7 đặc điểm không tìm thấy ở châu Á nhưng có ở thung lũng Silicon

(ICTPress) - Có một vài điều khá độc đáo về thung lũng Silicon nhưng bạn không tìm thấy ở châu Á.

Những điều này đóng một vai trò lớn trong việc công ty mới loại nào tham gia vào hệ sinh thái. Mặc dù thời hoàng kim của châu Á vẫn chưa tới, và thung lũng Silicon vẫn là một thánh địa Mecca không phải bàn cãi của những công ty mới, chúng ta hãy xem xét những điều có vẻ mơ hồ của một văn hóa độc đáo ở châu Á. Dưới đây là 7 điều ở thung lũng Silicon mà bạn không thấy có ở châu Á:

Ảnh: Justin Wyne

1. Văn hóa chấp nhận cái mới mạnh mẽ

Tôi ngồi với một nhóm bạn không phải là dân công nghệ vào một ngày, khi một người trong số họ bỗng rút ra chiếc iPhone của cô và nói “Hỡi các bạn, hãy kiểm tra ứng dụng mới được gọi là VendMo, cho phép bạn có thể chuyển tiền tới các bạn bè của bạn sau khi bạn nhận được hóa đơn”. Tôi đã bị thôi miên. Bạn không thấy tình huống này ở Việt Nam. Phần lớn thời gian, nếu bạn sẽ nghe thấy những chuyện tương tự ở châu Á, bạn có thể thè lưỡi với những người làm công nghệ khác. Ở San Francisco, các công ty non trẻ có ưu điểm lợi thế là có thể nhận thấy những người chấp nhận cái mới đều giàu có.

Không có sự may mắn như thế ở châu Á. Còn hơn cả không, các ý tưởng tắt lụi trước khi các ý tưởng đó có thể được triển khai bởi vì không có văn hóa chấp nhận cái mới. Có thể là một ý tưởng tuyệt vời nhưng không ai muốn thử. Có nghĩa là các công ty non trẻ thực hiện ý tưởng phải làm việc cật lực để chắc chắn ý tưởng của họ thực sự có giá trị cho cả doanh nghiệp hay khách hàng. Các công ty non trẻ ở thung lũng Silicon liệu có làm việc phù phiếm như thiết kế UX, các sách lược tiếp thị thú vị hay như chúng ta thấy tại một cuộc thi sản phẩm phần mềm trong thời gian ngắn (Hackathon) của TechCrunch Disrupt, các ý tưởng ban đầu như TitStare.

2. Mong muốn chia sẻ và cùng phát triển

Tôi ngả mũ chào công chúng thung lũng Silicon: họ thực sự quan tâm lẫn nhau theo cách tôi không thấy có ở châu Á. Không kể đến Apple, bạn chỉ phải dành một vài giờ ở Quora và chủ đề các công ty non trẻ ở đây và bạn sẽ thấy bao nhiêu người mong muốn thông tin về làm cách nào để thành lập công ty mới, văn hóa công ty mới, các thử nghiệm và các vất vả của một người đang cố gắng thành lập công ty. Con người ở thung lũng Silicon, được nuôi dưỡng ở trung tâm văn hóa thoải mái của California, đã được gây dựng là sự chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

Ở châu Á, chúng tôi chắc chắn thấy một số khác biệt, với kinh nghiệm là bắt buộc, nhưng văn hóa châu Á không chỉ là non nớt trong cách làm việc với nhau mà còn ở tính cách phòng thủ để cạnh tranh. Nếu bạn có dịp gặp gỡ các cộng đồng non trẻ châu Á, bạn sẽ từ từ được nghe tất cả các câu chuyện chẳng ăn nhập của từng người. Về cơ bản, điều này hạn chế cách phát triển chúng ta thấy ở thung lũng Silicon. Ở đây mọi thứ được bỏ sang một bên và cảm giác chung là mọi người đều có thể giúp đỡ lẫn nhau do đó tất cả cùng thành công. Tóm lại tất cả đều cùng có lợi.

3. Thất bại là mẹ của thành công

Mọi người đã và vẫn lặp lại câu nói này thường xuyên và đó là câu vì ý tốt. Thất bại, ở châu Á vẫn là một hổ thẹn. Như nhà đầu tư đáng kính Dave McClure đã phát biểu ở Nhật Bản: “Liệu có ai ở vào một ví trí cao mà gặp thất bại để người khác có thể học hỏi được cách để thất bại”. Không ai muốn thất bại nhưng điều này ăn sâu vào tiềm thức văn hóa châu Á. Nói một cách khác, nó không thể một sớm một chiều mà có thể tiếp nhận văn hóa mới.

Ảnh: TVrage.com

4. Mọi người đều muốn giúp đỡ nhau

Với hầu hết mọi người tôi gặp trong chuyến đi này, dù đó là một lính mới hay là một nhà đầu tư hay một nhà báo, ai ai cũng muốn giúp tôi theo cách nào đó. Và tôi đã nhận thấy rất nhanh là họ giúp đỡ bất cứ ai họ gặp.

Cạnh tranh như ở châu Á, thì việc giúp ai đó cũng có thể là giúp đỡ cho một đối thủ tiềm năng. Nhưng con người không thể nhìn vào quá khứ mà nhìn các lợi ích dài hạn.

5. Thung lũng Silicon là một mảnh đất của hạ tầng

Mỗi lần tôi đến Mỹ, Mỹ vẫn chính xác như vậy. Phong cảnh không thay đổi nhiều trừ thêm một vài quán café Starbucks mới và một công trình hay một bức tượng mới đâu đó. Các văn phòng vẫn có điện thoại cố định và mọi người lái xe vẫn ở trên các đường cao tốc đó. Mọi thứ đều đặn như đồng hồ. Đó là nền tảng vững chắc mà các công ty non trẻ ở thung lũng Silicon có thể gây dựng ở đó.

Uber là một ví dụ điển hình của việc này. Công ty này tận dụng các nguồn lực và con người hiện tại và hình thành một mô hình doanh nghiệp mà đứng vững trên nền hạ tầng đã có sẵn.

Ở châu Á, đặc biệt ở các nước đang phát triển, hãy quên đi hạ tầng. Quên đi việc sử dụng điện thoại cố định và cao tốc có sẵn. Các công ty mới ở châu Á đang phải xây dựng cho một mảnh đất không có hạ tầng, do đó họ buộc phải làm hạ tầng cho chính họ. Nhắn tin là một ví dụ tuyệt vời của việc châu Á bỏ qua cố định đi thẳng vào các công nghệ mới mà thế giới phương tây chỉ bắt kịp vài năm qua. Và hiện tại, chúng ta đang chứng kiến những ví dụ rất riêng của việc này với thanh toán, logistic và thương mại điện tử đang ở tuyến đầu.

6. Các công ty non trẻ ở thung lũng Silicon tạo ra các vấn đề để giải quyết bởi vì họ không có bất cứ vấn đề nào

Các vấn đề đầu tiên của thế giới gồm không mua trứng theo cách bạn muốn và mất thêm vài phút để vẫy được taxi mà bạn muốn. Nếu bạn để ý người du lịch Mỹ bỏ qua châu Á, thậm chí khá sức sống. Họ phàn nàn về những điều mà người địa phương cho là bình thường. Trong khi chat với Kevin Chen từ Technode, anh đã nhận xét trên Spinlister, một công ty mới xuất hiện tại Disrupt, đó là công ty tư nhân Airbnb về những xe đạp. “Họ đang tìm kiếm những vấn đề để giải quyết”.

Ở châu Á, chúng ta có nhiều vấn đề hơn là chúng ta có thể dự tính. Có quá nhiều trái cây mọc thấp để công ty mới hái nhưng phần lớn đã bị ủng.

7.  Các giấc mơ hệ sinh thái là vô cùng, vô cùng lớn

Tôi lúc đầu xem xét câu “những người sáng lập mơ giấc mơ thực sự, thực sự lớn” khi tôi nhớ đến Mark Zuckerberg đã chỉ muốn có một mạng xã hội cho những sinh viên vào những ngày đầu. Và như Paul Gramham từng nói, khởi đầu với một vấn đề nhỏ thực tế là cho dài hạn hơn. Do đó, trong nhiều cách, đó là toàn bộ hệ sinh thái hoàn toàn xung quanh những người sáng lập này mà kết thúc khởi đầu từ mơ ước lớn.

Bong bóng và đại dương

Mọi thứ trên thế giới này là một con dao hai lưỡi. Bong bóng của thung lũng Silicon cũng là một tài sản lớn nhất. Tất cả những thành tố trên cộng lại tạo nên thung lũng hùng mạnh như ngày nay. Loo Cheng Chuan, lãnh đạo của Cuộc sống nội địa và cuộc sống số của Singtel, đã thâm nhập vào nơi thung lũng Silicon có lợi thế so với châu Á và tất cả đều thực. Một mặt khác, bong bóng của thung lũng Silicon đã tạo ra đôi chút biệt lập. Sau tất cả, khi người Mỹ nghĩ tới World Series, thực sự chỉ có Mỹ và Canada.

Với châu Á, thời điểm sẽ tới. Chỉ khoảng 4 thành phố châu Á là được chú ý trên toàn cầu trong hệ sinh thái công ty mới toàn thế giới. Nhưng nền móng vẫn thách thức. Các công ty châu Á mới buộc phải bơi trong một đại dương để tồn tại. Những công ty đó có thể bơi nhanh nhờ động lực sinh tồn.

Đỗ Anh Minh

techinasia.com

Tin nổi bật