Việt Nam xếp hạng 81/152 quốc gia về chỉ số phát triển ICT
(ICTPress) - Việt Nam xếp hạng thứ 81/152 quốc gia về Chỉ số IDI, tăng 10 bậc, tăng giá trị chỉ số IDI lên 28%.
Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) vừa ra mắt ấn bản Measuring Information Society (Tạm dịch: Đo lường Xã hội Thông tin) 2011. Mỗi năm ấn bản này đưa ra Chỉ số phát triển ICT (ICT Development Index - IDI) và Rổ giá ICT (ICT Price Basket - IPB) – hai công cụ chuẩn để giám sát các phát triển ICT trên toàn thế giới.
Việt Nam xếp hạng thứ 81/152 quốc gia về Chỉ số IDI, tăng 10 bậc, tăng giá trị chỉ số IDI lên 28%. Tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động của Việt Nam là khá cao trong năm 2008 (87%) tăng lên 175% vào cuối năm 2010. Điều này đưa Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trên toàn thế giới về tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động. Tuy nhiên, truy cập máy tính và Internet tại nhà còn khá thấp. Băng rộng di động còn chưa mấy khởi sắc vào năm 2008 và vào năm 2010 đã đạt 13%.
Bảng 1. Chỉ số phát triển ICT (IDI), 2010 so với năm 2008 |
Giá trị IDI Việt Nam 2010 tăng 28% chủ yếu là do chỉ số IDI phụ, với 13% thuê bao băng rộng di động/100 dân so với năm 2008, khi đó Việt Nam không có thuê bao nào. Việt Nam đã nhảy 16 bậc về chỉ số phụ về truy cập nhờ có sự thâm nhập đáng kể của điện thoại di động và Internet băng rộng quốc tế.
Việc chính thức cung cấp các dịch vụ 3G vào cuối năm 2009 đã làm tăng gấp đôi số thuê bao di động trong 2 năm qua, từ 87% lên 175%/100 dân. Theo Vinaphone, các dịch vụ 3G như trò chơi Internet di động, multimedia, truyền hình di động, và đọc báo trực tuyến cùng với việc giới thiệu iPhone và các sản phẩm HTC đã đóng góp vào thành công của băng rộng di động của Việt Nam.
Tốc độ Internet băng rộng quốc tế tăng từ 50,064 Mbit/s lên 134,420 Mbit/s. Việt Nam hiện kết nối với 3 cổng quốc tế. Cổng thứ 3 châu Á - Mỹ (AAG) đã mở vào tháng 11/2009, kết nối Nam Á với Mỹ nhờ hệ thống cáp quang ngầm dưới biển với tốc độ truyền tải quốc tế là 500 Gbit/s. Sự hỗ trợ của chính phủ đã thúc đẩy định hướng và tình hình ICT ở Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Viễn thông và Luật Tần số Vô tuyến điện có hiệu lực tháng 7/2010. Hai luật này đã khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế và khu vực tư nhân phát triển các dịch vụ, đầu tư và hạ tầng viễn thông.
Phần trên cùng của Bảng 1 vẫn là các nước phát triển thống trị. Tuy nhiên giai đoạn này, một số các nước đã có những tiến bộ vượt bậc về ICT. Do đó ITU xác định đây là những nước năng động nhất, trong đó có Việt Nam.
Bảng 2. 10 quốc gia năng động nhất về thay đổi chỉ số IDI 2008 – 2010 |
Hình 1. Các nước được đánh giá năng động, trong đó có Việt Nam, so sánh 2010 và 2008 |
Hình : Thuê bao băng rộng di động thực tế/100 dân trong 2008 – 2010 |
Tuy nhiên so sánh thu nhập và các cấp độ IDI, Việt Nam nằm ở cấp độ Thấp (Low) trong số 4 cấp độ là: Cao (High) có các giá trị IDI trên 6,16; Cao vừa (Upper) có các giá trị từ 4,09 đến 6,04; Trung bình (Medium) có giá trị IDI từ 2,59 đến 4,05 và Thấp (Low) là dưới 2,55. Nhóm Thấp gồm 43 quốc gia chủ yếu là châu Phi và Nam Á bao gồm cả Ấn Độ. Các quốc gia ở cấp độ thấp cần cải thiện các chỉ số tiếp cận, sử dụng và kỹ năng ICT (ICT access, use, skill).
Bảng 3. Danh sách các nước về cấp độ IDI và thu nhập |
IDI được ITU xây dựng vào năm 2008, là tổng hợp của 11 chỉ số để giám sát và so sánh những phát triển về thông tin và truyền thông (ICT) của các nước trên toàn thế giới. Các mục tiêu chính của IDI là để đo lường:
- Sự tiến bộ về những phát triển ICT trong một giai đoạn của các quốc gia và liên quan đến các quốc gia khác
- Sự tiến bộ về phát triển ICT ở cả nước phát triển và đang phát triển
- Khoảng cách số
- Tiềm năng phát triển ICT hay các quốc gia đã tận dụng ICT để tăng trưởng và phát triển như thế nào nhờ có những khả năng và kỹ năng hiện tại
Bạn đọc xem thêm tại:
Linh Hoàng