IDC: CNTT Việt Nam và Campuchia đang đi đúng hướng

(ICTPress) - Châu Á, Đông Nam Á là một khu vực của 2 thái cực CNTT. Một bên, Đông Nam Á, châu Á có những quốc gia đi đầu như Hàn Quốc và Singapore, và bên kia là các nước như Myanmar hoàn toàn mở và không có ngành CNTT lớn. Việt Nam và Campuchia ở vào tiêu chí thứ 2 nhưng bối cảnh đang nhanh chóng thay đổi.

Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC) dự báo mọi thứ đang thay đổi đối với cả Việt Nam và Campuchia. Đối với Việt Nam, hãng nghiên cứu này cho biết năm 2012 là năm bước ngoặt. IDC dự báo chi tiêu CNTT sẽ tăng 19% và quy mô thị trường sẽ đạt 3,25 tỷ USD. “2012 sẽ là năm chuyển biến tích cực của thị trường ICT Việt Nam”, Giám đốc IDC Đông Dương Nguyễn Lâm cho biết. Các dịch vụ trực tuyến sẽ tăng trưởng mạnh do sự phát triển bùng nổ của các thiết bị có khả năng kết nối Internet cao, cộng với khả năng sử dụng Internet của phần lớn người dân đô thị và các dịch vụ đa dạng của các nhà cung cấp dịch vụ như nội dung số, thanh toán trực tuyến, các dịch vụ thương mại hay thậm chí giao dịch với các cơ quan chính phủ. Nếu tất cả điều này diễn ra, Việt Nam sẽ là một trong số các nước chi tiêu cho CNTT hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2012, nhờ có việc chấp nhận điện toán đám mây, mở cửa ngành viễn thông và việc gia tăng thanh toán điện tử.

Chính phủ Việt Nam cũng đã tư vấn nhiều chuyên gia và các cơ quan nước ngoài, từ 63 tỉnh, thành về việc triển khai ICT trên cả nước.

“Ở Campuchia, CNTT cũng đang có những tín hiệu tốt. Thị trường ICT Campuchia được dự báo là một mục tiêu tiềm năng cho đầu tư. Ngành ICT sẽ phát triển nhanh chóng trong những năm tới”, dự báo thị trường của IDC cho biết. Nhiều quy định của ngành này đã mang lại môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển. Tuy nhiên là thị trường non trẻ, nên tồn tại những thách thức do thiếu hạ tầng ICT ở các khu vực nông thôn. Chi tiêu vào ngành CNTT được dự báo tăng 209 triệu USD trong năm 2015, tăng 100 triệu so với năm ngoái. “Chi tiêu cho CNTT, đặc biệt là phần cứng, phần mềm và các dịch vụ vẫn là một phân khúc thị trường chính”, Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông H.E Ek Vandy cho biết. Năm ngoái hơn 1/6 các doanh nghiệp mới là thuộc ngành ICT, trong đó phần lớn là các liên doanh một hoặc hai người, các doanh nghiệp lớn hầu như vắng bóng.

Tổng số điện thoại thông minh ở Việt Nam được dự báo là tăng 5% trong năm nay lên 21%, tăng tổ số khoảng 2,7 triệu máy. Số người sử dụng điện thoại thông minh sử dụng các ứng dụng được dự báo tăng từ 35% đến 40% nhờ có các dịch vụ thương mại/di động điện tử. Để thúc đẩy sự tăng trưởng này, chính phủ đặt mục tiêu tăng số người sử dụng các dịch vụ điện thoại di động tới 90% dân số vào năm 2015 và 95% vào năm 2020, trong đó có 45% dân số sử dụng Internet vào năm 2015. Con số hiện tại là khoảng 30%, hay 30 triệu người, đứng thứ 18 trên thế giới về người sử dụng Internet.

Trong khi đó ở Campuchia, thuê bao đã đạt 15 triệu vào cuối năm ngoái, vượt mốc 100%. Và mặc dù chưa có con số chính xác về điện thoại thông minh ở quốc gia này, [http://phnom-penh.info/samsung-tops-cambodian-smartphone-market/], Samsung cho biết công ty này hoàn toàn “thống trị” thị trường Campuchia. Các máy tính bảng sẽ bùng nổ. Ở Việt Nam, thâm nhập máy tính bảng hiện ở mức 2%, nhưng dự báo sẽ tăng lên 92% vào cuối năm nay, trong khi người dân Campuchia là một trong những người thích lướt Internet trên các thiết bị của họ.

Mặc dù cả hai nước còn những vấn đề cần phải giải quyết, nhưng cả hai nước đều đang đi đúng hướng để nắm lấy CNTT và đưa CNTT trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày.

Minh Anh

Tin nổi bật