Foreign market in Hanoi & charity - Chợ Tây ở Hà Nội và tấm lòng từ thiện
(ICTPress) - Wish this paper will fly with winds to come people and many readers will contribute to charitable works. - Mong rằng bài viết này cũng sẽ theo gió cuốn đi đến với nhiều bạn đọc và sẽ có thêm nhiều người cùng góp tay làm việc thiện.
Hiền Minh
Musican Trinh Cong Son had a song which I like so much, that is:
“Living in life needs a kind heart
For what, do you know
To fly with winds…”
And these winds carried us to Foreign Market in Hanoi, visited charitable stall and met Mrs. Neline Heindl Koornneef, who proposed initiative of charity and with her friends are performing this initative.
With the news from internet that foreign market only opens on every Saturday moring everyweek from 9am to 12h30 am at No.4 lane 67/72 To Ngoc Van Str., at 8h30am of a saturday we came to West Lake. Approach the road along lake, remains raindrops of Nesat storm with few little cold winds did not lessen our fervour. Nearby Water Park, without young people come to take photografts like in summer with blooming lotus flowers, in autumn West Lake lotus only have dark green old leaves, some of them are changing into brown; difficult to say that beautiful but their sloopy figure still lingers in romantic sentiment.
We turned To Ngoc Van Str., number 47 then number 57…and number 67 was here, but without any lane, in front of road was muddy, we decided to turn back the way to Sedona Suites then continue asking and finding. Saw a guardroom, we stoped and asked a young police in guardroom about foreign market. The young police smiled with a bit uneasy: “Foreign market? I don’t know.”. Oh, strangeness! We also smiled and said thank then continued finding ourself. Continued run about 100m, pass Egypt Embassy House and not yet pass gate of Sedona Suites, we saw lane No.67. Just turned the lane, we saw many people, some foreigners walked with childrens. Market is here! Parking is easy for motorbikes and cars, however many foreigners come this market by bike and walking.
Foreign market includes two zones, one for sale food and drink, one for handmade, souvenir and secondhand clothes…But the separation seems to be temporary, because clothes stall and sweet ginger tea stall sat side by side. We were invited to task a little of sweet ginger tea, it was pleasant drink in cold rain.
This market has two tens of stalls, every stall includes one or few tables with goods set on, customers can see and choose easily. Most busy stall were the place selling secondhand clothes for charity. Many customers crowded to see and buy. The simple cause was cheap price, only from 1 to 3 usd per secondhand dress or shirt or jeans… Cheap but almost of clothes had special and modern styles because their old owner were foreigners from many other countries, who collected their secondhand clothes for sale to take money for charity action.
In charity sale stall, clothes were very cheap but few customers liked bargain therefore sellers were very busy. Difficult to ask more information in this moment, we decided to see other stalls then come back charity stall later.
Charity sale stall |
Zone of food and drink had many customers, too, it includes stalls of wine, jams, sweets, green, cold meat, bee’s honey… Clean vegetables stall also attracted many buyers. The next table was for sale bread and sweet cake. Strong smell of bread and sweet cake spreaded all over in rainy and cold weather, charming and made a hungry sensation, they made me can not don’t think about buying and tasting few sweet cakes. But in the moment I withdrew money from my wallet, I saw a black fly was rushing directly then stop in a sweet cake, looked around then few other flies were flying timidly to find stop points. Ui ah, that was difficulty for determining “what is clean”! Truly, black fly made me keep money and forget taste of sweet cakes in this market.
We came back secondhand clothes stall, many customers gone out and many clothes were sold, young seller had free time to talk with us. She introduced more information about next stall of secondhand books, which are collected for sale to take charity money and she is a volunteer of this charitable team. When we asked more information for writing a paper in ICTPress and for introduction about charity stall with our friends, she diligently called other man to guide us meet Mrs. Neline - leader of charitable team.
Mrs. Neline Heindl Koornneef is Austria Ambassador’s wife, she proposed initiative of charity and with her friends are performing collection of secondhand clothes, books for sale to take money help poor childrens. The charity is called "New Beginnings - caring for kids in Vietnam". It symbolizes a new beginning for the secondhand clothes and a new beginning for childrens in need. They use money from sale of secondhand clothes to buy and donate essential items to childrens of a Charity-Center in ChucSon, HaTay. Mrs Neline said about idea support childrens of charity center in SonLa province but the way is very far therefore she and her friends can not visit usually. ChucSon charity center is nearby Hanoi then she can visit and donate monthly.
Mrs. Neline Heindl Koornneef, leader of charity team |
Collection and sale of secondhand clothes to take charity money are interesting initiative. With experience from charity actions before, manytime we were anxious when some secondhand clothes were not suitable for poor childrens. Sparkling styles of few secondhand dresses made poor little girls of charity school charmed but hesitated to wear; but if sell those clothes in this market then many customers want to buy them by special styles; and money from sale can buy more essential gifts for poor childrens.
Honest smile lighted in Neline’s face when she said about her works with friends to help poor childrens, smile of kind heart with happy feeling when bring enjoy to others. Kind heart fly with winds and carried us to meet her and charity team. Wish this paper will fly with winds to come people and many readers will contribute to charitable works./.
CHỢ TÂY Ở HÀ NỘI VÀ TẤM LÒNG TỪ THIỆN
Hiền Minh
Có một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà tôi rất thích, đó là:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì, em biết không
Để gió cuốn đi…”
và cơn gió ấy đã cuốn chúng tôi đến với Chợ Tây ở Hà nội, đến với gian hàng từ thiện gặp chị Neline Heindl Koornneef, người đưa ra ý tưởng và đang cùng các bạn bè thực hiện ý tưởng đó.
Theo các thông tin đọc được trên mạng, chợ Tây họp chỉ vào sáng thứ 7 hàng tuần từ 9h đến 12h30 tại số 4 ngõ 67/72 đường Tô Ngọc Vân, từ 8h30 chúng tôi đã có mặt ở Hồ Tây. Men theo con đường ven hồ, những giọt mưa sót lại của cơn bão số 5 Nesat kèm theo một ít gió lạnh khiến hàng liễu ven hồ nghiêng ngả nhưng không làm chúng tôi bớt hăng hái chút nào. Gần công viên nước, không còn các bạn trẻ tấp nập đến chụp ảnh như khi sen nở rộ lúc đầu hè, sen Tây Hồ chỉ còn lại những chiếc lá già xanh sẫm và nhiều chiếc đang ngả sang màu nâu, khó nói rằng đẹp nhưng cứ đọng lại nét xao xuyến khiến người ta nao lòng.
Chúng tôi rẽ lên đường Tô Ngọc Vân, số 47 rồi 57…và 67 đây rồi nhưng không có con ngõ nào cả mà phía trước thì đầy bùn đất, thôi quay lại rẽ vào đường dẫn đến khu ngoại giao Sedona Suites xem sao. Nhìn thấy một chốt gác của công an ngay gần đầu lối rẽ, chúng tôi dừng lại hỏi chú công an trẻ măng đang ngồi trong chốt gác xem đường đến Chợ Tây phố Tô Ngọc Vân đi thế nào. Chú công an cười ngượng nghịu: “Chợ Tây hả chị ? Em không biết đâu”. Ơ lạ nhỉ, thôi thì cũng đành cười cảm ơn đáp lễ rồi lên xe tự đi tìm tiếp vậy. Đi thêm khoảng gần trăm mét nữa, qua Đại sứ quán Ai cập, chưa đến cổng vào khu Sedona Suites, ngõ 67 đây rồi. Vừa vào ngõ đã thấy người đi lại tấp nập, nhiều người nước ngoài dắt cả các cháu bé đi cùng. Chợ đây rồi. Chỗ để xe máy và cả xe ô tô nữa khá thuận tiện cho khách đến chợ, tuy nhiên khá đông khách người nước ngoài đến chợ bằng xe đạp và đi bộ.
Chợ Tây bao gồm hai khu xinh xắn, một bên bán thức ăn và đồ uống và một bên bán hàng thủ công, đồ lưu niệm và quần áo…Tuy nhiên sự phân bố có lẽ chỉ mang tính tương đối bởi ngay cạnh bàn bán quần áo từ thiện là quầy bán trà gừng. Chúng tôi được mời dùng thử một chút trà gừng ngọt và ấm, cảm giác thật dễ chịu sau khi đã đi một quãng đường trong mưa lạnh.
Chợ có khoảng hai chục quầy hàng, mỗi quầy chỉ là một vài chiếc bàn đơn giản với hàng hóa được đặt lên để lên để người mua có thể xem và chọn thoải mái. Quầy hàng đông nhất chính là hàng quần áo cũ bán để lấy tiền làm từ thiện. Rất đông người xem và mua tíu tít. Đơn giản vì giá rất rẻ, chỉ 20 nghìn đến 50 nghìn đồng một chiếc áo hay quần, váy, khăn đã qua sử dụng nhưng nhiều chiếc lại có kiểu dáng độc đáo và rất “tây” bởi chủ của những món đồ cũ đó hầu hết là người nước ngoài quyên góp lại bán để lấy tiền ủng hộ trẻ em nghèo Việt Nam. Giá rẻ thế nhưng có người mua vẫn mặc cả rộn ràng khiến các cô bán hàng rất bận bịu, chắc khó có thể hỏi thêm thông tin gì vào lúc này, bởi vậy chúng tôi quyết định đi xem các quầy hàng khác rồi quay lại khi vãn khách.
Quầy bán rau cũng thu hút đông khách không kém |
Khu bán thực phẩm cũng khá đông với các quầy bán mứt, rượu, thịt đông lạnh đóng gói, mật ong rừng… Quầy rau sạch đông người mua hơn cả. Cạnh đó là mấy chiếc bàn bán bánh mỳ, bánh ngọt. Mùi thơm ngào ngạt của những cái bánh mỳ, bánh ngọt tỏa ra trong tiết trời se lạnh kèm theo mưa thật quyến rũ dễ khiến người ta cảm thấy đói lòng và tôi không thể không nghĩ đến việc mua ăn thử xem có ngon không. Nhưng đang lúc rút tiền từ ví, tôi kịp nhìn thấy một chú ruồi đen xông xáo bay thẳng vào đậu lên chiếc bánh ngọt, nhìn quanh thì còn có vài chú ruồi khác có vẻ rụt rè hơn đang vòng vèo tìm chỗ đỗ xuống. Ôi a, thế này thì thật khó định nghĩa thế nào là sạch! Quả thật là chú ruồi xông xáo này đã khiến tôi rụt tay rồi cất tiền trở lại ví và quên hẳn ý định nếm thử bánh ở chợ thực phẩm sạch này xem sao.
Quầy bánh mỳ... đuổi ruồi |
Chúng tôi quay trở lại quầy bán quần áo cũ, đã vãn khách và cũng vãn hàng, cô bán hàng đã có thời gian để trò chuyện với chúng tôi. Cô giới thiệu thêm về quầy sách cũ kế bên quầy quần áo cũng là sách được quyên góp để bán lấy tiền ủng hộ trẻ em nghèo và cô cũng là một tình nguyện viên tham gia việc bán hàng góp công sức vào việc làm từ thiện. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn có thêm thông tin để đưa lên ICTPress và giới thiệu với bạn bè tham gia vào việc làm từ thiện, cô sốt sắng gọi người đưa chúng tôi sang gian bên cạnh để gặp chị Neline, trưởng nhóm từ thiện.
Là phu nhân của Đại sứ Áo tại Việt Nam, chị Neline là người đưa ra sáng kiến rồi cùng bạn bè thực hiện việc quyên góp quần áo cũ, sách cũ đem bán để lấy tiền giúp trẻ em nghèo. Sáng kiến từ thiện này được gọi là “Những khởi đầu mới - cần cho trẻ em Việt Nam”. Cách gọi này tượng trưng cho sự khởi đầu mới của những quần áo đã qua sử dụng và sự khởi đầu mới của những trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn. Số tiền thu được từ các phiên chợ trước đã được chị Neline và các bạn của chị mua các vật dụng thiết thực tặng một Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, tàn tật, hoàn cảnh khó khăn ở Chúc Sơn, Hà Tây. Chị Neline cũng kể về ý định hỗ trợ cho một Trung tâm trẻ mồ côi ở Sơn La nhưng vì đường xa nên chị và các bạn của mình khó có thể đến thường xuyên. Trung tâm nuôi dạy trẻ ở Chúc Sơn, Hà Tây thuận lợi hơn bởi gần Hà Nội nên hàng tháng chị có thể đến thăm và tặng quà.
Việc tổ chức quyên góp quần áo cũ bán lấy tiền từ thiện là một sáng kiến thú vị. Có kinh nghiệm từ việc tham gia các hoạt động từ thiện trước đây, nhiều lần chúng tôi không khỏi băn khoăn khi thấy quần áo cũ đem tặng có vẻ không phù hợp với hoàn cảnh người nhận. Những chiếc áo váy áo cũ nhưng vẫn long lanh diêm dúa khiến các cháu gái ở trung tâm trẻ mồ côi rất thích nhưng ngại ngần không dám mặc, tuy nhiên nếu đem những váy áo đó đến khu chợ này thì sẽ có nhiều khách hàng sẽ chọn mua bởi kiểu dáng độc đáo và số tiền bán được dù bé nhỏ nhưng vẫn có thể sắm được những vật dụng thiết thực hơn cho các cháu.
Nụ cười đôn hậu sáng bừng trên khuôn mặt tươi tắn của Neline khi chị kể về những điều mà chị và bạn bè đã thực hiện được cho các trẻ em nghèo, nụ cười của một tấm lòng đầy thiện tâm với cảm nhận hạnh phúc khi đem niềm vui đến cho người khác. Thiện tâm đó đã theo gió cuốn đi và mang chúng tôi đến với chị và nhóm từ thiện của chị. Mong rằng bài viết này cũng sẽ theo gió cuốn đi đến với nhiều bạn đọc và sẽ có thêm nhiều người cùng góp tay làm việc thiện./.