụ ứng dụng nội dung trên nền IPv6 tạo điều kiện khuyến khích người sử dụng đưa vào tiến hành chuyển đổi, đưa quá trình chuyển đổi IPv6 Việt Nam đi vào chiều sâu. Song song với đó, cần thiết tiếp tục công tác truyền thông nâng cao nhận thức xã hội về quá trình chuyển đổi IPv6.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh năm 2014 được xác định là năm bản lề của Giai đoạn II của kế hoạch chuyển đổi IPv6. Với tầm quan trọng đặc biệt này ngay trong Quý I năm 2014, Bộ TT&TT đã ban hành kế hoạch hoạt động năm 2014 của Ban công tác với một số nhiệm vụ trọng tâm: Rà soát kế hoạch hành động quốc gia về IPv6; xem xét bổ sung các nội dung liên quan đến doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm cung cấp nội dung; Ban hành các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn đánh giá tính sẵn sàng IPv6, các thiết bị hạ tầng thông tin mạng lưới của tổ chức doanh nghiệp; Xây dựng lộ trình đảm bảo các thiết bị viễn thông, CNTT sản xuất tại và nhập khẩu vào Việt Nam phải ứng dụng hỗ trợ công nghệ IPv6, phối hợp với các doanh nghiệp Viễn thông, Internet xây dựng mô hình mẫu triển khai IPv6 tại Việt Nam; Tiếp tục tổ chức các hội thảo, truyền thông IPv6

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng ngày IPv6 năm 2014, khóa đào tạo về lập trình trên nền IPv6 "CNP6 Certified Network Programmer" sẽ được tổ chức từ ngày 05/05 đến 07/05/2014 dành cho lập trình viên của các doanh nghiệp cung cấp nội dung, sản xuất phần mềm và các ISP, góp phần nâng cao kiến thức chuyên sâu về lập trình với IPv6, giúp các doanh nghiệp và tổ chức đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai các ứng dụng địa chỉ IPv6 trên thực tế.

HM

Tin nổi bật