Tokyo: 11 điều nên biết trước khi đến
(ICTPress) - Sau các thảm họa thiên nhiên và hạt nhân năm 2011, du lịch đang trở lại Tokyo.
Cơ quan Du lịch quốc gia Nhật Bản cho biết 21% số lượng khách du lịch đến Tokyo đã tăng từ tháng 1 đến tháng 8/2013 so với cùng kỳ năm 2012.
Làn sóng khách du lịch mới tăng một phần nhờ việc Tokyo dành được quyền đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè 2020 và những nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Mùa thu là thời điểm lý tưởng để đến thăm thủ đô Tokyo.
Sanja Matsuri (những thiếu nữ biểu diễn ở đây) được xem là một trong những lễ hội Shinto lạ lùng và lớn nhất của Tokyo |
Sự oi bức ngột ngạt của mùa hè đã đi qua, màu sắc mùa thu mang lại sức sống cho nhiều công viên của Tokyo, sự nồng nhiệt, thực phẩm theo mùa và thời trang tươi mới ở Nhật Bản rộn ràng trên các con phố.
Từ những khu vườn tĩnh lặng, hàng thế kỷ đến các quán ăn ồn ào, dưới đây là những thông tin bạn cần biết trước khi tới thủ đô sầm uất của Nhật Bản - Tokyo.
1. Không trả tiền tip
Dịch vụ chu đáo là nguyên tắc ở Nhật Bản, một phần của văn hóa tận tụy đến mến khách được gọi là tinh thần “omotenashi” (cư xử nồng nhiệt).
Tiền tip không có ở taxi, salon tóc, người gác cổng hay người phục vụ ở quầy rượu.
Không chỉ tiền típ mà họ cũng không được nhận. Một số hóa đơn nhà hàng sẽ bao gồm một phí dịch vụ.
Nếu bạn để lại tiền, dù nhiều hay ít, bạn đừng ngạc nhiên nếu người phục vụ đuổi theo xuống tận phố để trả lại.
2. Đi bộ đúng đường là đi bên trái
Người đi bộ đi theo quy tắc không thành văn ở bên tay trái. |
Với 35 triệu dân, Tokyo lớn hơn là một trong những trung tâm đô thị đông đúc nhất trên thế giới nhưng vẫn luôn rất trật tự. Mọi người đợi cho tới khi đèn chuyển màu mới băng qua đường.
Người đi bộ đi bên các lề đường đi bộ rộng theo một quy tắc không thành văn là ở bên trái hầu hết là theo thứ tự (cũng bên trái).
Ngoại trừ: ở các thang máy ở Tokyo, đứng bên trái và đi bộ bên phải (xung quanh Osaka, phép xã giao thang máy chỉ có ở đây).
3. Uống bên ngoài, hút thuốc bên trong
Không gian càng chật, bạn càng chỉ được phép hút thuốc trong đó.
Nhiều loại tàu đầu tròn có riêng khoang dành cho hút thuốc.
Mặt khác, hút thuốc bị cấm ở nhiều lề đường (hãy để ý biển hiệu ở bên lề đường), trừ xung quanh các hộp tàn thuốc công cộng.
Những nhóm tuần tra sẽ dừng những ai vừa đi vừa hút thuốc hay còn gọi là aruki-tabako.
Mở một chai bia hay một hộp nước hoa quả, boozy chu-hai trên đường đi hoặc đi xe lửa về nhà, tuy nhiên, là một truyền thống đã có từ lâu.
4. Một thẻ có thể đi mọi loại tàu và xe bus
Hệ thống xe lửa Tokyo thực tế là một mạng lưới của ba công ty xe lửa. Trước đây, mỗi hệ thống yêu cầu một loại vé riêng. Giờ đây các thẻ Suica và Pasmo có thể nạp tiền cho phép người đi xe lửa có thể quẹt ra và vào mọi loại tàu.
Một loại thẻ có thể đi mọi loại tàu và xe bus |
Vào tháng 3/2013, thanh toán vé thậm chí còn thuận tiện hơn nữa - chỉ cần một chiếc thẻ có thể đi xe lửa hay xe bus dọc khắp đất nước. Bạn có thể mua được một chiếc ngay khi bạn đến Tokyo từ bất cứ máy bán vé nào. Thẻ có giá 500 yên (hơn 5 USD một chút) cũng có thể trả lại.
Bạn có thể tiết kiệm không chỉ chi phí của vé mà còn bạn có thể giữ lại chiếc thẻ như một vật kỷ niệm.
5. Có những khu yên tĩnh ở mọi nơi
Từ những ngôi đền thấp thoáng giữa các tòa nhà (Đền Hanazono ở Shinjuku là một điểm đến yêu thích trong số này) tới con kênh được dựng lên bằng cây chạy theo chiều dài của Nakameguro, chưa bao giờ bị ồn ào trong một thành phố bận rộn.
Có một nơi yên tĩnh như đền Hanazono |
Những con phố quanh co có người dân sinh sống được bao bọc bởi những vườn cây leo tường thường là một nơi tách biệt khỏi những con phố chính đông đúc.
Nếu bạn đi đường vòng xuống một con phố nhỏ không có tên (phần lớn các con phố Nhật Bản không được đặt tên) bạn sẽ có các cơ hội khám phá một tiệm café nhỏ bé, một dự án nghệ thuật hàng xóm quanh co hay một nhóm căn hộ cao cấp siêu hiện đại và kiến trúc cổ hơi ọp ẹp.
6. Những nhà tắm kiểu Nhật Bản
Những nhà tắm công cộng hay sento, là một còn gì đó còn lưu lại khá dễ chịu với thời gian khi phần lớn các gia đình đều không còn bồn tắm.
Dù là một nơi hiện đại, sáng sủa ở Omotesando với nước sủi bọt và xà phòng lạ lùng hay một phòng tắm hàng xóm cọt kẹt với máy sấy tóc phải nét đồng xu được cài chốt xuống dưới tận sàn kể từ những năm 1960. Tất cả các phòng tắm công cộng có già 560 yên.
Hiệp hội phòng tắm Tokyo đang nỗ lực gấp đôi để biến các phòng tắm thân thiện với người nước ngoài trước Thế vận hội bằng cách quảng bá những tấm biến hướng dẫn và quy định bằng 4 ngôn ngữ.
7. Bạn luôn nghe thấy từ 'chào mừng'
Sau một vài ngày ở Tokyo, bạn có thể tự hỏi “Điều gì họ luôn luôn nói khi tôi bước vào?”
Dù đó là những người mồ hôi nhễ nhại, mặc tạp dề đang cùng hò hét khi bạn bước vào một izakaya (các nhà hàng sôi động phục vụ rượu với rất nhiều món ăn nhỏ) hay một người phụ nữ đội mũ ni hoàn toàn đang lẩm bẩm khi bạn bước vào sự yên tĩnh của một cửa hàng quần áo nhỏ, họ đều nói "Irasshaimase".
Đó là một cách nói lịch sự của "chào mừng bạn đến" (welcome).
Mặc dù bản năng của bạn có thể không trả lời - “Cảm ơn?” “Xin chào?” - người dân địa phương không đòi hỏi sự trả lời. Một chút trả lời thân thiện cũng không sao.
8. Sushi thực sự là tuyệt vời
Việc đấu giá cá ngừ nổi tiếng ở chợ Tsukiji bắt đầu sau 5 giờ sáng, nhưng 120 vé miễn phí của ngày hôm đó thường đã được dành lấy từ trước 4 giờ sáng.
Dù bạn có đến đấu giá hay không, chợ và các cửa hàng xung quanh sôi động xung quanh thời điểm đó - đây là nơi tuyệt vời nhất để thưởng thức một đĩa sushi tươi nhất của buổi sáng sớm mà bạn từng được nếm.
Sushi sẽ không bao giờ có vị như ở Tokyo khi bạn rời Tokyo. |
Bạn không cần phải đến sớm, nhưng nhiều cửa hàng trong số hàng trăm cửa hàng đóng cửa vào lúc 1 giờ chiều.
Đến đây và bạn nữa sẽ là một trong những người thưởng thức không thể chịu đứng đó, những người không thể ăn sushi khi trở về nhà mà không thể nói “Thật tuyệt vời nhưng không có gì giống như maguro tôi đã thưởng thức ở Nhật Bản”.
Nhưng hãy nhanh chóng - khu chợ lâu đời này sẽ dự định đóng cửa vào cuối năm 2013. Một khu chợ mới sẽ được mở cách đó vài km vào năm 2014.
9. Hiếm có WiFi miễn phí
Trong khi một số nơi có WiFi là chuyện đơn giản và miễn phí đang ngày càng nhiều, truy cập không phải là điều gì đó mà bạn có thể dễ dàng.
Các biển hiệu khắp nơi thông báo WiFi miễn phí - nếu bạn đã đăng ký với một nhà cung cấp.
Thậm chí ở những nơi như Starbucks nếu bạn muốn vào WiFi miễn phí cũng cần phải khởi tạo một tài khoản trước.
Thay cho việc thuê một chiếc thẻ SIM, nhiều khách du lịch thấy rằng thuê một WiFi túi tại sân bay để sử dụng với smartphone riêng của họ là cách tốt nhất để vào mạng.
10. Thịt lợn muối xông khói ở mọi nơi
Nhật Bản có một truyền thống lâu dài về cách nấu nướng theo nhà Phật được gọi là shojin ryori. Nó đòi hỏi sự chuẩn bị và sự phục vụ chu đáo bằng đồ gốm và sơn đẹp.
Thật đáng để trải nghiệm (nhà hàng Itosho ngôi sao của Michelin là nổi tiếng) và được đảm bảo là người ăn chay nhưng khá đắt và mất thời gian.
Không phải là một thành phố dễ dàng cho những người ăn chay |
Đối với một bữa ăn chanh nhanh chóng, bạn thường là người thận trọng. Một “sandwich rau có thể là một miếng giăm bông giấu trong đó, và mì ống “không thịt” có thể được rải với những khoanh thịt lợn muối xông khói. “Thịt” có xu hướng “thịt bò”.
Đọc qua một danh sách mọi sản phẩm động vật là cách chắc chắn để bạn có thể tránh. Và salad khoai tây của bạn có có thể có thịt lợn muối xông khói.
11. Những chiếc ô trong suốt là những chiếc ô tốt nhất
Trong mỗi chuyến đi có thể bạn sẽ dính đôi chút hạt mưa.
Nếu bạn ở Nhật Bản khi đó, bạn là người may mắn - đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn sử dụng một chiếc ô trong suốt. Đây là một sự sáng tạo giản đơn, bạn có thể tự hỏi tại sao họ không sử dụng ô khác như ở nhiều nơi.
Những cái ô trong suốt là những cái ô tốt nhất |
Một khi mưa rơi, bạn sẽ tìm thấy những chiếc ô này ở mọi nơi.
Những cửa hàng tiện dụng sẽ đặt bán những chiếc ô này ở cửa. Mỗi chiếc 300 - 500 yên.
Người bán hàng sẽ mở chiếc ô ngay cho bạn nếu bạn đang muốn dùng ngay. Giữ thật chặt nhưng có thể mất dễ dàng; những chiếc ô là một thứ mà thường xuyên bị lấy cắp ở Tokyo.
Nếu chiếc ô của bạn có bị mất, thì xem đó như là một chuyến đi.
Thùy Dương
Theo CNN