Thế nào là một thành phố thông minh?

(ICTPress) - Một thành phố thông minh có thể được định nghĩa là một thành phố “tri thức” (knowledge), “số” (digital), “mạng” (cyber) hay “kinh tế” phụ thuộc và các mục tiêu do các nhà hoạch định ở các thành phố hình thành.

Các thành phố thông minh là những thành phố hướng tới xã hội và kinh tế. Các thành phố thông minh giám sát hạ tầng trọng yếu trong đó có cầu, đường, đường hầm, đường sắt, xe điện ngầm, sân bay, cảng biển, thông tin liên lạc, nước, điện, thậm chí là các tòa nhà lớn, để tối ưu các nguồn lực và an ninh. Và các thành phố này tối đa các dịch vụ cho các công dân, mang tới một môi trường bền vững thúc đẩy hạnh phúc và no ấm. Các dịch vụ này dựa trên hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) (ICT).

Về mặt cấu trúc mà nói, một thành phố thông minh là một hệ thống của các hệ thống cùng vận hành khớp với nhau. Việc tương hợp của nhiều hệ thống dựa trên tính mở và chuẩn hóa - những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng một thành phố thông minh. Không có tính mở và chuẩn hóa, một dự án thành phố thông minh trở nên hỗn độn và tốn kém. Các công nghệ cấu thành của một thành phố thông minh gồm các mạng quang tốc độ cao, cảm biến, cố định và di động cần thiết để khả thi các lợi ích như các hệ thống thông minh, mạng lưới thông minh và nối mạng gia đình.

Mối quan hệ của một thành phố thông minh với các công dân của thành phố là những gì để phân biệt với một thành phố truyền thống. Các dịch vụ ICT của các thành phố truyền thống là không thể phản ứng với các bối cảnh xã hội, kinh tế và văn hóa đang theo đổi nhanh chóng nhưng các dịch vụ của thành phố thông minh thì có thể. Do vậy, một thành phố thông minh trên hết là một thành phố hướng tới con người, phụ thuộc vào một hạ tầng ICT và sự phát triển đô thị liên tục, luôn luôn tính đến sự bền vững môi trường và kinh tế (hình dưới).

Các thành phố thông minh trên khắp thế giới

Các thành phố thông minh có thể là những thành phố mới được xây dựng thông minh ngay từ đầu hoặc các thành phố được hình thành vì một mục đích đặc biệt (như một thành phố công nghiệp hay một công viên khoa học) - phổ biến nhất - là một thành phố hiện tại được thông minh theo từng bước. Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã bắt tay vào các dự án thành phố thông minh, gồm Seoul, New York, Tokyo, Thượng Hải, Singapore, Amsterdam, Cairo, Dubai, Kochi và Malaga. Xem xét tỷ lệ sáng tạo hiện nay, có thể thấy trong thập kỷ tới, các mô hình thành phố thông minh sẽ ngày càng nhiều và là các chiến lược phổ biến cho sự phát triển của thành phố.

Các dự án thành phố thông minh hiện tại cũng rất khác nhau. Mục tiêu của thành phố Amsterdam là đạt được sự bền vững môi trường hơn thông qua các hoạt động thông minh hơn, sử dụng các công nghệ hiện đại trong nỗ lực giảm khí thải và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Các thành phố khác hướng tới một phạm vi rộng các chức năng thành phố thông minh, với công nghệ mọi nơi thông minh đóng một vai trò trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống công dân. Hai ví dụ điển hình của chiến lược này là thành phố mọi nơi của Hàn Quốc (u-City), được công bố năm 2004, và thành phố T của Deutsche Telekom (Viễn thông Đức) được công bố năm 2006. Thành phố Seoul thông minh hướng tới một thành phố được quản trị thông minh hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn cho mọi công dân của thành phố này.

Các thành phố này đặt ra các ưu tiên riêng, nhưng tất cả các thành phố thông minh có 3 đặc điểm quan trọng.

Đầu tiên là hạ tầng CNTT-TT. Bảo an hạ tầng CNTT-TT thế hệ kế tiếp là quan trọng đối với sự thành công của các dịch vụ thành phố thông minh hiện thời và đối với các nhu cầu dịch vụ tương lai dự báo trước.

Thứ hai, thành phố phải có khung quản trị tích hợp và được định nghĩa chuẩn. Nhiều hệ thống thông minh phải vận hành đồng bộ chỉ nhờ việc bám sát chặt chẽ các chuẩn chung.

Thứ ba, một thành phố thông minh cần những người sử dụng thông minh. CNTT-TT là những công cụ để khả thi một thành phố thông minh, nhưng sẽ không hữu ích nếu không có những người sử dụng say mê công nghệ có thể tương tác với các dịch vụ thông minh. Một thành phố thông minh không chỉ tăng việc tiếp cận các thiết bị thông minh ở các cấp độ thu nhập và nhóm tuổi, mà còn cho phép tiếp cận giáo dục nhờ sử dụng các thiết bị này. Một thành phố thông minh cần một mạng lưới gồm những người sử dụng thiết bị thông minh, với những công dân của thành phố cần và sáng tạo các dịch vụ họ thấy giá trị nhất.

Chuẩn hóa cho các thành phố thông minh

Mặc dù việc chuẩn hóa trong việc hình thành các thành phố thông minh là quan trọng, một loạt các hoạt động đang được nhiều tổ chức tiến hành. Ví dụ, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đang xem xét các tiêu chuẩn của một thành phố thông minh nhờ một nhóm chuyên về “các thông số hạ tầng của cộng đồng thông minh. Ban Tiêu chuẩn hóa Viễn thông của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU-T) đã thành lập Nhóm chuyên để về các thành phố thông minh bền vững để đánh giá các yêu cầu chuẩn hóa của các thành phố hướng tới thúc đẩy sự bền vững xã hội, kinh tế và môi trường thông qua việc tích hợp ICT vào các hạ tầng và hoạt động của họ.

QM

Nguồn: ITU

Tin nổi bật